1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT yên mô a, tỉnh ninh bình

80 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 6,08 MB

Nội dung

Do đó việclãnh đạo, QL hoạt động dạy học của người tổ trưởng chuyên môn là một trongnhững yếu tố quyết định đến hiệu quả, chất lượng hoạt động dạy học của giáoviên cũng như chất lượng gi

Trang 1

Quản lý giáo dục

Tổ trưởng chuyên môn

Tổ chuyên mônGiáo viênHọc sinhCán bộ quản lýHoạt động dạy họcCông nghệ thông tinChương trình

Kế hoạch dạy họcHoạt động

Chuyên mônDạy họcTài liệu dạy học

Cơ sở vật chất – Kỹ thuậtPhương pháp dạy họcKhảo thí và kiểm định chất lượngSinh hoạt chuyên môn

Nghiên cứu bài học

Trang 2

MỤC LỤC

I Cơ sở công nhận sáng kiến……….……….…… 4

II Tác giả sáng kiến ……… ……… 4

III Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng ……….……… ………… 4

1 Tên sáng kiến……… 4

2 Lĩnh vực áp dụng……….……… 4

IV Nội dung sáng kiến……….……… 5

1 Lý do chọn đề tài ……… ………… 5

2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng tổ chuyên môn các trường THPT ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình .……… 7

2.1 Thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình dạy học của TCM . 8

2.2 Thực trạng quản lý phân công GV giảng dạy trong TCM ……… 9

2.3 Thực trạng QL việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy (soạn giáo án) của GV trong TCM 10 2.4 Thực trạng QL việc thực hiện kế hoạch bài dạy của GV (quản lý giờ dạy trên lớp) 11 2.5 Thực trạng QL về phương pháp dạy học, phương tiện DH của GV trong TCM

14 2.6 Thực trạng QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong TCM 16 2.7 Thực trạng QL sinh hoạt tổ chuyên môn 18

2.8 Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn của GV 19

2.9 Quản lý việc lí tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên ……… 20

3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Yên Mô A, tỉnh Ninh Bình 22

4 Giải pháp mới cải tiến 25

4.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp mới và cải tiến giải pháp cũ 25

4.1.1 Quản lí hoạt động dạy học 25

4.1.2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 27

4.1.3 Tổ trưởng chuyên môn và quản lý hoạt động dạy học của người tổ trưởng chuyên môn trường THPT 27

4.1.4 Quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn 31

4.14.1 Nguyên tắc quản lý 31

4.1.4.2 Nội dung quản lí hoạt động dạy học của TTCM 32

4.1.4.3 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của TTCM 37

4.1.4.4 Vai trò, ý nghĩa của việc quản lý hoạt động dạy học của TTCM 38

4.1.5 Mối quan hệ và sự khác biệt giữa quản lý hoạt động dạy học của Tổ trưởng chuyên môn với Hiệu trưởng (BGH) 38

4.1.5.1 Mối quan hệ của TTCM với hiệu trưởng 38

4.1.5.2 Sự khác biệt giữa quản lý hoạt động dạy học của Tổ trưởng chuyên môn với

2

Trang 3

Hiệu trưởng (BGH) 39

4.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

4.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học trong trường THPT

40 40 4.2.2 Biện pháp 2: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV trong tổ 42

4.2.3 Biện pháp 3: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng GV theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy học 43

4.2.4 Biện pháp 4 Tăng cường dự giờ để kiểm soát chất lượng dạy học của GV và thúc đẩy việc đổi mới PPDH 46

4.2.5 Biện pháp 5: Áp dụng công nghệ thông tin trong QL HĐDH của GV ……… 48

4.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 50

4.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất …… 51

4.4.1 Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp 52

4.4.2 Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp 54

4.4.3 Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 57

V Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được ……….… 66

VI Điều kiện và khả năng áp dụng ……….……… Tài liệu tham khảo

Phụ lục

SÁNG KIẾN ĐỔI MỚI QUẢN LÍ GIÁO DỤC

I Cơ sở công nhận sáng kiến: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình

II Đồng tác giả sáng kiến:

1 Họ và tên: Phạm Đăng Quát, chức vụ: Hiệu trưởng

Học vị: Ths QLGD

Email: phamdangquat@gmail.com

Số điện thoại: 0914367185

Trang 4

2 Họ và tên: Đặng Thanh, chức vụ: Phó hiệu trưởng

- Lĩnh vực áp dụng: Trong công tác Quản lí giáo dục

- Vấn đề sáng kiến giải quyết: Đưa ra các biện pháp quản lí phù hợp trongcông tác quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn nhằm phát huyhết năng lực của giáo viên và học sinh để đạt hiệu quả cao nhất

IV Nội dung sáng kiến

4

Trang 5

quản lý hoạt động dạy học có tốt thì chất lượng và sự phát triển của nhà trườngmới vững mạnh

Trong trường phổ thông có nhiều tổ chuyên môn khác nhau Mỗi tổchuyên môn có tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn là người giữ vaitrò quan trọng nhất, là người giúp Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiệncác hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp vềchất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS trong khối lớp phụtrách Người được giao trọng trách làm TTCM vừa phải là người có uy tín vànăng lực thực sự, biết tổ chức, quản lý và điều hành mọi công việc của tổ chuyênmôn TTCM phải nhìn ra năng lực của tổ viên, phải có khả năng dùng người,phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò mỗigiáo viên trong tổ TTCM là người anh cả, là người kết nối các thành viên trong

tổ để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường Do đó việclãnh đạo, QL hoạt động dạy học của người tổ trưởng chuyên môn là một trongnhững yếu tố quyết định đến hiệu quả, chất lượng hoạt động dạy học của giáoviên cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường

Thực tiễn dạy học trong các nhà trường phổ thông những năm gần đây chothấy, việc quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường đã được thực hiện mộtcách tương đối nghiêm túc bằng các quy định chuyên môn của ngành giáo dục.Song nhìn chung việc quản lý vẫn còn nặng về hình thức, mang tính hành chínhhóa, đôi khi gây ra nhiều áp lực và trói buộc người GV Trong hàng loạt các bàiviết trên báo chí và các cuộc hội thảo cũng như những nghiên cứu khoa học gầnđây cho thấy: khối lượng các công việc của người GV thật “khủng khiếp”, quátải GV phải hoàn thành đủ các loại hồ sơ, sổ sách cũng như các công việcchuyên môn khác ( soạn các loại giáo án, lên lịch báo giảng, vào sổ điểm, viết

sổ tích lũy chuyên môn, ghi sổ hội họp, ghi bài học kinh nghiệm sau mỗi tiếtdạy, làm sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học để dự thi, ghi nhận xéthọc sinh vào sổ liên lạc, báo cáo đóng nạp của học sinh hàng tháng, làm kếhoạch bồi dưỡng chuyên môn, viết báo cáo bồi dưỡng chuyên đề, lên lớp đúng

Trang 6

quy định số tiết dạy theo chuẩn nghề nghiệp, v.v ) bởi vậy GV không còncách nào khác là phải làm một cách vội vã (thậm chí là gian dối) cho xong để đốiphó với kiểm tra, thanh tra chuyên môn…Tình trạng này đang là nỗi bức xúctrong việc quản lý hoạt động dạy học trong tổ chuyên môn ở các nhà trường

Tại trường THPT Yên Mô A vấn đề QL hoạt động dạy học của giáo viêntrong tổ chuyên môn cũng không nằm ngoài tình trạng trên Việc QL hoạt độngdạy học của tổ trưởng cũng như ban giám hiệu chủ yếu vẫn bằng các pháp lệnh,quy định hành chính, nặng về văn bản, kinh nghiệm và còn hình thức, chưa thực

sự cởi trói và tạo môi trường tốt nhất cho GV sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất

lượng hoạt động dạy học Đã có một nhà GD từng nói: “ Khi nào giáo viên cảm thấy không bị quản lý thì khi ấy nhà quản lý đã thành công” Điều này chỉ có thể

có được khi GV đã tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình và không còn thấy sự ápđặt, nặng nề bởi những quy tắc hành chính trói buộc

Do đó, việc đi sâu nghiên cứu và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm QLhoạt động dạy học của tổ trưởng tổ chuyên môn trong trường THPT Yên Mô A,tỉnh Ninh Bình là một vấn đề cấp thiết và là một trong những giải pháp có tínhđột phá nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT nói chung,trường THPT Yên Mô A, nói riêng

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: " Quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT Yên Mô A, tỉnh Ninh Bình"

làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình

Việc quản lý hoạt động dạy học của GV trong các tổ chuyên môn ở cáctrường THPT tỉnh Ninh Bình nói chung, ở trường THPT Yên Mô A hiện nay nóiriêng tuy đã tương đối nghiêm túc, tuân thủ theo các quy định chung, song nhìnchung còn hình thức, chưa hiệu quả Điều này do nhiều nguyên nhân, một trongnhững nguyên nhân cơ bản là việc QL của tổ trưởng tổ chuyên môn của cáctrường THPT còn nhiều hạn chế

6

Trang 7

Nếu đề tài đề xuất được các biện pháp QL phù hợp thì chất lượng hoạtđộng dạy học ở trường THPT Yên Mô A sẽ có hiệu quả, góp phần nâng cao chấtlượng dạy học.

2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường THPT Yên Mô A.

Để thấy rõ TTCM ở trường THPT Yên Mô A, Ninh Bình QL hoạt độngdạy học như thế nào ? Thực trạng việc quản lý hoạt động dạy học ra sao ? ngoàiviệc tìm hiểu, quan sát trong hoạt động thực tiễn, chúng tôi đã thực hiện khảo sátthực trạng bằng phiếu điều tra:

- Nội dung khảo sát: Là những vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động dạyhọc: QL việc phân công và sử dụng GV; quản lý kế hoạch dạy học; quản lý việcthực hiện kế hoạch dạy học của GV, QL đổi mới PPDH, quản lý việc kiểm tra,đánh giá HS; quản lý sinh hoạt chuyên môn, quản lý hồ sơ chuyên môn….vv

- Phương pháp khảo sát: Dùng phiếu hỏi để xin ý kiến CBQL và GV kếthợp phỏng vấn

- Đối tượng khảo sát: Hiệu trưởng, hiệu phó và GV THPT với số phiếu hỏi là

75 ( Hiệu trưởng: 1; hiệu phó: 3; TTCM: 6; GV của trường THPT Yên Mô A: 65)

- Địa bàn khảo sát: Trường THPT Yên Mô A, huyện Yên Mô - Ninh Bình.Kết quả điều tra thực tiễn cho chúng tôi một bức tranh toàn cảnh về thựctrạng quản lý hoạt động dạy học của TTCM Trường THPT Yên Mô A, huyệnYên Mô như sau:

2.1 Thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình dạy học của TCM

Kế hoạch dạy học của TCM có hai loại: Kế hoạch năm học gồm toàn bộcông tác của tổ và kế hoạch giảng dạy (theo phân phối chương trình dạy học bộmôn ở các khối lớp) của GV Bản kế hoạch này được TCM xây dựng dựa trênchương trình dạy học và phân phối chương trình phù hợp với tình hình, đặc điểm

Trang 8

và những yêu cầu thực tiễn dạy học của nhà trường Nó thể hiện chương trìnhhoạt động cụ thể của cả TCM cũng như từng GV trong suốt năm học.

Trong thực tế chúng tôi nhận thấy rằng, việc quản lý thực hiện kế hoạch,chương trình dạy học trong TCM tương đối tốt Tuần nào, tiết ấy, GV thực hiệncác tiết dạy rất nghiêm túc, ít khi có những xáo trộn hoặc nhanh chậm theo phânphối chương trình Dựa vào kế hoạch dạy học của từng GV, sổ đăng ký giảngdạy, sổ ghi đầu bài và qua trực lãnh đạo, TTCM nắm được việc thực hiện kếhoạch dạy học của từng GV

Do tính mở trong việc thực hiện phân phối chương trình nên phần lớn GVhiện nay có quyền điều chỉnh nội dung và tiến độ các tiết dạy, do đó TTCMkhông còn áp đặt hoặc đưa ra những yêu cầu bắt buộc, cứng nhắc trong việc thựchiện kế hoạch DH của từng GV Nhiệm vụ của TTCM là quản lý, kiểm soát tiến

độ thực hiện kế hoạch dạy học và chất lượng dạy học đã được quy định Tuynhiên, có một số TTCM do chưa nắm được sự thay đổi này trong chỉ đạo chuyênmôn của Bộ GD&ĐT nên còn dập khuôn, cứng nhắc, không cho GV thay đổitrình tự số tiết hoặc tiến độ các tiết học trên lớp

Trong thực tiễn vẫn còn có hiện tượng một số GV cắt xén chương trình,dồn ép hoặc bỏ tiết làm ảnh hưởng đến chất lượng DH (nhất là những bộ mônđược coi là phụ) Bên cạnh đó còn có những TCM làm kế hoạch một đằng nhưngthực hiện một nẻo hoặc xây dựng kế hoạch chưa sát với yêu cầu thực tiễn nêncòn mang tính đối phó, hình thức

Ngoài ra chúng tôi còn thấy rằng, việc xử lý những sai phạm về thực hiện

kế hoạch dạy học trong TCM còn mang tính nể nang, nương nhẹ (chủ yếu lànhắc nhở) và việc xử lý sai phạm chủ yếu là do Ban giám hiệu nhà trường xử lý

Từ thực tế này đòi hỏi người TTCM cần có những kinh nghiệm và biệnpháp quản lý nhằm thực hiện kế hoạch dạy học của TCM được tốt hơn

2.2 Thực trạng về quản lý phân công GV giảng dạy trong TCM

Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là công tác tổ chức và sửdụng cán bộ của người hiệu trưởng Người TTCM chỉ mang tính chất tham mưu

8

Trang 9

cho hiệu trưởng trên cơ sở hiểu rõ chỗ mạnh, chỗ yếu, sở trường, hoàn cảnh củatừng GV trong TCM mà mình phụ trách Qua kết quả khảo sát cho thấy, cácTTCM đã tham mưu rất tốt cho hiệu trưởng việc phân công chuyên môn hợp lý,theo đúng khả năng, chuyên môn được đào tạo của mỗi GV theo hướng pháttriển Việc phân công chuyên môn của GV đã rất chú ý đến yêu cầu sau đây :

Trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn ; sở trường ; thâm niên nghềnghiệp ; nguồn đào tạo ; hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân ; nguyệnvọng HS ; yêu cầu đặc điểm từng lớp…

Cách thức phân công giảng dạy ở trường THPT Yên Mô A thường là :Dạy đuổi theo lớp; dạy một khối lớp trong nhiều năm (có điều chỉnh tùy đặcđiểm tình hình từng năm)

Nhìn chung, qua đánh giá của GV chúng tôi thấy việc phân công giảng dạycho GV tương đối phù hợp và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của GV, của HS

Bảng số liệu dưới đây cho ta thấy rõ điều này :

Bảng 1 Thực trạng QL phân công GV giảng dạy trong TCM

Mức độ đánh giá thực hiện (%) Tốt Trung

bình Chưa Tốt

1 TTCM nắm vững tình hình đội ngũ GV trong

TCM: năng lực, trình độ, hoàn cảnh … 80 20

2

Tham mưu phân công GV theo đúng khả năng,

chuyên môn được đào tạo, hoàn cảnh của từng GV

theo hướng phát triển.

3 Phân công giảng dạy xuất phát từ yêu cầu của việc

giảng dạy và quyền lợi học tập của HS 82 12 6

Trang 10

- Ban giám hiệu và TTCM cũng đã có những biện pháp để tạo ra môitrường cạnh tranh cho từng GV phấn đấu để bố trí công việc giảng dạy phù hợpvới năng lực, sở trường của GV: phân công dạy lớp mũi nhọn, dạy đội tuyển họcsinh giỏi; tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề xảy ra trong thực tiễn như : Một

số GV trẻ vừa ra trường kinh nghiệm quản lý lớp học chưa có, năng lực dạy học

và giáo dục chưa vững đã phân công làm công tác chủ nhiệm hoặc bồi dưỡng

HS giỏi Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của nhà trường Cónhững GV được ưu ái luôn được phân công dạy ở những lớp chất lượng cao, HSngoan, ngược lại có những GV luôn bị phân công giảng dạy những lớp yếukém Điều này đã gây nên sự bất mãn, thiếu động lực cho GV phấn đấu

2.3 Thực trạng QL việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy (soạn giáo án) của GV trong TCM

Việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy (soạn giáo án) là khâu đầu tiên của người

GV trước khi lên lớp, nó quyết định đến chất lượng giờ lên lớp và chất lượng quátrình dạy học GV tự chuẩn bị cho các giờ lên lớp là việc quan trọng nhất trongquy trình lao động sư phạm QL tốt việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của GV sẽgóp phần thúc đẩy GV nâng cao chất lượng bài dạy

Qua thực tiễn, chúng tôi thấy rằng, các TTCM đã thực hiện được các vấn đề sau :

- Có quy định cụ thể, thống nhất về cách thức, hình thức trình bày mộtgiáo án trong toàn trường theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Giáo ánphải thể hiện rõ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học của mộtbài Trong đó chú ý hướng dẫn GV cách viết mục tiêu bài học đúng quy chuẩn,yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ (mục tiêu phải đo được, lượng hóa được,không viết chung chung)

- Kiểm tra, ký duyệt giáo án hàng tuần, nắm tình hình bài soạn của giáo viên

- Kiểm tra đột xuất bài soạn của GV;

- Tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các GV trong tổ

- Tổ chức nhóm chuyên môn cùng nhau thảo luận thiết kế một số giáo ánmẫu hoặc các bài dạy khó, dạy hay

10

Trang 11

- Tổ chức bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm cho GV về sử dụng một số PPDHmới, các phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện đại để nâng cao hiệu quả bài học.

Tuy nhiên, việc TTCM kiểm tra giáo án đột xuất giáo viên chưa thực hiệnđược nhiều (vì nể nang, e ngại)

Vấn đề bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho giáo viên về cách soạn bài,phương pháp soạn bài, việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học, việc

sử dụng các tài liệu tham khảo chưa được đẩy mạnh

Qua kiểm tra, nhiều giáo án có chất lượng chưa tốt, hiện tượng sao chépgiáo án từ năm này sang năm khác vẫn còn, không có sửa chữa, bổ sung, điềuchỉnh để nâng cao, cải tiến chất lượng bài soạn Có những giáo án thiết kế chỉmang tính chất để đối phó với kiểm tra, thanh tra, nên có khi soạn một đằngnhưng dạy một nẻo

Một số GV còn lấy bài giảng trên mạng Internet để làm giáo án của mình

mà không có những điều chỉnh cho phù hợp

2.4 Thực trạng QL việc thực hiện kế hoạch bài dạy của GV (quản lý giờ dạy trên lớp).

Quản lý giờ dạy ở trên lớp có hai khía cạnh:

Một là người GV trực tiếp quản lý giờ dạy của mình: Quản lý thời gian,tiến trình bài dạy; quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học;quản lý chất lượng dạy học, quản lý sự làm việc của học sinh và xử lý mọi tìnhhuống xảy ra trong giờ lên lớp

Hai là quản lý của TTCM đối với việc dạy học của GV Ở khía cạnh này,TTCM không trực tiếp tham dự trong các tiết lên lớp của GV cho nên ngườiquản lý phải có những quy định cụ thể về nề nếp, qui chế thực hiện tiết dạy như:việc ra vào lớp; thời gian thực hiện dạy học trên lớp; tinh thần, thái độ làm việccủa GV và việc học tập của HS, hiệu quả giờ dạy; tiêu chí đánh giá tiết dạy

Qua thực tiễn, chúng tôi thấy các TTCM đã thực hiện một số biện phápquản lý tương đối tốt Ngoài việc đưa ra những yêu cầu về thực hiện nề nếp thựchiện tiết dạy, TTCM đã chú trọng đến việc dự giờ GV TTCM quy định chế độ

dự giờ đối với mỗi GV (tùy theo bộ môn để định ra mấy tiết trong một học kỳ)

Trang 12

đồng thời bản thân TTCM cũng tăng cường dự giờ các GV trong tổ mình Biệnpháp này đã buộc GV chuẩn bị bài soạn cũng như việc dạy ở trên lớp nghiêmtúc hơn, tích cực hơn, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy

Qua dự giờ TTCM nắm bắt được tình hình và chất lượng dạy học của từngGV: Nội dung DH đã đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng không ?; GV

có đổi mới PPDH và hình thức tổ chức dạy học không ?; Trong giờ dạy, GV có

sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hoặc phát huy tính tích cực của HSkhông ? Việc kiểm tra, đánh giá HS như thế nào ? Trên cơ sở góp ý, rút kinhnghiệm và đưa ra những yêu cầu đối với từng GV

Để đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý của TTCM trong việcquản lý giờ dạy ở trên lớp, qua thăm dò, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2 Thực trạng QL việc thực hiện kế hoạch bài dạy của GV trong TCM

Mức độ đánh giá thực hiện (%) Tốt Trungbình Chưa tốt

1

Đưa ra những qui định cụ thể về nề nếp, quy chế

thực hiện tiết dạy: ra vào lớp đúng giờ, không bỏ

tiết, vào muộn, ra sớm….

2 Sử dụng thời khóa biểu, kế hoạch dạy học, sổ đăng

ký giảng dạy của GV để quản lý giờ dạy 26 13 61

5 Thông qua trực lãnh đạo, trực tuần để kiểm soát

6 Quy định chế độ thông tin báo cáo, sắp xếp, thay

thế hoặc dạy bù trong trường hợp vắng GV 72 13 15

7

Quản lí GV trong TCM sử dụng có hiệu quả CSVC,

thiết bị dạy học, thực hiện đầy đủ các tiết thực hành

thí nghiệm trong chương trình.

