1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT HOẠI tử XƯƠNG hàm dưới SAU xạ TRỊ VÙNG đầu mặt cổ tại BỆNH VIỆN RĂNG hàm mặt TRUNG ƯƠNG hà nội

52 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

LÊ THỊ THANH THỦYKẾT QUẢ PHẪU THUẬT HOẠI TỬ XƯƠNG HÀM DƯỚI SAU XẠ TRỊ VÙNG ĐẦU MẶT CỔ TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II HÀ NỘI - 20

Trang 1

LÊ THỊ THANH THỦY

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT HOẠI TỬ XƯƠNG HÀM DƯỚI

SAU XẠ TRỊ VÙNG ĐẦU MẶT CỔ TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LÊ THỊ THANH THỦY

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT HOẠI TỬ XƯƠNG HÀM DƯỚI

SAU XẠ TRỊ VÙNG ĐẦU MẶT CỔ TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI

Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt

Mã số : CK 62722801

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Lê Văn Sơn

2 TS Đặng Triệu Hùng

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

BẢN CAM KẾT

Tôi là: Lê Thị Thanh Thủy

Học viên lớp: Bác sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành Răng Hàm Mặt –

Khóa 30Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong đề cương luận văn cũng nhưnội dung luận văn này là của tôi, không có sự sao chép của người khác

Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2017

Người viết cam đoan

Lê Thị Thanh Thủy

Trang 5

Danh mục chữ viết tắt

Mục lục

Danh mục bảng

Danh mục hình

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Giải phẫu xương hàm dưới 3

1.1.1 Hình thể dưới 3

1.1.2 Hình thể trong 5

1.1.3 Đặc điểm xương hàm dưới 5

1.2 Xạ trị bệnh ung thư 10

1.2.1 Định nghĩa 10

1.2.2 Nguyên tắc xạ trị 10

1.2.3 Cơ chế tác dụng của tia xạ 11

1.2.4 Các kỹ thuật xạ trị 13

1.2.5 Các phản ứng và biến chứng do tia bức xạ gây ra 14

1.3 Hoại tử xương hàm do tia xạ 15

1.3.1 Định nghĩa 15

1.3.2 Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố nguy cơ 16

1.3.3 Yếu tố giải phẫu và định khu 17

1.3.4 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng 18

1.3.5 Biến chứng, chẩn đoán, dự phòng và điều trị 20

1.3.6 Các nghiên cứu về hoại tử xương hàm do tia xạ trong và ngoài nước 21

Trang 6

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu 23

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 23

2.2.2 Cỡ mẫu 23

2.2.3 Cách chọn mẫu 23

2.2.4 Phương pháp phẫu thuật hoại tử xương hàm và tiêu chuẩn đánh giá sau phẫu thuật 24

2.2.5 Các biến số nghiên cứu 26

2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 29

2.3.1 Công cụ thu thập số liệu 29

2.3.2 Các bước tiến hành 29

2.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 29

2.3.4 Sai số và cách khắc phục 29

2.4 Đạo đức nghiên cứu 29

2.5.Thời gian kế hoạch thực hiện đề tài 30

Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 31

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 31

3.2 Đặc điểm lâm sàng và Xquang của hoại tử xương hàm dưới do tia xạ32 3.3 Kết quả điều trị sau phẫu thuật 34

DỰ KIẾN BÀN LUẬN 36

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 37

DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Bảng 2.1 Bảng tiêu chí đánh giá kết quả phẫu thuật sau 1 tuần 25

