1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

SKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea Na

24 9,3K 50
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 363,5 KB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea NaSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea NaSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea NaSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea NaSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea NaSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea NaSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea NaSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea NaSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea Na

Trang 1

I Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Từ xưa ông cha ta đã có câu ‘‘Trẻ lên ba cả nhà học nói ’’, vì vậy học nói là vấn

đề vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ nói chung và các cháu là dân tộc thiểu số nóiriêng Ở trường tôi các cháu là dân tộc thiểu số chiếm 42,5%, tổng số học sinh toàntrường Lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy 100% các cháu đều là dân tộc thiểu số nênbản thân tôi là giáo viên đứng lớp, luôn mong muốn các cháu được tiếp cận với tiếngViệt một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất trong công tác giảng dạy tiếng Việt cho trẻ,

để từ đó các cháu có một nền tảng ngôn ngữ vững vàng cho hành trang tiếp theo củacác cấp học

Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục Quốcdân Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đàotạo nhân cách con người Ở độ tuổi mầm non, trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói,

vì vậy mà cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ, đặc biệt trẻ dân tộc thiểu số là vô cùngquan trọng Bởi vì các cháu thường dùng tiếng mẹ đẻ hàng ngày do tiếp xúc nhữngngười thân trong gia đình nên gặp khó khăn trong việc tiếp thu tiếng Việt, dẫn đếncháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ tiếng Việt Chính vì vậy việc cungcấp vốn tiếng Việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm, nhằm hìnhthành và phát triển những kỹ năng nghe, hiểu, và giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ ởcác bậc học tiếp theo và trong cuộc sống hàng ngày

Vì thực tế trong cuộc sống, chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm thoại,thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, giải thích một vấn đề nào đó trong cuộcsống như: Kể lại được sự việc, câu chuyện đã được nghe, được chứng kiến, hay tựmình nghĩ ra, sáng tạo ra Trẻ cần tập nghe, hiểu lời nói của cô của những người xungquanh Sau đó tập trình bày suy nghĩ và sự hiểu biết của mình theo ngôn ngữ tiếngViệt Để trẻ hiểu và nói được tiếng Việt một cách thành thạo là cả một quá trình họctập và rèn luyện cho cả cô và trẻ ở bậc học Mầm non, nhằm phát triển ở trẻ các kỹnăng, hiểu, nói, trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện, một cách thành thạo nhất Chính vì

Trang 2

vậy, việc dạy làm quen tăng cường tiếng Việt và các bộ môn khác như làm quen chữcái hay làm quen Văn học là vô cùng quan trọng đối với các cháu là dân tộc thiểu số.Bản thân tôi là một giáo viên của trường Mầm non Ea Na, dạy tại phân hiệubuôn Tơ Lơ, xã Ea Na, nên 100% lớp là các em dân tộc Êđê Hầu hết các em đếntrường đều nói bằng tiếng mẹ đẻ, khả năng nghe và hiểu tiếng Việt của trẻ rất hạn chế,bên cạnh đó bố mẹ trẻ lại ít quan tâm đến việc động viên trẻ đến lớp, còn trẻ chưa có ýthức về vấn đề nề nếp trong lớp học Là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi trăn trở và xâydựng kế hoạch từ đầu năm học.

Đối với trẻ dân tộc thiểu số chịu rất nhiều thiệt thòi do điều kiện tiếp xúc vớimôi trường xung quanh, xã hội còn ít Và tầm nhìn của trẻ còn hạn chế, ngôn ngữ phổthông đối với trẻ cũng thật xa lạ nên việc học đến với trẻ cũng thật ngỡ ngàng Bởivậy, trẻ không hiểu hết ngôn ngữ tiếng Việt của cô

Với tình hình thực tế của trẻ dân tộc thiểu số như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở,suy nghĩ nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm gì và làm như thế nào, bằngphương pháp gì để giúp trẻ hiểu và nói được tiếng Việt một cách trôi chảy, chính vì điềubăn khoăn trăn trở ấy tôi đã tìm tòi nghiên cứu “Một số biện pháp tăng cường tiếng Việtcho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5- 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea Na ”

