III. Vị thế, triển vọng và định hướng phát triển ngành
3. Định hướng phát triển ngành
Sản xuất dược trong nước đáp ứng được 60% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Mức tiêu dùng thuốc bình quân đạt 12 – 15USD/người/năm
Sản xuất bao bì dược đáp ứng được 70% nhu cầu.
Tất cả các doanh nghiệp sản xuất dược phải đạt tiêu chuẩn GMP – ASEAN.
Đầu tư 8 dự án xây dựng mới với tổng vốn đầu tư 241 triệu USD gồm 4 nhà máy sản xuất thuốc, 1 nhà máy sản xuất tá dược, 1 viện nghiên cứu bào chế, 2 trung tâm nghiên cứu tính khả
dụng.Chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2015:
Đảm bảo 30% thuốc sản xuất có nguồn gốc dược liệu trong nước (hiện dưới 10%), đáp ứng 80% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. 04 cấp độ phân loại ngành dược của WHO: Cấp độ 1: Hoàn toàn nhập khẩu. Cấp độ 2: Sản xuất được một số generic, đa số phải nhập khẩu. Cấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic, xuất khẩu được một số dược phẩm. Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.
Đầu tư 3 nhà máy sản xuất dược trọng điểm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam sản xuất thuốc thiết yếu trong các bệnh viện, phục vụ thiên tai, dịch bệnh,
Quy hoạch sản xuất theo cơ cấu bệnh nhằm định hướng chuyên môn hóa sản xuất.- Thành lập 2 trung tâm nghiên cứu và đánh giá tại 2 khu vực trọng điểm là Hà Nội và TP.HCM.
PHẦN III
PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
Sức mạnh nhà cung cấp: Cao
Hầu như các sản phẩm dược trong nước đều là thành phẩm, được gia công từ nguyên liệu nhập ngoại, còn số các nguyên liệu dược, kể cả các phụ gia và tá dược, được sản xuất trong nước rất ít. Nhà cung cấp của ngành dược chủ yếu là các hãng dược phẩm nước ngoài.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, sức mạnh nhà cung cấp trong ngành dược sẽ giảm bớt do các doanh nghiệp trong nước có cơ hội lựa chọn nhiều nguồn nguyên vật liệu dược phẩm với chi phí hợp lý.
Sức mạnh khách hàng: Thấp
Do sản phẩm của ngành dược thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, liên quan đến tính mạng và sức khỏe người sử dụng nên cầu về thuốc là không thể trì hoãn được và không có sự mặc cả về
giá khi khách hàng sử dụng sản phẩm dược.
Mức độ cạnh tranh: Cao
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, nhạy cảm và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người. Do vậy, không ai thích đi mua thuốc, người tiêu dùng chỉ mua thuốc khi họ bị bệnh và khó có thể khuyến khích người ta mua thêm nếu người ta chỉ có nhu cầu mua một số lượng thuốc nhất định theo toa của bác sĩ. Chính vì vậy, các nhà sản xuất dược phẩm sẽ tìm mọi cách để
người bệnh mua thuốc của mình mà không mua thuốc của đối thủ cạnh tranh.
Chi phí bán hàng (trong đó chủ yếu là chi phí hoa hồng, lót tay cho các bác sĩ kê toa, hiệu thuốc) chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (20-40%) trong tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước và ngày càng có xu hướng tăng cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành dược ngày càng cao.
Do vốn ít, các nhà sản xuất trong nước đều phải nghĩđến lợi nhuận nhất thời, tập trung sản xuất quá nhiều các loại dược phẩm thông thường và phải cạnh tranh nhau trong mảng thị phần nhỏ hẹp. Tuy nhiên, mảng thị phần hẹp này cũng có nguy cơ bị thôn tính sau khi gia nhập WTO khi các mức thuế cho dược phẩm giảm mạnh.
Qua đó cho thấy khi gia nhập WTO, môi trường cạnh tranh trong ngành dược sẽ càng gay gắt hơn khi các doanh nghiệp dược phẩm trong nước phải đối đầu với các tập đoàn dược phẩm nước ngoài với tiềm lực về vốn, trình độ quản lý, trình độ công nghệ cao.
Rào cản gia nhập: Cao
Việc gia nhập ngành của các công ty dược phẩm mới tương đối khó khăn. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) cho việc chế tạo ra một loại thuốc mới của các công ty sản xuất dược phẩm là rất đáng kể. Chính vì dược phẩm là loại hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng, nên phải sau một quá trình đánh giá rất dài của Chính phủ, các hãng mới có thể nhận được đặc quyền sáng chế sản phẩm mới. Từđặc quyền sáng chế
này, các công ty mới có thể sản xuất và cung cấp các loại dược phẩm ra thị trường trong thời gian dài.
Nguy cơ thay thế: Rất thấp
Nhu cầu về thuốc được xem là nhu cầu không thể chuyển đổi và thay thế. Người bệnh muốn khỏi bệnh thì chỉ dùng thuốc để chữa bệnh.
PHẦN IV
MỘT SỐ DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM
1. Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex – Hà Nội
Trụ sở chính: 358 Giải phóng - Thanh Xuân - Hà Nội.
Tiền thân là công ty Dược Liệu Trung Ương I, được cổ phần hóa theo quyết định số
4410/QĐBYT ngày 07/12/2004 của Bộ Y tế.
Vốn điều lệ: 60.000.000.000 đồng.
Sản phẩm tiêu biểu: các sản phẩm thuốc sốt rét được chiết xuất từ Thanh Hao Hoa Vàng.
Trình độ công nghệ:
Công ty có Xí nghiệp sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn GMP- ASEAN từ năm 2000, phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP -ASEAN, kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP –ASEAN và đến tháng 6/2007 đi vào vận hành nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO tại Mê linh – Vĩnh Phúc.
Hệ thống phân phối: sản phẩm của công ty được phân phối qua + 5 cửa hàng ở Hà Nội.
+ 4 chi nhánh tại Bắc Giang, Thái Bình, Đăklăk, TPHCM. + 45 nhà phân phối tập trung phần lớn ở khu vực phía Bắc.
2. Công ty cổ phần Traphaco – Hà Nội
Trụ sở chính: 75 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Tiền thân là Tổ sản xuất thuốc thuộc Công ty Y TếĐường Sắt với nhiệm vụ chủ yếu là pha chế
thuốc theo đơn phục vụ ngành y tếđường sắt.
Năm 1999, được cổ phần hoá thành Công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế GTVT. Năm 2001, công ty được đổi tên thành Công ty cổ phần Traphaco.
Năm 2008, công ty công bố 3 cổ đông chiến lược là Mekong Capital sở hữu 5,00% cổ phần, Công ty liên doanh Quản lý đầu tư BIDV – Vietnam Parners (BVIM) sở hữu 2,50% cổ phần và ANZ Viet Nam sở hữu 3,13% cổ phần.
Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng.
Sản phẩm tiêu biểu: Boganic, Amorvita Hải sâm, Hoạt huyết dưỡng não, trà gừng.
Trình độ công nghệ:
Traphaco đang sở hữu 2 nhà máy sản xuất công suất lớn với dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO tại Hoàng Liệt (diện tích 10.000 m2) và tại Văn Lâm - Hưng Yên (diện tích 40.000 m2)- nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO lớn nhất miền Bắc.
Hệ thống phân phối:
Sản phẩm của công ty đựơc phân phối thông qua hệ thống phân phối ở 64 tỉnh /thành trong cả
nước và các chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
3. Công ty cổ phần Dược Trang Thiết Bị Y Tế Bình Định (Bidiphar) – Bình Định
Trụ sở chính: 498 Nguyễn Thái Học, TP.Quy Nhơn, Bình Định. Tiền thân là Xí Nghiệp dược phẩm II Nghĩa Bình.
Công ty đã được UBND tỉnh đồng ý về mặt chủ trương cho phép được liên doanh góp vốn với các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tếđể thành lập Công ty cổ phần khai thác và tinh
luyện khoáng sản nhằm tham gia khai thác, chế biến sâu các loại khoáng sản hiện có trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2006, Công ty liên doanh với Công ty TNHH Dược phẩm CBF của Lào thành lập Công ty cao su Hữu nghị Lào - Việt đầu tư trồng và chế biến cao su, cây công nghiệp tại tỉnh Champasak và Sekong (Lào). Tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD, Bidiphar góp 80%.
Sản phẩm tiêu biểu: Thuốc tiêm bột chứa Cephalosporins và Penicilins; NUDIPYL- thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não; Bikidton - thuốc bổ dành cho trẻ em; nước khoáng; trang thiết bị y tế (máy trộng bột kép, lò đốt rác y tế,...);...
Trình độ công nghệ:
Ngày 08/12/2006, Bidiphar được Cục Quản lý Dược Việt Nam–Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP – WHO.
Hệ thống phân phối:
Công ty có trụ sở chính tại Bình Định, 2 chi nhánh tại Hà Nội, TPHCM và hệ thống phân phối trải dài từ Bắc đến Nam.
4. Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà(Naphaco) – Nam Định
Trụ sở chính: 415 Hàn Thuyên, Nam Định
Được thành lập từ năm 1960 đến tháng 1/2000 chuyển thành Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà.
Công ty vừa được Nhà sản xuất dược phẩm nổi tiếng của Mỹ là Advanced Pharmaceutical Services (thuộc tập đoàn AQP - USA) tiến hành nhượng quyền sản xuất một số loại thuốc (kháng sinh, thuốc dị ứng, thuốc tiểu đường). Hiện thuốc kháng sinh CLATHOMIC (viên nén clarithromycin 250 mg) đã được phân phối rộng rãi, còn thuốc dị ứng HYSDIN (viên nén Loratadin 10 mg) chuẩn bị đưa ra thị trường. Có 02 loại thuốc cảm cúm là KOOLBURST daytime và KOOLBURST nighttime đang chờ Cục Quản lý Dược phẩm cấp giấy phép. Trong năm 2008, Công ty sẽ xin cấp phép và sản xuất các chế phẩm còn lại.
Sản phẩm tiêu biểu: Xiro ho và viên ngậm Bổ phế chỉ khái lộ, Kẹo giun quả núi, Hoàn phong thấp, Bổ trung ích khí, Viên sáng mắt, Loberin, Narobex, Thần kinh số II, Naphacollyre, Napha Multi, Napha C, Naphaminton ....
Trình độ công nghệ:
Năm 2000-2001 Xây dựng 2 dây truyền đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN và phòng kiểm tra chất lượng GLP.
4/6/2002 Đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN lần 1.
11/8/2003 Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do hãng APAVE thẩm định. 2/5/2004 Đạt tiêu chuẩn GMP-GLP ASEAN lần 2.
5. Công ty cổ phần Pymepharco – Phú Yên
Trụ sở chính: 166-170 Nguyễn Huệ - TP. Tuy Hòa - Phú Yên
Tiền thân là Công ty Dược – Vật Tư Y Tế Phú Yên được thành lập vào năm 1989. Đến tháng 5/2006 chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Pymepharco.
Vốn điều lệ: 85.000.000.000 đồng.
Tháng 8/2005, công ty chính thức đưa ra thị trường sản phẩm biệt dược Pycalis - với hoạt chất chính Tadalafil, là thế hệ sau của Viagra.
Hiện nay, Công ty là nhà sản xuất nhượng quyền các sản phẩm kháng sinh Cephalosporin của các công ty dược phẩm có uy tín như: Stada GmbH Pharm (Đức); Samchungdang Pharm, Kwangmyung Pharm, Dongkoo Pharm, Deawoo Pharm (Hàn Quốc); OrchidHealthcare, Synmedic Laboratories (Ấn Độ).
Ngày 20/06/2007, công ty nhận được Thông báo số 377/TB-UBND của UBND tỉnh Phú Yên về việc cho phép thành lập Bệnh viện Quốc tế tại Phú Yên với mô hình là một bệnh viện – khách sạn, tọa lạc trên diện tích 7ha tại trung tâm TP.Tuy Hòa. Quy mô đầu tư của dự án là 250 giường bệnh và tổng mức đầu tư trên 300 tỷđồng.
Dự kiến công trình xây dựng sẽ khởi công trong Quý 4/2007 và Quý 2/2009 sẽ đưa một phần bệnh viện đi vào hoạt động.
Sản phẩm tiêu biểu: Tatanol Extra, Certirizin CZ10, Negacef 250/500 (sản phẩm được chứng minh tương đương sinh học), Vivace, Zoamco 10/20/40…
Trình độ công nghệ:
Công ty đã đạt được Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn của WHO (GMP-WHO) do Bộ Y Tế cấp ngày 17/01/2006.
Hệ thống phân phối:
Sản phẩm của công ty được phân phối thông qua:
+ 5 chi nhánh tại TPHCM, Hà Nội, Nha Trang, An Giang, Cần Thơ.
+ Hệ thống cửa hàng tại Đà Nẵng, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bạc Liêu, Cà Mau.
+ Hệ thống trung tâm phân phối và giới thiệu sản phẩm tại Nghệ An, Quãng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên, TPHCM.
6. Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học - Dược phẩm ICA – TPHCM
Trụ sở chính: Lô số 10, Đường số 5, Khu công nghiệp Việt nam - Singapore, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Vốn điều lệ: 116.500.000.000 đồng.
ICA đang có kế hoạch tăng vốn lên 200.000.000.000 đồng thông qua việc phát hành ra công chúng (IPO) và bán cho các đối tác chiến lược trong và ngoài nước.
Năm 2002: ICA mua lại nhãn hiệu Tobicom từ Ahn Gook Pharma để sản xuất tại nhà máy ICA từ năm 2003 (Gần 5 triệu USD).
Năm 2003: ICA là Công ty Dược đầu tiên sản xuất thành công thuốc HIV giá rẻ (hoạt chất Indinavir 200mg)
Năm 2004: ICA là Công ty Dược Việt Nam đầu tiên sản xuất thành công và cung ứng ra thị
trường thuốc rối loạn cương dương (hoạt chất Sildenafil citrat)
Năm 2005: ICA nghiên cứu phát triển dự án nhà máy thuốc tiêm và công nghệ sinh học. Công ty đã được công ty Wakunaga of American (Hoa Kỳ) chọn là nhà phân phối độc quyền sản
phẩm Kyolic tại thị trường Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia). Kyolic là dược phẩm với tinh chất tỏi để lâu tự nhiên, có tác dụng rất tốt đối với tim mạch. Kyolic hiện được bán tại hơn 40 quốc gia trên thế giới và là sản phẩm từ tỏi được hỗ trợ bởi hơn 550 công trình nghiên cứu khoa học.
Giai đoạn 2007-2009, ICA có những danh mục đầu tư hấp dẫn như: Phát triển hệ thống bán lẻ (tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) theo mô hình đã áp dụng thành công tại Thượng Hải (Trung Quốc; mua bản quyền các thuốc đang nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam, đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nhỏ mắt (Tobicom Eyedrop monodose), đầu tư
công nghệ mới cho việc bào chế viên nang, thuốc cốm và dây chuyền đóng gói hiện đang quá tải, thực hiện các chương trình Marketing dài hạn cho các nhãn hiệu Dược phẩm nổi tiếng của ICA; Xây dựng nhà máy thuốc tiêm và sản phẩm công nghệ sinh học; phát triển các sản phẩm generic thay thế các sản phẩm hết patent để xuất khẩu sang châu Âu và các nước trong khu vực.
Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian sắp tới còn sẽ nhắm vào 3 ba lĩnh vực, trong
đó y dược vẫn sẽ là lĩnh vực chính và quan trọng nhất (chiếm đến 80% doanh thu và lợi nhuận). Về lĩnh vực bất động sản, công ty tham gia đầu tư xây dựng tổ hợp văn phòng làm việc và nhà ở
cho thuê tại các vị trí vàng của Hà Nội và Tp.HCM được quản lý bởi các công ty chuyên nghiệp về khách sạn và văn phòng của Mỹ. Riêng lĩnh vực tài chính ngân hàng, ICA tham gia góp vốn với các ngân hàng uy tín trong nước nhằm tạo thế mạnh vềđầu tư tài chính cho các mục tiêu phát triển của công ty và an ninh tài chính cho cổđông.
Sản phẩm tiêu biểu: Adagrin (điều trị rối loạn cương dương), B-Nalgesine (Giảm đau, hạ sốt), Caricin (điều trị các bệnh nhiễm do vi khuẩn), Tobicom (sản phẩm nhượng quyền)…
Trình độ công nghệ:
Hàng loạt sản phẩm tự sản xuất và nhập khẩu đa dạng từ không kê toa đến điều trị chuyên sâu của ICA được sản xuất và quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sản xuất dược phẩm của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, và đã đạt được những chứng chỉ Quốc tế GLP, GSP, và GMP của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Hệ thống phân phối:
ICA có hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp cung cấp thuốc Generic chất lượng tốt, giá rẻ, kết nối với hệ thống bảo hiểm y tế Việt Nam.
Kể từ năm 2005, ICA đã phát triển dự án hệ thống bán lẻ lớn nhất châu Á và sẽ phát triển hệ thống bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… theo mô hình đã áp dụng thành công tại Thượng Hải Trung Quốc, nhằm khai thác tiềm năng bán lẻ dược phẩm.
7. Công ty cổ phần SPM – TPHCM
Trụ sở chính: Lô 51, Đường số 2, Khu CN Tân Tạo, Quận Bình Tân, Tp.HCM
Tiền thân là Công ty Dược phẩm Đô Thành hoạt động với tư cách nhà phân phối dược phẩm trực thuộc Tendipharco (Công ty Dược Quận 10). Năm 2001, Công ty TNHH SPM chính thức ra đời. Ngày 12/02/2007, chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần SPM.
Sản phẩm tiêu biểu: viên sủi bọt My Vita
Trình độ công nghệ:
Năm 2002, đạt chứng nhận GMP, GLP, GSP theo tiêu chuẩn ASEAN cho dây chuyền sản xuất thuốc viên, viên nang, thuốc nhỏ mắt và thuốc dùng ngoài da.
Năm 2003, đạt chứng nhận GMP theo tiêu chuẩn ASEAN cho phân xưởng sản xuất viên sủi bọt.
Năm 2006, đạt chứng nhận GMP theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới (GMP- WHO).