I. Lựa chọn các ngành cần tập trung phát triển
3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ
Tiếp tục cải thiện hệ thống thuế theo hướng: Thuế và phí là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đồng thời phỉa đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, khuyến khích sản xuất, công bằng xã hội; Đảm bảo tính rõ ràng và ổn định của các sắc thuế; Đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thực hiện hội nhập
kinh tế với khu vực và trên thế giới; Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thu thuế, đổi mới phương thức thu thuế, chống thất thu và lạm thu.
Đối với chính sách chi ngân sách: Chi cho đầu tư là khoản chi có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế. Vì vậy, tăng chi chp đầu tư được coi là khuynh hướng tich cực. Giải pháp cơ bản là: Triệt để xóa bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước thông qua ngân sách; Thực hiẹn triệt để tiết kiệm chi ngân sách; Phân bổ và lựa chọn hướng ưu tiên chi cho đầu tư phát triển một cách hợp lý và hiệu quả.
Tăng cường quản lý nợ, nhất là nợ nước ngoài. Cần phải có chính sách vay và trả nợ đúng đắn để tránh đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ, do đó giải pháp cơ bản là: Xây dựng hạn mức nợ nước ngoài của quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn an ninh được quốc tế thừa nhận và gắn với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô lành mạnh; Ngân sách nông nghiệp chỉ vay cho đầu tư phát triển, không vay cho tiêu dùng; Thiết lập cơ chế giám sát tài chính, tiền tệ nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, kiểm soát chặt chẽ các luồng vốn nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn...