1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

báo cáo phân tích nghành dược tại việt nam

53 679 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 728,67 KB

Nội dung

báo cáo phân tích nghành dược tại việt nam báo cáo phân tích nghành dược tại việt nam báo cáo phân tích nghành dược tại việt nam báo cáo phân tích nghành dược tại việt nam báo cáo phân tích nghành dược tại việt nam báo cáo phân tích nghành dược tại việt nam báo cáo phân tích nghành dược tại việt nam báo cáo phân tích nghành dược tại việt nam báo cáo phân tích nghành dược tại việt nam

Năm 2008 BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ACB Phòng Nghiên Cứu & Phân Tích 2 Bis Nguyễn Thị Minh Khai – P. Đa Kao – Q.1 – Tp.HCM ĐT: 08.4046636 - Fax: 08.4046637 Website: www.acbs.com.vn BÁO CÁO PHÂN TÍCH 2008 MỤC LỤC KHUYẾN CÁO: Các thông tin thể hiện trong Báo cáo phân tích này đã được thu thập, nghiên cứu và p hân tích t ừ các nguồn thông tin được cho là chính xác và đáng tin cậy tại thời điểm p hát hành và chỉ là quan điểm riêng của người phân tích. B áo cáo phân tích này chỉ có giá trị tham khảo, vì vậy Công ty TNHH Chứng khoán A CB (ACBS) hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào phát sinh từ việc tham khảo hay sử dụng thông tin từ Báo cáo phân tích này. Công ty Chứng khoán ACB Phòng Nghiên cứu & Phân tích Chuyên viên thực hiện: Trần Thiên Hồng Vân vanttt@acbs.com.vn BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC Chuyên viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 3 MỤC LỤC PHẦN I: CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM Thể chế - Luật pháp 5 Kinh tế 7 Văn hóa - xã hội 8 Công nghệ 9 Cam kết WTO trong ngành dược 10 PHẦN II: PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM I. Lịch sử hình thành và phát triển ngành dược Việt Nam 14 II. Phân tích ngành 15 1. Cấu trúc ngành và các thành phần tham gia 15 2. Cung cầu dược phẩm trong nước 18 3. Thị trường 20 4. Nguyên vật liệu 22 5. Chất lượng thuốc 22 6.Giá cả th ị trường 22 7. Hệ thống phân phối 23 8. Trình động công nghệ 25 9. Nguồn nhân lực 25 10. Đầu tư nước ngoài 26 III. Vị thế, triển vọng và định hướng phát triển ngành 28 1. Vị thế 28 2. Triển vọng phát triển ngành 28 3. Định hướng phát triển ngành 29 PHẦN III: PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH PORTER'S FIVE FORCES 30 Sức mạnh nhà cung cấp Sức mạnh khách hàng Mức độ cạnh tranh Rào cản gia nhập Nguy cơ thay thế PHẦN IV: MỘT SỐ DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM TRONG NƯỚC 33 PHẦN V: NGÀNH DƯỢC CÓ NÊN ĐƯỢC XEM XÉT VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2008 45 MỘT SỐ GHI CHÚ 49 PHỤ LỤC 51 BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC Chuyên viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 4 PHẦN I CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC Chuyên viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 5 Thể chế - Luật pháp (Political): Sự ổn định về chính trị: Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị, xã hội, an ninh ổn định. Chính phủ đã có những nổ lực trong việc thể chế hóa hệ thống luật pháp, cải cách hành chính tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nói chung, các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm nói riêng. Chính sách: Ngành dược là ngành chịu tác động mạnh bởi các chính sách quản lý của Nhà nước. - Luật Dược số 34/2005/QH11 được Quốc hội hội thông qua ngày 14/6/2005 bao gồm 11 Chương, 73 Điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2005 bao quát 5 vấn đề lớn của ngành dược: + Chính sách của Nhà nước về Dược. + Quản lý kinh doanh thuốc. + Quản lý chất lượng thuốc. + Sử dụng thuốc. + Cơ quan quản lý về Dược. Luật Dược được ban hành trên cơ sở thay thế Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (năm 1989) và Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân (năm 2003). Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực dược. Luật Dược đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với ngành dược; tạo điều kiện pháp lý cho việc phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn. Ngoài ra, trong giai đoạn 2002 – 2006, 22 văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực dược đã được xây dựng và đến 31/01/2007, đã có 10 văn bản được cấp có thẩm quyền chính thức ban hành, trong đó nổi bật có các văn bản như: + Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg ngày 15/08/2002 của Thủ tướng chính phủ Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến 2010 đã xác định ngành dược sẽ được phát triển thành một ngành kinh tế- kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Quyết định còn đưa ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2010 cùng những giải pháp và chính sách chủ yếu về đổi mới công nghệ; tổ chức và phát triển nguồn nhân lực; giám sát chất lượng thuốc; xây dựng cơ chế chính sách; bảo đảm tài chính, + Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định chi tiết thi hành một s ố điều của Luật Dược về Chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược; Quản lý nhà nước về giá thuốc; Điều kiện kinh doanh thuốc; Quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt; Tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc của Nhà nước và giải quyết khiếu nại về kết luận chất lượng thu ốc; Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về dược. Ngày 19/04/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ-BYT về lộ trình triển khai nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) và “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện. Theo quyết định này, kể từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC Chuyên viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 6 GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP WHO) và doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp. Đây sẽ là cuộc thanh lọc các doanh nghiệp trong ngành dược. Tính đến năm 2007, trong số 178 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm chỉ có 31 doanh nghiệp đạt GMP-WHO. Các doanh nghiệp còn lại khi đến thời hạn nếu không đạt được GMP-WHO sẽ phải thu hẹp phạm vi sản xuất và chuyển sang gia công cho các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn. Hiện tại Bộ Y Tế đang xúc tiến triển khai đề án Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2020. Đề án đề cập đến những nội dung sau: + Trong giai đoạn 2007-2015, ngành dược sẽ đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất nguyên liệu hóa dược vô cơ, nhà máy sản xuất tá dược thông thường và tá dược cao cấp nhằm đáp ứng khoảng 80% nhu cầu tá dược phục vụ sản xuất thuốc. + Giai đoạn sau năm 2015 đến năm 2020, tập trung nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng công suất của các nhà máy sản xuất nguyên liệu hóa dược đã được xây dựng; đầu tư xây dựng thêm mới một số nhà máy sản xuất các nguyên liệu kháng sinh thế hệ mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu về nguyên liệu trong nước, nguyên liệu thuốc kháng ung thư, hạ nhiệt, giảm đau, tiểu đường và vitamin, nội tiết, tim mạch, Các đạo luật liên quan: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại và Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã được Quốc hội thông qua, được kỳ vọng sẽ tạo môi trường đầu tư - kinh doanh - cạnh tranh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng và lành mạnh cho các doanh nghiệp. Trong giai đoạn hoàn thiện khung pháp lý, các thay đổi của luật và văn bản dưới luật có thể tạo ra rủi ro về luật pháp cho các doanh nghiệp trong ngành dược. Vị thế của cơ quan đầu ngành: Cơ quan trực tiếp quản lý ngành dược là Cục Quản Lý Dược được thành lập vào năm 1996 theo Quyết Định số 547/TTg. Đây là cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực dược và mỹ phẩm trên phạm vi cả nước. Cục Quản Lý Dược Việt Nam có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có trụ sở làm việ c tại thành phố Hà Nội. Kinh phí hoạt động của Cục do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC Chuyên viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 7 Kinh tế (Economics): 6.90% 7.10% 7.30% 7.80% 8.40% 8.20% 8.48% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2001 – 2007 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Nhìn chung mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm qua là khá vững chắc. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, tăng trưởng GDP luôn vược mức 8% và mức tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,48%, cao nhất trong 7 năm gần đây. Sự phát triển của nền kinh tế cùng với nhu cầu chăm lo đến sức khỏe của người dân ngày càng cao sẽ tác động tốt đến sự phát triển của ngành dược. Tuy nhiên, trong năm 2008, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam có nhiều dấu hiệu bất ổn: - Lạm phát tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2008 tăng với tốc độ kỷ lục 3,56% đưa CPI của 2 tháng đầu năm lên mức 6,02% trong khi mục tiêu cả năm là kiểm soát CPI dưới 8,5%. - Chính sách thắt chặt tiền tệ được ban hành khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản, lao vào cuộc đua tăng lãi suất. - Thị trường chứng khoán sụt giảm trong một khoản thời gian dài. Năm 2008 là năm mà nền kinh tế Việt Nam đứng trước sự lựa chọn rất nghiệt ngã là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay kiểm soát lạm phát, khi hai mục tiêu này trở thành hai vấn đề mâu thuẫn nhau? Trong bối cảnh đó, các ngành trọng điểm của n ền kinh tế đều bị ảnh hưởng. Ngành xây dựng đang bị đe dọa bởi sự phá sản do giá nguyên vật liệu (xi măng, sắt, thép, gạch xây dựng, ) tăng mạnh trong khi nguồn vốn đổ vào các dự án là vốn vay ngân hàng. Ngành thủy sản thu hẹp quy mô sản xuất do tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Ngành ngân hàng đối mặt với tình trạng thiếu thanh khoản khi chính ph ủ đưa ra các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Ngành bất động sản cũng gặp khó khăn trước chính sách thắt chặt cho vay bất động sản. Trong khi đó, ngành dược là ngành ít bị tác động bởi đây là ngành thiết yếu, người dân vẫn có nhu cầu về các sản phẩm thuốc cho dù nền kinh tế có suy thoái và hiện nay dịch bệnh ở người và gia súc vẫn đang tiếp diễn tại các thành phố lớn và các địa ph ương. BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC Chuyên viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 8 Văn hóa – xã hội (Sociocultrural ): Dân số Đvt: triệu người 78.68 79.72 80.90 82.03 83.10 84.15 85.19 70.00 75.00 80.00 85.00 90.00 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 2. Dân số Việt Nam từ năm 2001 – 2007 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Trong vòng 7 năm vừa qua, dân số Việt Nam tăng trung bình 1,08 triệu người/năm. Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 14 trên thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực (chỉ sau Indonesia và Philippines) và dự báo dân số có thể sẽ tăng lên 93,7 triệu người vào năm 2015. Việt Nam với dân số đông, khoảng 85 triệu người, với 94.3% dân số ở độ tuổi lao động, tỉ lệ sinh duy trì ở mức cao nên nhu cầu về thuốc chữa bệnh là rất lớn. Ngoài ra, tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam vào khoảng 8%/năm, mức sống người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu với các loại thuốc bổ dưỡng, vitamin, tăng cường sức khỏe là cần thiết. Đây sẽ là những nhân tố góp phần phát triển ngành dược. Thành thị Nông thôn Năm Tổng số (tr.người) Giá trị (tr.người) Tỷ trọng Giá trị (tr.người) Tỷ trọng (%) 2004 82,03 21,73 26,49% 60,29 73,51% 2005 83,10 22,02 26,51% 61,07 73,49% 2006 84,15 22,87 27,12% 61,28 72,82% 2007 85,19 23,34 27,40 % 61,85 72,60% Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam là một nước nông nghiệp, trên 70% dân số sinh sống tại khu vực nông thôn, có mức sống thấp hơn khu vực thành thị, nhu cầu dùng thuốc có giá thành rẻ cao. Đây là một thị trường to lớn cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nội địa, do ngoại trừ một số thuốc biệt dược, chuyên khoa cần phải nhập ngoại, đa số thuốc generic sản xu ất trong nước đều đáp ứng nhu cầu điều trị trong khi giá rẻ hơn. BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC Chuyên viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 9 Thói quen sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng: Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam dùng thuốc không cần kê toa của bác sĩ đối với các bệnh thông thường. Bệnh nhân khi bị nhức đầu, sổ mũi, đau bụng tự mua thuốc uống, hoặc uống theo đơn và bệnh của người khác. Nhiều người chỉ khi uống thuốc vài ngày không khỏi hoặc khi bệnh rất nặng, mới đi khám bác sỹ. Nếu lần sau bị ốm mà có những triệu chứng giống lần trước, họ sẽ lấy đơn cũ đi mua. Hầu hết bệnh nhân ngại vào bệnh viện khi mắc các bệnh thông thường. Họ cho rằng nếu vào bệnh viện để lấy đơn thuốc vì những bệnh thông thường thì vừa mất thời gian vừa tốn tiền. Khi bị nhức đầu, sốt nhẹ, tiêu chảy thì họ ra hiệu thuốc tây khai bệnh. Người bán bán đưa thuốc gì uống thuốc đó. Cũng có khi người bệnh mua thuốc theo hướng dẫn của một người hàng xóm từng có bệnh tương tự. Nắm được thói quen này của người tiêu dùng, các công ty sản xuất dược phẩm đã dùng đội ngũ trình dược viên tác động đến các hiệu thuốc dưới hình thức hoa hồng do sự tư vấn và kê toa của nhà thuốc ảnh hưởng lớn đến quyết định mua thuốc của người bệnh. Ngoài ra, khi mức sống ngày một cao, hiện tượng lạm dụng thuốc bổ trong thói quen sử dụng thuốc của người tiêu dùng ngày một phổ biến. Cuộc sống ngày càng bận rộn với nhiều áp lực, nhu cầu bổ sung vitamin và khoáng chất để duy trì sức khỏe cho cơ thể ngày càng được quan tâm. Do vậy, thị trường thuốc bổ cung cấp vitamin và khoáng chất đang phát triển rất nhanh, là “miếng bánh” tương đối lớn cho các các doanh nghiệp dược phẩm để mắt tới. Hiện nay, trong danh mục sản phẩm cung ứng ra thị trường của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm hầu như đều có các loại thuốc bổ dưới các hình thức như: viên sủi bọt, viên, siro, Công nghệ (Technological) : Ở bất kỳ quốc gia nào, khoa học và công nghệ đều được xem là lĩnh vực tối quan trọng, quyết định năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. TWAS (Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ 3), một tổ chức khoa học quốc tế rất có uy tín và thân thiện với Việt Nam, do UNESCO bảo trợ xếp Việt Nam vào nhóm nước SLDC (Scientifically Lagging Developing Countries) dịch nghĩa là “nhóm nước đang phát triển lạc hậu về khoa học”. Nhóm này gồm 79 nước trên thế giới, trong khu vực ASEAN có Lào, Campuchia, Myanma và Indonesia. Qua đó cho thấy Việt Nam là một nước có trình độ công nghệ lạc hậu và ngành dược Việt Nam không nằm ngoài sự đánh giá đó. Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chưa được đầu tư đúng đắn, đang diễn ra tình trạng đầu tư dây chuyền trùng lặp. Tại các nước phát triển, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong ngành dược rất được chú trọng. Từ năm 2002, các công ty dược phẩm đa quốc gia có xu hướng triển khai hoạt động R&D ở nước ngoài nhiều hơn, đặt biệt các nước trong khu vực Châu Á và các nước đang phát triển trở thành điểm đến của hoạt động R&D ở nước ngoài của các công ty này do chi phí nhân công rẻ. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước thu hút hoạt động R&D nhiều nhất hiện nay, kế đến là Singapore. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam là một nước đang phát triển với chi phí nhân công rẻ nhưng đầu tư nước ngoài trong hoạt động R&D tại Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Nguyên BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC Chuyên viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 10 nhân là do quy định về đầu tư và sản xuất của đối với ngành dược phẩm vẫn tồn tại một số rào cản đối với của các nhà đầu tư như: các DN dược 100% vốn nước ngoài vẫn chưa được phép thành lập trước 1/1/2009, trừ khi đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam hoặc liên doanh với một DN dược nội địa; hạn chế việc các công ty nghiên cứu và phát triển dược phẩ m hoạt động một cách toàn diện; một số quy định về thử nghiệm lâm sàng trước khi đăng ký thuốc mới, giấy chứng nhận dược phẩm cùng với việc kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế nhập khẩu vào Việt Nam, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…chưa phù hợp với quy định chung của quốc tế,… Ngày 08/01/2006, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã ch ỉ đạo Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) xây dựng và hoàn chỉnh Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp Hoá dược đến năm 2020 và Bộ Y tế xây dựng và hoàn chỉnh Chương trình Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Hiện nay cả hai đề án nêu trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg ngày 7 tháng 5 năm 2007 và số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2007. Điều này thể hiện việc phát triển trình độ khoa học - công nghệ trong ngành dược đã nhận được sự quan tâm thích đáng của Đảng và Nhà nước, được chọn là một trong những chương trình trọng điểm quốc gia. Cam kết WTO trong ngành dược: Từ 01/01/2007, các doanh nghiệp dược nước ngoài được quyền mở chi nhánh nhưng không được tham gia phân phối trực tiếp tại Việt Nam. 01/01/2008, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (chiếm dưới 51%) được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm. 01/01/2009, các doanh nghiệp nước ngoài được quyền kinh doanh (xuất nhập khẩu) trực tiếp dược phẩm ở Việt Nam được quyền bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng phân phối. Mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ giảm từ 0-0,5% so vớ i mức thuế 0-10% như trước đây. Sau 5 năm khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, mức thuế sẽ giảm còn 2,5%; mức thuế trung bình đối với mỹ phẩm giảm từ 44% xuống còn 17,9% vào thời điểm Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết. Việt Nam gia nhập WTO có những ảnh hưởng to lớn đến ngành dược. Bên cạnh những thuận lợi ngành dược phải đối đầu với không ít khó khăn. Thuận lợi: - Môi trường đầu tư: Việt Nam gia nhập WTO sẽ mang lại cho các ngành kinh tế nói chung và ngành dược nói riêng một môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn; được tiếp cận với nhiều thị trường lớn, đa dạng với các điều kiện kinh doanh, cạnh tranh công bằng. [...]... nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước trong việc cạnh tranh với thuốc nhập khẩu từ nước ngoài Chuyên viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 12 BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC PHẦN II PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM Chuyên viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 13 BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC I./ Lịch sử hình thành và phát triển ngành dược Việt Nam: Giai đoạn 1975... cứu & phân tích Trang 28 BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC PHẦN III PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH POTER’S 5 FORCES Chuyên viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 29 BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC Sức mạnh nhà cung cấp: Cao Hầu như các sản phẩm dược trong nước đều là thành phẩm, được gia công từ nguyên liệu nhập ngoại, còn số các nguyên liệu dược, kể cả các phụ gia và tá dược, ... thị trường đông dược Việt Nam hiện vẫn trong tình trạng thả nổi, thiếu sự quản lý cả về chủng loại dược liệu, chất lượng, quy trình chế biến, cách bảo quản và giá cả Một số công ty đông dược Việt Nam Tên công ty Cty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn Cty CP Dược Phẩm OPC Cty TNHH Đông Nam Dược Bảo Linh Cty CP Dược Phẩm Traphaco Cty CP Dược Phẩm Nam Hà Cty Đông Dược Phúc Hưng Cty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long... viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 30 BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC PHẦN IV MỘT SỐ DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM TRONG NƯỚC Chuyên viên: Trần Thiên Hồng Vân Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 31 BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC 1 Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex – Hà Nội Trụ sở chính: 358 Giải phóng - Thanh Xuân - Hà Nội Tiền thân là công ty Dược Liệu Trung Ương I, được cổ phần hóa theo...BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC - Công nghệ: Ngành dược Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ do các doanh nghiệp dược nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam kể từ 01/01/2007 - Vốn: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, công nghiệp dược phẩm là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của... ty dược Do vậy, khi Việt Nam mở cửa, các doanh nghiệp dược phẩm trong nước có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên phụ liệu dược với chi phí hợp lý Khó khăn: - Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh của ngành dược Việt Nam còn thấp, đang ở cấp độ 2,5 – 3 theo cấp độ phân loại ngành dược của WHO Cấp độ cao nhất theo phân loại này là 4 (Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới), ngành dược Việt Nam. .. cứu & phân tích Trang 16 BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC phòng đại diện các hãng tại Việt Nam và nhà phân phối của họ quản lý nên các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác chỉ có được vài phần trăm hoa hồng cho doanh số trên (khoảng từ 1%-3%) Các doanh nghiệp trong loại hình này bao gồm: + 7 công ty trong nước Phyto Pharma (Cty Dược liệu TW2) - Tp.HCM Coduphar (Cty Dược phẩm TW2) - Tp.HCM Sapharco (Cty Dược phẩm... là lực lượng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến giá thuốc tại Việt Nam, đặc biệt là 3 hãng "đại gia": Zuellig Pharma, Mega Product, Dietherm Zuellig Pharma - Singapore Mega Product - Thái Lan Dietherm - Thụy Sĩ Tenamid Canada - Canada Tedis SA - Pháp Viễn Đông - Việt Nam Đông Á - Việt Nam Đô Thành - Việt Nam IC - Vietnam - Việt Nam II Cung cầu thị trường dược phẩm trong nước: a./ Cung 700 561 600 475 500... lý Dược Việt Nam Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP – WHO Hệ thống phân phối: Công ty có trụ sở chính tại Bình Định, 2 chi nhánh tại Hà Nội, TPHCM và hệ thống phân phối trải dài từ Bắc đến Nam 4 Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà (Naphaco) – Nam Định Trụ sở chính: 415 Hàn Thuyên, Nam Định Được thành lập từ năm 1960 đến tháng 1/2000 chuyển thành Công ty cổ phần dược. .. xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam hoặc thành lập liên doanh với Cty Dược Việt Nam Các Cty Dược nước ngoài chỉ có thể lập văn phòng đại diện và hoạt động thương mại phải thông qua pháp nhân khác là một Cty dược phẩm nội địa Và như vậy, các công ty nước ngoài phải ràng buộc vào công ty Việt Nam này trong việc nhập khẩu, phân phối hoặc bán các sản phẩm của mình Khi Việt Nam gia nhập WTO, kể từ ngày . Phòng Nghiên cứu & phân tích Trang 13 PHẦN II PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC Chuyên viên: Trần. Công nghệ 9 Cam kết WTO trong ngành dược 10 PHẦN II: PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM I. Lịch sử hình thành và phát triển ngành dược Việt Nam 14 II. Phân tích ngành 15 1. Cấu trúc ngành và các. cứu & phân tích Trang 14 I./ Lịch sử hình thành và phát triển ngành dược Việt Nam: Giai đoạn 1975 – 1990: Ngành dược Việt Nam trong giai đoạn thời bao cấp. Ngành dược Việt Nam giai đoạn

Ngày đăng: 23/08/2014, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w