1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH Sao Nam Việt

57 557 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 332,56 KB

Nội dung

Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng thì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó phải biết phát huy nguồn lực của mình mới có thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài. Một trong những nguồn lực quan trọng và cần thiết nhất của một doanh nghiệp đó là nguồn lực nhân sự - nguồn lực con người. Tất cả mọi hoạt động của một doanh nghiệp đều qua tay của con người, của những nhà quản trị, của các công nhân. Do vậy, nếu phát huy tốt nguồn lực này thì sẽ là một lợi thế rất lớn của doanh nghiệp trên thương trường. Mục đích của đề tài này là nghiên cứu những lý luận cơ bản cũng như thực trạng của công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH Sao Nam Việt. Bên cạnh phát hiện ra những điểm còn tồn tại đồng thời đề xuất ý kiến nhằm giúp công ty có được một đội ngũ nhân viên có chất lượng hơn.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH SAO NAM VIỆT

Tp Hồ Chí Minh, tháng 03/2017

Trang 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC 3

1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TR CỦA TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Tầm quan trọng của tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp 3

1.2 CÁC NGUỒN TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.2.1 Nguồn ứng viên từ nội bộ doanh nghiệp 5

1.2.2 Nguồn ứng viên từ bên ngoài doanh nghiệp 6

1.3 QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP 8

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 9

1.4.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 9

1.4.2 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 11

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP TUYỂN DỤNG 12

1.5.1 Tuyển dụng nội bộ 12

1.5.2 Tuyển dụng bên ngoài: 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH SAO NAM VIỆT 14

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SAO NAM VIỆT 14

2.1.1 Quá trình hình thành và quá trình phát triển 14

2.1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn 16

2.1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty 17

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm (2014 – 2016) 20

2.1.5.Định hướng phát triển của công ty 22

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH SAO NAM VIỆT 22

Trang 4

2.2.1 Tình hình nguồn nhân lực trong 3 năm (2014-2016) 22

2.2.2 Hoạch định nguồn nhân lực tại công ty 29

2.2.3 Tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty 31

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY 38

2.3.1 Những ưu điểm 38

2.3.2 Nhược điểm và nguyên nhân tồn tại trong công tác tuyển dụng nhân sự 39 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH SAO NAM VIỆT 42

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH SAO NAM VIỆT TRONG THỜI GIAN TỚI 42

3.1.1 Phương hướng kinh doanh 42

3.1.2 Kế hoạch tuyển dụng nhân sự của công ty trong thời gian tới 42

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH SAO NAM VIỆT 43

3.2.1 Các giải pháp chủ yếu 43

3.2.2 Một số giải pháp khác 47

3.3 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 49

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, khi Việt Nam đang là thành viên chínhthức của khối mậu dịch thương mại tự do AFTA, tổ chức thương mại thế giới WTO,hiệp hội các nước Đông Nam Á và đã bình thường hoá quan hệ thương mại với Mỹ.Đây sẽ là cơ hội nhưng cũng là sự thách thức rất lớn cho nền kinh tế còn non trẻ củanước nhà

Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng thìnguồn nhân lực là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Do đó phải biết phát huy nguồn lực của mình mới có thể đảm bảo cho sự tồn tại vàphát triển lâu dài Một trong những nguồn lực quan trọng và cần thiết nhất của mộtdoanh nghiệp đó là nguồn lực nhân sự - nguồn lực con người Tất cả mọi hoạt độngcủa một doanh nghiệp đều qua tay của con người, của những nhà quản trị, của cáccông nhân Do vậy, nếu phát huy tốt nguồn lực này thì sẽ là một lợi thế rất lớn củadoanh nghiệp trên thương trường

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết tìm kiếm, sử dụng và biếtkhai thác nguồn lực này có hiệu quả nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam Vìvậy, để nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh, để nâng cao chấtlượng trong công tác quản trị nhân sự, công tác tuyển dụng nhân sự - “đầu vào” để

có một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức, phải được đặt lênhàng đầu

Là một sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, trước thực trạng trên, em mạnh

dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công

ty TNHH Sao Nam Việt”

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài này là nghiên cứu những lý luận cơ bản cũng như thựctrạng của công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH Sao Nam Việt Bên cạnhphát hiện ra những điểm còn tồn tại đồng thời đề xuất ý kiến nhằm giúp công ty cóđược một đội ngũ nhân viên có chất lượng hơn

Trang 6

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là về công tác tuyển dụng nhân sự tại công tyTNHH Sao Nam Việt trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp kế thừa các loại tài liệu: báo cáo tài chính năm, báo cáo kết quảkinh doanh, số liệu thống kê về nhân sự của công ty

Phương pháp khảo sát thực tiễn: khảo sát về tình hình hoạt động kinh doanh

và công tác nhân sự của công ty

Phương pháp thống kê kinh tế: Thống kê số liệu, phân tích, so sánh, đánh giátình hình sản xuất kinh doanh và công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty

5 Kết cấu đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệpChương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH SaoNam Việt

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân

sự tại Công ty TNHH Sao Nam Việt

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG

NGUỒN NHÂN LỰC1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP.

1.1.1 Khái niệm

Tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãnnhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằmthực hiện mục tiêu của doanh nghiệp

 Quy trình này gồm hai khâu cơ bản là tìm kiếm và lựa chọn nhân sự

 Tìm kiếm nhân sự: là quá trình thu hút các ứng viên về phía các tổ chức đểcác nhà tuyển dụng lựa chọn những người đủ điều kiện vào làm việc tại một vị trínào đó trong tổ chức

 Lựa chọn nhân sự: là quá trình đánh giá ứng viên theo nhiều khía cạnh khácnhau, dựa vào các yêu cầu của công việc, trong số những người đã thu hút qua quátrình tìm kiếm nhân sự

 Có nhiều phương pháp và hình thức tuyển dụng khác nhau nhưng công táctuyển dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

 Thứ nhất việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự phải được xuất phát từmục tiêu phát triển, khả năng tài chính, thời gian, chiến lược, chính sách nhân sựcủa doanh nghiệp

 Thứ hai việc tuyển dụng phải căn cứ vào yêu cầu của từng công việc, căn cứvào điều kiện thực tế

 Thứ ba kết quả tuyển dụng phải tuyển chọn được những yêu cầu, đòi hỏi cùatừng công việc: phù hợp về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có thể làm với năngsuất cao

1.1.2 Tầm quan trọng của tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp

Công tác tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp có một ý nghĩa cực kỳ tolớn, có tính chất quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp Tuyển dụngnhân sự có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, đến người lao động và xa hơn còntác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 8

1.1.2.1 Đối với doanh nghiệp

 Việc tuyển dụng có hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ laođộng lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầuhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuyển dụng có tầm quan trọng rất lớn đốivới doanh nghiệp vì nó là khâu đầu tiên của công tác quản trị nhân sự, chỉ khi làmtốt khâu tuyển dụng mới có thể làm tốt các khâu tiếp theo

 Tuyển dụng tốt giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh hiệuquả nhất, bởi vì tuyển dụng tốt tức là tìm ra người thực hiện công việc có năng lực,phẩm chất để hoàn thành công việc được giao Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh,phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong điều kiện toàn cầuhóa

 Chất lượng của đội ngũ nhân sự tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững chodoanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra “đầuvào” của nguồn nhân lực, nó quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộnhân viên, đáp ứng đòi hỏi nhân sự của doanh nghiệp

 Tuyển dụng nhân sự tốt giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí kinhdoanh và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp

 Tuyển dụng nhân sự tốt cho phép doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch kinhdoanh đã định

Như vậy tuyển dụng nhân sự có tầm quan trọng rất lớn đối với doanhnghiệp, đây là quá trình “đãi cát tìm vàng”, nếu một doanh nghiệp tuyển dụng nhânviên không đủ năng lực cần thiết để đáp ứng theo đúng yêu cầu công việc thì chắcchắn sẽ ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản trị và hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Từ đó dẫn đến tình trạng không ổn định về mặt tổchức, thậm chí gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, gây xáo trộn trong doanh nghiệp,lãng phí chi phí kinh doanh,…Tuyển dụng nhân viên không phù hợp sau đó lại sathải họ không những gây tốn kém cho doanh nghiệp mà còn gây tâm lý bất an chocác nhân viên khác

Trang 9

1.1.2.2 Đối với lao động

 Tuyển dụng nhân sự giúp cho người lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ thêm

về triết lý, quan điểm của các nhà quản trị, từ đó sẽ định hướng cho họ theo nhữngquan điểm đó

 Tuyển dụng nhân sự tạo ra không khí thi đua, tinh thần cạnh tranh trong nội bộnhững người lao động của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.1.2.3 Đối với xã hội

Việc tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp giúp cho việc thực hiện các mụctiêu kinh tế - xã hội: người lao động có việc làm, có thu nhập, giảm bớt gánh nặng

xã hội như thất nghiệp và các tệ nạn xã hội khác Đồng thời việc tuyển dụng nhân

sự của doanh nghiệp còn giúp cho việc sử dụng nguồn lực của xã hội một cách hữuích nhất

Tóm lại tuyển dụng nhân sự là một công việc rất quan trọng, nhà quản trịgiỏi phải trực tiếp theo dõi và thực hiện những công đoạn quan trọng trong quy trìnhtuyển dụng nhân sự

1.2 CÁC NGUỒN TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1 Nguồn ứng viên từ nội bộ doanh nghiệp

Nguồn bên trong được giới hạn ở những người lao động đang làm việc trongdoanh nghiệp nhưng lại có nhu cầu thuyên chuyển đến công việc khác mà doanhnghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng Để nắm được nguồn này các nhà quản trịdoanh nghiệp cần phải lập các loại hồ sơ khác nhau như hồ sơ nhân sự, hồ sơ pháttriển nhân sự và hồ sơ sắp xếp lại nhân lực

Để tìm ra những nhân viên của doanh nghiệp có đủ khả năng đảm nhiệmnhững chức danh còn trống, ban lãnh đạo công ty thường sử dụng phương pháp:niêm yết chỗ làm hay công việc đang cần tuyển người gọi tắt là niêm yết công việccòn trống Bản niêm yết này được dán ngay chỗ công khai để mọi người đều biết

Đó là thủ tục thông báo cho công nhân viên trong toàn công ty biết rằng hiện đangcần tuyển người cho một số công việc nào đó Trong bản niêm yết này thườngngười ta ghi rõ chỗ làm còn trống, các thủ tục cần thiết phải làm khi đăng ký, cácđiều kiện tiêu chuẩn cụ thể, kể cả tuổi tác, sức khoẻ, lương bổng và các quyền lợi

