Y1: sản lượng năm hiện tại Thay đổi tương đối g = ∆Y/Y*100% Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng ∆Y là mức tăng trong thời gian xét II: CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG Chỉ tiêu phản ánh quy mô, khố
Trang 1- Bản chất: là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Thể hiện ở
sự thay đổi tuyệt đối (quy mô) và tương đối (tốc độ)
Thay đổi tuyệt đối
∆Y=Y1-Y0
Trong đó: Yo: sản lượng năm gốc.
Y1: sản lượng năm hiện tại
Thay đổi tương đối
g = (∆Y/Y)*100%
Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng
∆Y là mức tăng trong thời gian xét
II: CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, khốilượng hàng hóa dịch vụ sản xuấtra
Chỉ tiêu phản ánh mức giá trị sảnxuất hàng hóa và dịch vụ bìnhquân đầu người
GDP: Tổng sản phẩm trong nướcGNP: Tổng sản phẩm quốc dânGNI : Tổng thu nhập quốc dânNNP: Sản phẩm quốc dân dòng
NI : Thu nhập quốc dân từ cácyếu tố sản xuất
GDP bq người: Tổng sản phẩmbình quân đầu người
GNP bq người: Tổng sản phẩmquốc dân bình quân đầu người
Tổng sản phẩm trong nước ( GDP)
Tổng sản phẩm trong nước là tổng giá trị hàng hóa và dịc vụcuối cùng được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ quốc gai trong 1thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm)
Là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất cảu nền kinh tế trong 1thời kỳ nhất định
Trang 2Dựa trên cơ sở tiếp cận từ các giai đoạn của quá trình kinh tế làsản xuất, phân phối và tiêu dùng ta có các phương pháp riêng
để tính tổng sản phẩm trong nước ( GDP)
Phương pháp giá trị gia tăng: Là tổng giá trị gia tăng của cácđợn vị và cá nhân thường trú trong phạm vi lãnh thổ quốc giatrong 1 năm
Phương pháp phân phối thu nhập:
-Là tổng giá trị các khoản thu nhập được hình thành trong lầnphân phối đầu tiên
-Bao gồm: các khoản thu nhập của các hộ gia đình, doanhnghiệp, Chính phủ
-Công thức:
GDP = W+R+In+Dp+Te+Pr
Trong đó:
GDPWRInDpTePr
Tổng sản phẩm trong nướcTiền công, tiền lươngTiền thuê đất và tài nguyênLợi tức tiền vay
Khấu hao tư bảnThuế kinh doanhLợi nhuận trước thuế
Trang 3 Phương pháp tiêu dùng:
-Là tổng giá trị các khoản chi tiêu cuối cùng về hàng hóa và dịch
vụ được tạo ra trên lãnh thổ quốc gia trong vòng 1 năm
-Bao gồm: các khoản chi tiêu của hộ gia đình, doanh nghiệp, Chínhphủ
-Công thức:
GDP = C+I+G+NX ( NX = X-M)
Trong đó:
GDPCIGNXXM
Tổng sản phẩm trong nướcChi mua hàng hóa và dịch vụ của hộ giađình
Chi đầu tư của doanh nghiệpChi mau hàng hóa và dịch vụ của Chínhphủ
Xuất khẩu ròngKim nghạch xuất khẩuKim ngạch nhập khẩu
Tổng sản phẩm quốc dânTổng sản phẩm trong nướcPhần chênh lệch thu nhập với nhân tốnước ngoài
Nếu tiền được chuyển từ ngoài vào lãnh thổ thì TNTSR mangdấu (+)
Nếu tiền chuyển từ lãnh thổ ra thì TNTSR mang dấu (-)
Trang 4GNP phẩn ánh tiềm năng tiêu dùng và tiết kiệm của nềnkinh tế.
Sản phẩm quốc dân dòng Tổng thu nhập quốc dânKhấu hao tư bản
NNP phản ánh phần giá trị cảu cải thực sự mới được tạo ratrong nền kinh tế
Thu nhập quốc dân từ các yếu tố sản xuất (NI)
Thu nhập quốc dân từ các yếu tố sản xuất là tổng giá trị cáckhoản thu nhập từ các yếu tố đầu vào vốn, lao động, tàinguyên và khả năng quản lý
Công thức:
NI = W+R+In+Pr
Trong đó:
NIWRInPr
Thu nhập quốc dân từ các yếu tố sản xuấtTiền công, tiền lương
Tiền thuê đất và tài nguyênLợi tức tiền vay
Lợi nhuận trước thuế
Thu nhập quốc dân sử dụng ( DI)
Thu nhập quốc dân sử dụng là tổng giá trị các khoản thu nhập
mà các hộ gia đình có thể chi tiêu và để dành tiết kiệm trong 1thời kỳ nhất định
Công thức:
Trang 5DI = C + Sh
Trong đó:
DICSh
Thu nhập quốc dân sử dụng Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của hộ giađình
Tiết kiệm của hộ gia đình
Mức thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập quốc dân bình quân đầu người của một quốc gia haylãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấythu nhập quốc dân của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm
đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó
Được đánh giá bằng 3 chỉ tiêu: GDP/người; GNP/ người; GNP/người
Các chỉ tiêu này được gọi là mức thu nhập bình quân đầu người, quy mô, và tốc đọ tăng của các chỉ tiêu này tạo ra cơ sở đểnâng cao mức sống dân cư trong từng thời kỳ
Theo R.Geary thì mức thu nhập bình quân đầu người tính theophương pháp sức mua tương đương => như là chỉ số so sánhmức sống dân cứ giữa các quốc gia
Ybq = Y/ P
Trong đó:
YbqYP
(PCI)Mức thu nhập bình quân đầu ngườiGDP ( GNP, GNI)
Dân số bình quân
Trang 6) 1 ( 0
n t
Y Y
Tố độ tăng dân sốDân số năm hiện tạiDân số năm gốc
Tốc độ tăng trưởng GDP tính theo đầu người
Công thức:
gY/P = gY – gP
Trong đó:
gY/PgYgP
Tốc độ tăng trưởng GDP tính theo đầungười Tốc độ tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quânThu nhập quốc dân năm hiện tạiThu nhập quốc dân năm gốc
số năm trong giai đoạn tính cả năm gốc
Trang 7III CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ
Để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các môhình kinh tế
Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sảnxuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế.Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diệntích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày cànggiảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóanông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bảncông nghiệp giảm
Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vựcnông nghiệp và công nghiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (Llabor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên haikhu vực kinh tế Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân
cổ điển và Harry T Oshima
Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu
tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên
Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sảnxuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnhhưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng Một nền kinh tế cómức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đếntăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không (0))
Mô hình Kaldor tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình
độ công nghệ
Mô hình Sung Sang Park: nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tưquốc gia cho đầu tư con người
Trang 8 Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kếthợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L).
o Trước Keynes, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển không phân biệt rành mạchtăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế Hơn nữa, ngoại trừ Schumpeter,các trường phái trên đều không coi trọng vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối vớităng trưởng kinh tế
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là môhình Harrod-Domar
Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản:
(1) giá cả cứng nhắc
(2) nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động Nguồn gốc tăngtrưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên >>>mất ổn định kinh tế
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình dựa trên hệgiả thiết mà hai giả thiết căn bản là:
(1) giá cả linh hoạt
(2) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động >>>>chỉ nhất thời , nhanh chóngquay về trạng thái cân bằng
B THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1 Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện hành
*2007: Cơ hội cùng thách thức không nhỏ khi Việt Nam chính thức trở thành thànhviên của tổ chức thương mại thế giới WTO
*2008: Lạm phát lên đến 28% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.1.1 GDP:
Trang 9Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tếViệt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởngkhá nhanh GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý
IV tăng 7,34% Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề
ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thếgiới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so vớinăm trước Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp xây dựng tăng7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm; dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểmphần trăm Với kết quả này, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1160USD
1.2
ICOR-Mặc dù tăng trưởng GDP cao nhưng chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế ViệtNam lại rất thấp Điều này thể hiện qua hệ số ICOR dự báo lên đến 6.3 lần trongnăm 2010, và tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào dòng vốn đầu tư và chi tiêu của khuvực công Việc tái cơ cấu và nâng cao chất lượng tăng trưởng chưa có nhiềuchuyển biến trong năm 2010 Điều này đã gây nên những lo ngại về tính bền vữngtrong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
-Hiệu quả của vốn đầu tư cũng đang giảm thấp đến mức báo động vơi chỉ số ICORtăng mạnh trong giai đoạn 1991 – 2009 Nếu như trong giai đoạn 1991 – 1995, hệ
số ICOR là 3,5 thì đến giai đoạn năm 2007 – 2008, hệ số này là 6,15; năm 2009, hệ
số ICOR tăng vọt lên 8; năm 2010, hệ số này giảm xuống còn 6,2; nhưng vẫn còncao hơn nhiều so với khuyến cáo của WB: đối với một nước đang phát triển, hệ sốICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bềnvững So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, cónghĩa là hiệu suất đầu tư chỉ bằng một nửa
Trang 101.3 Lạm phát
-Lạm phát cao gây bất ổn kinh tế vĩ mô Trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng11,75% so với tháng 12/2009, vượt xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội thông qua đầunăm là không quá 7% và mục tiêu Chính phủ điều chỉnh là không quá 8% Trong
đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 16,18%, với quyền số 39,93%, nhómnày đã đóng góp vào mức tăng chung của chỉ số CPI khoảng 6,46%, hơn một nửamức tăng CPI của cả năm Tiếp đến là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, VLXD,tăng 15,74%, với quyền số 10,01%, nhóm này góp phần làm tăng chỉ số chungkhoảng 1,57% Nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất 19,38%, với quyền số khônglớn là 5,72%, nhưng nhóm này đã đóng góp mức tăng khoảng 1,1% vào mức tăngchung của chỉ số CPI
-Nguyên nhân chỉ số CPI tăng mạnh trong năm 2010 là tổng hòa của các nhân tốnhư thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá, thâm hụt ngânsách kéo dài, nhập siêu cao…, nhưng nguyên nhân sâu xa có thể tìm thấy trongviệc lựa chọn thứ tự ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế Đối với nhiều nướcđang phát triển như Việt Nam thì tăng trưởng vẫn là ưu tiên số một Do vậy, suốtmột thời gian dài, Việt Nam đã chấp nhận lạm phát cao để theo đuổi mục tiêu tăngtrưởng kinh tế với chính sách tiền tệ và tài khóa về cơ bản là nới lỏng Thành tựutăng trưởng kinh tế những năm qua là điều đáng ghi nhận, song lạm phát cao, kéodài so với nhiều nước trong khu vực là một bất ổn, ảnh hưởng đến tăng trưởng bềnvững của nền kinh tế
1.4 Năng suất lao động
-Những ngành có năng suất lao động tăng cao nhất phải kể đến là ngành khai thác(tăng 17%/năm), ngành điện, khí đốt, nước (tăng 11,1%) nhờ áp dụng nhiều tiến bộkhoa học và công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản lý Hệ số vốn đầu tưphát triển so với tốc độ tăng GDP đã giảm, chứng tỏ hiệu quả đầu tư đã tăng lên,mặc dù vẫn còn cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc,
Trang 11Ấn Độ do chi phí lớn Xét chung lại, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Namthời kỳ 2001 – 2010 đạt bình quân 5.13%
-Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng năng suất của công nghiệp chế tạo và chế biến(ngành tiềm năng) chỉ bằng 1% tăng năng suất, thấp hơn cả tốc độ tăng trưởngnăng suất của nông-lâm-nghiệp (ngành truyền thống, khó áp dụng công nghệ mới)
1.6 Xuất nhập khẩu
-Tính trong 11 tháng đầu năm tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam và TrungQuốc đã đạt 21.3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt 5.4 tỷ USD, tăng45%, nhập khẩu đạt 15.9 tỷ USD, tăng 22,8%
-Kim ngạch thương mại với các nước ASEAN đạt 21.5 tỷ USD, trong đó xuất khẩuđạt 8.4 tỷ USD, tăng 18%, nhập khẩu đạt 13.1 tỷ USD, tăng 22%
-Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 13.8 tỷ USD, với 8.8 tỷUSD xuất khẩu và 5 tỷ USD nhập khẩu
Trang 12-Xuất khẩu sang Hòa Kỳ trong 11 tháng đầu năm 2010 đạt 11.6 tỷ USD, chiếm18% tổng kim ngạch xuất khẩu Như vậy, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhấtcủa Việt Nam.
-Có thể thấy Trung Quốc đang dần trở thành đối tác thương mại lớn của Việt Nam.Năm 2010, nhập khẩu từ Trung Quốc đã chiếm tới 24% tổng kim ngạch nhập khẩucủa Việt Nam Các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắtvới hàng sản xuất trong nước Bên cạnh đó, rõ ràng là Việt Nam rất khó có thể tiếpcận được công nghệ nguồn, khi nhập khẩu máy móc thiết bị từ quốc gia này
1.7 Thể chế kinh tế
-Ngày càng hoàn thiện, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế vàtiến bộ công bằng xã hội Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, động lựcchung của sự phát triển là đại đoàn kết dân tộc và các động lực kinh tế, chế độphân phối yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, xã hội, độc lập tự chủ về kinh tế vàchủ động hội nhập kinh tế
Tuy nhiên vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế, sự bất cập này thể hiện ởtính chưa đồng bộ Đó là sự “phân mảnh thể chế_mà cụ thể là 36 tỉnh là 36 nềnkinh tế, 22 bộ và 4 cơ quan ngang bộ trở thành những lô-cốt quyền lực”_TS VũThành Tự Anh
-Chính sách đôi khi hoặc bất cập hoặc chồng chéo hay cảm tính
tỉ lệ nợ công Việt Nam được coi là vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng đã trở nên
Trang 13cao hơn hẳn so với tỉ lệ phổ biến 30% – 40% ở các nền kinh tế đang phát triển vàmới nổi khác Nếu xét mức nợ công bình quân đầu người bình quân đầu ngườitrong vòng 8 năm (từ 2001 đến 2009), mức nợ công bình quân đầu người đã tănggần bốn lần, từ 144 USD lên tới 548 USD, tức trung bình hơn 18%/năm, trong khitốc độ tăng GDP bình quân đầu người của cùng thời kì chỉ là 6%/năm Nợ côngtăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách cao và kéo dài đã đe dọa tính bềnvững của quản lí nợ công và gây áp lực lên lạm phát Điều này mâu thuẫn vớinguyên tắc cơ bản của quản lí nợ là nợ hôm nay được trang trải bằng thặng dưnăng suất ngày mai Đây cũng là nguyên nhân chính khiến xếp hạng tín nhiệmquốc gia của Việt Nam đều bị các cơquan xếp hạng tín dụng hạ thấp.
1.9 Môi trường kinh doanh
-Bước đầu đổi mới theo nền kinh tế thị trường với 3 khu vực là nhà nước, tư nhân
và đầu tư nước ngoài
-Các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả, đangnắm giữ 75% giá trị tài sản quốc gia, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 60% lượngvốn tín dụng ngân hàng trong nước, hơn 70% tổng vốn vay nước ngoài nhưng hiệuquả kinh doanh thấp Chưa đến 40% doanh nghiệp nhà nước có mức lãi bằng hoặccao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại
-Đóng góp của nhà nước vào ngân sách là 17%; việc làm 24%; GDP 27,8%; sảnxuất công nghiệp 20,1%
1.10 Chỉ số phát triển con người
-Nhờ chú trọng các công tác giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khỏe con người, hạnchế tỷ lệ sinh bằng cách phát động các phong trào kế hoạch hóa gia đình, nên chỉ
số phát triển con người của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể
-Đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện Đến năm
2008 ở Việt Nam đã có 89,4% xã đã có điện, 94,6% xã có đường trải nhựa, 98,9%
xã có trường tiểu học và 99% các xã có trạm y tế Nhiều mục tiêu đề ra đã đạt được
Trang 14hoặc vượt mức như tỷ lệ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 2,1%, tỷ lệ suy dinhdưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng đạt79,8% Tuổi thọ của người dân (năm 2006) đạt 71,3 tuổi Phần lớn người dân ViệtNam đã có những tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày như điện, nước sạch,
ti vi… Tỷ lệ hộ dân có phương tiện đi lại bằng xe máy, ô-tô và sử dụng các phươngtiện sinh hoạt cao cấp như điện thoại di động, máy tính cá nhân,… ngày càng có xuhướng tăng nhanh
2 Tăng trưởng của kinh tế VN so với các nước trong khu vực – lý luận và thực tiễn :
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời thời kỳ đổi mới luôn đạt mức tăngtrưởng cao đứng thứ 2 Châu Á và trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc), được cộngđồng quốc tế đánh giá cao Tuy vậy về tốc độ cũng như chất lượng tăng trưởng cònnhiều điều phải làm sáng tỏ nếu như chúng ta so sánh tốc độ và chất lượng tăngtrưởng của Việt Nam với các nước trong khu vực Vấn đề đặt ra là với tốc độ vàchất lượng tăng trưởng như vậy đã tương xứng với tiềm năng của Việt Nam haychưa? So với các nước trong khu vực hiện nay chúng ta đang ở đâu ? Làm thế nào
để tăng trưởng bền vững và nâng cao chất lượng tăng trưởng để Việt Nam thu hẹpkhoảng cách phát triển với các nước trong khu vực
2.1 Lý luận về tăng trưởng kinh tế và so sánh quốc tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô đặc biệt quan trọng và
nó thường được đo bằng sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổngsản phẩm quốc nội (GDP)
Có rất nhiều yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cả
về chất và lượng Có thể liệt kê các yếu tố quan trọng sau đây ảnh hưởng đến chấtlượng tăng trưởng như : Khối lượng và chất lượng lao động đã thực hiện; Số lượng
và chất lượng lao động có thể sử dụng; Khối lượng và chất lượng công cụ laođộng; Sự phối hợp của các nhân tố sản xuất trong một không gian cụ thể; Phương
Trang 15thức sản xuất, khoa học - công nghệ; Tổ chức; Tài nguyên tự nhiên; Cơ sở hạ tầng;Môi trường tự nhiên và môi trường sống v.v Các yếu tố này tạo thành năng lựcsản xuất kinh tế quốc dân hay tiềm năng sản xuất kinh tế quốc dân của một quốcgia.
Tăng trưởng kinh tế được tính bằng:
- Sự tăng trưởng của đại lượng tuyệt đối tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổngsản phẩm quốc nội (GDP)
- Sự tăng lên của GNP hoặc GDP bình quân đầu người
Về lý luận cần làm rõ và phân biệt khái niệm tăng trưởng về chất (hay chiều sâu)
và tăng trưởng về lượng (hay về chiều rộng)
Nếu GNP bình quân đầu người luôn tăng thì quá trình tăng trưởng được xem làtăng trưởng về chất Trường hợp giá trị tuyệt đối GNP tăng lên nhưng giá trị GNPbình quân đầu người không tăng, thậm chí giảm được xem là quá trình tăng trưởng
về lượng
Trong phân tích và so sánh kinh tế vĩ mô với các nước, tăng trưởng kinh tế được
đo bằng GNP (GDP) bình quân đầu người là một chỉ số rất quan trọng và chịu ảnhhưởng của sự gia tăng dân số Tốc độ gia tăng GDP bình quân đầu người sẽ bằngtốc độ tăng trưởng GDP trừ đi tốc độ gia tăng dân số
Có một thực tế, mặc dù kinh tế tăng trưởng thậm chí là sự tăng trưởng về chất nhưmột tín hiệu tích cực của sự phát triển nhưng không có nghĩa là mức sống củangười dân đã được nâng lên một cách tương ứng Bởi vì mức sống của người dântăng lên ngoài sự tăng trưởng kinh tế về chất còn chịu ảnh hưởng của các yếu tốkhác như:
- Sự phân phối GDP giữa các nhóm kinh tế xã hội và các hộ gia đình, giữa cácvùng và địa phương, giữa tiêu dùng cá nhân, tiêu dùng cộng đồng, đầu tư và sựtăng trưởng của ngoại thương
- Chính sách thuế, tiền tệ, lạm phát
Trang 16Từ những điều trên cho thấy, khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế không thể táchrời mà cần phải đặt nó trong mối liên hệ và chế ước lẫn nhau với những đại lượngkinh tế khác nhau như:
- Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế, khối lượng tiền trong lưu thông, hệ thống thuế và các cânbằng về kinh tế biểu hiện qua các thị trường: Thị trường lao động, thị trường vốn,thị trường tiêu dùng, thị trường hàng hoá đầu tư, thị trường dịch vụ, thị trường tiềntệ
- Tăng trưởng kinh tế với cán cân thanh toán và phân phối
Mặt khác, khi nghiên cứu tăng trưởng, phải quan tâm tới chất lượng tăng trưởng,tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo tính bền vững trong sự tương tác với các yếu tố
xã hội và môi trường Tăng trưởng kinh tế phải tạo ra nhiều việc làm, không tạo ra
sự chênh lệch giầu nghèo bất hợp lý, không huỷ hoại hay làm ô nhiễm môi trường.Ngoài ra, phải xem xét sự tác động hay sự đóng góp của 3 yếu tố đầu vào là vốn,lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp TFP (Total Farotor Productivity)vào sựtăng trưởng; nếu đóng góp của TFP vào sự tăng trưởng càng cao thì chất lượngtăng trưởng càng tốt và ngược lại
Chất lượng tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển người ta còn xem xét ở chấtlượng tăng trưởng bậc cao Tại một cuộc hội thảo của Hội đồng kinh tế xã hội củaLiên hợp quốc TGĐ IMF Micheal Camdessus năm 1990 đã nêu định nghĩa chấtlượng tăng trưởng kinh tế bậc cao như sau: "Tăng trưởng kinh tế chất lượng bậccao là sự tăng trưởng động bền vững có sức đề kháng trước các cơn sốc kinh tế từbên ngoài"
Như vậy, sự tăng trưởng phải đồng hành với sự ổn định về tài chính, tạo ra điềukiện bền vững cho sự phát triển của nền KTQD là sự đảm bảo tăng trưởng đầu tư,đặc biệt là đầu tư vào nguồn nhân lực, đảm bảo các khía cạnh kinh tế - xã hội, môitrường của sự phát triển
Trang 17Việc so sánh trình độ phát triển kinh tế của nước này với nước khác là việc khôngphải dễ vì khó có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể biểu diễn tổng quát trình độ pháttriển của một nước Tuy nhiên khảo sát một nhóm các chỉ tiêu cơ bản thì tiêu chíthường được đem ra so sánh là GNP (GDP) bình quân đầu người được xem là quantrọng nhất Tất nhiên để chính xác hơn phải tính GNP (GDP) bình quân đầu ngườitheo tỉ giá so sánh ngang bằng sức mua PPP (Purchasing Power Parity).
Tuy nhiên ở đây còn có 2 vấn đề cần phải đề cập: Thứ nhất là vấn đề phân phối.Nếu việc phân phối thu nhập quá bất bình đẳng thì ý nghĩa của việc tăng GNP(GDP) bình quân đầu người sẽ giảm đi Thứ 2 là liên quan đến môi sinh, môitrường, điều kiện làm việc
Cho nên hiện nay ngoài thu nhập người ta còn tính đến chỉ số phát triển nguồnnhân lực HDI (Human Development Index)
So với Thái Lan năm 2002 GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 21,4%nhưng đến năm 2003 con số đó đã tụt xuống 20,99% Nếu so với cả khối Asean thìGDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2002 bằng 38,0% nhưng đến năm
2003 đã tụt xuống 37,96% Như vậy, mặc dù kinh tế Việt Nam có tăng trưởngnhưng so với các nước trong khu vực đã có tín hiệu tụt hậu
Theo Tác giả Đào Ngọc Lâm (TCTK Báo Thanh niên 29/3/2006): Với tính toán sơ
bộ GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng như hiện nay để GDP bìnhquân đầu người của Việt Nam bằng mức bây giờ của các nước sau đây thì ViệtNam cần một số năm như sau: Indonesia: 5 năm; Philippine: 8 năm; Thái Lan: 20năm; Malaysia: 24 năm; Brunei: 38 năm; Singapore: 40 năm Tất nhiên tác giả giảthiết là các nước này đứng yên( nghĩa là Gy =Gn), song thực tế sau khủng hoảng1997-1998 các nước này cũng có mức tăng khá
2.2 Những vấn đề thực tiễn về so sánh kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực đầu thế kỷ XXI
Trang 18- Trên Báo Thanh niên số 86 ngày 27/3/2006 nhà sử học Dương Trung Quốc có bài
"Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ" và sau đó được Báo Thanh Niên làm đầu
đề diễn đàn để bạn đọc tham gia phân tích, tranh luận nhằm nhận chân giá trị củadân tộc và kiến nghị các giải pháp chấn hưng dân khí, góp phần thúc đẩy tiến trìnhphát triển của đất nước Qua diễn đàn có thể thấy nhiều ý kiến đa dạng và trái chiềunhau, một số thì lạc quan, một số thì quá bi quan về tiến trình phát triển của đấtnước Dưới góc độ khoa học hãy phân tích một cách khách quan đầy đủ và chínhxác để nhận dạng thực trạng kinh tế của Việt Nam so với các nước trong khu vực,trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam hiện đang nằm ở đâu? Muốn vậy hãy sosánh Việt Nam với Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ
Chúng ta so sánh với Thái Lan vì ở trong cùng một khối Asean, có dân số gầntương đương nhau và nhất là vào thập niên 50 hai nước có cùng trình độ phát triển.Theo tài liệu của ECAFE tiền thân của ESCAP thuộc UN, vào năm 1954 GNPbình quân đầu người của Việt Nam là 117 USD trong khi đó Thái Lan vào năm
1952 là 108 USD (Indonexia là 88USD; Hàn Quốc là 55 USD vào năm 1955.)Chọn Trung Quốc và Ấn Độ làm đối tượng so sánh với Việt Nam bởi vì tuy là 2nước khổng lồ nhưng có thể chế chính trị, kinh tế, văn hoá tương đồng với ViệtNam và cũng đều đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu mặc dù không phân tích
cụ thể như Thái Lan Đặc biệt Trung Quốc lại cũng chuyển đổi từ kinh tế kế hoạchhoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường như Việt Nam
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN.