Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là một nội dung quantrọng của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Chuyển dịch cơ cấungành kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với t
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 1: Lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành trong phát triển kinh tế 6
I Các vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 6
1 Cơ cấu ngành kinh tế 6
1.1 Khái niệm 6
1.2 Nội dung: 6
2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 7
2.1 Khái niệm 7
2.2 Những yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành .7
2.3 Ý nghĩa nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển 9
II Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong phát triển kinh tế……… 9
1 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: 9
2 Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 10
3 Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 12
3.1 Các dạng cơ cấu ngành trong các giai đoạn phát triển của Rostow .12
3.2 Lý thuyết nhị nguyên ( Mô hình hai khu vực của Lewis) 14
3.3 Mô hình 2 khu vực của Harry Oshima: 15
3.4 Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu (của Moise Syrquin): 16
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ 2001– 2010 20
I Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ 2001 – 2010 20
II Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ
Trang 22001-1.Những thành tựu 26
2 Hạn chế 28
Chương 3: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 30
I Cơ hội và thách thức 30
1- Cơ hội 30
2- Thách thức 31
1.Thực hiện tái cấu trúc 32
1.1 Tái cấu trúc nông nghiệp 32
1.2 Tái cấu trúc công nghiệp: 34
1.3 Tái cấu trúc thương mại dịch vụ 34
2 Các giải pháp cụ thể 35
2.1 Thu hút và sử dụng vốn đầu tư ………
2.2 Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế……….
2.3 Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực ……….
2.4 Tích cực hoàn thiện kết cấu hạ tầng………
2.5 Giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ………
2.6 Đẩy mạnh cải cách hành chính 38
2.7 Chú trọng các vấn đề môi trường: LỜI KẾT 39
Danh mục tài liệu tham khảo: 40
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau đổi mới đến nay, kinh tế Việt Nam đã thay da đổi thịt và đang cónhiều khởi sắc trên con đường tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, hòa mìnhvào sự phát triển rạng rỡ của văn minh thế giới Trải qua rất nhiều thăng trầmcủa thời kỳ xây dựng đất nước sau chiến tranh, Việt Nam đã lựa chọn mô hìnhphát triển toàn diện với mục tiêu trở thành một “con hổ của kinh tế châu Á”trong tương lai.Trong ba tiêu thức đánh giá phát triển, cơ cấu kinh tế được xemnhư tiêu thức phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giaiđoạn phát triển của nền kinh tế Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khácnhau như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế,
cơ cấu khu vực thể chế,… Trong đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất vì nó phảnánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượngsản xuất Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là một nội dung quantrọng của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Chuyển dịch cơ cấungành kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa
là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định,vừa là yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội của mộtquốc gia, một tỉnh lên một trình độ mới Trong từng giai đoạn 5-10 năm để phục
vụ cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và kế hoạch 5 năm của quốc gia, cơcấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch của nó cần được xem xét một cách tổngquát để rút ra các ưu nhược điêm, phát hiện các điểm mạnh, xu hướng chuyểndịch và các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhanh hơn Để
đi theo chiến lược mở cửa kinh tế, hội nhập quốc tế có hiệu quả, vấn đề chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế ở trong nước có ý nghĩa rất lớn Bởi, sản xuất trongnước cần phải được dịch chuyển sao cho vừa khai thác được những tiềm năng,lợi thế của đất nước, vừa sản xuất được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thịtrường thế giới Trong bối cảnh chung là phân công lao động quốc tế ngày mộtsâu sắc, sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cũng vô cùng gay gắt, lại muốnphát triển được sản xuất của đất nước theo một chiến lược chung, việc lựa chọn
cơ cấu kinh tế hợp lý, đem lại hiệu quả cao là điều rất cần thiết Tuy nhiên, ngàynay các nước thực hiện công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu đi sau không thể
sử dụng nguyên mẫu của các mô hình sẵn có bởi dưới tác động của những nhân
tố mới, những lợi thế so sánh truyền thống không còn được đánh giá cao như
Trang 5trước đây, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước đi sau cũng cầnphải được nhận thức lại nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hiện đại, cân đối, năngđộng và tăng trưởng nhanh một cách bền vững hơn.
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành trong pháttriển kinh tế nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010” Dưới đây là những kiến thức em tích lũyđược sau quá trình nghiên cứu môn học cùng với sự tham khảo tài liệu và sựhướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn Bài viết có thể còn nhiềuthiếu sót nên em rất mong nhận được những góp ý quý báu của thày cô để bàiviết được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6Chương 1:
Lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành trong phát triển
kinh tế
I Các vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
1 Cơ cấu ngành kinh tế
1.1 Khái niệm
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố cóquan hệ, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định
Cơ cấu kinh tế thường gồm 3 phương diện hợp thành Đó là cơ cấu ngành kinh
tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ, trong đó cơ cấu ngànhkinh tế giữ vai trò quan trọng nhất
Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế,thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượnggiữa các ngành với nhau Các mối quan hệ này được hình thành trong nhữngđiều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào nhữngmục tiêu cụ thể
1.2 Nội dung:
Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm những nội dung sau:
Trước hết đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành Số lượng ngànhkinh tế không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân cônglao động xã hội Căn cứ vào đó các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vựchay 3 ngành gồm: Khu vực I bao gồm các ngành nông-lâm-ngư nghiệp ; Khuvực II bao gồm ngành công nghiệp và xây dựng ; Khu vực III gồm các ngànhdịch vụ
Thứ đến cơ cấu ngành thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngànhvói nhau Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng Mặt sốlượng thể hiện ở tỷ trọng ( tính theo GDP, lao động, vốn…) của mỗi ngành trongtổng thể nền kinh tế Còn mặt chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của
Trang 7từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau Mốiquan hệ của các ngành cả số và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngàycàng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phâncông lao động xã hội trong nước và quốc tế
2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
cơ cấu cũ, lạc hậu thành cơ cấu mới tiên tiến, hiện đại và phù hợp hơn
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi cấu trúc của các bộ phậnhợp thành nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng có hướng đích, mục tiêu” Từkhái niệm cho chúng ta thấy rằng, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quảcũng chính là quá trình thay đổi cấu trúc của các ngành nông nghiệp, côngnghiệp và dịch vụ trong GDP
2.2 Những yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:
Ở trong nước đó là:
(1) Các lợi thế về điều kiện tự nhiên của đất nước cho phép có thể pháttriển ngành sản xuất nào một cách thuận lợi; quy mô dân số của quốc gia; trình
độ nguồn nhân lực; những điều kiện kinh tế, văn hóa của đất nước
(2) Tiếp đến, nhu cầu của từng xã hội, thị trường ở mỗi giai đoạn lại là cơ
sở để sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng hànghóa, từ đó dẫn đến những thay đổi về vị trí, tỷ trọng của các ngành nghề trongnền kinh tế
(3) Mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của từng quốc gia
Trang 8kinh tế mang tính khách quan, tính lịch sử xã hội nhưng lại chịu tác động, chiphối rất lớn bởi mục tiêu của Nhà nước Nhà nước có thể tác động gián tiếp lên
tỷ lệ của cơ cấu ngành kinh tế bằng các định hướng phát triển, đầu tư, nhữngchính sách khuyến khích hay hạn chế phát triển các ngành nghề nhằm bảo đảm
sự cân đối của nền kinh tế theo mục đích đề ra trong từng giai đoạn nhất định
(4) Cuối cùng, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nước chophép sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm, hiệu quả đến mức nào
Bên cạnh những nhân tố tác động từ bên trong, những nhân tố tácđộng từ bên ngoài đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm có:
(1) Xu hướng chính trị, kinh tế, xã hội của khu vực và thế giới Sự biếnđộng của chính trị, kinh tế, xã hội của một nước, hay một số nước, nhất là cácnước lớn sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng hàng hóa trao đổi, từ đó ảnh hưởng đếnnguồn thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ buộc các quốc gia phải điềuchỉnh chiến lược phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế của mình nhằm bảo đảm lợiích quốc gia và sự phát triển trong động thái chung của thị trường thế giới
(2) Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay có tác động rất mạnh mẽđến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng nước, vì chính sự phân công laođộng diễn ra trên phạm vi quốc tế ngày càng sâu sắc và cơ hội thị trường rộnglớn được mở ra trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, cho phép các nước
có khả năng khai thác những thế mạnh của nhau để trao đổi các nguồn lực, vốn,
kỹ thuật, hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả
(3) Những thành tựu của cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt sự bùng
nổ của công nghệ thông tin tạo nên những bước nhảy vọt trong mọi lĩnh vực sảnxuất góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước
Dưới tác động tổng hợp của các nhân tố trên, các ngành kinh tế ( bao gồm
3 ngành chính: nông, lâm nghiệp, thủy sản - còn gọi là nông nghiệp; côngnghiệp, xây dựng - còn gọi là công nghiệp; và dịch vụ) phát triển một cáchkhông đồng đều, tạo nên những tỷ lệ khác nhau trong cơ cấu ngành kinh tế củacác nước
Trang 92.3 Ý nghĩa nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển
Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì chuyển dịch cơ cấutheo ngành được xem là quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của khoahọc công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội…Trạng thái cơcấu ngành biểu hiện trình độ phát triển của một quốc gia Quá trình chuyển dịch
cơ cấu ngành là một quá trình diễn ra liên tục và gắn liền với sự phát triển kinh
tế Ngược lại tính bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khảnăng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp
Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thìviệc lựa chọn và chuyển dịch hợp lý cơ cấu ngành thể hiện được các lợi thếtương đối và khả năng cạnh tranh quốc gia, là cơ sở cho sự chủ động tham gia
và thực hiện hội nhập thắng lợi
II Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong phát triển kinh tế
1 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:
(1) Do yêu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Phát triển lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xãhội, trên cơ sở thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội và áp dụng những thànhtựu khoa học hiện đại
Cải tiến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc, tức
là cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân Đó là bước chuyển đổi căn bản từ nền kinh
tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp
Phải hiện đại hóa các ngành để nâng cao năng suất cũng như chất lượngsản phẩm, hàng hóa Đi liền với cơ khí hóa là điện khí hóa, tự động hóa từngbước và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Sự nghiệp CNH-HĐH đòi hỏi phải xây dựng và phát triển mạnh mẽ cácngành công nghiệp (vì đây là ngành tạo ra tư liệu sản xuất) Là đòn neo để cảitạo phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế nông-lâm- ngư nghiệp
Sử dụng kỹ thuật công nghệ cao sẽ làm tăng năng suất lao động xã hội,tăng sức cạnh tranh hàng hóa, nền kinh tế thị trường phát triển ngành dịch vụphải được quan tâm chú trọng đặc biệt
Trang 10Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, của nền kinh tế từ đó tham gia hộinhập kinh tế quốc tế ở thế chủ động.
(2) Do yêu cầu phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Quá trình hình thành và phát triển các ngành kinh tế ( CN-NN-DV ) đặcbiệt là những ngành có hàm lượng khoa học cao, sự xuất hiện của các vùng sảnxuất chuyên canh không tập trung không chỉ là biểu hiện của sự phát triển lựclượng sản xuất, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình CNH-HĐH màcòn làm cơ cấu kinh tế thay đổi hợp lý
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay đòi hỏi cácngành kinh tế trọng yếu CN-NN-DV cần có phương hướng chuyển dịch cơ cấuhợp lý và hiện đại thông qua áp dụng khoa học-kỹ thuật-công nghệ tiên tiến Sựphát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp sẽ tạo ra tư liệu sản xuất cho ngành nôngnghiệp để ngành nông nghiệp ngày càng sản xuất được nhiều sản phẩm chấtlượng tốt và lực lượng tập trung trong ngành này giảm đi Mạng lưới dịch vụ với
tư cách một ngành kinh tế phát triển có thể phục vụ tốt hơn cho sự phát triển củangành nông nghiệp và công nghiệp
(3) Do yêu cầu tất yếu của việc nâng cao sức cạnh tranh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách đối với nền kinh tế nước ta.Trong việc mở cửa phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiêntrọng điểm, giảm thiểu tư liệu sản xuất cũng như hàng hóa nhập khẩu Mở rộngquan hệ quốc tế giữa nước ta với các nước khác trở thành một tất yếu kinh tế,giúp có sự hỗ trợ về vốn, trao đổi khoa học công nghệ và trau dồi thêm nguồnnhân lực…
2 Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
(1) Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
Trang 11Xu hướng có tính quy luật chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theongành là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Muốnchuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đều phải trảiqua các bước: chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công - nông nghiệp để
từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển Nội dung cụ thể của xuhướng này thể hiện ở tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi trong khi đó tỷtrọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng kể cả GDP và lao động Hiện nay
tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ, Nhật chỉ cònkhoảng 1 – 2 % , ở Đức, Canada là 4 – 5 % Tại các nước NICs, con số này chỉcòn từ 9 – 15 %
(3) Tốc độ tăng của ngành dịch vụ có xu hướng cao hơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp
Một xu hướng khác cho thấy khi nền kinh tế bước sang những giai đoạnphát triển cao thì tốc độ tăng của ngành dịch vụ sẽ ngày càng cao hơn so với tốc
độ tăng của ngành công nghiệp Trong ngành công nghiệp tỷ trọng các ngànhsản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao ngày càng chiếm ưu thế, tỷ trọng cácngành sản xuất sản phẩm có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần Đối vớingành dịch vụ, các ngành dịch vụ có chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng,bảo hiểm, giáo dục, y tế, du lịch sẽ có tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao
Ở các quốc gia thu nhập cao thì tỷ trọng của ngành dịch vụ chiếm trong GDP lênđến 71%, trong đó Mỹ là 75%, Nhật 68%, Úc 71% tỷ trọng này ở các nước thunhập thấp chỉ đạt khoảng 50%
(3) Tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao ngày càng lớn và gia tăng với tốc độ nhanh, giảm dần tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều lao động
Nhìn chung nền kinh tế đang tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở giatăng đầu vào và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phổthông trong khi năng suất, cải tiến kỹ thuật và tiến bộ khoa học công nghệ ápdụng trong ngành hầu như không đáng kể Các ngành công nghiệp sử dụng vốnnhiều như công nghiệp khai thác tài nguyên, cơ khí vẫn chủ yếu sử dụng công
Trang 12nghệ thô sơ, lạc hậu, được đánh giá là trình độ công nghệ thấp và trung bình.Đây chính là bước đầu tạo tiền đề về nguồn lực và vốn đầu tư cho giai đoạn tiếptheo, tập trung phát triển theo chiều sâu.
(4) Xu thế mở của cơ cấu kinh tế.
Trong thời đại ngày nay, bất cứ nhà nước nào cũng đều quan tâm xác địnhcho nền kinh tế của nước mình phát triển theo hướng có lợi nhất và phấn đấu đạtđược cơ cấu kinh tế đem lại hiệu quả cao Vì vậy, và qua những thực tiễn, hầuhết các nước hiện nay đều lựa chọn mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế củanước mình theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu nhằm phát huy mọi lợi thế của đấtnước, tham gia được vào sự phân công lao động trên quy mô toàn thế giới, tậndụng mọi cơ hội đem lại của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra ngàycàng sâu rộng
3 Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
3.1 Các dạng cơ cấu ngành trong các giai đoạn phát triển của Rostow
Nhà lịch sử kinh tế nổi tiếng của Mỹ Walter W Rostow đã đưa ra trongcuốn “ Các giai đoạn phát triển kinh tế” một mô hình nổi tiếng về những bướckhởi đầu quá trình phát triển kinh tế hiện đại ở 6 lục địa – mô hình Rostow.Theo mô hình này, quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia được chia làm 5giai đoạn và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu kinh tế theo ngành đặctrưng thể hiện bản chất của giai đoạn ấy Cụ thể từng giai đoạn được phân tíchnhư sau:
Giai đoạn xã hội truyền thống:
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là: ngành nông nghiệp giữ vai trò chủđạo trong nền kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm quốc gia Ở thời
kỳ này năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật kém, nền kinh tếcòn đơn điệu Cơ cấu ngành nông nghiệp thuần túy
Giai đoạn “ chuẩn bị cất cánh ’’:
Trang 13Được coi là thời kỳ quá độ giữa thời kỳ truyền thống với cất cánh Giai đoạnnày chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho cất cánh như: phát triển các ngànhphi nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, ngoại thương… Đặc trưng cơ bản củagiai đoạn này là: tồn tại song song cả khu vực kinh tế truyền thống và khu vựckinh tế hiện đại Chú trọng phát triển công nghiệp và mở rộng xuất khẩu Bắtđầu xuất hiện tầng lớp chủ các doanh nghiệp Cơ cấu ngành của giai đoạn này là
cơ cấu nông - công nghiệp
Tỷ trọng các ngành trong 2 giai đoạn đầu là:
đã chuyển thành công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ Theo Rostow giai đoạnnày kéo dài khoảng 20-30 năm
Giai đoạn cất cánh được Rostow xem là giai đoạn then chốt nhất Để chuyểnqua giai đoạn này cần phải trải qua giai đoạn chuẩn bị cất cánh với những điềukiện tiên quyết như sau:
+ Tỷ lệ đầu tư trong tổng sản phẩm quốc gia trên 20%
+ Phải có ngành công nghiệp mũi nhọn tạo động lực dây chuyền cho cácngành công nghiệp khác cùng phát triển
+ Phải có một thể chế chính trị-xã hội đủ mạnh và phù hợp để thúc đẩyphát triển khu vực kinh tế hiện đại, mở rộng kinh tế đối ngoại và huy động mạnh
mẽ các nguồn vốn trong nước
Giai đoạn “trưởng thành’’:
Trang 14Trong giai đoạn này các ngành công nghiệp nặng hiện đại bắt đầu chiếm
ưu thế ( điện, hóa chất, luyện kim…) Tỷ lệ đầu tư lên tới 20% Nhu cầu xuấtnhập khẩu tăng mạnh Sự phát triển thị trường trong nước hòa nhập vào thịtrường quốc tế Cơ cấu kinh tế - xã hội có sự thay đổi theo hướng phát triển toàndiện, đời sống vất chất tinh thần của người dân được nâng cao Các chủ doanhnghiệp tham gia vào quản lý nhà nước và phát triển kinh tế Cơ cấu kinh tế củagiai đoạn này là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp Theo Rostow giai đoạnnày kéo dài khoảng 60 năm
Tỷ trọng các ngành trong 2 giai đoạn tiếp theo này là:
NN : 15 – 25 %
CN : 25 – 35 %
DV : 40 – 50 %
Giai đoạn “tiêu dùng cao’’:
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển khi mà đại đa số dânchúng thỏa mãn những nhu cầu cần thiết Đặc trưng của giai đoạn này thể hiệntrên 3 khía cạnh sau:
(1) Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh dẫn đến gia tăng nhu cầutiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cao cấp
(2) Cơ cấu lao động thay đổi, tăng tỷ lệ dân số đô thị và lao động có trình
độ chuyên môn cao
(3) Các chính sách kinh tế hướng vào nâng cao phúc lợi xã hội
Theo Rostow đây là giai đoạn kéo dài nhất, ngay cả nước Mỹ cũng mấtđến 100 năm để chuyển từ giai đoạn trưởng thành sang giai đoạn này Cơ cấungành kinh tế của giai đoạn này là cơ cấu công nghiệp và dịch vụ
Tỷ trọng các ngành trong giai đoạn tiêu dùng cao là :
Trang 15Lý thuyết này do A Lewis chủ xướng Lý thuyết này cho rằng ở các nềnkinh tế có hai khu vực kinh tế song song tồn tại: khu vực truyền thống, chủ yếu
là sản xuất nông nghiệp và có đặc trưng là rất trì trệ, năng suất lao động rấtthấp (năng suất lao động biên tế xem như bằng không) và lao động dư thừa;khu vực công nghiệp hiện đại có đặc trưng năng suất lao động cao và có khảnăng tự tích lũy Do lao động dư thừa nên việc chuyển một phần lao độngthặng dư từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp không gây ảnhhưởng gì đến sản lượng nông nghiệp Do có năng suất lao động cao và tiềncông cao hơn nên khu vực công nghiệp thu hút lao động dư thừa từ khu vựcnông nghiệp chuyển sang, và do lao động trong khu vực nông nghiệp quá dưthừa và tiền công thấp hơn nên các ông chủ công nghiệp có thể thuê mướnnhiều nhân công mà không phải tăng thêm tiền công, lợi nhuận của các ôngchủ ngành càng tăng; giả định rằng toàn bộ lợi nhuận sẽ được đem tái đầu tưthì nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất trong khu vực công nghiệp ngày càngtăng lên
Như vậy, có thể rút ra từ lý thuyết này một nhận định là để thúc đẩy sựphát triển, các quốc gia đang phát triển cần phải mở rộng khu vực công nghiệphiện đại bằng mọi giá mà không quan tâm đến khu vực truyền thống Sự tăngtrưởng của khu vực công nghiệp tự nó sẽ thu hút hút hết lượng lao động dưthừa trong nông nghiệp chuyển sang và từ trạng thái nhị nguyên, nền kinh tế sẽchuyển sang một nền kinh tế công nghiệp phát triển
3.3 Mô hình 2 khu vực của Harry Oshima:
Dựa trên nghiên cứu của 2 mô hình 2 khu vực của Athus Lewis và củatrường phái Tân cổ điển và đặc điểm riêng của các nước châu Á gió mùa (nềnnông nghiệp mang tính chất thời vụ cao nên lao động thất nghiệp cũng có tínhchất thời vụ); Harry Oshima đã quan tâm đến việc đầu tư phát triển nền kinh tếtheo 3 giai đoạn:
Giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng: tạo việc làm trong thời gian
nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp, phù hợp với khảnăng vốn, trình độ kỹ thuật của nông thôn giai đoạn đầu Cụ thể là đa dạng hoásản xuất nông nghiệp, xen canh, tăng vụ, mở rộng chăn nuôi, trồng cây lâm
Trang 16nghiệp Đồng thời để nâng cao năng suất lao động cần đầu tư xây dựng hệ thốngkênh mương, đập tưới tiêu nước, hệ thống vận tải nông thôn để trao đổi hànghoá, hệ thống giáo dục và điện khí hoá nông thôn Kết thúc khi nông nghiệp cóquy mô lớn
Giai đoạn 2: Hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển
đồng thời cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo chiều rộng Bên cạnhviệc tiếp tục phát triển đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, cần phát triển nhữngngành công nghiệp, dịch vụ cần nhiều lao động và các ngành thu hút nhiều laođộng Nhờ đó vừa giải quyết lao động dư thừa vừa mở rộng thị trường chongành công nghiệp Kết thúc khi tăng trưởng việc làm nhanh hơn tăng trưởnglao động, tiền lương thực tế tăng
Giai đoạn 3: Thực hiện phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm
giảm cầu lao động Công nghiệp trong nước bắt đầu vươn ra nước ngoài, dịch vụphát triển phục vụ công nông nghiệp tăng mạnh làm thiếu lao động Đẩy mạnhđầu tư đưa khoa học công nghệ vào nhằm thay thế lực lượng lao động đang dầntrở nên thiếu hụt Các ngành sử dụng ít lao động đang dần thay thế các ngành sửdụng nhiều lao động trong cơ cấu kinh tế
Mô hình của Oshima là mô hình tiến bộ nhất và cũng gần gũi nhất vớiđiều kiện Việt Nam Bởi vậy những kết luận mô hình đưa ra rất đáng lưu tâm.Theo đó, cơ cấu đầu tư biểu hiện những ưu tiên của nền kinh tế trong từng giaiđoạn Chính nó quyết định cơ cấu kinh tế Do đó kiến nghị mà Oshima đưa ra là
sử dụng sự thay đổi từng bước trong cơ cấu đầu tư để mang lại chuyển dịch cơcấu kinh tế
3.4 Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu (của Moise Syrquin):
Lịch sử phát triển của kinh tế thế giới đã cho thấy quá trình phát triểnkinh tế cũng đồng nghĩa với quá trình chuyểh dịch cơ cấu kinh tế, từ một nềnkinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến lên một nền kinh tế công nghiệp hóa và dầnchuyển sang một nền kinh tế mà trong đó dịch vụ đóng vai trò quan trọng nhấthay còn gọi là một nền kinh tế đã phát triển Có thể tóm tắt lý thuyết chuyểndịch cơ cấu kinh tế của M Syrquin gồm ba giai đoạn: (1) sản xuất nôngnghiệp, (2) công nghiệp hóa, và (3) nền kinh tế phát triển
Giai đoạn 1: có đặc trưng chính là sự thống trị của các hoạt động của khu
Trang 17tăng sản lượng của các hàng hóa khả thương (tradables) Mặc dù khu vực khaithác thông thường có tốc độ tăng trưởng chậm hơn khu vực chế biến nhưng ởmức thu nhập bình quân đầu người thấp, thì sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng
đó được bù trừ hoàn toàn bởi nhu cầu hạn chế về các mặt hàng công nghiệpchế biến Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế chung khá chậm màmột trong những nguyên nhân chính là do tỷ trọng tương đối cao của khu vựcnông nghiệp trong tổng giá trị gia tăng (hay GDP)
Nếu xét ở mặt cung, thì trong giai đoạn 1 có những đặc trưng chính là tỷ
lệ tích lũy tư bản còn khiêm tốn nên tỷ lệ đầu tư thấp, tốc độ tăng trưởng caocủa lực lượng lao động, và tốc độ tăng trưởng tổng năng suất nhân tố (TFP) rấtthấp, và nhân tố sau cùng này tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng kinh tếchung hơn là yếu tố tỷ lệ đầu tư thấp
Giai đoạn 2 hay là giai đoạn công nghiệp hóa: có đặc điểm nổi bật là tầmquan trọng trong nền kinh tế đã được chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khuvực chế biến và chỉ tiêu chính để đo lường sự dịch chuyển này là tầm quantrọng của khu vực chế biến trong đóng góp và tăng trưởng kinh tế chung ngàycàng tăng lên Sự dịch chuyển này xuất hiện ở các nước có mức thu nhập bìnhquân đầu người cao hơn hay thấp hơn, phụ thuộc vào yếu tố nguồn tài nguyênsẵn có cũng như chính sách ngoại thương của các nước đó
Xét ở mặt cung, sự đóng góp vào tăng trưởng của nhân tố tích lũy tư bảnvẫn được giữ ở mức cao trong hầu hết giai đoạn 2 do có sự gia tăng mạnh của
tỷ lệ đầu tư
Giai đoạn 3: là giai đoạn của một nền kinh tế phát triển Sự chuyển tiếp từgiai đoạn 2 sang giai đoạn 3 có thể được hiểu theo nhiều cách Nếu xét về mặtcầu, thì trong giai đoạn này độ co giãn theo thu nhập của hàng công nghiệp chếbiến đã giảm đi; và ở một thời điểm nào đó, tỷ trọng của khu vực công nghiệptrong cơ cấu nhu cầu nội địa bắt đầu giảm xuống Mặc dù xu hướng này có thể
bị lấn át ở một giai đoạn nào đó bởi xuất khẩu vẫn tiếp tục gia tăng ở mức cao,nhưng cuối cùng nó đều được phản ảnh qua việc giảm sút tỷ trọng của khu vựccông nghiệp trong cơ cấu GDP hay trong cơ cấu lực lượng lao động Khu vựcdịch vụ trở thành khu vực quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ
Trang 18cấu GDP cũng như cơ cấu lao động Sự thay đổi này xuất hiện rất rõ ràng ở tất
cả các nước công nghiệp phát triển trong suốt 20 năm qua
Ở mặt cung, sự khác biệt chủ yếu giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là sựsuy giảm trong đóng góp vào tăng trưởng của cả hai nhân tố sản xuất tư bản vàlao động theo cách tính qui ước Ðóng góp vào tăng trưởng của nhân tố tư bản(vốn) giảm xuống bởi cả hai yếu tố tốc độ tăng trưởng chậm hơn và tỷ trọngngày càng thấp hơn Hơn nữa, vì có sự suy giảm trong tốc độ gia tăng dân số,chỉ có một vài nước phát triển là có sự gia tăng đáng kể trong lực lượng laođộng Như vậy, trong giai đoạn này, nhân tố đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng
là nhân tố tổng năng suất nhân tố (Total Factor Productivity - TFP)
Ở những nước phát triển hơn, tăng trưởng TFP có tác động lan tỏa đếntoàn nền kinh tế rộng lớn hơn so với trong giai đoạn 2 Thay đổi dễ nhận thấynhất là trong khu vực nông nghiệp, mà đã từ khu vực có tăng trưởng năng suấtthấp trở thành khu vực có năng suất lao động cao nhất trong hầu hết các nềnkinh tế phát triển (đơn cử một ví dụ là ở Mỹ, dân số lao động trong nôngnghiệp chỉ chiếm 1% tổng dân số lao động nhưng có thể cung cấp đủ lượngthực cho cả nước) Nguyên nhân nội tại là do sự tiếp tục dịch chuyển của laođộng từ nông nghiệp sang các khu vực khác và chênh lệch về tiền lương giữakhu vực nông nghiệp và các khu vực khác ngày càng được thu hẹp lại, mà đãthúc đẩy sự thay thế của tư bản cho lao động cũng như đẩy mạnh những cảitiến về công nghệ
Có thế nói rằng, lý thuyết chuyển dịch cơ cấu của M Syrquin là một bứctranh tổng thể khá chính xác về sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trênthế giới thời kỳ hiện đại Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới thời gian qua đãcho thấy rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới đã và đang chuyểnqua bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ
Giai đoạn 2: Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ
Giai đoạn 3: Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp
Giai đoạn 4: Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp
Trang 19Như thế, tầm quan trọng của khu vực dịch vụ tại bất cứ quốc gia nào trênthế giới cũng tuỳ thuộc phần lớn vào giai đoạn phát triển đương thời.
Trang 20Chương 2:
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ
2001– 2010
I Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ 2001 – 2010
1 Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành
Cơ cấu lao động là tiêu chí phản ánh rõ chất lượng chuyển dịch cơ cấukinh tế Trong giai đoạn 2001- 2010 cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theohướng tích cực: Tăng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng (17,4%) vàkhu vực thương mại - dịch vụ (24,7 %), giảm lao động ở khu vực nông nghiệp(57,9%)
- Xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế chủ yếu biến
đổi theo sự chuyển dịch của hai nhóm ngành nông - lâm - thủy sản và công nghiệp