1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

So sánh tu từ trong gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của lưu quang vũ

94 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Trong đó, biện pháp tu từ so sánh là một trong số những biện pháp được Lưu Quang Vũ sử dụng khá nhiều và đó cũng là một yếu tố ngôn ngữ giúp các tác phẩm thơ của ông trở nên sâu sắc hơn.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN 

NGUYỄN THỊ KIỀU NHUNG

SO SÁNH TU TỪ TRONG

GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI

CỦA LƯU QUANG VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 4 / 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN 

SO SÁNH TU TỪ TRONG

GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI

CỦA LƯU QUANG VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Nếu không đúng như trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 4 năm 2018

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Kiều Nhung

Trang 4

TRANG GHI ƠN

Chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS TS Bùi Trọng Ngoãn trong quá trình hoàn thành khóa luận này Chân thành cảm ơn quý thầy

cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy nhiệt tình trong suốt quá trình học tập tại trường và quý thầy cô trong Hội đồng chấm khóa luận

Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này luôn có sự giúp đỡ và chia sẻ của các bạn và gia đình Tôi xin chân thành cảm ơn

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5

1.1 Khái niệm so sánh tu từ và phân loại 5

1.1.1 Khái niệm so sánh tu từ 5

1.1.2 Phân loại so sánh tu từ 8

1.1.2.1 Theo quan điểm của Cù Đình Tú 8

1.1.2.2 Theo quan điểm của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa 9

1.1.2.3 Theo quan điểm của Hữu Đạt 10

1.1.2.4 Theo quan điểm của Bùi Trọng Ngoãn 12

1.2 Lưu Quang Vũ và tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi 13

1.2.1 Lưu Quang Vũ – nhà thơ, nhà văn tài hoa mà bạc mệnh 13

1.2.2 Tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi 14

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VỀ SO SÁNH TU TỪ TRONG GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI CỦA LƯU QUANG VŨ 16

2.1 So sánh tu từ “A như B” 16

2.1.1 Dạng đầy đủ: “A – cơ sở so sánh – từ chức năng – B” 16

2.1.1.1 Khi cơ sở so sánh là cụm từ 16

2.1.1.2 Khi cơ sở so sánh là từ 20

2.1.2 Dạng sơ giản: “A – từ chức năng – B” 23

2.1.2.1 Từ chức năng là “như” 24

2.1.2.2 Từ chức năng khác 25

2.1.3 Phân tích thành phần thuyết minh của B trong so sánh tu từ “A như B” 28

2.1.3.1 Thành phần thuyết minh của B khi có cơ sở so sánh 28

2.1.3.2 Thành phần thuyết minh của B khi không có cơ sở so sánh 29

2.2 So sánh tu từ “A là B” 32

2.2.1 Dạng sơ giản: “A – từ chức năng – B” 32

2.2.1.1 Từ chức năng “là” 32

2.2.1.2 Từ chức năng là phó từ kết hợp với “là” 33

2.2.2 Phân tích thành phần thuyết minh của B trong so sánh tu từ “A là B” 34

2.3 So sánh tu từ “A//B” (so sánh song hành) 36

2.3.1 Dạng đầy đủ của so sánh song hành: “A – cơ sở so sánh – B” 36

2.3.2 Dạng sơ giản của so sánh song hành: “A – B” 37

Trang 6

2.3.3 Phân tích thành phần thuyết minh của B trong so sánh song hành 38

2.4 Nhận xét chung 40

2.4.1 Cái được so sánh: A 40

2.4.2 Cái dùng để so sánh: B 41

2.4.3 Hiện tượng bao gộp nhiều cấu trúc so sánh 41

2.4.4 Sự kết hợp giữa các biện pháp so sánh tu từ trong một đoạn thơ 42

CHƯƠNG 3 NĂNG LỰC BIỂU ĐẠT CỦA CÁC LOẠI SO SÁNH TU TỪ TRONG GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI CỦA LƯU QUANG VŨ 43

3.1 Tầm tác động của biện pháp so sánh tu từ trong Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ với nội dung thể hiện của tập thơ 43

3.1.1 Một tình yêu mãnh liệt, một cảm xúc dạt dào dành cho đất nước, nhân dân và thời đại với sự tiếp sức của phép so sánh tu từ 43

3.1.2 Một thế giới tình yêu nhiều cung bậc được bổ trợ bằng phép so sánh tu từ 45 3.1.2.1 Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu được diễn tả bằng so sánh tu từ 45 3.1.2.2 Hình ảnh và những cảm nhận về người yêu diễn đạt thông qua so sánh tu từ 48

3.2 So sánh tu từ đối với tư duy nghệ thuật của Lưu Quang Vũ 49

3.2.1 Tư duy nghệ thuật được thể hiện qua cái được so sánh (A) trong thơ Lưu Quang Vũ 50

3.2.2 Tư duy nghệ thuật được thể hiện qua cái dùng để so sánh (B) trong thơ Lưu Quang Vũ 53

3.2.3 Tư duy nghệ thuật thể hiện qua kiểu liên tưởng trong thơ Lưu Quang Vũ 58

3.3 So sánh tu từ đối với phong cách ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ 60

3.3.1 Cái nhìn giàu tính phát hiện 60

3.3.2 Hình ảnh thơ gợi mở trí tưởng tượng và hình ảnh so sánh gắn với trạng thái cảm xúc 62

3.3.3 Cấu trúc so sánh tu từ phong phú 63

3.3.3.1 Cấu trúc bao gộp 63

3.3.3.2 Cấu trúc kết hợp 63

3.3.4 So sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ sâu sắc trong năng lực biểu đạt 65

3.3.5 “Thơ tôi là mây trắng của đời tôi” 66

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 72

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lưu Quang Vũ được bước chân vào thế giới văn chương khi còn rất trẻ Tập

thơ đầu tay Hương cây – Bếp lửa (in chung với Bằng Việt, 1968) được đón nhận nồng

nhiệt Viết phê bình nghệ thuật văn học, viết truyện và 55 vở kịch bản đã đưa tên tuổi Lưu Quang Vũ trở thành một tác giả lớn Tuy nhiên, thơ mới là thể loại có sức hấp dẫn Lưu Quang Vũ nhất Các tác phẩm thơ ca của Lưu Quang Vũ đã khẳng định tài

năng của nhà thơ này và cũng được nghiên cứu trên nhiều phương diện Gió và tình

yêu thổi trên đất nước tôi là tuyển thơ được chọn lọc từ các tập thơ đã công bố và đặc

biệt là sự xuất hiện của các bài thơ trong tập Cuốn sách xếp lầm trang mà trước khi

qua đời Lưu Quang Vũ chưa kịp xuất bản

Sử dụng các biện pháp tu từ để làm nổi bật hình ảnh là thủ pháp quen thuộc trong văn chương Việt Nam Mặc dù quen thuộc song ở mỗi tác giả, các biện pháp tu

từ ấy bao giờ cũng là một sự sáng tạo bởi kiểu tư duy nghệ thuật và năng lực sử dụng các phương tiện ngôn ngữ Trong đó, biện pháp tu từ so sánh là một trong số những biện pháp được Lưu Quang Vũ sử dụng khá nhiều và đó cũng là một yếu tố ngôn ngữ giúp các tác phẩm thơ của ông trở nên sâu sắc hơn Nghiên cứu về Lưu Quang Vũ nói chung và thơ của Lưu Quang Vũ nói riêng thì đã có nhiều công trình nghiên cứu song nhận thấy nghiên cứu về các biện pháp tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ cũng còn

ít và chỉ tập trung ở bề mặt theo chiều rộng Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài So sánh tu từ trong Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ nhằm đi

sâu thêm về biện pháp so sánh tu từ và tác dụng tạo hình của nó trong Gió và tình yêu

thổi trên đất nước tôi để thấy được tài năng của tác giả cũng như nhìn nhận, đánh giá

thêm về giá trị của tác phẩm

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nói đến Lưu Quang Vũ thập niên 70, 80 của thế kỉ XX, người ta chỉ biết đến chủ yếu với các tác phẩm kịch và truyện, thơ ca của Lưu Quang Vũ được biết tới ít

hơn trong giai đoạn đó, chỉ có tập thơ đầu tay in chung với Bằng Việt Hương cây –

Bếp lửa (1968) Các tập thơ của Lưu Quang Vũ sau đó trở thành đề tài thu hút rất

đông người nghiên cứu, và các kết quả nghiên cứu này đã đem đến cái nhìn mới cùng với sự khám phá những giá trị mới trong thơ Lưu Quang Vũ Trong quá trình tìm hiểu

Trang 8

đề tài chúng tôi nhìn nhận được các vấn đề: Nói về tài năng và lao động nghệ thuật

của nhà thơ phải kể đến Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật do Lưu Khánh

Thơ biên soạn Trong cuốn sách này đã giới thiệu được nhiều bài viết của các nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng đã cho thấy được những đánh giá của giới phê bình về Lưu Quang Vũ ở nhiều góc độ: Hoài Thanh, Lê Đình Kỳ, Vũ Quần Phương, Phạm

Xuân Nguyên, Anh Ngọc, Hoàng Sơn, … Bài viết đầu tiên về Lưu Quang Vũ là Một

cây bút trẻ nhiều triển vọng của Hoài Thanh Bằng “đôi mắt xanh” của một nhà phê

bình đã sống chết với thơ từ thời tiền chiến, ông dự cảm về một Lưu Quang Vũ của tương lai: “Thơ văn ta nói về tình quê hương đã có những lời thật thiết tha, đằm thắm…bao nhiêu tầng lớp nhà thơ nói hoài vẫn không trùng, không cạn Đến lượt mình, Lưu Quang Vũ đã góp tiếng nói của anh Một tiếng nói nhỏ nhẹ mà sâu”[28, tr.8], “Cảm xúc của anh thường nhuần nhị, lời thơ cũng thời nhuần nhị Ý có khi mượn chỗ này chỗ nọ nhưng giọng thì đúng là giọng của anh” [28, tr.19] và kết lại Hoài Thanh cho rằng “ Năng khiếu của anh đã rõ Miễn anh đi đúng, nhất định anh

sẽ đi xa ”[28, tr.22] Theo Vũ Quần Phương, với đông đảo công chúng rằng Lưu Quang Vũ được biết đến là một nhà viết kịch song thơ mới là nơi Lưu Quang Vũ ký

thác nhiều nhất trong bài Đọc thơ Lưu Quang Vũ: “… Nhưng đọc hết các bản thảo

anh để lại, tôi thấy thơ mới là nơi anh ký thác nhiều nhất và tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng được thời gian.”[28, tr.33] Ông cũng đã phát hiện ra cái khác biệt ở Lưu Quang Vũ với các nhà thơ cùng thời: “đặc biệt là một giọng thơ rất đắm đuối”, “ đắm đuối là một đặc điểm của suốt đời Lưu Quang Vũ”, “cái giọng say đắm, đắm đuối của Lưu Quang Vũ lúc ấy rất được mến chuộng”, “đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ” [28, tr.36-38] Bích Thu đã thể hiện lòng thương cảm và chia sẻ với nỗi

đau của Lưu Quang Vũ trong những vần thơ viết về chiến tranh qua Những bài thơ

sống với thời gian Chính những lời thơ đầy đau thương, mất mát, những day dứt thể

hiện ở nỗi đau tâm hồn và cay nghiệt của số phận là yếu tố khiến thơ Lưu Quang Vũ sống mãi trong lòng bạn đọc Ngoài ra còn nhiều các bài viết khác của Vũ Thị Khánh, Doãn Châu, Tất Thắng, Định Nguyễn, Lưu Khánh Thơ… với những suy nghĩ riêng, cảm nhận riêng của mỗi người nhưng đều thể hiện tình yêu đối với Lưu Quang Vũ và công nhận tài năng của ông (xem [28])

Thơ trẻ Việt Nam 1965 -1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình, Bùi Bích Hạnh đã có

những nhìn nhận, đánh giá chung cho các nhà thơ giai đoạn 1965 – 1975, trong đó

Trang 9

nhắc đến Lưu Quang Vũ khá nhiều Nói đến cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ, cái tôi day trở, đa đoan thấm tình người và tình dân tộc để dù trải qua bao đổ vỡ thì

“cái tôi trữ tình trong thế giới nghệ thuật ấy vẫn đến được thềm cao của niềm tin, vẫn lấy lại tin yêu từ trong cõi sống” Lưu Quang Vũ cũng khẳng định những thành công trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật “lạ hóa”, “tự do”, “cách điệu” của thơ trẻ (xem [8])

Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu thơ Lưu Quang Vũ ở phương diện ngôn ngữ học mới chỉ dừng ở những bài viết riêng lẻ hoặc một số các luận văn, luận

án chứ chưa thực sự có công trình nào làm nổi bật được bản sắc thơ của Lưu Quang

Vũ Có thể kể đến một số khóa luận tham khảo được: Ẩn dụ bổ sung trong thơ Lưu

Quang Vũ (2016) của Nguyễn Thị Thảo My; Các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng trong tập thơ “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” của Lưu Quang Vũ (2016) khóa luận tốt nghiệp của Đỗ Thị Thảo; Đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang

Vũ (2012) luận văn thạc sỹ của Lê Lan Hương… là các nghiên cứu bao quát ở góc

nhìn ngôn ngữ vào thơ Lưu Quang Vũ

So sánh tu từ là một biện pháp xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ văn chương, vốn đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến Trong việc nghiên cứu về phép so sánh tu từ thì ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu, có một số các

tác giả tiêu biểu: Đinh Trọng Lạc với Giáo trình Việt ngữ, 99 phương tiện và biện

pháp tu từ tiếng Việt, Phong cách học tiếng Việt; Hữu Đạt với Phong cách học tiếng Việt hiện đại; Cù Đình Tú có Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt; Võ Bình

và Lê Anh Hiền có Phong cách học - thực hành tiếng Việt…Trong khi Đinh Trọng

Lạc khảo sát các câu so sánh ngang bằng tu từ học thì Hữu Đạt cũng có đề nghị một

số mô hình của cấu trúc so sánh ngang bằng, hơn kém và nhất, song tác giả chưa phân tích sâu vào cơ chế hoạt động của các thành tố tạo nên câu so sánh Các luận văn, bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học về so sánh tu từ trong văn học cũng được nghiên cứu

từ sớm Song việc nghiên cứu về so sánh tu từ trong tập thơ Gió và tình yêu thổi trên

đất nước tôi của Lưu Quang Vũ chưa được đi sâu, làm rõ mà chỉ có một số luận văn

và bài viết tìm hiểu về các biện pháp tu từ từ vựng, các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng trong tuyển tập này

Với những tìm tòi và nghiên cứu được, chúng tôi nhận thấy cần đi sâu hơn,

vận dụng lý thuyết so sánh tu từ để tìm hiểu thêm nghệ thuật trong Gió và tình yêu

Trang 10

thổi trên đất nước tôi Đó không chỉ là để hiểu thêm về tập thơ về tác giả mà còn

nhằm mục đích tạo thêm những hướng đi mới nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: biện pháp so sánh tu từ

Phạm vi nghiên cứu: trong tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của

Lưu Quang Vũ xuất bản năm 2017 của nhà xuất bản Hội Nhà văn

4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ

Thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm đi sâu hơn vào một khía cạnh phong cách nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ Đồng thời, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn

về giá trị của so sánh tu từ trong tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

Gắn liền với mục đích nghiên cứu là nhiệm vụ nghiên cứu, nhiệm vụ phải chỉ

ra được những điểm mới khi đánh giá tập thơ trên một bình diện mới Theo đó, đúc kết được giá trị của biện pháp so sánh tu từ tác động đến nhà thơ và được thể hiện trong tác phẩm như thế nào

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong khóa luận này, tôi sử dụng các thủ pháp:

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

Ngoài các thủ pháp nêu trên ra thì chúng tôi sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp phân tích và miêu tả

6 Bố cục đề tài

Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và tổng quan đối tượng nghiên cứu

Chương 2: Khảo sát về so sánh tu từ trong tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất

nước tôi của Lưu Quang Vũ

Chương 3: Năng lực biểu đạt của so sánh tu từ trong Gió và tình yêu thổi trên đất

nước tôi của Lưu Quang Vũ

Trang 11

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm so sánh tu từ và phân loại

1.1.1 Khái niệm so sánh tu từ

Tu từ là một khái niệm được bắt nguồn từ tiếng La-tinh “figura” mang ý nghĩa

“bóng bẩy”, “lôi cuốn”, “có sức hấp dẫn” Từ thời cổ Hy Lạp, người ta đã coi tu từ là công cụ riêng của nghệ thuật viết văn cho tới nay nó là hình thức diễn đạt chung cho mọi phong cách nhằm làm đẹp, làm hay, làm tăng sức biểu cảm cho ngôn ngữ

Hữu Đạt nhận định: “So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng” [3, tr.363] Với quan điểm của Hữu Đạt về so sánh cũng là quan điểm chung về so sánh trong ngôn ngữ trong giới nghiên cứu Việt

Như đã nói, so sánh tu từ xuất hiện từ rất sớm, tới nay trên thế giới và cả ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về so sánh tu từ Ở Việt Nam so sánh tu từ đã được nhiều nhà ngôn ngữ nghiên cứu: Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Hữu Đạt, Lê Anh Hiền, Bùi Trọng Ngoãn… Thông qua một số các giáo trình của Cù Đình Tú (xem [30]), Hữu Đạt (xem [3]), Đinh Trọng Lạc (xem [10;12]), Lê Anh Hiền, Võ Bình (xem [2]), Bùi Trọng Ngoãn (xem [19]) chúng tôi thấy:

Trong Phong cách học – thực hành tiếng Việt,Võ Bình và Lê Anh Hiền có

viết: “So sánh là đối chiều hai hiện tượng, hai sự kiện, nhằm làm nổi bật đặc điểm của hiện tượng, sự kiện này, nhờ những tính chất có dấu hiệu chung được biểu hiện

cụ thể ở hiện tượng, sự kiện kia Đó là hình thức miêu tả sinh động, có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, chứ không phải là sự giải thích thuần túy, có tính chất logic”.[2, tr.90] Còn Đinh Trọng Lạc cho rằng: “So sánh tu từ (còn gọi: so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan, không đồng nhất với nhau hoàn toàn, mà chỉ

có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng.” [12, tr.239] Đó cũng là nhận định của hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ hiện nay tại Việt Nam Trong khi đề cập đến khái niệm so sánh tu từ các nhà nghiên cứu cũng lưu ý cần phân biệt giữa so sánh tu từ và so sánh logic, so sánh lí luận Tập hợp từ nhiều nguồn, chúng tôi xác định:

Trang 12

So sánh tu từ So sánh logic Đối tượng

vì vậy nó mang tính nghệ thuật cao

Mang đậm dấu ấn cá nhân của người

sử dụng

Đơn giản, không cần yêu cầu cao về cách dùng từ cũng như các diễn đạt, không cần có sự tuyển chọn về hình ảnh so

sánh Mang tính khách quan

Ví dụ Em nông nổi như một dòng suối chảy

(Lưu Quang Vũ)

Mặt con cũng dài như mặt bố

Phép so sánh tu từ được hình thành dựa trên quy luật đối chiếu nét liên tưởng tương đồng của hai hay nhiều đối tượng không cùng loại để gợi hình, gợi cảm Còn

so sánh logic chỉ là sự đối chiếu nét giống nhau giữa hai vật cùng loại Hiện nay có nhiều cách gọi khác nhau tùy vào từng nhà nghiên cứu: phép so sánh tu từ, cách so sánh tu từ, so sánh nghệ thuật, phương thức so sánh tu từ,… Nhưng dù với cách gọi nào thì so sánh tu từ có cấu trúc hoàn chỉnh gồm 4 phần Theo PGS TS Bùi Trọng Ngoãn, cấu trúc 4 phần của so sánh tu từ được gọi tên như sau:

(1) Cái được so sánh ( cái chưa biết, cái cần được giải thích): A

(2) Cơ sở so sánh (nét tương đồng, vốn là thuộc tính, đặc trưng của cái dùng để

so sánh có sự tương đồng với một khía cạnh nào đó của cái được so sánh)

(3) Từ chức năng (từ dùng để so sánh)

Trang 13

(4) Cái dùng để so sánh ( cái đã biết, dùng làm phương tiện thuyết giải, là cái dùng làm chuẩn, lý tưởng thẩm mĩ): B

Trong giáo trình Phong cách học Tiếng Việt [19, tr.33] của Bùi Trọng Ngoãn

có ví dụ cụ thể sau:

Cái được so sánh

(1)

Cơ sở so sánh (2)

Từ chức năng (3)

Trong phép so sánh tu từ thì (A) và (B) là các yếu tố bắt buộc không thể thiếu

Ta có thể viết gọn cấu trúc đầy đủ của so sánh tu từ:

A – cơ sở so sánh- từ chức năng - B

Theo mô hình trên, chúng ta có nhiều cách biến đổi khác nhau tạo ra các biến thể:

- Lượt bớt cơ sở so sánh: A- từ chức năng - B

“Con mắt em liếc như là dao cau”

(Ca dao)

- Lượt bớt, cơ sở so sánh và từ chức năng: A – B

“Gái thương chồng đang đông buổi chợ Trai chưa vợ nắng quái chiều hôm”

(Ca dao)

- Đảo trật tự: Từ chức năng – A – B

“Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa

Nhập luồng nước, hòa nhau màu sắc

Trao cảm thương hai bàn tay nắm chặt

Nghe máu mẹ cha chuyển giữ mỗi tay mình”

(Hơi ấm bàn tay – Lưu Quang Vũ)

Khi có cơ sở so sánh thì gọi là trường hợp so sánh nổi và những trường hợp không có cơ sở so sánh thì được gọi là so sánh chìm Ở những trường hợp so sánh chìm người đọc phải dựa vào cái dùng để so sánh để tìm ra cơ sở so sánh Ngoài ra,

Trang 14

một số trường hợp không có cơ sở so sánh thì cái dùng để so sánh sẽ được thuyết minh:

“Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra cánh đồng”

(Ca dao)

Ở trường hợp này, ta có “hạt vào đài các, hạt ra cánh đồng” là thuyết minh cho

“hạt mưa sa” Dựa vào phần thuyết minh ta có thể suy ra được cơ sở so sánh là sự nhỏ bé, số phận may rủi, không tự quyết định được, không thể biết trước được sang hèn hay nghèo khổ

Từ những kiến thức thu thập được, ngoài những hiểu biết chung về các khái niệm, cấu tạo của phép so sánh tu từ thì việc phân loại phép so sánh tu từ cũng là một yếu tố quan trọng để thực hiện nghiên cứu này

1.1.2 Phân loại so sánh tu từ

Từ cấu trúc hoàn chỉnh của so sánh tu từ: A – cơ sở so sánh – từ chức năng – B ngoài các biến thể như đã nói ở trên, mỗi nhà nghiên cứu lại có quan niệm phân

loại khác nhau trong nghiên cứu so sánh tu từ

1.1.2.1 Theo quan điểm của Cù Đình Tú

Trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt hiện đại, Cù Đình Tú đã

căn cứ hai mặt hình thức và nội dung để phân loại Dựa vào đó, Cù Đình Tú hình thành các công thức so sánh sau:

- A như (tựa như, giống như…) B

Đôi ta làm bạn thong dong Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng

(Ca dao)

- A bao nhiêu B bấy nhiêu

Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói trông mình bấy nhiêu

(Ca dao)

- A là B

Từ “là” được sử dụng với ý nghĩa và giá trị tương đương với “như”

(1): “Lũ đế quốc như là bầy dơi hốt hoảng”

(2): “Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng”

Trang 15

Qua hai ví dụ trên có thể nhận ra, (1) mang sắc thái giả định còn (2) có sắc thái khẳng định Điều đó cho thấy mặc dù “là” và “như” có ý nghĩa và giá trị tương đương song sắc thái biểu cảm của chúng lại khác nhau Cù Đình Tú cũng nhận định

rõ ràng: ““Như” có sắc thái giả định, “là” có sắc thái khẳng định” [30, tr.176] Phó giáo sư cũng nói thêm về so sánh giữa phán đoán logic khẳng định với công thức “S

là P” và cấu trúc “A là B”

Về mặt nội dung, Cù Đình Tú chia thành hai loại so sánh: So sánh nổi và so sánh chìm Tác giả nhận thấy “các đối tượng nằm trong hai vế so sánh tu từ là khác loại nhưng lại có một nét giống nhau nào đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ” [30, tr.177] Trong đó, so sánh tu từ nổi là các phép so sánh tu từ có nét giống nhau biểu hiện ra bằng các từ ngữ cụ thể:

“Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

(Ca dao)

Và, nét giống nhau khi không được phô bày ra bằng từ ngữ cụ thể mà người đọc phải tự tìm ra được gọi là so sánh tu từ chìm: “Chủ nghĩa Lênin là cái cẩm nang thần kì” (Hồ Chí Minh)

1.1.2.2 Theo quan điểm của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa

Theo nguồn khảo cứu của chúng tôi, tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái

Hòa trong Phong cách học tiếng Việt gần đồng quan điểm với Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa thể hiện quan điểm của bản thân về so sánh tu từ trong Phong cách học

tiếng Việt như sau:

Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm bốn yếu tố đã kể:

Ở trường hợp này nếu đúng theo mô hình chuẩn thì: “ai không chồng” chòng

chành như “nón không quai”, “thuyền không lái” Việc đảo trật tự so sánh nhằm để

nổi bật tính chất của cơ sở so sánh – chòng chành

Trang 16

(Ca dao)

- Dùng “là” làm từ so sánh

Nguyễn Thái Hòa nói thêm, đây là loại so sánh ẩn dụ, gọi như vậy là vì “là”

có chức năng liên hệ so sánh ngầm mà không phải “là” trong kiểu câu tường giải khái niệm:

Gió thổi là chổi trời Nước mưa là cưa trời

(Tục ngữ)

Mở rộng thêm trong Phong cách học tiếng Việt (1997), Đinh Trọng Lạc có

viết thêm về so sánh chìm (tức so sánh vắng yếu tố 2) và so sánh đối chọi (tức so sánh

sử dụng chỗ ngắt giọng)

1.1.2.3 Theo quan điểm của Hữu Đạt

Cho đến 2016 xuất hiện quan điểm của Hữu Đạt trong Phong cách học tiếng

Việt hiện đại, xem xét phép so sánh có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc ngữ nghĩa của

nó, ông chia ra 5 loại:

- So sánh không có từ so sánh: A - B

“Bác ngồi đó lớn mênh mông

Trời cao biển rộng ruộng đồng nước non”

(Sáng tháng năm - Tố Hữu)

Tác giả cho rằng phép so sánh được thực hiện bởi ngữ điệu kết thúc một dòng thơ

- So sánh có từ so sánh: A x B

Trang 17

Trong dạng A x B, Hữu Đạt chia nhỏ ra các dạng biến thể như sau: A x B; A

(Thưa mẹ, trái tim – Trần Quang Long)

“Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa, như làng xóm quê hương

Như những con người – biết mấy yêu thương”

(Nhớ mưa quê hương – Lê Anh Xuân)

- So sánh ngang bằng: như, bao nhiêu… bấy nhiêu, là

“Nhớ lại hồi kháng chiến, mỗi lần nhìn về phía Đà Nẵng, tôi nhớ Ngân như một con bướm trắng bay chập chờn trong khói súng” (Nguyễn Văn Bổng)

- So sánh bậc hơn – kém: cao hơn, hơn, kém

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

- So sánh bậc cao nhất

“Ôi lòng Bác bao la trong Di chúc

Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường

Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất

Người được thương trên tất cả người thương

Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc”

(Muôn vạn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương – Việt Phương)

Chúng tôi nhận thấy mô hình khái quát mà tác giả đưa ra chưa thật sự rõ ràng, còn gây ra khó hiểu cho người mới tiếp cận Trong các phân loại và đưa ra ví dụ còn

có điểm hạn chế, khi phân loại so sánh có từ so sánh lại có thêm so sánh ngang bằng,

so sánh bậc hơn – kém Thực chất, so sánh ngang bằng, so sánh hơn – kém đều là phép so sánh có sử dụng từ so sánh, lẽ ra tác giả không nên phân thêm hai loại sau

Trang 18

Còn trong phần ví dụ về so sánh bậc cao nhất, Hữu Đạt có đưa ra ví dụ: “Thế thì thật đáng tiếc Trong tất cả các tiểu thuyết Đông Tây, có hai quyển tôi mê nhất là Tam

quốc và Đông Chu liệt quốc Về các môn tiểu thuyết thì thằng Tàu nhất” (Đôi mắt –

Nam Cao) [3, tr.369] Chúng tôi cho rằng, việc so sánh “mê” “Tam quốc”, “Đông Chu liệt quốc” nhất trong các tiểu thuyết Đông Tây không phải là so sáng tu từ mà đây là so sánh logic, bởi giữa “tiểu thuyết Đông Tây” và “Tam quốc”, “Đông Chu liệt quốc” đều chung loại, và “Tam quốc” cùng “Đông Chu liệt quốc” thuộc phạm vi biểu vật của “tiểu thuyết Đông Tây” Như vậy, tạm kết luận rằng quan điểm của Hữu Đạt còn những hạn chế, chưa rõ ràng và xác tín

1.1.2.4 Theo quan điểm của Bùi Trọng Ngoãn

Đồng quan về cách chia hình thức với Cù Đình Tú, Tiến sĩ Bùi Trọng Ngoãn

cũng chia so sánh tu từ thành ba loại trên và có thêm loại: A  B Quan điểm về phân

loại so sánh tu từ được tác giả làm rõ hơn trong bài báo “Bàn thêm về phép so sánh

tu từ” in trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Trong đó, tác giả phân tích sâu hơn về

từ chức năng, cơ sở so sánh, mô hình bao nhiêu…bấy nhiêu và đặc biệt là cấu trúc

A hóa B và A thành B có phải là so sánh tu từ hay không

Trong đó, tác giả đã chỉ ra 20 từ, cụm từ là “từ chứng” cho cấu trúc “A như B”: giường như, na ná, chẳng khác, kém, nhường, khác chi… và gọi chúng là “từ ngữ

biểu đạt quan hệ so sánh” Cùng với đó là các đóng góp cách nhìn mới về so sánh

chìm, so sánh nổi và lý giải thêm về mô hình bao nhiêu… bấy nhiêu Giá trị nhất trong bài báo, Bùi Trọng Ngoãn đã đưa ra nhận định của mình về cấu trúc A hóa B

và A thành B, tác giả đã đưa ra 5 lý do để chứng minh cho quan điểm của bản thân

đó không phải cấu trúc của so sánh tu từ [21, tr.249 - 261]

Qua những kiến thức có được, xét thấy với quan điểm cấu trúc của Hữu Đạt

có nhiều phần còn thô sơ và nhiều hạn chế còn quan điểm của Cù Đình Tú chúng tôi khá đồng tình Bùi Trọng Ngoãn cũng với cách phân loại cấu trúc so sánh tu từ như

Cù Đình Tú song lại có phần ngắn gọn hơn, đơn giản hơn, thêm đó phần viết thêm về các vấn đề so sánh tu từ đã làm rõ quan điểm của tác giả nhờ vậy áp dụng để nghiên cứu trong đề tài này sẽ khả thi hơn Đó là những lý do chúng tôi quyết định sử dụng cách phân loại của tác giả Bùi Trọng Ngoãn cho bài nghiên cứu này, cấu trúc so sánh

tu từ gồm 4 loại: A như B; A là B; bao nhiêu … bấy nhiêu; A  B

Trang 19

1.2 Lưu Quang Vũ và tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

1.2.1 Lưu Quang Vũ – nhà thơ, nhà văn tài hoa mà bạc mệnh

Lưu Quang Vũ là một nhà thơ, nhà văn và một nhà viết kịch nổi tiếng Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Lưu Quang Vũ ông được biết đến nhiều với các tác phẩm kịch và văn xuôi bởi tính hiện thực, chất phê phán và tính dự phóng Tuy nhiên, con đường thơ của Lưu Quang Vũ lại gặp nhiều trắc trở Hầu hết các bài thơ của ông không được chấp thuận khi ông còn đương sống song sức sống của chúng lại mãnh liệt hơn, chúng bùng nổ sau khi cha đẻ đã về thế giới bên kia lúc tuổi đời còn quá trẻ

Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, tại Phú Thọ và mất năm 1988 trong chuyến xe định mệnh cùng vợ - Xuân Quỳnh, và con Lưu Quỳnh Thơ Khi nhỏ, ông sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ đến năm 1954 gia đình nhà thơ chuyển về sống tại Hà Nội Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của nhà thơ đã sớm bộc lộ tự nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của tác giả sau này Lưu Quang Vũ cũng chịu nhiều ảnh hưởng tích cực của người cha tài hoa – Lưu Quang Thuận

Năm 13 tuổi, Lưu QuangVũ đã giành được giải thưởng của thành phố về cả văn và họa Lớn lên, Lưu Quang Vũ nhập ngũ và nhanh chóng được biết đến với tư

cách là một nhà thơ trẻ tài năng khi mới 20 tuổi qua phần thơ Hương cây in chung với Bằng Việt trong tập Hương cây – Bếp lửa

Năm 1965 đến 1970, Lưu Quang Vũ nhập ngũ, phục vụ trong quân chúng Phòng không – Không quân Đây là thời kỳ thơ của nhà thơ bắt đầu nở rộ Năm 1970 đến 1978, Lưu Quang Vũ xuất ngũ sớm và tiếp tục viết truyện, làm thơ trong khi gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống Đây được coi là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời Lưu Quang Vũ Ông làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm ở Xưởng Cao su Đường sắt, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường,

vẽ pa – nô, áp – phích,

Năm 1973, đánh dấu một sự kiện quan trọng cuộc đời Lưu Quang Vũ, gắn bó với Xuân Quỳnh, tác giả không chỉ có được một người bạn đời mà còn có được một người bạn văn, cùng nhau vượt qua những năm tháng gian khổ, lận đận Trước đó, Lưu Quang Vũ đã có một mái ấm cùng tình đầu là diễn viên Tố Uyên, nhưng nữ diễn viên ra đi để lại cho Lưu Quang Vũ đứa con trai và nỗi đau lớn Chính sự ra đi của

Trang 20

Tố Uyên đã ảnh hưởng rất nhiều đến một giai đoạn sáng tác của ông, cho mãi đến khi tình yêu với Xuân Quỳnh đơm hoa thì các sáng tác lại được thay sắc mới

Năm 1978, Lưu Quang Vũ làm biên tập ở Tạp chí Sân khấu, ông viết báo, và

cuối năm 1979 cuốn Diễn viên và sân khấu ra đời Cũng năm này vở kịch đầu tay

Sống mãi tuổi 17 (viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ) của ông ra mắt công chúng

và được đánh giá cao

Ngày 29 tháng 8 năm 1988, Lưu Quang Vũ đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông cùng vợ và con trai út Ông ra đi khi tuổi đời vừa mới 40 Thế nhưng ông đã kịp để lại cho đời rất nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật trên những thể loại

mà ông đã tham gia sáng tác: thơ, truyện ngắn, kịch

Với những đóng góp của mình, năm 2000 Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật Tài năng của Lưu Quang Vũ được ghi nhận từ những chặng đường đầu tiên vào nghề và cho đến nay, ông luôn giành được

sự yêu mến của bạn đọc, những người hâm mộ thơ văn

1.2.2 Tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi là tuyển thơ do nhà thơ, nhà nghiên cứu

Lưu Khánh Thơ đồng thời là em gái của Lưu Quang Vũ đã tập hợp, biên soạn lại Gió

và tình yêu thôi trên đất nước tôi được xuất bản năm 2010 với 130 bài thơ tập hợp

gần như đầy đủ các bài thơ của Lưu Quang Vũ trong các tập thơ trước và có cả những bài chưa được xuất bản trước đây kèm với đó là sự sắp xếp theo trật tự thời gian mà Lưu Khánh Thơ biết được Điều đặc biệt trong tuyển thơ lần này là sự xuất hiện các hình ảnh thủ bút một số bài thơ của Lưu Quang Vũ với độc giả yêu mến Lưu Quang

Vũ và các nhà nghiên cứu văn học thì quả đây là những tư liệu rất có giá trị

Tuyển thơ có sự góp mặt của 130 bài thơ được chia thành 5 phần: Hương cây,

Viết cho em từ cửa biển, Đất nước đàn bầu, Mắt của trời xanh và Những đám mây ban sớm Trong đó, phần Hương cây là những bài thơ trích trong tập thơ Hương cây – Bếp lửa mà Lưu Quang Vũ đã in cùng Bằng Việt từng được bạn đọc đón nhận nồng

nhiệt bởi những cảm xúc trong trẻo, thiêng liêng đầy tin cậy Đó cũng là hồn thơ đậm nét trong những bài thơ đầu tay của ông, nhờ đó từ những ngày đầu tham gia sáng tác Lưu Quang Vũ đã lọt mắt xanh của các nhà nghiên cứu phê bình danh tiếng: Vũ Quần Phương, Hoài Thanh, … Tiếp sau đó những vần thơ viết về đất nước, về con người

và về chiến tranh, với những khó khăn trong cuộc sống chung của cả nước và nỗi

Trang 21

niềm đa đoan của riêng tác giả, thơ dường như là những trang nhật ký Lưu Quang

Vũ viết để chỉ giữ cho riêng mình, những bài thơ lưu giữ và truyền lại những cảm xúc, suy tưởng của nhà thơ lúc bấy giờ Những vần thơ đầy dằn vặt, đau xót, cô đơn, trăn trở, hoài nghi, có lúc ngán ngẩm đến tuyệt vọng, những vẫn tha thiết muốn thoát

ra khỏi những nỗi chán chường, mệt mỏi, hoài nghi để sống thực sự có ích cho đời Chính từ đó, Lưu Quang Vũ đã tìm lại và nhận thức được bản thân mình

Lưu Quang Vũ vừa là một nhà thơ, nhà văn và đặc việt là được mến mộ với

tư cách nhà viết kịch tài hoa song với ông:

“Trên mái nhà cao vút rừng cây Trên rừng cây những đám mây xô dạt Trên hạnh phúc, trên cả niềm cay đắng Thơ tôi là mây trắng của đời tôi.”

(Mây trắng của đời tôi)

Thơ với ông là cuộc sống đó mới là nơi để ông được là chính mình, một thế giới của riêng ông, mới thấy được hết tài hoa trong bút pháp nghệ thuật của người nghệ sĩ bạc mệnh Vũ Quần Phương cũng đã nói: “Đọc thơ anh có cảm giác anh viết kịch để sống với mọi người, và làm thơ để sống với riêng mình.” [31, tr.355]

Trang 22

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VỀ SO SÁNH TU TỪ TRONG

GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI CỦA LƯU QUANG VŨ

Từ những cơ sở lý thuyết được xây dựng ở chương 1, chúng tôi tiến hành khảo

sát các cấu trúc so sánh tu từ trong tập thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của

Lưu Quang Vũ Như phần lý thyết ở trên có nhắc đến bốn loại so sánh tu từ, song

trong tập thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ thì dạng thứ

tư : A bao nhiêu B bấy nhiêu không xuất hiện Ở chương 2, chúng tôi sẽ lần lượt

khảo sát ba dạng so sánh tu từ có mặt ở 111 bài trong tập thơ và phân tích, miêu tả về ngữ nghĩa cấu tạo của các thành tố đó

2.1 So sánh tu từ “A như B”

So sánh tu từ được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, trong cấu trúc hoàn

chỉnh nhất của so sánh tu từ: A – cơ sở so sánh – từ so sánh – B, thì từ chức năng thường gặp nhất là “như” So sánh tu từ “A như B” là kiểu so sánh phổ biến, song

nó cũng dễ bị nhầm lẫn với so sánh logic bởi từ so sánh Trong khảo sát tuyển thơ

Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của nhà thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi nhận

thấy ông vận dụng kiểu so sánh tu từ này rộng rãi nhất, 305 (chiếm 79,4%) phép so sánh tu từ dạng “A như B” trong 384 hình ảnh so sánh tu từ khảo sát

2.1.1 Dạng đầy đủ: “A – cơ sở so sánh – từ chức năng – B”

Trong dạng đầy đủ của so sánh tu từ A như B, chúng tôi khảo sát thấy cơ sở

so sánh có hai dạng là cụm từ và từ Dưới đây sẽ phân ra hai trường hợp để khảo sát

và phân tích giá trị biểu đạt của cụm từ và từ trong vai trò cơ sở so sánh

2.1.1.1 Khi cơ sở so sánh là cụm từ

Theo Diệp Quang Ban thì cụm từ “là những kiến trúc gồm 2 từ trở lên kết hợp

từ tự do với nhau theo những quan hệ nghữ phép hiển hiện nhất định và không chứa kết từ (quan hệ từ) ở đầu” [1, tr.6]

Với tổng số 83 cơ sở so sánh xuất hiện trong dạng đầy đủ của so sánh tu từ A như B thì cơ sở so sánh là cụm từ có 23 cụm từ (chiếm 28,6%) gồm cụm động từ,

cụm tính từ và cụm đẳng lập Một số ví dụ về cụm từ:

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ

(Tiếng Việt)

Trang 23

Ai thuở trước nói những lời thứ nhất

Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu

(Tiếng Việt)

cánh tay em dài và ấm

như đất của những miền phiêu lãng

(Ngọn lửa đen)

Ở hai ví dụ trên, phần gạch chân chính là cơ sở so sánh ở dạng cụm từ Trong

đó, “rung rinh nhịp đập trái tim người” là cụm động từ (cụm từ chính phụ), “còn thô sơ” là cụm tính từ (cụm từ chính phụ) còn “dài và ấm” là cụm từ đẳng lập

a) Cụm động từ

Trong số các cụm từ là cơ sở so sánh thuộc dạng A như B thì cụm động từ

chiếm tỷ lệ nhiều nhất có 12 trường hợp trrong số 23 cụm từ Như trong bài Những

đêm hoa vàng, Lưu Quang Vũ có câu thơ sử dụng cụm động từ làm cơ sở so sánh cho

phép so sánh tu từ A như B: “Gió lục địa tràn về như bão” Ở đây, “tràn” là động từ

đóng vai trò chính còn “về” là động từ đóng vai trò phụ sau cho “tràn” vì thế “tràn về” được xác định là cụm động từ So sánh “gió lục địa” và “bão”, tác giả đưa cụm động từ “tràn về” là nét tương đồng Bởi dù “gió” và “bão” ở cấp độ khác nhau song việc sử cụm động từ “tràn về” thể hiện sức mạnh của lực “gió” trong lục địa đã không còn ở trạng thái “gió thổi” như bình thương nữa mà với “gió” với sức mạnh lớn hơn, như từ phía xa tiến vào lục địa Cụm động từ “tràn về” không chỉ thể hiện sức mạnh của “gió” đã mạnh lên như “bão” mà còn thể hiện trạng thái bị động của con người, con người không thể kiểm soát được hiện tượng của thiên nhiên Hay như câu thơ:

Nhưng chiều nay, chiều nay hoa ngoại ô

Cứ ùa vào phố phường như ánh nắng

(Chưa bao giờ)

Trong ví dụ trên cụm “cứ ùa vào phố phường” có “ùa” là động từ, kèm trước

là phó từ “cứ” và đi sau là động từ “vào” và danh từ “phố phường” Sử dụng cụm động từ ở đây rất thú vị, bởi nó biểu hiện cho nhiều điều, trước hết ngoài chức năng thể hiện nét tương đồng rất rõ của “hoa” và “ánh nắng” thì thành phần phụ sau của cụm động từ “vào phố phường” còn xác định vị trí cụ thể cho “hoa” cũng như “ánh nắng” Hình ảnh “hoa ngoại ô” so cùng “ánh nắng” có cảm tưởng là những bông hoa nhỏ bé, tươi tắn như tia nắng kết hợp với động từ “ùa” diễn đạt tình trạng đông đúc

Trang 24

không có tổ chức, chen chúc nhưng làm cơ sở so sánh thì câu thơ trở nên sinh động

Ai thuở trước nói những lời thứ nhất

Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu

(Tiếng Việt)

Bài hát cũng tôi hát cùng đồng đội

Lại dập dồn như gió khắp rừng khuya

(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)

Một thế hệ cứng đi như thỏi sắt

(Những bông hoa không chết)

những cô gái ướt đầm đìa như cá

(Em (I))

Tất cả đều vô nghĩa

Như một đồng xèng han gỉ

(Hoa cẩm chướng trong mưa)

Và sau đê sông Hồng nước lớn

Đỏ phập phồng như một trái tim đau

(Thư viết cho Quỳnh trên máy bay)

Trong những cụm tính từ nêu trên, có các cụm “còn thô sơ”, “lại dập dồn”,

“đều vô nghĩa” là có thành phần phụ trước còn lại là tính từ kết hợp thành phần phụ sau Kết hợp tính từ với các từ chỉ mức độ: “còn”, “lại”, “đều” để thể hiện trạng thái

của tính chất đang nói tới Trong bài thơ Gió và tình yêu thôi trên đất nước tôi, so

sánh những bài hát hát cùng đồng đội với gó ở rừng khuya, Lưu Quang Vũ sử dụng

cụm tính từ “lại dồn dập” thể hiện sự lặp đi lặp lại “Còn thô sơ” trong Tiếng Việt thể hiện tính chất thô sơ chưa mất đi và “đều vô nghĩa” trong Hoa cẩm chướng trong

mưa thấy được sự tương tự, “tất cả đều vô nghĩa”, “tất cả” đã mang ý nghĩa bao hàm

nhưng khi nhà thơ sử dụng phụ từ “đều” như thêm sự nhấn mạnh cho sự “vô nghĩa”

Trang 25

Ở trường hợp “đỏ phập phồng” và “ướt đầm đìa”, thành phần trung tâm là

“đỏ” và “ướt” kết hợp phụ sau cũng là tính từ nhưng chỉ bổ sung thêm Giả sử như, tác giả chỉ lấy “đỏ” làm cơ sở so sánh: Và sau đê sông Hồng nước lớn đỏ như một trái tim đau, thì “đỏ” chỉ thể hiện màu sắc tương đồng của “sông Hồng” với “trái tim” Nhưng chọn cụm tính từ “đỏ phập phồng” sẽ gợi cảm hơn, không chỉ là nhịp đập của hình ảnh “trái tim” và dường như “sông Hồng” cũng có “nhịp”, sinh động hơn Cũng tương tự như vậy “đầm đìa” bổ sung thêm cho tính từ “ướt” thấy được hình ảnh những

cô gái bao quanh đều là nước như cá dưới hồ “Một thế hệ cứng đi như thỏi sắt”, cụm

từ “cứng đi” có tính từ “cứng” là thành tố trung tâm kết hợp với thực từ “đi” thể hiện mức độ của “cứng” cao nhờ đó nâng cao tầm vóc cho “một thế hệ”

c) Cụm từ đẳng lập

Cụm từ đẳng lập với tính chất là các thành tố trong cụm đóng vai trò ngang nhau Bởi vậy, sử dụng cụm từ đẳng lập không nhấn mạnh vào một nét tương đồng của cái được so sánh và cái dùng để so sánh mà cụm từ đẳng lập sẽ giúp cho cơ sở so

sánh tăng thêm nét tương đồng trong một phép so sánh tu từ Trong so sánh tu từ A như B, 5 cụm từ đẳng lập được sử dụng làm cơ sở so sánh với tỷ lệ 21,7% trong số

các cụm từ:

Môi tôi run lên cổ tôi nghẹn nấc

Như sắp nghĩ ra một bài hát khác

Thật và đẹp hơn mọi điều trong sách

Về những con tàu và các bạn của tôi

(Những bạn khuân vác)

Đất lạnh lẽo sưng vù như mặt chết

(Móng tay trên đá)

Những cô gái gầy thơm

Như nến trắng đi trong đêm tối

(Cầu nguyện)

Mái tóc rậm xòa bay như ngọn khói

(Bài ca trên bán đảo)

cánh tay em dài và ấm

như đất của những miền phiêu lãng

(Ngọn lửa đen)

Trang 26

Trong 5 trường hợp trên là các cụm từ đẳng lập xuất hiện ở so sánh tu từ A như B, có thể nhận thấy hầu hết là các tính từ tạo thành cụm: thật – đẹp, lanh lẽo –

sưng vù, gầy – thơm, dài - ấm; duy chỉ có cặp động từ xòa – bay Các cụm từ đẳng lập có thành phần cấu tạo chung về từ loại tạo thành cặp với nhau Từ đó chỉ ra hai hay nhiều hơn hai nét tương đồng giữa cái được so sánh với cái dùng để so sánh ở các phép so sánh, tác giả sử dụng các cụm từ đẳng lập Ví dụ như ở trường hợp câu

thơ trong bài Những người bạn khuân vác, Lưu Quang Vũ sử dụng biện pháp đảo ngữ

đưa cái được so sánh (một bài hát khác) về phía sau nên cơ sở so sánh được thể hiện

ở đầu với “thật và đẹp” Ở đây so sánh “những con tàu và bạn của tôi” với “mọi điều trong sách” tác giả muốn nói không chỉ về tính chân thật mà còn là nét đẹp ở bên trong thế nên ông sử dụng cụm từ đẳng lập để đồng thời thể hiện hai tính chất có vai trò, giá trị ngang nhau trong cơ sở so sánh

Có thể thấy việc sử dụng cụm từ có tác dụng diễn đạt tính chất rõ ràng hơn, giàu hình ảnh liên tưởng hơn ở nét tương đồng của cái được so sánh và cái dùng để

so sánh Thống kê cho thấy cụm động từ được sử dụng nhiều nhất với 12 lần, cụm tính từ có 6 lần xuất hiện và cụm từ đẳng lập là ít nhất: 5 lần Cụm động từ được sử

dụng nhiều cho thấy Lưu Quang Vũ không chỉ dựa vào tính chất của các sự vật, sự việc để so sánh mà nét tương đồng của sự vật, sự việc so sánh còn được nhìn ở góc

nhìn có những trạng thái động Chính vì vậy, các câu thơ trở nên sống động

2.1.1.2 Khi cơ sở so sánh là từ

Trong thơ Lưu Quang Vũ, cấu trúc so sánh của so sánh tu từ “A – cơ sở so sánh - như - B” có cơ sở so sánh là một từ thường không có nhiều Có tổng số 60 từ

bao gồm động từ và tính từ xuất hiện với vai trò là cơ sở so sánh

Tóc em dài như một ngày mệt mỏi

(Bầy ong trong đêm sâu)

tóc em bay như một ngọn lửa đen

(Ngọn lửa đen)

Ở hai ví dụ nêu trên, cái được so sánh đều là “tóc em” song cơ sở so sánh tác giả đưa ra lại khác nhau: “dài” và “bay” Khi tác giả lựa chọn “một ngày mệt mỏi” làm cái dùng để so sánh thì cơ sở so sánh ông đưa ra là một tính từ, ngược lại chọn hình ảnh “một ngọn lửa đen” thì cơ sở so sánh lại là động từ “bay” Vậy nên dù cái

Trang 27

được so sánh là cùng một chủ thể nhưng phụ thuộc vào cái dùng để so sánh thì cơ sở

so sánh sẽ khác

a) Cơ sở so sánh là động từ

Trong dạng so sánh tu từ “A – cơ sở so sánh – như – B”, chỉ có 4 phép so

sánh tu từ có cơ sở so sánh là động từ Bao gồm câu thơ sau được lặp lại hai lần:

tóc em bay như một ngọn lửa đen

(Ngọn lửa đen)

Và các câu thơ:

Biển sôi như vạc dầu nóng bỏng

(Hoa cẩm chướng trong mưa)

“biển”: đang dâng lên mạnh mẽ ở khơi xa, “biển sôi” ở đây còn liên tưởng đến hình ảnh của sóng vỗ vào bờ thành những bọt sóng lớn Cũng tương tự như vậy, hình ảnh

“hoa mướp vàng” so với “những quả chuông con” tác giả thay vì tính chất nhỏ bé bằng tính động: “rung rinh” Sử dụng động từ “rung rinh” vừa thể hiện sinh động hình

ảnh “hoa mướp vàng” nhưng cũng cảm nhận được sự mong manh, bé nhỏ của hoa

Lòng anh buồn như một đóa ca dao

(Gửi Hiền mùa đông)

Trang 28

Thơ Khánh buồn như lòng đất nước

(Đêm đông chí, uống rượu với bác Lâm và bác Khánh, nói về những cuộc chia tay thời loạn)

Ba đứa da vàng ngồi uống rượu

Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu

(Đêm đông chí, uống rượu với bác Lâm và bác Khánh, nói về những cuộc chia tay thời loạn)

Tuổi thơ buồn như một mảnh vườn hoang

(Đất nước đàn bầu)

Qua đấy để thấy rằng dù chung cơ sở so sánh nhưng lại nhiều hình ảnh so sánh khác nhau, “đóa ca dao”, “lòng đất nước”, “mảnh vườn hoang” và “sỏi dưới hang sâu” đều thể hiện nét “buồn” nhưng mỗi hình ảnh lại tương ứng với cái “buồn” khác nhau Những câu thơ viết về đất nước của “Khánh” thì khi ví nỗi buồn trong đó cũng gắn với hình ảnh đất nước là hợp lý, cũng không thể so nỗi buồn của “tuổi thơ” với cái buồn của “sỏi dưới hang sâu” bởi một bên là nét buồn của tuổi thơ gắn với những hình ảnh ruộng vườn, quê hương, còn “sỏi dưới hang sâu” là sâu thẳm, tối tăm Ví tuổi thơ với nỗi buồn của “mảnh vườn hoang”, mảnh vườn hoang vốn là hình ảnh gây

sự hẻo lánh, cô đơn, hoang tàn Lưu Quang Vũ đã thể hiện Bởi đó mà khi so sánh tác giả phải lựa chọn hình ảnh cho phù hợp để đạt được hiệu quả so sánh cao nhất và tránh gây hiểu lầm Đồng thời sử dụng nhiều hình ảnh để so sánh sẽ góp phần làm phong phú cho bài thơ và thể hiện tài liên tưởng của tác giả

Và cũng có những tính từ thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau: mềm - mềm mại, đen - đen ngòm - tối đen, trong suốt - trong trẻo, đỏ hồng - đỏ rực, chật - chật

chội Ví như đều nói về sự tinh khiết nhưng ở bài thơ Anh chẳng còn gì nữa… Lưu

Quang Vũ sử dụng tính từ “trong suốt” còn nói về tiếng Việt ông lại sử dụng “trong trẻo”:

Bây giờ anh trong suốt như không khí

Như gió hoang không hình không giới hạn

Không nhà không chốn nghỉ không tên

Không gương mặt nụ cười để hiện trước em

(Anh chẳng còn gì nữa…)

Trang 29

Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay

Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt

(Tiếng Việt) Anh chẳng còn gì nữa… là bài thơ tình tràn đầy nỗi buồn, sự chia lia, mất mát

Lưu Quang Vũ ví nhân vật trữ tình với “không khí”, “gió hoang” và sử dụng “trong suốt” làm cơ sở so sánh muốn nói rằng “anh” đã trở nên vô hình, vô dạng “Trong suốt” thể hiện độ tinh khiết có thể nhìn xuyên thấu, vậy “anh” giờ đây khi đã mất

“em” thì cũng như hòa tan vào không khí, cũng như làn gió phiêu dạt khắp nơi, như một linh hồn Khi mất “em” thì “anh” chẳng còn gì nữa cả vật chất (không nhà, không chốn nghỉ) và thể xác (không tên, không gương mặt) nhưng lại có một linh hồn tinh khiết, thể hiện sự thủy chung Để thấy rằng khi “em” đi thì anh chỉ còn lại linh hồn

“đứng âm thầm trong bóng tôi” Còn với Tiếng Việt, nhà thơ ví thứ tiếng đó là “hồn

dân tộc Việt” Cũng là “hồn” nhưng tác giả lại sử dụng tính từ “trong trẻo” để làm cơ

sở so sánh, ẩn ý ở đây muốn thể hiện tính chất cao, sáng, dễ chịu và tinh khôi Tác giả đã lựa chọn từ đẹp nhất cho thứ tiếng của chúng ta, diễn đạt được cả tính chất của tiếng Việt đồng thời thể hiện được tình cảm giành cho “hồn dân tộc” Bởi phải yêu, thương thứ tiếng ấy lắm mới có thể hiểu, thấu và sử dụng một cách tinh tế, thuần thục tạo ra những câu chữ giàu hình ảnh, sức sáng tạo và ý nghĩa đến vậy

Nếu với trường hợp cơ sở so sánh là cụm từ thì cụm động từ chiếm phần đa

song khi cơ sở so sánh là từ thì tính từ lại chiếm ưu thế mạnh nhất 56 từ tới 93,3% trong khi động từ chỉ có 4 từ chiếm 6,7% Điều này thấy được Lưu Quang Vũ sử

dụng đa dạng từ và cả cụm từ cho cơ sở so sánh, song khi đưa tính từ làm cơ sở so sánh tác giả lựa chọn các từ đơn, từ ghép hay từ láy thay vì sử dụng cụm tính từ nhằm

dễ dàng tập trung vào nét tương đồng hơn khi nói về tính chất của các sự vật, sự việc đồng thời lựa chọn các từ có sẵn để diễn tả tính chất (trắng xóa, mềm mại, đỏ hồng,

đen ngòm ) trở nên gần gũi và dễ hình dung hơn

2.1.2 Dạng sơ giản: “A – từ chức năng – B”

Từ chức năng có vai trò là từ nối các vế của phép so sánh với nhau Trong dạng sơ giản chúng tôi không xét đến sự tồn tại của cơ sở so sánh mà tập trung vào

từ chức năng Với dạng sơ giản của A như B chúng tôi quan tâm đến từ chức năng là

“như” và các từ chức năng gần giống “như” có chức năng so sánh và vị trí trong phép

so sánh như từ so sánh “như”

Trang 30

2.1.2.1 Từ chức năng là “như”

a) Từ chức năng cơ bản: “như”

Xét về tần suất xuất hiện của từ chức năng thì “như” là chiếm đại đa số, trong

304 phép so sánh tu từ dạng “A như B” từ “như” xuất hiện 280 lần đứng riêng lẻ:

Tình anh như cỏ lau

(Không đề (II))

Ở trên là ví dụ cho so sánh tu từ dạng sơ giản có từ chức năng là “như” Trong

đó, “như” nối hai hình ảnh “tình anh” và “cỏ lau” Là từ chức năng nên trong so sánh

tu từ, “như” vừa là từ nối vừa đóng vai trò thể hiện mối quan hệ so sánh của cái được

so sánh với cái dùng để so sánh “Như” là so sánh một sự vật, sự việc với một sự vật,

sự việc khác có nét tương đồng ở mức độ ngang nhau Ở đây ví “tình anh” và “cỏ

lau” ý muốn nói “tình anh” bình dị và hoang dại như đặc tính của “cỏ lau”

b) Từ chức có phụ từ đi kèm “như”

Trong so sánh kiểu A như B ngoài sử dụng từ “như” đơn lẻ, Lưu Quang Vũ

đã có sự kết hợp “như” cùng một số phó từ khác: phải, tưởng, giống Ở mỗi từ kết hợp chỉ xuất hiện một lần:

Bốn phía bây giờ tẻ lạnh

Tưởng như trên mặt đất

Bỗng không còn trẻ thơ

(Khu nhà vắng trẻ con) Mỗi bài thơ của chúng ta

Phải như một ô cửa

Mở tới tình yêu

(Liên tưởng tháng hai)

Đời cũng giống như biển kia anh lại giống con tàu

Tàu anh đi đi hoài trên biển vắng

(Bầy ong trong đêm sâu)

Sử dụng kết hợp phó từ cùng với “như” đã thể hiện mức độ so sánh khác nhau Nếu sử dụng “như” hay “giống như” đều thể hiện sự so sánh ngang bằng giữa cái so sánh và cái được so sánh: Mũi em cao như hoặc giống như dọc dừa Nhưng khi sử dụng “tưởng như”, “tưởng như” thì mức độ biểu thị so sánh so với sử dụng “như” lại biến đổi:

Trang 31

- Tay em trắng tưởng như sữa: sữa có màu trắng hơn

- Tay em trắng như sữa: màu tay em và màu sữa giống nhau

- Tay em trắng phải như sữa: làm nổi bật màu trắng của tay hơn

Quay trở lại với trường hợp Lưu Quang Vũ đã sử dụng, tác giả đã sử dụng từ kết hợp để làm nổi bật ý đồ của mình Nhà thơ muốn thể hiện cái “tẻ lạnh” của trái đất khi không có trẻ em nó còn khủng khiếp hơn sự tẻ lạnh của bốn phía bao quanh Hay cái tính chất phải rộng mở, cần mở rộng của “mỗi bài thơ” được nhấn mạnh hơn tính chất mở ra thông thường của “một ô cửa” để tìm đến tình yêu Việc sử dụng những từ ngữ này tùy vào mỗi trường hợp để nhằm nhấn mạnh cái được so sánh hay nhấn mạnh cái dùng để so sánh

Dãy bàng lên búp nhỏ

Xanh như là thương nhau

(Chưa bao giờ)

Trong trường hợp trên, “như” kết hợp với “là” đóng vai trò là kết từ cũng mang

ý nghĩa như từ chức năng “như” thông thường cùng với có tính thuyết minh “Như là” dùng để so sánh tính chất “xanh” của búp nhỏ của dãy bàng với “thương nhau” Đồng thời “thương nhau” cũng được coi như là phần được thuyết minh cho ý nghĩa

của màu xanh khi “dãy bàng lên búp nhỏ”

2.1.2.2 Từ chức năng khác

Ngoài từ chức năng là “như” thì so sánh tu từ dạng “A như B” còn sử dụng

một số các từ so sánh khác đồng nghĩa với “như”: tựa, giống, bằng Các từ nêu trên được cho là nhóm từ so sánh ngang bằng như “như” cùng với còn có từ “hơn” thuộc nhóm từ so sánh hơn – kém

a) Từ chức năng trong các so sánh ngang bằng

Trước tiên, nói về trường hợp các từ so sánh ngang bằng Trong so sánh ngang bằng, Lưu Quang Vũ sử dụng một số các từ chức năng khác “như”: tựa, giống, bằng:

Mọi tên tuổi vinh dự chỉ hư danh

Chẳng nghĩa lý bằng chiều nay em nhóm bếp

(Không đề)

Một cái gì trắng xóa tựa mây bay

Là hoa gạo của lòng tôi chẳng tắt

(Có những lúc)

Trang 32

Đêm như biển không bờ bóng tối rất thẳm sâu

Đời cũng giống như biển kia anh lại giống con tàu

Tàu anh đi đi hoài trên biển vắng

(Bầy ong trong đêm sâu)

Đất nước giống con thuyền xuyên gió mạnh

Những mối tình trong gió bão tìm nhau

(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)

Những từ chức năng trên đều có chức năng so sánh, nối hai vế như từ chức năng “như” song “như” là kết từ còn các từ nêu trên thuộc nhóm tính từ Khi ví “một cái gì trắng xóa” với “mây bay”, Lưu Quang Vũ sử dụng “tựa” thay cho “như” Còn khi so sánh “tên tuổi vinh dự” với “chiều nay em nhóm bếp”, tác giả sử dụng “bằng” làm từ so sánh tạo hiệu ứng mạnh hơn “như” Nếu “như” thể hiện sự giống nhau ở mức tương đối thì bằng lại chỉ sự trùng khớp, được kiểm chứng và đúng theo số đông Kết hợp với từ phủ định “chẳng” đã phủ định cho vế cái được so sánh (tên tuổi vinh danh) và nhằm nhấn mạnh vào cái dùng để so sánh (em nhóm bếp) Ở đây tác giả muốn đề cao ý nghĩa sống là hạnh phúc bình dị, là “em” với bếp lửa mỗi chiều, còn

những danh vọng chỉ là phù du Câu thơ trong bài Gió và tình yêu thổi trên đất nước

tôi:

Đêm như biển không bờ bóng tối rất thẳm sâu

Đời cũng giống như biển kia anh lại giống con tàu

So sánh tu từ xuất hiện liên tiếp ba lần: đêm như biển, đời giống biển và anh lại giống con tàu Lưu Quang Vũ đã sử dụng các phụ từ “cũng, “lại” cho hai lần so sánh sau thể hiện có sự lặp lại phần so sánh phía trước “Lại” là phụ từ đi trước

“giống” tạo cụm tính từ làm từ so sánh sánh “Lại” chỉ sự lặp lại khi sử dụng so sánh

tu từ bởi trước đó cũng có những phép so sánh tu từ Đồng thời tạo liên kết cho các hình ảnh đối: đời và anh đối với biển và con tàu Tàu với biển là mối quan hệ khăng khít, tàu chỉ có thể hoạt động trên biển và muốn di chuyển trên biển cũng chỉ có thể

là tàu, từ đó suy ra đời và anh cũng có mối quan hệ khắng khít tác động qua lại với nhau Từ đó, ta lý giải được câu thơ tiếp theo “tàu anh đi đi hoài trên biển vắng”, sử dụng phương pháp chiếu vật ta sẽ thấy tàu đi trên biển vắng tức anh cũng đi hoài trong cuộc đời cô đơn, hoang vắng

Trang 33

Phụ thuộc vào mỗi tình huống và ý đồ của tác giả mà khi sử dụng các từ chức năng sẽ tạo ra hiệu ứng khác nhau, kèm với đó là sự ràng buộc của luật vần, nhịp điệu

mà nhờ thơ lựa chọn từ ngữ chính xác hơn cho phép so sánh

b) Từ chức năng trong các so sánh hơn – kém

Thêm một trường hợp từ chức năng ít gặp trong so sánh tu từ ở tập thơ Gió và

tình yêu thổi trên đất nước tôi: hơn “Hơn” là từ chức năng thể hiện sự so sánh hơn -

kém, có sự chênh lệch Trong tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Lưu

Quang Vũ chỉ nhắc đến 3 lần:

Anh đã khổ đau, khổ đau dài hơn số tuổi

Vẫn trong lành khi em đến cầm tay

(Anh đã mất chi anh đã được chi)

Người ta ném bom xuống làng xóm chúng tôi

Những máy bay nhanh hơn tiếng động

Những người trai của một thành phố khác

Cày nát đất tôi rồi

(Hoa cẩm chướng trong mưa)

Môi tôi run lên cổ tôi nghẹn nấc

Như sắp nghĩ ra một bài hát khác

Thật và đẹp hơn mọi điều trong sách

Về những con tàu và các bạn của tôi

(Những bạn khuân vác)

Chúng tôi nhận thấy, với các so sánh tu từ khác, cơ sở so sánh có thể có hoặc không có nhưng với “hơn”, cơ sở chức năng luôn đi trước: dài, nhanh, thật và đẹp Điều này cho thấy sự so sánh không ngang bằng cần phải xác định rõ cơ sở so sánh tránh gây nhầm lẫn khi bạn đọc tiếp xúc với tác phẩm và hiểu sai ý đồ của tác giả Dù chiếm một tỷ lệ nhỏ trong so sánh tu từ, “hơn” đóng vai trò đặc biệt, bởi nếu các từ

so sánh ngang bằng có thể thay thế cho nhau: như, giống như, tựa, bằng… thì “hơn” lại không thể thay thế được bởi các từ khác trong diễn đạt ý nghĩa của câu thơ và mục đích so sánh của tác giả Nếu ở trên ta có các trường hợp “tưởng như”, “phải như” mang sắc thái có sự chênh lệch song không rõ ràng và quá khác biệt thì “hơn” thể hiện rõ điều đó hơn, khẳng định mức độ hơn kém giữa các hình ảnh hơn Ví như khi

so sánh sự khổ đau của “anh” với “số tuổi”, Lưu Quang Vũ đã sử dụng tính từ “hơn”

Trang 34

“Số tuổi” dùng để chỉ độ dài của sự tồn tại của một người, trong đó nỗi đau là phần trài nghiệm trong quá trình tồn tại đó Ở đây, ông lại cho “khổ đau dài hơn số tuổi” thấy rằng con người ấy đã trải qua nhiều tổn thương, là những khổ đau mà vượt qua giới hạn khổ đau ở độ tuổi đó, khổ đau bao trùm cả cuộc đời đã qua Vậy mà, khi em đến cầm tay thì vẫn trong lành, khổ đau đã tan biến “Hơn” dùng để nhấn mạnh sự khổ đau để rồi khổ đau lại tan biến trở nên trong lành khiến cho việc “em đến cầm tay” thành điều cao cả nhất

Trên đây đều là nhóm từ so sánh thuộc tỷ lệ rất nhỏ trong toàn tuyển tập: tựa

(1 lần), bằng (1 lần), giống (2 lần) và hơn (3 lần) Song chúng cũng có vai trò và giá

trị riêng trong mỗi trường hợp so sánh, đồng thời đóng góp thêm sự phong phú trong

thành phần từ chức năng của so sánh tu từ dạng “A như B”

Tóm lại, trong so sánh tu từ loại “A như B” có nhiều từ chức năng được sử

dụng song mỗi từ mang một sắc thái ý nghĩa khác nhau Việc chọn lựa và vận dụng

từ chức năng vào mỗi hoàn cảnh thể hiện ý đồ của nhà thơ cũng như tài năng khơi

gợi tương đồng của bạn đọc

2.1.3 Phân tích thành phần thuyết minh của B trong so sánh tu từ “A như B”

Thuyết minh là phần giải thích, mở rộng cho cái dùng để so sánh Ngoài cơ sở

so sánh ra thì dựa vào phần thuyết minh của cái dùng để so sánh chúng ta có thể suy luận ra nét tương đồng của các hình ảnh mà tác giả dựa vào để liên tưởng so sánh:

một dòng sông như dòng đời mãnh liệt

nhấn chìm bao thuyền giặc

và xóa nhòa dấu vết các triều vua…

(Sông Hồng)

Trong ví dụ trên, “một dòng sông” là cái được so sánh, “như” là từ chức năng

và “dòng đời” là cái dùng để so sánh còn thành phần thuyết minh cho cái dùng để so sánh là “mãnh liệt nhấn chìm bao thuyền giặc và xóa nhòa dấu vết các triều vua” Ở đây tác giả muốn liên tưởng sự mãnh liệt giữa dòng đời với sức mạnh của dòng sông 2.1.3.1 Thành phần thuyết minh của B khi có cơ sở so sánh

Khi có cơ sở so sánh, thành phần thuyết minh của B ít được sử dụng (3 lần),

chủ yếu sử dụng với chức năng mở rộng ý nghĩa cho cơ sở so sánh Ví dụ:

Trang 35

Giọng em sáng như một chùm nắng nhỏ

Ấm chiều sương run lạnh của chùa hoang

(Hoa tầm xuân)

đất trời kỳ lạ thật

khó hiểu như lòng người

những vui buồn trái ngược

(Ngày hè trở rét)

Hải cảng trần trụi như bắp thịt

Ròng ròng mồ hôi

(Viết cho em từ cửa biển)

Phần gạch chân là thành phần thuyết minh của B Chúng tôi nhận thấy thành phần thuyết minh không chỉ mở rộng, giải thích thêm cho cái dùng để so sánh mà còn

bổ sung thêm cho cơ sở so sánh “Ròng ròng mồ hôi” vừa để nói về “bắp thịt” xong cũng có thể giải thích thêm cho cơ sở so sánh “trần trụi” Cũng như vậy “những vui buồn trái ngược” ngoài nói về “lòng người” còn giải thích thêm cho tính từ “khó hiểu” Trường hợp “ấm chiều sương run lạnh của chùa hoang”, câu thơ trên có cái được so sánh là “giọng em”, cái dùng để so sánh là “một chùm nắng nhỏ” Tính chất của ánh nắng thường là ấm và sáng Song trong phép so sánh chỉ đưa ra cơ sở so sánh

là “sáng” còn tính chất “ấm” trở thành phần thuyết minh thêm cho “chùm nắng” Nhưng chính phần “ấm chiều sương run lạnh của chùa hoang” lại càng làm rõ tính chất và giá trị của “sáng”, sáng đến mức ánh sáng chiếu ra tỏa được nhiệt trở nên

“ấm” Ở đây, Lưu Quang Vũ khéo léo để so sánh “giọng em” và “chùm nắng” lột tả được cả tính chất sáng và ấm của chất giọng

Tuy là chiếm số ít nhưng thuyết minh cho B khi không có cơ sở so sánh có hai giá trị làm rõ cho B và cho cả cơ sở so sánh Điều đó giúp cho phép so sánh trở nên

rõ ràng hơn

2.1.3.2 Thành phần thuyết minh của B khi không có cơ sở so sánh

Với 29 từ và cụm từ đóng vai trò thuyết minh của B khi không có cơ sở so

sánh, các từ và cụm từ này có vai trò thuyết giải cho B đồng thời là dấu hiệu để nhận

biết nét tương đồng của cái được so sánh và cái dùng để so sánh Trong số đó, có 3 tính từ, 1 động từ và 4 cụm tính từ, 4 cụm từ đẳng lập, 17 cụm động từ

Trang 36

a) Thành phần thuyết minh của B là từ

Thành phần thuyết minh của B là từ chỉ có 4 từ (chiếm số ít với 13,8% trong

thành phần thuyết minh của B) Trong đó, có động từ: có sẵn và các tính từ: ngọt ngào, trong, mãnh liệt Các từ này đóng vai bổ sung thêm ý nghĩa cho cái dùng để thuyết minh, cụ thể:

Năm lửa cháy các anh đi dập lửa

Tin tương lai như chùm quả ngọt ngào

(Chiều chuyển gió)

lửa như niềm tin có sẵn

(Những đứa trẻ buồn)

Các tính từ đều nêu ra đặc trưng cơ bản nhất của cái dùng để so sánh như “ngọt ngào” bổ sung cho tính chất của “chùm quả”, “trong” bổ sung cho màu “mắt anh” và

“mãnh liệt” để miêu tả cho độ chảy của “dòng sông” Đối với động từ “có sẵn” cũng

có vai trò bổ sung, làm rõ thêm cho cái dùng để so sánh “niềm tin”, “niềm tin có sẵn”

ý nói niềm tin đó từ xuất phát từ bên trong, đã sẵn có từ trước và luôn sẵn sàng tin tưởng Không chỉ có vai trò làm trạng thái, tính chất của B mà các tính từ và động từ trên cũng là để chỉ trạng thái và tính chất của A Ví dụ: Niềm vui sống như dòng sông mãnh liệt, “mãnh liệt” là thành phần thuyết minh của B song nếu chỉ ví “niềm vui sống” với “dòng sông” sẽ khó hiểu được ý câu thơ muốn diễn đạt điều gì vì “dòng sông” có quá nhiều tính chất để so sánh, khi đưa ra thuyết minh sẽ xác định được tính chất “mãnh liệt” từ đó suy luận được câu thơ muốn nói đến sự mãnh liệt của niềm vui

sống hay đó là niềm vui sống mạnh mẽ

b) Thành phần thuyết minh của B là cụm từ

Dưới dạng cụm từ thì thành phần thuyết minh của B có 4 cụm tính từ: êm ả

một dòng, mãnh liệt nhấm chìm bao thuyền giặc và xóa nhòa dấu vết các triều vua, sáng lòe chớp giật và rất thẳm sâu, các từ gạch chân là thành phần trung tâm của cụm

Trang 37

tính từ Trong câu thơ: Đêm như biển không bờ bóng tối rất thẳm sâu (Bầy ong trong

đêm sâu), “thẳm sâu” là tính từ trung tâm Cụm danh từ này làm thuyết minh cho

“bóng tối”, nếu bóng tối chỉ là danh từ chỉ khoảng không gian tối đen thì “bóng tối rất thẳm sâu” lại gợi cảm giác bị bao trùm, bị hút vào bên trong không gian không ánh sáng đó So sánh “đêm” với bóng tối thì chỉ thấy màu đen của buổi đem nhưng khi thêm “rất thẳm sâu” lại gợi lên cái cô độc, sợ hãi, đêm dường như dài ra

Trong trường hợp phần thuyết minh là cụm đẳng lập, gồm 4 cụm đẳng lập có

3 cụm được cấu tạo từ các tính từ: quả cảm – du đãng, trong sạch – khát khao, trong xanh - rộng rãi cùng 1 cụm được cấu tạo từ hai danh từ: hình – giới hạn Các cụm từ

đẳng lập này cũng như cụm từ khác và tính từ, động từ đóng vai trò thuyết minh cho

B đều để giải thích thêm cho B và cũng là dấu hiệu nhận biết nét tương đồng của cái được so sánh với cái dùng để so sánh Ví dụ: Bây giờ anh trong suốt như không khí/

Như gió hoang không hình không giới hạn (Bây giờ anh chẳng còn gì nữa…), “không

hình không giới hạn” để chỉ về gió hoang nhưng đồng thời nói ra để gợi điểm tương đồng của “anh” với “gió hoang” “Gió hoang không hình không giới hạn” thì so sánh

“gió hoang” với “anh” để thấy “anh” cũng trở nên vô dạng

Và 17 cụm động từ được sử dụng thuyết minh cho cái dùng để so sánh không

chỉ giúp cho cái dùng để so sánh rõ ràng hơn mà phép so sánh trở nên sinh động hơn Dưới đây là một trường hợp như vậy:

Cái tuổi trẻ ồn ào mà cay cực của ta

Trước ngưỡng cửa cuộc đời mênh mông khu rừng tối

Vừa quyến rũ cửa vừa phập phồng lo ngại

Như anh điên trước quán tóc bù xù

Cứ mỉm cười bí hiểm dõi nhìn ta

(Quán cà phê ngoại ô)

Trong đoạn thơ trên cụm động từ “cứ mỉm cười bí hiểm dõi nhìn ta” thuyết minh cho “anh điên trước quán tóc bù xù” để miêu tả thêm về hoạt động của nhân vật

đó nhưng cũng tạo ra khung cảnh sinh động hơn cho cái dùng để thuyết minh

Có thể thấy, điểm chung của thành phần thuyết minh cho cái dùng để so sánh

là ngoài mở rộng cho B thì còn có thể làm rõ hơn cơ sở so sánh hoặc tạo dấu hiệu nhận biết nét tương đồng Ngoài ra, ở mỗi loại từ, loại cụm từ đóng vai trò này sẽ có giá trị biểu đạt khác nhau, sử dụng vào mục đích khác nhau

Trang 38

Chiếm chủ đạo trong các loại so sánh tu từ, “A như B” không bị nhàm chán

mà ngược lại, sự đổi mới hình ảnh, cấu trúc, kết hợp với liên tưởng, liệt kê tạo nên nét phong phú, đặc sắc và thể hiện nhiều khía cạnh của cái được so sánh

2.2 So sánh tu từ “A là B”

So sánh tu từ loại “A là B” khi được thống kê có tần suất sử dụng chỉ chiếm

63/383 tổng số lượt so sánh tu từ trong Gió là tình yêu thổi trên đất nước tôi Trong

đó, điểm đặc biệt là so sánh tu từ “A là B” không xuất hiện cơ sở so sánh

2.2.1 Dạng sơ giản: “A – từ chức năng – B”

2.2.1.1 Từ chức năng “là”

Có 45 từ “là” (chiếm 80%) trong tổng số các từ chức năng dạng A là B, từ

chức năng “là” đóng vai trò chủ đạo Từ chức năng “là” khi sử dụng trong so sánh tu

từ tạo hiệu ứng gần như đồng nhất cái được so sánh với cái dùng để so sánh và sự tương đồng giữa cái được so sánh và cái dùng để so sánh phải cao hơn trong so sánh

“A như B” Cấu trúc của so sánh tu từ A là B có cái được so sánh thường là danh từ,

cụm từ hoặc cụm chủ vị đi liền với “là” rồi đến cái dùng để so sánh:

Những ngôi sao là nước mắt của đêm

(Dù cỏ lãng quên)

Dòng sông lớn luôn băng đi hối hả

Là tự do ta tặng cho mình

(Di chúc tình yêu) Anh vẫn ở bên em mãi mãi

Là bậc cửa dưới chân em qua lại

Là cốc nước trên môi em run rẩy

Chiếc lá trên tay em

Giọt mưa trên áo em

(Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên (I))

Lần lượt vị trí cái được so sánh là danh từ (những ngôi sao), cụm danh từ (dòng sông lớn luôn băng đi hối hả) và cụm chủ vị (anh vẫn ở bên em mãi mãi) Ở cụm danh từ, “dòng sông” là danh từ trung tầm phần còn lại là phụ sau Còn trong cụm chủ vị: “anh” là chủ ngữ và “vẫn ở bên em mãi mãi” là vị ngữ

Trang 39

2.2.1.2 Từ chức năng là phó từ kết hợp với “là”

Cũng như từ chức năng “như”, trong kiểu “A là B” nhà thơ cũng có những kết

hợp phó từ cùng “là” tạo ra từ so sánh Theo khảo sát có được ngoài “là” làm từ chức năng thì còn có: chỉ là, chẳng là, vẫn là, hãy là, cứ là Chúng tôi thấy sử dụng “là” làm từ chức năng thì tác giả so sánh giữa các đặc điểm tương đồng của (A) và (B) Song khi đi kèm với “ vẫn, chỉ, chẳng, hãy, cứ, chỉ” thì từ so sánh đã mang thêm sắc thái Chẳng hạn:

Nếu em biết rằng tôi, tôi vẫn nhớ

Vẫn là con suối lũ của rừng xưa

Con tu hú dưới lùm hoa chuối đỏ

Ngọn lửa hồng em ủ giữa chiều mưa?

(Nơi ấy)

Trong khổ thơ trên, “vẫn là” là từ so sánh mặc dù chỉ xuất hiện một lần song

cả ba hình ảnh “con suối lũ”, “con tu hú”, “ngọn lửa hồng” đều sử dụng chung từ so sánh “vẫn là” “Vẫn là” xuất hiện ở đây tạo cho người đọc có cảm giác hồi niệm, hình ảnh “tôi” được so sánh với các sự vật đã tồn tại trước đó, nó cũng gắn với kỷ ức của

“tôi” về “em” Tạo cảm giác sự “nhớ” của “ tôi” cũng đã xuất hiện từ lâu và vẫn mãi tồn tại cho tới hiện tại, kéo dài nỗi nhớ đó từ quá khứ tới hiện tại và còn kéo dài nữa

Hay trong bài thơ Đất nước đàn bầu có khổ:

Tôi nhận hết, tôi là người tiếp nối

Người con giai nói với em

Hắn không phải là tấm hình đẹp trong sách

Hắn chỉ là dãy phố nghèo lấm đất

(Người con giai đến phòng em chiều thu)

“Không” là từ phủ định vậy nên khi đi kèm với bất cứ từ nào nó cũng mang ý nghĩa phủ định lại “hắn” giống “tấm hình đẹp trong sách” Trong khi đó, câu thơ phía dưới, “chỉ là” lại mang sắc thái khẳng định, khẳng định giá trị của “hắn” như “dãy

Trang 40

phố nghèo lấm đất” Nếu chỉ sử dụng từ “là” thì các hình ảnh so sánh không quá nổi bật song khi đi kèm với “không phải”, “chỉ” sẽ tạo sắc thái biểu cảm và phong phú

Tổng kết lại với 63 phép so sánh tu từ dạng “A là B” thì có 56 lần từ chức

năng xuất hiện và được liệt kê như bảng sau:

2.2.2 Phân tích thành phần thuyết minh của B trong so sánh tu từ “A là B”

Về thành phần thuyết minh của B trong so sánh tu từ “A là B” chúng tôi chỉ

xét trường hợp khi không có cơ sở so sánh, thành phần thuyết minh của B cũng ít

được xuất hiện, khảo sát cho thấy chỉ có 10 trường hợp Trong đó, có khi sử dụng tính từ (3 lần), có khi sử dụng cụm động từ (cụm từ chính phụ) (6 lần) và một trường hợp là cụm từ đẳng lập

Sử dụng cụm từ đẳng lập “đốt thiêu” để thuyết minh cho bó đuốc trong câu thơ: “Thơ là bó đuốc đốt thiêu là bàn tay thắp lửa” “Đốt thiêu” là đặc tính của “đuốc”, khi so sánh “thơ” với bó đuốc” mà không kèm cơ sở so sánh ta có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau: thơ trở thành ánh sáng dẫn đường, thơ được thắp sáng… Song khi

có thêm thành phần thuyết minh cho bó đuốc, người đọc, người nghe có thể hiểu thơ được so sánh với “bó đuốc” để nói lên vai trò của thơ giống “bó đuốc” ở đặc tính “đốt

Ngày đăng: 06/10/2019, 05:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
[2] Võ Bình, Lê Anh Hiền (1983), Phong cách học – thực hành tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học – thực hành tiếng Việt
Tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1983
[3] Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
[4] Hữu Đạt (2016) , Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt hiện đại
Nhà XB: NXB Giáo dục
[5] Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2008
[6] Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 777 khái niệm ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2010
[7] Lê Bán Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bán Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 1999
[8] Bùi Bích Hạnh (2015), thơ trẻ Việt Nam 1965-1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: thơ trẻ Việt Nam 1965-1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình
Tác giả: Bùi Bích Hạnh
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2015
[9] Lê Lan Hương (2012), Đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ, luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ
Tác giả: Lê Lan Hương
Năm: 2012
[10] Đinh Trọng Lạc ( chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc ( chủ biên), Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
[11] Đinh Trọng Lạc (1996), 99 biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
[12] Đinh Trọng Lạc (1997), Phong cách học tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 1997
[13] Nguyễn Văn Long (chủ biên), Nguyễn Thị Bình, Lã Thị Bắc Lý, Mai Thị Nhung, Trần Đăng Xuyền (2007), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại tập III (từ sau Cách mạng tháng Tám 1945), NXB Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại tập III (từ sau Cách mạng tháng Tám 1945)
Tác giả: Nguyễn Văn Long (chủ biên), Nguyễn Thị Bình, Lã Thị Bắc Lý, Mai Thị Nhung, Trần Đăng Xuyền
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
Năm: 2007
[14] Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý (đồng chủ biên) (2004), Từ điển tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam (dùng cho nhà trường), NXB Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam (dùng cho nhà trường)
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
Năm: 2004
[16] Nguyễn Thị Thảo My (2016), Ẩn dụ bổ sung trong thơ Lưu Quang Vũ, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ bổ sung trong thơ Lưu Quang Vũ
Tác giả: Nguyễn Thị Thảo My
Năm: 2016
[17] Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 1996
[18] Diệp Thị Kim Ngân (2011), Phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình
Tác giả: Diệp Thị Kim Ngân
Năm: 2011
[19] Bùi Trọng Ngoãn (2008), Bài giảng Phong cách học tiếng Việt, Trường đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Bùi Trọng Ngoãn
Năm: 2008
[20] Bùi Trọng Ngoãn (2009), Tiếp cận tác phẩm thơ ca dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại, đề tài khoa học công nghệ cấp bộ, mã số: B 2007- ĐN03 – 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận tác phẩm thơ ca dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại
Tác giả: Bùi Trọng Ngoãn
Năm: 2009
[21] Bùi Trọng Ngoãn (2010), “Bàn thêm về phép so sánh tu từ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5.2010, tập 1, tr.249- 261 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về phép so sánh tu từ”, Tạp chí "Khoa học và Công nghệ
Tác giả: Bùi Trọng Ngoãn
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w