Bệnh nhân có tâm lýchuộng điều trị bệnh tại các tuyến cao như Viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện nhiđồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện tỉnh gây tốn kém về thời gian và tiền bạc.. Vì vậy
Trang 1Nhưng những năm gây đây một số bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyếtlại tăng lên Bệnh tay chân miệng năm 2006 có 550 bệnh nhi, năm 2007 số trẻ bệnhtay chân miệng 2043 [6] Tỷ lệ các bệnh không lây như hen phế quản, dị ứng, tainạn thương tích lại tăng lên đáng kể
Tình hình bệnh tật trẻ em thay đổi phản ánh sự thay đổi của xã hội và cần có
sự nhìn nhận rõ hơn Ngành y tế cần có được những thông tin cần thiết giúp đánhgiá tình hình sức khỏe trẻ em, xu hướng phát triển của bệnh tật để từ đó có thể đưa
ra các biện pháp thích hợp trong việc phòng bệnh, đầu tư điều trị bệnh và dự phòng
di chứng cho trẻ em Việt Nam
Trong điều kiện chúng ta hiện nay, viêc đầu tư dàn trải cho ngành y tế là mộtviệc không khả thi và gây lãng phí cho ngân sách nhà nước Bệnh nhân có tâm lýchuộng điều trị bệnh tại các tuyến cao như Viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện nhiđồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện tỉnh gây tốn kém về thời gian và tiền bạc
Theo nghị quyết Quốc hội 18, chi tiêu nhà nước cho y tế dự phòng phải đạt ítnhất 30% tổng chi tiêu Vì vậy, cần có một mô hình bệnh tật tại các vùng trong nước
để từ đó nhà nước cũng như các tỉnh có được bức tranh tổng quan về tình hình sứckhoẻ của người dân và có được sự đầu tư hợp lý về y tế, cũng như phát triển nguồnnhân lực cho địa phương
Trang 2Trong những năm qua, mô hình bệnh tật của trẻ em Việt Nam đã có nhiều thayđổi Tỷ lệ các bệnh suy dinh dưỡng, nhiễm trùng – ký sinh trùng, nhiễm khuẩn hôhấp cấp, tiêu chảy có giảm nhưng vẫn còn cao, đây là mô hình bệnh của các nướcđang phát triển Trong khi đó các bệnh béo phì, chuyển hóa, tai nạn thương tích bắtđầu tăng lên, đây là mô hình bệnh của các nước đã phát triển Hầu hết, các nghiêncứu về mô hình bệnh tật trẻ em đều xuất phát riêng lẽ tại các tỉnh và hầu hết đượclàm tại bệnh viện hay tại từng khoa phòng để nghiên cứu về mô hình bệnh củanhóm bệnh Riêng chúng tôi mong muốn được thực hiện nghiên cứu này để nắmđược tình hình chung của vùng đồng bằng sông Cữu Long để có hình ảnh tổng quan
về tình hình bệnh tật cũng như tử vong của trẻ em Với mong muốn đó chúng tôi
tiến hành thực hiện nghiên cứu “Khảo sát mô hình bệnh tật ở trẻ em vùng đồng
bằng sông Cửu Long” với các mục tiêu sau:
- Mô hình bệnh tật trẻ em ở đồng bằng sông Cửu Long
- Tỷ lệ tử vong và nguyên nhân của trẻ em ở đồng bằng sông Cửu Long
Trang 3TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 Một số phương pháp nghiên cứu mô hình bệnh tật
1.1 Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại cộng đồng
Có nhiều phương pháp thu thập số liệu tại cộng đồng như: phỏng vấn trựctiếp, quan sát, xét nghiệm môi trường, sử dụng các số liệu có sẳn tại các cơ quan
1.1.1 Thu thập thông tin bằng phỏng vấn:
- Sử dụng bộ câu hỏi để phòng vấn các hộ gia đình hoặc đại diện của hộ giađình về tình hình bệnh tật gia đình
- Đối với bệnh tật trẻ em: thông thường phỏng vấn bà mẹ thường chính xáchơn những thành viên khác trong già đình Nếu không có mẹ bé thì phỏng vấnngười trực tiếp nuôi bé
- Kết quả nghiên cứu tùy thuộc nhiều vào bộ câu hỏi và người hỏi Trình độngười được phòng vấn cũng ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin thu thập.Thời gian phỏng vấn không nên quá dài vì làm người được phỏng vấn mệt dẫn đếnsai lệch thông tin Thông thường thông tin nên được lấy trong thời gian 1 tháng đến
3 tháng gần nhất, vì xa hơn người được phỏng vấn không thể nhớ hết sẽ ảnh hưởngđến độ chính xác của thông tin
- Ưu điểm của phương pháp này là có thể lấy được số liệu trong một thờigian ngắn có thể đưa ra được các thông số cần thiết mà nghiên cứu đòi hỏi, so sánhđược với các nghiên cứu ở các địa phương khác trong cùng một thời điểm nghiêncứu Đó là căn cứ quan trọng của việc đề ra các giải pháp thích hợp, đặc biệt trongphòng bệnh
1.1.2 Thu thập số liệu bằng thăm khám lâm sàng
- Điều tra viên tiến hành thăm khám lâm sàng trẻ để phát hiện các bệnh hiệnmắc Phương pháp này thường tốn kém và tốn công Một số bệnh cần có sự hổ trợcủa xét nghiệm chính vì vậy kết quả điều tra bằng khám lâm sàng thường cho tỷ lệmắc bệnh cao hơn phỏng vấn
Trang 4- Yếu tố chủ quan của các điều tra viên trong nghiên cứu mô hình bệnh tật tạicộng đồng rất lớn do không có các xét nghiệm lâm sàng hổ trợ Đây là lý do làmcho mô hình bệnh tật tại cộng đồng thường khác biệt với mô hình bệnh tật tại bệnhviện Một số bệnh hiếm gặp như u, bệnh lý về máu thường khó phát hiện được trongnghiên cứu tại cộng đồng Thông thường, khám lâm sàng trong cộng đồng thườngtầm soát các bệnh thường gặp, nhóm bệnh thường gặp Để tăng tính chính xác cần
có tiêu chuẩn chẩn đoán cộng đồng và tập huấn cẩn thận
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự về thực trạng sức khỏe và môhình bệnh tật của trẻ em Việt Nam chỉ ra rằng khi điều tra ở cộng đồng tỷ lệ mắcbệnh khối u là hầu như không có, nhưng thực tế ở các bệnh viện tỷ lệ bệnh nhi mắccác bệnh khối u là 2,87% ở các bệnh viện Tỉnh và 5, 31% ở Viện Nhi [7]
1.1.3 Thu thập số liệu có sẳn
- Số liệu được lưu tại các cơ quan có liên quan như: Sở y tế, phòng kế hoạchtổng hợp bệnh viện, trạm y tế Số liệu này thường không chính xác do chưa có hệthống lưu trữ Đa số nghiên cứu lấy số liệu sẳn có là hồi cứu Số liệu này thườngkhông thỏa được hết yêu cầu của nghiên cứu
1.2 Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại bệnh viện
- Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong bệnh viện chủ yếu dựa vào số liệu lưutrữ tại Sở y tế, các bệnh viện Tất cả các bệnh viện hiện nay đều sử dụng bảng phânloại bệnh ICD10 theo quy định của Bộ Y tế Bệnh viện có mẫu bệnh án thống nhất
do Bộ Y tế quy định Do đó, người thu thập cũng thuận lợi trong lấy số liệu
- Trong bệnh viện hầu hết bệnh nhân được khám và cho xét nghiệm nên việcchẩn đoán và phân loại bệnh thường chính xác hơn cộng đồng Tuy nhiên, có sựchệnh lệch giữa các tuyến bệnh viện do có sự chênh lệch về trình độ và phương tiệnxét nghiệm
- Các số liệu thu thập được hồi cứu phụ thuộc vào bệnh sử của bệnh nhân saukhi ra viện, phụ thuộc vào người công tác thống kê, sắp xếp mã số, do đó có thể cómột số khác biệt về chất lượng giữa bệnh án (chẩn đoán bệnh) và phân loại bệnh tật,giữa bệnh viện địa phương và trung ương
Trang 5- Một số bệnh nhẹ được điều trị ngoại trú như bệnh răng hàm mặt, viêm hôhấp trên, ghẻ sẽ gây ra sự khác biệt giữa mô hình bệnh tật cộng đồng và mô hìnhbệnh tật tại bệnh viện [11]
- Nhiều bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số do điều kiện tiếp xúc vớicác dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn hay trình độ dân trí thấp, sẽ tự điều trị tại nhà hayđiều trị tại thầy lang không được mô tả trong mô hình bệnh tật của bệnh viện
- Một số bệnh mạn tính có thể điều trị nhiều đợt như Thalasemia, hội chứngthận hư, tim bẩm sinh … phải nhập viện nhiều lần trong năm làm ảnh hưởng đếnthống kê Điều này là sự khác biệt giữa mô hình bệnh tật và cấu trúc bệnh tật
- Do sự phát triển của xã hội và sự thay đổi cơ cấu quản lý ngày càng cónhiều bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện tư, phòng khám tư nhân, tự mua thuốctại các nhà thuốc làm ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật thực tế
2 Các phương pháp nghiên cứu về tử vong
2.1 Các hệ thống báo cáo định kỳ
- Thông tin tử vong thông thường được ghi nhận bởi đơn vị xã Cán bộ ý
tế thôn bản, cộng tác viên, các cơ quan hành chánh như công an ghi nhận cáctrường hợp tử vong báo cáo về trạm y tế hay ủy ban nhân dân phường Trạm y
tế xã sẽ báo cáo về Trung tâm y tế huyện, sau đó Trung tâm y tế huyện báo cáo
về Sở y tế Thông tin về số lượng tử vong thường đủ nhưng thông tin liên quanđến tử vong thường bị sai lệch hay không đầy đủ, vì cán bộ y tế thôn bản thiếukiến thức chuyên môn
- Nguồn số liệu thu thập từ phòng khám, bệnh viện, trạm y tế Trong trườnghợp này thông tin thường chính xác do có được giấy xuất viện hay giấy khai tử Tuynhiên, số liệu sẽ bỏ sót những trường hợp tử vong không đến cơ sở y tế như tai nạnthương tích, tử vong tại nhà
- Số liệu tử vong thu thập được kết hợp với dân số xã, huyện, tỉnh sẽ tínhđược: tỷ suất tử vong thô, tỷ suất tử vong theo tuổi – nhóm tuổi, theo giới …
Trang 62.2 Điều tra dân số
- Tiến hành trên quy mô cả nước Việc thực hiện được sự chỉ đạo của cơ quanđầu ngành như Bộ y tế Quá trình tiến hành tốn kém và tốn thời gian Thông tin thuđược là tỷ lệ tử vong nhưng nguyên nhân tử vong không được xác định Thườngdùng trong báo cáo tình hình phát triển của xã hội, ít sử dụng trong y khoa
2.3 Hệ thống theo dõi giám sát tử vong theo điểm “Sentinel”
- Một số xã được chọn làm điểm canh gác “sentinel” để ghi nhận các trườnghợp tử vong cho cả huyện Các trường hợp tử vong đượ ghi chép đầy đủ, chính xác
do cán bộ y tế được tập huấn thực hiện
- Điểm canh gác có thể là bệnh viện, tuy nhiên, mô hình tử vong ở bệnh viện
sẽ khác mô hình tử cộng đồng
- Thực hiện hệ thống theo dõi có ưu điểm: cùng một thời điểm theo dõi,phương pháp thu thập số liệu thống nhất, chuẩn hóa và kiểm soát chặt chẽ, vì vậycho phép so sánh giữa các thời gian nhiều năm, giữa các địa phương để phát hiện sựkhác biệt, thay đổi mô hình tử vong Phương pháp này cần tập huấn người thu thập
số liệu, có kiến thức y khoa nên là nhân viên y tế làm việc tại trạm y tế xã, phường
2.4 Kỹ thuật giải phẫu lời nói (verbal autopsy)
Để điều tra nghiên cứu, người ta phải có thiết kế nghiên cứu một cách khoa học, trong đó các mối quan hệ nhân - quả được chú ý Trong nghiên cứu này người ta áp dụng kỹ thuật “giải phẫu tử thi qua lời kể” hay còn gọi “giải phẫu lời nói” (GPLN).
GPLN là kỹ thuật nghiên cứu một trường hợp TV qua phỏng vấn người
mẹ (đối với chết trẻ em) hoặc người nhà, người chứng kiến lúc hấp hối của người đã chết về những biểu hiện bệnh lý dẫn đến cái chết
GPLN là phương pháp nhằm tìm hiểu nguyên nhân tử vong Để chuẩn
bị cho phỏng vấn người ta phải chuẩn hóa bộ câu hỏi cũng như chuẩn hoá tiêu chuẩn chẩn đoán hồi cứu nguyên nhân chết Việc hồi cứu thường dễ dẫn đến sai sót chủ quan do “sai số nhớ lại” của đối tượng được phỏng vấn và sai số
Trang 7do kỹ thuật phỏng vấn, tổ chức phỏng vấn và các tình huống bất lợi khác, trong đó có nhiều “sai số ngẫu nhiên” Nếu bộ câu hỏi được chuẩn bị không khoa học, không phù hợp với đối tượng sẽ dẫn đến “sai số hệ thống” “Sai số nhớ lại” là nhược điểm rất cơ bản của phương pháp này Để hạn chế nó thường phải hỏi về nguyên nhân tử vong trong một khoảng thời gian càng gần với hiện tại càng tốt.
Trong điều kiện chưa có qui định bắt buộc khai báo TV cũng như người chết
tại nhà còn quá nhiều như hiện nay, GPLN là kỹ thuật có thể áp dụng được với độ tin cậy nhất định Việc kết hợp thông tin từ nhiều nguồn về một trường hợp tử vong
với các “trọng số” (tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của triệu chứng hoặc dấu hiệu)trong việc ước đoán, nhận dạng nguyên nhân tử vong
3 Bảng phân loại bệnh theo mã ICD 10 năm 2010 [2,3,11,14,15]
Phân loại bệnh tật quốc tế và những vấn đề liên quan đến sức khỏe(International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems,viết tắt ICD) cung cấp mã hóa các bệnh thành những mã ngắn gọn, làm chuẩn chocông tác nghiên cứu và thực hành y học Không những giúp ích khi bệnh nhân đượcchuyển từ nước này sang nước khác (tránh lỗi dịch), ở trong cùng một nước ICDcũng giúp tránh sự hiểu sai do cách dùng từ khác nhau giữa nhân viên y tế do đàotạo bởi các trường khác nhau, hoặc được đào tạo trong các thời kỳ khác nhau WHO
đã cập nhật từ ICD lần thứ 5 đến nay trên thế giới đang sử dụng bảng ICD10
3.1 Giới thiệu về bảng mã ICD 10
Bảng mã ICD 10 được chia thành 21 chương
Chương I: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
Chương II: Bướu tân sinh
Chương III: Bệnh về máu, cơ quan tạo máu, và các rối loạn về các cơ chếmiễn dịch
Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hóa
Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi
Trang 8Chương VI: Bệnh hệ thần kinh
Chương VII: Bệnh mắt và màng phụ
Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm
Chương IX: Bệnh hệ tuần hoàn
Chương X: Bệnh hệ hô hấp
Chương XI: Bệnh hệ tiêu hóa
Chương XII: Bệnh da và mô dưới da
Chương XIII: Bệnh hệ cơ, xương khớp và mô liên kết
Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu sinh dục
Chương XV: Thai nghén, sinh đẻ, hậu sản
Chương XVI: Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh
Chương XVII: Dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường nhiễm sắc thể
Chương XVIII: Các triệu chứng, dấu hiệu và những biểu hiện lâm sàng và cậnlâm sàng bất thường, không phân loại ở nơi khác
Chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyênnhân bên ngoài
Chương XX: Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và tử vong
Chương XXI: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúcdịch vụ y tế
Trang 9Chương II được chia thành 04 nhóm: bướu ác tính, bướu tân sinh tại chổ,bướu lành, bướu tân sinh không rõ hoặc không biết tính chất
3.3 Cấu trúc một nhóm trong mỗi chương:
Trong mỗi nhóm có thể được chia thành phân nhóm nhỏ hơn hay phân chiathành từng bệnh
Ví dụ
Chương II được chia thành 04 nhóm, Nhóm 1 được chia thành 4 phân nhóm nhỏ Chương X J00 - J06: Viêm hô hấp trên, J00: viêm mũi họng cấp (cảm thường)
4 Các nghiên cứu mô hình bệnh tật
- Những nghiên cứu trên thế giới trong nhiều năm đã chứng minh sức khoẻ
và mô hình bệnh tật thường phản ánh trung thực điều kiện sống về kinh tế, yếu tốmôi trường, văn hóa, tập quán nơi mà trẻ em sinh ra và lớn lên [11]
- Tại Campuchia, các bệnh thường gặp là sốt rét, lao, tiêu chảy cấp, nhiễmkhuẩn hô hấp cấp, sốt xuất huyết… chủ yếu là bệnh nhiễm trùng Đây là mô hình bệnhtật ở các nước đang phát triển, điều kiện kinh tế thấp, an sinh xã hội chưa tốt [17]
- Tại Hồng Công, nước phát triển, thì mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnhkhông lây Trong 5 bệnh thường gặp thì 3 bệnh là bệnh không lây (tiểu đường, timmạch, hen) và 2 bệnh lây (Nhiễm khuẩn hô hấp cấp và bệnh da) [18]
- Nghiên cứu tại Viện nhi trung ương của Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự thì 5nguyên nhân hàng đầu là: bệnh lý hô hấp (25,1%), nhiễm khuẩn – ký sinh trùng(16,9%), di tật bẩm sinh (9,4%), bệnh tiêu hóa (8%), bệnh hệ thần kinh (5,9%) [7]
- Một nghiên cứu khác gần đây tại bệnh viên nhi đồng 2, cho thấy có sự thayđổi theo thời gian [6]:
Trang 10- Các bệnh nhiễm khuẩn trong chương trình tiêm chủng mở rộng (Lao, Bạchhầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Sởi, Viêm gan siêu vi B) vẫn tiếp tục giảm [6].
- Nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm 1999 –
2003 của Nguyễn Thị Ân cho thấy các bệnh thường gặp nhất là: hô hấp (47,58%),nhiễm khuẩn và ký sinh trùng (16,08%), chấn thương, ngộ độc và do hậu quả củacác bệnh khác (14,95%) [1]
Theo báo cáo của WHO năm 2009 thì tỷ lệ tiêu chảy tại cộng đồng của Việt Nam là 16% [12]
Theo tác giả Nguyễn Đình Học: 5 bệnh thườn gặp ở trẻ em là: nhiễm khuẩn
ký sinh trùng (chương I), bệnh nội tiết dinh dưỡng chuyển hóa (chương IV), bệnh tiêu hóa (chương XI), bệnh lý hô hấp (chương X) [4]
Cũng theo tác giả này, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và trên 5 tuổi cũng khác nhau
Theo Châu Hữu Hầu và cộng sự, nghiên cứu tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổitại cộng đồng tỉnh An Giang năm 1993 cho biết tỷ lệ TV trẻ dưới 5 tuổi tại tỉnh này
là 49,02%, ở trẻ dưới 1 tuổi là 36,56% Về nguyên nhân TV: do viêm phổi là 21%,
đẻ non: 11,6%, ngạt và sang chấn sản khoa: 11,6%, chết đuối: 9,95% …
Trang 11ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu
1.1 Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm lấy mẫu: Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cữu Long gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trungương Các tỉnh gồm có: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hậu Giang, KiênGiang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long Thành phố trực thuộc trungương: Cần Thơ Dân số vùng vào khoảng 17,199,000 người (năm 2009) [10]
- Chọn điểm nghiên cứu: Cần Thơ
Đề tài thực hiện gồm 2 phần:
Phần 1: Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong của trẻ em tại bệnh viện
- Chúng tôi thu thập số liệu từ các bệnh viện:
+ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và 2 bệnh viện huyện thuộc tỉnh Cần Thơ Lấy số liệu bệnh nhi nhập viện và số liệu bệnh nhi điều trị ngoại trú
- Số liệu thu thập tại các bệnh viện đã được mã hóa theo bộ số liệu ICD 10gồm có:
+ Hồ sơ bệnh án trẻ từ 0 – 14 tuổi
+ Bệnh nhi được chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâmsàng dựa trên phát đồ điều trị của bệnh viên hay tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y tế
- Tất cả hồ sơ trong bệnh viện được lấy trong 4 năm: lấy hồi cứu hồ sơ bệnh
án trong 3 năm 2010, 2011, 2012, lấy hồ sơ mới trong 1 năm 2013
Phần 2: Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong của trẻ em trong cộng đồng
- Tại tỉnh Cần Thơ, chúng tôi chọn 2 huyện/quận Trong mỗi huyện/quậnchọn ra 3 xã/phường bằng cách bắt thăm ngẩu nhiên
- Thu thập số liệu bệnh tật và tử vong của trẻ tại địa phương (Xã/ phường)trong 1 năm từ ngày 1 tháng 01 năm 2013 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
Trang 121.2 Đối tượng nghiên cứu
- Dân số nghiên cứu: trẻ em (từ 0 tuổi – dưới 15 tuổi) sống tại Vùng đồng bằng sôngCữu Long
- Đối tượng nghiên cứu:
Phần 1: Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong của trẻ em tại bệnh viện
- Tất cả các hồ sơ bệnh án trẻ được điều trị nội trú tại bệnh viện tỉnh và 2 bệnh việnHuyện/ Quận ra viện trong thời gian từ 01/01/2010 đến 31/12/2013
- Số liệu trẻ được điều trị ngoại trú tại phòng khám bệnh viện tỉnh và bệnh việnhuyện
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân là người nước ngoài
+ Bệnh án không đầy đủ các mục lâm sàng và xét nghiệm, không rỏ ràng địa chỉ + Bệnh nhân tử vong trước khi vào bệnh viện (Ghi nhận họ tên và địa chỉ,nếu nằm trong địa điểm nghiên cứu thì thông báo để lấy số liệu tử vong cộng đồng)
Phần 2: Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong của trẻ em trong cộng đồng.
- Tiến hành theo dõi sức khỏe định kỳ hàng tháng trẻ có hộ khẩu tại địa phươngtrong vòng 1 năm từ 01/01/2013 đến 31/12/2013
- Thu thập tất cả những trường hợp trẻ tử vong có hộ khẩu tại địa phương trongvòng 1 năm từ 01/01/2013 đến 31/12/2013 tại các xã/ phường Nghiên cứu nguyênnhân tử vong: toàn bộ các trường hợp trẻ tử vong được báo cáo sẽ được tiến hànhthu thập số liệu bằng bộ câu hỏi để xác định nguyên nhân tử vong
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân là người nước ngoài
+ Bệnh nhân sống ngoài khu vực đồng bằng sông Cửu Long vừa chuyển đến
< 1 năm
Trang 132 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2 Cỡ mẫu:
Phần 1: Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong của trẻ em tại bệnh viện
- Tất cả các hồ sơ bệnh án và thông tin liên quan của trẻ nhập viện và điều trị tạibệnh viện Tỉnh và bệnh viện huyện
- Tất cả số liệu bệnh nhi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Tỉnh và bệnh viện huyện
Phần 2: Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong của trẻ em trong cộng đồng.
* Mô hình bệnh tật trẻ em tại cộng đồng
Cở mẫu được tính bằng công thức:
2 2
2 2 / 1
)1(
p
p p
Z n
Trong đó, n là cở mẫu, Z là hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa là 0,05 => Z = 1,96
ε là sai số tương đối so với p, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn ε = 0,15,
p tỷ lệ bệnh của trẻ em tại cộng đồng trong một năm
Để có thể khảo sát được các bệnh thường gặp và không bỏ sót các bệnh hiếm, chúng tôi chọn một số bệnh để tính cở mẫu và lấy cở mẫu lớn nhất
Tỷ lệ viêm phổi cộng đồng: 30% [8] => n = 399
Tỷ lệ nhiễm khuẩn: 28,2% [6] => n = 435
Tỷ lệ thiếu máu cộng đồng: 17% [5] => n = 834
Trang 14Chọn n = 834 ca Vì chọn mẫu nhiều giai đoạn nên để đảm bảo tính chính xác củamẫu chúng tôi nhân mẫu với hiệu lực thiết kế D =2, làm tròn 1650 trường hợp
* Mô hình tử vong trẻ tại cộng đồng
- Thu thập số liệu tất cả những trường hợp tử vong trong thời gian từ 01/01/2013đến 31/12/2014
Trang 152.3 Phương pháp chọn mẫu:
Phần 1: Tại bệnh viện
Toàn bộ các trường hợp trẻ dưới 15 tuổi đến khám và điều trị tại bệnh việnNhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện quận/huyện có hộ khẩu thường trú tại đồng bằngsông Cửu Long trong thời gian từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013được đưa vào nghiên cứu Số liệu thu thập thông qua bệnh án lưu tại phòng kếhoạch tổng hợp bệnh viện Nhi đồng, bệnh viện Huyện/ quận
- Xem hồ sơ bệnh án lưu trữ tại bệnh án được làm theo mẫu chung của Bộ Y tế
- Sử dụng chẩn đoán theo mã ICD 10, sử dụng mã 3 ký tự
+ Số lượng bệnh nhi nội trú trong năm, theo tháng, theo khoa điều trị
+ Số lượng bệnh nhi điều trị ngoại trú trong năm, theo tháng
+ Số lượng bệnh nhi tử vong của bệnh viện, tại các khoa
+ Số lượng bệnh nhi tử vong trước 24 giờ
Phần 2:
+ Thiết lập bộ câu hỏi, phiếu đánh giá trẻ bệnh dựa trên các hướng dẫn chẩnđoán của Bộ Y tế như chường trình CDD, ARI … để thu thập số liệu