1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số 5 tuổi lớp lá 4 trường mầm non

24 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Tăng Cường Tiếng Việt Cho Trẻ Dân Tộc Thiểu Số 5 Tuổi Lớp Lá 4
Tác giả Đỗ Ngọc Hiếu
Trường học Trường Mầm Non Cư Pang
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2018 - 2019
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 171 KB

Nội dung

Nhiệm vụ giáo dục Mầmnon là nền móng đầu tiên của hệ thống giáo dục “ Mẫu giáo tốt mở đầu cho một nềngiáo dục tốt”, với trách nhiệm và nhiệm vụ vô cùng quan trong đó mỗi giáo viên phải c

Trang 1

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề.

Công tác giáo dục là một chủ trương lớn, quan trọng của ngành giáo dục nóichung và bậc học mầm non nói riêng, là một ngành học cần thiết, một tác nhân quantrọng tác động và hình thành nhân cách con người, hình thành ngôn ngữ Tiếng Việt

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn Tiếng Việt giàu và đẹp Tiếng Việt giàuđẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta Đó là lịch sử laođộng sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước.Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của dân tộc Việt Nam Từ xưa cho đến nayTiếng Việt vẫn rất quan trọng đối với mọi người dân Việt Nam nói chung và trẻ emlứa tuổi mầm non dân tộc thiểu số nói riêng Trong thực tế, trẻ vùng sâu, vùng xavùng dân tộc thiểu số đa số trẻ giao tiếp chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ, trẻ đồng bào dântộc thiểu số biết rất ít hoặc thậm chí không biết Tiếng Việt Nhiệm vụ giáo dục Mầmnon là nền móng đầu tiên của hệ thống giáo dục “ Mẫu giáo tốt mở đầu cho một nềngiáo dục tốt”, với trách nhiệm và nhiệm vụ vô cùng quan trong đó mỗi giáo viên phải

cố gắng nổ lực hết mình làm sao để các cháu Mầm non sau khi học xong chương trìnhmầm non trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp cũng như có một tâm thế tốt để chuẩn

bị bước vào lớp một

Qua thực tiễn lớp lá 4 năm học 2017 - 2018 trường Mầm non Cư Pang đơn vị

mà tôi công tác nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu sốchiếm hơn 95% Để trẻ 5-6 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thuận lợi trongviệc giao tiếp và tham gia vào các hoạt động ở trường lớp nói chung và hoạt động tăngcường Tiếng việt mọi lúc mọi nơi nói riêng, cô giáo cần khắc phục mọi khó khăn giúptrẻ tiếp thu được kiến thức mới, đồng thời tạo hứng thú cho trẻ đến trường mạnh dạn,

tự tin và tích cực hoạt động, nâng cao chất lượng giao tiếp với cô và bạn bè Qua mỗilần lên lớp tiếp xúc, tôi nhận thấy trẻ tiếp xúc với nhau hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ,nói câu cụt, không có dấu, không có ý nghĩa Trong quá trình áp những biện pháp tăngcường Tiếng Việt nhằm giúp trẻ phát âm thành thạo, tự tin khi giao tiếp với cô và

Trang 2

chuẩn bị môi trường mới là bậc học Tiểu học năm học 2017 – 2018 còn chưa cao Trẻcòn thiếu tự tin để biểu đạt ý của mình

Việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số vừa là mục tiêu, vừa là yêucầu cấp thiết đặt cho giáo dục nhà trường nhằm đảm bảo nâng cáo chất lượng giáo dụctoàn diện Tôi nhận thấy cần có những biện pháp bổ sung tăng cường Tiếng Việt chotrẻ Vì vậy năm học 2018 – 2019 tôi tiếp tục thực hiện chọn đề tài: “Một số biện pháptăng cường Tiếng Việt cho trẻ DTTS 5 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang” trẻ

5 tuổi lớp lá 4 với tổng số 20 trẻ đồng bào dân tộc thiểu số

II Mục đích nghiên cứu:

