mặt hàng chè
I. những giải pháp nhằm phát triển nguồn cung ứng chè xuất khẩu. xuất khẩu.
1.1. Chọn và lai tạo giống chè chất lượng tốt, năng xuất cao.
Cũng như các loại cây lâu năm khác, việc chọn giống đòi hỏi một thời gian dài, nhiều khi hàng chục năm. Nếu không có phương hướng đứng đắn ngay từ đầu sẽ dẫn đến tốn kém không ít công sức và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và xuất khẩu chè, nâng cao năng xuất và chất lượng chè.
Những công trình chọn và tạo giống mới của một số nước trong những năm gần đây cho thấy những kết quả khả quan, tạo tiền đề cho việc đổi mới trồng chè ở một số nước.
Những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ chúng ta đã nhập nội được một số giống cây chè chất lượng cao, bước đầu nhân giống một số ra đại trà có kết quả. Đặc biệt là nhiều loại chè cho năng xuất cao và phù hợp với nhiều địa phương chịu rét giỏi, chịu hạn giỏi.
Nhiều loại chè không bệnh cao cũng được theo dõi để chọn và đưa ra sản xuất, chất lượng sản phẩm cao mà còn đòi hỏi đặc tính di truyền tốt.
Như vậy, chọn và lai tạo giống là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu chè. Có thể nói, công việc này có vị trí quan trọng đầu tiên cho việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu. Do đó, cần phải tăng cường đầu tư phối hợp với viện nghiên cứu và các trung tâm nghiên cứu có liên quan, vừa nghiên cứu tuyển chọn vừa xây dựng quy trình canh tác thích hợp cho từng vùng, sản xuất và cung cấp giống tốt và dịch vụ kỹ thuật cho các địa phương trong khu vực.
1.2. Đẩy mạnh thâm canh diện tích chè hiện ở nước ta cũng như diện tích thâm canh chè của Công ty TNHH TM Đại lợi nói riêng.
Trong những năm qua diện tích chè nước ta tăng một cách ồ ạt, cùng một lúc chùng ta vừa phải mở rộng diện tích vừa phải lo tăng cường đầu tư thâm canh trong điều kiện vốn bị hạn hẹp, vì thế mà trình độ thâm canh còn thấp ảnh hưởng đến cấn đối nước - vườn và cân đối chủng loại Robusta- Rrabica. So với khả năng thực tế thì mức năng suất ở nước ta chưa cao và còn không đồng đều. Hơn nữa việc mở rộng diện tích chè mang tính chất phong trào, tự phát nên không ít diện tích chè đã trồng nhưng kém hiệu quả về chất lượng và năng suất, chất lượng sản phẩm. Về hướng đầu tư thâm canh, cần tập chung vào một số vấn đề cơ bản như sau:
- Ngành chè tập trung vào nỗ lực vào việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho thâm canh. Theo quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chè trong thời kỳ kinh doanh cứ hai năm phải bón một lần phân hữu cơ với khối lượng từ thích hợp để đem lại năng suất cao và hàng năm mỗi ha chè cần bón khoảng 200kg đạm nguyên chất 100kg kali và 200kg lân. Cung cấp phân bón yêu cầu cho thâm canh chè rất ít, còn thiếu nhiều. Chình vì vậy phải kết hợp với chăn nuôi, tăng cường sản xuất và nhập khẩu phân vô cơ, chú ý trồng cây phân xanh, mở rộng hệ thống dịch vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu phân bón cho thâm canh cây chè.
- Nhà nước - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tập chung giải quyết vấn đề nước tưới cho chè. Tưới nước cho chè là vấn đề khó khăn đối với 2 vùng chè lớn là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thực tiễn cho thấy dù đã đầu tư vào khâu này rất lớn song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cây chè. Nguồn nước mạnh hiện nay đang rất thiếu do nạn phá rừng. Nguồn nước ngầm cũng cạn dần do quá trình giếng khoan khai thác, nước rừng bị phá nặng nề. Mặt khác thiết bị máy tưới ống dẫn, nguồn năng lượng cho máy tưới có nhiều khó khăn, điều đó ảnh hưởng lớn đến năng suất chè. Do đó nước ta cần phải thực hiện tập chung vào các biện pháp sau:
+ Xây dựng hệ thống điện để tiếp thu nguồn điện lưới quốc gia. - Bộ và ngành cung cấp đầu đủ các thiết bị dùng cho với tưới nước. - Bộ và ngành chè cần chú ý đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng trừ sâu bệnh cho cây chè.
