BÁO CÁO PHÂN TÍCH, NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM , NGÀNH ĐỒ GỖ NỘI THẤT, NĂM 2016
Trang 1Ngành gỗ nội thất
Trung tâm TDDN&ĐCTC Trang 1/21
BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH KINH TẾ
VIỆT NAM
KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TRUNG TÂM TDDN&ĐCTC BÁO CÁO VIÊN: NGUYỄN CAO ÁNH HUY
**********
THÁNG 09/2014
Các thông tin sử dụng trong bản báo cáo này được lấy từ các nguồn chúng tôi cho rằng đáng tin cậy, tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo tuyệt đối độ chính xác của thông tin Báo cáo chỉ có giá trị tham khảo và lưu hành nội bộ ACB
Trang 2I Tổng quan về ngành:
Ngành chế biến gỗ XK của Việt Nam là một ngành kinh tế lâu đời và cũng là một trong các ngành xuất khẩu (XK) chủ lực của Việt Nam Ngành chế biến gỗ XK đã có những bước phát triển mạnh trong 10 năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 2007 – 2013 với mức tăng trưởng bình quân 16%, đạt kim ngạch XK đạt 5,5 – 5,7 tỷ USD năm 2013 và còn hứa hẹn những con số ấn tượng hơn trong thời gian tới Hiện tại Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới (chiếm khoảng 4% thị phần) về thương mại đồ nội thất trên thế giới, và đứng thứ 2 châu Á, sau Trung Quốc
Hiện nay, Việt Nam đã XK gỗ sang hơn 160 quốc gia, trong đó có 4 thị trường chính là Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật chiếm hơn 50% thị phần với mức tăng trưởng cao hàng năm
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) cho biết, kim ngạch XK các sản phẩm gỗ chế biến 6 tháng đầu năm 2014 đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng mạnh
so với cùng kỳ Hiện, nhiều DN đã có hợp đồng sản xuất đến hết năm Chính vì vậy, “mục tiêu
XK từ 6 - 6,2 tỷ USD trong năm nay, tăng 0,7 tỉ USD so với năm 2013 là trong tầm tay
Ngành gỗ được chia thành 3 tiểu ngành chính như sau:
Trồng, khai thác gỗ: Trồng và khai thác rừng tự nhiên, trồng và khai thác rừng tập trung
Chế biến gỗ: Gồm nhóm đồ gỗ mỹ nghệ, nhóm đồ gỗ nội thất, nhóm đồ gỗ ngoại thất, nhóm
gỗ kết hợp với sản phẩm khác và nhóm gỗ ván nhân tạo
Phân phối sản phẩm gỗ: Phân phối nội địa có các thương hiệu lớn như Nhà Xinh, Savime , Hoàng nh Gia Lai, Trường Thành, Vihome, Trần ức C n XK thì chủ yếu dựa trên thương hiệu của các nhà phân phối ở nước ngoài
Ngành gỗ nội thất:
Sản phẩm: Chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng, trước năm 2003, sản phẩm gỗ của Việt
Nam XK sang các nước chủ yếu là ván sàn, bàn ghế ngoài trời ến những năm gần đây, sản phẩm đồ gỗ nội thất ngày càng đa dạng về chủng loại và đang được các doanh nghiệp (DN) ngày càng quan tâm hơn Theo phân loại quốc tế, sản phẩm gỗ XK của Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm HS 94 gồm: ghế ngồi đệm, ghế ngồi loại khác, nội thất văn ph ng, nội thất nhà bếp, nội thất phòng ngủ và các loại khác
Trang 3Trung tâm TDDN&ĐCTC Trang 3/21
HS940350 : Nội thất ph ng ngủ, làm từ gỗ
HS940360 : Nội thất ph ng ăn và ph ng khách, làm từ gỗ
Quy cách: Trước đây, người tiêu dùng chủ yếu sử dụng đồ gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên
có chất lượng tốt nhưng mẫu mã đơn giản và giá cao Hiện nay, sử dụng các sản phẩm gỗ
được khai thác từ rừng trồng, có chất lượng vừa phải, thời gian sử dụng tương đối ngắn so với
gỗ tự nhiên nhưng mẫu mã đẹp, đa dạng chủng loại và giá cả phải chăng là u thế được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn
Thị trường: Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới (chiếm khoảng 4% thị phần) về
thương mại đồ nội thất trên thế giới, và thứ 2 châu Á, sau Trung Quốc Việt Nam đang là nhà cung cấp đồ gỗ cho nhiều quốc gia trên thế giới, với kim ngạch XK trên 5 tỷ USD/năm, chiếm tới 80% tổng doanh thu của toàn ngành gỗ Tuy nhiên, các DN đang bỏ ngỏ thị trường trong nước, tỷ lệ doanh thu từ thị trường nội địa của các DN gỗ chỉ đạt khoảng 20%, còn tới 80% với giá trị lên tới hàng trăm triệu USD lại là sản phẩm của Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan…
Thị trường gỗ nội thất thế giới:
Sản xuất: Theo báo cáo Triển vọng ồ gỗ nội thất thế giới 2014 của CSIL1 (bao gồm 70
quốc gia sản uất nội thất quan trọng nhất), sản uất đồ nội thất thế giới trị giá khoảng 437 tỉ USD trong năm 2013, tăng gấp đôi giá trị trong thập kỷ qua CSIL thấy rằng trong khi tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại trong cuộc khủng hoảng tài chính, thì sản uất đồ nội thất vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm ngoái
Thương mại: Trong 10 năm qua, đồ nội thất đã liên tục chiếm khoảng 1% tổng thương mại
của các sản phẩm được sản uất Tăng trưởng trong thương mại nội thất thế giới đã bị gián đoạn vào năm 2009 khi nó giảm 19% uống 94 tỷ USD Tuy nhiên thương mại tăng trở lại
106 tỷ USD vào năm 2010 và đạt mức ấn tượng 117 tỷ USD trong năm 2011 Kể từ đó,
1
CSIL là một tổ chức nghiên cứu đồ nội thất quốc tế có trụ sở tại Milan, Ý
Trang 4thương mại thế giới đã tiếp tục phát triển và được CSIL ước tính sẽ đạt đến 124 tỉ USD vào năm 2013
Thương mại đồ nội thất toàn cầu (đơn vị: USD)
Nguồn: CSIL
Dự báo: Theo CSIL dự báo:
Thương mại: Tăng trưởng trong thương mại nội thất thế giới sẽ tiếp tục trong năm 2014
lên 128 tỷ USD
Tiêu thụ: Tiêu thụ đồ nội thất toàn cầu sẽ tăng khoảng 3,3% trong năm 2014, với mức tăng
trưởng cao nhất tập trung ở các thị trường mới nổi Trung ông và Châu Phi (3,9%) và khu vực châu Á-Thái Bình Dương (5,2%), các thị trường khác có mức tăng trưởng vẫn hạn chế
ở ông Âu / Nga (2,4%), Bắc Mỹ (2%) và Nam Mỹ (2,75%)
II Phân tích ngành:
1 Cơ sở pháp lý và các chính sách của Nhà nước đối vối ngành
Các chính sách hỗ trợ của nhà nước
Khuyến khích uất khẩu:
Công văn số 4179/VPCP-NN ngày 12/08/2007 nhằm tháo gỡ một số thủ tục hải quan khi XK hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp
Thuế XK đối với một số mặt hàng thuộc nhóm mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ áp dụng mức thuế
Trang 5Trung tâm TDDN&ĐCTC Trang 5/21
suất là 0% kể từ ngày 01/12/2008 theo Quyết định số 109/2008/Q -TTg ngày 28/11/2008 của
Nguồn: Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn
2 Trình độ công nghệ & Nguồn nhân lực:
