Tiếng Việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học, có nhiệm vụhình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh về các kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết; làphương tiện chủ y
Trang 1GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC VÂN KIỀU LỚP 5C+1C
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC TX
mẹ đẻ của từng dân tộc và tiếng Việt của người Kinh
Tiếng Việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học, có nhiệm vụhình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh về các kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết; làphương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học, nhất là học sinh lớpMột và đặc biệt với học sinh dân tộc thiểu số
Từ vị trí đó của môn Tiếng Việt trong dạy học nên việc tăng cường tiếng Việt chohọc sinh dân tộc Vân Kiều là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, do đó tôi chọn Giải pháp “Một
số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc Vân Kiều ở trường Phổ thông dântộc bán trú tiểu học TX - điểm trường KN” để nghiên cứu và thực hiện
2 Điểm mới của Giải pháp:
Điểm mới của Giải pháp là: Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc Vân Kiều ởtrường PTDTBT tiểu học TX với nhiều hoạt động giáo dục, nhiều đối tượng, lực lượng thamgia, chứ không chỉ riêng giáo viên giảng dạy và được thực hiện xuyên suốt cấp học để phùhợp với việc tổ chức dạy học lớp ghép hai trình độ
B PHẦN NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG VỀ TIẾNG VIỆT VÀ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC VÂN KIỀU - NGUYÊN NHÂN.
1 Đối với học sinh:
Khi mới vào trường Tiểu học vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, đặc biệt là họcsinh lớp Một, các kỹ năng nghe, nói tiếng Việt; khả năng đọc, viết, chú ý và tiếp thu bàihọc bằng tiếng Việt vừa chậm vừa không bền vững Bố mẹ của các em phần lớn ít quantâm sử dụng tiếng Việt trong sinh hoạt nên hầu hết học sinh chưa có sự liên hệ nhất địnhgiữa tiếng nói và chữ viết, cách đánh vần, tạo tiếng ; học sinh hầu như không giao tiếp vớinhau bằng tiếng Việt trong sinh hoạt, mà chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt trong cáctiết học hoặc khi tiếp xúc với thầy cô giáo Mặt khác do bản tính rụt rè, ít giao tiếp vớingười khác, đặc biệt là người Kinh nên vốn từ tiếp nhận được và kỹ năng giao tiếp, diễnđạt bằng tiếng Việt của học sinh ở các khối lớp rất hạn chế Đặc biệt, điểm trường LN có 2lớp ghép: lớp 5C+1C và lớp 4C+3C với tổng số học sinh là 25 em đều là học sinh VânKiều, vì thế các em còn:
- Hạn chế về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh là:
+ Các em vào lớp 1 nói chưa chuẩn, chưa đúng về một số hoặc nhiều tiếng, từ tiếngViệt; khi trả lời câu hỏi các em thường pha trộn tiếng Việt và tiếng Vân Kiều
+ Do ảnh hưởng về cách nói, cách diễn đạt của tiếng mẹ đẻ mà đại bộ phận học sinh
có khi hiểu được nội dung thông báo nhưng lại diễn đạt sai dẫn đến làm cho người nghe
Trang 2hiểu sai nghĩa Ví dụ: “Cô đi mô?” thì học sinh lại nói: “Mô rồi cô đi?” hoặc: “Em không đọc được” thì học sinh lại nói: “Em không được đọc”…
+ Khả năng nghe tiếng Việt của học sinh chậm, đặc biệt là những em ở lớp đầu cấp;khả năng phản ứng với tín hiệu bằng tiếng Việt, khả năng nghe rõ, phát hiện được âm sắckhi nghe người khác đọc và nói không nhanh nhạy
+ Học sinh thường nói nặng và kéo dài, nói thêm bớt dấu thanh đối với nhiều tiếng
từ; hay nói cộc lóc, ít có đầu có đuôi; thường diễn đạt và nói ngược
+ Khả năng đọc của học sinh thường chậm, mắc nhiều lỗi do khả năng nhận diện âmchậm, do ảnh hưởng thói quen nói tiếng một của tiếng mẹ đẻ Do đó, việc đọc liền mạch,ngắt nghỉ của học sinh trong khi đọc còn nhiều sai sót Khả năng đọc diễn cảm của các emcòn khiêm tốn; đọc chưa phân biệt tiếng, từ có dấu hỏi- ngã, o-ô, ân-anh…
+ Kỹ năng nghe - hiểu nhìn chung chậm, khả năng hiểu và xác định nghĩa từ tiếngViệt của học sinh còn yếu nên dùng sai từ trong khi nói
+ Về kỹ năng viết: Đa số học sinh viết chữ chưa đều, nét còn cứng, cách trình bàychưa đẹp Khả năng sử dụng từ còn nhiều hạn chế, vốn từ còn nghèo, câu văn lủng củng tốinghĩa, nhiều học sinh nói như thế nào thì viết thế đó
- Ngại tiếp xúc, ngại giao tiếp, ít bộc lộ tính cách, sự hiểu biết của mình trước tập thể
và trước người chưa quen biết; do bản năng sống nên các em thích thì đọc, thì viết, thì nói,không thích thì im lặng
- Các điều kiện phục vụ học tập còn nhiều thiếu thốn Do thiếu sự chuẩn bị của cha
mẹ học sinh, thậm chí có phụ huynh còn phó mặc cho giáo viên
2 Đối với giáo viên:
- Hiểu biết chưa nhiều về đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc, phong tục tập quán,nếp sống văn hóa của đồng bào Vân Kiều
- Là lớp ghép hai nhóm trình độ đầu cấp và cuối cấp ( Lớp 1 và lớp 5) nên cũng khócho bản thân tôi trong việc truyền tải nội dung cho cả hai nhóm trình độ trong một tiết học
- Phương pháp dạy học với đối tượng học sinh Vân Kiều đang còn hạn chế, đặc biệt
là những năm học đầu dạy học đối tượng này
Đây là vấn đề gây khó khăn trong giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, với phụhuynh; ảnh hưởng không nhỏ trong việc tiếp cận, dạy học và giáo dục của giáo viên
Từ tìm hiểu, phân tích thực trạng trên, tôi đề xuất một số biện pháp đã thực hiệnthành công về tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc Vân Kiều nhằm góp phần nâng caochất lượng Tiếng Việt cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học TX và lớp tôidạy
II CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1 Thực hiện dạy học, rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh Vân Kiều trong tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục của lớp, trường Để làm được điều này giáo viên nắm được đặc điểm của học sinh dân tộc Vân Kiều về khả năng tiếp thu, khả năng học Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết, ngôn ngữ); dạy nghe, nói, đọc, viết trong các môn học khác nhưng phải đảm bảo và hoàn thành mục tiêu của môn học
đó, bài học đó, ở đây chỉ tích hợp để rèn luyện thêm cho học sinh
1.1 Xây dựng và sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho hai nhóm trình độ để giáo viên có thể dạy nhóm này nhưng cũng có thể quan sát được những hoạt động của nhóm kia trong một tiết học.
Trang 3- Ngay từ đầu năm học, để tiện cho việc dạy học hợp lý cho hai nhóm trình độ của
một lớp ghép, tôi đã sắp xếp, bố trí cho các em chỗ ngồi hợp lý Bởi vì, chỗ ngồi học có tácđộng rất lớn đối với học sinh trong lớp, đặc biệt là lớp ghép Nếu sắp xếp chỗ ngồi cho các
em không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh Chính vì thế, tôi đãcho hai nhóm trình độ ngồi tách biệt nhau, đối lưng với nhau để không ảnh hưởng học tậpcủa nhóm này hay nhóm kiatrong một tiết học Đặc biệt xây dựng ngay từ đầu cho các em
có một thói quen về nề nếp học tập nghiêm túc
Trang 4Thực hiện linh hoạt chương trình, sắp xếp thời khóa biểu, tăng-giãn thời lượng dạyhọc ở các môn học khác và các phân môn của môn Tiếng Việt một cách hợp lý, ưu tiên vềthời gian ôn luyện, phụ đạo, bồi dưỡng Tiếng Việt ở buổi học thứ 2 và sử dụng tiết chủnhiệm ngoài chính khóa để dạy thêm cho học sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
Thời khóa biểu cho học sinh lớp ghép 5C+1C:
Thứ Buổi Tiết TKB L5 Tên bài dạy TKB L1 Tên bài dạy
Trang 5huynh Vân Kiều có trình độ học vấn, có hiểu biết về giáo dục, đã từng dạy học các lớp phổcập, học tập ở trường Phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh
1.4 Thường xuyên tăng cường khả năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt cho học sinh thông qua việc dạy tốt môn Tiếng Việt.
- Kịp thời giúp học sinh khắc phục những lỗ hỏng về kiến thức, kỹ năng đọc viết;không dạy kiến thức mới, bài mới khi học sinh chưa nắm được kiến thức đã học, thườngxuyên tạo điều kiện, cơ hội cho các em học tập với khả năng của mình
- Thực hiện dạy học vừa bám chuẩn kiến thức-kỹ năng vừa bám sát đối tượng họcsinh, đồng thời phát huy khả năng tự học, khả năng hợp tác cùng giúp nhau học tập nhưng
có lúc cần phải thực hiện “Bắt tay chỉ việc” cho học sinh Dạy tốt các phân môn của mônTiếng Việt Một, đó là Học Vần, Tập đọc, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả để từ đó dạy họctốt ở các lớp trên Bám sát mục tiêu trọng tâm bài học để dạy đúng kiến thức, kỹ năng cơbản, sát hợp với khả năng nhận thức, tiếp thu của học sinh Tăng cường luyện tập thựchành, khuyến khích động viên học sinh học tập; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ học sinh hạn chếphẩm chất, năng lực và chưa đạt chuẩn kiến thức-kỹ năng theo yêu cầu và được thực hiệntrong quá trình dạy học, thời gian rãnh trong tuần để kèm cặp thêm Chú trọng kiểm tra,đánh giá thường xuyên để phân loại học sinh và có biện pháp điều chỉnh cách dạy phù hợpđối tượng, đặc biệt là học sinh còn hạn chế ngôn ngữ
- Tổ chức tốt các hoạt động để cho học sinh làm quen nhiều hơn về tiếng Việt Từ đóhọc sinh mạnh dạn, có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt và kỹ năng sống
+ Chuẩn bị tốt việc làm quen tiếng Việt cho các em không chỉ đối với học sinh mớivào lớp 1 mà với tất cả các lớp và trong suốt thời gian học ở trường phổ thông
+ Hàng tuần tổ chức cho các em lớp nhỏ giao lưu với các bạn lớp lớn trong cùnglớp, cùng một điểm trường, các em học sinh lớp Năm sẽ chia sẻ, giúp đỡ cho các em lớpMột khi thực hiện xong nhiệm vụ của mình, trong các tiết ôn luyện, giờ ra chơi để cho các
em học sinh lớp Một tự tin hơn trong học tập
Học sinh lớp Năm đang đọc truyện cho học sinh lớp Một nghe.
Trang 6Học sinh lớp 5 hướng dẫn cho học sinh lớp Một luyện đọc trong tiết ôn luyện.
1.5 Thường xuyên tăng cường khả năng nghe và nói Tiếng Việt cho học sinh thông qua dạy Tập đọc.
Muốn học sinh nghe đúng, giáo viên phải nói rõ ràng, nói đúng, nói chậm để học
sinh dễ thu nhận và hướng dẫn cách phát âm, cách nói để học sinh nói theo
Do học sinh dân tộc Vân Kiều các em nói thế nào, viết thế ấy nên việc tập cho các
em nói đúng lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng Để giúp cho học sinh hạn chế đượcnhững tồn tại này, giáo viên phải thường xuyên tăng cường khả năng nói tiếng Việt cho các
em bằng cách cung cấp thêm từ ngữ mới, thông qua việc luyện nói câu hỏi, luyện nói câutrả lời, luyện đối thoại Qua đó, giúp cho các em làm quen với việc sử dụng nhiều từ ngữkhác nhau của tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ cho học sinh Việc nàyphải tiến hành đồng thời cung cấp từ mới với hướng dẫn phát âm đúng và giải nghĩa từ đểhọc sinh hiểu
Một tồn tại cố hữu khó sửa nhất về kỹ năng nói của học sinh Vân Kiều là nói thừahoặc thiếu dấu thanh Do vậy, khi giảng từ, giải nghĩa, hướng dẫn phát âm đòi hỏi giáoviên phải hướng dẫn kỹ, phát âm mẫu nhiều lần, sửa sai cụ thể cho các em từng trường hợptránh qua loa Việc hướng dẫn cho học sinh nhanh hay chậm; học sinh được tham gia trảlời, giao tiếp nhiều hay ít tuỳ thuộc vào khả năng của từng đối tượng, không nhất thiết phảinhư nhau cho tất cả học sinh, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc học sinh ở lớp càng nhỏ thìthời gian tập nói càng nhiều, hướng dẫn càng kỹ Mặt khác, việc tập nói tiếng Việt cho họcsinh phải được thực hiện dưới nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác nhau như:trong tiết dạy tăng cường tập nói tiếng Việt, tích hợp vào các tiết học khác, thông qua cáctiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua trò chơi, nói chuyện bằng các phương pháptrực quan, thực hành luyện tập theo mẫu, phương pháp đàm thoại và phương pháp giaotiếp Việc phối hợp hệ thống các phương pháp dạy tập nói tiếng Việt cho học sinh dân tộcVân Kiều giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ về nghĩa của từ thông qua các hình ảnh trực quan,nói đúng cấu trúc câu theo mẫu, hạn chế cách nói ngược theo tiếng địa phương Tập cho
Trang 7học sinh khả năng diễn đạt theo tình huống, giao tiếp với bạn bè với thầy cô giáo bằngtiếng Việt.
Việc tập nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc Vân Kiều cần có sự linh hoạt, không rậpkhuôn máy móc, mà phải tuỳ theo từng mức độ của đối tượng để lựa chọn nội dung vàphương pháp cho phù hợp và có hiệu quả theo các việc sau đây:
- Việc 1: Lựa chọn tiếng, từ để tập nói cho phù hợp Đối với lớp Một, đọc đánh vầntừng tiếng, từ để các em nhớ mặt chữ, sau mỗi bài học cần cho các em ôn luyện lại bảngchữ cái để đọc tốt hơn
- Việc 2: Luyện nói theo câu hỏi, câu trả lời có chứa các tiếng, từ mới cung cấp
- Việc 3: Tạo tình huống cho học sinh đối thoại, giao tiếp Trong đó, tạo môi trườnggiao tiếp học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên là quan trọng
Trong giao tiếp giáo viên cần đặt những câu hỏi gợi mở, ngắn gọn, giúp các em chủđộng phát triển vốn ngôn ngữ Tiếng Việt Giáo viên phải biết động viên, khuyến khích các
em nói, khéo léo chỉnh sửa khi các em phát âm sai hoặc dùng từ, đặt câu chưa đúng Kếthợp dạy nói và dạy nghe Quá trình luyện nói cho học sinh cần kết hợp luyện nghe, nhất là
kĩ năng nghe hiểu về câu lệnh để làm theo, nghe hiểu để trả lời câu hỏi, nghe hiểu hướngdẫn để tham gia trò chơi, tham gia hoạt động giáo dục
Hình thức luyện viết trong tiết Tiếng Việt công nghệ của học sinh lớp Một
1.6 Tăng cường kĩ năng viết thông qua các tiết học trên lớp.
* Rèn viết đúng, viết đẹp, viết văn hay trong phân môn Chính tả, Luyện từ và câu và Tập làm văn:
Thứ nhất, vào đầu năm học, bản thân tôi đã chú trong việc rèn chữ viết cho học sinh
và cho các em làm quen với việc sử dụng bút máy, cách cầm bút, tư thế ngồi viết…
Trang 8Thứ hai, cho các em viết lại các nét cơ bản bằng cách tập tô trên các mẫu chữ mà
giáo viên đã phô tô hoặc luyện viết, rèn cho các em có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
Bài viết ở vở tập viết của các em học sinh lớp 1C
Thứ ba, giáo viên viết một vài bài mẫu hoặc sử dụng các bài viết đẹp của học sinhnăm học trước cho các em xem và luyện chép theo bài mẫu
Thứ tư, trước khi viết bài chính tả cho học sinh đọc lại nội dung bài tập đọc hoặc vănbản đã được chuẩn bị để nắm nội dung bài viết; luyện viết một số từ khó, đặc biệt các từ
các em thường sai lỗi dấu thanh theo phương ngữ Ví dụ từ ban công các em thường đọc thành bàn cồng… và khi đọc cho học sinh viết, giáo viên chú ý nhấn giọng ở các từ học
sinh thường nghe nhầm, hay viết sai
Thứ năm, việc rèn kỹ năng viết cho học sinh phải bắt đầu từ việc rèn kỹ năng nói,đọc đúng từ, câu, đoạn Từ đó viết đúng câu, đoạn, bài văn Trên cơ sở này tiến hành luyệncho học sinh viết câu văn, đoạn văn, bài văn có hình ảnh và hay
Bài viết mẫu để học sinh tham khảo khi luyện viết
Trang 9Học sinh luyện đọc, viết trong tiết ôn luyện Tiếng Việt của lớp ghép
* Rèn viết cho học sinh trong các môn học khác.
- Phối hợp với giáo viên dạy các môn ngoài môn Tiếng Việt để tăng cường kỹ năngviết và qua đó tạo cho các em thói quen viết đúng, viết đẹp và có bài viết hay hơn
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội dung này của học sinh và phối hợp vớigiáo viên bộ môn để điều chỉnh, bổ sung và xây dựng kế hoạch tiếp nối
1.7 Tổ chức dạy nghe, nói, đọc, viết cho học sinh ở các môn học khác:
- Cho học sinh đọc nội dung bài đó (tên đầu bài, kiến thức của bài học ở bảng lớp,
sách giáo khoa, vở; kết hợp đọc để nghe, qua đọc để nói nội dung, qua trả lời câu hỏi ) đểluyện đọc, luyện nói
- Cho học sinh viết, chép vào vở tên bài học, nội dung bài học
- Cho học sinh nêu lại nội dung đã đọc, đã nêu, đã được nghe
- Trong dạy học chú trọng rèn luyện, sửa chữa cho học sinh cách phát âm khi phátbiểu ý kiến, trong giao tiếp, nói chuyện, trao đổi đúng tiếng Việt
2 Đa dạng hoá các hình thức dạy học đặc thù trên lớp.
2.1 Tổ chức các hình thức truyền đạt:
- Tổ chức dạy theo nhóm đặc thù, lập nhóm để các em tâm sự; sinh hoạt nhóm
Trang 10- Tổ chức trò chơi; tổ chức văn nghệ, đóng tiểu phẩm với các tình huống phù hợpthực tế; các hoạt động có đóng vai trong phân môn Kể chuyện.
- Luyện nói thông qua phần trả lời các câu hỏi của bài Tiếng Việt hoặc Kể chuyện;
sử dụng đồ dùng trực quan, sinh động, gần gũi với đời sống của học sinh
Kể chuyện Bác Hồ với quân đội
Tiết mục văn nghệ tham gia thi Chỉ huy đội giỏi cấp huyện của các em học sinh
dân tộc Vân Kiều.
Trang 11Tổ chức hoạt động đọc sách trong giờ ra chơi tại lớp học
2.2 Tăng cường thực hành giao tiếp bằng tiếng Việt:
- Thành lập câu lạc bộ phiên dịch từ tiếng mẹ đẻ ra tiếng Việt và ngược lại
- Tổ chức cho học sinh xem phim, tranh ảnh để thảo luận nêu nội dung của phim,tranh ảnh bằng tiếng Việt kết hợp giải thích bằng tiếng Vân Kiều Tuy nhiên không nên lạmdụng tiếng dân tộc để điều khiển lớp, làm ảnh hưởng học tiếng Việt của học sinh
Thi hùng biện theo nội dung tranh về chủ đề: Ước mơ của em