Thực tế cho rằng sự phá hoại của sâu bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất. Khi quy mô sản xuất được mở rộng thì sẽ có ý nghĩa to lớn, và góp phần làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm chè được nâng cao.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ, khuyến khích chè ngoài quốc doanh đẩy mạnh thâm canh sản xuất, bởi vì hiện nay, chè ngoài quốc doanh đã chiếm ngoài 30% diện tích chè cả nước.
- Mở rộng diện tích cây chè giảm sự chênh lệch và chủng loại chè.
Sản xuất chè nước ta trong thời gian qua chủ yếu là chè đen chiếm tỉ trọng khoảng 90% về diện tích chè chỉ 10% diện tích là chè xanh. Điều này gây thiệt hại cho chúng ta vì chè đen được ưa chuộng hơn và giá cũng cao hơn/ Hơn nữa, đầu tư cơ bản cho một ha chè xanh cũng lâu hơn , chè đen có thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, tỷ suất lợi nhuận cao thể hiện ở chỗ.
+ Chè được trồng chủ yếu ở miền núi phía Bắc, giá ngày công lao động thấp.
+ Chè trồng trong điều kiện không tưới nước hoặc tưới nước bổ xung thấp, đầu tư thuỷ lợi thấp.
+ Chè có thời gian kiến thiết cơ bản ngắn.
1.3. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ sản xuất chè của nhà nước ta.
1.3.1. Chính sách thuế nông nghiệp.
- Nên thu thuế theo hạng đất và theo sự biến động của giá cả thị trường với mục đích điều tiết để xây dựng giá bảo hiểm cho sản xuất khi gía chè thế giới có sự thay đổi, sự quản lý vĩ mô yếu kém, không có hệ thống giá bảo hiểm (trên cơ sở nguồn lợi của ngành để ổn định ngành) do cung vượt quá cầu.
- Đối với vùng đất trống, đối trọc được đưa vào sản xuất nông nghiệp nên có thời gian miễn giảm thuế dài hơn để khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích trên đất này, nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng chè xuất khẩu.
Cụ thể là: Sau 3 năm đến 5 năm kể từ khi vườn cây đưa vào khai thác thì mới được thu thuế.
1.3.2. Chính sách hộ trợ về vốn:
* Đối với các doanh nghiệp quốc doanh.
Chỉ thực hiện đầu tư với các đơn vị quốc doanh sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Việc đầu tư này cần hướng vào một số vấn đề cơ bản sau:
- Cần đầu tư cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng, có tác dụng lớn trên cả vùng sản xuất chè rộng lớn nhất định. Trước hết coi trọng khâu đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ cho việc tưới nước, hệ thống giao thông, các cơ sở chế biến có trình độ khác, hệ thống kho bảo quản sản phẩm, các cơ sở dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị, dịch vụ mua bán vật tư sản phẩm.
- Khi đầu tư thì một phần vốn đầu tư do ngân sách cấp, phần khác. Nhà nước cho vay hoặc phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm để huy động vốn trong dân.
- Mọi công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành phải giao cho các cơ quan nhất định quản lý, sử dụng. Những cơ quan này có trách nhiệm khai thác các công trình qua dịch vụ sản xuất hoặc thu lệ phí sử dụng công trình đó để hoàn vốn nâng cấp.
*Đối với tư nhân, hộ gia đình.
Nhà nước cần áp dụng chính sách cho vay dài hạn với việc mở rộng diện tích chè và cho vay ngắn hạn đối với chè thâm canh. Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị trường chè mà có chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý.
II. một số vấn đề hoàn thiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu chè của công ty tnhh TM đại lợi.
2.1. Chính sách Marketing mở rộng thị trường cho mặt hàng chè xuất khẩu:
Trong những năm qua ngành chè đã có phát triển đáng kế về tăng diện tích, năng xuất, chất lượng, sản lượng và sản phẩm chè trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chè trong giai đoạn hiện nay đang chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố, đặc biệt là nhân tố thị trường. Nhìn ra thị trường chè thế giới, một điều kiện bất lợi với chúng ta là nhu cầu của thị trường tăng không nhiều, trong khi khả năng sản xuất và xuất khẩu chè phát triển nhanh, chè ngày càng phải cạnh tranh với nhiều loại đồ uống khác, hơn nữa thị trường thế giới là vấn đề mới mẻ, nhiều phức tạp đối với chúng ta. Tăng sức cạnh tranh từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ của chè Việt Nam đã trở nên một yêu cầu bức thiết. Vì vậy tăng cường Marketing mở rộng thì trường là giải pháp hàng đầu để đẩy mạnh xuất khẩu chè, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
- Nghiên cứu và dự báo thị trường: Thị trường là đối tượng hoạt động thị trường sản phẩm. Nắm bắt thị trường, nghiên cứu thị trường đầy đủ và dự báo chính xác thị trường tiêu thụ có ý nghĩa lớn trong việc xác định chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cần hình thành tổ chức dự báo thị trường và mở rộng các doanh nghiệp. Cần hình thành tổ chức dự báo thị trường và mở rộng các hình thức thông tin kinh tế thích hợp để tăng khả năng tiếp thị của các hộ sản xuất và tổ chức kinh tế. Từ đó mỗi doanh nghiệp, mỗi hộ sản xuất chè tự điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Tổ chức tốt hệ thống thu mua, tiêu thụ, chế biến sau thu hoạch nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chè xuất khẩu: Nông dân là người trực tiếp sản xuất và bản lẻ sản phẩm ra thị trường. Do đó, các đơn vị kinh doanh xuất khẩu cần tổ chức, củng cố và quản lý tốt hơn hệ thống chi nhánh, điểm, đại lý thu mua sản phẩm của mình, mua trực tiếp sản phẩm từ người sản xuất. Thực tế
cho thấy doanh nghiệp nào tổ chức tốt hệ thống mạng lưới thu mua thì mua được khối lượng sản phẩm lớn. Đây là phương thức chủ yếu hạn chế rủi ro, đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Đồng thời mua qua các đại lý, các điểm thu mua, các hộ kinh doanh, các công ty tư nhân là những đầu mối có khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn hơn. Hệ thống thu mua ở Việt Nam rất đa dạng và phức tạp, các cơ quan chức năng cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của hệ thống thu mua chè hiện nay, đảm bảo tính hợp lý, thuận tiện, thông suốt và bình đẳng.
- Tổ chức tốt công tác thông tin giới thiệu sản phẩm, tiếp cận với thị trường sản xuất chè chủ yếu để xuất khẩu, do vậy cần phải nắm chắc thông tin thị trường, xử lý thông tin tốt về giá cả thị trường thế giới, tránh tình trạng nhiễu loạn thị trường, lũng loạn thị trường. Cần đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường. Tăng cường công tác tiếp thị và khai thác thị trường, xây dựng chiến lược thị trường lâu dài và ổn định.
- Phát huy lợi thế tài nguyên thiên nhiên, lao động… để mở rộng thị trường tiêu thụ chè.
Thương mại quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu. Trên thế giới nhóm các nước đang phát triển đang tìm cách khai thác lợi thế và tài nguyên thiên nhiên, lao động,… để phát triển kinh tế. Trong khi đó các nước phát triển cũng tìm cách xuất khẩu cách yếu tố đầu vào cho sản xuất, cũng như tìm kiếm các môi trường đầu tư có lợi nhất, sự gặp gỡ, tìm đến nhau giữa các bên, qúa trình CNH - HĐH theo lợi thế và thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ.
Trong quá trình mở rộng cửa nền kinh tế chúng ta đang đẩy mạnh khai thác những sản phẩm nông nghiệp có lợi thế tuyệt đối về nhập khẩu, đặc biệt là chè. Bởi vì đây là loại sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có lợi thế so với nước khác.
Chè thế giới đang là mặt hàng được tiêu dùng mạnh và cũng có những biến động rất phức tạp, với khả năng mở rộng thị trường Việt Nam sẽ được nâng cao lên ngang bằng với giá chè của các nước trong khu vực.
Căn cứ vào cán cân cung cấp chè trên thị trường thế giới, trong thời gian tới giá chè sẽ dần đi vào ổn định, điều này rất có lợi cho chè Việt Nam cũng như chè của Công ty Đại lợi nói riêng là dấu hiệu đáng mừng cho sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam và cho các Công ty KD XNK Chè ở Việt Nam. Vấn đề là chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ cả về sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và các chính sách vĩ mô hỗ trợ một cách tốt nhất.
2.2. Hoàn thiện về chính sách chế biến, nâng cao chất lượng chè xuất khẩu.
Để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo uy tín chè Việt Nam cũng như chè của các Công ty KDQT Việt Nam trên thị trường thế giới cần tập chung đổi mới công nghệ trong sản xuất, giải quyết tốt công tác thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm là nột dung cơ bản và là thách thức của ngành chè hiện nay.
Thu hái chè là một trong những khâu quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, có nguồn nguyên liệu tốt thì mới chế biến được những sản phẩm có chất lượng cao. Do đó, cần tăng cường công tác bảo vệ đảm bảo công tác thu hoạch tốt, loại bỏ tập quán “hái quả xanh”, thu hái chè đúng thời gian, phải trên 95% đặc biệt là không được quá lạm dụng vào chuyện dùng thuốc kích thích một cách quá đáng dẫn đến có những hậu quả nguy hiểm cho người tiêu dùng vi phạm đến tiêu chuẩn thực phẩm. Với tỷ lệ đó mới thực hiện được công nghệ chế biến trên các loại chè mà vẫn đạt yêu cầu chất lượng, xuất bán theo đúng tiêu chuẩn mới đảm bảo hương vị tốt.
2.2.1. Chính sách đầu tư chế biến chè xuất khẩu
Ngoài những mặt hàng khoáng sản khác, hiện nay chúng ta xuất khẩu chè là chủ yếu, được thực hiện qua hai công đoạn: Sơ chế chè và chế biến chè xuất khẩu.
- Sơ chế chè: Sau khi thu hoạch, chè tươi được phơi khô theo phương pháp chế biến khô hoặc bằng phương pháp chế biến ướt được xát ra theo quy trình. Đây là công đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công việc nâng
cao chất lượng sản phẩm. Để thực hiện tốt và có hiệu quả công đoạn sơ chế chè cần phải:
+ Đầu tư xây dựng đầy đủ hệ thống sân phơi đúng kỹ thuật, không nên để lá chè qúa lâu khi thu hái về nhằm hạn chế tỷ lệ lá chè hỏng do quá trình hô hấp, vi sinh vật và nhiều những yếu tố ngoại cảnh khác (như: do dập nát khi vận chuyển, thu hái…) dẫn đến chất lượng của sản phẩm không tốt. Hạn chế phơi chè sân đất, trên đường giao thông để không bị lẫn cát, đá và mùi đất.
+ Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến theo phương pháp đảm bảo màu sắc, hương vị chất lượng sản phẩm để bán theo tiêu chuẩn chế biến, nâng cao giá trị sản xuất.
+ Nghiên cứu, trang bị hoàn thiện các thiết bị xao, ủ, vò chè và sấy khô… hệ thống xấy nhập ngoại hoặc chế tạo trong nước với quy mô nhỏ và vừa cho hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình. Đồng thời khuyến khích các đơn vị, cá