Qua một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số 5 tuổi lớp

lá 4 ta thấy được hiệu quả của phương pháp này qua các hoạt động học và vui chơicủa trẻ, cũng như giao tiếp tự tin trong cuộc sống và sau khi học xong chương trìnhmầm non trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp cũng như có một tâm thế tốt để chuẩn

bị bước vào lớp một

Tạo điều kiện giúp trẻ nghe và hiểu được lời hướng dẫn các hoạt động của giáo viên, thông qua việc tăng cường tiếng Việt dân tộc thiểu số Phát triển khảnăng giao tiếp hàng ngày giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và trẻ với mọi người xungquanh

Giúp cho trẻ hình thành và phát triển nhân cách, đồng thời trẻ mạnh dạn hơn, tựtin hơn, có lối ứng xử văn minh trong cuộc sống hàng ngày

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lí luận của vấn đề

Thực hiện quyết định số 1008/QĐ-TTG về việc phê duyệt đề án “Tăng cườngTiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-

2020, định hướng 2025 với mục tiêu: Tập trung tăng cường Tiếng Việt cho trẻ emmầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơbản trong việc sử dụng Tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non vàchương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp họctiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộcthiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước

Thực hiện chương trình hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm

Trang 3

dục Việt Nam: Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện trong tất cảcác yếu tố của quá trình giáo dục Từ xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáodục cho đến hoạt động cụ thể của người giáo viên như lập kế hoạch, xây dựng môitrường giáo dục,…mọi hoạt động phải hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ nhỏ

và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợtrẻ phát triển tở tất cả các lĩnh vực Vì vậy tôi xây dựng các giải pháp, biện pháp bámsát vào các chỉ số trong từng tiêu chí để đạt hiệu quả cao Như tiêu chí 7: Kế hoạchgiáo dục tuần/ chủ đề nhánh thể hiện được các mục tiêu phù hợp với sự phát triển củatrẻ Tiêu chí 7: chuẩn bị, tổ chức sử dụng môi trường giáo dục đạt hiệu quả nhất Tiêuchí 8: Hoạt động hỗ trợ trẻ dân tộc thiểu số

Thực hiện công văn số 56/ KH- BGDĐT về việc triển khai chuyên đề “Xâydựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020 với mục tiêu: Xâydựng trường mầm non đảm bảo yêu cầu về môi trường giáo dục (GD), công tác quản

lí, chỉ đạo, hoạt động chăm sóc, giáo dục (CSGD) theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm

Mô đum 3 với nội dụng : Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và kếtquả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ Module 7: Môi trường giáo dục cho trẻMầm non Đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho bậc học mầm non cho trẻ tắm trong môitrường Tiếng Việt

Về mặt cơ bản đối với trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số Tiếng Việt là ngôn ngữthứ hai Việc học Tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng củangôn ngữ thứ nhất và sự giao thoa giữa ngôn ngữ mẹ đẻ với Tiếng Việt Theo sách

“Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùngdân tộc thiểu số” trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5-6 tuổi)nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Về mặt cơ bản đối với trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu sốTiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số khi học Tiếng Việt cómột số đặc điểm sau: Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số bắt đầu học Tiếng Việt trên cơ sởkinh nghiệm tiếng mẹ đẻ Môi trường giao tiếp Tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộcthiểu số thu hẹp cả về mặt không gian lẫn thời gian (trong phạm vi trường mầm non).Việc cho trẻ mẫu giáo làm quen Tiếng Việt, phần lớn trẻ chịu ảnh hưởng của ngônngữ mẹ đẻ và sự giao thoa giữa ngôn ngữ mẹ đẻ với Tiếng Việt Sự khác biệt văn hóa

Trang 4

giữa các dân tộc Sự khác biệt về điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số có tácđộng nhất định với việc làm quen Tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số, làmcho trẻ gặp phải những trở ngại khi tiếp thu ngôn ngữ Tiếng Việt Do đó xuất phát từlòng yêu nghề mến trẻ là một giáo viên mầm non từ những hạn chế trên mà tôi gặpphải trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ tôi luôn suy nghĩ xem mình phải làm gì

và làm như thế nào để nâng cao chất lượng phát triển Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu

số ở lớp lá 4 của mình

II Thực trạng vấn đề:

