skkn công tác lập dự toán thu chi ngân sách “ tại trường THCS

16 389 0
skkn công tác lập dự toán thu chi ngân sách “ tại trường THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI SKKN: CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH A PHẦN MỞ ĐẦU I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Theo quyết định 243/CP ngày 28/6/1979 về tổ chức bộ máy, biên chế của các trường phổ thông của Hội Đồng Chính Phủ, trường phổ thông là đơn vị hành chính sự nghiệp, có ngân sách riêng, có bộ máy quản lý hành chánh và chuyên môn hoàn chỉnh Với tinh thần đó, trường phổ thông là cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân trong mọi hoạt động của nhà trường Công tác quản lý được thực hiện theo chế độ thủ trưởng Trong điều lệ nhà trường phổ thông cũng ghi rõ:“ Hiệu trưởng là thủ trưởng trường học đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về hành chánh và chuyên môn trong trường, chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường” Để hoàn thành những trọng trách này, người Hiệu trưởng trường phổ thông cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ giúp việc cho mình, trước hết là 2 mảng phần việc lớn: hành chánh + chuyên môn Bên cạnh đó một bộ phận không thể thiếu đối với người Hiệu trưởng trong việc quản lý công việc quản trị , đó là hoạt động kế toán trường học Kế toán trường học là kế toán đơn vị hành chánh sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách, là phương tiện để quản lý sử dụng kinh phí, quản lý mọi hoạt động thu chi, nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm kinh phí , tăng cường công tác quản lý tiền vốn, vật tư, tài sản của đơn vị Do đó công tác lập dự toán thu chi là một nhiệm vụ quan trọng để người kế toán hoàn thành chức năng của mình, đồng thời tham mưu cho Hiệu trưởng quản lý tài chính một cách hữu hiệu nhằm đạt được nguyên tắc :“Phí tổn tối thiểu và hiệu quả tối đa” Xuất phát từ vấn đề trên, bản thân là kế toán của đơn vị trường THCS Phước Thạnh tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “ Công tác lập dự toán thu chi ngân sách “ tại trường THCS Phước Thạnh 1 II PHẠM VI ĐỀ TÀI Đề tài được nghiên cứu và áp dụng trong công tác kế toán và quản lý tài chính tại trường THCS Phước Thạnh, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : Tập thể cán bộ - giáo viên – công nhân viên và học sinh trường THCS Phước Thạnh, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2014-2015 B PHẦN NỘI DUNG: I THỰC TRẠNG : - Dự toán là những dự kiến mang tính chất cụ thể , chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng các nguồn lực nhằm mục đích đạt được chỉ tiêu của một năm học Một bản dự toán bao gồm 3 phần : - Phần trình bày nguyên nhân, mục đích của dự toán ( phục vụ kế hoạch ) - Phần phân tích, diễn giải chi tiết dự toán được thể hiện một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị - Phần kết luận, bao gồm sự nhận xét, đánh giá hiệu quả trên cơ sở kết quả có được từ dự toán - Chức năng nhiệm vụ chính của bộ phận tài vụ kế toán trong nhà trường là tham mưu cho Hiệu trưởng lãnh đạo tập trung thống nhất về công tác tài vụ kế toán nhằm phục vụ tốt cho công tác chuyên môn Chức năng này bao gồm việc lập dự toán thu chi, chấp hành dự toán và quyết toán dự toán Kế toán đơn vị hành chánh sự nghiệp phải thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ được Nhà nước qui định trong chế độ kế toán Cụ thể như sau : - Phân phối kinh phí,theo dõi ghi chép sổ sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn - Theo dõi việc thực hiện các chế độ chính sách chế độ, thể lệ và kỷ luật tài chính - Lập kế hoạch thu chi theo quí, năm để trình đơn vị dự toán cấp trên duyệt - Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, báo cáo quyết toán và tổ chức quản lý vật tư, tài sản 2 - Tổ chức thực hiện hạch toán đúng 1 Công tác lập dự toán thu chi : Lập dự toán thu chi là khâu đầu tiên trong việc quản lý tài chính có ý nghĩa rất quan trọng: Do đó lập dự toán thu chi tài chính phải đi đôi với việc xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn của trường 2.Tác dụng của dự toán : - Tác dụng lớn nhất của dự toán là cung cấp thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch, chương trình hành động của nhà trường Ngoài ra dự toán còn có những tác dụng sau ; - Xác định rõ các mục tiêu cụ thể làm căn cứ đánh giá thực hiện sau này - Dự đoán trước những khó khăn có thể xảy ra để có phương án đối phó kịp thời - Kết hợp toàn bộ các hoạt động của nhà trường thông qua kế hoạch của từng bộ phận khác nhau Nhờ vậy, dự toán đảm bảo cho các kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung cuả nhà trường - Nhà trường có nhiệm vụ lập dự toán trước cấp trên do Hiệu trưởng ký tên và đóng dấu cơ quan đơn vị: thì dự toán mới có giá trị pháp lý - Dự toán phải tính toán vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác chuyên môn vừa tiết kiệm kinh phí một cách tích cực Dự toán phải được quần chúng tham gia xây dựng, tức là phải xây dựng dự toán từ cơ sở đi đôi với việc xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn của trường II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1 Nguyên tắc lập dự toán : 1.1 Căn cứ lập dự toán : Lập dự toán phải có căn cứ vững chắc , trước hết là : - Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch công tác được giao cho năm kế hoạch 3 - Căn cứ vào việc đánh giá sự chi tiêu của kỳ trước có phân tích cụ thể, có rút kinh nghiệm - Căn cứ vào các chế độ chính sách và định mức chi tiêu để qui định cho mỗi trường - Căn cứ vào khả năng tài sản, vật tư, lao động ( số phòng lớp học, số học sinh, số cán bộ - giáo viên – công nhân, cơ sở vật chất, thiết bị…) và khả năng thực hiện của trường 1 2 Kỳ dự toán : - Kỳ dự toán thay đổi theo thời gian thực hiện kế hoạch, chương trình hành động của nhà trường Thông thường, kỳ dự toán chia làm 3 loại: - Kỳ dự toán dài hạn, ví dụ như lập dự toán mua sắm trang thiết bị thuộc loại tài sản cố định, xây dựng nhà trường Các kỳ dự toán này đa phần phục vụ cho công tác đầu tư, sửa chữa, xây dựng lớn Thời gian của kỳ dự toán là 5 năm, 10 năm, 20 năm … - Kỳ dự toán trung hạn, thường là từ 1 năm đến 4 năm Trong đó, kỳ dự toán 1 năm được thực hiện đều đặn vì phù hợp với năm tài chính và để tiện cho việc so sánh, đánh giá giữa thực hiện và kế hoạch Riêng do đặc thù của ngành giáo dục đào tạo ngoài xây dựng dự toán ngân sách theo năm dương lịch thì dự toán thu chi các nguồn ngoài ngân sách như nguồn học phí, nguồn thu hai buổi/ngày, nguồn đề thi giấy thi, nguồn nước uống, nguồn thu cho thuê tài sản ( căn tin – xe đạp ) thì đơn vị xây dựng theo năm học bắt đầu từ tháng 9 năm nay đến tháng 5 năm sau ( từ bắt đầu năm học đến kết thúc năm học ) - Kỳ dự toán ngắn hạn, là những dự toán có thời gian dưới 1 năm như dự toán quý Dự toán hàng năm được lập trên cơ sở dự toán hàng quý, số liệu quý sau được cộng tiếp số liệu quý trước và mang tính liên tục 4 quý của năm kế hoạch 1.3 Trình tự dự toán : Công tác dự toán được chuẩn bị từ cấp cơ sở đi lên, được tổng hợp, xét duyệt lần 1 ở cấp trung gian Sau đó, Hiệu trưởng sẽ xét duyệt chung lần cuối, có tính thống nhất cao 4 HIỆU TRƯỞNG QUYẾT ĐỊNH KẾ TOÁNLẬP DỰ TOÁN CÔNG TÁCCHUYÊN MÔN CAÙC BOÄ PHAÄN NGHIỆP VỤ Trình tự dự toán như trên cónhững ưu điểm sau : - Mọi cấp quản lý từ thấp đến cao đều góp phần tham gia vào công tác dự toán - Dự toán được lập từ cơ sở nên có độ tin cậy và tính chính xác cao - Đáp ứng được mục tiêu kế hoạch, chương trình hành động của cấp cơ sở - Các tổ chuyên môn và bộ phận nghiệp vụ tham gia vào quá trình dự toán sẽ chủ động được trong quá trình thực hiện kế hoạch - Một bản dự toán được xem như là khả thi, phải hội đủ các điều kiện sau : - Đáp ứng được mục tiêu của dự toán - Cơ sở để dự toán phải mang tính thực tiễn, gắn với mục tiêu dự toán - Các số liệu tính toán phải đầy đủ chi tiết và chính xác - Công tác dự toán phải mang tính trung thực, mang tính tiết kiệm và số dự toán về thực hiện hoạt động bằng hoặc thấp hơn số thực hiện năm trước 2 Phân loại dự toán : 2.1 Dự toán ngân sách : 5 Là dự toán kinh phí do Nhà nước cấp căn cứ theo số lượng cán bộ - giáo viên – công nhân viên, số học sinh, số phòng lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học Dự toán được lập hàng năm trước 1 tháng của năm sau ( năm kế hoạch ) và hàng quí trước 10 ngày của quí sau Dự toán được lập theo biểu mẫu qui định của Bộ Tài Chính theo mục lục ngân sách cấp phát Các biểu mẫu bao gồm : • Dự kiến phân bổ dự toán ( mẫu 01b) • Phục lục 01 • Phương án thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập • Mẫu 01 dự toán thu chi của các nguồn • Mẫu 02 dự toán thu chi phí, lệ phí và các hoạt động dịch vụ • Qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị • Thuyết minh dự toán thu chi 2.2Dự toán thu,chi nguồn ngoài ngân sách : Nhà trường phổ thông cấp 2 là một đơn vị hành chánh sự nghiệp phi sản xuất vật chất ngoài hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp còn là đơn vị có thu phí ( học phí), thu sự nghiệp ( thu hai buổi/ngày, nghề), thu hộ ( tiền đề thi, giấy thi, thu nước uống) và thu thuê mặt bằng từ hoạt động căn tin- xe đạp phục vụ ăn uống và giữ xe cho học sinh Do đó ngoài xây dựng dự toán ngân sách, kế toán còn có nhiệm vụ lập dự toán thu, chi các nguồn ngoài ngân sách hàng năm căn cứ vào mức độ đóng góp theo qui định của Nhà nước vào tháng 9 khi học sinh bắt đầu nhập học Mức đóng góp này nhằm để bù đắp phần nào hao mòn cơ sở vật chất , hỗ trợ thêm kinh phí cấp phát của nhà nước chưa đủ để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy , hỗ trợ thêm một phần nhỏ bù đắp sức lao động của người thầy trên bục 6 giảng và một phần nộp điều tiết cho ngành giáo dục ( từ năm học 2006-2007 tạm thời không nộp phần điều tiết này ) Dự toán và quyết toán được lập theo từng loại nguồn cụ thể, dự toán được lập vào đầu năm dương lịch, báo cáo quyết toán hàng quý , kiểm tra tài chính 9 tháng đầu và cuối năm dương lịch Nguồn học phí : xây dựng theo qui định của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện và Phòng Giáo Dục Huyện như sau : a/ Thu : Văn bản số: 7427/UBND – GDĐT ngày 27/9/2013 của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Củ Chi về thu, sử dụng học phí và thu khác của cơ sở giáo dục và đào tạo công lập từ năm 2013- 2014 đến năm 2014 – 2015 và có chế độ miễn giảm cho các đối tượng như xoá đói giảm nghèo, thương binh liệt sỉ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn b/ Chi : hiện nay tỷ lệ chi theo tình hình thực tế tại đơn vị - Hỗ trợ thêm đời sống giáo viên 30% - Tăng cường cơ sở vật chất và hỗ trợ hoạt động chuyên môn 30% - Hỗ trợ tiền lương tăng 40% Nguồn hai buổi/ngày: a/ Thu :Văn bản số: 7427/UBND – GDĐT ngày 27/9/2013 của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Củ Chi về thu, sử dụng học phí và thu khác của cơ sở giáo dục và đào tạo công lập từ năm 2013- 2014 đến năm 2014 – 2015 và có chế độ miễn giảm cho các đối tượng như xoá đói giảm nghèo, thương binh liệt sỉ , gia đình có hoàn cảnh khó khăn đây là nguồn thu thoả thuận b/ Chi : hiện nay tỷ lệ chi theo tình hình thực tế tại đơn vị - Chi 40% sau khi trừ chi phí liên quan để bổ sung cải cách tiền lương ( 8%) - Chi 7% hỗ trợ hoạt động chuyên môn - Chi 85% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy và các bộ phận có liên quan Nguồn thu nghề: a/ Thu :Văn bản số: 7427/UBND – GDĐT ngày 27/9/2013 của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Củ Chi về thu, sử dụng học phí và thu khác của cơ sở giáo dục 7 và đào tạo công lập từ năm 2013- 2014 đến năm 2014 – 2015 và có chế độ miễn giảm cho các đối tượng như xoá đói giảm nghèo, thương binh liệt sĩ , gia đình có hoàn cảnh khó khăn đây là nguồn thu thoả thuận b/ Chi : hiện nay tỷ lệ chi theo tình hình thực tế tại đơn vị - Chi 40% sau khi trừ chi phí liên quan để bổ sung cải cách tiền lương ( 8%) - Chi 2% nộp lệ phí cho đơn vị câp trên ( Trung Tâm Kỹ Thuật Hướng Nghiệp) - Chi 90% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy Nguồn đề thi giấy thi : phục vụ ấn phẩm của học sinh Nguồn nước uống: chi mua nước uống phục vụ cho học sinh Nguốn căn tin – xe đạp: a/ Thu : : Thu theo hợp đồng số: /HĐ – PT ngày 17/9/2012 giữa nhà trường và chủ trúng thầu căn tin – xe đạp .b/ Chi : hiện nay tỷ lệ chi theo tình hình thực tế tại đơn vị - Chi 40% chi hỗ trợ tăng lương sau khi trừ chi phí liên quan ( 8%) - Sau khi hỗ trợ tăng lương phần còn lại bổ sung quỹ phát triển sự nghiệp 2.4 Phương pháp lập dự toán : Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng những con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động mà trong đó chủ yếu là hình thức giá trị , kế toán là công việc kiểm tra, phản ánh tình hình hoạt động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước, cũng như của các tổ chức xí nghiệp Để đạt được nguyên tắc : “ Phí tổn tối thiều và hiệu quả tối đa” công tác lập dự toán phải nắm chắc tình hình thu chi, tài sản, vật tư, trang thiết bị, đồ dùng dạy học để tiến hành việc lập dự toán theo đúng yêu cầu của cấp trên Công tác lập dự toán được tiến hành theo các bước sau : • Bước chuẩn bị : - Nắm tình hình, phân tích và đánh giá việc chi tiêu và các hoạt động của năm trước 8 - Nắm phương hướng và những biến động của năm kế hoạch về các chi tiêu cơ bản ( trường học, lớp học, học sinh, cán bộ - giáo viên- công nhân viên, cơ sở vật chất …) theo thứ tự ưu tiên cần thiết - Các chỉ tiêu về điều kiện ( biên chế, cơ sở vật chất, tài chính ), các nguồn vốn ( ngân sách nhà nước, sự đóng góp của nhân dân, dịch vụ của trường … ) • Bước tổng hợp dự toán : - Phải xây dựng được mối quan hệ cân đối giữa yêu cầu và khả năng với tài chính sát với thực tế Nắm vững các chỉ tiêu cơ bản - Định mức chi cho từng nhóm, mục • Bước viết thuyết minh : - Báo cáo kết quả chấp hành dự toán của năm thực hiện kế hoạch - Những căn cứ để lập dự toán cần thuyết minh cụ thể: phương hướng nhiệm vụ, chủ trương , chỉ tiêu công tác - Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng giảm - Những biện pháp thực hiện nhiệm vụ dự toán thu chi  Nội dung dự toán : Chi tiêu của nhà trường tạm qui thành 4 nhóm sau : - Nhóm thanh toán cho cá nhân : bao gồm quỹ lương,tiền công, các khoản phụ cấp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể ( tàu xe đi phép, thuốc chữa bệnh thông thường cho học sinh, nước uống trong giờ làm việc), các khoản đóng góp (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp), các khoản thanh toán khác cho cá nhân( tăng thu nhập) - Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn : thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, hội nghị phí, công tác phí, chi phí thuê mướn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí nghiệp vụ chuyên môn ngành giáo dục -Nhóm chi mua sắm sửa chữa : sửa chữa lớn tài sản cố định, mua tài sản cố định -Nhóm chi các khoản khác : nộp ngân sách cấp trên ( theo quy định ), chi khác ( lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập, lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, 9 quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, chi tiếp khách, chi các khoản thu hộ đặc thù của ngành ), chi hỗ trợ nghỉ việc   Cách tính toán lập dự toán : Trước hết phải xác định các số liệu cơ bản như :  Số học sinh bình quân cả năm  Số lớp bình quân  Số cán bộ - giáo viên – công nhân viên bình quân  Cách tính số học sinh bình quân cả năm : Số HS có mặt _ Số HS có bình quân cả năm (A) mặt 1/1 (B) Số HS tăng Số HS giảm b/q cả năm b/q cả năm (C) (D) Số học sinh tăng X số tháng tăng C= 12 tháng Số học sinh giảm X số tháng giảm D= 12 tháng Thí dụ : - Số học sinh có mặt tháng 1/2014 là 834 - Số học sinh ra trường tháng 6/2014 là : : 198 - Số học sinh tuyển thêm tháng 9/2014 là : 234 Sẽ được tính như sau : Số học sinh giảm : 198 * 6 = 99 học sinh 12 Số học sinh tăng : 234 * 4 = 78 học sinh 12 Số học sinh bình quân cả năm là : 10 A = B + C - D = 834+78-99 = 813 học sinh bình quân Rồi tiến hành tính toán cho từng nhóm chi như sau : Nhóm thanh toán cho cá nhân : • Mục 6000 : Lương chính dựa vào thang bậc lương • Mục 6050 : Tiền công • Mục 6100: Phụ cấp gồm có + Phụ cấp chức vụ + Phụ cấp trách nhiệm + Phụ cấp độc hại, nguy hiểm + Phụ cấp đặc biệt của ngành ( Phụ cấp ưu đãi 30% ) + Phụ cấp thâm niên, vượt khung + Phụ cấp thâm niên nhà giáo • Mục 6200 : Tiền thưởng • Mục 6250 : Phúc lợi tập thể ( tàu xe đi phép, thuốc chữa bệnh thông thường cho học sinh, nước uống trong giờ làm việc) • Mục 6300 : Các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp • Mục 6400 : các khoản thanh toán khác cho cá nhân Nhóm nghiệp vụ chuyên môn : • Mục 