a Trình độ công nghệ
Trung tâm sản xuất đồ gỗ: Việc sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam được tiến hành cả tại các làng
nghề và tại các ưởng sản xuất công nghiệp (nhà máy) Có 4 trung tâm sản xuất đồ gỗ chính là ồng bằng sông Hồng, tỉnh Bình Dương, Tây Nguyên (Gia Lai, ak Lak) và Miền Nam Việt
Nam (Tp HCM, ồng Nai và Long An)
Tại đồng bằng sông Hồng thì Hà Tây, Bắc Ninh và Hà Nội là những trung tâm hàng đầu về sản
xuất đồ gỗ theo kiểu truyền thống Những trung tâm nổi tiếng là làng ồng Kỵ (Bắc Ninh), Vạn iểm (Hà Tây), Vân Hà (Hà Nội)… C n có rất nhiều làng nghề sản xuất đồ gỗ tại các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam ịnh, Hưng Yên Tổng cộng có 342 làng nghề thủ công làm đồ gỗ tại Việt Nam, tạo việc làm cho 99,904 người lao động2 Sản phẩm gỗ trạm khảm của làng nghề này được dùng trong nước hoặc XK sang các thị trường như Trung Quốc, ài Loan, Hồng Kông
Các khu vực khác: Tập trung sản xuất các sản phẩm gỗ công nghiệp theo quy mô lớn tại Việt
Nam, không phải đồ gỗ truyền thống Ba khu vực chính là tỉnh Bình Dương, Tây Nguyên (Gia Lai, Dak Lak) và phía Nam (TP.HCM, ồng Nai, Long n) ồ gỗ XK của Việt Nam chủ yếu là
từ 3 khu vực này, đặc biệt là tại các tỉnh miền Nam và Bình Dương Từ những tỉnh này, các sản phẩm như đồ gỗ trong nhà và ngoài trời làm từ gỗ tự nhiên, gỗ trồng hoặc gỗ hỗn hợp, gỗ dán và các vật liệu khác được sản xuất Thường thì chúng được sản xuất theo yêu cầu và đơn đặt hàng của khách hàng
Các DN sản xuất đồ gỗ: Có sự đa dạng rất lớn về các DN trong ngành, từ những tập đoàn, công
2
JICA, 2004
Trang 6ty lớn với nhiều máy móc, dây chuyền hiện đại sản xuất hàng loạt tới những hộ gia đình sản xuất nhỏ hầu hết với máy móc lạc hậu và phụ thuộc chủ yếu vào lao động thủ công Hiện cả nước có khoảng 4.000 DN sản xuất chế biến gỗ trong đó vùng ông Nam Bộ chiếm tỷ lệ 59,7% còn lại là
DN thuộc các tỉnh Tây Nguyên, Bình ịnh, Quảng Ngãi Trong đó, trên 90% tổng số DN quy mô nhỏ và vừa, DN đầu tư nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 10% về số lượng nhưng chiếm đến 35% về
kim ngạch XK
Các công ty nhỏ và hộ gia đình: Những sản phẩm hầu hết các công đoạn sản xuất đều được
thực hiện bởi những người có tay nghề cao sản phẩm đa dạng về mẫu mã trang trí và phù hợp cho những ai tìm kiếm các sản phẩm chuyên về thủ công tinh xảo Họ sử dụng những máy móc rất đơn giản, lao động thủ công là chủ yếu nên rất khó để họ thực hiện được các đơn đặt hàng lớn
Các công ty vừa và lớn: Có rất nhiều công ty có chứng nhận chất lượng (như Công ty Gỗ
Trường Thành và Công ty Gỗ ức Thành,…), họ có thể điều hành việc sản xuất để đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của khách hàng Những nhà máy được điều hành tốt hơn thì có tổ chức tốt và mức độ đầu tư vào sản xuất cũng lớn hơn Công nhân được đào tạo lành nghề tại những vị trí chuyên môn Những người quản lý biết cách tổ chức các tiện nghi sản xuất sao cho hiệu quả và năng suất Nhiều nhà sản xuất hàng loạt tại Việt Nam không tập trung vào một số sản phẩm nhất định, thay vào đó họ trải nguồn lực vào nhiều mặt hàng Kiểu sản xuất này cần có mức độ công nghiệp hóa cao hơn
