1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2018, PHÒNG PHÂN TÍCH TÍN DUNG

23 129 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

BÁO CÁO PHÂN TÍCH, NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2018, PHÒNG PHÂN TÍCH TÍN DUNG

Trang 1

VIỆT NAM

Các thông tin sử dụng trong bản báo cáo này được lấy từ các nguồn chúng tôi cho rằng đáng tin

cậy, tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo tuyệt đối độ chính xác của thông tin Báo cáo chỉ có

giá trị tham khảo và lưu hành nội bộ ACB

Trang 2

=========================================================================================================

MỤC LỤC

I TỔNG QUAN NGÀNH 2

1 Cấu trúc ngành 2

a Sơ lược về quá trình phát triển của ngành giáo dục trên thế giới 2

b Lịch sử phát triển ngành giáo dục Việt Nam 2

2 Quy mô ngành 3

II Phân tích ngành 3

1 Cơ sở pháp lý và các chính sách của Nhà nước đối vối ngành 3

a Giới thiệu các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của ngành 3

b Các chính sách bảo hộ, chính sách thuế và quan điểm của Nhà nước đối với ngành 5

c Một số chỉ tiêu của ngành 5

2 Cấu trúc ngành 8

3 Trình độ công nghệ & Nguồn nhân lực 9

4 Suất đầu tư của dự án trường học 10

a Bậc mầm non 10

b Bậc tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông 11

c Bậc đại học, cao đẳng 12

5 Thực tế ngành giáo dục Việt Nam 13

III VỊ THẾ, TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH 17

1 Vị thế ngành 17

2 Triển vọng và định hướng phát triển ngành 18

IV Phân tích swot 19

V Đánh giá ngành 20

1 Xếp loại 20

2 Nhận xét: 20

Trang 3

TÓM TẮT NỘI DUNG:

- Trường học là một ngành kinh doanh đặc thù, chịu sự chi phối khá lớn bởi các quy định của nhà nước Để có thể thành lập một trường học cần đáp ứng được các tiêu chuẩn: vốn đầu tư, quy mô diện tích xây dựng, chất lượng đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo phù hợp…Tùy theo phương án thành lập (Đại học, THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non…) mà sẽ có các tiêu chuẩn quy định khác nhau

- Có 2 loại hình thức kinh doanh trường học hiện nay: mô hình kinh doanh lợi nhuận và phi lợi nhuận:

 Mô hình KD lợi nhuận: lợi nhuận kinh doanh chủ yếu hướng về cổ đông, mục tiêu tạo ra lợi nhuận là một sự ưu tiên chắc chắn đối với các cổ đông góp vốn

 Mô hình KD phi lợi nhuận: lợi nhuận tạo ra chủ yếu sẽ dành để tái đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, cơ sở vật chất…thay vì phân phối cho cổ đông như mô hình lợi nhuận

 Đứng trên góc độ ngân hàng, khuyến khích tiếp cận mô hình kinh doanh lợi nhuận vì

việc kinh doanh tạo ra lợi nhuận phân phối cho các cổ đông cũng đồng nghĩa với việc Trường học có khả năng tự chủ tài chính tốt

- Một số thông tin của ngành:

 Theo thống kê của Tổng cục thông kê, sơ bộ năm học 2016 - 2017, cả nước có 42,690 trường giảm 0.5% so với năm học 2015 – 2016, từ hệ mầm non tới đại học Tổng số giáo viên, giảng viên là 1,182 ngàn người tăng 1.9% so với năm học 2015 – 2016 Tổng số học sinh sinh viên là 21,684 ngàn người tăng 1.1% so với năm học 2015 – 2016

 Chính phủ quy định đối với mức trần học phí đối với các hệ đào tạo đại trà công lập từ trung cấp, cao đẳng, đại học, hệ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ

 Suất đầu tư xây dựng các trường học mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, trung học cơ

sở và đại học theo Quyết định 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng

 Số lượng trường mầm non tăng 344 trường và đại học tăng 1 trường trong năm học 2016 –

2017 tăng so với năm học 2015 – 2016 Các hệ đào tạo tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông giảm nhẹ

 Cùng với việc tăng lên hoặc giảm xuống của các trường học, giáo viên và giảng viên của các

hệ đào tạo cũng có xu hướng giảm tương tự Chỉ tiêu này đối với hệ mầm non năm học 2016 – 2017 tăng 7.4% và hệ đại học tăng 4.6% so với năm học 2015 – 2016 Các hệ đào tạo tiểu học, trung học phổ thông và trung học cơ sở không thay đổi nhiều

- Dự báo ngành trong tương lai:

 Bên cạnh các trường công lập, mô hình trường học Dân lập ngày càng phát triển tại Việt Nam do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu được giáo dục trong môi trường có cơ sở vật chất tốt, chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được nâng lên

 Các hệ thống giáo dục quốc tế gia nhập vào hệ thống trường học tại Việt Nam ngày càng tăng và cũng được sự quan tâm khá lớn của các tầng lớp dân cư Nhu cầu được đào tạo trong môi trường và phương pháp học hiện đại để giúp cho các học sinh Việt Nam hoàn thiện các

kỹ năng sống và nâng cao chất lượng giáo dục cũng là một định hướng của các bậc phụ huynh đối với con em của họ hiện nay

 Việc thành lập mới hoặc cạnh tranh nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút số lượng

học sinh sẽ ngày càng gay gắt hơn đối với hệ thống các trường Dân lập và Quốc tế  Khuyến khích tiếp cận các trường Dân Lập, Hệ thống trường quốc tế đã hoạt động lâu năm và có thị trường ổn định

Trang 4

- Định hướng tiếp cận:

 Giao dịch tài khoản: khuyến khích tiếp cận nhiều loại mô hình nhằm gia tăng giao dịch tài khoản thanh toán và số lượng thẻ

 Tín dụng: Khuyến khích tiếp cận đối với các trường Dân lập, các trường Quốc tế có uy tín

đã hoạt động lâu năm trong ngành, có nhu cầu đầu tư mở rộng: Vị trí của trường học phải tập trung ở khu vực đông dân cư, các TP lớn; Trường học hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, có dòng thu ổn định qua các năm và đã có thị trường ổn định ít nhất sau 5 năm hoạt động; có đội ngũ giáo viên khá/giỏi và có danh tiếng là một trong những ưu tiên lựa chọn

I TỔNG QUAN NGÀNH

1 Cấu trúc ngành

a Sơ lược về quá trình phát triển của ngành giáo dục trên thế giới

- Châu Âu: Anh là một nước có nền lịch sử giáo dục lâu đời Hệ thống giáo dục Anh đã có từ hàng trăm năm nay, là cái nôi của giáo dục hiện đại trên thế giới Các trường đại học danh tiếng như Oxford và Cambridge đã hoạt động hơn 800 năm Cho đến đầu thế kỷ 19, giáo dục luôn gắn kết chặt chẽ với nhà thờ Trường học được điều hành bởi các tổ chức tôn giáo

và tôn giáo đã có những ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển giáo dục Mục đích của giáo dục chính quy vào thời điểm đó là đào tạo những học sinh ưu tú cho sự nghiệp trong nhà thờ

và trong chính phủ

- Châu Mỹ: Nền giáo dục Hoa Kỳ đã phát triển ngay từ khi những nhóm người di cư châu Âu đầu tiên đặt chân đến Bắc Mỹ Những trường đại học đầu tiên đã được thành lập từ những năm 1630 Với quan điểm truyền thống là giáo dục thực dụng, nhiều loại hình lớp học và trường học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của các bộ phận dân cư nhằm mục đích thiết thực là tồn tại và phát triển trên đất nước được cho là Thế giới mới

- Châu Á: Nền giáo dục của Trung Quốc phát triển từ rất sớm Các triều đại Trung Quốc đã xem Nho giáo như một nền tảng triết học cho việc cai trị và duy trì chế độ Phong kiến Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Trung Quốc lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt

do ảnh hưởng của phương Tây, chiến trang xâm lược và nội chiến Hệ thống trường học cùng với chương trình giảng dạy theo kiểu phương Tây đã ra đời, chấm dứt nền Nho học tồn tại hàng ngàn năm Đến khi nước CHND Trung Hoa ra đời năm 1949, Đảng cộng sản Trung Quốc giữ vai trò lãnh đạo toàn diện đối với sự nghiệp giáo dục, theo đó các cấp ủy Đảng chỉ đạo việc thực hiện các chính sách và điều phối mọi hoạt động giáo dục của ở các cấp chính quyền và trong mỗi trường học

b Lịch sử phát triển ngành giáo dục Việt Nam

- Cơ sở giáo dục đầu tiên của Nhà nước phong kiến Việt Nam (được ghi nhận trong sử sách)

là Quốc Tử Giám Thăng Long, do vua Lý Nhân Tông cho thành lập vào năm 1076 Ban đầu, Quốc Tử Giám chỉ nhằm dạy con cái vua quan, sau đó mở rộng dần cho những thanh thiếu niên có tư chất và đủ trình độ trong dân gian

- Đến thế kỷ XV-XVI, nền giáo dục VN đã phát triển rực rỡ, các phủ, lộ đều có trường công

- Từ cuối thế kỷ XIX và gần nửa thế kỷ XX, trong hơn 80 năm nước ta bị thực dân xâm lược, nền giáo dục Nho học được thay thế dần bằng nền giáo dục Pháp – Việt, chủ yếu để đào tạo người phục vụ cho bộ máy cai trị của người dân

Trang 5

- Vượt qua những những thách thức gay gắt của giai đoạn đổi mới, quy mô giáo dục Việt Nam giai đoạn hiện nay tiếp tục tăng Công tác phổ cập giáo dục có tiến triển tốt

Tổng số %tăng trưởng Tổng số %tăng trưởng Tổng số %tăng trưởng

I Mầm non và mẫu giáo

1 Cơ sở pháp lý và các chính sách của Nhà nước đối vối ngành

a Giới thiệu các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của ngành

Văn bản quy định chung:

- Luật giáo dục 2005

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009

- Nghị định 75/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật giáo dục

- Nghị định 32/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ về dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo được ưu đãi và Phụ lục ban hành kèm theo

- Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích

xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường

Trang 6

- Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015: Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến hết năm học 2020-

2021 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2015)

- Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT_BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 v/v Hướng dẫn một số điều nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015: Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến hết năm học 2020-2021

- Quyết định số 6200/QD-BGDĐT phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/12/2016

Văn bản quy định đối với bậc đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp

- Luật giáo dục đại học số: 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012

- QĐ 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020

- QĐ 37/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020

- QĐ Số 64/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ban hành điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện

- QĐ 61/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục; QĐ số 63/2011/QĐ-TTg Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ

- QĐ 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 v/v Ban hành điều lệ trường đại học: quy định về nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức và quản lý trường đại học; hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế; giảng viên và người học; tài chính và tài sản của các trường Theo đó, đáng chú ý Điều lệ cho phép các trường quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển; quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển nhà trường; thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định, trong đó một số quan điểm mới về trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở Việt Nam đã được ban hành

Văn bản quy định đối với bậc trung học

- Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD & ĐT ngày 28/3/2011 ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

- Thông tư 13/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD & ĐT ngày 28/3/2011 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục

Trang 7

- Thông tư số 39/2012/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

- QĐ 47/2012/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

- Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú

Văn bản quy định đối với bậc tiểu học

- Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường tiểu học

- Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 04/02/2008 của Bộ GD & ĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên

- Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Văn bản quy định đối với bậc mầm non

- QĐ 14/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD & ĐT ngày 07/4/2008 ban hành Điều lệ trường mầm non

- Thông tư 5/2011/TT-BGDÐT sửa đổi Điều lệ Trường mầm non theo QĐ BGDĐT

14/2008/QĐ Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 27/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

về việc hợp nhất Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục

- Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD & ĐT Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

- QĐ 31/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/10/2005 ban hành Quy định điều kiện tối thiểu cho các lớp mầm non, lớp mẫu giáo và nhóm trẻ độc lập có nhiều khó khăn ở những nơi không đủ điều kiện thành lập trường mầm non

- QĐ 58/2008/QĐ-BGDĐT ngày 17/10/2008 ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non

b Các chính sách bảo hộ, chính sách thuế và quan điểm của Nhà nước đối với ngành

- Giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu nhằm góp phần xây dựng con người, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Với định hướng trên, ngành giáo dục

VN được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Trong vòng 12 năm qua (từ

1998 - 2010), Nhà nước tăng đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao Bên cạnh tăng ngân sách cho giáo dục, NN có nhiều chế độ ưu đãi đối với ngành: giao đất, miễn tiền sử dụng đất; cho vay vốn ưu đãi để đầu

tư cơ sở giáo dục; miễn giảm thuế TNDN

c Một số chỉ tiêu của ngành

- Dự báo số lượng dân số ở các độ tuổi đi học, số lượng học sinh, số lượng giáo viên và lớp học cần có theo các cấp học khác nhau: (Đvt: nghìn người)

Trang 8

Tiêu chí Năm dự báo

cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi

(Đv: Nghìn đồng/tháng/sinh viên)

Khối ngành, chuyên ngành đào tạo Từ năm học 2015-2016

đến năm học 2017-2018

Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020

Năm học

2020-2021

1 Khoa học xã hội, kinh tế, luật;

2 Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Trang 9

Khối ngành, chuyên

ngành đào tạo

Năm học 2015-2016

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

1 Khoa học xã hội, kinh tế,

- Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 -

2021 được xác định bằng mức trần học phí quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này nhân (x) hệ số sau đây:

- Mức trần học phí đối với đào tạo cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập:

+ Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:

NHÓM NGÀNH,

NGHỀ

Năm học 2015-2016

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

NHÓM NGÀNH, NGHỀ

Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018

Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020

Năm học

2020-2021

1 Khoa học xã hội, kinh tế, luật;

2 Khoa học tự nhiên; kỹ thuật,

Trang 10

- Giáo dục mầm non giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành

những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một

+ Giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ

+ Bậc đại học và sau đại học đào tạo những người có kiến thức, trình độ, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH, đóng góp cho đất nước

- Theo quy định tại điều lệ trường học tương ứng với mỗi cấp học, đối với các cơ sở giáo dục

VN, có các loại hình trường học sau:

Trang 11

+ Bậc mầm non: công lập, dân lập và tư thục

+ Bậc tiểu học và trung học: công lập và tư thục

+ Bậc cao đẳng: công lập và tư thục

+ Bậc đại học: công lập, bán công, dân lập và tư thục

- Hiện nay có nhiều cơ sở đào tạo trong nước liên kết đào tạo quốc tế với các trường danh tiếng ở quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới: ĐH Birmingham - Anh, ĐH Linconl - Mỹ Học sinh, sinh viên theo học tại các trường này được được công nhận là học sinh, sinh viên của cả trường VN và trường liên kết, bằng cấp có giá trị toàn cầu

- Ngoài ra ở nước ta còn có trường học có yếu tố nước ngoài, có thể chia thành 3 dạng cơ bản: + Các trường dạy hoàn toàn chương trình nước ngoài, có sự kiểm định của các tổ chức GD quốc tế, học sinh được cấp bằng quốc tế Các trường này chủ yếu dạy cho con em người nước ngoài Hiện một số trường được phép nhận học sinh Việt Nam

+ Các trường dạy song song chương trình VN và nước ngoài Ở chương trình VN, việc học, thi, lấy bằng cấp của Bộ GD-ĐT VN thì theo quy định chung Ở chương trình nước ngoài, tự đội ngũ chuyên môn của mỗi trường chọn lọc, thiết kế hoặc liên kết với các trường ở nước ngoài xây dựng chương trình theo chuẩn GD của một số quốc gia tiên tiến

+ Các trường dạy chương trình VN theo quy định chung và dạy tăng cường một số môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh theo giáo trình tự chọn hoặc tự soạn

3 Trình độ công nghệ & Nguồn nhân lực

- Hiện nay ngành giáo dục Việt Nam đang từng bước phát triền và đổi mới Từ sau Cách mạng Tháng Tám (1945) đến nay, nền giáo dục Việt Nam đã thay đổi và phát triển vượt bậc

Từ một đất nước có tới trên 95% dân số mù chữ thì nay về cơ bản, chúng ta đã phổ cập giáo dục cơ sở và đang từng bước xã hội hóa giáo dục

- Với kỳ vọng “Ngôi trường thông minh” với việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy đang được người dân rất kỳ vọng, thay thế việc giáo dục truyền thống “Nhà trường phấn trắng bảng đen” Với việc học hỏi từ các nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày càng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả mọi hoạt động của ngành, từ công tác giảng dạy tới công tác chuyên môn,vận hành

- Tuy hệ thống GD nước ta còn khá yếu nhưng sự xuất hiện của các trường liên kết và các trường học có yếu tốt nước ngoài như RMIT, Fulbright, Raffles, NIIT, APU, Kinder World, Trường quốc tế dạy bằng tiếng Anh (British international school) và nhiều trường đại học tại Việt Nam đều có liên két với các chương trình đào tạo của nước ngoài… Danh sách một số trường đại học có liên kết với nước ngoài tại Việt Nam:

Trường ĐH Kinh tế và Luật

Quản trị Tài chính

Ngày đăng: 28/09/2019, 11:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w