Bảng 2.2 Bảng tiêu chí đánh giá kết quả phẫu thuật sau 1 tháng 26

Bảng 2.3 Bảng tiêu chí đánh giá kết quả phẫu thuật sau 3 tháng và sau 6 tháng 26

Bảng 2.4 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 26

Bảng 2.5 Mục tiêu 1: Đặc điểm lâm sàng, Xquang của tổn thương 27

Bảng 2.6 Mục tiêu 2: Kết quả điều trị 28

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi 31

Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 31

Bảng 3.3 Loại ung thư nguyên phát 31

Bảng 3.4 Phân bố tổn thương theo vùng 32

Bảng 3.5 Đặc điểm một số triệu chứng lâm sàng của nhóm nghiên cứu 32

Bảng 3.6 Triệu chứng đầu tiên của tổn thương trong nhóm nghiên cứu 33

Bảng 3.7 Triệu chứng Xquang của tổn thương trong nhóm nghiên cứu 33

Bảng 3.8 Kết quả phẫu thuật sau 1 tháng 34

Bảng 3.9 Kết quả phẫu thuật sau 3 tháng 34

Bảng 3.10 Kết quả phẫu thuật sau 6 tháng 35

Trang 8

Hình 1.2 Xương hàm dưới nhìn từ phía trước chếch trái 4

Hình 1.3 Các cơ nâng, hạ hàm và đưa hàm sang bên 7

Hình 1.4 Các cơ tham gia vận động XHD 8

Hình 1.5 Thần kinh chi phối XHD và vùng hàm mặt 9

Hình 1.6 Động mạch nuôi dưỡng XHD và vùng sọ mặt 10

Hình 1.7 Tổn thương lộ xương 19

Hình 1.8 Lỗ dò ngoài da 19

Hình 1.9 Hình ảnh xương chết, tiêu xương trên Xquang 19

Hình 1.10 Gãy xương bệnh lý 19

Hình 1.11 Biến chứng biến dạng mặt 19

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xạ trị được đánh giá là một phương pháp điều trị có hiệu quả đối với ungthư vùng đầu mặt cổ, nó có thể là một phương pháp điều trị độc lập, có thểkết hợp điều trị trước hoặc sau phẫu thuật, hơn nữa còn có thể kết hợp với hóatrị liệu Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra hoạt tử xương hàm do tia

xạ (ORN) [1]

Hoại tử xương hàm là một biến chứng nghiêm trọng và quan trọng nhấtsau điều trị tia xạ, tổn thương là một vùng xương hoại tử ở một hoặc nhiều vịtrí ở xương hàm trên cũng như hàm dưới do mất khả năng bình thường trong

ít nhất 3 tháng Hoại tử xương hàm do tia xạ có thể phát triển một cách tựnhiên sau nhổ răng, sau phẫu thuật răng miệng, do kích thích bởi răng giả lắpkém hoặc do tình trạng vệ sinh răng miệng kém Trong hầu hết các trườnghợp đều tiến triển dần dần mạn tính, rộng ra gây đau đớn cho người bệnh dẫnđến nhiễm trùng và cuối cùng là gãy xương bệnh lý [2],[3]

Tỷ lệ biểu hiện ORN trong các nghiên cứu được báo cáo dao động 0,9%tới 35% Sự dao động này phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu, giai đoạn củabệnh, tình trạng vệ sinh chăm sóc răng miệng sau điều trị của đối tượngnghiên cứu, thể lực, bệnh kèm theo, liều tia xạ, phạm vi chiếu,….[4],[5],[6]

Do đặc điểm giải phẫu các xương hàm dưới khác với xương hàm trên vềcấu trúc và nuôi dưỡng nên đã có thống kê của nhiều tác giả ORN gặp chủyếu ở xương hàm dưới [6],[7],[8]

Ở Việt Nam, qua tìm hiểu, hiện nay bệnh nhân mắc ORN không phải ít,nhưng các nghiên cứu về vấn đề này chưa được đề cập nhiều, đặc biệt đánhgiá về kết quả can thiệp phẫu thuật hoại tử xương hàm và tìm hiểu một số yếu

tố liên quan đến quá trình điều trị Từ đó, có thể đưa ra một số khuyến cáo vềđiều trị cũng như theo dõi bệnh nhân sau xạ trị vùng đầu mặt cổ Vì vậy

Trang 10

chúng tôi thực hiện đề tài “Kết quả phẫu thuật hoại tử xương hàm dưới sau

xạ trị vùng đầu mặt cổ tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội”

với hai mục tiêu nghiên cứu sau:

1 Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm bệnh nhân được phẫu thuật xương hàm dưới hoại tử sau xạ trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ 08/2017 đến 08/2018.

2 Đánh giá kết quả phẫu thuật cho nhóm bệnh nhân trên.

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Giải phẫu xương hàm dưới

1.1.1 Hình thể dưới

XHD là xương lẻ của hệ thống xương mặt không dính vào xương sọ gồmhai phần

* Phần thân hàm: Hình móng ngựa có hai mặt và hai bờ.

- Mặt trước ở giữa là lồi cằm

- Hai bên có đường gờ đi từ cằm đến bờ trước thân hàm gọi là đườngchéo ngoài trên đường này gần răng hàm nhỏ thứ hai có lỗ cằm cho thần kinh

và mạch máu đi qua

- Mặt sau ở giữa có bốn gai cằm cho cơ cằm lưỡi bám và cơ nằm móng bám

- Trên đường gờ ngoài mỏm cằm có hố dưới lưỡi

- Bờ trên có 16 huyệt răng

- Bờ dưới có hố cho cơ nhị thân bám

* Cành cao cong hơn hình vuông hơi chếch từ trước ra sau.

- Mặt ngoài có đường gờ cho cơ cắn bám

- Mặt trong có gai Spix

- Các bờ:

+ Bờ trước lõm như bị sẻ rãnh

+ Bờ trên là khuyết Sigma có dây thần kinh cắn và mạch máu đi qua

- Mỏm vẹt nằm ở phía trước khuyết để cơ thái dương hàm bám Lồi cầudẹt từ trước ra sau dính với cành cao bởi một thắt là cổ lồi cầu

Trang 12

* Vùng cằm:

- Mặt trước ở giữa là lồi cằm, hai bên là lỗ cằm có bó mạch thần kinhrăng dưới đi qua

- Mặt sau có bốn gai cằm có cơ cằm lưỡi và cằm mảng bám

- Bờ trên có huyệt răng

- Bờ dưới có hố cho cơ nhị thân bám

Hình 1.1: Xương hàm dưới nhìn từ phía sau [9]

Hình 1.2 Xương hàm dưới nhìn từ phía trước chếch trái [9]

Trang 13

1.1.2 Hình thể trong

Xương hàm dưới có tổ chức xương cứng đặc dày bọc ngoài ở giữa là tổchức xốp Mỗi bên có một ống răng dưới cho dây thần kinh và mạch máurăng dưới đi qua Bắt đầu từ lỗ gai Spix ống răng dưới ở phần giữa của mặttrong cành cao, ở trước gai Spix Ống răng dưới tạo thành một hình cong lõm

ở trong lòng xương, điểm thấp nhất khoảng răng hàm lớn thứ nhất, cách bờdưới xương hàm khoảng 4 - 10mm Đến khoảng vị trí răng cối nhỏ, ống răngdưới chia đôi thành hai nhánh nhỏ không bằng nhau Nhánh nhỏ hơn nhánhcửa tiếp tục đường đi của ống răng dưới đi đến đường giữa Nhánh thứ hai lớnhơn chạy quặt lên trên ra sau đổ ra ngoài ở vị trí lỗ cằm

1.1.3 Đặc điểm xương hàm dưới

a Về cấu trúc:

Trong các xương vùng sọ mặt duy nhất chỉ có XHD là cử động được nhờ

cử động của khớp TDH và hệ thống cơ bám, nó tham gia vào chức năng ănnhai, nuốt, nói và thở Vị trí XHD nổi lên giữa cổ và mặt, có nhiều đườngcong theo các hướng khác nhau như góc hàm, cằm, ở giữa cằm có khớp nốibên phải và bên trái XHD là xương dẹt ngoài đặc trong xốp ở giữa có ốngrăng dưới giống như một cái máng độ dày mỏng diện cắt từng chỗ khác nhau.Thân xương có các huyệt răng mang các răng 1; 2; 3 chân dài ngắn to nhỏkhác nhau các răng cắm sâu vào lớp xương xốp, đặc biệt chân răng 3 dài, răng

8 hay mọc lệch biến chứng, có lỗ cằm nơi dây thần kinh răng dưới đi ra Toàn

bộ XHD thì to nhưng khi cử động lại dựa vào lồi cầu, cổ lồi cầu nhỏ bé.Chính vì vậy XHD có nhiều điểm yếu: giữa cằm, răng 3, lỗ cằm, góc hàm, cổlồi cầu

* Đặc điểm cấu trúc XHD trẻ em: Các răng sữa và mầm răng vĩnh viễnchen nhau tạo nên điểm yếu của xương hàm, do đó ở trẻ em gãy XHD hayxảy ra ở vùng xương hàm có mang răng

Trang 14

* Đặc điểm XHD ở người có tuổi: Lớn tuổi thoái hoá xương xốp và tìnhtrạng mất răng đều dẫn đến tình trạng mất xương rìa ổ răng và xương hàmdưới bị giảm theo chiều dọc, theo cành ngang vào khoảng 1 cm do hiện tượngtiêu xương ổ răng Chiều dài của xương hướng trước – sau ở đoạn lồi cằm vàkiến trúc của xương cành cao có sự thay đổi chút ít có thể do diện bám tậncủa cơ tại những khu vực này gây ra Do đó, đa số tổn thương xảy ra vàonhững đoạn mỏng nhất (lỗ cằm, góc hàm).

- Chức năng: nâng hàm và kéo hàm ra trước

• Cơ thái dương:

- Là cơ rộng bám vào hố thái dương có cân thái dương che phủ ở mặtngoài, các thớ tập trung lại bám vào mỏm vẹt XHD

- Chức năng: nâng hàm và kéo hàm ra sau

• Cơ chân bướm trong:

- Từ hố chân bướm xuống dưới, ra sau, bám vào mặt trong góc XHD

- Chức năng: nâng hàm và kéo hàm ra sau

 Nhóm cơ hạ hàm:

• Cơ chân bướm ngoài:

Trang 15

- Là cơ dày ngắn, bám từ mặt ngoài chân bướm chạy ra sau, ra ngoàibám vào sụn chêm và bờ trước trong cổ lồi cầu XHD

- Kéo hàm xuống dưới ra trước

• Cơ nhị thân, cơ hàm móng, cằm móng: kéo hàm xuống dưới ra sau

Hình 1.3 Các cơ nâng, hạ hàm và đưa hàm sang bên [9]

Trang 16

Hình 1.4 Các cơ tham gia vận động XHD [9]

 Thần kinh chi phối xương hàm dưới

Chi phối vận động, cảm giác hàm dưới thần kinh hàm dưới, mộtnhánh của dây thần kinh V Thần kinh hàm dưới là một nhánh to nhất củathần kinh V và là một nhánh thần kinh hỗn hợp chi phối cả cảm giác lẫn vậnđộng của XHD Trong bó sợi thần kinh hàm dưới được chia ra làm cácnhánh vận động và các nhánh cảm giác

- Các nhánh vận động thần kinh hàm dưới bao gồm: Thần kinh cắn,thần kinh thái dương sau, thần kinh thái dương trước, thần kinh chân bướmtrong, thần kinh chân bướm ngoài, bụng trước cơ nhị thân và cơ hàm móng

Trang 17

- Các nhánh cảm giác thần kinh hàm dưới bao gồm: Các nhánh thần kinhmiệng, thần kinh lưỡi, thần kinh răng dưới và thần kinh tai thái dương.

Hình 1.5 Thần kinh chi phối XHD và vùng hàm mặt [9]

 Động mạch nuôi dưỡng xương hàm dưới

Xương hàm dưới nuôi dưỡng chủ yếu bởi động mạch răng dưới Từ vịtrí tách ra từ động mạch hàm, động mạch răng dưới chạy thẳng xuống dướiđến lỗ ống răng dưới (lỗ gai Spix) rồi chui vào ống răng dưới Trước khi vàoống răng dưới động mạch thường nằm sát bản trong của XHD và cho nhánhhàm móng đến cơ hàm móng và nối với động mạch dưới cằm Trong ống răngdưới động mạch phân nhánh vào tủy xương, răng và xương ổ răng, tận hết bởihai nhánh động mạch cằm và động mạch răng cửa Động mạch cằm lớn hơn,chui qua lỗ cằm cấp máu cho mô mềm vùng cằm và nối với động mạch môidưới nhánh của động mạch mặt Nhánh cửa tiếp tục đi trong XHD đến đườnggiữa cấp máu cho các răng trước và nối với nhánh cửa bên đối diện

Trang 18

Phương pháp này đã được sử dụng 100 năm nay song nó vẫn là mộttrong ba phương pháp chính trong điều trị ung thư.

1.2.2 Nguyên tắc xạ trị

- Tia bức xạ là một trong những nguyên nhân gây ung thư Bởi vậy chỉdùng tia xạ để điều trị bệnh ung thư, còn đối với các bệnh khác (không phảiung thư) nên dùng các phương pháp điều trị khác (phẫu thuật, thuốc…)

- Chỉ định xạ trị cần phải được cân nhắc cụ thể trong từng trường hợp,chẩn đoán chính xác loại bệnh, giai đoạn bệnh, loại tổ chức học

- Phải xác định rõ mục đích của xạ trị: điều trị triệt căn, điều trị phốihợp hay điều trị triệu chứng

- Điều trị phải đúng chỉ định

Trang 19

- Tôn trọng các nguyên tắc điều trị chung của bệnh ung thư: nguyên tắcphối hợp, lập kế hoạch và bổ sung kế hoạch điều trị, theo dõi sau điều trị.

- Tính toán liều lượng chiếu xạ cụ thể, chính xác, đảm bảo nguyên tắcliều tại u là tối đa, liều tại tổ chức lành là tối thiểu nhằm hạn chế tới mức thấpnhất các ảnh hưởng không mong muốn của tia xạ Việc tính toán liều lượng,trường chiếu phụ thuộc nhiều vào mục đích điều trị: triệt căn, bổ trợ hay triệuchứng Do vậy người thầy thuốc phải có một kế hoạch điều trị rõ ràng

- Trong quá trình điều trị phải theo dõi liên tục, sát sao Theo dõi cácbiến chứng của tia xạ như hạ bạch cầu, tổn thương tổ chức lành…

- Đảm bảo quy tắc an toàn phóng xạ

1.2.3 Cơ chế tác dụng của tia xạ

1.2.3.1 Đối với tế bào

Chỉ định xạ trị dựa trên các giai đoạn phân chia của chu kỳ tế bào vì sựnhạy cảm tia phụ thuộc vào các giai đoạn trong chu kỳ phân chia tế bào (giaiđoạn tế bào phân chia, tế bào nhạy cảm với tia bức xạ nhất) và phụ thuộc vàocác nhóm tế bào khác nhau (tế bào u, tế bào lành) Tác dụng của tia xạ lên tếbào theo hai cơ chế chủ yếu: tác dụng trực tiếp (khoảng 20%) và tác dụnggián tiếp (khoảng 80%)

- Tác dụng trực tiếp: xạ trị tác động ngay đến các chuỗi ADN của tếbào, làm cho chuỗi nhiễm sắc thể này bị tổn thương Tần suất tổn thương phụthuộc vào cường độ, liều lượng chiếu xạ và thời gian nhiễm xạ

- Tác dụng gián tiếp: khi bức xạ tác dụng lên cơ thể chủ yếu gây ra tácđộng ion hóa, phân chia H2O thành H+ và OH-, các cặp ion này tạo thành cáccặp bức xạ thứ cấp, tiếp tục phá hủy tế bào, sự phân chia tế bào bị chậm đihoặc dừng lại

Trang 20

Năng lượng và cường độ của tia bức xạ khi đi qua cơ thể bị giảm đi do

sự hấp thụ năng lượng của các tế bào Sự hấp thụ năng lượng này dẫn tới hiệntượng ion hóa các nguyên tử của vật chất sống, tế bào bị phá hủy

Các hạt như nơtron, ngoài hiện tượng ion hóa, chúng còn gián tiếp thuđược một động năng lớn, khi đi vào cơ thể, nơtron chuyển động chậm lại vàsau đó bị các hạt nhân của các vật chất trong cơ thể hấp thụ Những hạt nhân

ấy trở thành những hạt nhân phóng xạ phát ra tia bêta và gamma Những tianày lại có khả năng gây ra hiện tượng ion hóa trong một thời gian nhất định

Nước là thành phần chủ yếu trong tế bào Các phân tử nước bị ion hóa

và kích thích gây ra một loạt các phản ứng khác nhau:

H2O + hv H2O+ + e

-(hv: năng lượng lượng tử – quantum energy – đơn vị đo: Joule)

Electron có thể bị các phân tử nước khác hấp thụ để tạo ra ion âm của nước:

Trang 21

học như protein, lipid, AND, tạo nên những rối loạn về cấu trúc và hóa học ởcác phân tử này Các rối loạn đó có thể là:

- Ngăn cản sự phân chia tế bào

- Sai sót của bộ nhiễm sắc thể (ADN)

- Tạo ra các đột biến gen

- Làm chết tế bào

Quá trình hấp thụ năng lượng bức xạ chỉ xảy ra trong khoảng thời gianrất ngắn (10-10s) nhưng hiệu ứng sinh học lại xuất hiện muộn sau vài giâythậm chí sau nhiều năm

1.2.3.2 Đối với tổ chức

Tổ chức ung thư là một tập hợp gồm nhiều tế bào (u có kích thước1cm3=109 tế bào), sự teo nhỏ tổ chức ung thư sau chiếu xạ là kết quả của quátrình làm chết tế bào

Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của tế bào và tổ chức với tia xạ.Việc cung cấp oxy tốt sẽ làm tăng độ nhạy cảm của tế bào với tia xạ.Những tổ chức được tưới máu tốt, giàu oxy thì nhạy cảm với tia hơn là những

tổ chức được tưới máu kém

Mức độ biệt hóa của tế bào ung thư cũng đóng vai trò to lớn quyết định

sự đáp ứng của tổ chức ung thư với tia xạ Các tế bào càng kém biệt hóa thìcàng nhạy cảm với tia xạ (u lympho ác tính, ung thư vòm mũi họng loạikhông biệt hóa…)

Trang 22

- Nhược điểm: phải xác định chính xác vị trí, thể tích vùng cần chiếu

xạ, tính toán liều lượng vừa đủ để tiêu diệt tế bào ung thư vì các tổ chức lành,

tế bào lành nằm trong vùng chiếu cũng bị tổn thương do tia xạ

- Các máy xạ trị ngoài: máy xạ trị Cobalt, máy xạ trị thẳng/vòng

1.2.4.2 Xạ trị áp sát

- Các nguồn xạ (radium, cesium, iridium) được đặt áp sát hoặc cắmtrực tiếp vào vùng thương tổn Một số các đồng vị phóng xạ dạng lỏng nhưIod 131, Phospho 32 bơm vào cơ thể để chẩn đoán, điều trị các bệnh ung thư

- Ưu điểm: nâng liều tại chỗ lên cao trong khi các tổ chức lành xungquanh ít bị ảnh hưởng hơn so với kỹ thuật chiếu xạ từ ngoài

- Nhược điểm: phải có sự chuẩn bị cụ thể cả thầy thuốc và bệnh nhân,chỉ áp dụng được với một số u ở một số vị trí nhất định (da, hốc tự nhiên) vàchỉ thực hiện được khi bệnh còn ở giai đoạn tương đối sớm

- Một số kỹ thuật xạ áp sát: tấm áp bề mặt máy xạ trị nạp nguồn

- Kỹ thuật xạ trị với ống chuẩn trực nhiều lá và xạ trị theo thể tích khối

u (kỹ thuật xạ trị điều biến liều – IMRT) đã được nhiều mức áp dụng và hạnchế tới mức thấp nhất các tác dụng phụ do tia bức xạ mang lại

1.2.5 Các phản ứng và biến chứng do tia bức xạ gây ra

Xạ trị gây nên nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vì vậy khi điềutrị có thể gặp một số tác dụng không mong muốn [14]

Trang 23

1.2.5.1 Các phản ứng sớm

- Mệt mỏi chán ăn, đôi khi thấy choáng váng ngây ngất, buồn nôn

- Phản ứng da và niêm mạc tùy thuộc vào liều xạ: viêm đỏ, da khô vàbong, niêm mạc viêm loét

- Tiêu chảy: thường xảy ra khi tia vào vùng bụng và vùng chậu gâyviêm niêm mạc ruột

- Các phản ứng viêm đường tiết niệu sinh dục xảy ra khi chiếu xạ vàovùng chậu

- Hệ thống máu và cơ quan tạo máu: sau khi tia, công thức máu củabệnh nhân thường bị thay đổi, giảm các dòng bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu

- Các cơ quan tạo máu rất dễ bị tổn thương do đó khi chiếu xạ cần phảiche chắn và bảo vệ (lách, tủy sống, tủy xương…)

1.3 Hoại tử xương hàm do tia xạ

1.3.1 Định nghĩa

Năm 1992, Regaud lần đầu tiên mô tả về ORN và cho tới nay nó vẫn làmột thách thức về mặt lâm sàng [12] Năm 1997, Wong định nghĩa về ORNnhư là một sự hoại tử do thiếu máu được gây ra bởi tia xạ mà vị trí xuất hiện

có thể thay đổi tùy thuộc vào sự hoại tử của các khối u nguyên phát [13]

Trang 24

Hoại tử xương hàm do tia xạ là tai biến nặng do sử dụng tia xạ liềulượng quá lớn để điều trị u ác tính (trung bình trên 8000rad) hoặc không lọcđược hết những tia có hại như tia thứ cấp (tia phụ) hoặc do những yếu tố nhưcao răng, răng sâu, chân răng nhiễm khuẩn, miệng bẩn, răng giả…

1.3.2 Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố nguy cơ

Hoại tử xương hàm là do cường độ tia lớn, do vị trí, do sang chấn vànhiễm khuẩn XHD hay bị hoại tử hơn XHT vì có ít mạch máu nuôi dưỡng,cũng có khi bị hoại tử cả hai xương hàm Xương bị tia thể hiện thoái hóa tếbào xương, mất quá trình tạo xương, xơ mạch, nhất là động mạch, do đó phảnứng bảo vệ, chống nhiễm khuẩn giảm nhiều [14]

Xạ trị gây hoại tử xương vì ảnh hưởng đến mạch máu nhỏ của xương,gây viêm và tạo huyết khối nhỏ, xóa bỏ màng đáy, gián đoạn tưới máu mô,tăng sản xuất các gốc tự do và thay đổi tổng hợp collagen Mật độ tế bào bìnhthường thay đổi, teo và giảm khả năng sửa chữa tế bào Chấn thương từ bênngoài có thể gây loét, gây nhiễm trùng thứ phát, dẫn đến hoại tử xương TheoMarx, tình trạng thiếu oxy, thiểu sản mạch máu, thiểu sản tế bào xuất hiệntrong các xương bị ảnh hưởng bởi tia xạ Tuy nhiên, các quá trình thay đổibệnh lý này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ Nhìn chung, các yếu tốnguy cơ liên quan đến khối u, phương pháp xạ trị và bệnh nhân

Các yếu tố phụ thuộc khối u bao gồm: vị trí giải phẫu, các cấu trúcxương lân cận, giai đoạn và kích thước của khối u…

Các yếu tố liên quan đến phương pháp xạ trị gồm: tổng liều tia xạ, liềuphân đoạn, các phương pháp xạ trị được sử dụng, kích thước vùng chiếu xạ…

Các yếu tố phụ thuộc bệnh nhân bao gồm: các can thiệp nhổ răng hoặcphẫu thuật miệng trước hay sau xạ trị, các tổn thương viêm quanh răng, vệsinh răng miệng kém, kích thích từ hàm giả, uống rượu, hút thuốc lá, sử dụngsteroid, thể trạng – tình trạng dinh dưỡng…

Trang 25

Biến chứng “sâu răng do tia” là do khô miệng, vì tuyến nước bọt bị xơ,răng bị mất vôi, dẫn đến phải nhổ, gây sang chấn Hoại tử xương hàm do tia

xạ là một biến chứng được biết đến nhiều nhất sau nhổ răng trên bệnh nhânđiều trị tia xạ vùng đầu mặt cổ Nhiễm khuẩn quanh răng cũng là một nguyênnhân gây hoại tử xương Lợi, niêm mạc dễ bị loét, thủng nên xương bị bộc lộ,nhiễm khuẩn và cuối cùng bị hoại tử và mục từng mảng lớn (hoại tử vôkhuẩn), tủy xương bị thương tổn, mạch máu bị tắc hay xơ

Trong khói thuốc lá có các chất gây co mạch, đặc biệt là nicotine, thúcđẩy sự giảm cấp máu cho xương sau xạ trị, do đó dẫn đến hoại tử xương [15].Ngược lại, việc sử dụng kháng viêm steroid trước và sau xạ trị có tác dụnglàm ức chế giai đoạn viêm ban đầu của ORN, do đó ngăn chặn sự tiến triểntới tắc mạch, teo và hoại tử, làm giảm nguy cơ ORN [16]

1.3.3 Yếu tố giải phẫu và định khu

* Xương hàm hay viêm hơn các xương khác do các yếu tố thuận lợi:

- Ở xương hàm, răng hay bị nhiễm khuẩn, lan truyền vào xương

- Xương hàm phần lớn được niêm mạc dính che phủ nên những tổnthương do nhiễm khuẩn, sang chấn, bệnh lý dễ lan trực tiếp vào xương

- Xương hàm chịu những quá trình thay đổi sinh lý (hình thành và mọcrăng), có thể có biến chứng và gây nên viêm xương tủy hàm

- XHD là xương đặc kiểu Havers ở phần bao xung quanh xương như vỏngoài, vỏ trong, bờ nền, còn phần giữa là xương xốp

- Do vị trí liên quan, các ổ nhiễm khuẩn từ miệng, hốc mũi, xoang hàm

dễ xâm nhập vào XHT

* XHD hay bị viêm hơn XHT vì:

- Vị trí trũng, dễ ứ đọng dịch tiết và chất nhiễm khuẩn

- Vỏ xương dày, quá trình nhiễm khuẩn khó xuyên qua nên duy trì lâudài trong tủy và xương

Trang 26

- Màng xương dày, ngăn cản nhiễm khuẩn xuyên qua.

- Tuần hoàn ít hơn so với XHT, do đó sức đề kháng nhiễm khuẩn kémhơn so với XHT Ở XHT, do xương xốp, vỏ mỏng, quá trình nhiễm khuẩnxuyên qua và thoát dễ hơn

1.3.4 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng

Hoại tử xương hàm có thể xảy ra sớm ngay sau khi điều trị tia X hoặcmuộn hơn về sau, chủ yếu trong vòng từ 6 tháng đến 6 năm đầu sau xạ trị

Dấu hiệu đầu tiên là đau trong sâu hay đau dữ dội vùng bị chiếu tia X.Đau có thể kéo dài nhiều tuần Nếu nhổ răng, ổ răng sẽ không liền Nếunhiễm khuẩn sẽ sưng phần mềm, áp xe, khít hàm Rò kéo dài hàng tháng

Xương bị hoại tử có màu trắng vàng hay xám, trơ ra ở xương ổ răng và táchkhỏi xương hàm, xương cũng có thể bộc lộ về phía tiền đình hay về phía lưỡi

Xương hoại tử chậm vì không những tạo cốt bào mà cả hủy cốt bàocũng bị hủy Xương mục tách chậm khỏi xương hàm và gây gãy xương bệnh

lý, viêm xương tủy do nhiễm khuẩn thứ phát

Chụp Xquang thấy hình ảnh viêm xương và xương mục, tiêu xươngnham nhở, có thể thấy hình ảnh cản quang của mảnh xương chết được baoquanh bởi vùng thấu quang, gọi là hình ảnh đảo xương, cũng có thể có hìnhảnh gãy xương bệnh lý Hiếm gặp phản ứng dày màng xương, vì cả tạo cốtbào cũng bị hoại tử

Mô bệnh học: có đặc điểm giống viêm xương tủy mạn Đại thể:xương nhiều hốc rỗng và đổi màu, có xương chết Vi thể: tổ chức hạt baoquanh bè xương chết; các mạch máu bị bong lớp nội mạc, tắc đầy tổ chứcxơ; các tạo xơ bào ở vùng xạ trị mất khả năng phân chia, thường có hainhân và lớn bất thường

Ngày đăng: 28/09/2019, 08:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w