1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn quản lý hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và họctại trường tiểu học phước hiệphuyện mỏ cày nam tỉnh bến tre

15 365 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 386,57 KB

Nội dung

Muốn thực hiện mục tiêu giáo dục, trong đó có mục tiêu quản lý đạt hiệu quả thì công việc trước tiên và cơ bản là: Chỉ đạo hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường nhằm đưa c

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC HIỆP

ĐỂ TÀI:

“Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao

chất lượng dạy và học tại trường Tiểu học.”

Họ tên : HUỲNH THỊ YÊM

Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng

Đơn vị:Trường Tiểu học Phước Hiệp

Năm học: 2011-2012

Trang 2

A Phần mở đầu

I Bối cảnh của đề tài:

Ở trường phổ thông hoạt động dạy và học giữ vị trí trung tâm, trong đó hoạt động của tổ chuyên môn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học và kết quả đào tạo của nhà trường Do đó từ đầu năm học 2010-2011 tôi đã nghiên cứu và

áp dụng cho đến năm học 2011-2012 này để chỉ đạo thực hiện về hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường tôi công tác ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học.

II Lý do chọn đề tài:

Trong trường Phổ thông, hoạt động trung tâm là hoạt động dạy và học, các hoạt động khác cũng đều xoay quanh và phục vụ cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò Chỉnh thể nhân cách của con người lao động trong xã hội tương lai phụ thuộc vào sự tương tác của hai hoạt động này Muốn thực hiện mục tiêu giáo dục, trong đó có mục tiêu quản lý đạt hiệu quả thì công việc trước tiên và cơ bản là: Chỉ đạo hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường nhằm đưa chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao Vì vậy tôi quyết định chọn

đề tài: “Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy

và học tại trường Tiểu học Phước Hiệp huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre ”

Đây là sự nghiên cứu nhỏ của một trường thuộc vùng nông thôn Bản thân

đã áp dụng vào thực tế cho trường đang công tác đạt hiệu quả, hy vọng qua đây những kinh nghiệm nầy có thể được những đồng nghiệp vận dụng đạt hiệu quả

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

3.1 Phạm vi đề tài:

Nền nếp giảng dạy của giáo viên và hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường

Trang 3

Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp cải tiến trong công tác quản lý cho những năm học tới

3.2- Đối tượng nghiên cứu:

Các tổ trưởng chuyên môn, công việc giảng dạy của giáo viên, việc học tập của học sinh trong nhà trường

IV Mục đích nghiên cứu:

Phân tích làm rõ cơ sở lí luận vai trò quan trọng của các tổ chuyên môn, và thực tiễn việc xây dựng, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn, nền nếp giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường Qua

đó, tìm ra được những ưu điểm và hạn chế mà rút ra những bài học kinh nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường cho những năm tiếp theo

V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

Tổ chức các cuộc họp chuyên môn hàng tháng để rút kinh nghiệm về các tiết dạy dự giờ để học hỏi lẫn nhau, thảo luận những tiết khó dạy, những tiết có điều chỉnh để cùng nhau tháo gỡ chọn phương pháp, hình thức tổ chức cho phù hợp nhằm dạy đạt hiệu quả cao

Tìm hiểu hoàn cảnh một số giáo viên còn khó khăn kinh tế, hoàn cảnh gia đình, về chuyên môn… tư vấn, động viên, chia sẻ… để giáo viên yên tâm đầu tư

nhiều vào trong giảng dạy

VI Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn để xem xét, đánh giá những việc đã làm của các tổ chuyên môn và kiểm tra nền nếp giảng dạy của giáo viên trong trường

Trang 4

B Phần nội dung

I Cơ sở lý luận:

Hoạt động dạy và học trong thời đại ngày nay đã được nâng lên bởi đôi

cánh của khoa học và công nghệ “Không dạy cái đã có, mà dạy cái người ta

cần” Thực tế đã chứng minh, ở đâu quan tâm đến giáo dục nhiều hơn thì ở đó có

nhiều cơ hội thăng tiến vượt xa hơn nơi khác Giáo dục tiểu học là cấp đầu tiên trong bậc phổ thông Nó có ý nghĩa nền tảng, cơ sở định hướng cho những thao tác học tập, làm việc của một con người trong xã hội hiện tại và tương lai Cấp

tiểu học là học “cách học” theo đúng nghĩa của nó

Nghề dạy học là một nghề xứng đáng được tôn vinh như cố thủ tướng

Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao

quý”

Để biết hoạt động dạy và học diễn ra như thế nào? Có phù hợp không, có đáp ứng được nhu cầu của xã hội không? Cần phải thông qua chức năng kiểm tra của quản lý về chuyên môn Mục đích của kiểm tra là để:

- Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, thầy dạy tốt và trò học nghiêm túc đạt kết quả tốt

- Từng bước xây dựng cách học cho học sinh, giáo dục động cơ thái độ học tập đúng đắn, có phương pháp phù hợp, học vì tương lai cho bản thân cho gia đình và xã hội

- Hoạt động giảng dạy là hoạt động đặc thù của nhà trường vì nó diễn ra trong suốt năm học Trong hoạt động của nhà trường nếu không có người lãnh đạo thì mọi hoạt động của nhà trường ít đạt hiệu quả cao Mà quan trọng là quản

lý hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà

Trang 5

trường Vì vậy đòi hỏi người lãnh đạo chuyên môn phải biết cách quản lý, phương pháp quản lý, nguyên tắc quản lý để đạt được mục tiêu giáo dục

II Thực trạng của vấn đề:

2.1- Thuận lợi:

Tuy trường ở một xã thuộc vùng sâu, vùng xa nhưng những năm qua, trường đã đổi thay rất rõ từ cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục đến tinh thần của đội ngũ cán bộ giáo viên Đó là nhờ được sự quan tâm của các ngành, các cấp và của Phòng Giáo dục

Cán bộ quản lý đã được tập huấn qua lớp quản lý giáo dục nên nắm rõ được phương pháp, nguyên tắc quản lý tập thể sư phạm và quản lý chuyên môn Đội ngũ giáo viên đa số trẻ khỏe và nhiệt tình, tư tưởng vững vàng nhận thức được tính chất của lao động sư phạm

Đa số học sinh chăm ngoan, biết vâng lời thầy cô và tích cực chủ động trong học tập

2.2- Khó khăn:

- Trường có 410 học sinh/201 nữ Có tổng số cán bộ giáo viên là 30 Trường có 3 điểm cách nhau từ 3 đến 4 cây số Vì vậy việc đi dự giờ, thăm lớp cũng gặp nhiều khó khăn

- Trường thiếu cơ sở vật chất nên không có học 2 buổi/ngày 100% nên việc rèn học sinh yếu của những lớp học một buổi không có được thời gian nhiều Do đó việc nâng chất lượng cho học sinh yếu còn chậm Với yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đơn vị gặp khó khăn trong cơ sở vật chất, thiếu phòng chức năng…

Trang 6

- Cũng còn một số giáo viên kinh tế còn khó khăn nên chưa đầu tư nhiều vào công việc giảng dạy

- Còn một vài tổ trưởng chuyên môn chưa rành nhiều về tin học, chưa mạnh dạn khi đóng góp ý kiến cho tổ viên

III Các biện pháp chỉ đạo và quản lý dạy học nhằm đạt chất lượng cao: 3.1- Chỉ đạo và quản lý việc soạn giảng lên lớp

3.1.1-Bài soạn:

Bài soạn là phương tiện phản ảnh hoạt động giảng dạy của giáo viên Nên giáo viên phải chuẩn bị thật đầy đủ khi lên lớp, bài soạn phải thể hiện đầy đủ nội dung và phương pháp, thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò Đồng thời hình thức

tổ chức cho từng hoạt động phải phù hợp

Đầu năm Phó Hiệu trưởng cần phổ biến những quy định chung việc soạn giảng và sử dụng bài soạn có chất lượng

3.1.2- Giờ lên lớp:

Cần kiểm tra chặt chẽ giờ lên lớp của giáo viên đảm bảo phải có nề nếp như

đi đúng giờ, dạy đúng phân phối chương trình, dạy đúng tiết, đúng thời khóa biểu được quy định,( hàng tuần cần kiểm tra việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên phát hiện việc trễ, sớm chương trình) Trường hợp giáo viên vắng phải cử người khác dạy thay ngay không để trống giờ

3.2-Chỉ đạo và quản lý việc dự giờ, thao giảng và nhận xét đánh giá

3.2.1-Dự giờ thao giảng:

- Nhằm giúp giáo viên nâng cao tay nghề đồng thời học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tổ trưởng cần lên kế hoạch thao giảng dự giờ hàng tháng một cách cụ thể đồng thời phân công những giáo viên tay nghề còn yếu tham gia thao giảng, dự

Trang 7

giờ Ban giám hiệu cùng dự xây dựng góp ý tư vấn cho giáo viên ngày càng tiến

bộ hơn

- Việc thao giảng dự giờ phải được thực hiện tốt như có dự giờ rút kinh nghiệm của tiết dạy nhằm xây dựng tiết dạy khác tốt hơn

3.2.2-Nhận xét đánh giá:

Nhận xét đánh giá tiết dạy, sau đó xếp loại là một công việc vô cùng nhạy

cảm Cần phải “chắc tay”, phải đưa ra được những luận chứng, luận cứ chặt chẽ,

để đối tượng được đánh giá hoàn toàn tán thành một cách tự giác (tâm phục) Như vậy, sau buổi dự giờ giáo viên phải có sổ ghi chép ghi những ý kiến, nhận xét về mình về giờ dạy của đồng nghiệp

3 3 Chỉ đạo và quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và giáo viên :

Tổ chuyên môn có nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy và học của Ban giám hiệu, quản lý việc thực hiện chương trình của giáo viên và các quy định của Bộ Giáo dục Tổ chức các cuộc họp chuyên môn theo quy định hàng tháng để rút kinh nghiệm về các tiết dạy dự giờ để học hỏi lẫn nhau, thảo luận những tiết khó dạy cùng nhau tháo gỡ chọn phương pháp, hình thức tổ chức cho phù hợp dạy đạt hiệu quả cao, cùng nhau xem xét cách điều chỉnh các môn học theo công văn 5842 có gì khó khăn và cách thực hiện như thế nào để dạy đạt hiệu quả cao

- Đề xuất với Ban giám hiệu xem xét giúp đỡ tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện chương trình khi bị trễ, hoặc có những vấn đề gặp khó khăn cần trao đổi thống nhất Đồng thời nhắc giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp

Trang 8

- Ngoài ra cần tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tổ chức hoạt động chuyên môn như trao đổi

về nghiệp vụ chuyên môn, thống nhất những vấn đề trọng tâm, tổ chức các chuyên đề nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình công tác

- Động viên khuyến khích các tổ trưởng chuyên môn chưa thành thạo về tin học nên tham gia tự học để áp dụng trong soạn giáo án và giảng dạy bằng giáo

án điện tử đạt chất lượng hơn

Về phía giáo viên phải thực hiện các nhiệm vụ:

- Về nguyên tắc chương trình dạy học là pháp lệnh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Người giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, không được tùy tiện thay đổi, giáo viên phải nghiên cứu nắm vững chương trình giảng dạy của các môn để thực hiện đúng yêu cầu

- Phải có kế hoạch bài dạy phù hợp Có sổ chương trình hóa hàng tuần Có

hồ sơ sổ sách theo qui định của Phòng giáo dục…

- Nhằm nâng cao chất lượng tiết học trong giờ lên lớp của giáo viên nhất thiết phải sử dụng đồ dùng dạy học 100%

- Làm tốt nhiệm vụ việc coi thi và chấm thi Nhà trường phải có những biện pháp chấn chỉnh những hạn chế thiếu sót trong kiểm tra, thi nhằm đảm bảo yêu

cầu chính xác, phản ảnh đúng thực chất, đúng tinh thần cuộc vận động “Hai

không” với 4 nội dung mà ngành đã phát động

- Giáo viên thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Các loại hồ sơ sổ sách về chuyên môn phải được ghi chép cập nhật thông tin đầy đủ và kịp thời

Trang 9

Vì vậy Phó Hiệu trưởng cần quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện cho tổ chuyên môn hoạt động, thường xuyên trao đổi với tổ các thông tin cần thiết để xây dựng

kế hoạch hoạt động của tổ đồng thời có kế hoạch kiểm tra hoạt động chuyên môn của tổ để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh kịp thời

Phó Hiệu trưởng soạn kế hoạch chuyên môn cụ thể hóa từ Hiệu trưởng để triển khai cho các tổ trưởng về chỉ tiêu các môn học, về chất lượng học sinh, về

hồ sơ giáo án, thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi… Tổ phổ biến đến từng giáo viên trong tổ để thực hiện Đồng thời thường xuyên cùng tổ trưởng chuyên môn

dự giờ thăm lớp giáo viên, cùng giáo viên tháo gỡ những khó khăn để nâng chất lượng học sinh, giảm bớt học sinh còn chậm, yếu Ngoài ra cần tìm hiểu hoàn cảnh một số giáo viên còn khó khăn kinh tế, hoàn cảnh gia đình, về chuyên môn… tư vấn, động viên, chia sẻ… để giáo viên yên tâm đầu tư nhiều vào trong giảng dạy Tổ chức cho giáo viên tham gia dự giờ thao giảng tại đơn vị thường xuyên và tham gia dự giờ thao giảng theo qui định của cụm chuyên môn

IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn các vấn đề được nêu ra và đã thực hiện vào thực tế năm học qua cho thấy việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu Phước Hiệp huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre đến nay khá tốt Từ khâu lập kế hoạch giảng dạy, chỉ đạo thực hiện chuyên môn đến khâu kiểm tra đánh giá học sinh, đánh giá giáo viên trong tổ đã đem lại kết quả khả quan nhất định cho trường trong năm học qua

Sinh hoạt các tổ chuyên môn ngày càng đi vào chiều sâu có chất lượng hơn Chất lượng của học sinh, tay nghề giảng dạy giáo viên, rèn luyện năng khiếu cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn năm trước cụ thể như sau:

Về Giáo viên:

Trang 10

Năm học 2009-2010: 7 giáo viên dạy giỏi huyện; 3 giáo viên dạy giỏi tỉnh

6 chiến sĩ thi đua cơ sở

Năm học 2010-2011: 7 giáo viên dạy giỏi huyện; 3 giáo viên dạy giỏi tỉnh

7 chiến sĩ thi đua cơ sở

Về học sinh:

+ Học sinh năng khiếu:

Năm học 2009-2010: 9 học sinh đạt giải cấp huyện về viết đúng viết đẹp

2 học sinh đạt giải khuyến khích giỏi toàn cấp

Năm học 2010-2011: 10 học sinh đạt giải cấp huyện về viết đúng viết đẹp

2 học sinh đạt giải khuyến khích giỏi toàn cấp

+ Chất lượng:

Năm học 2009-2010: Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 100%;

Học sinh giỏi: 207/393: 52,7%

Năm học 2010-2011: Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 100%;

Học sinh giỏi: 233/401: 58.1%

Trang 11

C Phần kết luận

I Bài học kinh nghiệm:

Để nâng cao được chất lượng dạy và học, xây dựng được nề nếp hoạt động của tổ chuyên môn thì các hoạt động trong nhà trường phải chuyển biến đồng bộ tất cả thành viên trong nhà trường đều tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao Vì vậy Hiệu trưởng cần phải xây dựng một tiêu chí thi đua cụ thể, từ tiêu chí này các thành viên trong Hội đồng nhà trường dựa vào đó mà thực hiện và phấn đấu để đạt được danh hiệu sau một học kỳ hoặc một năm học

Ban giám hiệu nhà trường phải:

- Xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng, năng nổ, nhiệt tình, nhạy bén sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ phân công

- Củng cố tổ trưởng đầy đủ bản lĩnh, có năng lực giỏi về quản lý, vững về chuyên môn

- Xây dựng khối đoàn kết tốt từ lãnh đạo trường đến đội ngũ giáo viên (đây

là điều kiện cơ bản thực hiện tốt mọi nhiệm vụ)

- Tham mưu tốt với lãnh đạo ngành và địa phương để tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp nhằm giúp cho nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao

- Kiểm tra là một chức năng quản lý, quản lý mà không có kiểm tra thì coi như không có quản lý Vì vậy, phải kế hoạch hóa công tác kiểm tra (xem kiểm tra là một nội dung “mặc định” trong tiến trình thực thi công việc) Kết luận của kiểm tra phải cụ thể, tường minh, làm sao cho qua kiểm tra, bản thân từng giáo viên đều thấy được quá trình tác nghiệm của mình còn thiếu những gì? Cần phát huy những gì?

II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:

Ngày đăng: 25/10/2017, 13:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010, Điều lệ trường tiểu học. Ban hành theo thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường tiểu học
2- Bộ luật giáo dục và Đào tạo, 2006, Bộ luật giáo dục. Nghị định số 75/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật giáo dục
3- TS. Vũ Cao Đàm, 1998, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học
4-Ths. Mai Quang Tâm- Ths. Đinh Thị Mai, Tâm lý học. Nhà xuất Hà Nội tháng 4 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học
5- ThS.Nguyễn Thị Hoàng Trâm, Chỉ đạo và quản lý hoạt động dạy và học.Nhà xuất bản Hà Nội tháng 5 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ đạo và quản lý hoạt động dạy và học
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội tháng 5 năm 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w