Trang 10

Trong bản niêm yết này nhà quản trị khuyến khích mọi người hội đủ điều kiện đăng

ký tham gia, kỹ thuật này gọi là thuật đăng ký chỗ làm còn trống

1.2.2 Nguồn ứng viên từ bên ngoài doanh nghiệp

Là tuyển dụng nhân viên từ thị trường lao động Một doanh nghiệp thu hútlao động tham gia tuyển dụng từ nguồn bên ngoài cần quan tâm đến các yếu tố nhưthị trường sức lao động, công việc cần tuyển người, vị thế của doanh nghiệp, chínhsách nhân sự của doanh nghiệp và của chính quyền địa phương nơi doanh nghiệphoạt động kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp Nguồn tuyển dụng laođộng từ bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp bổ sung cả về số lượng và chất lượng laođộng cho quá trình thực hiện các mục tiêu đã đề ra

Xuất phát từ đối tượng tuyển dụng, nguồn tuyển bên ngoài doanh nghiệp cóthể được xem xét từ các loại lao động sau: Những lao động đã được đào tạo, nhữnglao động chưa tham gia đào tạo, những lao động hiện không có việc làm Đối vớinhững lao động này, phương thức tìm kiếm, tuyển chọn, mục đích tuyển chọn có sựkhác nhau

 Người lao động đã được đào tạo

 Chuyên môn của người lao động phù hợp với yêu cầu công việc Đây là yêucầu không chỉ cho người sử dụng lao động mà là tạo thuận lợi cho người lao độngphát huy được kiến thức đã đào tạo một cách hữu ích nhất

 Người lao động đã được đào tạo chuyên môn nhưng làm việc ở doanh nghiệp

là tiếp tục đào tạo “ tay nghề chuyên sâu” Vì vậy người sử dụng lao động phảihướng dẫn, giúp đỡ để người lao động có điều kiện ứng dụng kiến thức đã học, bổsung những điều cần thiết và phát triển trở thành lao động giỏi

 Tìm kiếm và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là một hướng phát triểnquan trọng đối với các doanh nghiệp Hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao kháphong phú vào đa dạng nhưng thường hội tụ ở những nơi có trình độ kinh tế - xã hộiphát triển do tại đó họ có thể nhận được mức lương cao, đời sống dễ chịu Bởi vậycác doanh nghiệp muốn tuyển dụng được nhân tài cần phải bỏ công tìm kiếm, thuhút cũng như sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng những nhân tài hiện có

Trang 11

 Người chưa được đào tạo

 Việc tuyển dụng những người chưa được đào tạo đòi hỏi doanh nghiệp phải có

kế hoạch đào tạo nghề và sử dụng phù hợp vì toàn bộ công việc này đòi hỏi chi phíkhông nhỏ đối với mỗi doanh nghiệp

 Thị trường lao động rất dồi dào Khi tuyển nhân viên các doanh nghiệpthường tuyển người trẻ tuổi sau đó tiến hành dạy nghề cho họ đạt trình độ tinhthông Nhất là đối với các công việc nghiệp vụ kỹ thuật, những người trẻ tuổi làmquen với kỹ thuật nhanh và chính họ sẽ phát triển để trở thành những người có kinhnghiệm

 Những người chưa được đào tạo thường không được tuyển cho các chức danhnhân viên hành chính, thương mại hoặc các chuyên viên làm công tác nghiên cứukhác

 Người hiện không có việc làm

 Một số người lao động do các điều kiện khác nhau mà tạm thời hoặc vĩnh viễnmất việc làm Họ là những người lao động đã có kinh nghiệm và rất muốn có việclàm Vì vậy doanh nghiệp xem xét tuyển dụng những lao động này vào các côngviệc phù hợp sẽ tốn ít thời gian và chi phí cho việc đào tạo Tuy nhiên tuyển dụngnhững lao động này cần nghiên cứu kỹ các thông tin về khả năng thực hiện côngviệc, năng lực, sở trường, thậm chí cả tính cách cá nhân để có chính sách nhân sựphù hợp giúp cho việc khai thác tốt mặt mạnh của nhân sự cho công việc của doanhnghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhân sự có cơ hội thể hiện bản thân

 Nguồn tuyển bên ngoài doanh nghiệp còn có thể từ hệ thống các cơ sở đào tạo,các cơ quan tuyển dụng, sự giới thiệu của nhân viên và các ứng viên tự nộp đơn xinviệc, hội chợ việc làm

 Các cơ quan tuyển dụng

 Khi thị trường lao động phát triển càng có nhiều tổ chức chuyên trách việctuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp Ở nước ta hiện nay các tổ chức nàythường hoạt động dưới dạng các doanh nghiệp hay các trung tâm tư vấn và giớithiệu việc làm Tùy theo cách thức hoạt động mà những trung tâm hay doanh nghiệp

Trang 12

này đảm nhận các khâu tìm kiếm và tuyển chọn hay chỉ cung cấp các ứng viên chocác doanh nghiệp khách hàng

 Sự giới thiệu của nhân viên

 Một số doanh nghiệp khi tìm người vào những chức vụ quan trọng hay đòi hỏinhững kỹ năng đặc biệt thường tham khảo ý kiến của người quen, bạn bè hay nhânviên đang làm trong doanh nghiệp Thậm chí có những doanh nghiệp coi sự giớithiệu của nhân viên là một điều kiện bắt buộc Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng

áp dụng theo cách này, chẳng hạn như: công ty FPT mỗi ứng viên tham gia dựtuyển phải có hai nhân viên của công ty bảo lãnh…Đây là phương pháp tuyển dụngkhá hữu hiệu

 Các ứng viên tự nộp đơn xin việc

 Nhiều trường hợp do biết được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp mà cácứng viên tự viết đơn xin vào làm việc Đây là một nguồn ứng viên đáng kể về sốlượng nhưng không phải lúc nào họ cũng là ứng viên mà doanh nghiệp cần tìm

 Khi các ứng viên nộp đơn xin việc ở doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chọn

ra từ nguồn này những người có đủ điều kiện đối với yêu cầu của công việc đangcần tuyển dụng và tuyển dụng họ vào làm việc cho doanh nghiệp

 Hội chợ việc làm

 Phương pháp thu hút ứng viên thông qua các hội chợ việc làm là phương phápmới đang được nhiều tổ chức áp dụng, phương pháp này cho phép các ứng viênđược tiếp xúc trực tiếp với nhiều nhà tuyển dụng, mở ra khả năng lựa chọn rộng hơnvới quy mô lớn hơn

 Trên thị trường lao động hiện nay, số lượng lao động còn ứ đọng nhiều, chấtlượng đào tạo chưa được chú trọng, nạn thất nghiệp còn phổ biến Do vậy để tìmmột nhân viên có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giao phó công việc thì không hềđơn giản Những người có tài thường rất khó chiêu mộ, nhiều khi họ có những đòihỏi rất cao, vì vậy việc tìm kiếm và thu hút nhân tài luôn là vấn đề nan giải đối vớicác nhà quản trị

Trang 13

1.3 QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP

Hình 1.1: Quy trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ

Quá trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp có rất nhiều nhân tố tácđộng đến Nếu tác động tích cực sẽ làm cho quá trình tuyển dụng diễn ra theo ýmuốn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lựa chọn được những ứng viên tốt, hội

tụ đầy đủ những phẩm chất, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho công việc cần tuyển.Ngược lại những tác động tiêu cực của môi trường làm trở ngại cho quy trình tuyểndụng, doanh nghiệp không tuyển được những ứng viên đáp ứng được điều kiện củacông việc, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng lao động và kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy doanh nghiệp cần lưu ý đến sự tác động

Thông báo tuyển dụng

Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ

Trang 14

của các yếu tố môi trường tới công tác tuyển dụng để có kết quả tuyển dụng tốtnhất.

1.4.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

 Yếu tố kinh tế – chính trị: Khi một quốc gia có tình hình chính trị ổn địnhnền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển bền vững, thu nhập của người lao động đượccải thiện, do vậy đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao về cả vật chất lẫntinh thần Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả,hoàn thiện công tác của mình và mở rộng quy mô

 Yếu tố văn hoá - xã hội: Văn hóa - xã hội của một nước có ảnh hưởng rất lớnđến hoạt động quản trị nhân sự cũng như công tác tuyển dụng nhân sự cuả doanhnghiệp Nếu yếu tố này phát triển nó sẽ giúp phẩm chất và ý thức con người đượcnâng cao Vì thế sẽ nâng cao chất lượng của các ứng viên tham gia vào quá trìnhtuyển dụng

 Hệ thống pháp luật và các chính sách, quy định của nhà nước về công táctuyển dụng: Các chính sách và pháp luật hiện hành của nhà nước cũng ảnh hưởngđến công tác tuyển dụng Các doanh nghiệp có những phương pháp tuyển dụngkhác nhau, nhưng áp dụng phương pháp nào thì cũng phải chấp hành các quy địnhcủa luật lao động

 Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp: Cạnh tranh là một yếu tố ảnhhưởng tới việc tiến hành tuyển dụng và chất lượng công tác tuyển dụng Khi môitrường cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao sẽ thuhút được nhiều lao động trên thị trường và ngược lại các doanh nghiệp sức cạnhtranh kém thì sẽ gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân tài Do đó cạnh tranhbuộc các doanh nghiệp phải đa dạng hóa các hình thức và phương pháp tuyển dụng

 Quan hệ cung cầu trên thị trường lao động: Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đếndoanh nghiệp và công tác tuyển dụng, nếu trên thị trường lao động đang dư thừaloại lao động mà doanh nghiệp cần tức là cung lớn hơn cầu điều này sẽ có lợi chocông tác tuyển dụng Ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu, doanh nghiệp không thể ápdụng phương pháp tuyển chọn thông thường mà phải chớp thời cơ, tuyển dụng ngaynếu không nguồn nhân lực này sẽ rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh Trong trường

Trang 15

hợp này doanh nghiệp phải chi phí một khoản tài chính cũng như thời gian lớn để

có được các ứng viên phù hợp với công việc đang có nhu cầu tuyển dụng Doanhnghiệp phải có nhiều chính sách ưu đãi với các ứng cử viên để thu hút họ tham giavào tuyển dụng

 Trình độ khoa học kỹ thuật: Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ côngnghệ Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường các công ty phải cải tiến kỹ thuật, cảitiến trang thiết bị Sự thay đổi này cũng ảnh hưởng đến tuyển dụng nhân sự của tổchức, đòi hỏi phải có thêm nhân viên mới có khả năng và tuyển dụng những ngườinày không phải là chuyện dễ Sự thay đổi của khoa học kỹ thuật cũng đồng nghĩavới sự kiện là chỉ cần ít nhân sự hơn

1.4.2 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Có nhiều nhân tố bên trong có thể ảnh hưởng đến kết quả thu hút, tuyển chọnứng viên cho công việc của công ty Bao gồm các nhân tố sau:

 Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp: Trong thực tế khi tiến hành mọi hoạtđộng của doanh nghiệp nói chung và đối với công tác tuyển dụng nói riêng thì nhàquản trị đều phải căn cứ vào mục tiêu phát triển, chiến lược của doanh nghiệp Mỗidoanh nghiệp đều có một sứ mạng, một mục tiêu riêng và tất cả các hoạt động đềuđược tiến hành để theo đuổi mục tiêu đó Để theo đuổi mục đích và chiến lược đócác bộ phận lại căn cứ vào đó để bố trí công việc, bố trí nhân sự sao cho phù hợp

Do vậy công tác tuyển dụng nhân sự cũng phụ thuộc vào từng bộ phận đó, từngloại mục tiêu mà đưa ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyển dụng cho đúng

 Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp: Người lao động luôn muốn được làmviệc ở một công ty có cơ hội thăng tiến, ít bị đe dọa bị mất việc, có khả năng pháttriển được tài năng của mình Đây là điều kiện tốt để một công ty thu hút đượcnhiều ứng viên giỏi Nếu một công ty có uy tín về chất lượng sản phẩm thì cũng cónghĩa là công ty đang sở hữu nhiều lao động giỏi và có khả năng thu hút các ứng cửviên có trình độ và năng lực Ngược lại nếu hình ảnh và uy tín của công ty bị đánhgiá là thấp thì triển vọng thu hút ứng cử viên là thấp, khó có khả năng thu hút ứng

cử viên giỏi Hình ảnh và uy tín của công ty được các ứng cử viên đánh giá bao gồm

cả lợi thế theo giá trị hữu hình và giá trị vô hình

Trang 16

 Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Công tác tuyển dụng nhân sự củadoanh nghiêp đòi hỏi một nguồn tài chính lớn, chi phí liên quan đến chất lượngcông tác tuyển dụng Chí phí cho tuyển dụng càng cao chứng tỏ công tác chuẩn bịcho tuyển dụng càng tốt thì hiệu quả của tuyển dụng càng ca

Các doanh nghiệp đều nhận thức được mối quan hệ tương hỗ giữa tiền lương vàmức độ đóng góp của nhân viên cho doanh nghiệp Doanh nghiệp nào trả lương cao

và có nhiều hình thức đãi ngộ nhân viên thì sẽ có nhiều khả năng thu hút nhiều ứngviên giỏi, kích thích lao động làm việc hăng say, nhiệt tình, tích cực, sáng tạo do đómang lại lợi ích cho doanh nghiệp cao hơn

 Nhu cầu nhân sự các bộ phận: Việc tuyển dụng các nhân viên cũng ảnhhưởng rất nhiều bởi nhu cầu nhân sự của các bộ phận hoặc tính chất của từng côngviệc Tùy từng giai đoạn mà mỗi bộ phận có nhu cầu nhân sự khác nhau và cũng tùytừng bộ phận mà có nhu cầu tuyển dụng khác nhau Với từng công việc cụ thể sẽtuyển chọn các nhân viên có phẩm chất khác nhau

Thái độ của nhà quản trị: Thái độ của nhà quản trị ảnh hưởng rất lớn đến chất lượngcủa công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp Đây là yếu tố quyết định thắnglợi của tuyển dụng Một nhà quản trị có thái độ coi trọng người tài, tìm nhiều biệnpháp để thu hút nhân tài thì sẽ tìm được nhân viên có tài năng Còn những nhà quảntrị chỉ tuyển những nhân viên kém hơn mình thì công ty sẽ làm ăn kém hiệu quả

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP TUYỂN DỤNG.

1.5.1 Tuyển dụng nội bộ

Thông báo tuyển dụng: là bảng thông báo về các vị trí cần phải tuyển người Bộphận nhân sự có thể gửi thư cho toàn thể nhân viên trong công ty để cung cấp cho

họ thông tin chi tiết về công việc cũng như là yêu cầu của nó

Giới thiệu của cán bộ, công nhân viên chức trong công ty: dựa vào mối quan hệ củađồng nghiệp trong công ty với những ứng cử viên tiềm năng, nhà tuyển dụng có thểtìm ra những người có khả năng phù hợp với công việc

Căn cứ vào thông tin nhân viên trong thư mục hồ sơ nhân viên: Mỗi công ty luônlập một danh sách hồ sơ nhân viên lưu trữ trong phần mềm quản lí của bộ phậnnhân sự Trong đó, có những thông tin chi tiết về người đó, chẳng hạn như kĩ năng,

Trang 17

trình độ giáo dục, kinh nghiệm nghề nghiệp và những yếu tố cần xem xét cho vị trícần tuyển dụng.

1.5.2 Tuyển dụng bên ngoài:

Đăng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: nhà tuyển dụng có thể đăng việcqua kênh truyền hình, báo chí, tạp chí và đài phát thanh Hiện nay, với sự phát triểncủa công nghệ thông tin, phương pháp tiện dụng nhất chính là qua Internet

Trung tâm giới thiệu việc làm: đối với những công ty không có bộ phận nhân sự thìphương pháp này phổ biến nhất các trung tâm này thường là trường đại học, caođẳng và chính quyền lao động địa phương

Hội chợ việc làm: đây cũng là nơi nhà tuyển dụng tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với cácứng cử viên tiềm năng Ví dụ như hội chợ việc làm- cầu nối nhân lực ở học việnngân hàng Hà Nội Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp lớn như Vietinbank,Sacombank, BIDV… tìm kiếm những ứng viên triển vọng, đẩy mạnh nguồn nhânlực

Kết luận chương 1

Tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãnnhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằmthực hiện mục tiêu của doanh nghiệp

Việc tuyển được một nhân viên hội đủ các tiêu chuẩn được đề ra bởi doanhnghiệp vào một vị trí tuyển dụng nào đó là cả một quá trình dài từ khâu tuyển dụng,sàng lọc, thử thách, hướng dẫn, đào tạo cho đến lúc thành thạo và lành nghề đã tốnkhông ít thời gian, chi phí của doanh nghiệp Vậy, nếu chúng ta không tổ chức đượckhâu tuyển dụng một cách khoa học và nghệ thuật dẫn đến tình trạng nhân viên saukhi trúng tuyển và làm việc được một thời gian thì đã không chịu nổi áp lực củadoanh nghiệp, dẫn đến tình trạng trong thời gian ngắn đã xin nghỉ việc hoặc tự ýnghỉ việc…điều này ảnh hưởng rất nhiều cho doanh nghiệp, vậy:

- Tuyển dụng là quá trình tuyển chọn những ứng viên phù hợp với công việc

- Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút những người được coi là có đủnăng lực, tình nguyện ứng tuyển vào làm việc cho tổ chức, doanh nghiệp

Trang 18

Mỗi doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau sẽ có nhu cầu tuyểndụng nhân sự khác nhau Nếu so với số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm nêutrên thì không khó để doanh nghiệp có thể lựa chọn một ứng viên sáng giá chomình Nhưng thực tế không hoàn toàn vậy, đại đa số doanh nghiệp phải đào tạo lạichuyên môn cho người lao động ít nhất từ 1-2 năm

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH SAO NAM VIỆT

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SAO NAM VIỆT

2.1.1 Quá trình hình thành và quá trình phát triển

2.1.1.1 Quá trình hình thành

Lúc đầu chỉ vỏn vẹn 6 – 7 nhân viên đầy tâm huyết, công ty đã bước những bước đầu tiên trên con đường kinh doanh đầy khó khăn thử thách Nhờ uy tín trong kinh doanh và sự nỗ lực hết mình của đội ngũ nhân viên đã giúp đưa sản phẩm, dịch

vụ ngày càng được hiện diện có mặt tại khắp các gia đình không chỉ ở thành phố HồChí Minh, Miền tây mà còn tại các tỉnh lân cận khác, mang lại niềm tin yêu của khách hàng với sản phẩm của công ty

Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TMDV SAO NAM VIỆTCông ty TNHH TMDV Sao Nam Việt được thành lập theo giấy phép đăng ký

kinh doanh số: 0303847243 với tổng số vốn điều lệ là 6,5 tỷ VNĐ.

Tên viết tắt: Cty TNHH SNV

Địa chỉ: 186/36 Bãi Sậy, phường 4, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh

Giám đốc/Đại diện pháp luật: Trần Ngọc Yến Phượng

Giấy phép kinh doanh: 0303847243 | Ngày cấp: 20/09/2009

Trang 19

nữa đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và một dịch vụ hoàn hảo nhất để có thể làm hài lòng tất cả các khách hàng khó tính nhất.

Kết quả là hiện nay công ty đã có uy tín tại thị trường các tỉnh miền Tây và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các khu vực khác nói chung

Hiện nay, Sao Nam Việt đã có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên tới hơn 70 người

Công ty TNHH Sao Nam Việt là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập , có đầy đủ

tư cách pháp nhân, có quan hệ đối nội đối ngoại tốt và có con dấu riêng Công ty luôn bình đẳng trong kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh

tế khác Công ty được phép mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật

Công ty TNHH Sao Nam Việt được thành lập vào ngày 20 tháng 09 năm 2009 với mục đích phục vụ khách hàng đến mức cao nhất, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và phù hợp với yêu cầu của khách hàng và giải quyết các thủ tục về hợp đồng kinh doanh Trong vận hội lớn của đất nước hội nhập cùng thế giới, đây là cơ hội cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng

Trước tình hình đó, với chủ trương của Chính phủ là mở rộng đầu tư các ngành kinh

tế, đặc biệt là tài chính và bất động sản Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, thị trường BĐS Việt Nam có tiềm năng rất lớn

2.1.1.2.Quá trình phát triển

o Năm 2009 đến năm 2011

Trong những năm đầu thành lập, Công ty TNHH Sao Nam Việt đã tạo đượcchỗ đứng trong thị trường xây dựng là một trong những doanh nghiệp trong lĩnhvực kinh doanh BĐS, xây dựng Hoạt động chủ yếu là mua bán đất nền, tư vấn chokhách hàng về sản phẩm/dịch vụ của công ty

o Năm 2011 đến năm 2012

Vào những năm tiếp theo để đáp ứng nhu cầu thị trường, Sao Nam Việt đã

mở rộng địa điểm kinh doanh mua bán đất ở khu vực Đồng Nai, Bình Dương Sao

Trang 20

Nam Việt luôn hướng đến lợi ích của khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng với tiêuchí: Sản phẩm tốt nhất – Dịch vụ tốt nhất – Giá cả phù hợp

Sao Nam Việt là nơi tập hợp của những con người tâm huyết, hoài bão, năngđộng, sáng tạo và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức từthực tiễn và các khóa huấn luyện đào tạo chuyên nghiệp với phương châm: TẬNTỤY - UY TÍN - VÌ LỢI ÍCH KHÁCH HÀNG

o Năm 2014 đến nay

Qua nhiều năm kinh doanh dịch vụ xây dựng ở thị trường TP.HCM và các dự

án ở các tỉnh ven thành phố, Sao Nam Việt từng bước khẳng định uy tín trong việctiếp thị và phân phối các dự án xây dựng bất động sản

Bên cạnh đó, Công ty tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoài thị trường

và duy trì hợp tác với những khách hàng hiện có của công ty, gắn bó và chăm sóckhách hàng

2.1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn

2.1.2.1.Nhiệm vụ

Hiện tại, Công ty TNHH Sao Nam Việt đã nhận được sự ủy thác của các chủđầu tư trong việc tiếp thị và phân phối của nhiều dự án

Tạo môi trường làm việc thân Lãnh đạo công ty luôn có sự nhìn nhận lâu dài

về xây dựng và chúng tôi luôn nỗ lực đầu tư vào những mối quan hệ hợp tác chiếnlược và được biết đến như một nhà cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt nhất SaoNam Việt quyết tâm trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực Xây dựng Công

ty luôn cố gắng không ngừng để tạo nên những giá trị riêng biệt cho khách hàng,cho nhân viên, và cho cộng đồng

Chuyên cho thuê nhà, mặt bằng kinh doanh, ở kho, xưởng, bán đất nền.Chuyên phân phối các dự án, khu dân cư, căn hộ, chung cư Sang nhượng, chuyểnnhượng quyền kinh doanh Tiếp thị, tư vấn hỗ trợ đầu tư, phát triển dự án

thiện và hòa đồng trong tổ chức, gắn kết, giúp nhau cùng phát triển Công tythực hiện chính sách ưu đãi, lương bổng cho nhân viên khi làm việc

Trang 21

2.1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty TNHH Sao Nam Việt có cơ cấu tổ chức khoa học và hợp lý Bộ máy

cơ cấu tổ chức của đơn vị công ty:

Hình 2 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

PHÒNG HC – NS

PHÒNG HC –

PHÒNG KẾ TOÁN

Trang 22

- Hoạch định và triển khai các phương án kinh doanh nhằm phát triển quy môhoạt động của công ty Tổng hợp tình hình kinh doanh theo từng tháng, quý và đề racác giải pháp trong thời gian tiếp theo.

- Thực hiện việc báo giá và soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu

- Ghi nhận các thông tin phản hồi của khách hàng và chuyển đến các bộ phận liênquan để xử lý kịp thời

- Phân loại khách hàng để có chế độ hậu mãi thích hợp

o Phòng Marketing: (1 trưởng phòng và 4 nhân viên)

- Phòng Marketing có nhiệm vụ theo dõi và thu thập thông tin trên thị trường để

có những thông tin hỗ trợ cho việc lên kế hoạch triển khai các chiến lược kinhdoanh

- Theo dõi, chăm sóc và cải tiến website, khách hàng của công ty

- Nghiên cứu và đưa ra các biện pháp hữu hiệu, tích cực nhằm quảng bá hình ảnhthương hiệu công ty ra bên ngoài

- Chịu trách nhiệm thiết kế, tố chức các cuộc họp, các buổi tọa đàm trong lẫnngoài công ty

- Soạn thảo nội dung và thiết kế các mẫu quảng cáo, catalog, danh thiếp

- Hỗ trợ phòng kinh doanh trong việc tiếp cận khách hàng ( tìm kiếm thông tinkhách hàng, gửi catalog, )

o Phòng Hành Chính – Nhân Sự: (1 trưởng phòng và 3 nhân viên)

- Phòng Hành Chính – Nhân Sự là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng

mô tả công việc các chức danh

- Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực củacác bộ phận về yêu cầu tuyển dụng nhân viên cũng như các hoạt động công chúngnhằm nâng cao hình ảnh của công ty

Trang 23

- Xây dựng và thực hiện quy trình tuyển dụng như quảng cáo, thu nhận hồ sơ, thi

và phỏng vấn, khám sức khỏe và thương lượng với ứng viên

- Tìm cách tốt nhất để nâng cao các hoạt động tuyển dụng như giới thiệu tạitrường Đại học, Cao đẳng hoặc tham gia hội chợ việc làm và đăng quảng cáo trênbáo, trên internet Hướng dẫn đào tạo cấp dưới về hệ thống nhân sự và đề xuất vớicấp trên trực tiếp về mọi ý tưởng sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng công việc của

- Thực hiện công tác chấm công, ngày đi làm và phổ biến các nội quy công ty chonhân viên mới

- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ nhân sự, theo dõi việc chấm công

và nhắc nhở nhân viên thực hiện các nội quy trong công ty

- Quản lý và phân phát văn phòng phẩm, theo dõi việc sử dụng, bảo dưỡng cácthiết bị văn phòng và quản lý hệ thống máy tính và dữ liệu của công ty

o Phòng Kế Toán: (1 kế toán trưởng và 3 nhân viên kế toán)

- Phòng Kế Toán có chức năng thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai

và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính

- Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt độngsản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của công ty

- Cân đối sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, quyết toán thuế theo quy định củanhà nước

- Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính Theo dõilợi nhuận, chi phí và lương thưởng của nhân viên

- Đáp ứng các mục tiêu cho tài chính kế toán bằng cách dự báo những yêu cầu

Trang 24

- Tránh vi phạm pháp luật bằng cách tìm hiểu các luật hiện tại và đề xuất, thựchiện luật kế toán, đề nghị các thủ tục mới.

- Điều phối việc tập hợp, cũng cố đánh giá dữ liệu tài chính Duy trì và kiểm soátcác thủ tục chính sách kế toán

- Lưu trữ, theo dõi và thanh lý các hợp đồng, kiểm tra, rà soát, ghi chép chứng từ

kế toán đầy đủ và chính xác, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp

- Chuẩn bị ngân sách hàng năm, phân tích những sai biệt và thực hiện động tácsửa chữa Lên dách sách các khoản thu, chi phù hợp cho các hoạt động của công ty

- Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong Công ty và báocáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc

- Cuối năm kế toán phải làm báo cáo tài chính và báo cáo lên giám đốc phê duyệt

và có định hướng cho năm kế tiếp Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liênquan đến công tác tài chính, kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trìnhGiám đốc ban hành hoặc đề xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phêduyệt

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm (2014 – 2016)

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2014 – 2016)

Đơn vị: Triệu đồng

2014

Năm2015

Năm2016

thuế 370 166 403 -204 -55,1 237 142,8

(Nguồn: Tổng hợp từ Kết quả hoạt động kinh doanh)

Trang 25

Hình 2.2: Kết quả kinh doanhdoanh nghiệp giai đoạn 2014, 2015 và 2016

Tình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Sao Nam Việt trong 03 năm gần đây

ta nhận thấy rằng:

 Về doanh thu: doanh thu của công ty không đều qua 3 năm Năm 2014 doanhthu đạt 14.284 triệu đồng, năm 2015 là 13.552 triệu đồnggiảm 732 triệu đồng tươngứng giảm 5,12% ; năm 2016 doanh thu là 15.363 triệu đồng tăng 1.811 triệu đồngtương ứng tăng 13,36% so với năm 2015

 Về tổng chi phí: năm 2014 chi phí đạt 13.836giảm 505 triệu đồng tương ứngvới ứng giảm 3,65% ; năm 2016 chi phí là 14.846 triệu đồng tăng 1.515 triệu đồngtương ứng tăng 11,38% so với năm 2015

 Lợi nhuận trước thuế: Năm 2014 đạt 448 triệu sang năm 2015 giảm 227 triệuđồng so với năm 2015; năm 2016 tăng 296 triệu đồng so với năm 2015

 Lợi nhuận sau thuế: năm 2014 lợi nhuận đạt 370 triệu đồng, năm 2015 là 166triệu đồng, đến năm 2016 lợi nhuận 403 triệu đồng tương ứng tăng 237 triệu đồng

so với năm 2015 Lợi nhuận tăng lên thì thu nhập của người lao động tăng lên tươngứng và khuyến khích người lao động thực viện công việc tốt hơn thêm gắng bó và

cố gắng vì công ty hơn, thu nhập tăng làm người lao động có được an tâm và tạođộng lực cho họ phát triển bản thân

Trang 26

Như vậy, qua phân tích trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công

ty mặc dù có hiệu quả nhưng chưa đều, còn thất thường giữa các năm, chưa thựchiện được mục tiêu năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên áp lực của việc tăngdoanh thu hàng năm với công ty sẽ dẫn đến yêu cầu của người lao động trong công

ty là cao hơn để có thể đạt được mục tiêu đề ra và như vậy yêu cầu công tác tuyểndụng là làm sao để tuyển được nguồn lao động đáp ứng những mục tiêu này củacông ty

2.1.5.Định hướng phát triển của công ty

Căn cứ vào những kết quả đã đạt được trong những năm trước đó và nhu cầuthị trường mà công ty đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020.Khi kế hoạch được thông qua, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trongcông ty sẽ nỗ lực, cố gắng quyết tâm để hoàn thành kế hoạch đặt ra

- Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, mở rộng thi trường sang nhiều lĩnhvực mới;

- Coi trọng việc lập và phát triển các dự án phát triển nhà, khu đô thị mới, các

dự án cải tạo và xây dựng các khu nhà tập thể của Thành phố

- Công ty tiếp tục đầu tư khai thác hoạt động kinh doanh tư vấn đầu tư BĐS vàxây dựng

- Mức tăng trưởng bình quân về giá trị sản lượng hàng năm là 10 đến 12%

- Chủ động tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập để nâng cao đời sống cho cán

bộ công nhân viên

Theo xu thế tăng trưởng của nền kinh tế ngành xây dựng được Nhà nước ưutiên, ưu đãi để tăng khả năng cung cấp điện cho xã hội phục vụ đời sống và sảnxuất

Trang 27

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH SAO NAM VIỆT

2.2.1 Tình hình nguồn nhân lực trong 3 năm (2014-2016)

Tỷ lệ (%)

Số lượng ( người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng ( người)

Tỷ lệ (%)

2015

Nam nữ

2016

Nam nữ

Trang 28

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính

Tỷ lệ (%)

Số lượng ( người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng ( người)

Tỷ lệ (%)

Ngày đăng: 14/10/2019, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w