Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì chúng ta sẽ có hai cách nhìn, trước hết là nhìn vào những lĩnh vực đang dẫn dắt tăng trưởng để xem năm 2017 sẽ thế nào.
Năm 2016 lĩnh vực dẫn dắt tăng trưởng là công nghiệp chế tạo, gắn với xuất khẩu từ khu vực FDI. Tuy nhiên, xuất khẩu lại phụ thuộc nhiều vào cầu thế giới, nhưng cầu thế giới năm 2017 theo dự báo sẽ phục hồi khó khăn, chưa kể những cú sốc, những rủi ro do tính bất định từ địa chính trị, tài chính tiền tệ, giá cả hàng hoá, liên quan đến thương mại đầu tư toàn cầu với chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên.
Một lĩnh vực nữa cũng giữ vai trò dẫn dắt tăng trưởng năm qua là xây dựng. Đây là ngành có hệ số kéo đối với các ngành kinh tế khác là khá cao, nó liên quan đến 2 lĩnh vực rất quan trọng là kết cấu hạ tầng và BĐS.
Trong khi đó, với đầu tư công thì ngân sách hiện nay đang rất hạn chế. Trong nguồn lực hạn hẹp, Việt Nam phải lựa chọn những nội dung ưu tiên, do đó có thể có những khó khăn nhất định, mặc dù trước mắt nguồn vốn ODA năm 2017 vẫn còn, hoặc có thể phát hành trái phiếu nhưng có những giới hạn nhất định.
Với BĐS, hiện còn nhiều tranh cãi, nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng phần nhiều đánh giá cho rằng thị trường đang hồi phục, nhưng năm nay tốc độ có phần giảm. Ngoài ra, có thể để ý đến lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Năm 2016 Việt Nam thể thu hút được 10 triệu khách nước ngoài, một con số được coi là lớn nhất từ trước đến nay.
Chúng ta cũng nên hy vọng mưa hòa gió thuận để nông nghiệp trở lại với quỹ đạo bình thường, dù tăng trưởng thấp nhưng không phải là tăng trưởng âm như trong 6 tháng đầu năm 2016 này.
Cách thứ hai là nhìn về tổng cầu về tiêu dùng. Các báo cáo cho thấy tiêu dùng của Việt Nam còn tốt, các chỉ số điều tra về cầu tiêu dùng của Việt Nam vẫn rất lạc quan. Tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam thể hiện qua chỉ số bán lẻ tăng khá mạnh, đây là nhân tố tích cực.
Tuy nhiên, phải lưu ý tốc độ tăng tiêu dùng qua bán lẻ nhưng trừ đi yếu tố giá cả thì năm nay tăng tích cực nhưng bắt đầu tăng thấp hơn năm ngoái. Trong bối cảnh tính bất định và rủi ro gia tăng chúng ta cần cẩn trọng hơn.
“Kinh tế Việt Nam là ánh sáng hiếm hoi trong bức tranh ảm đạm của hầu hết
các nền kinh tế mới nổi”, ông Glenn nói.
“Nhìn vào Việt Nam chúng ta phải tự hào về thành tích của Việt Nam so với các nền kinh tế Châu Á khác, kể cả xuất khẩu hay nhập khẩu đều có giá trị đáng kể. Về thị trường tiền tệ, đồng Việt Nam vẫn ổn định trong thời gian qua trong khi đồng
Baht của Thái Lan, Ringit của Malaysia hay tiền của Indonesia bị yếu đi đáng kể do ảnh hưởng của suy thoái thương mại”
Theo ANZ, sự suy thoái diễn ra nặng nề nhất ở các quốc gia sản xuất hàng hóa mà cơ cấu xuất khẩu không đa dạng như Malaysia (xuất khẩu hóa lỏng chiếm 10% GDP) hay Indonesia (xuất khẩu dầu thô chiếm 15% GDP).
Trong khi đó, Việt Nam đa dạng hóa các ngành hàng xuất khẩu rất nhanh chóng, từ các mặt hàng truyền thống như dệt may, dầu thô, thủy hải sản là chủ lực; hiện kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như điện thoại di động, máy tính… các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn và hàm lượng công nghệ cao hơn.
“Tốc độ đa dạng hóa nhanh chóng góp phần củng cố sức bật, sức bền của kinh tế Việt Nam, giúp chống lại các cú shock kinh tế trong giai đoạn hiện nay”, ông Glenn nhận định.
Tăng trưởng GDP Quý 3 của Việt Nam đạt 6,5% tính từ đầu năm, cao hơn so với dự kiến. Điều này khiến ANZ một lần nữa naagn dự báo tăng trưởng GDP lên 6,8% cho năm 2015 và 6,9% cho năm 2016 (so với dự báo trước đây là 6,5% và 6,5%).
GDP 2017 của Việt Nam được dự báo có thể tăng ở mức 7%, thậm chí 7,5%, và có thể cao hơn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc 1% trong năm này.
Tuy nhiên, ANZ tiếp tục giữ nguyên quan điểm: Triển vọng tăng trưởng cao hơn của Việt Nam có thể đi kèm theo thâm hụt cán cân vãng lai nhẹ trong trung hạn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu quan trọng trong phát triển bền vững và xây dựng nền kinh tế xanh, quyết định thời gian hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.