Nhằm giúp trẻ dân tộc thiểu số học tiếng Việt một cách nhẹ nhàng nhưng hiểuđược tiếng Việt một cách sâu sắc hơn từ đó trẻ tự tin giao tiếp với nhau trong cuộcsống và hứng thú học tập, tham gia vào các hoạt động trong trường Mầm non đạt kếtquả tốt hơn

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

* Mục tiêu của đề tài

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một việc làm hết sức cần thiết,tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, đòi hỏi cả một quá trình, phải có sựkiên trì của cả giáo viên và trẻ Dạy trẻ làm quen với tiếng Việt là dạy cái gì, dạy nhưthế nào? Trẻ làm quen với tiếng Việt với tư cách là bộ môn Khoa học hay với tư cách

là một công cụ, một phương tiện giao tiếp Cách trả lời những câu hỏi trên sẽ liên

Trang 3

quan tới việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ dân tộc thiểu số tiếp cận, làmquen dần với Tiếng việt Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp tăng cườngtiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5- 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea Na ”.nhằm giúp trẻ nắm những kiến thức cơ bản của bậc học Mầm non như sau: Đưa ra một

số kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp và các hình thức tổ chức tăngcường tiếng Việt cho Nhằm tạo điều kiện giúp trẻ nghe và hiểu được lời hướng dẫncác hoạt động của giáo viên, thông qua việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộcthiểu số

Người giáo viên tổ chức các hoạt động trong lớp đạt kết quả như: Trò chuyện vớitrẻ bằng tiếng Việt, trẻ nghe, hiểu, giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt và thể hiện cáchành động tương ứng với lời nói, giúp trẻ dần thích ứng với ngôn ngữ thứ hai

* Nhiệm vụ của đề tài

Là đưa ra một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non nói chung vàtrẻ dân tộc thiểu số ở trường Mầm non Ea Na, phân hiệu Buôn Tơ Lơ nói riêng

Bản thân cần nắm được tâm lý và nguyện vọng của trẻ để từ đó xây dựng cácphương pháp, hình thức, biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số ngay

ở độ tuổi 5- 6 tuổi

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5- 6 tuổi

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

“Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5- 6tuổi tại lớp Lá 4 trường Mầm non Ea Na ”

Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017

5 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sáng kiến này được tôi thực hiện với những phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Phương pháp này giúp cho sự định

hướng của sáng kiến

Trang 4

- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập: Tôi kiểm tra tiếng Việt của

trẻ trong một năm học 2016- 2017

b Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đây là phương pháp chính, để kiểm nghiệm những phương pháp và biện phápnêu ra có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến này được thực hiện trênđiều kiện thực tế của trường mầm non Ea Na tại lớp Lá 4 phân hiệu buôn Tơ Lơ nămhọc 2016- 2017

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Phương pháp khảo nghiệm thử nghiệm

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

c Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp này nhằm giúp cho quá trình nghiên cứu thống kê tỷ lệ % ở cácmục tiêu về kết quả đạt được và chưa đạt được ở trẻ

II Phần nội dung

1 Cơ sở lý luận

Tiếng Việt rất quan trọng đối với mọi người dân Việt Nam nói chung, đặc biệtđối với trẻ dân tộc thiểu số nói riêng Song, trong thực tế hiện nay đa số trẻ vùng sâu,vùng xa vùng dân tộc thiểu số, trước khi đến trường chỉ sống trong gia đình, ở cácthôn buôn nhỏ, trong môi trường tiếng mẹ đẻ Do vậy, trẻ chỉ nắm được tiếng mẹ đẻ ởdạng khẩu ngữ

Trẻ biết rất ít hoặc thậm trí không biết tiếng Việt Trong khi đó tiếng Việt làngôn ngữ chính thức dùng trong trường và cơ sở giáo dục khác Trên thực tế tiếng nóicác dân tộc thiểu số, hầu như chưa có vai trò rõ rệt trong việc hỗ trợ tiếng Việt tronggiáo dục Vì vậy, cho đến nay nhìn chung việc dạy - học tiếng Việt cũng như việc dạyhọc bằng tiếng Việt ở các vùng dân tộc thiểu số chỉ đạt kết quả thấp Đặc biệt ở trườngMầm non Ea Na phân hiệu Buôn Tơ Lơ chúng tôi đa số các cháu dân tộc Êđê nghe vànói tiếng Việt rất hạn chế mặc dù cô giáo có kèm cặp nhiệt tình đến mức nào chăngnữa thì trẻ vẫn nói bằng hai thứ tiếng, mà chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, nhất là trong các giờ

