1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn Hóa Doanh Nghiệp và Thực tiễn áp dụng

20 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 222,23 KB

Nội dung

Quá trình hình thành VHDN là một quá trình lâu dài được hình thành bởi nhiều yếu tố, song bên cạnh đó cũng không ít yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến sự hình thành này. Trong nhiều yếu tố đó, phải kể đến 3 yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất là văn hóa dân tộc, nhà lãnh đạo và những giá trị văn hóa học hỏi được từ môi trường bên ngoài.Văn hóa doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệpTrong môi trường kinh tế đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì VHDN chính là một trong những vũ khí mà DN hướng tới để tăng lợi thế cạnh tranh cho mình. Bên cạnh các yếu tố như năng lực tài chính, sức mạnh thị trường, chất lượng nguồn nhân lực mà các DN đang xây dựng thì VHDN cũng đã bắt đầu được các DN chú ý và xem là trọng tâm trong phát triển. VHDN mạnh tạo ra sức mạnh từ bên trong cho DN thông qua sự đoàn kết, nhất quyết, thấu hiểu của mọi người trong DN từ đó tạo ra sức mạnh vững chắc khi cạnh tranh với các DN khác.

Trang 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm còn mới với nhiều người, còn có sự lầm tưởng và nhầm khi hiểu VHDN trong nhiều cán bộ quản lý Vì thế trong chương này chúng tôi muốn đưa ra các khái niệm cơ bản nhất để khái quát được những đặc điểm cơ bản nhất của VHDN

1.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Văn hóa doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm Văn hóa

Theo nghĩa gốc của từ

- Phương Tây: Văn hóa - culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay như kultur (theo tiếng

Đức) đều có nguồn gốc từ chữ Latinh - cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trong nom cây lương thực Sau đó từ cultus được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội với nghĩa vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người

- Phương Đông: trong tiếng Hán, cổ từ văn hóa bao hàm ý nghĩa “văn” là vẻ đẹp của nhân

tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân

và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền Còn chữ “hóa” là đem cái văn (cái đẹp,

cái tốt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn, đời sống Vậy văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa

Theo phạm vi nghiên cứu

- Theo Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn: “Văn hóa là toàn bộ những tri thức, những

tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được”.

- Theo E.Herrriot: “Văn hóa là cái còn lại sau khi người ta quên đi tất cả, là cái vẫn còn

thiếu sau khi người ta đã học tất cả”.

- Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống, loài người mới sáng tạo và

phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh tức đó là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh

ra nhằm mục thích ứng những nhu cầu đời sống, đòi hỏi của sự sinh tồn”.

- Theo Unesco: “Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần,

vật chất, tri thức, linh cảm … khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng”.

Trang 2

- Ngoài ra còn rất nhiều khái niệm, định nghĩa về văn hóa như định nghĩa lịch sử của Edward Spair, định nghĩa chuẩn mực của Wiliam Isaac Thomas, định nghĩa tâm lí học của Wiliam Graham Summer và Albert Galloway Keller, định nghĩa cấu trúc của Ralph Linton, định nghĩa nguồn gốc của Pitirim Alexandrovich Sorokin… Đến thời điểm hiện tại theo thống kê thì đã có khoảng 164 định nghĩa có giá trị và được thừa nhận

Dựa trên những định nghĩa phổ biến rộng rãi kết hợp giữa cách định nghĩa văn hóa của phương Động và phương Tây của thì nhóm tác giả đưa ra khái niệm văn hóa như sau:

“Văn hóa là toàn bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật,

những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán mà con người tích lũy được trong suốt quá trình sống thông qua giáo dục, tiếp nhận từ thế giới quan để hình thành lên nhân cách trong xã hội”.

1.1.2 Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp

- Theo Stephen P.Robbins: “VĂN HÓA DOANH NGHIỆP là một hế thống quy luật

chung được các thành viên chấp nhận và hành xử để tạo nên sự khác biệt trong nhận biết giữa tổ chức hay doanh nghiệp này với tổ chức hay doanh nghiệp khác”.

- Theo Rolff Bergman và Ian Stagg: “VĂN HÓA DOANH NGHIỆP là một các hệ thống

các ý nghĩa biểu đạt chung bao trùm lên toàn bộ doanh nghiệp, có tính chất quyết định tới mọi hành vi và hoạt động của toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp đó”.

- Theo Ricardo và Jolly: “Nói về một tập hợp các giá trị và niềm tin được hiểu và chia sẽ

bởi các thành viên trong tổ chức Các giá trị và niềm tin này được đặc trưng cho từng tổ chức và để phân biệt giữa các tổ chức này với tổ chức khác Văn hóa của một tổ chức giúp xác định và hình thành nên thái độ, hành vi của các thành viên trong tổ chức đó”.

- Theo Lund, Pool: “VĂN HÓA DOANH NGHIỆP là một hệ thống các giá trị, các niềm

tin và khuôn mẫu hành vi ứng xử mà hình thành nên các hành vi cốt lõi của tổ chức và giúp định hình hành vi ứng xử của nhân viên”

- Theo Edgar H.Schein: “VĂN HÓA DOANH NGHIỆP là một hệ thống các giá trị, các

niềm tin và khuôn mẫu hành vi ứng xử mà hình thành nên hành vi cốt lõi của tổ chức và giúp định hình hành vi ứng xử của nhân viên”

- Theo Georges de Saite Marie: “VĂN HÓA DOANH NGHIỆP là tổng hợp các giá trị,

các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kị, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.

Trang 3

- Theo tổ chức ILO: “VĂN HÓA DOANH NGHIỆP là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các

tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng

là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.

- Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân - Phó trường khoa Quản trị kinh doanh, Đại học

kinh tế quốc dân cho rằng: “VĂN HÓA DOANH NGHIỆP là hệ thống các giá trị, triết

lý, hành động và cách vận dụng vào việc ra quyết định trong thực tiễn được xây dựng nhằm mục đích hướng tới sự đồng thuận về nhận thức và sự đồng tâm, nhất trí trong hành động”.

Có thể nói rằng VHDN là một tập hợp con của khái niệm mẹ Văn hóa VHDN chính

là văn hóa nhưng trong phạm vi D/N nó mang những đặc điểm của văn hóa nói chung và mang tính đặc thù của phạm vi D/N nói riêng Từ đó có thể đưa ra khái niệm VHDN như sau:

“VĂN HÓA DOANH NGHIỆP là toàn bộ những giá trị văn hóa được hình thành

trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp giữa mọi người với nhau đem lại những đặc điểm riêng biệt cho doanh nghiệp”.

1.1.3 Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trong môi trường kinh tế đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì VHDN chính là một trong những vũ khí mà D/N hướng tới để tăng lợi thế cạnh tranh cho mình Bên cạnh các yếu tố như năng lực tài chính, sức mạnh thị trường, chất lượng nguồn nhân lực

mà các D/N đang xây dựng thì VHDN cũng đã bắt đầu được các D/N chú ý và xem là trọng tâm trong phát triển VHDN mạnh tạo ra sức mạnh từ bên trong cho D/N thông qua sự đoàn kết, nhất quyết, thấu hiểu của mọi người trong D/N từ đó tạo ra sức mạnh vững chắc khi cạnh tranh với các D/N khác

Văn hóa doanh nghiệp là một nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của D/N Dù là D/N nào, thì họ vẫn thường mong muốn nhân viên làm việc hiệu quả, tích cực và năng

suất cao thì họ thường thông qua việc động viên bằng cách “tiền” là cảm thấy hiệu quả

nhất Nhưng trong thời điểm các giới hạn bão hòa, tiền bạc chỉ mang tính chất tạm thời thì động lực làm việc của nhân viên còn phụ thuộc vào các yếu tố vô hình khác mà VHDN

là một trong số tác nhân đó Khi các giá trị văn hóa trong D/N được định hướng và khiến

Trang 4

cho nhân viên gắn kết với tổ chức thì họ sẽ tự xem mình phải cố gắng và nỗ lực cùng D/N thông qua tạo ra các giá trị cốt lõi Từ đó VHDN tạo thành một nguồn lực cộng sinh cho D/N

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược là một quá trình không thể thiếu trong D/N Nhưng để thực hiện một chiến lược không phải đơn giản, để hiện thực hóa công việc bàn giấy ra thực tế cần có sự hợp tác mọi mặt, mọi nguồn lực VHDN quyết định có sự ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình ấy khi tham gia với vai trò chất xúc tác cho cả quá trình VHDN mạnh

sẽ tạo ra sự đồng lòng, nhất chí và đoàn kết để mọi người cùng nhìn về một hướng để tăng cường sự hợp tác để thực hiện mục tiêu chung

1.2.Đặc điểm Văn hóa doanh nghiệp

1.2.1 Biểu hiện Văn hóa doanh nghiệp

Có những giá trị được thể hiện cụ thể ra bên ngoài giúp chúng ta cảm nhận và hiểu được giá trị văn hóa mà D/N đang xây dựng Tuy nhiên, cũng có những giá trị cốt lõi được phát triển bên trong đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho những bước đi của D/N trên thị trường luôn luôn cạnh tranh để tồn tại VHDN được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng cuối cùng đều được tổng hợp thành một chỉnh thể thống nhất cho các quy tắc, hành vi được áp dụng trong các hành vi hoạt động của tổ chức Như vậy,

để hiểu rõ hơn về biểu hiện của VHDN thì chúng ta sẽ đi phân tích những biểu hiện trực quan và phi trực quan của văn hóa trong D/N

Biểu hiện trực quan của Văn hóa doanh nghiệp

Đây là những yếu tố được thể hiện cụ thể ra bên ngoài tạo cho mọi người khi nhìn vào đều có những cảm nhận về văn hóa mà D/N đang xây dựng và phát triển Cụ thể là:

- Kiến trúc: đó là các thiết kế, xây dựng về ngoại và nội thất của D/N Đó là những cách

thiết kế trụ sở công ty, cách sắp xếp bàn ghế, thiết kế văn phòng hay đến trang phục, dịch

vụ của D/N Tất cả những thứ ấy tạo nên một môi trường làm việc cho tất cả nhân viên trong công ty Đây là một trong những yếu tố khiến người khác khi nhìn vào D/N sẽ có những cảm nhận đầu tiên về văn hóa nơi đây Ví dụ như nếu nhìn vào thiết kế bên ngoài

và cách sắp xếp văn phòng bên trong theo một cách khuôn phép, ngăn nắp thì người khác

có thể hiểu rằng D/N đang xây dựng văn hóa kinh doanh nghiêm túc, tôn trọng những nguyên tắc Ngược lại, nếu thiết kế theo kiểu tự do, thoải mái thì có thể hiểu rằng D/N

Trang 5

đang xây dựng văn hóa làm việc tôn trọng sự sáng tạo, tự do Như vậy, kiến trúc xây dựng được xem như biểu tượng của công ty, thể hiện một giá trị, ý nghĩa nào đó gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Và những thiết kế nội thất bên trong sẽ là yếu tố thể hiện cho mọi người biết phong cách, phương châm chiến lược kinh doanh của công ty

- Nghi lễ: đây là những giá trị văn hóa mà D/N luôn muốn xây dựng để tạo ra nét riêng của

mình Đó là những nghi lễ đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị dưới hình thức là các hoạt động xã hội - văn hóa được tổ chức định kỳ hoặc bất thường nhằm tạo ra sự kết nối giữa các chủ thể khác nhau trong tổ chức với mục đích tạo ra sự kết nối giữa các thành viên của D/N và đồng thời mang lại giá trị lợi ích nào đó cho những người tham gia vào các nghi lễ này Nghi lễ được xem là một công cụ hiệu quả để các nhà quản lý có thể nhấn mạnh những giá trị cốt lõi mà D/N xây dựng ở hiện tại và giới thiệu những yếu tố

mà D/N coi trọng để phát triển trong tương lai Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để tổ chức có thể tuyên dương những nhân viên xuất sắc đã đóng góp một phần quan trọng cho lợi ích chung của D/N và đồng thời cũng rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên, tạo

ra sự gắn bó lâu dài của họ với D/N

- Giai thoại, huyền thoại: những câu chuyện về những sự kiện mang tính bước ngoặt và

lịch sử hay những nhân vật được xem là biểu tượng của D/N giữ sự tác động rất lớn đến những thế hệ nhân viên kế cận Những mẫu chuyện và những con người này sẽ là một bài học quý giá cho những giá trị mà D/N có được Nó góp phần định hướng về nhận thức phát triển chung cho toàn D/N và các thề hệ nhân viên hiện tại sẽ nhìn vào các huyền thoại này mà cố gắng phấn đấu, nỗ lực không ngừng vì sự trường tồn chung cho D/N

- Biểu tượng, logo: nếu như kiến trúc là phản ánh bề ngoài cho D/N thì những biểu tượng,

logo sẽ là những dấu ấn khắc sâu vào tâm trí của mọi người khi biết đến D/N Biểu tượng

là hình thức thể hiện đặc trưng của tổ chức thông qua các sản phẩm, dịch vụ của họ đến cách bố trí, sắp xếp nơi làm việc Biểu tượng mang đến những giá trị, những ý nghĩa tiềm

ẩn của tổ chức thông qua các hình thái vật chất cụ thể Bởi vì nó muốn mang đến những giá trị, ý nghĩa đặc biệt về mặt tinh thần thông qua những giá trị vật chất nhất định Từ

đó, mang đến các cách tiếp nhận khác nhau của mỗi người về giá trị D/N mà nó biểu trưng

Bên cạnh biểu tượng thì logo, thương hiệu mang đến cho khách hàng cảm nhận về

giá trị của tổ chức thông qua sản phẩm thiết kế sáng tạo, biểu tượng vật chất, ngôn ngữ nghệ thuật Logo được xem là miếng nam châm có lực hút mạnh mẽ với khách hàng vì

nó thu hút sự chú ý của khách hàng về một giá trị chủ đạo mà D/N muốn truyền đạt, tạo

Trang 6

ấn tượng và khắc sâu vào tâm trí khách hàng Ngày nay, nhiều D/N nổi tiếng trên thế giới luôn luôn chú trọng xây dựng logo để có thể điểu chỉnh tâm lý cho khách hàng hàng khi lựa chọn sản phẩm Những biểu tượng logo đơn giản, dễ nhớ sẽ giúp gây ấn tượng sâu hơn và từ đó tạo ra một thói quen về mặt nhãn quan giúp khách hàng nhớ đến D/N nhiều hơn Ví dụ như hãng Apple nổi tiếng với logo là quả táo cắn dở hay cà phê starbuck khắc họa hình ảnh nữ thần … Như vậy, Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng những giá trị

mà nó mang lại là vô cùng lớn

- Ngôn ngữ, khẩu hiệu: khẩu hiệu được hiểu là cách sử dụng nhưng câu chữ có thể theo

cách ẩn dụ, ví von hay mang tính cổ động để nói đến một phương châm kinh doanh, phát động một phong trào, chương trình gắn liền với D/N Đồng thời, nó cũng góp phần nói lên văn hóa của D/N đó Khẩu hiệu ngày càng được sử dung rộng rãi hơn trong môi trường kinh doanh vì nó là hình thức dễ đi vào trí nhớ của nhân viên và khách hàng Khẩu hiệu thông thường là những câu nói ngắn gọn, đơn giản để nói lên một vấn đề nào

đó mà D/N hướng đến Chính vì vậy, khẩu hiệu được xem là công cụ để D/N có thể giới thiệu những triết lý, phương châm trong hoạt động kinh doanh của mình Một vài ví dụ

cụ thể mà chắc hẳn nhiểu khách hàng biết đến như Công ty bảo hiểm Prudential gây ấn

tương với khẩu hiệu “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn khẩu hiệu”.

- Ấn phẩm, quảng cáo: Đây là phương thức giúp mọi người có cái nhìn cụ thể hơn về văn

hóa, hoạt động kinh doanh của D/N thông qua bảng báo cáo tài chính, các tài liệu giới thiệu hoạt động công ty, các quảng cáo về D/N và giới thiệu sản phẩm, các tài liệu khác liên quan đến những hoạt động của D/N… Đây được xem là hình thức giúp khách hàng

có thể hiểu rõ hơn nét văn hóa của D/N, tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Biểu hiện phi trực quan của D/N

Đây là những giá trị vô hình mà khi nhìn vào chúng ta khó có thể nhìn nhận được nét văn hóa riêng của D/N Đây là những yếu tố đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn thấu đáo, suy xét thật sâu mới hiểu được nền văn hóa mà D/N đang hướng đến Những yếu tố phi trực quan này bao gồm:

- Lý tưởng: là những suy nghĩ, định hướng được đúc kết trong phương châm và triết lý

kinh doanh trong D/N Từ đó, nó hướng tập thể lãnh đạo và D/N suy nghĩ về cùng một hướng, nhìn nhận và giải quyết những vấn đề phát sinh theo một hướng mà lý tưởng đã dẫn đường Đây chính là yếu tố quan trọng, mang tính dẫn đường cho những hoạt động kinh doanh của D/N được thống nhất giữa các bộ phận với nhau Một D/N xây dựng được lý tưởng đẹp, mang tính định hướng phát triển cao thì D/N đó có thể dễ dàng đi đến điểm thành công

Trang 7

- Niềm tin, giá trị và thái độ: Đây là những yếu tố thuộc về các chuẩn mực đạo đức của

con người Nói cách khác, đây là những yếu tố mang tính định tính bên trong mỗi lãnh đạo và nhân viên của D/N Cụ thể, giá trị là những quy tắc về đạo đức cho cá nhân biết hành động của mình là đúng hay sai, có phù hợp với văn hóa tổ chức hay không Một ví

dụ cụ thể, nếu bạn làm việc trong một môi trường có tính kỷ luật cao, gắn liền với những nguyên tắc thì khi bạn thực hiện những hoạt động, hành vi của mình phù hợp với những văn hóa đó thì bạn sẽ là một người phù hợp với môi trường này, góp phần giúp lợi ích kinh doanh chung của D/N Cụ thể, theo ông Rokeach (1975) đã có định nghĩa về giá trị

như sau “Giá trị là niềm tin sâu sắc đối với đối với một cách ứng xử đặc biệt nào đó được các thành viên hay tổ chức mong muốn thực hiện” Như vậy, ta có thể hiểu rằng

niềm tin giống như là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta có thể chắc chắn hơn, có niềm tin hơn khi thực hiện một hành vi nào đó và nhận thức được rằng cái nào là đúng, cái nào

là sai Niềm tin bắt nguồn đầu tiên từ những nhà lãnh đạo và sau đó chuyển hóa dần thành niểm tin cho tập thể nhân viên của D/N Từ đó, nó giúp điều chỉnh hành vi của tập thể theo đúng hướng, phù hợp với những lý tưởng mà D/N xây dựng

Nếu như nói giá trị và niềm tin là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau thì thái độ chính là chất keo kết dính để chúng mãi bền chặt hơn Bởi vì thái độ sử dụng tình cảm để tạo ra sự gắn kết Ngoài ra, thái độ là những yếu tố bên trong giúp con người tự điều chỉnh và ứng phó với những thay đổi của cuộc sống bên ngoài Và nó được phát triển theo từng ngày tạo ra thái độ bền vững hơn, từ đó mang tính nhất quán cao khi ứng

xử, tác động tích cực đến động cơ làm việc của nhân viên trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi

Như vậy, chúng ta vừa đi phân tích từ ngoài vào trong hình thức biểu hiện của D/N Tùy từng D/N mà họ sẽ xây dựng nền văn hóa khác nhau, đặc biệt chú trọng vào xây dựng các yếu tố nào để tạo nên sự riêng biệt và đặc trưng cho D/N mình

1.2.2 Yếu tố ảnh hưởng Văn hóa doanh nghiệp

Quá trình hình thành VHDN là một quá trình lâu dài được hình thành bởi nhiều yếu

tố, song bên cạnh đó cũng không ít yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến sự hình thành này Trong nhiều yếu tố đó, phải kể đến 3 yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất là văn hóa dân tộc, nhà lãnh đạo và những giá trị văn hóa học hỏi được từ môi trường bên ngoài

Văn hóa dân tộc

Văn hóa dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng về văn hóa của dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước mang tính

Trang 8

bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn Để thấy rõ được sự ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đến VHDN, xin được lấy ví dụ về văn hóa của một số quốc gia sau:

Việt Nam là một đất nước có hàng nghìn năm văn hiến qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng cho mình một hệ thống quan điểm và nguyên tắc hành vi trong cộng đồng Trong đó, nổi bật lên những đặc điểm của văn hóa dân tộc Việt Nam như tư tưởng nhân bản, yêu chuộng hòa bình, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu

tự lực, tự cường, đoàn kết…Đây là những yếu rố tạo nên bản sắc VHDN Việt Nam Bên cạnh đó, văn hóa dân tộc Việt Nam cũng có những điểm hạn chế như người Việt Nam dễ dàng thỏa mãn với những lợi ích trước mắt, ngại cạnh tranh, tư tưởng trọng nông khinh thương ăn sâu vào tâm lý người Việt, thói quen \tôn sùng kinh nghiệm, không dám đối mặt với sự đột phá…đã gây sự cản trở cho sự phát triển của D/N

Nói đến Nhật Bản là nói đến sự cần cù và ham học hỏi Ai cũng biết sau thế chiến thứ hai, Nhật đã tiếp thu quy mô lớn hệ thống lý luận quản lý tiến tiến của Mỹ và Châu

Âu nhưng với cách riêng của mình là vẫn giữ lại được văn hóa quản lý kiểu gia tộc, từ đó các D/N Nhật Bản đã làm cho VHDN hòa nhập với văn hóa dân tộc tạo ra một hệ thống quản lý độc đáo kiểu Nhật Cốt lõi của quản lý Nhật là chế độ làm việc suốt đời, trật tự cùng với việc biết gắn với công nghệ, kỹ thuật, cách thức quản lý D/N hiện đại với văn hóa Nhật vốn lấy trung thành làm gốc

Và cuối cùng xin đề cập đến văn hóa của Mỹ, một nét văn hóa hoàn toàn khác biệt bởi người Mỹ có chí tiến thủ rất mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cùng với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc tạo nên một bản sắc văn hóa mới – Văn hóa Mỹ Quan niệm của

họ rằng tất cả mọi người đều bình đẳng, ý thức tôn sùng tự do, hiệu quả thực tế, phóng khoáng và theo chủ nghĩa cá nhân, những yếu tố này đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của VHDN Mỹ

Tóm lại, với nền văn hóa dân tộc khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành hình thành nên nền VHDN khác nhau Điều quan trọng, các D/N biết xây dựng VHDN dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc mà học đang sống thì họ sẽ thành công, còn nếu chỉ biết du nhập một cách máy móc nền văn hóa dân tộc khác mà không gắn kết được với văn hóa dân tộc bản địa thì D/N ấy sẽ thất bại

Trang 9

Lãnh đạo

Lãnh đạo D/N không chỉ có vai trò là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của tổ chức mà còn là người tạo dựng nền tảng VHDN Ngay từ khi sáng lập D/N thì lãnh đạo đã chọn ra mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cho D/N Qua những mục tiêu và nguyên tắc hoạt động này và quá trình truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh hay những triết lý kinh doanh, mục tiêu chiến lược, thậm chí cả những khát khao, niềm tin, tính cách của lãnh đạo cũng trở thành những giá trị chung cho D/N Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng là người hình thành, nuôi dưỡng những chuẩn mực văn hóa trong quá trình hoạt động của D/N cùng với thành viên trong tổ chức tiếp nhận và đóng góp những chuẩn mực văn hóa này trở thành những tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn hành vi cho phù hợp

- Sáng lập viên – người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hóa cơ bản của D/N

Sáng lập viên là người ghi lại dấu ấn đậm nét nhất lên VHDN bởi là người đầu tiên xây dựng và cũng là người lựa chọn hướng đi, môi trường làm việc cho cả D/N Những

sự lựa chọn ấy sẽ mang theo hơi hướng triết lý riêng, cá tính và tài năng của chính bản thân lãnh đạo

Với việc là người đi tiên phong, là đầu tàu cho D/N thì những hình ảnh, hành vi và thái độ của lãnh đạo có sức ảnh hưởng to lớn đối với hành vi của nhân viên vì họ coi đây

là chuẩn mực để có thể noi theo Chính vì thế, nhà lãnh đạo phải biết xây dựng cho mình một hình ảnh chuẩn mực và phù hợp với văn hóa đồng thời không ngừng phát triển bản thân, nâng cao khả năng lãnh đạo để có thể tạo được niềm tìn nơi nhân viên của mình

- Các nhà lãnh đạo kế cận và sự thay đổi VHDN

Trong quá trình hoạt động và phát triển, do môi trường tác động và nhiều yếu tố thay đổi đôi lúc sẽ dẫn đến sự thay đổi lãnh đạo, lúc này D/N sẽ phải đứng trước những thách thức hoặc là chuyển sang một giai đoạn mới với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức, nhân sự, chiến lược phát triển hoặc là vẫn giữ nguyên cơ cấu, nhân sự cũng như chiến lược phát triển cũ Tuy nhiên, một điều ta sẽ thấy là trong bất cứ trường hợp nào thì VHDN cũng ít nhiều thay đổi Bởi, VHDN phản ánh rất rõ cá tính, triết lý kinh doanh của người lãnh đạo Hai lãnh đạo khác nhau thì tất yếu những giá trị họ tạo ra sẽ khác nhau Chính vì vậy, mà thay đổi văn hóa trong D/N là một thách thức lớn do tâm lý ngại

Trang 10

thay đổi và có ý chống đối với những thay đổi của con người, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải

có những hoạt động rất tích cực, cẩn trọng và bền bỉ

Những giá trị được hình thành từ văn hóa bên ngoài

- Kinh nghiệm tập thể của D/N

Đây là giá trị văn hóa được tích lũy trong quá trình hoạt động từ chính những lãnh đạo và tập thể nhân viên của chính bản thân D/N dựa trên nền văn hóa được tạo lập trước đó góp phần hoàn thiện cho VHDN

- Những giá trị học hỏi được từ D/N khác

Mỗi D/N đều có nét văn hóa riêng của mình, tuy nhiên nếu có những nét văn hóa hay và phù hợp với D/N mình thì vẫn có thể lấy đó làm học tập và noi theo với điều kiện lấy một cách có chọn lọc, áp dụng một cách linh hoạt sáng tạo sao cho phù hợp nhất với D/N mình Vì không phải áp dụng tất cả những cái hay của người khác thì hiển nhiên nó trở thành cái hay của mình, mà điều quan trọng nhất là phải phù hợp

- Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác

Trong quá trình kinh doanh, các D/N thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau để tồn tại trong điều kiện kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn như hiện nay Chính điều đó đã đặt ra vấn đề là sẽ có sự khác nhau về VHDN vì thế các D/N sẽ phát triển giao lưu về văn hóa, việc này giúp cho các D/N học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của D/N khác để phát triển văn hóa cho D/N mình

Cùng vấn đề này, các tập đoàn đa quốc gia cũng phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa quốc gia, đa sắc tộc và đa văn hóa Họ cần phải xây dựng một nền VHDN mạnh

và mang bản sắc riêng biệt Để có thể xây dựng một VHDN chung cho toàn thể chi nhánh

và xây dựng một VHDN riêng cho mỗi chi nhánh tránh không gây ra sự bất đồng trong văn hóa vì vậy mà D/N đã học hỏi được những nét đặc trưng của những nền văn hóa khác nhau

- Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại

Khi một hay nhiều thành viên đến họ sẽ mang đến cho D/N những giá trị văn hóa mới, nếu những giá trị văn hóa mới này phù hợp với VHDN sẽ được đón nhận, tạo điều

Ngày đăng: 01/10/2019, 21:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w