Xu hướng sử dụng nhiên liệu mới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khí thải động cơ diesel tăng áp đối với sức khoẻ và môi trường sống của con người (Trang 45 - 48)

Trong suốt nhiều thập kỷ và trong tương lai, sự phụ thuộc của các phương tiện giao thông đường bộ vào dầu mỏ là hết sức to lớn.Trong khi đây là nguồn tài nguyên có hạn.Mặt khác, nguồn nguyên liệu này sinh ra những khi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người. Xu hướng trong thời gian tới sẽ được thay thế bằng nguồn nhiên liệu sạch, ít ô nhiễm hơn ( methanol ,Ethanol, khí tự nhiên , khí propan ,hyđrô, LPG…)

Với động cơ diesel, có thể sử dụng Ethanol hoặc methalnol ( dưới dạng nhũ tương) để trộn vào nhiên liệu diesel.Tuy nhiên, hỗn hợp này có độ ổn định thấp nhất là khi nhiên liệu thấp, nhất là khi nhiên liệu có nước hoặc hơi nước. Hỗn hợp pha trộn tới 30% Alcol có thể dung cho động cơ diesel.Tuy nhiên, động cơ khó khởi động. Ngoài ra Alcol có chỉ số xetan thấp nên quá trình tự bốc cháy thấp.

Hiện nay người ta đã phát triển một hệ thống phun nhiên liệu kép để phun mồi một lượng nhỏ nhiên liệu diesel để lượng nhiên liệu này sẽ được đốt cháy trước. Đây có thể là một giải pháp có nhiều triển vọng.

Đối với động cơ diesel dung alcol nguyên chất , người ta đẫ phát triển “động cơ diesel có trợ giúp tia lửa điện”.Những tín hiệu ban đầu cũng cho thấy đây có thê là sự phối hợp tốt nhất giữa 2 chỉ tiêu năng lượng và môi trường trong tương lai.

Các loại nhiên liệu có nguồn gốc phi dần mỏ khác như : dầu dừa, dầu cọ, dầu đậu nành … có chỉ số xetan cao và có thể sử dụng khá tốt với động cơ diesel.

Ngày nay ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối với con người, trong đó một phần không nhỏ nguyên nhân có nguồn gốc từ khí thải động cơ. Động cơ Diesel được công nhận có nhiều ưu thế vượt trội nhưng vẫn tồn tại nhiều nhược điểm ở khía cạnh môi trường, đặc biệt là việc thải NOx

va bồ hóng. Việc nắm rõ cấu trúc, đặc điểm, và quá trình hình thành của khí thải có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu các giải pháp để bảo vệ môi trường. Người ta đã và đang nghiên cứu nhiều phương pháp khác nhau để giảm lương phát thải NOx,bồ hóng … Nói chung mỗi phương pháp đều có nhưng ưu và nhược điểm nhất định, trong đó phương pháp sử dụng hệ thống luân hồi khí thải và bộ lọc bụi khói đang được coi là những phương pháp tối ưu nhất.

- Luân hồi khí thải của động cơ góp phần làm giảm đáng kể lượng phát thải NOx, việc tìm tỷ lệ luân hồi tối ưu tại các chế độ tải và tốc độ khác nhau là vô cùng quan trọng. Vì với tỷ lệ luân hồi tối ưu này công suất của động cơ giảm không đáng kể, không ảnh hưởng tới tính năng vận hành của động cơ, đồng thời tiêu hao nhiên liệu lại tăng không đáng kể.

- Lọc bụi giúp ta lọc được 95% lượng bồ hóng sinh ra trong quá trình cháy của động cơ diesel. Nghiên cứu về quá trình hình thành và quá trình tái sinh bầu lọc để tìm ra phương án tối ưu nhằm giảm tới mức lớn nhất có thể lượng phác thải bồ hóng.

[1] PGS Võ Nghĩa, TS. Lê Anh Tuấn. Tăng Áp Động Co Đốt Trong. NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 2004.

[2] PGS. TS. Phạm Minh Tuấn. Chuyên đề khí thải động cơ và ô nhiễm môi trường. Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 9/2003.

[3] TS NGuyễn Hoàng Vũ. Ô nhiễm môi trường do động cơ đốt trong. Học viện kỹ thuật quân sự, 2004.

[4] Avinash Kumar Agrawal. Effect of EGR on the exhaust gas temperature and opacity in compression ignition engines. Department of Mechanical Engineering and Environmental Egineering and Management, Indian Intitude of Technology, paper 275-284 vol. 29, part 3, June 2004.

[5] http://www.dieselnet.com.

[6] Carl-Adam Torbjohnsson. Modelling of a Venturi in a Heavy Duty Diesel Engine. Master’s thesis reg nr: LiTH-ISY-EX-3368-2002, Vehicular system, Dept. of Electrical Engineering, Linkoping Universitet, 18th December 2002. [7] Bùi văn Ga, Văn Thị Bông ,Phạm Xuân Mai, Trần Văn Nam, Trần Thanh Hải Tùng (1999) : Ô tô và ô nhiễm môi trường , NXB GD, Hà Nội.

[8] ThS.Khương Thị Hà, Đề tài: “ Sử dụng mô hình cháy AVL-MCC trên phần mềm mô phỏng AVL Boost đánh giá khả năng giảm phát thải của động cơ diesel tăng áp sau khi được trang bị hệ thống luân hồi khí thải và lọc bụi khói.”, 2009, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khí thải động cơ diesel tăng áp đối với sức khoẻ và môi trường sống của con người (Trang 45 - 48)