Trang 5

chơi như chơi ở các góc, hay các giờ chơi tự do Sở dĩ như vậy là do tiếng Việt khôngphải là một phương tiện sử dụng dễ dàng đối với học sinh dân tộc thiểu số Ở đây họcsinh chỉ dùng tiếng Việt nói với giáo viên khi cần thiết, còn ngoài ra trẻ vẫn thườngxuyên sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình để nói chuyện với nhau Chính vìvậy, dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ không thể đạt được kết quả như mongmuốn Vì vậy là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp Lá 4 phân hiệu buôn Tơ Lơ trườngMầm non Ea Na với 100% các cháu là dân tộc Êđê Tôi nhận thấy cần có những biệnpháp bổ xung, tăng cường tiếng Việt cho trẻ ngay từ độ tuổi Mầm non 5- 6 tuổi Vớikhẩu ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở ”.

Là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy các cháu, tôi đã tích cực tham mưuvới Nhà trường kịp thời, có hiệu quả, tập trung chỉ đạo sâu sát phân hiệu, kịp thời tháo

gỡ vướng mắc, giải quyết khó khăn, đảm bảo kết quả dù rất nhỏ nhưng nhìn thấy rõ,

đo kiểm minh bạch, khách quan để cha mẹ học sinh và cộng đồng tin tưởng, đồngthuận ủng hộ

Nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ về mọi mặt của nhiều tổ chức, trong quá trìnhtriển khai tổ chức thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ, đó là nhiệm vụ quan trọngcủa ngành giáo dục nói chung, và trường Mầm non nói riêng

Từ đó sẽ đáp ứng việc nâng cao được chất lượng giáo dục cho trẻ em vùng sâu,vùng sa, vùng dân tộc thiểu số

Dạy tiếng Việt cho trẻ nói chung, dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc nói riêng đều bắtđầu bằng việc dạy và phát triển vốn từ cho trẻ Trước hết, dạy trẻ tập nói các từ gầngũi, sau đó các câu nói đơn giản, rồi mới đến câu phức tạp Tùy theo khả năng của trẻ,

cô giáo dạy trẻ ở các mức độ khác nhau Khi trẻ mới bắt đầu học tiếng Việt, cô giáodạy một vài từ trong một ngày Khi trẻ đã có một số vốn từ nhất định, mức độ tiếp thungôn ngữ của trẻ nhanh hơn thì cô giáo có thể dạy trẻ số từ nhiều hơn Các từ được ônluyện thường xuyên trong các hoạt động khác nhau, ngữ cảnh, ngôn ngữ khác nhau,trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có khả năng học thông thạo được từ 600 đến 800 từ tiếng Việttrong một năm

Trang 6

Việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số, tuỳ theo điều kiện khả năngcủa từng lớp, từng trẻ để đưa ra các biện pháp tích cực như: Dạy tiếng Việt thông quachữ cái, kể chuyện, đọc thơ và các hoạt động khác… Việc lặp lại các từ chính là để trẻnghe và ghi nhớ các câu, từ trong từng nội dung bức tranh Ví dụ: Cô mời bạn Y’Nêpan đi tìm bức tranh có hình ảnh (người mẹ bế em bé ) Để trẻ làm quen với từ

“Mẹ bế em bé”

2 Thực trạng

Năm học 2016- 2017 toàn trường có 404 học sinh trong đó có 172 học sinh dântộc thiểu số chiếm 42,5% Với phần trăm học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ caonhư vậy, nên lãnh đạo nhà trường đã gặp không ít khó khăn trong công tác triển khai

và lên kế hoạch giảng dạy cho các lớp đặc biệt việc phân công giáo viên về đúng lớptại các lớp có 100% học sinh là dân tộc thiểu số

* Về ưu điểm

Được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Phòng GD& ĐT huyện Krông Ana, sựquan tâm chính quyền địa phương và lãnh đạo Nhà trường Mầm non Ea Na, nên phânhiệu buôn Tơ Lơ đã có cơ sở vật chất kiên cố, phòng học thoáng mát sạch sẽ, sân chơirộng rãi, nhà trường đã đầu tư một số trang thiết bị trong công tác dạy và học Bêncạnh đó, giáo viên yêu nghề mến trẻ, tận tụy với học sinh, hết lòng hết sức nuôi dạytrẻ

Đặc biệt là có sự cần cù chịu khó và tinh thần đoàn kết, giáo viên và sự phối kếthợp giúp đỡ từ phía Hội cha mẹ học sinh Đã tạo cho trường Mầm non Ea Na yên tâm

về mặt tinh thần và ổn định về cơ sở vật chất

Gây hứng thú cho trẻ hoạt động, có môi trường xanh- sạch- đẹp, tạo được môitrường đảm bảo các hoạt động trong lớp, giúp trẻ có đủ điều kiện để phát triển tiếngViệt

Bên cạnh những ưu điểm trên vẫn còn một số tồn tại như sau:

Lớp lá 4 phân hiệu Buôn Tơ Lơ thuộc trường Mầm non Ea Na là vùng sâu,vùng xa và đặc biệt khó khăn của xa Ea Na Một số trẻ chưa học qua lớp mầm, chồi,

Trang 7

đã học thẳng lên lớp lá như cháu Y- Hur Ayun, Y – Thum Niê, Y- Quy Bkrông chính

vì vậy việc nghe và hiểu tiếng Việt của trẻ là rất khó khăn

Dân cư sống không tập chung, 100% là đồng bào dân tộc Êđê, việc bất đồngngôn ngữ giữa cô và trẻ, do vậy làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ Địahình phức tạp việc đi đến lớp học của trẻ mầm non còn gặp nhiều khó khăn

Mặt bằng kinh tế của người dân còn thấp, chủ yếu làm ruộng, làm rẫy, một sốphụ huynh chưa nhận thức được rõ về tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt cho con

em mình nó có tác dụng cần thiết như thế nào đối với việc nhận thức và hình thànhnhân cách của trẻ

Mặt khác, một số phụ huynh không biết chữ, không được học qua trường lớpnào nên khả năng nhận thức của phụ huynh rất hạn chế dẫn đến không quan tâm đếnviệc học của con em mình Phụ huynh không kết hợp với giáo viên để chăm lo việchọc cho con em mình đạt kết quả tốt hơn

Chính từ những khó khăn đó vào đầu năm học khi tôi chưa áp dụng sáng kiếnkinh nghiệm trong công tác dạy học ở lớp Lá 4, chưa có kế hoạch đưa các biện phápdạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số thì chúng ta thấy kết quả thông qua các lĩnhvực thể hiện qua bảng kiểm tra đầu vào như sau:

Lĩnh vực GD trẻ Trẻ không hiểu Trẻ hiểu Trẻ rất hiểu

Phát triển ngôn ngữ 18/27 = 66,6% 6/27 = 22,2% 3/27 = 11,1%Phát triển nhận thức 16/27 = 59,2% 8/27 = 29,6% 3/27 = 11,1%Phát triển TC-XH 16/27 = 59,2% 7/27 = 25,9% 4/27 = 14,8%Phát triển thể chất 13/27 = 48,1% 9/27 = 33,3% 5/27 = 18,5%Phát triển thẩm mỹ 14/27 = 51,8% 10/27 = 37,0% 3/27 = 11,1%

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến kết quả trên: Do đầu năm cô vẫn chưa có

Trang 8

phương hướng về công tác dạy trẻ làm quen tiếng Việt cho trẻ.

Nguyên nhân khách quan: Do môi trường sống tạo ra, trẻ sống trong gia đình,thôn buôn 100% người dân dùng tiếng mẹ đẻ

Từ những ưu điểm, khuyết điểm, và nguyên nhân trên đã thôi thúc tôi cần có

“Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5- 6 tuổi tạilớp Lá 4 trường Mầm non Ea Na”

3 Nội dung và hình thức của giải pháp

a Mục tiêu của giải pháp

- Hiểu được ngôn ngữ phổ thông

- Biết lắng nghe và phát âm đúng tiếng Việt

- Trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ tiếng Việt

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ

làm quen tăng cường tiếng Việt.

Khi lên kế hoạch dạy trẻ làm quen tăng cường tiếng Việt, trước hết tôi bám sát

kế hoạch hoạt động của Nhà trường, trên cơ sở đó tôi xây dựng kế hoạch phù hợp vớitình hình của lớp, lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen tăng cường tiếng Việt, nhẹnhang, đi từ dễ đến khó phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ

Trước tiên để xây dựng được một kế hoạch tôi dựa trên kế hoạch giáo dục trẻmầm non, bộ chuẩn phát triển trẻ 5- 6 tuổi, sau đó nhìn vào tình hình thực tế của nhàtrường, của lớp để lựa chọn nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ mình.Khi lựa chọn giải pháp này, tôi phải theo dõi sự phát triển của từng trẻ trong tiết học,

ở mọi lúc mọi nơi, để điều chỉnh các yêu cầu về hình thức luyện tập Hệ thống câuhỏi, đàm thoại từng trẻ giúp trẻ không khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức

Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp, có gắn các từ tiếng Việt nhằmtạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thứchoạt động phong phú, đa dạng hơn Để trẻ học tiếng Việt thực sự có hiệu quả, giúp trẻ

tự khám phá và phát triển ngôn ngữ giao tiếp

Trang 9

Ví dụ: Kế hoạch tổ chức cho trẻ làm quen tăng cường tiêng Việt cho trẻ 5- 6 tuổi.

Chủ đề: Trường Mầm non (3 tuần ), tôi chọn các đề tài như sau: Thơ “Bàn tay

cô giáo ” Làm quen chữ cái o- ô- ơ Sau khi chọn các đề tài phù hợp với chủ đề thìđưa ra yêu cầu với trẻ, với bài thơ “Bàn tay cô giáo ” tôi dựa vào các CS65, CS79,CS112 để đưa ra mục đích yêu cầu với trẻ lớp mình như sau

Cô cho trẻ làm quen tăng cường tiếng Việt thông qua tiết dạy thơ bằng cách chotrẻ đọc và phát âm chuẩn từng câu, từng từ trong bài thơ, cô cho trẻ đọc theo lớp, tổ,

cá nhân, cô nhấn mạnh những từ khó hiểu và lồng ghép giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩacủa từ đó, như vậy sẽ giúp trẻ hiểu nhiều hơn ngôn ngữ tiếng Việt, từ đó giúp trẻ địnhhướng và hình dung được ý nghĩa của từ

Cần xây dựng các hoạt động học tiếng Việt phù hợp với mục tiêu và yêu cầugiáo dục theo chủ đề

Ngoài ra khi lên kế hoạch tôi bám sát vào từng tháng, từng mùa, từng sự kiện,hoạt động diễn ra tại địa phương để lựa chọn đề tài cho phù hợp với các ngày lễ hộicác sự kiện đang diễn ra (Ví dụ chủ đề: Tết và mùa xuân) phải đưa vào học kỳ II, cónăm vào tháng một, có năm vào tháng hai nên phải lựa chọn thời gian diễn ra lễ hội đó

để trẻ hòa vào không khí phấn khởi, sây mê tìm hiểu và hứng thú với các hoạt độnghọc, từ đó trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách nhẹ nhàng không bị gò bó hay gượng

ép, như vậy khả năng tiếp thu bài sẽ nhanh hơn

Biện pháp 2: Tổ chức các tiết học làm quen tăng cường tiếng Việt nhẹ nhàng lôi

cuốn trẻ

Giáo viên truyền thụ những kiến thức tăng cường tiếng Việt thông qua các tiếthọc Ví dụ cô cho trẻ làm quen với câu “Khai giảng năm học mới ” của chủ đề trườngMầm non Trước tiên, cô xếp trẻ ngồi sao cho hợp lí với quy trình của phòng học, sau

đó cô đưa tranh Ngày Khai giảng năm học mới, trẻ quan sát và cô gợi hỏi: Tranh gì?

Từ những câu hỏi gợi mở, cô nhẹ nhàng dẫn dắt trẻ vào hoạt động Cô cho quan sát từ

“Khai giảng năm học mới ”, cô phát âm câu “Khai giảng năm học mới ”, sau đó cảlớp phát âm lại, sau đó đến tổ rồi cá nhân phát âm lại càng nhiều càng tốt Bên cạnh

Trang 10

đó, cô tổ chức một vài trò chơi nhỏ để tiết học không nhàm chán nhưng phải chú ýsửa sai cho trẻ.

Mặt khác để góp phần đưa các biện pháp dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non, giáoviên trực tiếp giảng dạy các cháu, tôi đã tổ chức họp tuyên truyền phụ huynh tích cựchợp tác với giáo viên, cùng thống nhất dạy tiếng Việt cho trẻ mọi lúc mọi nơi Đặcbiệt khi trẻ ở nhà các thành viên trong gia đình cần dùng tiếng Việt giao lưu với trẻthường xuyên Giáo viên cần phải có trách nhiệm gần gũi trò chuyện với trẻ kết hợpvới cử chỉ, hành động để trẻ dần được làm quen với tiếng Việt một cách tự nhiênkhông gò bó

Ví dụ: Thông qua biện pháp trực quan hành động giúp cho người học tiếp thu cóhiệu quả và học ngôn ngữ mới một cách tự nhiên hứng thú Mục đích của phươngpháp này nhằm giúp cho người học đạt được các mục đích như: hiểu và sử dụng ngônngữ mới trong giao tiếp, hình thành và rèn luyện kỹ năng nghe, nói một ngôn ngữmới Không cho trẻ nói khi chưa thực hiện thành thạo được các hành động, để có thểtập trung lắng nghe chuẩn xác Khi đã nghe rõ, hiểu, thuộc và tự tin làm đúng, trẻ sẽ

tự muốn nói và có thể tự thực hành với bạn của mình, giáo viên cần cho trẻ đều đượcthực hành ở mỗi lần học Chỉ sử dụng ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn, không dẫn dắt,giảng giải nhiều vì trẻ chưa hiểu tiếng việt

Khi dạy trẻ, giáo viên cần xác định trước những loại từ, câu nào sẽ sử dụng khihướng dẫn trẻ Nên sử dụng các điệu bộ cử chỉ để ra hiệu cho trẻ hiểu ý đồ của mình,thay cho việc nói nhiều của người dạy Lúc đầu dạy từ 1- 2 từ dễ hiểu kết hợp vớihành động như: Đứng lên, ngồi xuống đến ngày hôm sau cô giáo cần cho trẻ ôn lạinhững gì được học ngày hôm trước, để khắc sâu sự ghi nhớ bằng hình thức chơi màkhông cần phải giữ nguyên thứ tự từ các bước ngày hôm trước dạy nữa ví dụ: Đứnglên- ngồi xuống, ngồi xuống- đứng lên, rửa tay- rửa chân… Dạy tiếng Việt với biệnpháp trực quan hành động với đồ vật, biện pháp này dạy trẻ các từ mới như: Cái bàn,cái ghế, quyển vở…

Ngoài ra, tôi còn sử dụng các biện pháp dạy trẻ học tiếng Việt qua kể chuyện,

Trang 11

đóng vai, đối với mỗi câu chuyện, làm các đồ chơi minh hoạ, đơn giản tượng trươngcho các nhân vật chính, sử dụng các nhân vật có sẵn để làm đồ dùng minh hoạ Hoặctrẻ học tiếng Việt thông qua việc dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái tiếngviệt Nội dung chủ yếu của việc dạy này là giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái.Chúng ta có thể coi việc giúp trẻ làm quen với chữ cái là cốt lõi của việc làm quen vớitiếng Việt có nghĩa là việc cho trẻ làm quen với chữ cái chưa phải là tất cả những nộidung công việc giúp trẻ làm quen với tiếng Việt Cách gọi làm quen với tiếng Việtthường gợi ra một phạm vi nội dung rộng rãi hơn so với cách gọi làm quen với chữcái Do đó có thể thấy nội dung dạy trẻ làm quen với tiếng Việt không chỉ là dạy trẻphát âm, dạy trẻ tập tô 29 chữ cái mà còn dạy trẻ đọc đúng các chữ cái, các từ trongtranh, hiểu được nội dung của từ và biết dùng từ để diễn đạt thành câu, muốn đượcnhư vậy trước hết ta phải giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong tiếngViệt.

