II. Một số vấn đề hoàn thiện chính sách đẩy mạnh XK chè của
2.7. Chính sách hỗ trợ tìm kiếm thông tin thị trường, xúc tiến thương mại mặt
mặt hàng chè của Công ty TNHH TM Đại lợi.
Thông tin thị trường, xúc tiến thương mại là điều kiện vật chất cơ bản cho việc hiểu biết thị trường, thâm nhập thị trường và xuất khẩu có hiệu quả. Xuất khẩu từ thực trạng còn yếu kém hiện nay và những nhận định khái quát về thực trạng đã được trình bày, cần chủ động đầu tư cho việc thu thập, xử lý (phân tích, dự báo) và cung cấp các thông tin phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu, thâm nhập thị trường, đồng thời có quy định thống nhất tiêu thức phân loại thị trường.
Đối với thông tin, nên phân loại thông tin thành hai nhóm để có hình thức tổ chức và cơ chế điều hành thích hợp là:
- Nhóm thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, chỉ đạo và tổ chức xây dựng chiến lược thị trường.
- Nhóm thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh tác nghiệp. Loại này đòi hỏi tính thời sự và tính chính xác cao, thông tin mang tính chất nghiệp vụ cụ thể.
Trong việc thống kê “thị trường nhập khẩu” của cơ quan Hải quan hiện nay, thị trường nhập khẩu được căn cứ vào “lý lịch” của doanh nghiệp nhập
khẩu, không phụ thuộc vào việc hàng hoá sau khi rời lãnh thổ Việt Nam có đến nước của doanh nghiệp nhập khẩu hay không. Trong trương hợp này, việc phân tích thị trường sẽ có giá trị khẳng định các đối tác trực tiếp với nhà xuất khẩu Việt Nam và do đó sẽ biết để tập chung đầu tư xây dựng mối quan hệ bạn hàng với các đầu mối nhập khẩu này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (thậm chí có thể trong nhiều trường hợp) sẽ là không chính xác khi phân tích, đánh giá “thị trường nhập khẩu”, nếu lô hàng đó lại được nhà nhập khẩu chuyển đến một nước khác. Theo chúng tôi, kinh doanh lớn đòi hỏi nhà xuất khẩu không chỉ cần quan hệ với nhà nhập khẩu trực tiếp để xuất được hàng là xong mà phải cần theo dõi, nắm bắt khâu tiêu thụ tiếp theo ( tối thiểu là chặng hành trình đầu tiên) để biết được chính xác thị trường nhập hàng của mình, trên cơ sở đó, chủ động có kế hoạch tổ chức nguồn hàng xuất khẩu một cách ổn định, có hiệu quả trong những thời gian tiếp theo. Do vậy, nếu cơ quan Hải quan Việt Nam thống kê được hàng hoá xuất khẩu theo cả hai tiêu thức được được phản ánh trên tờ khai Hải quan là nước của doanh nghiệp nhập khẩu (theo lý lịch kinh doanh) và nước có cảng bến đầu tiên (Destination) của lô hàng xuất khẩu, thì việc phân tích “thị trường nhập khẩu” sẽ thực sự có ý nghĩa hơn nhiều. Ngoài ra, cần giao trách nhiệm cho các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thu thập và cung cấp định kỳ số lượng và giá trị mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước sở tại để kết hợp đối chiếu với thống kê Hải quan trong quá trình phân tích thị trường nhập khẩu. Sự kết hợp thông tin từ nhiều nguồn, kể cả tham khảo thêm nguồn tin của các tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), sẽ đảm bảo dữ liệu phân tích, đánh giá thị trường nhập khẩu phong phú toàn diện và chính xác hơn nhiều.
* Một số kiến nghị:
Từ những phân tích về tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian qua, em xin có một số kiến nghị như sau:
1. Nhà nước cần coi chè là cây trồng mũi nhọn, có nhiều tiềm năng khai thác và cần xác định rõ đây là một mặt hàng chủ lực trong chiến lược phát
triển nông nghiêp - cây công nghiệp - nông sản xuất khẩu có chính sách đầu tư phát triển hợp lý.
Cho phép các doanh nghiệp chè lớn, kinh doanh có hiệu quả được quyền tích luỹ tập trung tư bản để có nguồn vốn lưu động đủ mạnh, chủ động thu mua sản phẩm của người sản xuất và làm tốt các hoạt động xuất khẩu.
2. Nhà nước cần có chính sách bảo hộ cho người sản xuất chè để họ có điều kiện duy trì phát triển và thâm cach năng suất cây trồng khi mức giá chè xuống ngang bằng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất.
3. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả cao để các doanh nghiệp này có đủ mạnh về tài chính, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, có đủ điều kiện, khả năng để cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Đồng thời nghiên cứu các hình thức hỗ trợ vốn để các chủ vườn chè, các đơn vị chuyên ngành chè ở địa phương có điều kiện đầu tư phát triển mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người lao động.
Chính sách thuế đối với người sản xuất và xuất khẩu cần phải hợp lý, linh hoạt. Cụ thể là thuế đất nông nghiệp cần định ra theo hạng đất. Không nên căn cứ theo năng suất thực thu hàng năm trên mảnh đất đó để khuyến khích người sản xuất đầu tư tăng năng suất cây trồng.
4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm chè, không nên để tình trạng quá nhiều đơn vị kiểm tra chất lượng chè xuất khẩu như hiện nay mà thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ chè.
5. Ngành chè cần đa dạng hoá sản phẩm chè xuất khẩu, nhất là chè chế biến đa dạng thành phẩm, đồng thời phải nâng cao chất lượng hàn xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thế giới.
6. Ngành chè cần có chiến lược thị trường cụ thể, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thị trường và cần có chiến dịch tuyên truyền quảng cáo trên thị trường quốc tế, mở rộng khả năng tiếp thị, xây dựng những bạn hàng lớn ổn định lâu dài, đồng thời tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho
thâm canh và mở rộng sản xuất chè nhất là trong khâu chế biến đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu.
7. Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin trong toàn ngành chè, thường xuyên liên tục để nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, thống nhất trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, tranh thủ thời cơ thuận lợi trong kinh doanh.
8. Cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động của các doanh nghiệp chè và nhất là đội ngũ làm công tác xuất nhập khẩu có đủ điều kiện, năng lực trong hoạt động tiếp thị và kinh doanh xuất khẩu chè.
Kết luận
Chè là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù cây chè trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng nó luôn là cây công ngiệp mũi nhọn, chiến lược, gắn liền với cuộc sống và sự đổi đời của hàng vạn người sản xuất, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc ít người. Việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu chè luôn là mối quan tâm, là mục tiêu lâu dài của chúng ta. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển sản xuất chè một cách quá nhanh, đồng thời với sự biến động mạnh của giá cả thị trường chè thế giới, làm cho chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách, kế hoạch đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa ngành chè Việt Nam thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kì đầu của sự ngiệp CNH - HĐH đất nước.
Chuyên đề: “Hoàn thiện chính sách xuất khẩu mặt hàng chè của Công
ty TNHH TM Đại lợi” đã căn cứ vào thực trạng của ngành chè trong thời gian
qua từ đó nêu lên đề xuất hoàn thiện chính sách xuất khẩu chè Công ty trong thời gian tới và đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chè Công ty và ngày càng hoàn thiện chính sách xuất khẩu mặt hàng chè Công ty trong thời gian tới.
Qua đề tài này với mong muốn của tác giả là trong thời gian tới chính sách xuất khẩu mặt hàng chè ngày càng hoàn thiện hơn, nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu chè của nước ta. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các cô các chú trong Công ty TNHH TM Đại lợi và đặc biệt là Thầy giáo: Nguyễn Văn Minh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Vì kiến thức còn hạn chế và thời lượng thực tập tại Công ty không nhiều nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rât mong được sự góp ý của các cô chú trong Công ty cũng như Thầy giáo hướng dẫn để đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo.
1. Marketing Thương mại quốc tế.
GS.TS. Nguyễn Bách Khoa - Đại học Thương mại
2. Quản trị Marketing - Philip Kotler. 3. Kỹ thuật Nghiệp vụ ngoại thương.
Vũ Hữu Tửu- Đại học ngoại thương
4. Giáo trình Nghiệp vụ thương mại quốc tế.
Doãn Kế Bôn - Đại học thương mại
5. Các báo và tạp chí có liên quan.
- Báo thương mại - Báo đầu tư - Báo kinh tế - ………
Mục lục
Lời mở đầu... 1
Chương I. Những lý luận chung về XK và XK mặt hàng chè của công ty TNHH TM Đại Lợi ...3
I. Bản chất của XK hàng hoá ... 3
1.1. Khái niệm và vai trò của XK hàng hoá 3 1.1.1. Khái niệm... 3
1.1.2. Vai trò của XK ... 3
1.2. Các hình thức XK ... 6
1.3. Nội dung của XK hàng hoá ... 10
1.3.1. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn bạn hàng ... 11
1.3.2. Lựa chọn bạn hàng, lựa chọn đối tác... 12
1.3.3. Lựa chọn sản phẩm XK ... 12
1.3.4. Các hình thức giao dịch ... 12
II. Cung cầu thị trường chè... 13
2.1. Cung về sản phẩm chè ... 13
2.2. Cầu về sản phẩm chè ... 14
2.3. Sản lượng chè trên thế giới... 15
III. Nội dung cơ bản của chính sách mặt hàng XK ... 17
3.1. Quy định về danh mục mặt hàng... 17
3.2. Đánh giá hiện trạng và chính sách mặt hàng XK ... 18
3.3. Những yêu cầu của hoạt động hữu hiệu ... 18
3.4. Mục tiêu của chính sách mặt hàng XK ... 18
3.5. Các chính sách mặt hàng XK... 19
Chương II. Phân tích đánh giá tình hình hoàn thiện chính sách XK mặt hàng chè của Công ty TNHH TM Đại Lợi... 21 I. Khái quát tình hình tổ chức và kinh doanh của Công ty TNHH TM Đại Lợi...21
1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH TM Đại Lợi ... 21
1.2. Chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty ... 22
1.3. Mặt hàng kinh doanh XK của Công ty... 23
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty ... 24
II. Thực trạng sản xuất và XK chè của Công ty TNHH TM Đại Lợi trong thời gian qua ... 24 2.1. sản xuất chè ... 24
2.1.1. Về giống chè ... 25
2.1.2. Về canh tác... 25
2.1.3. Về chế biến chè ... 25
2.2. Phân tích khả năng XK của Công ty TNHH TM Đại Lợi ... 26
2.2.1. Khả năng về tài chính của Công ty TNHH TM Đại Lợi ... 26
2.2.2. Uy tín của Công ty TNHH TM Đại Lợi trên thị trường nước ngoài ... 27
2.3. Phân tích tình hình lựa chọn XK và thị trường mục tiêu của Công ty TNHH TM Đại Lợi... 27
2.4. Quyết định giá XK ở Công ty TNHH TM Đại Lợi ... 28
2.5. Phương hướng và mục tiêu chủ yếu của Công ty TNHH TM Đại Lợi tới năm 2010 ... 29
III. Thực trạng chính sách XK mặt hàng chè của Công ty TNHH TM Đại Lợi... 31
3.1. Một số chính sách XK mặt hàng chè của Công ty... 31
3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng góp phần thay đổi mặt hàng XK ... 31
3.1.2. Mở rộng chủng loại mặt hàng chè XK ... 31
3.1.3. Chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá mặt hàng chè.... 32
3.1.4. Các chính sách phát triển đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ chế biến mặt hàng chè... 33
3.1.5. Chính sách liên doanh liên kết, hợp tác trong chế biến mặt hàng chè .. 33
IV. Đánh giá chung về chính sách XK mặt hàng chè của Công ty TNHH TM Đại Lợi ... 33
4.1. Những thành tựu đạt được khi áp dụng chính sách mặt hàng chè ở Công ty
TNHH TM Đại Lợi... 33
4.2. Những tồn tại và nguyên nhân khi thực hiện chính sách... 34
4.3. Các chỉ tiêu chất lượng của chè - theo TCVN 1454 - 83... 36
Chương III. Đề xuất hoàn thiện chính sách XK mặt hàng chè.... 37
I. Những giải pháp nhằm phát triển nguồn cung ứng chè XK ... 37
1.1. Chọn và lai tạo giống chè chất lượng tốt, năng suất cao ... 37
1.2. Đẩy mạnh thâm canh diện tích chè hiện nay ở nước ta cũng như diện tích thâm canh chè của Công ty TNHH TM Đại Lợi nói riêng... 38
1.3. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ sản xuất chè của Nhà nước ta... 39
1.3.1. Chính sách thuế nông nghiệp ... 39
1.3.2. Chính sách hỗ trợ về vốn... 40
II. Một số vấn đề hoàn thiện chính sách đẩy mạnh XK chè của Công ty TNHH TM Đại Lợi ... 41
2.1. Chính sách marketing mở rộng thị trường cho mặt hàng chè XK ... 41
2.2. Hoàn thiện về chính sách chế biến, nâng cao chất lượng chè XK ... 43
2.2.1. Chính sách đầu tư chế biến chè XK ... 43
2.2.2. Các chính sách đầu tư chiều sâu cho mặt hàng chè XK ... 44
2.2.3. Chính sách hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chè XK ... 45
2.3. Chính sách về vốn hỗ trợ XK đối với mặt hàng chè mới... 45
2.4. Về hoàn thiện chính sách hỗ trợ XK chè của Công ty TNHH TM Đại Lợi. ... 46
2.5. Chính sách nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý hoạt động XK chè .. 47
2.6. Chính sách xây dựng và quảng bá mạnh mẽ thương hiệu mặt hàng chè của Công ty TNHH TM Đại Lợi ... 48
2.7. Chính sách hỗ trợ tìm kiếm thông tin thị trường, xúc tiến thương mại mặt hàng chè của Công ty TNHH TM Đại Lợi ... 49
2.8. Một số kiến nghị... 50
Kết luận... 53