1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp hướng dẫn tổ chuyên môn sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy và học

20 144 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

Chất lượng chuyên môn trong nhà trường phụ thuộc vào chuyên môn của mỗi giáo viên mà mỗi giáo viên muốn có chuyên môn tốt thì phải biết tích lũy kiến thức, khả năng sư phạm và kinh nghiệm sử lý tình huống sư phạm. Muốn có được như vậy thì cần phát huy sức mạnh của tập thể, do vậy sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là thật sự cần thiết để nâng cao chất lượng chuyên môn của mỗi giáo viên. Hướng dẫn tổ chuyên môn sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy và học cũng chính là hướng dẫn của ngành trong sinh hoạt các cụm chuyên mônNâng cao được chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn học sinh của nhà trường được nâng cao sánh ngang tầm với các trường vùng thuận lợi

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÔNG MÃ TRƯỜNG PTDTBT THCS MƯỜNG SAI

***

SÁNG KIẾN Giải pháp hướng dẫn tổ chuyên môn sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường PTDTBT THCS Mường Sai, huyện Sông Mã,

tỉnh Sơn La năm học 2015 - 2016.

Tác giả:

Địa chỉ: Trường PTDTBT THCS Mường Sai, huyện Sông Mã.

Số điện thoại:

Trang 2

Tháng 5 năm 2016

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PTDTBT

THCS

GV

HS

NCBH

GD&ĐT

SGV

SGK

SHCM

CM

Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở

Giáo viên Học sinh Nghiên cứu bài học Giáo dục và Đào tạo Sách giáo khoa Sách giáo viên Sinh hoạt chuyên môn Chuyên môn

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Bối cảnh sáng kiến

Năm học 2015 - 2016 là năm học mà ngành giáo dục huyện Sông Mã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý các nhà trường về nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất … trong đó đặc biệt chú trọng đến việc phải đổi mới hướng dẫn việc sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường

Tập thể Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn và giáo viên trường PTDTBT THCS Mường Sai rất quan tâm đến việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường

Bản thân có 05 năm được Hiệu trưởng nhà trường giao nhiệm vụ Phụ trách chuyên môn nên qua từng năm học bằng kiến thức tích lũy được qua quá nghiên cứu tài liệu và tích lũy kinh nghiệm đã hình thành ý tưởng, tìm ra giải pháp hướng dẫn tổ chuyên môn sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy và học

II Lý do chọn thực hiện sáng kiến

Căn cứ Công văn số 5555/BGD&ĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng

Căn cứ Hướng dẫn số 246/HD-PGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Sông Mã V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường bậc THCS từ năm học 2014 - 2015

Chất lượng chuyên môn trong nhà trường phụ thuộc vào chuyên môn của mỗi giáo viên mà mỗi giáo viên muốn có chuyên môn tốt thì phải biết tích lũy kiến thức, khả năng sư phạm và kinh nghiệm sử lý tình huống sư phạm Muốn

có được như vậy thì cần phát huy sức mạnh của tập thể, do vậy sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là thật sự cần thiết để nâng cao chất lượng chuyên môn của mỗi giáo viên

Với chức trách nhiệm vụ được giao: Phụ trách chuyên môn trường PTDTBT THCS Mường Sai, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tôi thiết nghĩ mình phải có biện pháp hướng dẫn chuyên môn như thế nào để nâng cao chuyên môn của mỗi giáo viên thì mới nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường được

Hướng dẫn tổ chuyên môn sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy và học cũng chính là hướng dẫn của ngành trong sinh hoạt các cụm chuyên môn

Trang 4

III Phạm vi đối tượng của sáng kiến

- Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Mường Sai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

- Đối tượng của sáng kiến: Các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Mường Sai

- Lĩnh vực nghiên cứu của sáng kiến: Giải pháp hướng dẫn tổ chuyên môn sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy và học