Lớp lá 4 trường Mầm non Cư pang nằm trên địa bàn buôn Hma thuộc xãEaBông, là xã nằm trong khu vực đặc biệt khó khăn, trường còn có các điểm lẻ nằm ởđịa bàn buôn Knul, thôn 10-3 Hơn 95% trẻ là người dân tộc thiểu số, hơn 40% trẻthuộc hộ nghèo Riêng lớp lá 4 tôi chủ nhiệm 100% trẻ là người dân tộc thiểu số, đa sốtrẻ mới ra lớp, chưa học qua chương trình lớp chồi Một số cháu chưa nói rõ TiếngViệt, trẻ giao tiếp chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ giao tiếp Tiếng Việt còn hạnchế

Phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc trẻ đến trường đúng độ tuổi,chưa có kiến thức và kĩ năng về chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là về mặt phát triểnngôn ngữ cho trẻ ở nhà không giao tiếp với trẻ bằng Tiếng Việt mà giao tiếp bằngngôn ngữ mẹ đẻ Đời sống kinh tế, điều kiện sống và môi trường sinh hoạt của cáccháu hết sức khó khăn, bố mẹ thường xuyên đi làm nương rẫy ở xa bỏ mặc con cái ởnhà hoặc dẫn đi theo

Vào cuối năm học 2017 - 2018, tôi đã kiểm tra, khảo sát, thống kê trẻ ở lớp lá 4với tổng số là 20 trẻ đồng bào dân tộc thiểu số, kết quả như sau:

Nội dung Số trẻ đạt Tỉ lệ (%) Trẻ chưa đạt Tỉ lệ (%)

Trang 5

Tổ chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham dự các buổi chuyên

đề do cụm chuyên môn tổ chức, thường xuyên tổ chức các tiết dạy mẫu tại trường đểphổ biến những phương pháp hình thức đổi mới trong chương trình mầm non lấy trẻlàm trung tâm

- Khó khăn :

Đời sống kinh tế của một số phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn đa số là làmnông trên 40% là hộ nghèo nên sự quan tâm về chăm sóc giáo dục trẻ chưa cao Phụhuynh học sinh chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc đưa con em mình đếntrường đúng độ tuổi

Trẻ đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung trong buôn và giao tiếp với nhaubằng tiếng mẹ đẻ, vì vậy trẻ dân tộc thiểu số còn hạn chế về ngôn ngữ Tiếng Việt.Khảnăng chuyển thể từ các tiết dạy, lồng ghép Tiếng Việt mọi lúc mọi nơi của cô chưa tạo

ra được tính kịch, sự kiện…các câu hỏi, lời thoại còn dài dòng, kém hấp dẫn, trẻ chưathực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa khoa học…dẫn đến giờ họctrẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao

Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã thực hiện những giải pháp tuyêntruyền trẻ đi học chuyên cần, vận động cha mẹ trẻ hỗ trợ nguyên liệu để làm đồ dùng,

đồ chơi tự tạo, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, ngôn ngữ của trẻ, lập kế hoạch chuẩn bịmôi trường cho trẻ hoạt động, tăng cường Tiếng Việt cho trẻ thông qua các hoạtđộng.Trong tất cả các giờ học tôi đều trò chuyện và đặt câu hỏi tôi luôn khuyến khíchtrẻ nói và trả lời cô bằng tiếng Việt, cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ mọi lúc mọi nơi

III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

Trang 6

* Giải pháp 1 Tuyên truyền trẻ đi học chuyên cần, vận động cha mẹ trẻ hỗ trợnguyên liệu để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.

+ Tuyên truyền trẻ đi học chuyên cần:

- Môi trường tiếp xúc của trẻ mầm non chủ yếu là gia đình và tiếp theo mới đếnnhà trường Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá trìnhchăm sóc và giáo dục trẻ là một vấn đề quan trọng Để tuyên truyền với phụ huynh đạthiệu quả tốt, tôi đã tiến hành các bước như sau:

Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm giới thiệu các loại sách phù hợp với trẻ 5 - 6tuổi tới phụ huynh để phụ huynh có thể dễ dàng tìm mua Giờ đón trẻ và trả trẻ trao đổimột số tồn tại của trẻ: cách phát âm, kỹ năng giao tiếp… để phụ huynh nắm được Từ

đó phụ huynh kết hợp với giáo viên để hướng dẫn, giúp đỡ trẻ

Tuyên truyền với phụ huynh khi ở nhà thì thường xuyên trao đổi thông tin vàgiao tiếp với trẻ bằng Tiếng Việt Và giải thích cho trẻ từ này tiếng ê đê là nói như thếnày nhưng Tiếng Việt là nói một cách khác Như vậy trẻ sẽ học Tiếng Việt qua từngngày Trẻ sẽ tiếp thu nhanh nếu phụ huynh có thể phiên âm những từ mà trẻ hỏi raTiếng Việt cho trẻ đọc

Tôi thường xuyên, trao đổi với phụ huynh về kết quả học tập và tình hình họctập, các hoạt động của trẻ trên lớp để về nhà phụ huynh cho trẻ ôn luyện thêm bằngcách hỏi trẻ như: Hôm nay trên lớp cô cho con học từ gì? Con đọc như thế nào? Chơitrò chơi gì? và cho con em mình kể lại những hoạt động trẻ làm trên lớp, và ôn luyệnlại bài cũ

Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với từ mới “ Góc địa phương” ở lớp, thì tôi trao đổivới phụ huynh là hôm nay trên lớp bé được học các từ chỉ đồ dùng ở góc địa phươngnhư cồng chiêng, cái rổ, cái đó và gợi ý cho phụ huynh cho trẻ về nhà đọc lại cho cảnhà nghe

Trên lớp có một bảng tuyên truyền treo ở nơi dễ thấy nhất thường thường là cửa

ra vào lớp Bảng tuyên truyền ghi đầy đủ nội dung học trong tuần, theo dõi sức khỏetừng giai đoạn Ở góc tuyên truyền phụ huynh theo dõi các hoạt động trên lớp để cóthể ôn luyện thêm cho trẻ ở nhà

Trang 7

Mời phụ huynh tham dự một số tiết dạy mẫu, chuyên đề và có sự giúp đỡ hỗtrợ phụ huynh Tổ chức các hội thi có sự tham dự của các bậc phụ huynh như: Bé yêuthơ, Đô rê mi do lớp tổ chức Từ đó phụ huynh sẽ có những hiểu biết, khái niệm sơđẳng về hoạt động mà con em mình được học tập trên lớp Và họ cũng thấy vui vẻ vàphấn khỏi khi con em mình được tham gia các hoạt động thú vị trên lớp

Sự quan tâm của cô giáo đối với học trò và kết hợp chặt chẽ nhà trường, giáoviên với phụ huynh từ đó họ nhận thấy tầm quan trọng của Tiếng Việt Đó cũng làđóng góp một phần không nhỏ từ phía gia đình đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

+ Vận động cha mẹ trẻ hỗ trợ nguyên liệu để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo

Phụ huynh đã có cái nhìn mới hơn về việc cho trẻ đến trường đúng độ tuổi Phụhuynh đã tin tưởng gửi gắm con em mình đến trường và đồng cảm, chia sẻ những khókhăn cùng, cô giáo hay gần gũi giao tiếp với phụ huynh để hiểu được các hoạt độngcủa chương trình, vận động họ sẵn sàng cung cấp nguyên vật liệu có sẵn ở nhà để cô

và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phục vụ cho các hoạt động, phụ huynh cũng đãủng hộ ngày công dọn vệ sinh và tham gia các hoạt động khác do trường tổ chức Qua việc áp dụng một số biện pháp trên tôi thấy phụ huynh đã cố gắng đưa con emtới lớp chuyên cần hơn, quan tâm đến con em mình hơn, đưa đón đúng giờ và đồngcảm với giáo viên hơn Và qua việc cho trẻ sử dụng các đồ dùng, đồ chơi tự tạo mộtcách trực tiếp trong hoạt động và nhất là với những đồ dùng, đồ chơi cô và trò tự taylàm ra tôi nhận thấy trẻ tập trung chú ý hứng thú hơn, trẻ hoạt động với đồ dùng tíchcực hơn, giúp quá trình tăng cường Tiếng Việt của trẻ tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn

* Giải pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, ngôn ngữ của trẻ Lập kế hoạchchuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động

+ Nghiên cứu các tài liệu và quan sát về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi:

Để giáo dục trẻ được tốt thì bản thân giáo viên phải hiểu được đặc điểm tâmsinh lý của trẻ để biết được khả năng của trẻ, trẻ cần gì và muốn gì Vì vậy trong quátrình đi phổ cập, được trực tiếp trao đổi phụ huynh, là cơ hội để giáo viên tìm hiểu vềmôi trường sống, tính cách của trẻ Trẻ nhút nhát, rụt rè, phát âm sai, phát âm hay bị

Trang 8

mất dấu, nói câu không có nghĩa, ngại giao tiếp với cô giáo khi cô giáo hỏi chỉ cười,không hiểu Tiếng Việt, vốn từ còn hạn chế

- Áp dụng tiêu chí 10: Giáo viên có kĩ năng phối hợp với gia đình và cộng đồngtrong việc chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn Chỉ

số 21: Phối hợp với gia đình trẻ dân tộc thiểu số Tôi tiến hành tìm hiểu về hoàn cảnhgia đình nơi trẻ đang sống những thuận lợi khó khăn của từng trẻ để tìm ra biện phápchăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất Ngay từ đầu năm học được nhà trườngphân công chủ nhiệm lớp mầm 3, học sinh đa số con em đân tộc thiểu số nằm trongbuôn đặc biệt khó khăn trình độ nhận thức về việc cho con đi học còn hạn chế Nên tôidành thời gian ngoài giờ lên lớp đến nhà từng trẻ để nắm được cuộc sống của trẻ ở giađình như thế nào? Trao đổi, nói chuyện với phụ huynh về tình hình học tập trên lớp vàhỏi phụ huynh về những sở thích, tính cách của trẻ để có biện pháp phù hợp trong thờigian tới Quan sát về hoàn cảnh gia đình trẻ, môi trường xung quanh trẻ để có kếhoạch, biệp pháp chăm sóc, giáo dục trẻ

Ví dụ: Tiếp xúc với trẻ, khi trẻ thiếu tự tin khi giáo tiếp với cô, nhút nhát khôngchơi cùng các bạn.Tôi đến gần trẻ tìm hiểu trẻ xem nguyên nhân vì sao? trẻ có đau ốmhay gia đình trẻ có chuyện gì buồn, thông qua hoạt động trò chuyện cùng trẻ tìm hiểutâm lý trẻ, hay trao đổi cùng phụ huynh khi trả trẻ xem tình hình trẻ ngày hôm đó nhưthế nào, và thông qua giao tiếp bạn bè trẻ xem trẻ nguyên nhân gì trẻ có biểu hiện nhưvậy

+ Quan sát đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ

Qua quá trình quan sát trẻ học tập và vui chơi ở trên lớp tôi nhận thấy đặc điểmphát triển ngôn ngữ của trẻ: nhút nhát, rụt rè, nói thiếu chủ ngữ vị ngữ, nói đớt, thiếudấu câu Thấy rõ được những hạn chế của trẻ với trình độ chuyên môn và kinhnghiệm của bản thân tôi tiến hành khảo sát kĩ năng giao tiếp Tiếng Việt của trẻ

Đầu năm học, tôi tiến làm một bài tập khảo sát kỹ năng nghe, nói của trẻ ở mức

độ đạt, chưa đạt, phân loại trẻ để có kế hoạch bổ sung, rèn luyện cho trẻ thường xuyêntrong ngày, trong các hoạt động Ở những trẻ ở mức độ chưa đạt thì tôi sẽ đưa ranhững câu nói ngắn, câu ít và cho trẻ tập luyện nhiều hơn Với những trẻ ở mức độ đạttốt, khá tôi đưa ra những giao tiếp, bài học phức tạp hơn tùy vào năng lực của từng trẻ.Mỗi ngày tôi sẽ đánh giá theo mức độ đạt, chưa đạt ghi vào nhật kí giáo viên và tổnghợp cuối chủ đề

Trang 9

+ Lập kế hoạch chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động:

Sau khi nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tôi đầu năm học tôi khảo sát trẻ đểnăm bắt sự phát triển của từng trẻ, sau đó dựa vào các tiêu chí thực hành áp dụng quanđiểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tôi lên kế hoạch cụ thể cho chủ đề, chủ đề nhánh.Trong kế hoạch giáo dục năm học tôi bám vào các tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm gồm

13 tiêu chi và 34 chỉ số Tôi sử dụng tiêu chí 2 với chỉ số 3, 4 về thực hiện các nộidung giáo dục theo chương trình Giáo dục mầm non và thực hiện các nội dung giáodục gần gũi, phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương Căn cứvào Chỉ số 3: Thực hiện các nội dung giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non,tôi chủ động xây dựng kế hoạch tuần và đưa ra đề tài phù hợp và đúng với chươngtrình giáo dục mầm non, dựa vào hướng xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm,

cô giáo là người gợi mở sao cho phù hợp hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của trẻ Và đánh giá trẻ hằng ngày và cuối chủ đề

Ví dụ : Áp dụng tiêu chí 2 với chỉ số 3 Tôi lập mạng chủ đề cả năm gồm 9 chủ

đề, ở mỗi chủ đề phân ra các chủ đề nhánh Thường một chủ đề có 2 đến 3 chủ đềnhánh, đối với chủ đề ghép tôi thực hiện 5 chủ đề nhánh như chủ đề “Thế giới thực

vật- tết và mùa xuân” Chủ đề “Trường mầm non” với 3 chủ đề nhánh “Trường mầm

non của bé” “Lớp bé yêu thương” “Những hoạt động thú vị” Tuần đầu của chủ đề tôichọn những từ tăng cường Tiếng Việt vào thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm những từ :Lớp lá 4, chào cô con vào lớp, xích đu và tăng cường mọi lúc mọi nơi Vì mới bướcvào năm học nên tôi chọn những từ Tiếng Việt ngắn gọn, dễ hiểu Thứ sáu cho trẻ ôncác từ trong học tuần dưới hình thức trò chơi.Cứ như vậy dựa vào các tiêu chí lấy trẻlàm trung tâm đến tuần hai, tuần ba rồi tới chủ đề Bản thân và đến hết năm tôi và xâydựng môi trường Tiếng Việt cho trẻ

Để xây dựng kế hoạch tôi tiến hành cùng trẻ xây dựng môi trường Tiếng Việttrong và ngoài lớp học theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâmcăn cứ vào tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em người dân tộcthiểu số để xây dựng môi trường trong lớp và ngoài lớp học:

Trang 10

- Môi trường trong lớp học: Các góc, khu vực hoạt động, thiết bị, đồ dùng đồ chơiđược dán nhãn bằng Tiếng Việt(theo mẫu chữ in thường).Tôi chú trọng trang trí theohình thức động nhiều hơn tĩnh trẻ tự thao tác ngay trên các góc và tự trang trí nhữngsản phẩm mà cô và trẻ thực hiện trên lớp Tranh ở các góc này trẻ đều có từ TiếngViệt gắn dưới tranh hoặc trong bức tranh cho trẻ phát âm.

Ví dụ: Góc chủ đề Những người thân trong gia đình Cô trang trí tranh người thân của

bé như bố, mẹ, ông, bà, bé trong hình ảnh bố có từ ô, mẹ có từ m cô cho trẻ tròtruyện và phát âm

Ở góc vườn cổ tích tôi thay đổi câu chuyện phù hợp với từng chủ đề bằng cáchình ảnh tái hiện lại nội dung câu chuyện, và cho trẻ kể lại câu chuyện hoặc cho trẻtrao đổi với nhau ở mọi lúc, mọi nơi

Để phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tôi và giáo viên cùng lớp còn tậndụng các vật liệu sẵn có, dễ tìm mang tính tái tạo cao đảm bảo tính an toàn và tínhthẫm mĩ để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ sử dụng trong các hoạt động học và vuichơi của trẻ

- Môi trường ngoài lớp học: Ngoài đồ dùng đồ chơi sẵn như cầu trượt, xích đu, bậpbênh tập thể giáo viên chúng tôi phối hợp còn tập trung làm một số đồ dùng tự tạo từnhững vật liệu sẵn có của địa phương như: lốp xe làm cổng chui, chai nhựa để trồngcây, tre nứa để làm gian hành trưng bày của bé Ở mỗi đồ dùng đều có chữ viết, kýhiệu : có hệ thống chữ viết, ký hiệu phù hợp ở mọi nơi(tường bao, vườn tường, cácgóc chơi ngoài trời, nhà vệ sinh ) Và ở các mảng tường ngoài lớp học thì vẽ cácnhân vật tái hiện lại các câu chuyện như: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Sự tích quảdưa hấu, tấm cám Những câu chuyện không những tạo ra mĩ quan đẹp mắt mà ở đótrẻ sẽ cùng phát âm những từ Tiếng Việt phong phú hơn

* Giải pháp 3: Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ thông qua các hoạt động

Trong tất cả các giờ học tôi đều trò chuyện và đặt câu hỏi tôi luôn khuyến khíchtrẻ nói và trả lời cô bằng tiếng Việt

+ Cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ qua hoạt động khám phá khoa học:

Trang 11

- Môn Khám phá khoa học là một trong những môn học giúp trẻ phát triển nhận thức

và ngôn ngữ tích cực nhất, vì vậy cần phát huy hết tác dụng của môn học này để dạytrẻ, thông qua đó giáo viên có thể kết hợp lồng ghép tác phẩm văn học để hỗ trợ cóhiệu quả cho hoạt động chủ đích Tôi sẽ lồng ghép Tiếng Việt trong lúc giờ lên lớpthông qua những chủ đề mà mình đã lên kế hoạch

Ví dụ: Chủ đề Gia đình của bé

Đề tài: Những người thân trong gia đình bé

- Khi cho trẻ quan sát tranh gia đình cô sẽ đặt câu hỏi : “ Con gọi bố mẹ như thếnào” Thì trẻ trả lời “ma, mí” (Tiếng Việt có nghĩa là bố mẹ) Trước tình huống đó tôinói với các cháu: “Cô và các con cùng thi xem ai nói giỏi nhé cô sẽ nói tiếng của cáccon và các con nói tiếng của cô các con có đồng ý không?” và tiết học của chúng tôi

đã trở thành một “Cuộc thi tài” trẻ nào cũng muốn mình là người chiến thắng, và tìnhhuống trên đã được thay đổi các cháu đã cố gắng nói bằng Tiếng Việt mỗi khi cô đưatranh ra

- Một hạn chế mà trẻ người đồng bào thường mắc phải, đó là nói thiếu dấu.Với hình thức “Thi tài” hay “Đố vui có thưởng”… giữa cô và trẻ thì trẻ đã có thể nghe

và hiểu được câu hỏi của cô

- Ví dụ : Chương trình “Đố vui có thưởng” cô bốc thăm và đọc câu hỏi: Ngườisinh ra mẹ các con gọi là gì? Trẻ nào biết thì lắc xắc xô và được quyền trả lời: Thưa

cô là bà ngoại

+ Cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ qua hoạt động làm quen với toán

- Như ta đã biết, môn làm quen với toán là môn học cần suy tư lôgic cao Để lồngghép Tiếng Việt cho bộ môn này, tôi luôn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học phù hợpvới chủ đề với đề tài Điều này theo tôi nghĩ là rất cần thiết vì nó tạo cho trẻ sự hứngthú hơn khi được nhìn ngắm những đồ dùng đẹp, mới lạ đối với các cháu Cô chuẩn bịnhiều đồ dùng, trước kia còn tổ chức trong lớp học và sử dụng đồ dùng có sẵn như lô

tô nhưng hiện nay tôi tổ chứctrước khi vào hoạt động trẻ xem trong rổ có gì, cho trẻgọi tên đồ dùng trẻ có, khuyến khích trẻ gọi đúng, đếm và nhận biết, cho trẻ phát âmlại nhiều lần

Ví dụ: Chủ đề Hiện tượng tự nhiên

Trang 12

Đề tài: Chủ đề Thế giới động vật, đề tài: Chia nhóm có 8 đối tượng thành 2phần Với đề tài này tôi chuẩn bị rất nhiều đồ dùng như hình ảnh, thẻ gắn các hiệntượng mưa, mặt trời, mây, tia sét và số lượng tương ứng , tôi cho các cháu táchnhóm gọi tên và gắn số lượng tương ứng Mặc dù bên cạnh đó vẫn còn một số cháudùng tiếng mẹ đẻ để đếm đồ dùng đó và với tình huống đó tôi đã khuyến khích cáccháu bằng cách: Ai gọi đúng tên hiện tượng và số lượng thì được tham gia trò chơicùng với cô và trẻ nào cũng muốn mình được tham gia cuộc chơi, trẻ đã cố gắng gọitên hiện tượng và đếm bằng Tiếng Việt, và khi các cháu phát âm được các cháu rấtvui.

+ Cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ qua hoạt động làm quen văn học:

- Trước khi vào dạy học thơ hay kể một câu chuyện nào đó, điều đầu tiên tôi chú

ý là lựa chọn bài thơ, câu chuyện không quá dài, có nội dung hấp dẫn trẻ để cung cấp,

vì trẻ dân tộc thiểu số rất hiếu động thời gian tập trung chú ý nghe cô giảng rất ngắn,nắm được điểm yếu này của lớp tôi luôn tạo ra tình huống vui nhộn để lôi cuốn trẻ vàogiờ học bằng một giọng nói lúc trầm lúc bổng để gây sự chú ý, khơi gợi tính tò mò củatrẻ, đã tạo được tâm thế cho trẻ trước khi vào học tôi tiến hành đi vào giờ học chínhbằng ngôn ngữ giới thiệu hấp dẫn từ ngữ thật gần, thật dễ hiểu đối với trẻ, tôi đọc thơhay kể chuyện với giọng thật truyền cảm, phối hợp các động tác minh học phù hợp, đểlôi cuốn trẻ chăm chú lắng nghe, để lĩnh hội từng câu, từng lời của cô, tiếp đến tôigiảng nội dung câu chuyện, bài thơ một cách ngắn gọn để giúp trẻ dễ hiểu, tôi tiếnhành cho trẻ đọc thơ theo tôi từng câu, tôi luôn đổi cách cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm,lớp , cá nhân, hay bạn nam và bạn nữ thi đua nhằm tạo khí thế cho trẻ trong học thơ,còn đối với chuyện thì tôi kể nhiều lần và đàm thoại theo trình tự nội dung câuchuyện, và thể hiện giọng điệu, tính cách của từng nhân vật trong chuyện một cáchphù hợp nhằm giúp trẻ khắc sâu hơn nội dung cũng như tính cách của các nhân vậttrong chuyện, sau đó tôi tiến hành mời cháu khá lên kể lại chuyện cho cả lớp nghe, tôikhông quên khuyến khích trẻ bằng một món quà hay thưởng bằng một phiếu béngoan, còn trẻ nào chưa trả lời được tôi cho trẻ nhắc lại nhiều lần Chính nhờ như vậy

Ngày đăng: 10/05/2019, 18:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tài liệu thử nghiệm dạy trẻ làm quen với Tiếng việt Khác
2. Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non Khác
3. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong lớp mẫu giáo Khác
4. Tạp chí giáo dục Mầm non Khác
5. Hướng dẫn chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non Khác
6. Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w