1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác dụng điều trị của phương pháp đầu châm kết hợp huyết phủ trục ứ thang trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp

66 67 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

TạiTrung quốc, Đầu châm được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước vớinhiều trường phái khác nhau và được áp dụng có hiệu quả trong việc điều trịmột số bệnh liên quan đến hệ thống

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một trong 10 nguyên nhân gây tửvong và tàn tật, chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh lý của hệ thần kinh trungương Theo thống kê, tỷ lệ tử vong của nhóm này đứng hàng thứ hai trên toànthế giới, đứng hàng thứ ba sau các bệnh tim mạch và ung thư ở Mỹ, tỷ lệ tànphế chiếm vị trí hàng đầu trên toàn thế giới [1], [2], [3]

TBMMN trong nguyên nhân do Nhồi máu não (NMN) chiếm 80 –85%, còn do xuất huyết não (XHN) chiếm 15 – 20% Bệnh có thể xảy ravới mọi lứa tuổi không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, sắc tộc, địa dư,hoàn cảnh kinh tế xã hội [3]

Mặt khác, chi phí chăm sóc sức khỏe và phí tổn cho việc mất khả nănglao động là rất lớn Ở Mỹ con số này là 65.5 tỷ USD trong năm 2008 và71.55 tỷ trong năm 2010 [4]

Ở nước ta, TBMMN cũng đang là vấn đề thời sự của y học về tính phổbiến, tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề, chi phí điều trị tốn kém, thiệt hại vềsức khỏe và sức lao động cho gia đình và xã hội [5] Theo số liệu thống kêcủa Lê Văn Thành (2003) tại thành phố Hồ Chí Minh thấy tỷ lệ hiện mắc là6060/1.000.000 dân [6]

Như vậy, điều trị TBMMN chú trọng vào phục hồi vận động và điều trịcác yếu tố nguy cơ đề phòng tái phát Bên cạnh thành tựu của Y học hiện đại,

Y học cổ truyền cũng có đóng góp to lớn trong phục hồi chức năng cho bệnhnhân, đặc biệt là châm cứu Nhiều phương pháp châm cứu đã được áp dụng nhưdùng Hào châm, Mãng châm, Laser châm để châm các huyệt vị toàn cơ thể hoặc

1 số vùng nhất định như Đầu châm, Nhĩ châm, Diện châm với nhiều công thứchuyệt khác nhau nhằm phục hồi lại chức năng vận động cho người bệnh Ngoài

ra, thuốc YHCT cũng có rất nhiều bài thuốc điều trị TBMMN hiệu quả như bài

Trang 2

thuốc Huyết phủ trục ứ thang, đây là bài thuốc từ đời nhà Thanh có tác dụnghoạt huyết khứ ứ, lý khí chỉ thống, chuyên điều trị các chứng ứ huyết.

Đầu châm là phương pháp điều trị bệnh bằng cách châm các điểm kíchthích ở đầu, là một phương pháp kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổtruyền Nó dựa trên lý luận về sự quan hệ mật thiết giữa đầu và các cơ quantạng phủ và lý luận về phân khu từng vùng tại vỏ não của Y học hiện đại TạiTrung quốc, Đầu châm được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước vớinhiều trường phái khác nhau và được áp dụng có hiệu quả trong việc điều trịmột số bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh như: Di chứng viêm não, taibiến mạch máu não…

Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có nhiều các công trình nghiên cứu vềĐầu châm cũng như việc ứng dụng phương pháp này trên lâm sàng còn nhiềuhạn chế Để tiếp tục phát huy thế mạnh của châm cứu, đặc biệt để góp phầntìm hiểu kỹ hơn về hiệu quả của phương pháp Đầu châm trong việc điều trịphục hồi di chứng Nhồi máu não, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Đánh giá tác dụng điều trị của phương pháp đầu châm kết hợp Huyết phủ trục ứ thang trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp” nhằm

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 TÌNH HÌNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

1 Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), mỗi năm có hơn 15triệu người mắc TBMMN, 5 triệu người tử vong, 5 triệu người tàn tật vĩnhviễn do TBMMN Trong số này, ước tính có khoảng 3,5 triệu người tử vong là

ở các nước phát triển Các nước phát triển với chủ yếu là người da trắng, tỷ lệ

tử vong ở nhóm người này là 50 - 100/100.000 người mỗi năm [7] Riêng ởchâu Á, hàng năm tử vong do TBMMN là 2.1 triệu người [1]

Tại Hoa Kỳ hàng năm có khoảng 700.000 -750.000 người mới mắc, trong

đó tử vong là 130.000 người Số sống sót chỉ 10% khỏi hoàn toàn, 25% di chứngnhẹ, 40% di chứng vừa và nặng cần trợ giúp một phần hoặc hoàn toàn Chi phícho điều trị là 65.5 tỷ USD trong năm 2008, 71.55 tỷ trong năm 2010 [4] Theo TCYTTG, TBMMN xảy ra đa số ở lớp người cao tuổi và tỷ lệ tăngnhanh theo tuổi Khoảng 1/4 các trường hợp xảy ra ở tuổi dưới 65, khoảng 1/2xảy ra ở độ tuổi dưới 75, ở tuổi 85 là 3000/100.000 người mắc TBMMN.Trong nhiều độ tuổi, TBMMN ở nam cao hơn ở nữ Tỷ lệ mới mắc ở nam giớidao động từ 124 - 338 ca/100.000 người mỗi năm Tỷ lệ này đối với nữ là 61-

312 ca/100.000 người mỗi năm [8]

Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đó nhấn mạnh đến TBMMN ở ngườitrẻ Ở Ấn Độ, tỷ lệ mới mắc ở người trẻ chiếm 11- 30% các trường hợp TBMMN

Ở Pháp tỷ lệ mới mắc ở người trẻ là 10 - 30/100.000 dân, chiếm 5% toàn bộTBMMN Ở Italia, khoảng 3.300 trường hợp mới của TBMMN ở người trẻ xảy ramỗi năm, tỷ lệ mắc cao hơn tại Hoa Kỳ và các nước đang phát triển [7]

2 Tình hình tai biến mạch máu não ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, ở nước ra TBMMN đang có chiều hướng giatăng cướp đi sinh mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng nặng nề gâythiệt hại to lớn cho gia đình và xã hội

Trang 4

Theo Nguyễn Văn Đăng (1996) thống kê tại Khoa thần kinh bệnh việnBạch Mai từ năm 1991- 1993, có 631 trường hợp TBMMN, tăng gấp 2.5 lần

so với thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1989 [8]

Lê Văn Thành (2003) điều tra TBMMN ở thành phố Hồ Chí Minh thấy

tỷ lệ hiện mắc là 6060/1.000.000 dân, tăng hơn năm 1993 với tỷ lệ là4160/1.000.000 dân [6]

Đinh Văn Thắng (2006) theo dõi tỷ lệ TBMMN tại bệnh viện ThanhNhàn từ 1999 - 2003, cho thấy năm 2003 TBMMN tăng 1,58 lần so với năm

1999, tỷ lệ nam/ nữ là 1,75 [9]

Nguyễn Minh Châu (2011) thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh nhân TBMMNchiếm 26,7% tổng số bệnh nhân vào điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoaTrung ương năm 2010 [10]

Sự gia tăng nhanh chóng số lượng người mắc TBMMN đồng nghĩa vớinhu cầu PHCN sau tai biến ngày càng tăng cao Theo kết quả nghiên cứu củakhoa PHCN bệnh viện Bạch Mai và khoa PHCN bệnh viện tỉnh Thái Bình,92% người bệnh liệt nửa người đang sống tại nhà vẫn có nhu cầu PHCN [11]

2 TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1 Định nghĩa và phân loại tai biến mạch máu não

• Định nghĩa tai biến mạch máu não

Định nghĩa của TCYTTG (WHO): “Tai biến mạch máu não là các thiếusót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lantỏa, các triệu chứng tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ, loại trừnguyên nhân chấn thương sọ não” [3],[12]

• Phân loại tai biến mạch máu não

Tùy thuộc bản chất tổn thương, TBMMN được chia thành 2 thể lớn:

- Xuất huyết não: xuất huyết vào nhu mô não, chiếm 15 - 20%

- Nhồi máu não: xảy ra khi một mạch máu bị tắc một phần hay toàn bộ, khuvực não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu và hoại tử TBMMN doNMN chiếm khoảng 80% - 85% tổng số ca

Trang 5

1.2.2 Nhồi máu não

1.2.2.1 Định nghĩa

Nhồi máu não là hậu quả của sự giảm đột ngột lưu lượng tuần hoàn não dotắc một phần hay toàn bộ động mạch não, dẫn tới vùng não mà mạch đó nuôidưỡng bị thiếu máu và hoại tử, biểu hiện bằng sự xuất hiện đột ngột của các triệuchứng thần kinh khu trú mà hay gặp nhất là liệt nửa người [2],[7]

Bao gồm 3 loại:

+ Cơn thiếu máu não thoáng qua: Tai biến phục hồi trong 24 giờ Loạinày được coi như là yếu tố nguy cơ của thiếu máu não cục bộ hình thành.+ Thiếu máu não cục bộ: Tai biến phục hồi trên 24 giờ và không để lại dichứng hoặc di chứng không đáng kể

+ Thiếu máu não cục bộ hình thành: Thời gian hồi phục kéo dài, để lại dichứng hoặc tử vong

1.2.2.2 Cơ chế bệnh sinh của nhồi máu não

Hai cơ chế chính chịu trách nhiệm cho NMN cấp: Cơ chế tắc mạch và cơchế lấp mạch

Cơ chế này thường xảy ra do tắc mạch hoặc huyết khối tại chỗ và gây tụtgiảm đột ngột lưu lượng máu não khu vực Nguyên nhân gây tắc mạch được tạothành trong tim hoặc trong hệ thống mạch máu, di chuyển trong hệ động mạch,kẹt lại trong một động mạch nhỏ hơn và làm nghẽn một phần hoặc hoàn toànđộng mạch đó Các nguyên nhân như: Khí, mỡ, Cholesterol, vi trùng, tế bào u,cục máu đông Huyết khối tắc mạch, là tình trạng tắc dòng chảy do hình thànhcục huyết khối từ một quá trình bệnh lý tắc nghẽn khởi phát bên trong thànhmạch máu, nguyên nhân hay gặp là xơ vữa động mạch, ít gặp hơn là bóc táchthành động mạch, co mạch, chèn ép từ bên ngoài như khối u [7]

Nguồn gốc từ xơ vữa: Chỗ phân đôi động mạch cảnh(50%), vòicảnh(20%), động mạch sống lưng khúc tận, quai động mạch chủ Nguồn gốc

Trang 6

từ tim khoảng 20%( tim bẩm sinh, hẹp 2 lá, thấp tim ) Ngoài ra còn có ungthư phổi, động kinh… [7].

Hình 1.1 Xuất huyết và nhồi máu não 1.2.2.3 Lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng của nhồi máu não phụ thuộc vào vị trí của ổnhồi máu não [14],[15]

Các rối loạn cảm giác, vận động, thị giác đối diện với bên bị tổn thươngbao gồm: Liệt nửa người với ưu thế tay – mặt do tổn thương hồi trán lên,giảm cảm giác nông và sâu nửa người do tổn thương hồi đỉnh lên, bán manh,Aphasie Broca hoặc Vernicke, thờ ơ đôi khi có lú lẫn

Liệt hoàn toàn, đồng đều nửa người bên đối diện, thường không có rốiloạn cảm giác, không có rối loạn thị trường, đôi khi có thất ngôn dưới vỏ dotổn thương nhân xám của bán cầu não ưu thế

Các triệu chứng nặng nề của cả hai loại nhồi máu nhánh nông và nhánhsâu kết hợp

Trang 7

Não bình thường Nhồi máu não

Hình 1.2 Hình ảnh nhồi máu não

Ít khi riêng rẽ, thường bị cùng với động mạch não giữa, liệt nửa người ưuthế ở chân, câm ở giai đoạn đầu, hội chứng thùy trán: Thờ ơ, vô cảm, hưng cảm,rối loạn chú ý, rối loạn hành vi, rối loạn ngôn ngữ nếu tổn thương bên trái

Triệu chứng thị giác nổi bật: Bán manh, mất đọc, mất nhận thức thị giác,trạng thái lú lẫn Giảm cảm giác nông sâu bên đối diện, đau nửa người đối bên,đau tự phát hoặc do kích thích, cảm giác đau rất mãnh liệt Liệt nhẹ nửa ngườibên đối diện, có thể có động tác múa vờn ở bàn tay bên đối diện với tổn thương

Ở bên tổn thương: Phân ly cảm giác, còn cảm giác sờ, mất cảm giác đaunóng, lạnh Tổn thương dây thân kinh (IX, X, XI): Rối loạn nuốt, phát âm,nấc, liệt màn hầu, thanh quản Hội chứng tiền đình: Chóng mặt, nôn,Nystagmus do tổn thương nhân tiền đình Ở bên đối diện: Mất cảm giác nửangười, mất cảm giác đau, nóng, lạnh, còn cảm giác sâu

Nhức đầu, nôn, chóng mặt, hội chứng tiểu não Có thể là một cấp cứu vì

ép vào thân não hoặc gây não úng thủy cấp do ép vào não thất bốn

1.2.2.4 Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ được chia làm hai nhóm: Nhóm không thay đổi được

và nhóm có thể thay đổi được [7], [13] Nhóm không thay đổi được bao gồm:

Trang 8

Tuổi, giới, chủng tộc, di truyền, địa lý Có thể coi, tuổi, giới, tiền sử gia đình lànhững yếu tố nhận dạng khá quan trọng, giúp chúng ta kiểm soát tích cực hơncác yếu tố nguy cơ khác Những nghiên cứu trong và ngoài nước đều đưa đếnkết luận TBMMN tăng theo tuổi và tăng vọt lên từ lứa tuổi 50 trở đi Nam giới bịTBMMN nhiều hơn nữ từ 1,5 đến 2 [7] Nhóm có thể thay đổi được:

- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu trong cơ chế bệnhsinh của TBMMN Tăng huyết áp tâm thu, tâm trương hay cả tâm thu lẫn tâmtrương là yếu tố nguy cơ độc lập gây ra cả các loại TBMMN khi huyết áp tâmthu (HATT) từ 160 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) từ 95mmHg trở lên, tỉ lệ TBMMN ở người THA so với những người HA bìnhthường sẽ tăng từ 2,9 lần (đối với nữ) và 3,1lần (đối với nam) [7],[15]

- Rối loạn Lipid máu: Mức độ HDL thấp (dưới 0,9mmol/l), mức độ caocủa Tryglycerid (trên 2,3mmol/l) cộng với sự tăng huyết áp sẽ tăng gấp đôinguy cơ TBMMN [7],[16] Mới đây, một công trình tập hợp 10 năm nghiêncứu về nguy cơ TBMMN ở những người có Cholesterol máu tăng cao trên200mg/l đã cho thấy nguy cơ là 2,9 Nếu điều trị tốt có thể ngăn ngừa được22.000 người trên 55 tuổi bị TBMMN ở nước Anh Ở Nhật và Mỹ việc giảm

tỉ lệ chảy máu nội não được cho là có liên quan đến tăng Cholesterol máu [17]

- Béo phì là một yếu tố không trực tiếp gây TBMMN mà thông qua cácbệnh tim mạch Có sự liên quan rất rõ rệt giữa béo phì, tăng huyết áp và sự đềkháng Insulin

- Các bệnh tim mạch: Rung nhĩ không có bệnh lý van tim, nhồi máu cơtim cấp, phì đại thất trái, bệnh tim do thấp, các tai biến do van tim giả lànguyên nhân chủ yếu gây tắc mạch não từ tim Tần suất và tính phổ biến củarung nhĩ tăng theo tuổi, với mỗi khoảng 10 năm liên tục sau 55 tuổi tỷ lệ rungnhĩ tăng gấp đôi [7],[17]

- Đái tháo đường: Là yếu tố nguy cơ gây ra tất cả các thể TBMMN [7],[13],[17]

- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều làm tăng nguy cơbệnh lý tim mạch và nhất là tùy thuộc số lượng hút kết hợp với thời gian hút

Trang 9

Nguy cơ tương đối của TBMMN ở người hút thuốc lá nhiều (trên 40điếu/ngày) gấp hai lần ở người hút thuốc lá ít (dưới 10 điếu /ngày).

- Rượu: Lạm dụng rượu (56 đến 70 gam rượu hàng ngày hoặc say quáchén) sẽ làm tăng áp lực máu, tăng kết tập tiểu cầu, tăng đông máu, tăng mứcTriglycerid, cơn rung nhĩ kịch phát, bệnh cơ tim và liên quan đến sự gia tăngcủa nguy cơ TBMMN (đặc biệt là thể chảy máu não) [7]

- Tiền sử bị tai biến thoáng qua: Nguy cơ xảy ra TBMMN sau cơn thiếu máuthoáng qua là 10% trong năm đầu tiên, sau đó trong năm tiếp theo có tỷ lệ 5% [7]

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác cũng được xếp vào nhóm này như

sử dụng thuốc ngừa thai, lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc gây nghiện, ít vậnđộng thể lực, hẹp động mạch cảnh chưa có triệu chứng [7],[13],[17]

1.2.2.5 Các xét nghiệm cận lâm sàng

- Các xét nghiệm thường quy: làm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng+ Xét nghiệm máu: Công thức máu, đông máu cơ bản, hóa sinh máu(Glucose, Ure, Creatinin, định lượng Cholesterol –LDL, Cholesterol –HDL,Cholesterol và Triglycerid, điện giải đồ, Enzyme Gan)

+ Chụp XQ tim phổi

+ Ghi điện tim, siêu âm ổ bụng tổng quát

+ Xét nghiệm nước tiểu

- Các xét nghiệm chuyên biệt: làm tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng

+ Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Nên được làm, vì đây là một trong nhữngbước thiết yếu đầu tiên trong xử trí bệnh nhân đột quỵ não và giúp loại trừchảy máu não [18]

+ Chụp cộng hưởng từ não (MRI) Có thể cung cấp các thông tin cụ thể

về vị trí đột quỵ não, thời gian chảy máu não và tình trạng nhu mô não [18].+ Chụp cắt lớp vi tính mạch não (CTA): Có thể cung cấp nhanh hình ảnhtoàn bộ động mạch não và có thể chẩn đoán hẹp mạch ở trong và ngoài sọ, túiphình mạch não hoặc các bóc tách mạch [18]

Trang 10

+ Siêu âm Doppler xuyên sọ: Có thể được thực hiện để phát hiện tìnhtrạng tắc nghẽn, tái thông và tắc lại các động mạch não lớn trong sọ theo thờigian [18].

+ Siêu âm động mạch cảnh: Để đánh giá tắc nghẽn hoặc hẹp động mạchcảnh trong, cho thấy hướng dòng chảy của động mạch đốt sống [18]

+ Xét nghiệm dịch não tủy: Giúp chẩn đoán phân biệt giữa NMN vàchảy máu trong sọ Nhồi máu não có dịch não tủy trong, các thành phần dịchnão tủy không thay đổi [18]

1.2.2.6 Chẩn đoán nhồi máu não

+ Lâm sàng: Tính chất xuất hiện đột ngột của các triệu chứng thiếu sótthần kinh Khái niệm đột ngột là từ vài phút đến vài ngày Các triệu chứngthần kinh ổ, rối loạn ý thức, cơn động kinh Hỏi bệnh, hỏi về tiền sử bệnh tật,đặc biệt là các bệnh có liên quan, các yếu tố nguy cơ Chú ý phát hiện tiền sửcơn thiếu máu não thoáng qua Khám toàn thân đặc biệt là tim mạch [3],[4],[7],[8]

+ Cận lâm sàng

- Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Giúp chẩn đoán xác định nhồi máu não, vịtrí, tính chất của tổn thương não, nó cũng giúp chẩn đoán phân biệt với xuấthuyết não, u não

- Các thăm dò cận lâm sàng khác:

 Chụp cộng hưởng từ não

 Chụp động mạch não

 Các xét nghiệm một cách hệ thống

1.2.2.7 Điều trị nhồi máu não

Bốn thành tố trong chăm sóc thiếu máu não cục bộ cấp

- Điều trị cấp cứu và tối ưu hóa tình trạng thần kinh

- Thực hiện quy trình chẩn đoán căn nguyên để dự phòng cấp II

- Dự phòng suy thoái thần kinh hoặc các biến chứng nội khoa

- Hồi phục và phục hồi chức năng

Trang 11

Điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp

Sau giai đoạn cấp thường kết hợp nhiều phương pháp để điều trị như thuốc,vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập

a. Điều trị bằng thuốc

- Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspirin 81mg, Plavix 75mg, Aggrenox )

- Thuốc cải thiện tuần hoàn não, bảo vệ tế bào thần kinh (Cerebrolysin 10ml,Citicolin 0,5g, Gliatilin )

- Điều trị các yếu tố nguy cơ và các bệnh kèm theo: Thuốc tăng huyết áp, rốiloạn Lipid máu, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch )

- Các biến chứng nội khoa: Huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm phổi, nhiễm trùngđường tiết niệu, loét do bất động lâu ngày, viêm khớp vai ) [21],[22],[23]

b. Phục hồi chức năng sau giai đoạn cấp

Mục tiêu ban đầu của phục hồi chức năng là ngăn ngừa các biến chứng,làm giảm mức tối thiểu các khiếm khuyết chức năng và tối đa hóa khả năng phụchồi chức năng Các ưu tiên của phục hồi chức năng đột quỵ não sớm là dự phòngcấp II đột quỵ não, xử trí các bệnh nội khoa phối hợp và ngăn ngừa các biếnchứng Các thành phần chính của phục hồi chức năng bao gồm: Điều trị rối loạnngôn ngữ, vật lý trị liệu, liệu pháp hoạt động, liệu pháp tâm lý – xã hội [11]

3 TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Trong YHCT không có bệnh danh TBMMN nói chung và NMN nóiriêng Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và tính chất xuất hiện đột ngột nhưtrong giai đoạn cấp của YHHĐ thì YHCT xếp TBMMN vào chứng trúngphong, giai đoạn sau cấp của YHHĐ với triệu chứng liệt nửa người nổi bật thìYHCT xếp vào chứng bán thân bất toại [24]

1.3.1 Quan niệm nguyên nhân của chứng trúng phong

Trúng phong còn gọi là thất trúng (đột ngột), bệnh này phát ra gấp vội,triệu chứng xuất hiện nhiều cách biến hóa giống với tính chất của phong: Dễlưu hành, biến đổi nhanh cho nên gọi là trúng phong Bệnh nhân tối sầm ngã

ra, mê man, kiêm có chứng miệng mặt méo xệch, bán thân bất toại, nói khôngthuận lời, có trường hợp không ngã mà chỉ mặt méo lệch, không cử động làchủ chứng [25] Trong Linh khu nói: “Hư tà xâm vào một phía người, xâm

Trang 12

vào sâu ở phía trong vinh vệ, vinh vệ hơi suy thì chân khí tán mất, tà khí đónglại phát thành chứng thiệt khô”, sách Tố Vấn nói: “Về dương khí, giận quá thìhình khí tuyệt mà huyết dần lên trên làm cho người ta bị trúng phong”, sáchKim quỹ yếu lược nói: “Kinh lạc trống rỗng, phong tà nhân chỗ hư xâm vàotrong và lấy tà trúng nông sâu, bệnh tình nặng nhẹ mà chia ra trúng lạc, trúngkinh, trúng phủ, trúng tạng” [26] Thầy thuốc gần đây đã có một số tổng kếtkinh nghiệm tiền nhân và kết hợp YHHD để tìm ra cơ chế phát sinh bệnh, đãkết luận rằng chứng này phát sinh chủ yếu do can dương hóa phong, khí huyếtcùng nghịch, xông thẳng lên phạm vào não [26],[27].

- Nguyên nhân trúng phong theo YHCT

+ Chính khí suy hư: Người già cơ thể suy yếu, can thận âm hư, candương thịnh lên hoặc lo nghĩ phiền lao quá độ, khí huyết suy tổn, chân khíhao tán hoặc vì giữ gìn không thích đáng, làm cho âm suy ở dưới, dương cangbốc mạnh lên, dương hỏa phong động, khí huyết nghịch lên che mờ nguyênthần, đột nhiên phát ra bệnh này [26]

+ Ăn uống không điều độ: Do ăn uống không điều độ, trung khí suy hư, tỳkhông kiện vận, tụ thấp sinh đàm, đàm uất hóa nhiệt, trở trệ kinh lạc, che mờ thanhkhiếu bệnh nhân đột nhiên hôn mê, ngã ra, chân tay không cử động được [26].+ Tổn thương về tình chí: Ngũ chí quá cực, đàm hỏa thịnh lên hoặcngười vốn âm hư, thủy không dưỡng mộc, lại vì tình chí tổn thương, candương động lên mạnh, dẫn động tâm hỏa, phong hỏa cùng bốc, khí huyếtnghịch lên, tâm thần tối mờ làm cho bỗng nhiên ngã lăn ra không biết gì [26].+ Khí hư tà trúng: Khí huyết không đủ, mạch lạc trống rỗng, phong tànhân chỗ hư trúng vào kinh lạc, khí huyết bị trở tắc, cơ nhục gân mạch mất sựnhu dưỡng hoặc người hình thịnh khí suy, đàm thấp vốn thịnh, ngoại phong dẫnđộng đàm thấp, bế trở kinh lạc, làm cho chân tay không cử động [26]

1.3.2 Phân loại và điều trị trúng phong

1.3.2.1 Phân loại: Trúng phong chia làm hai loại

Trang 13

Trúng phong kinh lạc: Không có sự thay đổi về thần chí, bệnh nhẹ Triệuchứng là chân tay tê dại, yếu nửa người, nói khó, rêu lưỡi trắng, mạch phù sác.Trúng phong tạng phủ: Bệnh xuất hiện đột ngột, liệt nửa người, có hôn

mê Có hai chứng: Chứng bế: bệnh nhân đột nhiên hôn mê ngã ra, bất tỉnhnhân sự, hàm răng mím chặt, miệng câm, hai tay nắm chặt, đại tiểu tiện khôngđược, chân tay mình mẩy cứng đờ, mạch huyền hoạt hoặc trầm hoạt Chứngthoát: đột nhiên hôn mê ngã ra, bất tỉnh nhân sự, mắt nhắm, miệng há, thởnhỏ, tay xòe ra, chân tay lạnh, ra nhiều mô hôi, đại tiểu tiện són ra khôngbiết, chân tay liệt mềm, lưỡi liệt, mạch tế nhược hoặc mạch vi muốn tuyệt

do can thận âm hư, phong dương nhiễu lên, hiệp với đàm chạy vào kinh lạc,lạc mạch không thông gây nên miệng méo, mắt xếch, lưỡi cứng, khó nói, nửangười không cử động Pháp chữa là tư âm tiềm dương, tức phong thông lạc.Bài thuốc “Trấn can tức phong thang” [28]

- Điều trị trường hợp hôn mê nông: Thường do phong nhiệt nhiễu thanhkhiếu, đàm thấp hoặc đàm nhiệt làm bế tắc tâm khiếu gây ra trúng phongtạng phủ [28] Người bệnh thường lúc tỉnh lúc mê, mặt đỏ, người nóng, hàmrăng cắn chặt, nằm không yên, thở thô, có nhiều đờm, đại tiểu tiện khôngthông, mạch huyền sác Pháp điều trị là khai bế tỉnh thần Bài thuốc “An cungngưu hoàng hoàn” [26],[28],[29] Châm cứu chích nặn máu các huyệt Báchhội, Thập tuyên để thanh nhiệt, hạ áp Châm kích thích mạnh các huyệt Nhântrung, Thập nhị tỉnh để khai khiếu tỉnh thần

Trang 14

- Điều trị giai đoạn hôn mê sâu YHCT gọi là chứng thoát: Đột nhiên hôn

mê sâu, mắt mở, vã mồ hôi, chân tay lạnh, thở yếu, mạch vi muốn tuyệt Phápđiều trị hồi dương cố thoát Bài thuốc “Sâm phụ thang gia vị” Cứu huyệtThần khuyết, hoặc cứu huyệt Quan nguyên, Khí hải đến khi chân tay ấm, sờthấy mạch đập [26]

Phục hồi sau giai đoạn cấp: Sau giai đoạn cấp bệnh nhân hoặc tử vong,hoặc hồi phục để lại di chứng như liệt nửa người, miệng méo, mắt xếch, nói khó.YHCT kết hợp dùng thuốc và châm cứu, xoa bóp bấm huyệt phục hồi di chứngđạt hiệu quả cao Các phương pháp trên đều có tác dụng cơ bản là điều hòa lại sựmất cân bằng âm dương, làm cho kinh mạch, khí huyết được lưu thông, giúp cơthể được khỏe mạnh chống lại tác nhân gây bệnh, phục hồi di chứng

Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng thuốc YHCT.

Thể khí hư huyết ứ: Liệt nửa người, liệt mặt cùng bên, có nói ngọng hoặc

không, song trước khi xảy ra hôn mê thường có dấu hiệu báo động như: rốiloạn cảm giác, nói khó, triệu chứng liệt khởi đầu từ từ, giai đoạn toàn phát cóthể hôn mê vừa và nhẹ hoặc không hôn mê Bài thuốc hay dùng là “Bổ dươnghoàn ngũ thang” [26],[27]

Thể can thận âm hư: liệt nửa người, nửa mặt dưới cùng bên, tay chân

bên liệt tê dại, hay hoa mắt, chóng mặt, mạch huyền tế sác.Bài thuốc haydùng là “Lục vị” gia giảm [27]

Thể do phong đàm: Liệt nửa người kèm theo nửa mặt dưới cùng bên, tay

chân tê dại, nặng nề, lưỡi cử động khó, có nói ngọng hoặc không, rêu lưỡi trắngdầy, nhớt, mạch phù hoạt hoặc huyền hoạt Bài thuốc hay dùng là “Thiên macâu đằng ẩm” [27]

Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng phương pháp không dùng thuốc

+ Điều trị trúng phong bằng châm cứu

Phác đồ của Bộ Y tế ban hành: Bách hội, Đại chùy, Kiên tỉnh,Tý nhu,Khúc trì, Thủ tam lý, Chi câu, Ngoại quan, Hợp cốc, Quyền liêu, Hạ quan,Địa thương, Giáp xa, Liêm tuyền, Ngoại kim tân, Ngoại ngọc dịch, Hoànkhiêu, Trật biên, Ân môn, Thừa phù, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Thượng

Trang 15

cự hư, Giải khê, Tam âm giao, Giáp tích C4-C7, D12-L5 [31].

+ Điều trị trúng phong bằng xoa bóp bấm huyệt

Mục đích tăng cường dinh dưỡng, chống teo cơ, cứng khớp, giúp nhanhchóng phục hồi chức năng vận động nửa người bên liệt [33] Bao gồm xoa bóp,vận động, bấm huyệt vùng đầu mặt, khớp vai, chi trên, chi dưới bên liệt

1.4 PHƯƠNG PHÁP ĐẦU CHÂM

1.4.1 Phương pháp Đầu châm theo Y học hiện đại

1.4.1.1 Khái niệm

Đầu châm là một phương pháp kết hợp YHHĐ và YHCT, nhưng dựa vào

lý luận thần kinh của YHHĐ, trên cơ sở sự tương ứng giữa các bộ phận dađầu và các vùng chức năng ở vỏ não Châm các bộ phận da đầu tương ứng vớicác vùng chức năng ở vỏ não làm cho tế bào vỏ não bị kích thích phát sinh tácdụng phóng ra các xung động dẫn truyền tới cơ thể hoặc cơ quan nội tạng do

vỏ não chi phối Từ đó các bộ phận bị ức chế hoặc tổn hại khôi phục đượccông năng sinh lý bình thường[35]

1.4.1.2 Cơ sở sinh lý - giải phẫu để phân khu

Theo Atlat giải phẫu người vỏ não được chia thành các trung khu có khảnăng điều khiển chi phối hoạt động của các vùng khác [34].Trên sơ đồ ta thấyphần vỏ não chi phối vận động tay và chân chủ yếu ở vùng đỉnh

Từ góc độ điện sinh lý, đầu là một thể dẫn điện dung tích lớn châm vùngđầu có thể tạo ra các dòng điện sinh học lan truyền đến não, từ đó cải biếntính hưng phấn của các tế bào vỏ não làm cho các tế bào thần kinh bị ức chếtrong quá trình NMN, phù não được giải phóng, phục hồi tính hưng phấn vàkhả năng trao đổi chất của tế bào thần kinh

Trang 16

Hình 1.3 Sơ đồ phân khu của vỏ não [34]

Trang 17

Hình 1.5 Vùng vận động Hình 1.6 Cách xác định Đường 1 và Đường 2 1.4.1.3 Sự phân chia các vùng kích thích trên da đầu và tác dụng điều trị

* Vùng vận động: là đường chạy theo mặt bên của đầu, đường này đượcxác định bởi:

+ Điểm cách điểm giữa tuyến 0,5 cm về phía sau

+ Điểm dưới là giao điểm của chân tóc trán với đường 2

Vùng vận động chia làm 5 phần:

1/5 trên: vùng chi dưới

2/5 giữa: vùng chi trên

1/5 trên: vùng chi dưới

2/5 giữa: vùng chi trên

Điều trị các trường hợp phù chi trong liệt trung ương

* Vùng tiền đình ốc tai: một đoạn nằm ngang dài 4 cm từ đỉnh loa tai lên1,5 cm là điểm giữa, từ đây kéo ra trước 2 cm, ra sau 2 cm

Trang 18

Tác dụng: điều trị chóng mặt, giảm thính lực

* Vùng ngôn ngữ 2: Vị trí là đường song song với đường dọc giữa đầu và dài3cm Điểm bắt đầu của đường này nằm dưới khớp xương đỉnh thái dương 2cm.Tác dụng: điều trị thất ngôn kiểu vận động

* Vùng ngôn ngữ 3: Từ điểm giữa của vùng tiền đình ốc tai, kéo ra sau4cm, có thể xem đây là đoạn kéo dài của vùng tiền đình ốc tai

Tác dụng điều trị thất ngôn kiểu cảm giác

* Vùng tâm thể vận động: vị trí từ rãnh đỉnh thái dương, kẻ một đườngthẳng đứng và 2 đường nghiêng, tạo thành góc 400, có 2 đường mới mỗiđường dài 3 cm

Tác dụng: điều trị chứng ý thức và vận động không phù hợp

* Vùng vận cảm ở chân: là đường song song với đường giữa và cáchđường giữa 1 cm Điểm bắt đầu của vùng này tương ứng với điểm trên củakhu cảm giác kéo ra sau 1 cm

Tác dụng: đau, liệt nặng chi dưới bên đối diện, đau vùng thắt lưng, sa tửcung, tiểu nhiều do nguồn gốc trung ương

* Vùng thị giác: xuất phát từ 2 điểm nằm trên đường ngang qua ụ chẩm1cm và cách đường giữa 1 cm kéo dài lên trên 4 cm

Tác dụng: điều trị rối loạn thị giác có nguyên nhân vỏ não

* Vùng thăng bằng: lấy 2 điểm nằm trên đường ngang qua ụ chẩm, cáchđường giữa 3,5 cm, kéo xuống dưới 4 cm thành 1 đường thẳng

Tác dụng: điều trị rối loạn thăng bằng

1.4.2 Phương pháp Đầu châm theo Y học cổ truyền

Đầu châm được phát triển dựa trên học thuyết kinh lạc của YHCT, có rấtnhiều kinh lạc và mạch lạc đi qua vùng đầu Đường đi của các kinh mạch sau

có quan hệ mật thiết với vùng đầu: [32],[35]

- Kinh Túc Dương minh Vị

- Kinh Túc Thái dương Bàng quang

- Kinh Thủ Thái dương Tam tiêu

- Kinh Túc Thiếu dương Đởm

Trang 19

- Kinh Túc Quyết âm Can

- Các mạch: mạch Đốc, mạch Dương kiểu, mạch Dương duy

Kinh khí trong cơ thể thông qua kinh lạc liên hệ với đầu YHCT cho rằng

“đầu là phủ của thần minh” Kinh khí của ngũ tạng lục phủ đều tụ ở đầu

Có thuyết nói “đầu người ta là nơi tụ họp của các kinh dương; mạch đốcthống quản các kinh dương và mạch nhâm chịu trách nhiệm về các kinh âm Cảhai đều đi qua bộ phận đầu và mặt Từ góc độ tuần hoàn kinh lạc 6 kinh dương vàkinh túc quyết âm đều lên đầu, 5 kinh âm khác đều thông qua lạc mạch liên hệvới đầu Mạch Đốc trong kỳ kinh bát mạch đốc thúc dương khí toàn thân cũngchạy vòng quanh đầu Do đó, đầu và toàn thân có quan hệ hữu cơ chặt chẽ”

Thiên “mạch yếu tinh vi luận” sách Tố Vấn viết: “đầu giả tinh minh chiphủ” có nghĩa “tinh khí ngũ tạng của lục phủ đều đi lên đầu” nói rõ mối quan

hệ mật thiết giữa đầu và toàn thân

Còn có thuyết nói “người ta có trí nhớ nhờ vào não” giúp ta thấy cụ thểphần quan trọng của não đối với hoạt động tinh thần, đối với thất tình (hỷ, nộ,

ưu, tư, bi, khủng, kinh) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnhnội thương Mừng rỡ quá làm thương tổn tâm, giận dữ quá làm thương tổncan, kinh hãi quá làm thương tổn thận…[32]

Kinh nghiệm thực tế trên lâm sàng đã chứng minh rằng phương phápchâm đầu điều trị một số bệnh thuộc hệ thần kinh và một số bệnh về nội tạngthu được kết quả tương đối cao

1.4.3 Tình hình nghiên cứu về phương pháp Đầu châm trong nước và trên thế giới

* Quá trình phát triển của Đầu châm

Đầu châm điều trị trúng phong tại vùng kích thích và có tác dụng đặcbiệt, từ lâu đã được nhiều học giả chú ý Giáo sư Giao ở viện nghiên cứutrung y trung quốc đề xuất kích thích vùng vận động và cảm giác bị tổnthương có thể điều trị bán thân bất toại và rối loạn cảm giác nửa người Năm

1979 viện nghiên cứu trung y Trung Quốc phát hiện châm các huyệt Bách hội,

Trang 20

Chính doanh, Huyền so điều trị bán thân bất toại thu dược kết quả tốt Năm

1980 Giáo sư Trang nghiên cứu “vùng ưu tiên” đề xuất vùng đặc biệt “vùngvận động” không chỉ hạn chế ở hồi trước trung tâm đại não Giáo sư Lâm đềxuất điều trị bán thân bất toại không chỉ chọn vùng vận động mà nên đồng thờichọn cả vùng cảm giác Ông đề xuất không nên xem đại não như một tập hợpcác vùng chức năng riêng biệt mà nên coi là một chỉnh thể các vùng chức năng

có liên hệ chặt chẽ với nhau Có nghiên cứu cho thấy vùng kích thích vận động

có hình thoi trước là huyệt Thần đình, sau là Bách hội, hai bên là huyệt Khúc sai.Tháng 6 năm 1984 tại Tôkyo Nhật Bản nhóm công tác của WHO khu vực TâyThái Bình Dương đã thông qua “Tiêu chuẩn hóa huyệt vị Đầu châm” và từ năm

1989 đã được WHO công bố rộng rãi Đây là cơ sở để phương pháp Đầu châmphát triển rộng rãi trên toàn thế giới [35],[36]

* Một số công trình nghiên cứu về Đầu châm trên thế giới

- Bao F, Wang DH, Zhang YX, Wang FQ SunH (2008) tại bệnh viện đại học

Y Bắc Kinh nghiên cứu so sánh hiệu quả Đầu châm và Đầu châm kết hợp thểchâm trên bệnh nhân nhồi máu não do xơ vữa mạch giai đoạn cấp cho kết quả:Hiệu quả điều trị bằng Đầu châm kết hợp thể châm tốt hơn thể châm đơn thuần [37]

- Zhou L, Zhang HX và cộng sự (2008) tại Bệnh viện Y học cổ truyềnkết hợp Y học hiện đại Vũ Hán Trung quốc nghiên cứu hiệu quả Đầu châmtrên hàm lượng TNF alpha và IL-Beta não và huyết tương ở chuột gây thiếumáu cấp chi kết quả giảm hàm lượng TNF alpha, IL-Beta ở não và huyếttương chuột, làm giảm đáng kể hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm [38].Trong nước có nghiên cứu của Quan Đông Hoa năm 1992 Điều trị phụchồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não bằng phương phápchâm đầu và kích thích điện cho kết quả tốt [39]

Năm 2010 Vũ Thị Hải Yến nghiên cứu đánh giá tác dụng phục hồi vận

động ở bệnh nhân NMN bằng thể châm, thuốc YHCT kết hợp với Đầu châmcho thấy độ liệt được cải thiện tốt [40]

Trang 21

1.5 TỔNG QUAN BÀI THUỐC “HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG”

1.5.1 Xuất xứ, cấu tạo bài thuốc

“Huyết phủ trục ứ thang” là bài thuốc cổ phương có nguồn gốc từsách “Y lâm cải thác” của Vương Thanh Nhậm – một danh y Trung Quốcđời nhà Thanh chuyên điều trị chứng huyết ứ [41] Bài thuốc bao gồm 11 vị:Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Đương quy, Ngưu tất, Sinh địa, Xíchthược, Sài hồ, Chỉ xác, Cát cánh, Cam thảo

Toàn bộ phương thuốc có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, lý khí chỉ thống,giải trừ uất kết ở khí phận Bài thuốc lấy hóa ứ làm chủ đạo, lý khí là bổtrợ, tức là dùng thuốc hành khí trong nhóm hoạt huyết Đương quy, Đàonhân, Hồng hoa hoạt huyết hóa ứ làm chủ dược; Xuyên khung, Xích thượchoạt huyết, hóa ứ; Sinh địa phối hợp với Đương Quy dưỡng huyết hòa âm;Ngưu tất hoạt huyết thông mạch; Sài hồ, Chỉ xác, Cát cánh sơ thông khítrệ, giúp thông mạch hoạt lạc; Cam thảo điều hòa các vị thuốc [42]

1.5.2 Thành phần bài thuốc

+ Đào nhân (Semen Persicae)

Bộ phận dùng là nhân hạt sấy khô của cây Đào Prunus persica, họ hoahồng (Rosaceae) Vị đắng ngọt, tính bình quy vào hai kinh tâm và can Thànhphần hóa học chứa hơn 50% là dầu, ngoài ra còn có 3,5% amygdalin ít tinhdầu, men Emusin Tác dụng dược lý ức chế ngưng tập tiểu cầu, tăng lưulượng máu, làm hạ mỡ máu, bảo vệ tế bào gan, tác dụng chống viêm khángkhuẩn, giảm đau Công dụng phá huyết hành ứ, nhuận táo, hoạt trường Chữahuyết ứ, huyết bế, chữa ho, thông kinh nguyệt sát trùng Liều lượng 6 - 12g/ngày [43]

+ Hồng hoa (Flos Carthami)

Bộ phận dùng hoa phơi hay sấy khô của cây Hồng hoa Carthamustinctorius,

họ cóc (Asteraceae) Vị cay ấm, vào hai kinh tâm và can Thành phần hóa họcchứa 0,3 - 0,6% chất Carthamin khi thủy phân sẽ cho glucoza vàcarthamidin.Tác dụng dược lý ức chế ngưng tập tiểu cầu, làm tăng hưng phấnnhẹ cơ tim, tăng lưu lượng mạch vành, làm hạ mỡ máu, tăng miễn dịch, tăng

Trang 22

hàm lượng kháng thể, tăng hoạt động thực bào Công dụng hoạt huyết thôngkinh, hóa ứ chỉ huyết Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh đặc biệt điềutrị chứng huyết ứ Liều dùng 6 - 12g/ngày [43].

+ Đương quy (Radix Angenicae sinensis)

Bộ phận dùng rễ phơi hay sấy khô của cây Đương quy Angelicaesinensis họ Hoa tán (Apraceae) Vị ngọt cay, tính ôn, vào ba kinh tâm, can, tỳThành phần hóa học, tinh dầu chiếm 0,2% chủ yếu là N-butylidenphtalit và N-valerophenon cacboxy acid Tác dụng dược lý ức chế co tử cung, giãn mạch,tăng lưu lượng máu cơ tim, nước chiết đương quy có tác dụng ức chế ngưng tậptiểu cầu, ức chế tổng hợp Thromboxan A2 và tăng tổng hợp PGI2, giảm mỡmáu Công dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận huyết, thông kinh Trị sưng đau,trừ phong thấp, kinh bế, nhuận táo, thông tiện Liều lượng 6 - 16g/ngày [43]

+ Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)

Bộ phận dùng thân rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên khungLigusticum wallichii thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) Vị cay tính ôn, vào ba kinhcan, đởm, tâm bào Thành phần hóa học, tinh dầu 1 - 2% và nhiều thành phầnhóa học có tác dụng hoạt huyết Tác dụng dược lý ức chế ngưng tập tiểu cầu,giãn mạch, giãn cơ trơn, chống loạn nhịp tim, giảm Cholesterol trong huyếttương chuột, giảm 38% lipid máu Công dụng hoạt huyết, chỉ thống, hành khí,khu phong, bổ huyết Trị sưng đau, trừ phong thấp, kinh bế, trị đau đầu, chóngmặt, bán thân bất toại, huyết áp cao Liều dùng 4 -12g/ngày [43]

+ Ngưu tất (Radix Archiranthis bindantae)

Bộ phận dùng rễ phơi hay sấy khô của cây Ngưu tất Achyranthesbidentata thuộc họ Dền (Amaranthaceae) Vị chua đắng, tính bình, vào kinhcan, thận Thành phần hóa học, có Saponin, muối kali Tác dụng dược lý giảmcholesterol máu, hạ huyết áp ở mèo và chuột, tác dụng lợi tiểu Công dụngphá ứ hành huyết, bổ can thận mạnh ngân cốt, tả hỏa giải độc, lợi niệu Chữaviêm khớp, kinh bế, băng huyết, khó đẻ, sót rau Liều dùng 6 -16 g/ngày [43]

Trang 23

+ Sinh địa (Radix Rehmaniae)

Bộ phận dùng thân rễ phơi hay sấy khô của cây Địa hoàng Rehmanniaglutinosa Libosch, thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae) Vị ngọt đắng,tính hàn, vào bốn kinh tâm, can, thận, và tiểu trường Thành phần hóa học cóMannit, Rheumanin là một glucozit và một ít croten, 15% acid amin Tácdụng dược lý hạ đường huyết, Trợ tim, lợi tiểu, chống thiếu máu Công dụngthanh nhiệt lương huyết, bổ huyết, sinh tân chỉ khát Chữa ứ huyết, đái ramáu, tiêu khát, thông huyết mạch, sốt cao Liều dùng 6 -16 g/ngày [43]

+ Xích thược (Radix Paeoniae rubra)

Bộ phận dùng rễ phơi hay sấy khô của của cây Thược dược (Paeonialactiflora Pall) họ hoàng liên (Ranunculaceae) Vị đắng chua, hàn vào ba kinhcan tỳ và phế Thành phần hóa học, tinh bột, tanin, nhựa, chất nhầy, chấtđường, sắc tố và acid benzoic Tác dụng dược lý trừ đờm, chữa ho Công dụnghành huyết tán huyết, thanh nhiệt lương huyết Chữa chảy máu cam, bănghuyết, bạch đới Liều dùng 6 -12g/ngày [43]

+ Sài hồ (Radix Bupleuri)

Còn gọi là Bắc sài hồ, Sà diệp sài hồ, Trúc diệp sài hồ

Bộ phận dùng: Rễ phơi khô của cây Sài hồ Buleuri sinense DC thuộc họHoa tán (Apiecerae) Vị đắng, tính hàn, vào kinh can đởm Thành phần hóahọc, các Triterpen saponin: saikosaponin A, B1-4, D, E, F; Saikogenin;Polyasaccarrid: Bupleuran 2IIb, 2Iic và tinh dầu Tác dụng dược lý là hạnhiệt, an thần, chống viêm, giảm đau, điều hòa miễn dịch, chống loét, ức chế

vi khuẩn, giảm cholesterol máu, bảo vệ tế bào gan Công dụng giải biểu, hạnhiệt, sơ can, giải uất, thăng đề dương khí Ứng dụng để hạ nhiệt đối với bệnhsốt do cảm mạo, sơ can giải uất, dùng với bệnh hoa mắt chóng mặt do can khíuất kết gây nên, thăng đề dương khí điều trị các trường hợp khí hư hạ hãm, sa

dạ dày, sa trực tràng Liều dùng 3- 12g/ngày [43]

+ Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

Còn gọi là Quốc lão hoặc Bắc cam thảo Bộ phận dùng rễ hoặc thân rễ

Trang 24

phơi khô của cây Cam thảo Uran Trung Quốc (Glycyrrhiza Glabal) thuộc họcánh bướm (Fabaceae) Ngọt tính bình vào 12 kinh Thành phần hóa học gồmGlucid, các triterpen saponin (glycyrhizic acid, glycyrhizinic acid), muối củaKali và Canxi, và các chất thuộc nhóm flavonoid (liquiritigeti, isoliquirigenin).Tác dụng dược lý chống loét làm tăng tiết nhày niêm mạc ở dạ dày, chống cothắt, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, chống viêm chống dị ứng, giống tácdụng của hormon vỏ thượng thân, trừ ho, trừ đờm, giảm mỡ máu, ổn địnhthần kinh tiền đình Công dụng bổ trung khí, hòa hoãn cơn đau, giải độc tiêukhát Ứng dụng điều hòa tính năng các vị thuốc, chữa những cơn đau như đau

dạ dày, co thắt đại tràng, tức ngực đau họng, chữa ho do khí hư, chữa mụnnhọt, giải độc thuốc Liều lượng 2 - 12g/ngày [43]

+ Cát cánh (Radix Platycodonis)

Bộ phận dùng rễ khô của cây Cát cánh Platycodon grandiflorumA.DC thuộc

họ Hoa chuông (Campanulaceae) Vị đắng cay, tính hơi ôn vào kinh phế.Thành phần hóa học: Khoảng 2% Saponin, ngoài ra còn có phytosterola vàinulin Tác dụng dược lý tiêu đờm, chữa ho Công dụng tuyên phế khí, tánphong hàn, trừ ho, trừ đờm Ứng dụng điều trị ngoại cảm sinh ho, cổ họngsưng đau, ngực đầy chướng đau Liều dùng 4 - 12/ngày [43]

+ Chỉ xác (Fructus Citri aurantii)

Bộ phận dùng quả chín còn xanh vỏ, bổ đôi, cùi càng dày càng tốt, mùithơm, ruột trắng ngà thuộc họ Cam quýt (Rutaceae) Vị đắng chua, tính hơihàn, vào hai kinh tỳ và vị Thành phần hóa học 9,89% là glucozid Tác dụngdược lý ức chế co bóp tử cung, dạ dày, ruột, nước sắc chỉ xác có tác dụng làmgia tăng lưu lượng tim, giãn mạch vành, làm tăng huyết áp khi bị huyết ápthấp Công dụng phá khí tiêu tích, hóa đờm trừ bĩ, lợi cách khoan hung.Ứng dụng chữa chứng ứ trệ thức ăn, đờm nhiều, tức ngực khó thở, đau bụng.Liều dùng 6 -12g/ngày [43]

1.6 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP

Trang 25

Đặng Thị Huyền Nga (2003) dùng điện mãng châm điều trị NMN thấytiến triển 1 độ liệt là 37,8%, 2 độ liệt 53,3%, 3 độ liệt là 6,7% [44].

Trần Thị Quyên (2005) điều trị phục hồi chức năng vận động do NMNsau giai đoạn cấp bằng viên nén Bổ dương hoàn ngũ thang kết hợp với điệnchâm cho kết quả: 100% bệnh nhân cải thiện độ liệt, loại tốt 66,7%, loại khá20,0% [45]

Nguyễn Công Doanh (2011) sử dụng bài Thông mạch dưỡng não ẩm vàĐiện châm trên bệnh nhân nhồi máu não giữa sau giai đoạn cấp Kết quả:86,5% chuyển dịch một độ, chuyển dịch hai độ là 13,5% theo thang điểmHenry Điểm trung bình Barthel tăng được 41,58 ± 6,9 điểm [46]

Ngô Quỳnh Hoa (2013) nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc

“Thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp” Kếtquả: Có 51,11% dịch chuyển được 1 độ và 40% dịch chuyển được 2 độ theothang điểm Barthel, điểm trung bình Barthel tăng được 34,22 ± 11,28 điểm [47].Phạm Thị Ánh Tuyết (2013) nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị củaphương pháp Cận tam châm trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu nãosau giai đoạn cấp thấy kết quả: Có 28,6% chuyển được 2 độ liệt, 71,4%chuyển 1 độ liệt theo thang điểm Barthel, điểm trung bình Barthel tăng được66,14 ± 20,11 [48]

Trang 26

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.1 Chất liệu nghiên cứu

- Thuốc YHCT

Bảng 2.1: Thành phần bài thuốc Stt Tên vị thuốc Tên khoa học Liều dùng

3 Đương quy Radix Angenicae sinensis 12g

4 Xuyên khung Rhizoma Ligustici wallichii 08g

5 Ngưu tất Radix Archiranthis bindantae 12g

+ Dạng bào chế: Thuốc được sắc bằng máy sắc thuốc tự động, đóng gói

tự động 200ml/gói tại khoa Dược Bệnh viện YHCT Hải Phòng

+ Cách dùng: Sắc uống ngày một thang

+ Liệu trình điều trị: Uống 2 gói/ngày x 25 ngày, chia 2 lần

- Thuốc YHHĐ trong phác đồ nghiên cứu:

+ Nootropyl 800mg của hãng U.C.B.S.A Pharma Sector, ngày 3 viênchia 3 lần, dùng trong 25 ngày

+ Aspirin 81mg của hãng Bayer, ngày uống 1 viên sau ăn no

Trang 27

+ Thuốc điều trị bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, rốiloạn mỡ máu…

2.1.2 Phương tiện nghiên cứu

- Kim châm cứu: loại kim hào châm làm bằng thép không rỉ, độ dài

từ 5 - 7cm do hãng Đông Á sản xuất

- Bông vô trùng, cồn 70°, pince vô khuẩn, khay quả đậu

- Máy điện châm: Sử dụng máy Điện châm Model: 04 – 05 – JH do công

ty đầu tư phát triển công nghệ xây lắp K&N – Việt Nam sản xuất

- Bộ đo huyết áp của hãng Omron( Nhật Bản)

2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Là những bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới, nghềnghiệp, được chẩn đoán là NMN sau giai đoạn cấp

Bệnh nhân đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu

2.2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHHĐ

Bệnh nhân bị NMN đã được chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứnglâm sàng và cận lâm sàng (kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc MRI cóhình ảnh nhồi máu não)

+ Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt

+ Bệnh nhân có liệt nửa người ở các mức độ khác nhau

+ Các chỉ số sinh tồn: Mạch, huyết áp (HAtt ≤ 160 mmHg, HAttr ≤90mmHg), nhiệt độ, nhịp thở ổn định

+ Không có biến chứng do loét, nhiễm trùng

2.2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền

Trang 28

Các bệnh nhân được khám bệnh theo tứ chẩn quy về hai thể Khí hưhuyết ứ và Khí hư huyết ứ kết hợp Can thận âm hư.

Văn chẩn Nói khó, có thể có nuốt nghẹn, sặc Nói khó, có thể có nuốt

nghẹn, sặcVấn chẩn Trước khi xảy ra hôn mê có thể có

dấu hiệu báo động như rối loạncảm giác, liệt từ từ, giai đoạn toànphát có thể có hôn mê vừa hoặcnhẹ

Liệt nửa người, tay chânbên liệt tê dại, ủ tai, đauđầu vùng đỉnh, hoa mắtchóng mặt,

Thiết chẩn Mạch huyền sáp hoặc trầm sáp Mạch huyền tế sác

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- Bệnh nhân có bệnh lý toàn thân: Lao, HIV/AIDS, rối loạn tâm thần, ý thức

- Bệnh nhân bị liệt nửa người do các nguyên nhân: Chấn thương sọ não,

u não, xuất huyết não

- Bệnh nhân có rối loạn yếu tố đông máu

- Bệnh nhân không tuân thủ yêu cầu trong quá trình nghiên cứu: Bệnhnhân bỏ châm 2 ngày hoặc bỏ uống thuốc 2 ngày

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu can thiệp thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh kết quả trước vàsau điều trị, có đối chứng

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

Chọn 60 bệnh nhân theo cỡ mẫu có chủ đích trên lâm sàng, ghép cặptương đồng theo tuổi, giới, mức độ bệnh, chia làm hai nhóm: Nhóm Nghiêncứu (n=30), nhóm Chứng (n=30)

Trang 29

2.3.3 Quy trình nghiên cứu

Thu thập thông tin bệnh nhân: Các bệnh nhân đều được thăm khám lâmsàng, làm bệnh án, làm các xét nghiệm cận lâm sàng và điền đầy đủ các mụccủa bệnh án nghiên cứu được xây dựng

 Nhóm nghiên cứu

- Điều trị theo phác đồ nền trong 25 ngày[30]

+ Nootropyl 800mg x 3viên, uống ngày 3lần, sáng – chiều – tối

+ Aspirin 81mg x 1 viên, uống sau ăn no

+ Thuốc điều trị các bệnh kèm theo nếu có: Tăng huyết áp, đái tháođường, thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa Lipid

- Thuốc sắc: bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang uống 2 gói/ngày x 25ngày, chia 2 lần sáng – chiều

- Kỹ thuật Đầu châm:

Huyệt vị:

Châm vào khu vận động và khu cảm giác

+ Khu vận động 1/5 phía trên điều trị liệt chi dưới bên đối diện

+ Khu vận động 2/5 giữa điều trị liệt chi trên bên đối diện

+ Khu vận động 2/5 dưới điều trị liệt mặt trung ương, rối loạn ngôn ngữ,chảy nước dãi

+ Nếu đau, tê lưng gối, đau cổ gáy, châm khu cảm giác đối bên ở 1/5 trên+ Nếu tê đau chi trên, tác động vào 2/5 giữa khu cảm giác đối bên

+ Nếu kèm thêm chứng thất ngôn, châm thêm khu ngôn ngữ I, II

+ Nếu có rối loạn đại tiểu tiện, châm phối hợp khu vận cảm chân

Trang 30

Vùng tiếng nói

- Sau khi đã xác định đúng vị trí huyệt và châm kim vào huyệt, ngườithầy thuốc có cảm giác đắc khí, bệnh nhân không đau mới tiến hành mắc dâydẫn từ máy Điện châm vào các kim ở huyệt trên nguyên tắc huyệt cần châm

bổ mắc dây tần số bổ, huyệt cần châm tả mắc các dây bên tần số tả

Các cặp dây ra sẽ kích thích cho 2 huyệt cùng ở kinh dương hoặc ở cùngmột kinh âm, hoặc ở trên cùng một đường kinh

- Cường độ kích thích từ 80 µA đến 150 µA tức là ngưỡng bệnh nhânchịu đựng được

- Tần số kích thích huyệt:

Tả: 120-240 xung/phút (2-4Hz)

Bổ: 60-120 xung/phút (1-2Hz)

- Thời gian kích thích: 20-30 phút một lần trong ngày

- Liệu trình điều trị 25 ngày

Vùng ngôn ngữ 2

Trang 31

bệnh nhân có cảm giác đắc khí.

 Nhóm chứng

- Điều trị theo phác đồ nền (như nhóm Nghiên cứu)

-Thuốc sắc: bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang uống 2 gói/ngày x 25 ngày,chia 2 lần sáng – chiều

- Điện châm theo công thức huyệt của Bộ Y tế [31]

+ Thất ngôn, châm tả các huyệt Bách hội, Á môn, Ngoại kim tân, Ngoạingọc dịch, Thượng liêm tuyền hướng về gốc lưỡi Liệt mặt, châm tả các huyệtQuyền liêu, Hạ Quan, Địa thương, Giáp xa, Thừa tương, Ế phong Liệt tay,châm tả các huyệt Giáp tích C4 – C7, Kiên ngung, Khúc trì, Bát tà, Hợp cốc,Ngoại quan, Kiên trinh, Đại chùy, Tích trung, Lao cung, Cực tuyền Liệt chân,châm tả các huyệt Giáp tích D12 - L5, Trật biên, Hoàn khiêu, Thừa phù, Ânmôn, Thừa sơn, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Lương khâu, Huyền chung, Bễquan, Giải khê, Phi dương, Côn lôn

+ Châm bổ các huyệt Tam âm giao, Huyết hải, Thái khê, Thận du, Âmcốc, Bạch hoàn du

+ Kỹ thuật châm: Bệnh nhân được đặt tư thế nằm nghiêng hoặc nằmngửa Mỗi ngày châm từ 15 - 20 huyệt, châm ngày một lần vào buổi sáng,thời gian 30 phút/1lần châm Liệu trình 25 ngày

2.3.4 Các chỉ số theo dõi

 Các chỉ số đặc điểm chung bệnh lý, mạch, nhiệt độ, huyết áp

 Các chỉ số lâm sàng liên quan đến triệu chứng liệt nửa người: Thang điểmRankin, chỉ số Barthel

 Các chỉ số cận lâm sàng:

- Xét nghiệm huyết học công thức máu

- Xét nghiệm hóa sinh máu (Ure, Glucose, Creatinin, Cholesterol,Triglycerid, Cholesterol-HDL, Cholesterol-LDL, AST, ALT)

 Theo dõi tác dụng không mong muốn như: Buồn nôn, đại tiện lỏng, mề đay

Trang 32

mẩn ngứa, chảy máu tại nơi châm, nhiễm trùng tại nơi châm

+ Kỹ thuật đánh giá các chỉ số:

• Huyết áp

Theo dõi chỉ số huyết áp: HAtt, HAttr, HAtb Huyết áp được đo hàngngày vào buổi sáng, bệnh nhân phải được nghỉ ngơi trước khi đo ít nhất15phút, đo bằng huyết áp kế

Huyết áp trung bình = HAtt - HAttr

+ HAttr3

Đánh giá phân loại huyết áp theo JNC- VII (2003) [49]

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn đánh giá huyết áp: Theo phân loại JNC- VII Phân loại huyết áp HA tt (mmHg) HA ttr (mmHg)

Giai đoạn 1 tăng huyết áp 140 - 159 90 - 99

• Thang điểm Rankin đã được sửa đổi [49],[50]

Thang điểm này thường được dùng để lượng giá tình trạng tàn phế phụthuộc trong hoạt động cuộc sống hàng ngày sau đột quỵ

Nội dung và cách đánh giá như sau (phụ lục)

- Độ 0- 0 điểm : Hoàn toàn không có triệu chứng gì

- Độ I -1 điểm: Tàn phế không đáng kể mặc dù còn triệu chứng

Trang 33

sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân với tổng số điểm là 100 (phụ lục).

Cách đánh giá: Dựa trên kết quả cho điểm theo bảng chỉ số Barthel, bệnhnhân được phân làm bốn độ như sau:

Độc lập hoàn toàn : 76 đến 100 điểm (độ I)

Phụ thuộc một phần : 51 đến 75 điểm (độ II)

Phụ thuộc phần lớn : 26 đến 50 điểm (độ III)

Phụ thuộc hoàn toàn : 0 đến 25 điểm (độ IV)

2.3.5 Đánh giá kết quả trước và sau điều trị

- Đánh giá kết quả theo YHHĐ: Huyết áp, đánh giá phục hồi theo thangđiểm Rankin, đánh giá mức độ liệt và sự phục hồi qua chỉ số Barthel

- Đánh giá tiến triển độ liệt của bệnh nhân trên từng thang điểm Rankin,Barthel (dựa vào sự dịch chuyển độ liệt) sau điều trị

Loại tốt : Chuyển được hai độ liệt trở lên

Loại khá : Chuyển lên một độ liệt

Loại kém : Không chuyển độ liệt hoặc nặng lên

- Các chỉ số huyết học, hóa sinh

- Đánh giá kết quả điều trị theo các thể YHCT: Dựa vào mức độ phục hồichức năng vận động theo thang điểm Rankin, Barthel

- Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng: vựng châm, chảy máu, rốiloạn tiêu hóa, buồn nôn, nổi mề đay

- Thời điểm theo dõi:

• Lâm sàng: Các bệnh nhân nghiên cứu đều được theo dõi ghi chép hàng ngày

và đánh giá đầy đủ các chỉ tiêu nghiên cứu tại các thời điểm như sau: Ngàybắt đầu tiến hành nghiên cứu (T0), sau 12 ngày điều trị (T12), sau 25 ngày điềutrị (T25)

• Cận lâm sàng: Các chỉ số cận lâm sàng được đo lường vào thời điểm T0, T25

của quá trình điều trị

2.3.6 Xử lý số liệu

Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phươngpháp xác suất thống kê y sinh học bằng phần mềm SPSS 16.0

2.3.7 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2017 - 9/2018

Ngày đăng: 28/09/2019, 07:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w