IV Mục đích của sáng kiến

Trong những năm qua việc hướng dẫn đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy và học đã được Ban giám hiệu trường PTDTBT THCS Mường Sai quan tâm hướng dẫn song cách làm, hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn

Sáng kiến “Giải pháp hướng dẫn tổ chuyên môn sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường PTDTBT THCS Mường Sai, huyện Sông Mã tỉnh Sơn La năm học 2015 - 2016” nhằm mục đích:

Thứ nhất là: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao cao

chất lượng chuyên môn của mỗi giáo viên, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp

Thứ hai là: Nâng cao được chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn học

sinh của nhà trường được nâng cao sánh ngang tầm với các trường vùng thuận lợi trong huyện

Thứ ba là: Rút ra kinh nghiệm vận dụng giữa lý thuyết với thực tiễn sinh

hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, bản thân tích lũy thêm kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Thứ tư là: Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo

môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người

Trang 5

B PHẦN NỘI DUNG

I Thực trạng của việc chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học

1 Thực trạng việc hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn

Năm học 2015 - 2016 trường PTDTBT THCS Mường Sai có 25 công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP trong đó: Ban giám hiệu 3 (Hiệu trưởng: 1, Phó Hiệu trưởng: 2), viên chức giáo viên có

19 đồng chí được chia thành 3 tổ chuyên môn (tổ văn sử: 7 giáo viên, tổ tự nhiên: 7 giáo viên và tổ chuyên: 5 giáo viên) Mỗi tổ có 1 đồng chí tổ trưởng và

1 tổ phó được Hiệu trường nhà trường bổ nhiệm vào đầu năm học, cụ thể:

- Tổ văn sử: Tổ trưởng đồng chí Trần Thị Hằng (đảng viên, giáo viên giỏi cấp tỉnh), tổ phó đồng chí Trần Thị Thu Trang (giáo viên giỏi cấp huyện)

- Tổ tự nhiên: Tổ trưởng đồng chí Lương Hồng Xiêm (giáo viên giỏi cấp huyện), tổ phó đồng chí Nguyễn Thúy Hải (giáo viên giỏi cấp huyện)

- Tổ chuyên: Tổ trưởng đồng chí Ngô Thị Hòa (đảng viên, giáo viên giỏi cấp trường), tổ phó đồng chí Vũ Duy Công (đảng viên, giáo viên giỏi cấp huyện)

Nhà trường hướng dẫn các tổ chuyên môn hoạt động theo Thông tư số 12/ TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 về việc Ban hành Điều lệ trường THCS, THPT

và trường phổ thông có nhiều cấp học và các văn bản Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Sơn La, Phòng GD&ĐT Sông Mã Cụ thể:

- Tổ chuyên môn bám sát kế hoạch chuyên môn của nhà trường xây dựng

và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý

kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành

- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó để Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu mỗi năm học

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên trong tổ

- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu

* Nội dung hướng dẫn tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn:

- Phân công cho một GV thiết kế bài dạy (thường là những giáo viên giỏi, giáo viên có kinh nghiệm); bài dạy được giáo viên đó chuẩn bị, thiết kế theo đúng mẫu quy định

Trang 6

- GV được phân công thiết kế dạy minh họa và thực hiện theo đúng thời gian

dự định cho mỗi hoạt động

- Giáo viên trong tổ chuyên môn dự giờ tập trung quan sát các hoạt động của GV dạy để rút kinh nghiệm

- Cuối cùng là thống nhất cách dạy dạng bài để GV cùng bộ môn áp dụng thực hiện

2 Những ưu, nhược điểm

2.1 Ưu điểm

- Nhà trường đã hướng dẫn chuyên môn theo các văn bản như Thông tư

số 12/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 về việc Ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Công văn số 5555/BGD&ĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; Hướng dẫn số 246/HD-PGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Sông Mã V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường bậc THCS từ năm học 2014 - 2015

- Các tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch theo yêu cầu

- Tổ chuyên môn sinh hoạt đúng, đủ 2 lần/tháng

- Giáo viên chấp hành tốt các quy định về sinh hoạt chuyên môn

- Nội dung sinh hoạt phong phú, giáo viên đã có ý thức nghiên cứu bài dạy, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau qua quá trình dự giờ, rút kinh nghiệm

- Học sinh chú ý đến việc học hơn

2.2 Nhược điểm

- Nội dung bài học được thiết kế theo sát nội dung SGV, SGK, chưa linh hoạt, chưa phù hợp với từng đối tượng HS

- GV dạy minh họa dạy hết các nội dung kiến thức theo nội dung mình thiết kế, bất luận nội dung kiến thức đó có phù hợp với HS không, dạy học một chiều, máy móc: hỏi – đáp hoặc giải thích bằng lời

- Người dự giờ thường ngồi ở cuối lớp học quan sát người dạy như thế nào, ít chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của HS

- Những ý kiến thảo luận, góp ý thường không đưa ra được giải pháp để cải thiện giờ dạy GV dạy trở thành mục tiêu bị phân tích, mổ xẻ các thiếu sót

- Các PPDH mà GV sử dụng thường mang tính hình thức, không hiệu quả GV ít quan tâm đến HS

- Quan hệ giữa các HS trong giờ học thiếu thân thiện, có sự phân biệt giữa HSG với HS yếu, kém

- Không khí buổi SHCM nặng nề, căng thẳng, quan hệ giữa các GV thiếu thân thiện

Trang 7

- Mối quan hệ giữa cán bộ quản lý với giáo viên cứng nhắc, theo đúng quy định chung, còn ở dạng mệnh lệnh (phải làm thế này hay phải làm thế kia) Không dám công nhận những ý tưởng mới, sáng tạo của GV

3 Những thuận lợi, khó khăn

3.1 Thuận lợi

Người hướng dẫn các tổ sinh hoạt chuyên môn có các văn bản hướng dẫn của cấp trên, chỉ cần vận dụng và đánh giá

Nhà trường có nhiều giáo viên giỏi các cấp nên việc phân công, bố trí người chuẩn bị bài tương đối dễ dàng

Giáo viên hưởng ứng nhiệt tình, chịu khó nghiên cứu tài liệu và thường xuyên giữ mối liên hệ (giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với ban giám hiệu …)

3.2 Khó khăn

Lượng kiến thức về đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là khá dài, giáo viên không có nhiều thời gian để tìm hiểu

Việc hình dung ra các bước để tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học còn chưa rõ ràng, chưa biết bắt đầu từ đâu

Trong quá trình tổ chức dạy học theo hướng nghiên cứu bài học còn gặp nhiều khó khăn vậy có giải pháp nào để giảm bớt khó khăn cho giáo viên

II Nội dung sáng kiến

1 Giải pháp thứ nhất: Bồi dưỡng lí luận kết hợp tham quan học tập

1.1 Mục đích

Để giáo viên trong nhà trường hình dung ra việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và tận mắt nhìn thấy cách thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Giúp giáo viên nhanh chóng tiếp cận phương pháp mới một cách có hiệu quả 1.2 Trình tự, tính mới của giải pháp

Trong các các buổi sinh hoạt chuyên môn tháng 9 năm học 2015 - 2016 tôi

đã cùng với Ban giám hiệu đã trao đổi kỹ lưỡng về tài liệu về đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học mà bản thân tôi được tập huấn tại dự

án trường THCS vùng khó do Bộ GD&ĐT tổ chức tại thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ an với tất cả giáo viên trong nhà trường

Với phương châm trăm nghe không bằng mắt thấy tôi tiếp tục tham mưu với cấp ủy chi bộ, ban giám hiệu nhà trường và xin ý kiến tập thể giáo viên nhà trường tham quan, dự giờ thăm lớp dạy học theo mô hình trường học Việt Nam mới tại trường THCS thị trấn Sông Mã và đã được tập thể lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu, giáo viên trường THCS thị trấn nhiệt tình ủng hộ

Trang 8

Sáng ngày 18/10/2015 toàn thể Ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn và giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy của nhà trường đã có mặt tại trường THCS thị trấn và được chia theo từng nhóm môn học (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Địa lý) để cùng tham gia góp ý xây dựng bài học cho 1 đồng chí ở trường THCS thị trấn lên lớp

Chiều ngày 18/10/2015 tất cả đã tham gia dự giờ theo sự hướng dẫn của những giáo viên có kinh nghiệm Sau cùng những người dự giờ dưới sự điều hành của các nhóm trưởng đã tiến hành rút kinh nghiệm về các bài học mà các nhóm đã xây dựng

1.3 Nhận xét về vai trò, tác dụng

Giáo viên yên tâm trước những thay đổi về cách thức sinh hoạt tổ chuyên môn Giáo viên nhận thức được nhà trường rất quan tâm đến việc phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Giáo viên không còn mơ hồ về việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

1.4 Ưu, nhược điểm của giải pháp

* Ưu điểm: Nhanh chóng giúp giáo viên tiếp cận với nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH

* Nhược điểm: Chưa phát huy được tính sáng tạo trong mỗi giáo viên 1.5 Hiệu quả

100% Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên trong nhà trường được tham dự đã khẳng định được mình đã nắm chắc cách thức tiến hành sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

* Hình ảnh giáo viên trường PTDTBT THCS Mường Sai trao đổi thảo luận về việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học

Trang 9

* Hình ảnh giáo viên trường PTDTBT THCS Mường Sai dự giờ trao đổi học hỏi kinh nghiệm tại trường THCS Thị trấn

Trang 10

2 Giải pháp thứ hai: Hướng dẫn giáo viên thực hành sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

2.1 Mục đích

Giúp giáo viên hình dung ra các bước để tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học một cách rõ ràng, thực hiện các bước một cách linh hoạt

2.2 Trình tự, tính mới của giải pháp:

Để tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn tôi hướng dẫn thực hiện theo 4 bước sau:

- Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu

- Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ

- Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu

- Bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày

Như vậy, ở bước thứ nhất tôi hướng dẫn giáo viên cần xác định mục tiêu

kiến thức và kỹ năng mà HS cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu Mục tiêu của bài học nghiên cứu được đề xuất bởi thành viên trong tổ chuyên môn, sau đó góp

ý hoàn thiện qua SHCM Mục tiêu âý phải thực sự phù hợp với trình độ nhận thức của HS, năng lực chuyên môn của GV cũng như chuẩn kiến thức kỹ năng Nên tôn trọng sự sáng tạo của GV và khuyến khích sự tự chủ của GV khi có ý tưởng mới

GV thảo luận và đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì? Hình thành kiến mới hay ôn tập, luyện tập, thực hành…cách giới thiệu bài học này như thế nào? Trực tiếp hay gián tiếp, có sử dụng tình huống có vấn đề để giới thiệu bài học không? Sử dụng phương pháp dạy học và phương tiện dạy học như thế nào cho

có hiệu quả, từ đó dự kiến hoạt động dạy học tương ứng, dự kiến các tình huống xảy ra và các xử lý (nếu có) làm thế nào để gây hứng thú cho HS nhất ngay từ phút vào bài đầu tiên của tiết học

* Ví dụ: Bài 6 Mặt phẳng tọa độ _ môn Toán lớp 7 Từng thành viên

trong tổ xác định mục tiêu và thống nhất trong tổ mục tiêu gồm:

+ Về kiến thức:

- Thấy được sự cần thiết phải dung một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng; Hiểu khái niệm hệ trục tọa độ; mặt phẳng tọa độ, xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó

- Hiểu rằng trên mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm xác định một cặp số và ngược lại, mỗi cặp số xác định một điểm

+ Về kỹ năng:

Biết vẽ hệ trục tọa độ; biết đọc toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ; biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó

Ngày đăng: 23/09/2019, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w