b Nguồn nhân lực
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN, hiện nay, nước ta có 4 trung tâm chế biến gỗ lớn, khoảng 4.000 DN chế biến gỗ, sử dụng hơn 300.000 lao động Tuy nhiên, tốc độ gia tăng lao động không theo kịp tốc độ phát triển ngành gỗ dẫn đến tình trạng căng thẳng nguồn lao động diễn ra trong nhiều năm qua
Hiện số các cơ sở có đào tạo nghề mộc rất ít, đa số là các khóa đào tạo ngắn hạn Cả nước chỉ có
5 trường dạy nghề có liên quan đến ngành gỗ Tuy nhiên, trong đó có tới 4 trường là đào tạo công nhân trồng rừng, khai thác gỗ từ rừng, duy nhất chỉ có 1 trường dạy nghề chế biến gỗ nhưng lại chế biến gỗ mỹ nghệ, chạm khắc Với quy mô, năng lực và chất lượng đào tạo hiện có của hệ thống cơ sở đào tạo chế biến gỗ, số lượng công nhân kỹ thuật chế biến gỗ không đủ đáp ứng nhu cầu của công nghiệp chế biến gỗ Vì vậy, hiện nay nhiều DN đang lựa chọn hình thức đào tạo tại chỗ hoặc gửi công nhân đi đào tạo theo nhu cầu Chỉ một số DN lớn tự thiết lập được các tổ chức đào tạo trực thuộc DN
Kĩ năng và năng suất của lao động Việt Nam hiện tại c n hạn chế Năng suất bình quân của một công nhân Việt Nam là 1,9 ghế một ngày, thấp hơn nhiều so với mức 4,5 ghế một ngày của công
Trang 7Trung tâm TDDN&ĐCTC Trang 7/21
nhân Trung Quốc
Như vậy, mặc dù là một ngành sản xuất quan trọng đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch XK của Việt Nam, nhưng công nghiệp chế biến gỗ hiện tại cơ bản vẫn là ngành thu hút lao động giản đơn Người lao động chỉ cần được hướng dẫn trong thời gian từ 2 đến 3 tháng đã có thể đáp ứng yêu cầu công việc
3 Các yếu tố đầu vào:
Gỗ nguyên liệu trong nước:
Ở phía Bắc, nguồn gỗ nguyên liệu là hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, thuộc nhóm
gỗ quý, đặc biệt là từ các nước ông Nam Á, một số loại gỗ từ châu Phi
Ở phía Nam, nguồn gỗ nguyên liệu chủ yếu sử dụng gỗ rừng trồng, một số loại gỗ nhân tạo như ván ép hoặc gỗ từ rừng tự nhiên không thuộc nhóm gỗ quý
Gỗ rừng tự nhiên: Hằng năm, chính phủ vẫn cho khai thác gỗ tự nhiên với lượng khai thác
khoảng 150.000 – 200.000m3/năm, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên Lượng gỗ khai thác từ diện tích rừng chuyển đổi (từ rừng nghèo sang rừng cao su, từ rừng sang công trình cơ sở
hạ tầng) cũng không nhỏ Ngoài ra, nguồn gỗ trong nước còn từ nguồn gỗ đấu thầu từ nguồn gỗ
do các cơ quan nhà nước tịch thu của các đối tượng khai thác lưu thông trái phép, ước tính hàng chục ngàn m3 một năm3
Gỗ rừng trồng: lượng gỗ khai thác từ rừng trồng rất lớn, khoảng 4-5 triệu m3 gỗ quy tròn/năm,
gồm các loại gỗ bạch đàn, keo, bồ đề, mỡ, thông… Chủ yếu được khai thác tại Miền Trung và Trung du miền núi Phía Bắc Ước tính, lượng gỗ nguyên liệu sử dụng cho các làng nghề gỗ trên
cả nước là hơn 350.000 – 400.000m3/năm, chiếm khoảng 35 – 40% tổng lượng gỗ tiêu thụ tại thị trường nội địa, các cụm công nghiệp chế biến gỗ tại vùng nông thôn sử dụng khoảng 40.000m3
