1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006- 2010

34 1,2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 308 KB

Nội dung

Đề tài : Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006- 2010

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG CHÍNH 4

CHƯƠNG I: 4

I Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế 4

1 Khái niệm cơ cấu kinh tế 4

2 Phân loại cơ cấu kinh tế 4

II Cơ cấu ngành kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển 5

1 Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế 5

1.1 Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế 5

1.2 Những nội dung của cơ cấu ngành kinh tế 6

2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa nghiên cứu của nó 7

2.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 7

2.2 Ý nghĩa nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế 8

3 Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 9

3.1 Cơ cấu GDP 9

3.2 Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế 9

4 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong qúa trình phát triển 9

CHƯƠNG II: 12

I Nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 12

1 Khái niệm kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 12

2 Nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 12

II Đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 13

Trang 2

1 Những thành tựu và tồn tại của công cuộc chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 13

1.1 Cơ cấu GDP 13

1.2 Cơ cấu lao động 16

2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 17

2.1 Khung kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010 17

2.2 Một số nhận định về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 18

3 Đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế năm 2007 trong quý III 20

4 Những nhận định về việc hoàn thành kế hoạch 2006 – 2010 22

CHƯƠNG III: 25

I Lựa chọn các ngành cần tập trung phát triển 25

II.Huy động vốn cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và hợp lý hóa vốn đầu tư 28

1 Tạo môi trường khuyến khích và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư 30

2 Phát triển thị trường tài chính 31

3 Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ 31

4 Nâng cao hiệu quả các nguồn đầu tư từ ngân sách 32

LỜI KẾT 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thếgiới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn phát triển của từngquốc gia Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với các nước đang phát triển trongquá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, Việt Nam chúng ta cầnlựa chọn cho mình một hướng đi riêng trên cơ sở kế thừa những bài học kinhnghiệm quý báu của các nước đi trươc, tiếp thu những tiến bộ về khoa học kĩthuật của thế giới và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện thực tế của nước

ta Làm được điều đó không phải là đơn giản, chúng ta phải xây dựng cho mìnhmột hệ thống phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, nhạy bén; các bộ phận cấu thành

hệ thống kế hoạch hóa phải có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau nhưng vẫnphát huy được vai trò của mình

Là một bộ phận của hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoachchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đóng một vai trò quan trọng không thể phủnhận được Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được thực hiện một cách

có hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra sẽ góp phần không nhỏ vào việc đạt được mụctiêu của kế hoạch tổng thể nói riêng và mục tiêu phát triển bền vững nói riêng

Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Có nội dung như thế nào? Tình hình thực hiện bản kế hoạch này tính đến hết quýIII năm 2007 ra sao? những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kinh doanhchuyển dịch cơ cấu ngành là gì? Chúng ta có khả năng hoàn thiện bản kế hoạch

này hay không? Để trả lời những câu hỏi đó tôi xin phép chọn đề tài “Kế hoạch

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010” cho bài đề án môn Kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội của mình.

Bài đề án này được hoàn thành dười sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy

Phạm Thanh Hưng Bài làm chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết

điểm, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy co và các bạn Tôi xinchân thành cảm ơn

Hà Nội ngày 19 tháng 11 năm 2007

Trương Thị Bích Ngọc

Trang 4

NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.

I Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế.

1 Khái niệm cơ cấu kinh tế.

Để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, chúng ta thường dựa trên ba tiêuthức cơ bản: tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự thay đổi trongcác chỉ tiêu xã hội Trong ba tiêu thức trên,cơ cấu kinh tế được xem là tiêu thứcphản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giai đoạn pháttriển của nền kinh tế

Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành một tổng thể kinh

tế, các bộ phận này có những mối liên hệ hữu cơ, những tác động qua lại cả về sốlượng và chất lượng, các quan hệ tỉ lệ được hình thành trong những điều kiệnkinh tế - xã hội nhất định, chúng luôn luôn vận động và hướng vào những mụctiêu cụ thể

Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách toàn diện các góc độ của cơcấu kinh tế

2 Phân loại cơ cấu kinh tế.

Dưới các giác độ khác nhau cơ cấu kinh tế được phân thành nhiều loại, đó là:

- Cơ cấu ngành - xét dưới giác độ phân công sản xuất;

- Cơ cấu vùng - xét dưới giác độ hoạt động kinh tế - xã hội theo lãnhthổ;

- Cơ cấu thành phần kinh tế - xét hoạt động kinh tế theo quan hệ sởhữu;

- Cơ cấu đối ngoại - xét trình độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế;

- Cơ cấu tích lũy - xét tiềm năng để phát triển kinh tế…

Trang 5

Khi đánh giá sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế người ta thường tập trung đánhgiá sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thànhphần kinh tế vì đây là những cơ cấu mang tính chất tổng hợp của nền kinh tế.Trong đó, cơ cấu ngành có vai trò quan trọng nhất, sự biến động của nó có ýnghĩa quyết định đến sự biến động của nền kinh tế vì nó trực tiếp giải quyết mốiquan hệ cung - cầu trên thị trường, đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

II Cơ cấu ngành kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển.

1 Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế.

1.1 Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế.

Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thểhiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa cácngành với nhau Các quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế

- xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể

Xét về mặt lý thuyết, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện cả hai mặt định lượng cũngnhư định tính Mặt định lượng chính là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP, laođộng, vốn của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân Trong khi đó, mặtđịnh tính lại thể hiện vị trí và tầm quan trọng của mỗi ngành trong hệ thống kinh

tế quốc dân Các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế dựavào nông nghiệp là chủ yếu thì tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của các nướcnày thường cao từ 20% - 30% trong khi đó tỷ lệ này ở các nước phát triển chỉ là1% - 7% Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng sau:

Bảng 1 Cơ cấu ngành theo GDP cho một số nhóm nước năm 2003.

Đơn vị tính:%

1 Các nước có thu nhập cao

2 Các nước có thu nhập trung

27 38 25 49 25 25 29

71 51 50 38 52 68 57

Trang 6

Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2005, Ngân hàng Thế giới

Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có sựchuyển đổi theo một xu hướng chung là tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm

đi, trong khi đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tănglên

1.2 Những nội dung của cơ cấu ngành kinh tế.

Thứ nhất là số lượng các ngành kinh tế được hình thành Số ngành kinh tế không

cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xãhội Nhà kinh tế học Collin Clark căn cứ vào tính chất chuyên môn hoá của sảnxuất đã chia thành 3 nhóm ngành: Ngành thứ nhất sản xuất những sản phẩm dựatrên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên, bao gồm nông nghiệp và công nghiệpkhai thác Ngành thứ hai có chức năng gia công và chế biến sản phẩm có nguồngốc từ ngành thứ nhất, đó là ngành công nghiệp chế biến Hai ngành này đều lànhững ngành sản xuất của cải vật chất hữu hình Còn ngành thứ ba là ngành sảnxuất các sản phẩm vô hình Cách phân loại của Clark có ảnh hưởng rộng rãi và

đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước Tuy vậy cũng có nhiều cách phân loạikhác nhau Để thống nhất cách phân loại ngành, Liên Hợp Quốc đã đưa ra cáchphân loại các ngành theo tiêu chuẩn quốc tế Theo tiêu chuẩn này, có thể gộp cácngành phân loại thành ba khu vực Khác với cách phân loại của Clark, theo tínhchất công việc Liên Hợp Quốc xếp công nghiệp khai thác vào khu vực II – là khuvực công nghiệp Như vậy, khu vực I là khu vực nông nghiệp và khu vực III làkhu vực dịch vụ

Kế đến, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngànhvới nhau Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng Mặt số lượngthể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn…) của mỗi ngành trong tổngthể nền kinh tế quốc dân, còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí, tầm quantrọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành vớinhau Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp Tácđộng trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều, còn mối quan hệgián tiếp được thể hiện theo các cấp 1,2,3…

Quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp là mối quan hệ truyền thống , xuyênsuốt mọi giai đoạn phát triển của xã hội Nông nghiệp yêu cầu cần có sự tác độngcủa công nghiệp đối với tất cả các yếu tố đầu vào, cũng như tiêu thụ sản phẩmđầu ra Công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,các công cụ sản xuất, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc cơ giới hóa sản xuất.Sản phẩm nông nghiệp qua chế biến sẽ được nâng cao về chất lượng và hiệu quả:

Trang 7

Làm cho sản phẩm trở nên đa dạng về mẫu mã, phong phú về khẩu vị, vậnchuyển và dự trữ được thuận lợi Ngược lại, nông nghiệp cung cấp nguyên liệucho công nghiệp chế biến, thực phẩm cho công nhân lao động, cho mở rộng hoạtđộng sản xuất công nghiệp và là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm 2 côngnghiệp.

Ngoài hai lĩnh vực sản xuất vật chất là nông nghiệp và công nghiệp nêu trên, tậphợp các ngành sản xuất phi vật chất còn lại bao hàm trong khối các ngành dịch

vụ Khối ngành này bao gồm những ngành gọi là “dịch vụ trung gian”: vận tải,thông tin, trung gian tài chính, điện, phân phối xây dựng, dịch vụ thương mại vànhững ngành “dịch vụ thỏa nhu cầu cuối cùng” du lịch và đi lại, chăm sóc sứckhỏe và các dịch vụ về môi trường…Nếu như công nghiệp và nông nghiệp đượcgọi là các ngành sản xuất vật chất, thựchiện chức năng sản xuất trong quá trìnhtái sản xuất thì ngành dịch vụ lại đảm nhận nhiệm vụ đưa những sản phẩm của 2ngành trên vào tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sông thông qua quátrình phân phối và trao đổi Không có sản phẩm hàng hóa thì không có cơ sở cho

sự tồn tại của các hoạt động dịch vụ Sản xuất hàng hóa càng phát triển thì đờisống nhân dân càng được nâng cao, nhu cầu dịch vụ càng lớn Như vậy, sự tácđộng qua lại giữa các ngành tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế

Mối quan hệ của các ngành cả về số lượng và chất lượng đều thường xuyên biếnđổi và ngày càng trở nên phức tạp theo sự phát triển của lực lượng sản xuất vàphân công lao động xã hội trong nước và quốc tế

2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa nghiên cứu của nó.

2.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng tháinày sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường vàđiều kiện phát triển Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là sự thay đổi về sốlượng các ngành, tỷ trọng mỗi ngành mà còn còn bao gồm sự thay đổi về vị trí,tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành Việc chuyển dịch cơ cấu ngànhphải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo

cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoànthiện và bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn

Thực chất của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự phát triển không đều giữacác ngành ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nềnkinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng và nghiên cứu lại, ngành có tốc độ phát triển thấp hơn

Trang 8

sẽ giảm tỷ trọng Nếu tất cả các ngành có tốc độ tăng trưởng như nhau thì tỷtrọng các ngành sẽ không đổi, nghĩa là không có chuyển dịch cơ cấu ngành.Nhưng trong thực tế điều này ít xảy ra Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngànhkinh tế của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo xu hướng tỷ trọng của ngànhnông, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng giảm trong khi tỷ trọng của các ngànhcông nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.

Tỷ trọng kỳ sau = Tỷ trọng kỳ trước ngành X x Tốc độ phát triển của X

ngành X tốc độ phát triển chung

Ví dụ: năm 2005, ngành nông nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng khá đạt 4,0%nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (8,4%), nên tỷ trọng giảm

từ 21,8% năm 2004 xuống còn 20,9% năm 2005 Ngược lại, ngành công nghiệp

và xây dựng có tốc độ tăng trưởng là 10,6% nên tỷ trọng của ngành này trongGDP cũng tăng từ 40,2% năm 2004 lên 41,1% năm 2005

2.2 Ý nghĩa nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế.

Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì dạng cơ cấu ngành đượcxem là quan trọng nhất, được quân tâm nghiên cứu nhiều nhất vì nó phản ánh sựphát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao độngchuyên môn hóa và hợp tác sản xuất trạng thái cơ cấu ngành là dấu hiệu phảnánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Quá trình chuyển dịch cơ cấungành là một quá trình diễn ra liên tục và gắn liền với sự phát triển kinh tế.Ngược lại nhịp độ phát triển, tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụthuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với những điềukiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế

Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với sự phát triển chung củanền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với nó là cả một động thái về sựphân bố các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thời điểm nhấtđịnh vào những hoạt động sản xuất riêng Sự chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiệntính hiệu quả của việc phân bố nguồn lực Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế vàkhu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn và chuyển dịch hợp lý cơ cấungành thể hiện được các lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh của một quốcgia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ động tham gia và thực hiệnhội nhập thắng lợi

Trang 9

3 Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

3.1 Cơ cấu GDP

Tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành cấp I (khu vực nông nghiệp, công nghiệp vàdịch vụ) là một trong những tiêu chí đầu tiên thường được dùng để đánh giá quátrình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế

Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành, việc phân tích cơ cấu cácphân ngành (cấp II, cấp III…) có một ý nghĩa rất quan trọng Thông thường, cơcấu ngành phản ánh sát hơn khía cạnh chất lượng và mức độ hiện đại hóa củanền kinh tế Ví dụ, trong khu vực công nghiệp, những ngành công nghiệp chếbiến đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, vốn lớn hay công nghệ hiện đại như cơ khíchế tạo, điện tử công nghiệp, dược phẩm, hóa mỹ phẩm… chiếm tỷ trọng cao sẽchứng tỏ nền kinh tế đạt mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao hơn so vớinhững lĩnh vực khai khoáng, sơ chế nông sản, công nghiệp lắp ráp… Trong khuvực dịch vụ, những lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, gắn với công nghệ hiện đạinhư bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn, viễn thông, hàng không… chiếm tỷ trọng rấtcao sẽ rất khác bới những lĩnh vực dịch vụ phục vụ sinh hoạt dân cư với côngnghệ thủ công hoặc trình độ thấp, quy mô nhỏ lẻ

3.2 Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

Cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế là chỉ tiêu phản ánhsát thực nhất mức độ thành công về mặt kinh tế - xã hội của quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa

So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành được đánh gía cao và coitrọng hơn vì chỉ tiêu này không chỉ phản ánh xác thực hơn mức độ chuyển biếnsang xã hội công nghiệp của một đất nước, mà nó còn ít bị ảnh hưởng bởi cácnhân tố bên ngoài trong khi cơ cấu GDP lại chịu ảnh hưởng của tình trạng méo

mó về giá cả Tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu lao động thậm chí cònđược một số nhà kinh tế xem như chỉ tiêu quyết định nhất để đánh giá mức độthành công của quá trình công nghiệp hóa trong nghiên cứu so sánh giữa các nềnkinh tế

4 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong qúa trình phát triển.

Cơ cấu ngành kinh tế có thể được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau Nếu xemxét dưới góc độ các yếu tố đầu vào thì ta có cơ cấu lao động, cơ cấu kĩ thuật

Trang 10

Thông thường thì cơ cấu đầu ra tính theo giá trị sản xuất được sử dụng để phảnánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành Sự chuyển dịch này mang tính quy luật, đó làkhi thu nhập đầu người tăng lên thì tỉ trọng nông nghiệp trong GDP sẽ có xuhướng giảm xuống còn tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên Khi nềnkinh tế bước sang những giai đoạn phát triển cao thì tốc độ tăng của ngành dịch

vụ sẽ càng cao hơn so với tốc độ tăng của ngành công nghiệp Trong ngành côngnghiệp tỉ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao ngày cànglớn và gia tăng với tốc độ nhanh, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dunglượng lao động sẽ giảm dần Đối với ngành dịch vụ, theo sự phát triển kinh tế,các ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, luật, bảo hiểm, giáodục, y tế, du lịch… sẽ có tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao Thực tế chothấy ràng khu vực dịch vụ là khu vực có tỷ trọng ngày càng gia tăng, nhất là khinền kinh tế đã đạt đến một mức độ công nghiệp hóa nhất định, khi đó con người

có mức thu nhập cao hơn, nảy sinh các nhua cầu về các dịch vụ mới hơn để nângcao chất lượng cuộc sống của họ Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, yốc độtăng trưởng của khu vực dịch vụ đã vượt xa tốc độ tăng trưởng của ngành sảnxuất công nghiệp Hiện tại, dịch vụ đã chiếm tới ¼ tổng kim ngạch thương mạigiữa các quốc gia và hơn một nửa khối lượng giao dịch của các chi nhánh công

ty đa quốc gia trên toàn thế giới Theo số liệu năm 2003 (Báo cáo phát triển thếgiới 2005) thì tỉ trọng trong GDP của ngành dịch vụ ở các nước có thu nhập caochiếm tới 71%, con số này ở Mỹ là 75%, Pháp 72%, Nhật 68%, Úc 71% trongkhi đó tỷ trọng dịch vụ chiếm trong GDP ở các nước có thu nhập thấp chỉ đạtkhoảng 50%

Điều này có thể được lý giả một cách dễ dàng Theo các nhà kinh tế học, lươngthực, thực phẩm được coi là các sản phẩm thiết yếu, hàng công nghiệp là sảnphẩm tiêu dùng lâu bền và việc cung cấp dịch vụ là hàng tiêu dùng cao cấp Khithu nhập của các hộ gia đình tăng lên thì tỉ lệ chi tiêu cho các hàng hóa thiết yếugiảm xuống tất yếu dẫn đến tỉ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế sẽ giảm đi.Thực tế ở các nước phát triên đã chứng minh, thu nhập tăng lên thì tỉ lệ chi tiêucho hàng tiêu dùng tăng phù hợp với tốc độ tăng của thu nhập, còn chi tiêu chohàng hóa cao cấp thì có tốc độ tăng nhanh hơn

Tuy tất cả các nước có xu hướng chuyển dịch cơ cấu như nhau nhưng tốc độchuyển dịch lại không giống nhau vì bị chi phối bởi các yếu tố khác về tự nhiên,nhân lực, điều kiện kinh tế, kĩ thuật và văn hóa mỗi nước Ở Việt Nam trongkhoảng 20 năm trở lại đây, cùng với việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh,

cơ cấu ngành cũng có sự chuyển dịch đáng kể Nhìn chung sự thay đổi này phùhợp cới xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của côngnghiệp và dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế Điều này làm cho GDP của Việt

Trang 11

Nam tăng liên tục với tốc độ khá cao trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa.Ngành nông nghiệp trong khoảng 15 năm trở lại đây đã giảm đi 17% trong cơcấu ngành (từ 38,74% năm 1990 xuống còn 20,9% năm 2005), công nghiệp vàxây dựng đã tăng thêm tương ứng ( từ 22,67% năm 1999 lên 41,0% năm 2005).Tuy vậy, ngành dịch vụ trong 15 năm qua nhìn chung không có sự biến đổi tíchcực, có biẻu hiện giảm về tỷ trọng (năm 1999 là 38,59% đến năm 2005 chỉ còn38,1%) Hạn chế này cùng với những yêu cầu về sự điều chỉnh nhất định trongnội bộ ngành nông nghiệp, công nghiệp chính là những nhiệm vụ đặt ra nhằmthúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta trong thời gian tới.

Song song với sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo GDP là sự chuyển dịch cơ cấungành kinh tế theo việc phân bố lao động Trong quá trình phát triển, việc tăngcường sử dụng máy móc và các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện nângcao năng suất lao động Kết quả là xã hội không cần đến lực lượng lao động như

cũ mà vẫn đảm bảo được lương thực, thực phẩm, điều đó có nghĩa là tỉ lệ laođộng trong nông nghiệp sẽ giảm Ngược lại, tỉ lệ lao động được thu hút vào côngnghiệp và dịch vụ ngày càng tăng do tính co dãn về nhu cầu sử dụng sản phẩmcủa cả hai khu vực và khả năng hạn chế hơn trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật

để thay thế lao động, đặc biệt là hoạt động dịch vụ

Theo nguồn thống kê mới nhất, thì từ thời điểm năm 2001, ở Việt Nam, trong sốgần 1 triệu lao động tăng thêm hàng năm, đã có khoảng hơn 600.000 người đivào khu vực công nghiệp và xây dựng, gần 400.000 người đi vào khu vực dịch

vụ, nghĩa là cứ 100 người mới gia nhập thị trường lao động thì không có một ai

đi vào khu vực nông, lâm nghiệp mà tất cả đều đi vào khu vực phi nông nghiệp.Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử công nghiệp hóa, nền kinh tế Việt Nam đã đạttới “điểm ngoặt” về chuyển dịch cơ cấu lao động, chia theo lao động, tức là thờiđiểm mà ở đó, lao động nông, lâm nghiệp không chỉ giảm đi về tỷ trọng mà cònbắt đầu giảm đi về số lượng tuyệt đối

Trang 12

CHƯƠNG II:

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010.

I Nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

1 Khái niệm kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành là một bộ phận trong hệ thống phát triểnkinh tế - xã hội Nó xác định các mục tiêu cần đạt được về cơ cấu ngành kinh tế

và đưa ra các giải pháp, chính sách cần thiết để thực hiện mục tiêu đó trong thời

kỳ kế hoạch

2 Nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Tuy tất cả các nước có xu hướng chuyển dịch cơ cấu như nhau nhưng tốc độchuyển dịch không giống nhau vì bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác về tự nhiên,nhân lực, điều kiện kinh tế, kĩ thuật và văn hoá mỗi nước Và để đạt được cácmục tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế thì mỗi quốc gia cần có một bản kếhoạch chuyển dịch cơ cấu ngành riêng của nước mình Nhìn chung thì kế hoạchchuyển dịch cơ cấu ngành của các quốc gia có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Xác định các điều kiện, yếu tố và các quan điểm chi phối sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế Đây chính là cơ sở để đưa ra các hướng chuyểndịch cơ cấu kinh tế Nó bao hàm các vấn đề về kinh tế- xã hội, khoahọc, công nghệ, các mối quan hệ kinh tế quốc tế và các nguồn lựccủa đất nước

- Xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cụ thể hóa bằng cácquan hệ tỷ lệ giữa các ngành sao cho đảm bảo phù hợp với xu thếbiến đổi chung và phản ánh được đặc điểm của nền kinh tế trongnhững điều kiện cụ thể

- Xác định hướng huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào đặc biệt là

cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu lao động nhằm đảm bảo được cơ cấuđầu ra theo hướng đã xác định

- Đề xuất các chính sách, biện pháp kinh tế - xã hội xần thiết đểhướng dẫn hoạt động nền kinh tế sao cho đáp ứng được các yêu cầucủa sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Trang 13

II Đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của

Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.

1 Những thành tựu và tồn tại của công cuộc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005.

1.1 Cơ cấu GDP

2001-2005 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triểntương đối ổn định và bền vững Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm (2001 -2005) tăng bình quân 7,5%/năm (đạt kế hoạch đề ra) Năm 2005, GDP theo giáhiện hành đạt 839 nghìn tỉ đồng, bình quân đầu người trên 10,0 triệu đồng (tươngđương khoảng 640 USD) Tuy nhiên, đây mới chỉ là những con số thống kê sơ

bộ, khái quát để hiểu rõ sự phát triển của nền kinh tế VN trong 5 năm 2001- 2005chúng ta cần phải xem xét kĩ lưỡng từng khía cạnh của nền kinh tế dưới nhiềugóc độ khác nhau Cụ thể ở đây là sự chuyển biến trong cơ cấu ngành kinh tế củaViệt Nam

Bảng 2 Tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

giai đoạn 2001 – 2005.

Đơn vị tính: %

2001-2005

- Nông, lâm và thủy

- Nông, lâm nghiệp

Trang 14

Cơ cấu ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa Tỷ trọng của khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản thì giảm dần trong khi

tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ thì tăng lên đáng kể Năm 2001, tỷtrọng của khu vực nông nghiệp là 23,3% nhưng đến năm cuối cùng của kỳ kếhoạch 5 năm, năm 2005 thì tỷ trọng của ngành này chỉ còn có 20,9% Như vậysau 5 năm, tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,4% Tráingược với sự giảm xuống về tỷ trọng của ngành nông nghiệp là sự tăng lên về tỷtrọng của ngành công nghiệp và xây dựng Từ 38,1% năm 2001 đến năm 2005con số này đã là 41%, tăng 2,9% (vượt chỉ tiêu kế haọch đề ra Ngành dịch vụvẫn giữ được vị thế quan trọng của mình khi chiếm tới 38,1% trong GDP, vượt

xa đóng góp của khu vực nông nghiệp và gần bằng tỷ trọng của công nghiệp

Xét về mối quan hệ tương quan giữa các ngành, chúng ta có thể thấy, ngành côngnghiệp và xây dựng là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và cao nhất10,2%, gấp 1,36 lần mức tăng GDP của toàn nền kinh tế (7,5%) và gấp 2,7 lầnngành nông nghiệp Ngành dịch vụ có mức tăng xấp xỉ mức tăng GDP của cảnền kinh tế nên tỷ trọng không đổi, duy trì ở mức 38% Dù đạt tốc độ tăng trưởnggần gấp 3 lần so với ngành dịch vụ, nhưng vì quy mô tuyệt đối nhỏ hơn, nên mức

độ thay đổi tương quan tỷ lệ giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp khôngnhanh tương ứng với mức tăng trưởng công nghiệp

Sự tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp và một số ngành dịch vụ đã tạonên sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế, bước đầu hình thành được một sốngành, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển như: công nghiệp dầukhí, sản xuất thép, xi măng, cơ khí đóng tàu, lắp ráp ô tô, xe máy

Về sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành Trong 5 năm 2001 – 2005, ngànhnông, lâm nghiệp và thủy sản vượt qua nhiều khó khăn, duy trì được tốc độ tăngtrưởng khá, tăng 5,4% trong khi kế hoạch đặt ra là 4,8% Trong nội bộ của ngành

đã có sự thay đổi nhất định, trong đó rõ rệt nhất là sự gia tăng của ngành thủy sản

và sự suy giảm về tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp Đây là một tín hiệu đángmừng cho thấy sự được theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành.Ngành thủy sản đã có những bước phát triển tương đối vững chắc, tỷ trọng giá trịsản xuất thủy sản trong toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 15,6%năm 200o lên 21,2% năm 2005 Đáng chú ý là hàng thủy sản xuất khẩu gia tăngnhanh chóng và trở thành một trong số những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩulớn Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp mặc dù có sự giảm đi về tỷ trọng nhưngvẫn đáp ứng được nhu cầu về lương thực thực phẩm trong nước và duy trì được

Trang 15

vị trí là một trong ba nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (Thái Lan, Hoa

Kỳ, Việt Nam) Còn ngành lâm nghiệp vẫn tiếp tục chú trọng vào bảo vệ vàtrồng rừng Độ che phủ rừng tăng từ 33,7% năm 2000 lên 37,4% năm 2005

Ngành công nghiệp tăng trưởng ổn định ổn định với tốc độ cao hơn nhiều so với

5 năm trước, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16% vượt mức kế hoạch đề ra (kếhoạch là 13,1%) có thể nói khu vực công nghiệp đã thực sự đóng vai trò đầu tàutrong sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế

Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, ngành dịch vụ đã từng bước hình thành và phát triển đadạng, góp phần phục vụ đắc lực cho sản xuất của các ngành nông nghiệp và côngnghiệp, tốc độ tăng thêm giá trị của dịch vụ đạt nhịp độ khá cao, tăng 7,6%

Tuy đạt được những kết quả tích cực nhưng việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh

tế còn nhiều hạn chế thể hiện chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao

Mức tăng trưởng nông nghiệp so với mức tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh

tế là khá cao, thể hiện mức đóng góp của tăng trưởng nông nghiệp cho tổng mứcGDP là khá lớn

Về ngành công nghiệp, mặc dù vị trí và vai trò của công nghiệp trong nền kinh tếquốc dân đã được nâng lên trong những năm qua nhưng trong cơ cấu nội bộnganh công nghiệp sự chuyển biến diễn ra vẫn còn chậm Thực chất đóng gópcho tăng trưởng công nghiệp trong những năm vừa qua chủ yếu vẫn là côngnghiệp khai thác khoáng ản, tỷ trọng công nghiệp chế biến và chế tạo còn rất nhỏ

bé Trong khi đó, các ngành công nghiệp mới như công nghiệp điện tử, côngnghiệp cơ khí như xe máy, ôtô mới phát triển ở giai đoạn đầu

Riêng trong khu vực dịch vụ, trái với sự mong đợi là tỷ trọng tăng lên thì trênthực tế hầu như không thay đổi thậm chí còn giảm từ từ 38,6% năm 2001 xuốngcòn 38,1% năm 2005 Tỷ trọng của các ngành khách sạn, nhà hàng, vận tải, bưuđiện, du lịch là quá thấp (khoảng 3-4% trong GDP) Thương mại, mặc dù có tỷtrọng yương đối lớn khoảng 13-14% GDP nhưng chủ yếu vẫn là buôn bán nhỏ.Các loại hình dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không,vận tải biển, dịch vụ tư vấn pháp lý chưa được phát triển Ngành tài chính – ngânhàng với tỷ trọng chưa đến 2% trong GDp là quá thấp

Trang 16

1.2 Cơ cấu lao động

Đến năm 2005, tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế đạt gần 42,7 triệungười; trong đó 24,2 triệu người làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủysản; 7,8 triệu người làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng; 10,9 triệungười làm việc trong các ngành dịch vụ

Trong 5 năm 2001-2005: số lao động được giải quyết việc làm đạt khoảng 7,5triệu người, trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt trên 4,7 triệu; côngnghiệp và xây dựng đạt trên 1,2 triệu người; các nàgnh thương mại và dịch vụ đạt1,6 triệu

Bước đầu tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu lao động theo hướng tích cực, đáp ứngyêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa và nâng cao hiệu qủa đầu tư trong kinh doanh Tỷ trọng lao động trong nông,lâm, thủy sản trong tổng số lao động xã hội từ 68,2% năm 2000 giảm xuống còn56,8% năm 2005; công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% lên 17,9%, được tăng

Cơ cấu lao động

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 56-57 63,4 61,9 60,3 58,8 56,8

- Công nghiệp và xây dựng % 20-21 14,3 15,4 16,5 17,3 17,9

Nguồn: tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê

Số liệu cho thấy sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp vàdịch vụ còn rất chậm chạp Sự phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng vàdịch vụ chưa tạo ra việc làm tương ứng cho lao động nông thôn, trong khi cáckhu đô thị mới, khu công nghiệp mở rộng đã lấy đi khá nhiều diện tích đất canhtác màu mỡ của nông nghiệp lao động vẫn tập trung khá lớn ở khu vực nôngnghiệp, lại ko được đào tạo dẫn đến khả năng tìm việc làm rất khó khăn, cho dù

Trang 17

nhiều khu công nghiệp vẫn đang tìm công nghiệp có tay nghề Cho đến năm

2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam mới đạt 25% - là một tỷ lệ rấtthấp so với các nước trong khu vực Điều này dẫn đến tình trạng năng suất laođộng ở khu vực nông nghiệp rất thấp, hạn chế năng suất lao động chung của cảnước: năm 2005, năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sảnđạt 450 USD, của ngành dịch vụ là 1.860 USD và của nhóm ngành công nghiệp

và xây dựng là 2.852 USD, năng suất lao động bình quân cả nước là 1.243.4USD

2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2006-2010.

2.1 Khung kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn

1 Tăng trưởng kinh tế 7,50 7,5 - 8,0

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,8 3 - 3,2

- Công nghiệp và xây dựng 10,2 9,5 - 10,2

2 Tốc độ tăng giá trị sản xuất

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,4 4,5

- Công nghiệp và xây dựng 16,0 15,2 - 15,5

3 Cơ cấu kinh tế (đến năm cuối kỳ)

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 20,9 15 - 16

- Công nghiệp và xây dựng 41,0 43 - 44

4 Tỷ trọng lao động trong tổng số lao động

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ngày đăng: 16/04/2013, 11:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Kinh tế Công cộng, Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường ĐH KTQD: Giáo trìnhKinh tế Công cộng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhKinh tế Công cộng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
2. Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường ĐH KTQD: Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
5. Nguồn số liệu lấy từ các trang web của - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn- Bộ Công thương: www.moi.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Cơ cấu ngành theo GDP cho một số nhóm nước năm 2003. - Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006- 2010
Bảng 1. Cơ cấu ngành theo GDP cho một số nhóm nước năm 2003 (Trang 4)
Bảng 2. Tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế - Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006- 2010
Bảng 2. Tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (Trang 12)
Bảng 3. Tình hình thực hiện kế hoạch kế hoạch lao động giai đoạn 2001 – - Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006- 2010
Bảng 3. Tình hình thực hiện kế hoạch kế hoạch lao động giai đoạn 2001 – (Trang 15)
Bảng 4. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2006-2010. - Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006- 2010
Bảng 4. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 16)
Bảng 5. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của từng ngành giai đoạn 2006 – - Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006- 2010
Bảng 5. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của từng ngành giai đoạn 2006 – (Trang 17)
Bảng 6: Tốc độ tăng sản phẩm trong nước trong 9 tháng (theo giá so sánh - Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006- 2010
Bảng 6 Tốc độ tăng sản phẩm trong nước trong 9 tháng (theo giá so sánh (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w