6500 : Thanh toán dịch vụ công cộng • Mục 6550: Vật tư văn phòng • Mục 6600 : Thông tin, tuyên truyền liên lạc • Mục 6650: Hội nghị phí • Mục 6700 : Công tác phí • Mục 6750 : Chi phí thuê mướn • Mục 6900: Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định • Mục 7000 : Chi phí nghiệp vụ chuyên môn ngành giáo dục 11 Nhóm chi mua sắm sửa chữa : - Mục 9050 : Mua sắm tài sản cố định • - Nhóm chi khác : - Mục 7750 : Nộp ngân sách cấp trên ( theo quy định) - Mục 7950 : Chi khác  Lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập  Lập phúc lợi  Lập quỹ khen thưởng  Lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp  Chi các khoản khác : tiếp khách, thu hộ chi hộ - 3 Mục 8000 : Chi hỗ trợ nghỉ việc Công tác chấp hành dự toán : - Đây là khâu rất quan trọng, vì thông qua khâu chấp hành mới có thể đảm bảo dự toán được phê chuẩn, được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ - Sau khi dự toán được cấp trên xét duyệt , tài vụ kế toán nhà trường phải trình để Hiệu trưởng nhà trường duyệt phương án phân phối kinh phí cho từng phần việc cụ thể và thông báo chính thức cho từng bộ phận công tác của nhà trường thực hiện -Tổ chức theo dõi thực hiện các khoản thu, chi – tài vụ kết hợp với các bộ phận quản lý chặt chẽ các khoản chi có định mức Nắm vững được tình hình tiết kiệm , hoặc điều chỉnh kịp thời những khoản chi còn dư tiền - Phải đảm bảo tiến độ chi tiêu, phải đi đôi với tiến độ thực hiện công tác chuyên môn - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ chính sách, sử dụng minh bạch các nguồn vốn, vốn nào đi vào vốn ấy không được sử dụng lẫn lộn Thí dụ : Quản lý chi các khoản mua sắm sửa chữa không được sử dụng lẫn vào vốn sửa chữa lớn Hoặc khoản chi về đời sống giáo viên của nguồn học phí thì không được sử dụng vào mua sắm sửa chữa tài sản cố định 12 - Nhà trường đã có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, dự trù mua sắm và sửa chữa tài sản cố định Trên cơ sở đó mà cấp phát và đôn đốc thực hiện các bản dự trù đã được duyệt - Trong quá trình thực hiện, bộ phận tài vụ phải phát hiện những ưu khuyết điểm, khó khăn trở ngại và đề xuất ý kiến giải quyết với lãnh đạo - Có như vậy mới đảm bảo việc chấp hành dự toán tốt Thí dụ : Quản lý tiền lương Hàng quý phải đăng ký biên chế và quỹ tiền lương để được duyệt quỹ lương Phải báo điều chỉnh hệ số lương , tình hình tăng giảm nhân sự hàng tháng , phải có bảng chấm công để theo dõi ngày công Quản lý quỹ lương phải gắn liền với quản lý lao động, phải quản lý số tiết dạy , chất lượng giảng dạy và phải chi đúng quỹ lương hoặc quỹ bảo hiễm xã hội , không nhập nhầm giữa hai quỹ Trên cơ sở theo dõi lao động của giáo viên đối chiếu với khối lượng công tác giảng dạylập dự trù tiền dạy thêm giờ 4 Công tác quyết toán: Quyết toán là bảng tổng kết tình hình chấp hành dự toán Qua báo cáo quyết toán, phân tích quyết toán là rút ra những ưu khuyết điểm trong việc chấp hành dự toán của nhà trường, trong việc tổ chức chỉ đạo công tác quản lý kinh tế tài chính của nhà trường * Khi lập quyết toán phải kiểm tra : - Việc thực hiện các chế độ kỷ luật tài chính - Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước ( khối lượng, chất lượng, tiến độ và thời gian ) - Kiểm tra đối chiếu các số liệu trên các tài khoản, sổ sách cho khớp đúng Sau khi điều chỉnh xong mới tổng hợp lên chính thức báo cáo quyết toán * Yêu cầu về báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời Kèm theo báo cáo quyết toán phải có bản thuyết minh có nội dung sau : Tình hình thực hiện chỉ tiêu : • Biên chế cán bộ, giáo viên, công nhân viên và tiền lương 13 • Chỉ tiêu học sinh và lớp • Các kế hoạch khác như kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật nhà trường - Tình hình thực hiện dự toán thu, chi và những nguyên nhân tăng giảm - Tình hình thực hiện định mức chi tiêu của từng bộ phận - Đánh giá công tác quản lý tài chính của đơn vị ( ưu khuyết điểm, những kinh nghiệm và những kiến nghị với cấp trên ) - Báo cáo quyết toán phải đúng ngày qui định ( quý 1 : 15/4 ; quý 2 : 15/7 ; quý 3 : 15/10 ; quý 4 : 15/1 ) Nếu chậm trễ thì thủ trưởng và kế toán phải chịu trách nhiệm về việc cấp trên đình chỉ cấp phát kinh phí III KẾT QUẢ : 1 Mặt tích cực : Nhờ lập và thực hiện dự toán chính xác, đảm bảo các chế độ chính sách như tiền lương, các khoản trợ cấp của cán bộ, giáo viên, công nhân viên được kịp thời và thực hiện được việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tài sản phục vụ công tác chuyên môn Trường THCS Phước Thạnh đã có nhiều đổi mới việc dạy và học Trong nhiều năm qua nhà trường có nhiều hoạt động góp phần cho nền giáo dục huyện nhà trong sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo về nguồn nhân lực cho xã hội Nhất là trong những năm trở lại đây hoạt động của nhà trường có thành tích nổi bật và rõ nét hơn • Về dạy và học : a/Về giáo viên : - Đội ngũ giáo viên có nhiều nhiệt tình cố gắng trong vượt khó, cố gắng nâng cao tay nghề, học nâng cao trình độ, tham khảo sách báo khá thường xuyên nhất là các môn Sử, Địa, Công dân - Tổ chuyên môn đã chú ý nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ về nội dung kế hoạch, biện pháp qua phong trào dạy tốt, thao giảng, thực hiện nhiều chuyên đề trong từng năm học 14 - Phong trào làm đồ dùng dạy học được quan tâm thực hiện khá đồng đều cho các môn , nhất là theo yêu cầu đổi mới cho học sinh - Chú ý cải tiến phương pháp giảng dạy mới kịp thời theo tình hình mới như về hệ thống câu hỏi, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng sách giáo khoa, tạo điều kiện cho học sinh phát huy sáng tạo , hứng thú và yêu thích bộ môn - Giáo viên chủ nhiệm và giám thị thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để giáo dục những học sinh có biểu hiện không tốt về học tập, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản yêu cầu bộ môn để nâng chất lượng học tập học sinh b/Về học sinh : - Duy trì sĩ số : có kết hợp thường xuyên với gia đình học sinh và báo cáo kịp thời cho địa phương để động viên học sinh trở lại lớp Tỷ lệ duy trì sĩ số năm học 2013-2014 là 99,06% - Lên lớp : chiếm tỷ lệ 98,93% TN.THCS : đạt tỷ lệ 100% trong nhiều năm liền - Hiệu quả đào tạo : chiếm tỷ lệ 91,24% - Bồi dưỡng học sinh giỏi : trong năm học 2013-2014 trường đạt 5 học sinh giỏi cấp Huyện và 01 học sinh đạt học sinh giỏi cấp Thành phố - Tăng cường giáo dục :- truyền thống – môi trường- phòng chống ma tuý - Tham gia các phong trào : Đơn vị nhiều năm liền đạt thành tích đơn vị tiên tiến về thể dục thể thao cấp Thành phố Liên Đội từ năm 2010 đến nay đều đạt Liên Đội xuất sắc cấp Huyện  Về cơ sở vật chất : Được sự quan tâm của các ngành, lãnh đạo Huyện Củ Chi, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện đã hỗ trợ về mặt kinh phí cùng với việc xây dựng dự toán chính xác đã góp phần làm cho bộ mặt nhà trường khang trang hơn như cải tạo, thay tôn và laphong cho 15 phòng học, ,trang bị bàn ghế học sinh, đèn, quạt … phòng học của nhà trường đúng quy cách đảm bảo được độ sáng & thoáng mát, phòng thí nghiệm cung cấp đầy đủ dụng cụ hoá chất thực hành thí nghiệm , thực hiện phòng giảng dạy bằng giáo án điện tử , thư viện cập nhật kịp thời sách 15 vỡ , tranh ảnh, băng đĩa tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham khảo tài liệu, cập nhật hoá kiến thức và học sinh được tăng cường thực hành để làm sáng tỏ lý thuyết mà thầy cô truyền thụ và sách giáo khoa mang lại Trang thiết bị dạy và học từng bước được trang bị đã đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên, mua sắm thêm máy đèn chiếu, máy chiếu đa phương tiện, nhằm thực hiện giáo án điện tử trong giảng dạy các môn học , trang bị đồ dùng dạy học theo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy Tuy nhiên cơ sở vật chất của nhà trường vẫn còn thiếu so với nhu cầu cần phải xây dựng mới do nhà trường đã xây dựng đã lâu năm ( sử dụng cơ sở củ của trường THPT Quang Trung ) Năm học 2013 – 2014 tỉ lệ thu đạt 80% Từ năm 2010 đến nay đơn vị sử dụng tiết kiệm cuối năm đơn vị chi trả tăng thu nhập và trợ cấp tết cho giáo viên – công nhân viên được cải thiện 2.Mặt hạn chế Cơ sở đã xây dựng từ lâu nên việc sửa chữa lại rất phức tạp và tốn kém, hệ thống nhà vệ sinh của giáo viên còn thiếu, chưa đạt tiêu chuẩn cần sửa chữa Số học sinh đa số ở vùng nông thôn nên kinh phí thu được rất hạn hẹp chưa phát huy tốt công tác dự toán C/ PHẦN KẾT LUẬN : Cuối cùng công tác lập dự toán thu chi là khâu đầu tiên trong việc quản lý tài chính, là một nhiệm vụ quan trọng để người kế toán hoàn thành chức năng của mình, đồng thời tham mưu đắc lực cho Hiệu trưởng quản lý tài chính một cách hữu hiệu nhằm đạt được nguyên tắc: “ Phí tổn tối thiểu và hiệu quả tối đa” Thành quả trường có được ngày hôm nay do tinh thần đoàn kết, thống nhất của tập thể cán bộ - giáo viên – công nhân viên nhà trường tuy mỗi người mỗi nhiệm vụ, từng công việc khác nhau nhưng luôn hài hòa kết hợp giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động chung của trường Người viết Nguyễn Trần Châu Pha 16 17 ... thu chi nguồn • Mẫu 02 dự tốn thu chi phí, lệ phí hoạt động dịch vụ • Qui chế chi tiêu nội đơn vị • Thuyết minh dự tốn thu chi 2. 2Dự tốn thu, chi nguồn ngồi ngân sách : Nhà trường phổ thông cấp... quản lý tài có ý nghĩa quan trọng: Do lập dự tốn thu chi tài phải đơi với việc xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn trường 2 .Tác dụng dự toán : - Tác dụng lớn dự tốn cung cấp thơng tin cách có... xây dựng dự tốn từ sở đơi với việc xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn trường II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : Nguyên tắc lập dự toán : 1.1 Căn lập dự toán : Lập dự tốn phải có vững , trước hết : - Căn

Ngày đăng: 24/09/2019, 08:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Nhà trường có nhiệm vụ lập dự toán trước cấp trên do Hiệu trưởng ký tên và đóng dấu cơ quan đơn vị: thì dự toán mới có giá trị pháp lý .

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan