các chỉ số chứng khoán của việt nam và thế giới

40 3.8K 20
các chỉ số chứng khoán của việt nam và thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

cac chi so chung khoan cua viet nam va the gioi

Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM Mục lục: Trang 1 / 40 Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN 1.1. Khái niệm Chỉ số giá chứng khoánchỉ số giá phản ánh xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán, thể hiện xu hướng thay đối của của giá cổ phiếu tình hình giao dịch trên thị trường. Đơn giản, chỉ số gía chứng khoán là giá bình quân cổ phiếu tại một ngày nhất định so với ngày gốc. 1.2. Phương pháp tính chỉ số gía chứng khoán 1.2.1. Những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán Trong quá trình xây dựng chỉ số giá chứng khoán chúng ta phải giải quyết 5 vấn đề cơ bản sau đây:  Chọn phương pháp Chọn phương pháp thực chất là chọn một trong các phương pháp tính chỉ số nào, cụ thể hơn là chọn phương pháp tính bình quân giản đơn hay gia quyền, nếu gia quyền thì chọn loại gia quyền nào (sẽ được làm rõ ở phần 1.2.2). Phương pháp được chọn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn quyền số.  Chọn quyền số Trong quá trình xây dựng chỉ số giá chứng khoán, những loại quyền số sau thường được sử dụng: + Quyền số giá trị (value weighted): quyền số của từng thành phần tham gia là tỷ trọng vốn thị trường của chứng khoán trong tổng thể. + Quyền số giá cả (price weighted): đây là chỉ số bình quân quyền số là giá thực sự là bình quân giản đơn giá cả của các chứng khoán tham gia tính toán.  Chọn rổ chứng khoán đại diện Rổ chứng khoán đại diện là tập hợp những chứng khoán được chọn làm đại diện để đưa vào tính toán chỉ số khi chúng ta không tính cho tất cả các chứng khoán. Tuy nhiên rổ chứng khoánthể bao gồm tất cả các chứng khoán mẫu 100%, hoặc một nhóm chứng khoán.  Chọn thời gian giá trị thời điểm gốc Trang 2 / 40 Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM Giá trị thời điểm gốc có thể là một con số cụ thể như 10, 50, 100, 1000 hay một con số bất kỳ nào khác. Thời điểm gốc cũng thường được chọn thay đổi vào những thời gian là các điểm mốc đánh dấu sự phát triển, thay đổi lớn của thị trường hoặc có thể lấy ngày đầu năm của năm ngân sách;  Xử lý đảm bảo tính liên tục của chỉ số. 1.2.2. Các phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán 1.2.2.1. Phương pháp bình quân giản đơn  Phương pháp bình quân số học I = Trong đó : Pi : thị giá cổ phiếu i N : số loại cổ phiếu cần tính  Phương pháp bình quân nhân giản đơn 1.2.2.2. Phương pháp bình quân gia quyền Chỉ số bình quân gia quyền là chỉ số bình quân được tính có sự tham gia của khối lượng, có nghĩa là biến động giá của những nhân tố có tỷ trọng khối lượng trong tổng thể càng lớn thì ảnh hưởng càng nhiều đến chỉ giá chung ngược lại. Trang 3 / 40 Trong đó: I: chỉ số giá bình quân gia quyền p i : gía thời kỳ báo cáo p 0 : giá thời kỳ gốc q: khối lượng (quyền số) , có thể theo kỳ gốc hoặc kỳ báo cáo hoặc cũng có thể là cơ cấu của khối lượng Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM Trong phương pháp bình quân gia quyền có 2 cách tính đó là phương pháp Pascher phương pháp Laspeyres  Phương pháp Paascher Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất nó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền sốsố lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán. Chỉ số giá bình quân Paascher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời tính toán.  Phương pháp Laspeyres Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy quyền sốsố cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc. Trang 4 / 40 Trong đó: I p : là chỉ số Paascher p t : giá thời kỳ t p 0 : giá thời kỳ gốc q t : khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán (t) hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính toán Trong đó: I L : là chỉ số Laspeyres p t : giá thời kỳ t p 0 : giá thời kỳ gốc q 0 : khối lượng (quyền số) kỳ gốc hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm kỳ gốc Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAMChỉ số giá Fisher Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher chỉ số giá Laspayres: Phương pháp này trung hoà được yếu điểm của hai phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào quyền số của cả 2 thời kỳ: Kỳ gốc kỳ tính toán. 1.3. Đánh giá từng phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán Ưu điểm Nhược điểm Chỉ số áp dụng Ghi chú Phương pháp bình quân giản đơn Phương pháp bình quân số học Dễ tính Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ; Nikkei 225 của Nhật; MBI của Ý Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn của nó thấp Phương pháp bình quân nhân Value line (Mỹ); FT-30 Nên áp dụng cách tính chỉ số này khi Trang 5 / 40 Trong đó: I F : chỉ số giá Fisher I P : chỉ số giá bình quân Passcher I L : chỉ số giá bình quân Laspeyres Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM giản đơn (Anh) độ lệch chuẩn khá cao, cao Phương pháp bình quân gia quyền Có đề cập đến quyền số trong quá trình tính toán Chọn rổ đại diện theo nhiều tiêu thức, mỗi tiêu thức có nhiều ưu nhược điểm riêng nên trong nhiều trường hợp chỉ số này phản ánh không đúng tình hình giao dịch trên thị trường Phương pháp Paascher Vì phải thường xuyên cập nhật quyền số nên khả năng phản ánh biến động của thị trường sẽ tốt hơn Phải thường xuyên cập nhật quyền số (tỷ trọng), cách tính cũng phức tập hơn Các chỉ số KOSPI (Hàn Quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ; TOPIX (Nhật) ; CAC (Pháp); TSE (Đài Loan); Hangseng (Hong Kong); các chỉ số của Thuỵ Sĩ, VN- Index Phương pháp Laspeyres Không phải theo dõi liên tục sự biến động của quyền số, vì quyền số đã có sẵn lần tính đầu tiên Không phản ánh sự biến động của quyền số trên thị trường Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức Chỉ số giá Fisher Loại trừ được nhược điểm của 2 phương pháp Paascher Laspeyres mắc phải Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê không thấy nó áp dụng ở bất kỳ một quốc gia nào. Trang 6 / 40 Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM 2. LƯỢC VỀ CÁC CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN CỦA THẾ GIỚI 2.1. Một số chỉ số chứng khoán Châu Á Chứng khoán Châu Á đang ngày càng thể hiện tầm ảnh hưởng của mình trên thế giới. Một số chỉ số chính của Châu Á có thể kể đến đó là Nikkei 225 của Nhật; Kospi của Hàn Quốc, Hang Seng của Hồng Kông chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương 2.1.1. Chỉ số Nikkie 225 Nikkei 225 là chỉ số thị trường chứng khoán cho sàn GDCK Tokyo (Tokyo Stock Exchange - TSE), là chỉ số quan trọng nhất của thị trường chứng khoán châu Á. Nó bao gồm 225 cổ phiếu Blue-chip đại diện cho các công ty ở Nhật, là một chỉ số tính theo giá (đơn vị đồng Yên). Chỉ số này gần giống chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones ở Mỹ. Chỉ số Nikkei 225 bắt đầu có hiệu lực từ 16 tháng 5 năm 1949, bắt đầu được tính toán từ 7 tháng 9 năm 1950. Kể từ năm 1971, báo Nihon Keizai Shimbun (Japan Economic Journal) nhận trách nhiệm tính toán chỉ số này hàng ngày với cái tên Nikkei Dow Jones Stock Average, được đổi tên vào năm 1985. Chỉ số Nikkei 225 cho các hợp đồng quyền chọn (Nikkei 225 Futures), được giới thiệu ban đầu trên Sàn giao dịch chứng khoán Osaka (OSE), Chicago Mercantile Exchange (CME), Singapore Exchange (SGX), ngày nay trở thành một chỉ số cho hợp đồng quyền chọn được cả thế giới công nhận. Chỉ số trung bình Nikkei đạt mức cao kỷ lục ngày 29 tháng 9 năm 1989 với 38.958,44 điểm trong ngày giao dịch trước khi đóng cửa với 38.915,87 điểm. Chỉ số Nikkei được thiết lập để phản ánh toàn thị trường, chứ không phải ngành công nghiệp cụ thể nào cả. Các công ty thành phần của Nikkei 225 được thẩm định hàng năm kết quả thẩm định này sẽ được công bố vào tháng 9. Các sự thay đổi, nếu có, sẽ được tiến hành vào đầu tháng 10. Sự thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu Trang 7 / 40 Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM một cổ phiếu được cho là không đủ điều kiện (như không còn niêm yết, ). Tất cả đề xuất thay đổi sẽ được đăng trên báo Nikkei's Japanese trên NNI. 2.1.2. Chỉ số Kospi Là một chuỗi các chỉ số phản ánh tổng thể trung tâm giao dịch chứng khoán Hàn Quốc các thành phần của nó. Những chỉ số này được tính bằng cách lấy trung bình giá trị vốn hóa thị trường của các thông thành viên. Chỉ số này được giới thiệu vào năm 1983. Giá trị sàn là 100 được thiết lập ngày 4 tháng 1 năm 1980. Đến tháng 1 năm 2005, KOSPI gồm 683 công ty. Chỉ số KOSPI phổ biến nhất là chỉ số KOSPI 200, bao gồm 200 công ty đại chúng được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Chỉ số này được xem như phong vũ biểu cho các thay đổi trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, được sử dụng để so sánh hoạt động của các nhà đầu tư các quỹ đầu tư trên thị trường Hàn Quốc. Chỉ số KOSPI 200 đạt mức thấp nhất là 31,96 điểm ngày 16 tháng 6 năm 1988, đạt mức cao nhất là 190,20 điểm ngày 11 tháng 5 năm 2006. 2.1.3. Chỉ số Hang Seng ( Hang seng index) Chỉ số Hang Seng là chỉ số chứng khoán được xây dựng dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của các công ty lớn nhất ở Hồng Kông. Nó được sử dụng để ghi lại theo dõi những thay đổi hàng ngày của những công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Hồng Kông chỉ số biểu chính biểu hiện tình hình hoạt động của toàn bộ thị trường Hồng Kông. 40 công ty được tính đại diện cho khoảng 65% giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Chỉ số Hang Seng được đưa ra vào ngày 24 tháng 11 năm 1969 hiện được duy trì bởi công ty HSI Services Limited, đây là một công ty bị nắm giữ 100% bởi ngân hàng Hang Seng - ngân hàng lớn nhất đăng kí niêm yết tại Hồng Kông xét về giá trị vốn hóa thị trường. Trang 8 / 40 Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM 2.1.4. Chỉ số MSCI Chấu Á Thái Bình Dương (MSCI Asia Pacific Index) Morgan Stanley Capital International (MSCI) xây dựng các chỉ số chứng khoán cho các thị trường quốc gia quốc tế, bao gồm cả nước phát triển, nước đang phát triển chỉ số cho các khu vực. Việc MSCI xây dựng các chỉ số theo phương pháp thống nhất cho phép người tìm hiểu có căn cứ đáng tin cậy để so sánh hoạt động của các thị trường chứng khoán trên thế giới. Trong số các chỉ số của MSCI, có chỉ số Morgan Standley Capital International All Countries Asia Pacific Index (MSCI Asia Pacific Index). Chỉ số MSCI Asia Pacific là chỉ số đo mức độ vốn hóa thị trường trung bình trọng số tự do điều chỉnh của các chứng khoán ở Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Pakistan, Phillipins, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan Thái Lan. Chỉ số MSCI Asia Pacific theo dõi hoạt động của hơn 1050 công ty trong khu vực. 2.2. Một vài chỉ số chứng khoán Châu Âu Nói đến thị trường chứng khoán Châu Âu ta không thể không kể đến Đức, Pháp Anh là ba quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển nhất. Với ba chỉ số tiêu biểu FTSE 100 ( Anh) ,CAC 40 ( Pháp), DAX 30 (Đức) 2.2.1. Chỉ số FTSE 100 Chỉ số FTSE 100 (đọc là footsie) là chỉ số cổ phiếu của 100 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn (LSE), được bắt đầu từ ngày 3 tháng 1 năm 1984, với điểm sàn là 1000. Các công ty thành phần phải đáp ứng các yêu cầu của FTSE Group, bao gồm việc đã niêm yết toàn diện trên sàn LSE với giá được tính theo đồng bảng Anh hoặc đồng Euro trên SETS (Stock Exchange Electronic Trading Service), vượt qua các kiểm tra về quốc tịch, mức độ biến động giá tự do (free float) tính thanh khoản. Giao dịch được tiến hành từ 8:00 Trang 9 / 40 Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM đến 16:29 (khi phiên đấu giá cuối cùng bắt đầu), giá đóng cửa được lấy lúc 16:35 (mặc dù hầu hết giá đóng cửa của FTSE 100 được lấy lúc 16:36). Giá trị cao nhất của chỉ số FTSE 100 tính đến thời điểm này là 6950,6 điểm, đạt được ngày 30 tháng 12 năm 1999. Chỉ số được xem như phong vũ biểu của nền kinh tế Anh chỉ số cổ phiếu hàng đầu ở châu Âu. Nó được duy trì bởi FTSE Group, một công ty độc lập mà ban đầu là kết quả của sự liên doanh giữa Financial Times LSE (FTSE chính là viết tắt của Financial Times Stock Exchange). Theo website của FTSE Group, 100 công ty FTSE 100 chiếm đến 80% thị trường chứng khoán ở Anh. Bên cạnh FTSE 100 Index, tập đoàn FTSE giới thiệu tiếp FTSE 250 Index (chỉ số của 250 công ty lớn tiếp theo), FTSE Fledgling, the FTSE 350 Index(tổng hợp của FTSE 100 FTSE 250), FTSE SmallCap. Cuối cùng là FTSE All-Share, là chỉ số tổng hợp của cả 3 chỉ số FTSE 100 Index, FTSE 250 Index, FTSE SmallCap. Thành phần của chỉ số này được thay đổi từng quý. Những công ty lớn nhất trong FTSE 250 sẽ được đề cử nếu giá trị vốn hóa thị trường của chúng lọt vào top 90 của FTSE 100. Năm 2006, ngưỡng để được đề cử là 2,9 tỷ bảng Anh. Đến ngày 29 tháng 9 năm 2006, 6 công ty thành phần lớn nhất của chỉ số FTSE 100 là BP, Royal Dutch Shell, HSBC Holdings, the Vodafone Group, the Royal Bank of Scotland Group and GlaxoSmithKline đều có giá trị trên 60 tỷ bảng. 2.2.2. Chỉ số CAC 40 Chỉ số thị trường chứng khoán Pháp, căn cứ trên cổ phiếu của 40 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất của sàn giao dịch chứng khoán Paris Bourne, Pháp. CACviết tắt của Compagnie des Agents de Changem. Chỉ số CAC 40 được sử dụng như một chỉ số chuẩn so sánh cho các quỹ đầu tư trên thị thường chứng khoán Pháp, đồng thời là công cụ phản ánh tình hình Paris Bourne. Chỉ số CAC 40 có những nét tương đồng với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, nó là chỉ số được sử dụng nhiều nhất để phản ánh mức độ xu hướng chung của thị trường Pháp. Trang 10 / 40 [...]... Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM HNX-Index = x 100 =99,48 Chỉ số HNX – INDEX công bố cuối phiên giao dịch là chỉ số tại thời điểm đóng cửa thị trường của phiên giao dịch đó, tính theo mức giá đóng cửa của các cổ phiếu Khi so sánh chỉ số 2 phiên, mức tăng giảm của chỉ số đóng cửa là mức thay đổi của chỉ số đóng cửa phiên này với chỉ số đóng cửa phiên trước đó Mức thay đổi của chỉ số phụ... Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM được lựa chọn ra bởi Ủy ban Chỉ số S&P, một nhóm các nhà phân tích nhà kinh tế của Standard & Poor Chỉ số S&P 500 là chỉ số đo giá trị thị trường - giá trị của mỗi cổ phần trong chỉ số cân xứng với giá trị thị trường củaChỉ số S&P 500 là một trong những chuẩn đánh giá thông thường nhất dành cho thị trường chứng khoán Mỹ Chỉ số trung bình... Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM 7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động thể hiện mức giá bình quân của các cổ phiếu giao dịch tại SGDCK Tp.HCM 3.1.2 Phương pháp tính chỉ số VN – Index Chỉ số VN-Index được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tính theo phương pháp chỉ số giá bình quân Passcher Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất nó là chỉ số giá bình... chung của thị trường 3.2 Chỉ số HNX-Index 3.2.1 Khái niệm Chỉ số chứng khoán được xây dựng để phản ánh sự biến động giá của toàn bộ hoặc một nhóm các chứng khoán được giao dịch trên thị trường Mỗi thị trường chứng Trang 17 / 40 Bài tiểu luận GVHD: Ths Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM khoán đều công bố một hoặc một vài chỉ số chứng khoán, ví dụ như thị trường Mỹ có chỉ. .. chỉ số DAX 30, còn có chỉ số DAX 100 bao gồm 100 cổ phiếu 2.3 Một số chỉ số chứng khoán chính trên thị trường thế giới Mỹ vẫn luôn là quốc gia có những chỉ số tác động rất lớn tới thị trường chứng khoán toàn cầu Hai chỉ số căn bản của chứng khoán Mỹ là Chỉ số trung bình công Trang 11 / 40 Bài tiểu luận GVHD: Ths Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM nghiệp Dow Jones (DJIA/... VN-Index (Việt Nam) 3 CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Chỉ số VN - Index 3.1.1 Khái niệm Chỉ số chứng khoán Việt Nam ký hiệu là VN-Index VN-Index xây dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết.Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá phân tích thị trường một cách tổng quát Chỉ số VNIndex so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày... nhà đầu tư trong ngoài nước, nhất là các quỹ đã đang đầu tư vào thị trường Việt Nam theo VN30 Mức tăng trưởng rất tốt của VN30 trong năm qua đã đưa chỉ số này trở thành một trong những Trang 33 / 40 Bài tiểu luận GVHD: Ths Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM chỉ số có mức tăng trưởng cao trên thế giới, cùng với chất lượng của các cổ phiếu trong chỉ số đã góp phần... vậy, chỉ có 2 chỉ số VN-Index VN30 như hiện nay để làm chỉ báo cho thị trường chứng khoán là quá ít ỏi so với nhu cầu tìm hiểu thông tin của nhà đầu tư Thị trường còn thiếu vắng các chuỗi chỉ số dành cho các công ty vừa nhỏ, chỉ số ngành, chỉ số của nhóm công ty có cổ tức cao, chỉ số của nhóm công ty tăng trưởng… Đó là bài toán đặt ra cho Sở trong việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chỉ số. .. động giá của chứng khoán Chính vì vậy mà chúng ta đã từng chứng kiến cảnh VN-Index vẫn tăng trong khi đa số chứng khoán trên thị trường giảm giá ngược lại Theo giới Trang 16 / 40 Bài tiểu luận GVHD: Ths Nguyễn Phạm Thi Nhân Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VIỆT NAM chuyên gia, điểm khuyến khuyết lớn nhất của VN-Index là lấy toàn bộ giá trị vốn hoá của các công ty làm trọng số [toàn bộ số cổ phiếu... thường trong ngắn hạn, tạo ra nhiều các tín hiệu lỗi khi xác định thời điểm “ra vào” thị trường 3.4 Chỉ số chứng khoán khác tại Việt Nam Bên cạnh chỉ số "truyền thống" như VN-Index HNX-Index, thị trường chứng khoán Việt Nam còn có sự góp mặt của các chỉ số mới, như: CBV-Index, SSI30-Index, DCVN30-Index, VIR-Index những chỉ số này đã một phần giúp các nhà đầu tư có thêm các công cụ tham khảo hữu ích trong

Ngày đăng: 25/04/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN

    • 1.1. Khái niệm

    • 1.2. Phương pháp tính chỉ số gía chứng khoán

      • 1.2.1. Những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán

      • 1.2.2. Các phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán

        • 1.2.2.1. Phương pháp bình quân giản đơn

        • 1.2.2.2. Phương pháp bình quân gia quyền

        • 1.3. Đánh giá từng phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán

        • 2. SƠ LƯỢC VỀ CÁC CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN CỦA THẾ GIỚI

          • 2.1. Một số chỉ số chứng khoán Châu Á

            • 2.1.1. Chỉ số Nikkie 225

            • 2.1.2. Chỉ số Kospi

            • 2.1.3. Chỉ số Hang Seng ( Hang seng index)

            • 2.1.4. Chỉ số MSCI Chấu Á Thái Bình Dương (MSCI Asia Pacific Index)

            • 2.2. Một vài chỉ số chứng khoán Châu Âu

              • 2.2.1. Chỉ số FTSE 100

              • 2.2.2. Chỉ số CAC 40

              • 2.2.3. Chỉ số DAX 30

              • 2.3. Một số chỉ số chứng khoán chính trên thị trường thế giới

                • 2.3.1. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA/ Dow 30/ Dow Jones/ the Dow)

                • 2.3.2. Chỉ số S&P500

                • 3. CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

                  • 3.1. Chỉ  số VN - Index

                    • 3.1.1. Khái niệm

                    • 3.1.2. Phương pháp tính chỉ số VN – Index

                    • 3.2. Chỉ số HNX-Index

                      • 3.2.1. Khái niệm

                      • 3.2.2. Phương pháp tính chỉ số HNX – Index

                      • 3.3. Chỉ số UPCoM –  Index

                        • 3.3.1. Khái niệm

                        • 3.3.2. Phương pháp tính chỉ số UPCoM-Index

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan