Trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức và cá nhân ngày càng có nhu cầu sử dụng Dịch vụ pháp lý. Các tổ chức và cá nhân cần sự trợ giúp pháp lý một cách thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý cho các giao dịch của mình.Các chủ thể tham gia nhiều giao dịch liên quan đến nhiều lĩnh vực được điều chỉnh bởi pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế. Hình thức pháp lý của các giao dịch đó là hợp đồng. Để các giao dịch của các chủ thể diễn ra an toàn và hiệu quả thì cần phải có sự trợ giúp pháp lý từ phóa các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý. Việc trợ giúp pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ pháp lý đối với bên sử dụng dịch vụ pháp lý được thể hiện dưới hình hợp đồng dịch vụ pháp lý.Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay còn chưa hoàn chỉnh và được quy định ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như: Bộ luật Dân sự 2005; Luật Thương mại năm 2005; các đạo luật chuyên ngành và một số văn bản dưới luật, bước đầu đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động dịch vụ pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ pháp lý ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu dịch vụ pháp lý
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức và
cá nhân ngày càng có nhu cầu sử dụng Dịch vụ pháp lý Các tổ chức và cá nhân cần sự trợ giúp pháp lý một cách thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý cho các giao dịch của mình
Các chủ thể tham gia nhiều giao dịch liên quan đến nhiều lĩnh vực được điều chỉnh bởi pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế Hình thức pháp lý của các giao dịch đó là hợp đồng Để các giao dịch của các chủ thể diễn ra an toàn và hiệu quả thì cần phải có sự trợ giúp pháp lý từ phóa các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý Việc trợ giúp pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ pháp lý đối với bên sử dụng dịch
vụ pháp lý được thể hiện dưới hình hợp đồng dịch vụ pháp lý
Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay còn chưa hoàn chỉnh và được quy định ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như: Bộ luật Dân sự 2005; Luật Thương mại năm 2005; các đạo luật chuyên ngành và một số văn bản dưới luật, bước đầu đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động dịch vụ pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ pháp lý ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu dịch vụ pháp lý
Trang 2I SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ
1 Khái niệm Hợp đồng dịch vụ pháp lý
Hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cung ứng cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ pháp lý cho bên thuê dịch
vụ để nhận thù lao, còn bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận điều kiện theo
2 Đặc điểm Hợp đồng dịch vụ pháp lý
Hợp đồng dịch vụ pháp lý có các đặc điểm sau:
Bên cung ứng dịch vụ pháp lý phải là tổ chức hành nghề có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Đó là các điều kiện cơ bản như: Phải được tổ chức dưới hình thức tổ chức hành nghề cung ứng dịch vụ pháp lý hoặc người cung ứng dịch vụ pháp lý hành nghề độc lập với tư cách cá nhân; đã đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc cấp giấy phép hoạt động dịch vụ pháp lý; cung ứng dịch vụ pháp lý đúng lĩnh vực và đúng loại hình dịch vụ pháp lý của tổ chức hành nghề;
Phương thức ký kết và hình thức một số Hợp đồng dịch vụ pháp lý không thuộc các trường hợp thông thường của hợp đồng truyền thống;
Hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính đối nhân và tính rủi ro cao;
Qúa trình cung ứng hầu hết các Hợp đồng dịch vụ pháp lý phụ thuộc vào bên thứ ba;
3 Hợp đồng dịch vụ pháp lý của luật sư
Theo khoản 1 điều 26 Luật Luật sư thì “Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng pháp lý theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá
Trang 3nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.” Từ thực tiễn hành nghề Luật sư có thể phân loại thành hai loại hợp đồng dịch vụ pháp lý sau:
- Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định (hợp đồng dịch vụ pháp lý thường xuyên): là loại hợp đồng dịch vụ pháp lý theo đó tổ chức hành nghề Luật sư/Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho các tổ chức, cá nhân trong một khoảng thời gian liên tục với phạm vi công việc nhất định Khi phát sinh vấn
đề cần tư vấn thuộc phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý, khách hàng sẽ gởi hồ
sơ, yêu cầu cụ thể để Luật sư tư vấn, phí dịch vụ pháp lý sẽ trả cố định theo tháng hoặc quý hoặc năm
- Hợp đồng dịch vụ pháp lý theo vụ việc là loại hợp đồng dịch vụ pháp lý theo
đó tổ chức hành nghề Luật sư/ Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để giải quyết một hoặc một số công việc nhất định và sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng dịch
vụ pháp lý ngay sau khi hoàn thành phạm vi công việc
II NHỮNG LƯU Ý KHI ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
PHÁP LÝ
Theo khoản 2 điều 26 Luật Luật sư, hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
- Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của
tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
- Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp
Thứ nhất, Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Trang 4Các tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư thường có tờ khai, mẫu, biểu theo quy định, trong giai đoạn tiếp xúc khách hàng đầu tiên đề nghị khách hàng điền nhằm thu thập thông tin từ khách hàng: tên, địa chỉ, quốc tịch, số điện thoại và các hình thức liên hệ khác
Thể hiện đầy đủ thông tin khách hàng là tiêu chí quan trọng để xác định năng lực chủ thể của khách hàng, xác định quốc tịch khách hàng
Thứ hai, Nội dung dịch vụ
Điều khoản nội dung dịch vụ ghi nhận sự thống nhất giữa Luật sư và khách hàng về các dịch vụ Luật sư sẽ cung cấp cho khách hàng Nội dung dịch vụ là cơ
sở để Luật sư và khách hàng thống nhất các nội dung khác của hợp đồng như phí dịch vụ pháp lý, thời hạn thực hiện, quyền và nghĩa vụ giữa các bên, v.v… Do đó, Luật sư nên cố gắng văn bản hóa thật rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu về các công việc
sẽ tiến hành
Ví dụ : Bên A (Công ty Luật hợp danh X) thay mặt bên B (Khách hàng) tiến hành
thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại
Sở Công Thương, bao gồm các công việc sau:
i/ Tư vấn thủ tục và quy định pháp luật liên quan đến thủ tục Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
ii/ Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu theo quy định;
iii/ Đại diện quý khách nộp hồ sơ;
iv/ Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
v/ Cùng quý khách tiếp đoàn thẩm định; vi/ Đại diện quý khách nhận kết quả; vii/ Giao khách hàng bộ hồ sơ hoàn chỉnh để lưu
Thứ ba, Thời hạn thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý
Quy định về thời hạn thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đòi hỏi Luật sư phải
có sự tính toán kỹ lưỡng những vấn đề sau:
Trang 5i/ Tính chất vụ việc đơn giản hay phức tạp;
ii/ Thời gian Luật sư sử dụng để thực hiện nội dung dịch vụ pháp lý;
iii/ Những yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nội dung dịch vụ pháp lý;
iv/ Quy định của pháp luật về thời hạn nhất định, ví dụ như thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy đăng ký đầu tư;
v/ Thời điểm bắt đầu thời hạn cung cấp dịch vụ pháp lý
Trên thực tế có nhiều Luật sư để đảm bảo an toàn nghề nghiệp đã đưa ra thời hạn thực hiện dịch vụ lâu dài hơn dự tính Cách làm này có hạn chế là khách hàng
sẽ có thể so sánh giữa dịch vụ do tổ chức hành nghề Luật sư khác cung cấp Bên cạnh đó, nhiều khách hàng khi nhận thấy thời hạn cung cấp dịch vụ pháp lý có sự chênh lệch khá lớn với các quy định của pháp luật về việc tiến hành thủ tục pháp lý nhất định có thể đặt câu hỏi và có thể không giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý vì
lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh
Thông thường các tổ chức hành nghề Luật sư có thể quy định thời điểm bắt đầu thời hạn cung cấp dịch vụ pháp lý theo những mốc thời gian sau:
i/ Kể từ ngày ký, đây thường là cách thông thường;
ii/ Kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng cứ và thông tin theo yêu cầu bằng văn bản của Luật sư;
iii/ Kể từ ngày khách hàng thanh toán một phần hoặc toàn bộ phí dịch vụ pháp lý;
iv/ Kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận hồ sơ;
v/ Kế hoạch công việc của Luật sư
Căn cứ vào từng yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý khác nhau Luật sư xác định thời điểm bắt đầu thời hạn cung cấp dịch vụ pháp lý phù hợp Tuy nhiên, khi cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến việc thực hiện một thủ tục nhất định Luật
sư luôn phải cân nhắc đến những yếu tố khách quan như ý kiến của cơ quan tiếp
Trang 6nhận hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ cũng như những yêu cầu giải trình, giải thích của các cơ quan này về những nội dung nhất định trong hồ sơ Hiện nay nhiều tổ chức hành nghề Luật sư sử dụng thời điểm bắt đầu thời hạn cung cấp dịch vụ pháp