Có một số ít trẻ nói được tiếng Việt nhưng chưa biết các chữ cái hay từ ngữ củatiếng Việt Vì vậy việc dạy trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ nhận biết chính xác cấutạo của chữ cái, cách phát âm để từ đó trẻ nghe cô phát âm để tìm được chữ cái tươngứng, nhìn chữ cái phát âm được chữ cái

Ví dụ: Hôm nay cô cho trẻ nhận biết chữ s –x chẳng hạn:

Cô cho trẻ xem tranh " Hoa Sen xanh " cho trẻ đọc từ: Hoa sen xanh

Trẻ nhận biết trong từ Hoa sen xanh có bao nhiêu tiếng ? Có mấy chữ cái ?

Rồi cô ghép thẻ chữ rời cho cháu nhận biết dấu thanh tìm chữ đã học rồi phát âmlại những chữ đó Còn lại cô giới thiệu cho trẻ làm quen s- x, tôi phân tích các nét cơbản cấu tạo nên chữ cái s- x, cho trẻ phát âm chữ s- x nhiều lần giúp trẻ khắc sâu cấutạo của chữ cái và trẻ nhận biết một cách chính xác từng chữ cái

Cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ thông qua việc làm quen với chữ cái:

Sau khi giúp trẻ làm quen và nắm được 29 chữ cái trong tiếng Việt tôi tiến hànhcho trẻ tham gia các trò chơi với chữ cái, cho trẻ tập tô chữ cái giúp trẻ dần dần nắmđược toàn bộ hệ thống chữ cái qui định trong chương trình, đồng thời chính xác hoá

Trang 12

cách phát âm Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục trẻ mẫu giáo được tiến hànhtheo phương châm học mà chơi, chơi mà học Từ đó tôi luôn nghĩ cần phải phát huyhết tác dụng của các trò chơi để dạy trẻ Điều đáng chú ý là trẻ mầm non xã Ea Na rấtham thích được học qua hình ảnh trực quan, tổ chức hoạt động học thông qua các tròchơi Mỗi khi được nhìn thấy đồ dùng, đồ chơi trẻ rất vui, thích tìm hiểu sờ mó vàcùng nhau khám phá nắm bắt được đặc điểm này chúng tôi đã không ngừng học vàsưu tầm những trò chơi hay, mới lạ trên báo chí, thông tin đại chúng để đưa vào dạytrẻ phù hợp theo nội dung từng chủ đề.

Ví dụ: Trò chơi tìm chữ cái s- x trong từ “Hoa sen ” Tôi viết bài thơ lên giấy

Rô ki (mỗi tờ tranh đã được viết nôi nội dung một bài ), chia lớp thành 2 đội, mời đạidiện của 2 đội lên dùng bút tìm và gạch chân chữ s- x có trong các từ trong mỗi câuthơ và đọc chữ cái gạch chân Đội nào tìm và gạch chân được nhiều chữ s- x thì chiếnthắng và được tuyên dương

Tôi còn cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái qua nhiều trò chơi khác như "Nốichữ cái với từ có chứa chữ cái đó ”, “Tìm chữ cái trong đoạn thơ ”… Dạy trẻ phát âmtiếng Việt thông qua trò chơi tìm chữ cái theo yêu cầu của cô"

Tăng cường tiếng Việt thông qua trò chơi gắn chữ cái trên đồ dùng, đồ chơi,

“Xếp chữ cái bằng hột hạt "

"Xếp các nét cơ bản tạo thành chữ cái "

Bên cạnh đó tôi luôn tranh thủ thời gian tự làm thêm một số đồ dùng đồ chơi đểcho trẻ được thực hành trải nghiệm Tôi thiết nghĩ trẻ được thực hành trải nghiệmnhiều với đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ chữ cái một cách sâu sắc hơn, tập phát

âm tiếng Việt một cách chuẩn hơn Từ đó cũng góp phần không nhỏ vào việc cungcấp vốn tiếng Việt cho trẻ Qua một thời gian thực hiện, lớp tôi tiến bộ rõ rệt, trẻ hứngthú trong học tập, nhiều cháu thuộc chữ cái và phát âm đúng chữ cái do tôi cung cấp.Tôi tiến hành lên kế hoạch nghiên cứu và áp dụng việc cung cấp tiếng Việt vào cáchoạt động như:

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ thông qua môn văn học:

Ngày đăng: 15/05/2017, 10:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w