gỗ quy tròn mỗi năm Còn các hộ gia đình nhỏ lẻ sử dụng lượng gỗ nguyên liệu khoảng 200.000m3/năm
Diện tích rừng trồng theo địa phương
Trang 8TD MN Phía Bắc
(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê)
Báo cáo của Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cho thấy, đến cuối 2013, cả nước đã có 144.000 ha rừng đạt chuẩn quản lý rừng bền vững (FM) của Hội đồng Chứng chỉ rừng (FSC), trong đó có 50.800 ha rừng tự nhiên đạt chứng chỉ trên về nguồn gốc gỗ ây là cơ sở để ngành chế biến gỗ tiếp tục phát triển Tuy nhiên diện tích được cấp chứng chỉ còn thấp (chiếm #1%/tổng DT rừng)
Trong 07 tháng đầu năm 2014, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 105,2 nghìn ha, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2013; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 126,5 triệu cây, giảm 1,1% so với 07T/2013; sản lượng gỗ khai thác 3.033,9 nghìn m3, tăng 8,1% so với 07T/2013; sản lượng củi khai thác 17,85 triệu ste, tăng 3,2% so với 07T/2013
Tuy diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng đã tăng trong thời gian qua nhưng chủ yếu là cung cấp
gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy và dăm gỗ, giá trị kinh tế thấp; chưa có giải pháp về kỹ thuật và chính sách để phát triển rừng trồng gỗ lớn phục vụ cho SX đồ mộc, gỗ XK với giá trị kinh tế cao
Năng suất và chất lượng rừng trồng còn thấp, trung bình chỉ đạt 10 – 13 m3/ha/năm, sản lượng
gỗ rừng trồng hàng năm đạt khoảng 15 – 17 triệu m3; trong đó: #20% sản lượng (3 – 3,4 triệu m3) là gỗ lớn – đường kính đạt >15 cm; còn #80% sản lượng (12 – 13,6 triệu m3) là gỗ nhỏ - đường kính <15 cm, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn phục vụ chế biến
Chất lượng gỗ nguyên liệu dùng để sản xuất đồ nội thất cũng chưa đáp ứng được nhu cầu Các
DN chế biến, XK đồ gỗ chê gỗ nội bởi lý do:
Hầu hết gỗ nội không có chứng chỉ quản lý rừng do Hội đồng quản trị rừng quốc tế cấp (FSC) Trong khi đó u hướng người tiêu dùng trên thế giới ngày càng đ i hỏi các sản phẩm gỗ phải có chứng chỉ rừng FSC
Gỗ Việt Nam, khi chế biến rất dễ xảy ra tình trạng gỗ bị co ngót, sản phẩm không đẹp do gỗ
VN thường chỉ được trồng 6-7 năm (trong khi gỗ nước ngoài được trồng trong 18 năm)
Giá cả: Giá gỗ trong nước đang có u hướng tăng Ông Lê Khắc Khang, trợ lý Tổng giám đốc
Công ty chế biến gỗ F.J Wood (huyện Trảng Bom), cho biết 2 loại gỗ trong nước được các DN làm hàng XK sử dụng nhiều là cao su và xà cừ Tuy nhiên, nguồn cung 2 loại gỗ này ngày càng
Trang 9Trung tâm TDDN&ĐCTC Trang 9/21
giảm khiến giá cũng tăng theo So với cuối năm 2013, hiện tại mỗi mét khối gỗ cao su tăng thêm
350 - 400 ngàn đồng và gỗ xà cừ tăng trên dưới 500 ngàn đồng Hiện nay, giá gỗ cao su đang ở mức xấp xỉ 6 triệu đồng/m3, gỗ xà cừ 5,5 triệu đồng/m3
Gỗ nguyên liệu nhập khẩu:
Nguồn gỗ nguyên liệu trong nước hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngành càng tăng của Ngành đồ gỗ Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, nguồn nguyên liệu cho ngành gỗ XK đang thiếu trầm trọng, hàng năm phải nhập mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng
4 triệu m3 gỗ, chiếm 80% gỗ nguyên liệu, trong khi nguyên liệu gỗ chiếm tới 70% giá thành Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 1 tỷ USD gỗ nguyên liệu, tăng 84,88% so với cùng kỳ năm 2013 Tính riêng tháng 5/2014, Việt Nam đã nhập khẩu mặt hàng này 261 triệu USD, tăng 19,7% so với tháng liền kề trước đó
Việc duy trì gỗ nguyên liệu là việc rất quan trọng đối với tất cả các DN ngành gỗ, lượng gỗ nguyên liệu tồn kho phải đảm bảo nhu cầu sản xuất cho ít nhất là 6 tháng
Thị trường cung ứng:
Theo thống kê của Bộ Công thương, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 24 thị trường trên thế giới Lào là nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam, với 355,7 triệu USD, chiếm 34,4% thị phần, tăng 141,11% so với 5 tháng 2013 ứng thứ hai là thị trường Campuchia 155,2 triệu USD, tăng 795,07%; Kế đến là Hoa Kỳ 87,4 triệu USD, tăng 11,54%
so với cùng kỳ, Trung Quốc 84,3 triệu USD, tăng 13,93% so với cùng kỳ Ngoài bốn thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường khác như: Malay ia tăng 15,78%; Chile tăng 95,65%; ức tăng 98,29%
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay nhập khẩu gỗ nguyên liệu đều tăng trưởng về kim ngạch ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 20,8% thị phần Trong số những thị trường có tốc độ tăng trưởng dương, thì XK sang thị trường Campuchia là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất
Trang 10Giá trị nhập khẩu nguyên liệu gỗ (đơn vị: 1000 USD)
(Nguồn CIS)
Cơ cấu thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho Việt Nam 5 tháng/2014 như sau:
Thị trường cung ứng gỗ 05T/2014
M alaixia 4%
Thái Lan 2%
Niuzilan 2%
Pháp 1%
Khác 22%
Lào 35%
Camp uchia 15%
Hoa Kỳ 8%
Trung Quốc 8%
ức 1%
Chile 2%
Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Công Thương
Giá cả: Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ năm 2013 đến nay vẫn tiếp tục tăng, trong khi nguồn gỗ
nguyên liệu trong nước, như: cao su, à cừ, tràm… lại đang cạn dần
Theo các DN chế biến gỗ cho biết các loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ đầu năm đến nay tăng giá khá nhiều dẫn đến DN chế biến gỗ bị giảm lợi nhuận Các loại gỗ, như: thông, dẻ gai, trăn… đã tăng trung bình từ 5 - 10 USD/m3 Cụ thể, giá gỗ thông nhập khẩu loại đã ẻ, sấy vào cuối năm 2013 vẫn ở mức 230 USD/m3 thì hiện tại lên gần 240 USD/m3, hay gỗ dẻ gai
đã từ 420 USD/m3 lên xấp xỉ 430 USD/m3, gỗ trăn từ 500 USD/m3 tăng lên 506 USD/m3
ối với các sản phẩm do khách hàng chỉ định loại gỗ sản xuất, DN không được tự lựa chọn loại gỗ thay thế còn phức tạp hơn Hợp đồng được ký từ tháng 11 năm 2013, lúc đó giá gỗ tần
bì của Mỹ (loại đắt nhất) là 428 USD/m3, nhưng đến tháng 3-2014, loại gỗ này tăng khoảng
100 USD/m3, đến đầu tháng 6 vừa qua tăng thêm gần 25 USD/m3 nữa Tương tự, gỗ sồi thời
điểm tháng 3 cũng tăng 60 USD/m3 và đến nay mức tăng là 105 USD/m3 => Giá gỗ nguyên liệu tăng trong khi hợp đồng đầu ra đã được chốt giá nên khó tính được mức lợi nhuận cho các DN
4 Thị trường đầu ra: