Thêm vào đó, trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triểnthì việc lựa chọn dạng và chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện được các lợi thếtương đối và khả năng cạnh tran
Trang 1Mục lục
Lời mở đầu 3
A Khung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu theo ngành 4
I Khái niệm và nội dung cơ cấu ngành kinh tế 4
II Chuyển dịch cơ cấu theo ngành 5
III, Những nhân tố ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 6
B Thực trang chuyển dịch cơ cấu ngành của VN từ 2011 – 2015 7
I Các yếu tố tác động ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành Kinh tế 7
II Thực trạng chuyển dịch 10
C Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu ngành giai đoạn 2016-2020 22
I Quan điểm định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành: 22
II Giải pháp: 23
Kêt luận 25
Lời mở đầu
Trang 2Trong quá trình tăng trưởng của mỗi quốc gia, chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt
và phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài có vai trò vô cùng quan trọngtrong việc tạo nên tính chất bền vững, hiệu quả của quá trình tăng trưởng Nó cótác dụng củng cố thành quả của công nghiệp hóa và tiếp theo là tác dụng đến cácmục tiêu khác của công nghiệp hóa như mục tiêu về xã hội, môi trường
Thêm vào đó, trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triểnthì việc lựa chọn dạng và chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện được các lợi thếtương đối và khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là
cơ sở cho sự chủ động tham gia và thực hiện hội nhập thắng lợi, giành được vị tríxứng đáng và có hiệu quả cao trong việc tham gia vào chuỗi dây chuyền giá trịtoàn cầu
Vì những lý do trên, việc đánh giá thực trạng cơ cấu ngành kinh tế, phân tíchnhững yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch của nó để đưa ra những giải pháp
để có một cơ cấu ngành hợp lý cũng như những giải pháp về sự chuyển dịch cơ cấungành kinh tế để đạt cơ cấu hợp lý đó là vẫn đề rất cần thiết
Nhận thức được vấn đề trên, nhóm chúng em xin trình bày đề tài “Cơ cấu ngành
và chuyển dịch cơ cấu ngành Thực trạng và giải pháp khắc phục ở Việt Nam”.
A Khung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu theo ngành
I Khái niệm và nội dung cơ cấu ngành kinh tế
Trang 31, Khái niệm
Là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu
cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau
2 Nội dung
Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành Số lượng ngành kinh
tế không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công laođộng xã hội
Tiếp đến, Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành vớinhau Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng.số lượng là mốiquan hệ về định lượng phản ánh theo chiều rộng bằng thước đo đóng góp GDPtrong nhóm ngành kinh tế
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt NamXét về con số tuyệt đối, GDP của Việt Nam đạt 808.883 tỷ đồng tính theo giáthực tế, trong đó ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất, chiếm 42,23% GDP,tiếp đến là ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 34,8%, còn ngành nônglâm thủy sản đóng góp 12,35% GDP
Tính theo nhóm ngành nhỏ hơn, ngành chế biến chế tạo đóng góp nhiều nhấtcho nền kinh tế, chiếm tỷ trọng 14,76% GDP, và ghi nhận mức tăng trưởngmạnh 9,51% so với cùng kỳ năm trước
Trang 4II Chuyển dịch cơ cấu theo ngành
1 Khái niệm
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình sự thay đổi của cơ cấu ngành từtrạng thái này sang trạng thái khác ngàng càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môitrường và điều kiện phát triển
2 Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành
Cần phải xét đến sự thay đổi về :
Tỷ trọng
Số lượng lao động
Vai trò
Tỷ trọng và số lượng phản ánh theo chiều rộng còn vai trò phản ánh theo chiều sâu
Về bản chất, đây là sự chuyển dịch từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khuvực có năng suất lao động cao hơn để tái cơ cấu lại nền kinh tế, ngành kinh tếnhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sáng của đất nước trong xuthế toàn cầu hóa để tạo ra tốc độ phát triển nhanh và bền vững
Quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế là chuyển dịch theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tức là phát triển theo chiều sâu,nhấn mạnh vai trò của các ngành kinh tế, đồng thời giảm tỷ trọng và số lao độngtrong ngành nông- lâm- ngư nghiệp, tăng tỷ trọng và số lượng lao động trongngành công nghiệp và dịch vụ
3 Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
a) Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Trong đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu GDP giữa các ngànhkinh tế là một trong những tiêu chí quan trọng nhất pản ánh xu hướng vận động vàmức độ thành công của công nghiệp hóa
Để đánh giá thiết thực hơn ngành kinh tế, việc phân tích cơ cấu các phân ngànhphản ánh sát thực hơn khía cạnh chất lượng và mức dộ hiện đại hóa của nền kinhtế
b) Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế
Trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế còn được đánh giá qua cơ cấu lao động đang làm việc được phân bổ như thế nàovào các lĩnh vực sản xuất khác nhau
So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động được đánh giá cao vì tiêu chí này không chỉphản ánh sát thực hơn mức độ chuyển biến sang xã hội công nghiệp của một đấtnước mà còn bị ảnh hưởng bởi nhân tố ngoại lai hơn
Trang 5c) Cơ cấu hàng xuất khẩu
Trong điều kiện một nền kinh tế đang phát triển theo hướng CNH, HĐH nhất làCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thì cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng đượcxem như một trong những tiêu chí cơ bản đánh giá mức độ thành công của quátrình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp Quy luật phổ biến củaquá trình CNH (đối với phần lớn các nước đang phát triển hiện nay) xuất phát từmột nền kinh tế nông nghiệp, thì tỷ trọng trong cơ cấu GDP và lao động nôngnghiệp chiếm phần lớn lao động xã hội, và giá trị xuất khẩu ít ỏi, phần rất lớn làsản phẩm nông nghiệp hoặc sản phẩm của công nghiệp khai thác ở dạng nguyênliệu thô (chưa qua chế biến) Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị,công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ quá trình phát triển công nghiệp lại rất lớn nêntình trạng khan hiếm và thiếu hụt ngoại tệ luôn là một điểm yếu mang tính kinhniên
III, Những nhân tố ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1 Nhóm nhân tố đầu vào của sản xuất
Nhón này bao gồm toàm bộ các nguồn lực mà xã hội có thể huy động vào quá trìnhsản suất, bao gồm các nhân tố chính là nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người,nguồn vốn và tiềm lực khoa học công nghệ
2 Nhóm các nhân tố đầu ra của sản phẩm (yếu tố thị trường
Nhóm các nhân tố đầu ra của sản phẩm quyết định xu hướng vận động của thịtrường, nơi phát ra tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn dắt các nguồn vốn đầu tư cũngnhư các nguồn lực sản xuất khác quyết định phân bổ vào lĩnh vực nào, quy mô baonhiêu Những nhân tố này bao gồm: dung lượng của thị trường và thị hiếu ngườitiêu dùng
- Dung lượng của thị trường: độ lớn của thị trường có ý nghĩa đối với sự di chuyểncác nguồn lực được phân bổ vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau Dung lượng thịtrường được quy định bởi dân số và thu nhập
Khi thu nhập thấp, chủ yếu dùng chi tiêu mặt hàng thiết yếu, khi thu nhập tăng, chicho mặt hàng cao cấp tăng lên Rõ ràng những dấu hiệu dịch chuyển cơ cấu có khảnăng thanh toán có tác động dẫn dắt đường đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư,
vì thế tác động không nhỏ đến hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Thị hiếu của người tiêu dùng
Tính ưa thích theo thói quen người tiêu dùng một số loại sản phẩm nào đó đòi hỏicác nhà đầu tư phải nghiên cứu để tìm cách đáp ứng, vì thế tình trạng thỏa dụng
Trang 6của người tiêu dùng đã trở thành một trong các chỉ tiêu tác động vào sự hình thành
cơ cấu ngành kinh tế
3 Nhóm nhân tố thuộc về cơ chế chính sách.
Cơ cấu chính sách thực sự có tác động rất mạnh đến xu hướng vận động tổng quátcủa sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kể cả cơ cấu ngành, cơ cấu thànhphần và cơ cấu vùng lãnh thổ của nền kinh tế Trong điều kiện phát tiển nền kinh tếhành hoá, kinh tế thị trường, việc nghiên cứu các tác động của các yếu tố thị trường
là nội dung không thể bỏ qua đối với các chính sách về cơ cấu kinh tế Sở dĩ nhưvậy là vì mức độ ảnh hưởng của chúng đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế cũng mạnh mẽ không kém các nhân tố đầu vào của sản xuất
B Thực trang chuyển dịch cơ cấu ngành của VN từ 2011 – 2015
I Các yếu tố tác động ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành Kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là sự biến đổi tất yếu và có ý nghĩa quan trọngđối với sự phát triển của mỗi quốc gia Nhưng quá trình chuyển dịch đó theo quyluật của nền kinh tế đặc biệt có sự tác động của nhiều nhân tố Ở Việt Nam, chuyểndịch cơ cấu kinh tế ngành phụ thuộc vào những nhân tố sau:
1 Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia
Chiến lược mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia có ảnhhưởng quyết định đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Về bản chất, cơ cấu kinh
tế là sự biểu hiện tập trung chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.Các chủ thể của quốc gia đó mà đại diện là Nhà nước là người đề xướng, xây dựng
và hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Mục tiêu, nội dung, định hướngcủa chiến lược phát triển kinh tế xã hội rõ ràng, có chất lượng cao càng tạo điềukiện để xây dựng, hoàn thiện cơ cấu kinh tế hợp lý Khi đó, cơ cấu kinh tế hợp lý
sẽ góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển mỗi quốc gia
Như vậy nhà nước đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xãhội thông qua việc định hướng, chi phối chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngtiến bộ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế
VD: Đảng và nhà nước ta đã xác định mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại chuyển dịch cơ cấu theohướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
Trang 72 Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đặc điểm của các nguồn lực trong phát triển kinh tế
Khi lực lượng sản xuất phát triển, việc cải tiến, phát minh thiết bị, công nghệ mớihiện đại sẽ làm biến đổi căn bản qui mô cơ cấu, cách thức sản xuất; là gia tăngnăng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành, linhvực bộ phận cơ cấu kinh tế Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã phá vỡcân đối cũ, hình thành cơ cấu kinh tế mới với vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực,
bộ phận phù hợp và thích ứng với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, thỏamãn nhu cầu tiêu dung của xã hội Quá trình thay đổi hay chuyển dịch cơ cấungành kinh tế một cách khách quan, được nhà nước định hướng và dẫn dắt hìnhthành cơ cấu ngành kinh tế mới
Đặc điểm của nguồn lực phục vụ hát triển kinh tế ảnh hưởng tới hình thành cơ cấukinh tế Bất cứ một quốc gia nào xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nóichung, cơ cấu ngành kinh tế nói riêng cũng phải dựa vào nguồn lực hiện có Cácnguồn lực vật chất và phi vật chất mỗi quốc gia chính là lợi thế, là tiềm năng đểhình thành cơ cấu và chuyển dịch kinh tế Quốc gia có nguồn lực càng lớn thì việcchuyển dịch nhanh và hợp lý Không thể xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp lý màkhông dựa vào nguồn lực
VD: Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lời để phát triển thủy sản như: Biển Đông
của Việt Nam có diện tích 3.447 ngàn km2, độ sâu trung bình 1.140m, đường bờbiển dài trên 3.260 km, nguồn lợi sinh vật biển dồi dào khoảng 11.000 loài độngvật và thực vật biển,…, người dân có kinh nghiệm đánh bắt lâu đời… trong nội
bộ ngành nông-lâm-ngư nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp, tăngngư nghiệp, khai thác tối đa các nguồn lực
3 Yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội
Đây là nhân tố quyết định tới việc hình thành cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyểndịch cơ cấu kinh tế
Thị trường là khả năng hay năng lực tiêu dùng của xã hội chính là đơn đặt hàngcho tất cả các chủ thế sản xuất- kinh tế Vì vậy yêu cầu của thị trường và khả năngtiêu dùng của xã hội định hướng, dẫn dắt quá trình hình thành cơ cấu kinh tế vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế Cụ thể hơn, nó tác động trực tiếp đến việc hình thànhqui mô, tỷ trọng, vị trí, vai trò chức năng cũng như quyết định chất lượng hìnhthành và phát triển ngành, lĩnh vực, và bộ phận của nền kinh tế
VD: Hiện nay, khi nhu cầu lương thực của người dân đã được đáp ứng, mức sốngđược nâng cao, người dân không còn phải lo về vấn đề cơm ăn áo mặc nữa thì họ
Trang 8bắt đầu quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu về tinh thần, vui chơi giải trí… nông nghiệp không còn là “trụ đỡ” của nền kinh tế nữa, dịch vụ bắt đầu phát triểnnhanh chóng.Theo số liệu của tổng cục Thống kê cho thấy tỷ trọng đóng góp giá trịgia tăng của nhóm ngành nông nghiệp giảm mạnh mẽ trong 15 năm nay, năm 2000
tỷ trọng giá trị gia tăng nhóm ngành nông nghiệp giảm từ 25% xuống còn 17,7%trong năm 2014 Sự dịch chuyển cơ cấu này cơ bản từ nông nghiệp sang khu vựcdịch vụ
4 Môi trường, thể chế kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp, song vô cùng quan trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Môi trường phát triển dưới góc độ kinh tế, chuyển dịch kinh tế bào gồm: môitrường kinh tế, môi trường chính trị- xã hội và môi trường pháp lý
Môi trường kinh tế tốt, nguồn lực được khai thác sử dụng hiệu quả, nhất là nguồnlực về tài chính sẽ tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho xây dựng và chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng hiện đại, phát huy được sức mạnh của tất cả các ngành, lĩnhvực, bộ phận của nền kinh tế quốc dân
Môi tường chính trị xã hội ổn định, phát triển, nguồn lực con người với tinh hoavăn hóa, truyền thống… được phát huy sẽ có tác tác động tích cực tới hình thành
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệuquả
Môi trường pháp lý mạnh, hành lang pháp lý thông thoáng sẽ thúc đẩy vừa ngănchặn và đẩy lùi tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế hợp
lý và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả Một khi môi trường kinh tếhạn chế, môi trường chính trị- xã hội bất ổn, môi trường pháp lý không thuận lợi sẽảnh hưởng tiêu cực tới việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch hiệuquả cơ cấu kinh tế
Thể chế kinh tế do nhà nước tác động đến việc điều tiết vĩ mô các bộ phận, cácngành, lĩnh vực kinh tế, tác động xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch cơcấu kinh tế hiệu quả
5 Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế chi phối sự hình thành
cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong thời đại xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, bất cứ quốc gia nào muốn tồn tai
và phát triển phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đây là xu hướng tất yếu kháchquan, do đó mỗi quốc gia cần phải xác định thế mạnh của mình, tìm ra khâu độtphá, tận dụng thời cơ để phát huy lợi thế các nguồn lực do toàn cầu hóa mang lại;
Trang 9đồng thời nhận thức rõ điểm yếu để hạn chế những tác động tiêu cực do toàn cầuhóa tạo ra Như vậy, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnhđến việc hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệnđại.
VD: Tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa ngàycàng lớn, từ 34,7% năm 1992 lên 47% năm 2001, đến năm 2013 đã đạt 77%, càngngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam công nghiệp có xuhướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa các sản phẩm, nâng caochất lượng, khả năng cạnh tranh để cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong vàngoài nước và xuất khâu ra nước ngoài
II Thực trạng chuyển dịch
1, Xu hướng chuyển dịch đang đi theo đúng hướng
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,HĐH)
đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanhthoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh,hiện đại
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Giai đoạn 2007-2015 (%)
Năm
Tổng số 8,48 6,23 5,32 6,78 5,89 5,03 5,42 5,98 6,68 Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản 3,41 3,79 1,83 2,78 4,0 2,72 2,67 3,49 2,41Công nghiệp và
Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, ≤ 4%,năm cao nhất là 2011 đạt 4%
Công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (9,64% năm2015)
Trang 10 Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao (6,33% năm 2015)
Công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đang phát triển nhanh chóng với tốc độ cao,nông nghiệp đang có dấu hiệu chậm lại đã chứng tỏ nước ta đang có sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp,tăng tỷ trọngcông nghiệp và dịch vụ
Cơ cấu lao động theo nhóm ngành năm 2005 và 2012 (%):
Cơ cấu lao động theo nhóm ngành năm 2015 (%)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo
xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Về vốn đầu tư
Trang 11Trong 5 năm 2011-2015, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội theo giá hiện hành của khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 304,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,4% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 2572,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,8%; khu vực dịch vụ 2740,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 48,8% Nếu so với tỷ trọng vốn đầu tư toàn
xã hội của 3 khu vực trong những năm 2006-2010 lần lượt là 6,4%; 41,9% và 51,7% thì việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo khu vực kinh tế chưa có sự đổi mới
năm trong những năm 2006-2010
2, Đánh giá hoàn thành mục tiêu kế hoạch.
Kế hoạch 5 năm 2011-2015:
GDP bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 6,5%-7%/năm
GDP năm 2015
o Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 19%
o Công nghiệp và xây dựng khoảng 40,7%
o Dịch vụ 40,3%.
Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt được kết quả
bước đầu Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ
trong GDP tăng, đạt trên 83% vào năm 2015 Tỉ trọng lao động nông nghiệp trongtổng lao động xã hội giảm, còn khoảng 46,5%
3, So sánh tốc độ chuyển dịch của Việt Nam
a, Với các nước khác
So với các nước trong khu vực, sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam còn khá chậm Trừ những nước
có khu vực kinh tế công nghiệp phát triển mạnh như Xin-ga-po và Hàn Quốc, các nước có cùng xuất phát điểm là sản xuất nông nghiệp giống Việt Nam như Thái Lan, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ đã có cơ cấu kinh
Nước Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trang 12Như vậy, so với các nước trong khu vực, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản trong GDP của Việt Nam vẫn còn cao Tỷ trọng khu vực này năm 2014
của Ma-lai-xi-a là 9,1%; Phi-li-pin 11,3%; Thái Lan 11,7%; In-đô-nê-xi-a 13,7%; Trung Quốc 9,2%; Hàn Quốc 2,3% Trong khi đó, các ngành công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ mang tính chất “động lực”hay “huyết mạch” của nền kinh tế như tài chính, tín dụng còn chiếm tỷ trọng thấp
b, Với các năm trước
Tốc độ chuyển dịch giai đoạn 2011-2015:
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam giai đoạn
2011-2015 còn rất chậm.
III Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành KT 2011-2015
1 Kết quả đạt được trong giai đoạn 2011- 2015
Bảng 1: Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế thời kỳ 2011-2015