ĐẶC điểm lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ rối LOẠN TIC ở TRẺ EM BẰNG AN THẦN KINH

81 213 1
ĐẶC điểm lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ rối LOẠN TIC ở TRẺ EM BẰNG AN THẦN KINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÊ THU PHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIC Ở TRẺ EM BẰNG AN THẦN KINH ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II HÀ NỘI – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÊ THU PHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIC Ở TRẺ EM BẰNG AN THẦN KINH Chuyên ngành : Nhi - Thần kinh Mã số : CK 62721625 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ THANH MAI HÀ NỘI – 2019 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADHD Attention Deficit Hyperactivity Disorder (Rối loạn tăng động giảm ý) ASD Autism Spectrum Disorder (Rối loạn phổ tự kỷ) CTD Chronic Tic Disorder (Tic mãn tính) DSM Diagnostic Statistical Manuel of Mental Disorder (Hướng dẫn thực hành chẩn đoán rối loạn tâm thần) ICD International Classification of the Deseases ( Phân loại quốc tế loại bệnh) NHP National Hospital of Paediatric (Bệnh viện Nhi Trung Ương) OCD Obsessive Compulsive Disorder (Rối loạn ám ảnh cưỡng chế) TS Tourette Syndrome (Hội chứng Tourette) YGTSS Yale Global Tic Severity Scale (Thang đo mứuc độ nặng tic) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Chương 1: TỔNG QUAN .3 1.1 Định nghĩa 1.2 Lịch sử phát bệnh 1.3 Dịch tễ học 1.3.1 Tỷ lệ mắc bệnh 1.3.2 Tuổi .5 1.3.3 Giới .5 1.3.4 Địa dư 1.4 Bệnh nguyên 1.4.1 Yếu tố di truyền 1.4.2 Yếu tố sinh học thần kinh .7 1.4.3 Yếu tố nội tiết .8 1.4.4 Yếu tố miễn dịch 1.4.5 Yếu tố tâm lý môi trường 1.5 Lâm sàng 10 1.6 Chẩn đoán phân loại 11 1.7 Tiếp cận lâm sàng, đánh giá tic 13 1.7.1 Bước - Sàng lọc tic 13 1.7.2 Bước - Đánh giá tic 15 1.8 Điều trị 16 1.8.1 Liệu pháp tâm lý 16 1.8.2 Liệu pháp hoá dược 18 1.9 Tình hình nghiên cứu rối loạn tic giới Việt Nam 21 1.9.1 Tình hình nghiên cứu rối loạn tic giới 21 1.9.2 Tình hình nghiên cứu rối loạn tic Việt Nam 27 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1 Thời gian địa điểm nghiên cứu 29 2.1.1 Thời gian nghiên cứu 29 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 29 2.2 Đối tượng nghiên cứu 29 2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 29 2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ 30 2.3 Phương pháp nghiên cứu 30 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 30 2.3.2 Cỡ mẫu phương pháp chọn mẫu 30 2.3.3 Biến số số 30 2.3.4 Tiêu chuẩn xác định công cụ đánh giá 32 2.3.5 Phương pháp thu thập số liệu .34 2.3.6 Sai số cách khống chế sai số 36 2.3.7 Quản trị số liệu xử lý số liệu 36 2.3.8 Đạo đức nghiên cứu 37 CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1 Đặc điểm chung 38 3.1.1 Phân bố bệnh theo nhóm tuổi .38 3.1.2 Phân bố bệnh theo giới .38 3.1.3 Phân bố bệnh theo địa dư 39 3.2 Đặc điểm lâm sàng rối loạn TIC 39 3.2.1 Một số yếu tố liên quan khởi phát tic 39 3.2.3 Thời gian tic xuất trước đến khám 40 3.2.4 Tiền triệu .41 3.2.5 Đặc điểm lâm sàng loại tic 41 3.2.6 Tính chất xuất .43 3.2.7 Các rối loạn kèm theo 43 3.3 Đánh giá kết điều trị 44 3.3.1 Các loại thuốc lựa chọn điều trị tic phòng khám chuyên khoa 44 3.3.2 Tuân thủ điều trị 45 3.3.3 Tiến triển bệnh điều trị Risperidone 46 3.3.4 Tiến triển bệnh điều trị Haloperidol 47 3.3.5 Tác dụng phụ không mong muốn .49 CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 50 4.1 Đặc điểm lâm sàng để nhận biết chẩn đốn xác Rối loạn tic 50 4.2 Đánh giá hiệu điều trị thuốc bệnh nhân chẩn đoán Rối loạn tic 50 DỰ KIẾN KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Các thuốc sử dụng điều trị Tic TS .20 Bảng 3.1 Phân bố bệnh theo nhóm tuổi .38 Bảng 3.2 Một số yếu tố liên quan khởi phát loại tic 39 Bảng 3.3 Đặc điểm lâm sàng tic vận động 41 Bảng 3.4 Đặc điểm lâm sàng tic âm 42 Bảng 3.5 Phân bố khu vực xuất tic .42 Bảng 3.6 Liều Risperidone sử dụng cho điều trị tic 44 Bảng 3.7 Liều Haloperidol sử dụng cho điều trị tic 45 Bảng 3.8 Cách sử dụng thuốc điều trị tic .45 Bảng 3.9 Tiến triển TS sau điều trị Risperidone 46 Bảng 3.10 Tiến triển CTD sau điều trị Risperidone 46 Bảng 3.11 Tiến triển tic thời sau điều trị Risperidone 47 Bảng 3.12 Tiến triển TS thời sau điều trị Haloperidol 47 Bảng 3.13 Tiến triển CTD sau điều trị Haloperidol 48 Bảng 3.14 Tiến triển tic thời sau điều trị Haloperidol 48 Bảng 3.15 Tác dụng phụ không mong muốn .49 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố giới tính nhóm nghiên cứu 38 Biểu đồ 3.2 Phân bố địa dư nhóm nghiên cứu .39 Biểu đồ 3.3 Hoàn cảnh xuất tăng tần suất tic .40 Biểu đồ 3.4 Thời gian xuất tic trước khám .40 Biểu đồ 3.5 Triệu chứng báo hiệu trước tic 41 Biểu đồ 3.6 Tính chất xuất tic 43 Biểu đồ 3.7 Rối loạn kèm theo .43 Biểu đồ 3.8 Loại thuốc dùng điều trị 44 Biểu đồ 3.9 Tình hình tuân thủ điều trị 45 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bệnh sinh tic 10 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 35 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn tic động tác không hữu ý, xảy nhanh, đột ngột, tái diễn, không nhịp điệu, thường bao gồm nhóm hạn chế (tic vận động) phát âm đột ngột (tic âm thanh) khơng có mục đích rõ ràng Tic đơn giản (xảy nhanh, vơ nghĩa) phức tạp (có mục đích hơn, tỉ mỉ phối hợp), thống qua mãn tính Rối loạn tic mạn tính (Chronic Tic Disorder - CTD) bao gồm hội chứng Tourette (Tourette Syndrome – TS), Tic âm Tic vận động có tính dai dẳng, rối loạn tâm thần kinh kéo dài, điển hình khởi phát trẻ em (

Ngày đăng: 29/09/2019, 11:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn tic ở trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • 2. Nhận xét kết quả điều trị tic bằng Haloperidol/ Risperidone

  • Chương 1 TỔNG QUAN

  • 1.1. Định nghĩa

  • Tic là những động tác không hữu ý, xảy ra nhanh tái diễn, không nhịp điệu, định hình (thường bao gồm những nhóm cơ hạn chế) hoặc một sự phát âm xuất hiện đột ngột không mục đích rõ ràng. Các tic được cảm nhận như không cưỡng lại được, nhưng có thể dừng chúng lại một cách hữu ý trong những khoảng thời gian khác nhau [11], [12].

  • 1.2. Lịch sử phát hiện bệnh

  • Vào năm 1489 lần đầu tiên Sprenger và Kraemer đã mô tả một linh mục với những tic vận động và âm thanh. Sau đó nhiều đối tượng được mô tả những cử động cơ thể, khuôn mặt nhăn nhó, tiếng kêu không chủ ý, thậm chí tiếng càu nhàu, tiếng súc vật kêu...gợi ý mạnh mẽ rằng những người này đã phải chịu đựng một hội chứng bệnh lý. Năm 1825, Itard – bác sỹ người Pháp đã đưa ra mô tả triệu chứng đầy đủ về các rối loạn tic, nhưng chỉ khi Charcot JM – một nhà thần kinh học nổi tiếng công bố nghiên cứu các bệnh nhân tic của ông thì tình trạng này mới được công nhận liên quan đến thần kinh và được nhiều người biết đến.

  • Gilles de la Tourette (1885) là một học trò của Charcot JM đã viết luận án về bệnh lý này. Định nghĩa hiện đại của hội chứng Tourette kết hợp tất cả các tiêu chuẩn chẩn đoán ban đầu do Charcot và Gilles de la Tourette đề xuất: khởi phát thời thơ ấu, tic vận động và âm thanh, mạnh lên và suy yếu, mãn tính. Trường hợp nặng có thể kết hợp với ám ảnh cưỡng bức. Bệnh có tính chất di truyền gia đình. Hội chứng này đã được mang tên của ông (gọi tắt là hội chứng Tourette) [13]. Sau Charcot, một số tác giả đã đưa ra các quan điểm khác nhau về rối loạn tic.

  • Sau khi Gilles de la Tourette qua đời, cho đến đầu những năm 1960, có rất ít sự quan tâm đến việc nghiên cứu Hội chứng Tourette so với các bệnh lý thần kinh khác như bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, điều này này bắt đầu thay đổi vào những năm 1960-1970 khi Shapiro và các đồng nghiệp chứng minh rằng Haloperidol là thuốc an thần kinh có thể hữu ích trong điều trị triệu chứng TS. Từ kết quả trên, nhiều câu hỏi được đặt ra về quan điểm tâm lý xã hội/ phân tâm học đã được đề xuất trước đây và đưa ra cách tiếp cận mới để điều trị rối loạn này [14].

  • Việc thành lập Hiệp hội Quốc gia về Tourette tại Hoa Kỳ vào năm 1972 đã khích lệ sự quan tâm đáng kể đối với hội chứng này trong thập kỷ 70 và các thập kỷ tiếp theo. Đầu năm 1984, Hiệp hội Tourette đã khuyến khích nhiều nhà khoa học nghiên cứu về nguyên nhân và các phương pháp điều trị rối loạn tic. Do đó, hiện nay chúng ta đã hiểu biết hơn về TS và đã có các chiến lược trị liệu khác nhau cho người bệnh[14].

  • Hội chứng Tourette nói riêng và tic nói chung được các nhà thần kinh và tâm thần học quan tâm về ranh giới vận động giữa hữu ý và không hữu ý, mối quan hệ giữa các chất hoá học thần kinh với những biểu hiện phức tạp về tâm thần và hành vi.

  • Theo ICD 10 (1992) và DSM IV (1994), rối loạn tic được xếp vào "Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên". Hai tài liệu phân loại các thể theo những tiêu chuẩn tập trung vào biểu hiện lâm sàng, thời gian kéo dài và tiêu chuẩn loại trừ. Sự phân loại này khá rõ ràng nên dễ sử dụng trong lâm sàng và chẩn đoán tic không gặp khó khăn. Hiện nay, hệ thống phân loại mới ICD 11 (2016) và DSM 5 (2013) cập nhật và chỉnh sửa nhưng phần lớn vẫn giữ nguyên các tiêu chuẩn và phân loại, chỉ đề xuất khung thời gian tối thiểu ít nhất 2 tuần để chẩn đoán tic nhất thời, nhằm tránh bỏ sót [1], [15].

  • 1.3. Dịch tễ học

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan