Một số giải pháp :
Một là: đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế.
Tạo dựng môi trường, đổi mới thể chế phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thông qua: Đưa vào vận hành các quy tắc, chuẩn mực về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường; bảo đảm cho các quy tắc, chuẩn mực thị trường trên cơ sở hoàn thiện các cơ chế bổ sung giữa thị trường và Nhà nước; tạo ra cơ chế dân chủ hơn trong quản lý kinh tế theo hướng chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả; tạo ra “sân chơi” kinh tế mang tính cạnh tranh, bình đẳng nhờ hệ thống các thị trường hoàn chỉnh và hoạt động hiệu quả; bảo đảm các chủ thể thị trường thể hiện được vai trò và bình đẳng với nhau trong hoạt động.
Hoàn thiện quy trình hoạch định chính sách kinh tế. Để có được các chính sách hiệu quả, cần có quy trình xây dựng và thực hiện chính sách hiệu quả và khoa học. Cách tiếp cận chính sách mới cần dựa trên số liệu thực tế, phân tích và đánh giá khoa học để xây dựng các chính sách phù hợp với thực tiễn và cần có quy trình rõ ràng để theo dõi, đánh giá chất lượng và sự phù hợp của chính sách. Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch, cần củng cố, nâng cao năng lực và phối hợp tốt hơn. Trong quá trình xây dựng chính sách đối thoại giữa Chính phủ và các khu vực ngoài chính phủ, cần thực hiện một cách có hệ thống.
Tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân. Những thay đổi lớn của nền kinh tế và bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới công tác này. Những nội dung chủ yếu là: Cần phải có luật về công tác kế hoạch, khung pháp lý quan trọng cho hoạt động của các cơ quan kế hoạch; nâng cao chất lượng và bảo đảm vị trí trung tâm trong công tác kế hoạch của kế hoạch trung hạn 5 năm; kế hoạch mang tính định hướng nhiều hơn thông qua việc thu hẹp hệ thống chỉ tiêu kế hoạch và ít định lượng hơn; quá trình lập kế hoạch phải đổi mới theo hướng dân chủ và công khai, phát huy vai trò của các địa phương và thu hút nhiều hơn sự tham gia của người dân và các bên có liên quan; việc điều hành kế hoạch cần phải chuyển từ sự can thiệp trực tiếp của Trung ương và các bộ, ngành sang duy trì các cân đối vĩ mô, sử dụng các công cụ gián tiếp; phương pháp kế hoạch hóa theo chương trình mục tiêu nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc nhất về kinh tế - xã hội đang dần được hoàn thiện.
Phân cấp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương. Cần thiết phải rà soát, xem xét lại cơ chế phân cấp và chế độ trách nhiệm giải trình hiện nay, đồng thời củng cố chức năng giám sát và kiểm soát của Trung ương đối với cấp địa
phương trong ban hành và thực thi chính sách, thẩm quyền được giao. Các vùng hay địa phương cần được khuyến khích nâng cao tính tự chủ và năng lực cạnh tranh của mình dựa trên những lợi thế và vị trí đặc thù của vùng, địa phương.
Hai là:Tạo ra và duy trì năng lực sản xuất có chiều sâu hiệu quả, sức cạnh tranh cao.
Tạo ra động lực mới cho nền kinh tế nhờ:
1- Phát triển các ngành công nghiệp có nhiều lợi thế chuyển dần giai đoạn đầu và giữa sang giai đoạn sau, tập trung vào các ngành cung cấp hàng tiêu dùng lâu bền và hàng tư liệu sản xuất, từ đó, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu 2- Cấu trúc lại và đầu tư thích đáng cho nông nghiệp, nông thôn
3- Phát triển khu vực ngoài nhà nước.
Nâng cao hiệu quả trong huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực:
1- Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ trong nền kinh tế.
2- Nâng cao hiệu quả trong huy động, phân bổ và sử dụng vốn: Trên góc độ nền kinh tế thì việc huy động vốn chỉ nên đạt tỷ lệ tương xứng với “trạng thái vàng” của nền kinh tế - tỷ lệ tích lũy cho mức tiêu dùng tối đa. Phân bổ vốn đầu tư trong nền kinh tế nên tập trung vào ngành công nghiệp được định hướng phát triển, đầu tư thích đáng cho nông nghiệp có khả năng công nghệ cao. Đầu tư tập trung, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước.
3- Phát huy vai trò của nhân tố lao động trong tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Huy động tối đa nguồn lực lao động đang trong thời kỳ “dân số vàng” trên cơ sở nâng cao trình độ lao động. Phân bố lại lao động theo hướng kết hợp dịch chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang năng suất cao với dịch chuyển từ ngành có tốc độ tăng năng suất thấp sang ngành có tốc độ tăng năng suất cao. Đổi mới cơ chế chính sách sử dụng lao động, như cần hoàn thiện khung pháp lý cho vận hành của thị trường lao động hoạt động hiệu quả; về tổ chức quản lý và sử dụng lao động, cần xây dựng được cơ chế quản lý và sử dụng sao cho người lao động có động lực yên tâm công tác, phấn đấu vươn lên hoàn thiện bản thân.
4- Nâng cao hiệu quả trong huy động, phân bổ, khai thác và sử dụng tài nguyên. Hoàn thiện thể chế, pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường. Sử dụng
có hiệu quả gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường. Chống thoái hóa và bảo đảm bền vững sử dụng tài nguyên đất. Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước. Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản. Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.
Ba là:Vận hành thúc đẩy tổng cầu.
Kích thích, tạo điều kiện tăng tiêu dùng cá nhân, nâng cao mức sống và đẩy mạnh giảm nghèo:
1- Tăng tiêu dùng cá nhân tiệm cận với mức của nước trung bình và thay đổi cơ cấu tiêu dùng, như tăng thu nhập cá nhân thông qua cải cách và áp dụng chính sách phân phối hợp lý trong nền kinh tế thị trường; bình ổn giá cả, nhất là giá những hàng hóa thiết yếu đi cùng với kiểm soát thị trường; phát triển kết cấu hạ tầng phân phối hàng hóa rộng khắp, nhất là nông thôn, vùng sâu, vùng xa; hoàn thiện và mở rộng hệ thống an sinh xã hội giảm bớt rủi ro trong cuộc sống cho người dân sẽ kích thích tiêu dùng.
2- Nâng cao mức sống cho dân cư nông thôn.
3- Tiếp tục đẩy mạnh giảm nghèo: Tập trung giải quyết thực hiện thành công Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27-12-2008, của Chính phủ.
4- Đổi mới tư duy, phương pháp hoạch định và thực thi chính sách xóa đói, giảm nghèo.
5- Thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở trong triển khai chương trình và chính sách xóa đói, giảm nghèo.
6- Nâng cao chất lượng các chính sách nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo, như các chính sách đất đai, hỗ trợ vốn, lao động - việc làm và an sinh xã hội.
Tăng tỷ lệ hàng hóa đầu tư trong nước trên cơ sở tham gia sâu vào phân công lao động và chuỗi giá trị toàn cầu:
1- Tiếp tục mở rộng quy mô vốn sản xuất của nền kinh tế tương xứng với quy mô nền kinh tế đang mở rộng và đã điều chỉnh tập trung theo chiều sâu trên cơ sở mở rộng đầu tư vào các ngành sản xuất hàng hóa.
2- Khuyến khích các hình thức thuê và chuyển giao tư liệu sản xuất thông qua thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hình thức này cho phép giải quyết khó
khăn về nguồn tài trợ đầu tư, đồng thời đủ thời gian và điều kiện tiếp nhận chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản trị.
3- Nhập khẩu hàng hóa đầu tư với những loại mà nền kinh tế chưa đủ khả năng sản xuất vẫn cần thiết nhưng cần lựa chọn kỹ trình độ công nghệ và điều kiện khả năng khai thác sử dụng có hiệu quả.
Cải thiện thâm hụt ngân sách và giảm nợ công, bằng cách:
1- Điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ dự toán và chi tiêu ngân sách để bảo đảm tốc độ tăng chậm hơn tăng trưởng kinh tế, trong đó quan trọng nhất là minh bạch hóa chi tiêu ngân sách;
2- Nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách thông qua thực hiện thành công chương trình cải cách hành chính, qua đó tinh giảm và nâng cao năng lực của bộ máy nhà nước, góp phần quan trọng giảm bội chi ngân sách;
3- Tăng thêm nguồn thu thông qua phân cấp mạnh trong quản lý thu và chi tiêu ngân sách, giảm dần tình trạng bao cấp từ Trung ương để tăng tính chủ động của chính quyền địa phương;
4- Kiên quyết thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh và cổ phần hóa;
5- Điều chỉnh hướng đầu tư công và nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Cấu trúc lại cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng nâng cao hiệu quả.
Thứ nhất, chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng: Chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu bao gồm duy trì phát triển sản xuất nhóm sản phẩm thô xuất khẩu dựa vào lợi thế - đó là những sản phẩm mà Việt Nam có số lượng nhiều gắn với tài nguyên và nguồn lao động rẻ. Tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm chế biến dựa trên cơ sở nguyên liệu sẵn có của đất nước và tỷ lệ thâm dụng vốn, lao động như nhau, gồm sản phẩm công nghiệp chế biến rau quả, lương thực, thực phẩm; sản phẩm gỗ chế biến; sản phẩm dệt may; sản phẩm điện, điện tử, cơ kim khí, hóa chất, xi-măng; Tăng mạnh các loại hàng hóa có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, đòi hỏi nhiều vốn. Đây là ngành hàng mới mang lại giá trị gia tăng cao nhưng hiện tại chúng ta chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Hàng hóa sản xuất ra phải bảo
ngành cụ thể. Để bảo đảm tính hiệu quả trong phát triển xuất khẩu, điều quan trọng hơn là hàng hóa phải đem lại cho người tiêu dùng những công dụng đặc biệt.
Thứ ba, mở rộng thị trường xuất khẩu trên cơ sở đa dạng hóa thị trường xuất khẩu,
giữ vững và mở rộng thị trường truyền thống, đồng thời tích cực tìm kiếm thị