lý cho loại công việc này là thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra thông báo tiếp nhận hồ sơ
Thứ năm, Quyền và nghĩa vụ của các bên
Nội dung điều và khoản này nhằm cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của các bên
Ví dụ: Trích điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên trong một mẫu hợp đồng
dịch vụ pháp lý :
“3 Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
3.1 Bên A có quyền:
a) Yêu cầu Bên B thực hiện các dịch vụ pháp lý đã thoả thuận với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho Bên A;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu xét thấy việc thực hiện công việc không mang lại lợi ích cho Bên A nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Bên B biết trước 15 ngày đồng thời phải thanh toán cho Bên B các khoản thù lao, chi phí theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này
c) Đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế xảy ra nếu Bên B vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ đã thoả thuận
3.2 Bên A có nghĩa vụ:
a) Đảm bảo các thông tin, tài liệu do Bên A cung cấp cho bên B là sự thật;
b) Cung cấp kịp thời các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để Bên B thực hiện công việc
c) Thanh toán tiền thù lao, chi phí cho Bên B theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này
Trang 7d) Thanh toán thù lao và chi phí theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này và bồi thường các thiệt hại thực tế xảy ra cho Bên B nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Điều 4 Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
4.1 Quyền của Bên B:
a) Yêu cầu Bên A cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ, phương tiện cần thiết
để thực hiện công việc
b) Yêu cầu Bên A thanh toán thù lao và chi phí theo thoả thuận
c) Yêu cầu Bên A thanh toán thù lao, chi phí và bồi thường những thiệt hại thực tế xảy ra cho Bên B nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
4.2 Nghĩa vụ của Bên B:
a) Thực hiện công việc đã thoả thuận với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm để đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho Bên A
b) Không được giao cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc nếu không có
sự đồng ý bằng văn bản của Bên A
c) Thông báo kịp thời cho Bên A về mọi vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện công việc Thông báo này được thực hiện bằng điện thoại, lời nói trực tiếp Việc thông báo bằng văn bản viết, fax, email từ địa chỉ email của Bên B cho Bên A chỉ được thực hiện nếu Bên A có yêu cầu bằng văn bản viết, bản fax hoặc email từ số máy fax, địa chỉ email mà Bên A cung cấp cho Bên B trong hợp đồng này
d) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu, chứng cứ hoặc sự kiện liên quan đến Bên A
mà Bên B biết được trong quá trình thực hiện công việc Chỉ được công bố các thông tin, tài liệu, chứng cứ, sự kiện đó nếu được sự đồng ý bằng văn bản viết, bản fax hoặc email từ từ những số máy fax, địa chỉ email hợp lệ của Bên A
đ) Bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu hoặc tiết lộ thông tin trái thoả thuận
Trang 8e) Bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.”
Thứ sáu, Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
Thù lao là một khái niệm để xác định công sức và kết quả làm việc của Luật sư
về hoạt động pháp lý được thỏa thuận giữa Luật sư và khách hàng, ở góc độ nào đó
có thể hiểu khách hàng trả công cho Luật sư khi họ nhờ Luật sư trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý Để xác định mức phí đối với các yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng Luật sư thường dựa vào các căn cứ sau: Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; Kinh nghiệm; Uy tín của luật sư
- Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý
Nội dung của sự việc pháp lý mà khách hàng nhờ luật sư giúp đỡ là những yêu cầu bao gồm những vấn đề gì, có bao nhiêu các quan hệ pháp luật trong vụ việc đó, diễn biến sự việc bắt đầu từ đâu, và hiện nay đang diễn ra như thế nào?
Tính chất của vụ việc được đánh giá là đơn giản hay phức tạp, nó không những phụ thuộc vào lĩnh vực pháp luật: hình sự, dân sự, kinh tế, lao động hay hành chính mà còn phụ thuộc vào chủ thể tham gia một hay nhiều quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể đến đâu? Khách thể các quan hệ pháp luật đó là gì? Luật sư có xác định được hay không để có thể tính mức thù lao và có khả năng nhận được vụ việc đó hay không?
Nội dung và tính chất của dịch vụ pháp lý là một trong các căn cứ quan trọng để tính mức thù lao bởi vì nó vừa là căn cứ để luật sư có thể đảm nhận việc
đó hay không? Vừa là căn cứ để tính mức thù lao cho chính xác
- Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý
Thời gian ở đây được hiểu là thời gian mà luật sư sử dụng để thực hiện dịch
vụ pháp lý chứ không đồng nhất với thời gian kéo dài của vụ việc
Trang 9Công sức cần được hiểu là cường độ làm việc và mức độ chất xám của luật
sư bỏ ra để hoàn thành trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng Công sức của luật sư khách với công sức của các loại hình lao động khách ở chỗ
nó kết hợp của nhiều yếu tố về sức khỏe với trí tuệ, đặc biệt là sự tổn hao về chất xám và các áp lực về mặt tâm lý của công việc mà luật sư phải vượt qua Công sức nhiều khi khách hàng không thấy và hiểu hết được, nhưng có trường hợp ngay cả Luật sư cũng không thể mường tượng hết, bởi những diễn biến phức tạp của vụ việc nằm ngoài ý muốn chủ quan của Luật sư
- Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư
Kinh nghiệm trong hoạt động Luật sư được tích lũy qua quá trình hành nghề của mỗi người Mỗi luật sư có được kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể việc học hỏi lớp đàn anh đi trước; có thể qua việc trao đổi kinh nghiệm của các diễn đàn về tọa đàm, hội thảo, giao lưu giữa các luật sư Nhưng cái quan trọng nhất vẫn tự bản thân mỗi người luôn phải cầu thị phấn đấu
Nếu luật sư còn non nghề thì căn cứ tính mức thù lao sẽ không cao, nhưng với luật sư có kinh nghiệm thì mức thù lao sẽ tính cao hơn trong cùng một vụ việc Trong thực tiễn hoạt động luật sư cho thấy khách hàng sẵn sàng cho thù lao cao hơn để tìm luật sư có kinh nghiệm và uy tín
Uy tín của luật sư không chỉ bao hàm khía cạnh kỹ năng, nó còn bao hàm khía cạnh đạo đức của Luật sư Khách hàng sẽ là người đánh giá thái độ và cách ứng xử của luật sư
Chính vì thế kinh nghiệm và uy tín của luật sư là một trong những căn cứ để tính mức thù lao cho chính xác
Thù lao của luật sư được tính theo các phương thức sau đây1: giờ làm việc của luật sư; Vụ, việc với mức thù lao trọn gói; Vụ, việc với mức thù lao tính theo
1 Khoản 2 điều 55 Luật Luật sư 2006
Trang 10tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định
- Thù lao theo giờ: số giờ thực tế Luật sư bỏ ra để thực hiện công việc cho đến
khi hoàn thành Thù lao theo giờ thường được áp dụng với những công việc tư vấn mà cả khách hàng và luật sư chưa thể xác định được thời gian hoàn thành công việc
- Thù lao theo vụ việc với mức thù lao trọn gói
Đối với một số dịch vụ pháp lý mang tính tiêu chuẩn và có tính chất lặp đi lặp lại như thành lập doanh nghiệp, công chứng hợp đồng thuê nhà, xin giấy phép lao động, đăng ký, kê khai thuế thu nhập cá nhân, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa… Đây là phương thức phổ biến hiện nay
- Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án
Đây là một trong những phương thức tính thù lao luật sư mà thực tế hay được luật sư và khách hàng thỏa thuận áp dụng Khách hàng và luật sư có thể thỏa thuận cụ thể là sau khi hoàn thành vụ việc luật sư nhận thù lao bao nhiêu phần trăm của giá trị hợp đồng, giá trị dự án mà luật sư đang giúp khách hàng thực hiện Với phương thức tính, này trong nhiều trường hợp thù lao luật sư được trả khá cao
- Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định
Luật sư có thể hoạt động với tư cách cá nhân ký hợp đồng làm việc dài hạn với cơ quan, tổ chức và trong hợp đồng này quy định mức thù lao cố định
Hoặc đối với các hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thì giá trị hợp đồng được trả theo từng tháng, từng quý hoặc từng năm theo thỏa thuận của khách hàng và luật sư
Khi áp dụng một phương thức tính phí nhất định ngoài việc hiểu rõ về đặc điểm và điều kiện áp dụng từng phương thức tính phí, Luật sư cần phải đánh giá được sự