8 Xử lý việc thực hiện không đúng yêu cầu giờ lên

12

Trang 13

+ Việc Đưa ra những qui định cụ thể về nề nếp, quy chế thực hiện tiết dạy:

ra vào lớp đúng giờ, không bỏ tiết, vào muộn, ra sớm có: 33% ý kiến đánh giá làthực hiện tốt ; 27% ý kiến đánh giá là thực hiện trung bình ; 40% ý kiến đánh giáthực hiện chưa tốt

+ Sử dụng thời khóa biểu, kế hoạch dạy học, sổ đăng ký giảng dạy củaGV; Kiểm tra sổ đầu bài, vở ghi của HS; Kiểm tra, dự giờ đột xuất; Thông quatrực lãnh đạo, trực tuần để kiểm soát việc lên lớp của GV để quản lý giờ dạy của

GV có > 50% ý kiến đánh giá TTCM thực hiện chưa tốt, thực tế TTCM gần nhưkhông làm thao tác này để QL giờ dạy của GV

+ Việc quy định chế độ thông tin báo cáo, sắp xếp, thay thế hoặc dạy bùtrong trường hợp vắng GV ở TCM được chú trọng (72% ý kiến đánh giá thựchiện tốt) điều này vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm, tương thân, tương ái củađội ngũ GV trong các nhà trường, sẵn sàng nhận nhiệm vụ dạy thay, giúp đỡđồng nghiệp

Tuy nhiên, một số biện pháp: Quản lí GV sử dụng thiết bị dạy học, thựchiện đầy đủ các tiết thực hành thí nghiệm trong chương trình là rất khó khăn vìphòng học bộ môn thiếu, trang thiết bị sai lệch … và như vậy việc xử lý việcthực hiện không đúng yêu cầu giờ lên lớp của GV gây khó khăn cho các nhà QLcủa nhà trường

Một số GV ngại đổi mới PPDH, quen với lối dạy truyền thồng, truyền thụmột chiều nên rất khó làm chuyển biến trong tư duy và cách dạy của GV; Việctrao đổi, thảo luận, vấn đáp - đàm thoại giữa GV- HS còn hạn chế hoặc ít diễn ratrong các giờ học trên lớp Đây là những khó khăn đang đặt ra với những ngườiquản lý

2.5 Thực trạng QL về phương pháp dạy học, phương tiện DH của GV trong TCM

Đổi mới PPDH, tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị DH, pháthuy tính tích cực của người học, trang bị cho HS những kỹ năng để tự học nhằm

Trang 14

hình thành năng lực người học đang là định hướng quan trọng trong xu thế đổimới giáo dục hiện nay

Yêu cầu này đòi hỏi TTCM phải có những biện pháp tích cực để quản lýviệc đổi mới PPDH của GV

Thực tiễn cho thấy rằng, việc nhận thức về đổi mới PPDH trong đội ngũCBQL cũng như GV là rất tốt nhưng việc thực hiện đổi mới PPDH của GVTHPT hiện nay còn rất chậm, ít hiệu quả Có ý kiến cho rằng càng lên bậc họccao thì việc đổi mới càng ít và khó thực hiện Hiện tượng đọc chép, truyền thụmột chiều, thày giảng trò nghe và ghi chép, HS học thuộc lòng nhằm đối phóvới thi cử vẫn còn khá phổ biến Những PPDH mới, tích cực ít được vận dụng(chỉ vận dụng khi có người dự giờ hoặc thi GV giỏi) Đây là một thực tế chung

mà ai cũng nhận thấy rõ Tình trạng dạy chay, không sử dụng các đồ dùng dạyhọc vẫn còn khá nhiều

Trong những năm qua, các cấp quản lý ở trường THPT Yên Mô A đã cónhiều biện pháp để giúp GV tích cực đổi mới PPDH, nhưng các biện pháp chưanhiều và kết quả còn khá khiêm tốn

Bảng số liệu dưới đây cho ta thấy mức độ thực hiện các biện pháp quản lýcủa TTCM về vấn đề này :

Bảng 3 Thực trạng QL về đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng phương tiện

dạy học của GV trong TCM

3 Tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực

về phương pháp, ứng dụng CNTT vào dạy học. 13 37 50

4 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng trang thiết bị, đồ

5 Tổ chức cho GV dự giờ các tiết dạy mẫu, xem 21 35 44

14

Trang 15

và phân tích băng hình về các tiết dạy áp dụng

những PPDH tích cực, tập huấn cho GV về các

PPDH tích cực

6 Theo dõi, đánh giá việc đổi mới PPDH và sử

dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học 26 23 51

7

Có kế hoạch sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học

cho từng chương, từng bài của các tổ, nhóm

chuyên môn.

8 Đưa việc đổi mới PPDH, sử dụng phương tiện,

đồ dùng DH thành một tiêu chí thi đua 13 19 68

+ Việc Quán triệt GV về định hướng đổi mới phương pháp dạy họcđược các cán bộ quản lý quán triệt đầy đủ, kip thời theo công văn hướng dẫn củangành: 85% ý kiến đánh giá thực hiện tốt, thường xuyên

Tuy nhiên, các nội dung: Thực hiện qui định về đổi mới phương pháp dạyhọc; Tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực về phương pháp, ứng dụngCNTT vào dạy học; Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học;

Tổ chức cho GV dự giờ các tiết dạy mẫu, xem và phân tích băng hình về các tiếtdạy áp dụng những PPDH tích cực, tập huấn cho GV về các PPDH tích cực ;Theo dõi, đánh giá việc đổi mới PPDH và sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạyhọc đa số các nội dung quản lý nêu trên có > 50 % các ý kiến đánh giá thựchiện chưa tốt

Việc cung cấp, trang bị các tài liệu về đổi mới PPDH cũng như cácphương tiện, đồ dùng dạy học của nhà trường và Tổ bộ môn còn rất nhiều khókhăn, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu dạy học của GV

Điều này là do những nguyên nhân: sự bảo thủ, trì chệ trong đổi mớiPPDH của một bộ phận GV còn nhiều, CSVC, thiết bị đồ dùng thiếu thốn; nănglực sử dụng các PPDH của GV còn hạn chế, trình độ và thái độ học tập của HSchưa tốt; việc đánh giá thi đua, khen thưởng đối với GV trong việc đổi mớiPPDH chưa tạo động lực cho người dạy tích cực đổi mới PPDH .Đặc biệt, việcthi cử hiện nay nặng về học thuộc, ghi nhớ nội dung, ít vận dụng sáng tạo nên

Trang 16

kéo theo việc dạy và học nhằm mục đích thi cử là chính Chính vì thế, việc đổimới PPDH và quản lý đổi mới PPDH của GV là một việc vô cùng khó khăn

2.6 Thực trạng về QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong TCM

Hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS đặc biệt quan trọngtrong quá trình dạy học Nó có ý nghĩa như là một “đòn bẩy”, “cái kích” thúc đẩyviệc học tập và giảng dạy trong nhà trường Việc kiểm tra, đánh giá như thế nào

sẽ quyết định việc dạy và việc học như thế ấy Nó chi phối tới nội dung, phươngpháp dạy học của GV Chính vì ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động kiểmtra, đánh giá như vậy nên Bộ GD&ĐT đã chọn đổi mới kiểm tra - đánh giá làkhâu đột phá để đổi mới giáo dục trong nhà trường hiện nay

Trong những năm vừa qua trường THPT huyện Yên Mô A đã chú ý đếncông tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS và đã đưa ra một số biệnpháp để quản lý hoạt động này Nhất là từ khi Sở GD&ĐT Ninh Bình thành lậpphòng KT&KĐCL thì mỗi trường đã có một cán bộ phụ trách mảng KT&KĐCL

Vì thế hoạt động kiểm tra, đánh giá mang tính khoa học và chính xác hơn

Hàng năm nhà trường và các TTCM đều tổ chức cho GV học tập quy chế,hướng dẫn đánh giá xếp loại HS để tránh những sai sót; đưa ra những yêu cầu,quy định về kiểm tra, đánh giá; thường xuyên kiểm tra sổ điểm bộ môn, sổ điểm

cá nhân của GV; kiểm soát các loại đề kiểm tra, thi của GV; kiểm tra tiến độthực hiện việc kiểm tra, cho điểm của GV theo chương trình; theo dõi việc chấmđiểm, trả bài cho HD…Bằng những việc làm này, hoạt động kiểm tra đánh giá đãđược quản lý một cách nghiêm túc

Để đánh giá việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra,đánh giá của TTCM, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, kết quả cho thấy như sau:

Bảng 4 Thực trạng QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Tốt TB chưa tốt

1

Tổ chức cho GV trong tổ nghiên cứu nắm vững các

quy định về kiểm tra, đánh giá, xếp loại học tập của

học sinh

16

Trang 17

Yêu cầu GV thực hiện nghiêm túc các quy định của

nhà trường về kiểm tra đánh giá học sinh (chấm

bài, vào sổ điểm, cộng điểm, xếp loại và đánh giá

học lực của học sinh)

3

Quán triệt GV chuẩn bị kỹ tất cả các bài kiểm tra

có kèm theo đáp án, để hạn chế việc cho điểm theo

cảm tính

5 Kiểm tra định kỳ sổ điểm theo qui định 23 46 31

6 Kiểm tra việc chấm, chữa và trả bài của giáo viên 45 55

7 Đưa kết quả đánh giá học sinh của GV thành một

Qua khảo sát, bảng 4 ta thấy:

Biện pháp được đánh giá thực hiện tốt: Tổ chức cho GV trong tổ nghiêncứu nắm vững các quy định về kiểm tra, đánh giá, xếp loại học tập của học sinh;Yêu cầu GV thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường về kiểm tra đánhgiá học sinh

Những biện pháp được đánh giá thực hiện chưa tốt như: Việc thẩm định

đề thi, đề kiểm tra; Kiểm tra định kỳ sổ điểm theo qui định; Kiểm tra việc chấm,chữa và trả bài của giáo viên Trong những biện pháp này, chúng tôi thấy vẫncòn những thiếu sót như: Giáo viên chấm bài ít ghi nhận xét hoặc nhận xét chungchung không ghi cụ thể những chỗ sai trong bài Việc phân tích đánh giá kết quảhọc tập của học sinh chưa thường xuyên, nên việc rút kinh nghiệm cho học sinh

và điều chỉnh giảng dạy của giáo viên chưa hiệu quả

Việc thành lập các ngân hàng đề thi để sử dụng chung còn nhiều khó khăn

và chưa thực hiện được

2.7 Thực trạng về QL sinh hoạt tổ chuyên môn.

Trang 18

Sinh hoạt TCM là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạtđộng của nhà trường; là dịp để GV trong tổ trao đổi chuyên môn góp phần nângcao chất lượng dạy học đồng thời giải quyết những công việc thuộc lĩnh vựcchuyên môn của TCM.

Để quản lý việc sinh hoạt TCM, thông thường các TTCM phải xây dựng

kế hoạch cụ thể: Lịch sinh hoạt TCM theo tuần/tháng/học kỳ; nề nếp sinh hoạtTCM; phải chuẩn bị nội dung và các điều kiện cần thiết cho buổi sinh hoạt Đặcbiệt, TTCM phải tạo ra một môi trường lý tưởng (dân chủ, cởi mở) để GV trong

tổ chia sẻ, góp ý Tránh những cuộc sinh hoạt chuyên môn mang tính hình thứchoặc quá căng thẳng trong việc giải quyết những vụ việc bất thường

Thực tế hiện nay cho thấy, việc sinh hoạt của các TCM thường đi vào giảiquyết những vấn đề hành chính: nghe phổ biến nghị quyết, chỉ thị, thông tư, vănbản mới chỉ đạo của ngành, sở; kiểm tra tiến độ chương trình, kế hoạch thực hiệnbài lên lớp của GV; xây dựng các đề kiểm tra, thi; phân công công việc trong cáchoạt động diễn ra trong nhà trường; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụđạo yếu kém; nhắc nhở hoàn thành các sổ sách, giấy tờ trong hồ sơ chuyênmôn…Nói tóm lại, việc sinh hoạt các TCM ở các trường THPT huyện Yên Môvẫn còn nặng về công việc hành chính, ít trao đổi học thuật và kinh nghiệm,phương pháp dạy học…

Từ thực tế này, TTCM cần đưa ra được những biện pháp có hiệu quả đểchất lượng sinh hoạt chuyên môn ngày càng cải thiện

2.8 Thực trạng về quản lý hồ sơ chuyên môn của GV.

Hồ sơ chuyên môn của giáo viên thực sự cần thiết trong hoạt động nghềnghiệp Nó là công cụ, phương tiện không thể thiếu được Hiện nay, hồ sơchuyên môn của GV có rất nhiều loại: kế hoạch của tổ và cá nhân, giáo án, sổđăng ký giảng dạy, sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ, sổ ghi điểm cá nhân, sổ tư liệu, sổhọp chuyên môn, sổ liên lạc Ước tính chung của GV là có đến hàng chục loại.Điều này đang là gánh nặng của GV khi hàng ngày phải hoàn thiện nó để thanh

18

Trang 19

tra, kiểm tra Nhiều GV rất mất thời gian cho việc hoàn thiện đủ hồ sơ, sổ sáchnên thời gian dành cho việc tự học, tự nghiên cứu bài dạy cũng như học tập vànâng cao chuyên môn là rất ít

Trước thực tế này, Bộ GD&ĐT cũng dã công văn yêu cầu các Sở GD&ĐTgiảm bớt một số loại sổ sách trong hồ sơ chuyên môn, nhưng thực chất, khốilượng công việc vẫn không thay đổi

Để hiểu được thực trạng về việc QL hồ sơ chuyên môn tại trường THPTYên Mô A như thế nào, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, kết quả như sau:

Bảng 5 Thực trạng QL hồ sơ chuyên môn của GV

Mức độ đánh giá thực hiện (%) Tốt Trungbình Chưa Tốt

1

Hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt các hồ sơ chuyên

môn (kế hoạch của tổ và cá nhân, giáo án, sổ chủ

nhiệm, sổ dự giờ, sổ ghi điểm cá nhân, sổ tư liệu, sổ

họp chuyên môn ).

2 Lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra

4 Bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng học tập

5 Nhận xét, đánh giá yêu cầu điều chỉnh sau kiểm tra 31 16 43

6 Sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn để đánh

Qua khảo sát bảng 5 cho thấy: TTCM các trường đã coi trọng việc QL nộidung, số lượng cụ thể của hồ sơ chuyên môn và sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơchuyên môn để đánh giá giáo viên

Biện pháp kiểm tra đột xuất hồ sơ cá nhân chưa làm tốt (72% ý kiến đánhgiá thực hiện chưa tốt) Về nhận xét đánh giá chưa sâu sắc, nên việc điều chỉnhsau kiểm tra chưa được nhiều

Trang 20

Do TTCM không kiểm tra đột xuất và thường xuyên hồ sơ cá nhân chonên trong thực tế nhiều giáo viên không cập nhật nội dung thường xuyên, chỉ đếnkhi có đợt kiểm tra thì giáo viên mới hoàn thiện và bổ sung để đối phó.

Các biên bản sinh hoạt TCM của từng GV ghi chép cũng rất đơn giản, ít

có tác dụng về mặt chuyên môn.(chủ yếu ghi các đầu việc phải hoàn thành)

2.9 Quản lý việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên.

Người GV trước những yêu cầu phát triển và đổi mới GD không thể học ởtrường đại học một lần để đi dạy cả đời Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông,người GV luôn phải tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã đưa ra chương trình bồi dưỡng thường xuyêncho GV các cấp với số lượng 120 tiết/năm Dựa vào đó GV phải tự học, tự bồidưỡng với nhiều hình thức, phương thức đa dạng

Trong những năm qua, việc bồi dưỡng cho GV đã được Sở GD&ĐT cũngnhư các trường THPT trên địa bàn quan tâm Nhiều lớp bồi dưỡng GV đã được

tổ chức Tại các TCM trong của nhà trường, nhiều hình thức bồi dưỡng, tự bồidưỡng cho GV cũng đã được tổ chức Tuy nhiên kết quả vẫn chưa đáp ứng sựmong đợi của các nhà quản lý

Phong trào tự học, tự bồi dưỡng của GV tuy đã được quán triệt, nhưng donhiều yếu tố khách quan và chủ quan, vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của GV cònnhiều hạn chế

Để quản lý và đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng của GV, các cán bộquản lý trong nhà trường đã thực hiện một số biện pháp dưới đây:

Bảng 6 Thực trạng quản lí việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên

Mức độ đánh giá thực hiện (%) Tốt Trungbình Chưa tốt

1 Nâng cao nhận thức cho GV về vấn đề tự học, tự

2 Tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề cho giáo viên 30 25 45

3 Tổ chức bồi dưỡng qua dự giờ rút kinh nghiệm,

4 Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, sử 25 38 37

20

Trang 21

Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực cho giáo viên về

phương pháp tiến hành và cách soạn bài theo

hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo.

Qua khảo sát, bảng 6 ta thấy:

+ Biện pháp: Nâng cao nhận thức cho GV về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng

được đánh giá thực hiện tốt (72% ý kiến đánh giá thực hiện tốt) Thực tế trongmỗi kỳ, mỗi năm học nhà trường, TCM định kỳ tổ chức họp GV trong hội đồng

sư phạm, GV trong TCM tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho GV về việc duytrì, tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho nhà trường, sự tồn tại, phát triển của nhàtrường phần lớn không thể thiếu đó là năng lực chuyên môn của đội ngũ;

+ Biện pháp tổ chức bồi dưỡng qua dự giờ rút kinh nghiệm, phân tích bàigiảng trong TCM, cũng được nhà trường chú trọng phát động thông qua nhiềuđợt thi đua dạy học: hội giảng, tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm cho GV

Tuy nhiên, các biện pháp: Tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề cho giáo viên; Tổchức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học, CNTT; Bồidưỡng nghiệp vụ, năng lực cho giáo viên về phương pháp tiến hành và cáchsoạn bài theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo; Tạo động lực,khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng bằng các chế độ, chính sách thỏa đáng;Đánh giá, phân loại GV để lập kế hoạch cho GV tự bồi dưỡng; Kiểm tra đánh giáviệc tự bồi dưỡng thường xuyên Phần lớn các ý kiến cho rằng nhà trường cũngnhư TTCM chưa chú trọng và đưa ra được giải pháp hữu hiệu để quản lí việc tựhọc, tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Trang 22

QL việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo chưa hiệu quả, do việcquan tâm chưa đúng mức của nhà trường, do ý thức tự học và tự bồi dưỡng củamỗi giáo viên chưa cao Các nhà QL cũng cần có các biện pháp mạnh hơn và tạomọi điều kiện thuận lợi, tạo động lực để các giáo viên tích cực hơn trong việc tựhọc và tự bồi dưỡng chuyên môn

3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Yên Mô A.

3.1 Những thành công

3.1.1 Các TTCM đã nhận thức đúng ý nghĩa, vai trò, chức năng và nhiệm

vụ trong công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường, coi đây là mộttrong những vấn đề hạt nhân để thúc đẩy chất lượng dạy học Do đó đã đưa ranhiều biện pháp thiết thực để quản lý hoạt động này

Dựa trên hệ thống các chế định về giáo dục và đào tạo, TTCM đã xâydựng kế hoạch, đề ra biện pháp chỉ đạo để QL HĐDH của TCM đạt được mụctiêu ở mức độ cao nhất trong điều kiện thực tế của nhà trường Đồng thời, TTCMluôn chú ý cải tiến các biện pháp sao cho phù hợp với từng thời điểm, QL chặtchẽ HĐDH, từng bước nâng cao hiệu quả QL HĐDH của TCM đáp ứng đượcyêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

3.1.2 Việc quản lý hoạt động dạy học của TTCM đã tạo nên một bướcchuyển biến về nề nếp trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dụccủa nhà trường

3.1.3 TTCM trong nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên cóphẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệmcao trong công việc, tập thể sư phạm đoàn kết, giáo viên yên tâm công tác Trình

độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên ngày càng được nâng cao, năng lực của độingũ cán bộ, giáo viên nhìn chung đáp ứng được yêu cầu đổi mới

3.1.4 Trường THPT Yên Mô A đã có đội ngũ cán bộ QL đoàn kết, nhiệttình, có phẩm chất tốt, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, có tinh thầntrách nhiệm cao với tập thể và công việc, được tập thể sư phạm tin tưởng

3.2 Những hạn chế và khó khăn.

22

Trang 23

3.2.1 TTCM trong nhà trường chưa được đào tạo cơ bản về QL, không được bồi dưỡng thường xuyên về công tác QL Trong quá trình thực hiện côngtác QL, các TTCM chủ yếu tự học, tham khảo kinh nghiệm là chính, hầu hết cònthiếu cơ sở khoa học QL Công tác kế hoạch hóa mặc dù đã tuân thủ đúng các bước, song các TTCM chưa vận dụng hết trí tuệ tập thể, vì vậy còn mang tínhchủ quan cá nhân.

3.2.2 Tầm nhìn, năng lực chuyên môn và năng lực quản lý của một sốTTCM chưa vượt trội để dẫn dắt, chỉ đạo, bồi dưỡng cho GV nên việc quản lýthường chỉ thực hiện tốt các công việc quản lý hành chính, sự vụ, chưa đưa ra đượcnhững việc làm sáng tạo, linh hoạt hoặc chủ động giải quyết những vấn đề thuộcthẩm quyền của mình, còn phụ thuộc vào cấp trên Việc xử lý một số sai phạmtrong quy chế chuyên môn còn mang tính nể nang hoặc thiếu triệt để (cải lương)

3.2.3 Việc quản lý bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho GV trong TCM đểnâng cao năng lực dạy học mới dừng lại ở mức động viên, khuyến khích và đưa

ra các yêu cầu để tự GV học tập, bồi dưỡng chứ chưa có những hình thức tổ chứchoạt động này một cách hiệu quả Việc thực hiện bồi dưỡng chủ yếu trông đợivào các kỳ tập huấn của nhà trường hay của Sở Giáo dục và Đào tạo

3.2.4 Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, số giáo viên giỏi chưanhiều, sự hợp tác của giáo viên chưa cao, chậm đổi mới phương pháp, chưa tíchcực khai thác sử dụng thiết bị dạy học Còn nhiều giáo viên chưa tự giác trongviệc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn

3.2.5 Các TCM đã tổ chức các hoạt động thao giảng, dự giờ thăm lớp, rútkinh nghiệm ở tổ chuyên môn nhưng còn bị động, ít, hạn chế, nặng về hình thức,còn nể nang trong đánh giá và mang tính chất phong trào ở từng thời điểm Việc

dự giờ đột xuất rất ít

3.2.6 Việc xây dựng tiêu chuẩn giờ dạy, giờ học để kiểm tra đánh giá

chư-a thực sự được chú trọng Công tác tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn còn đơnđiệu nặng nề về hành chính chưa thực sự có hiêu quả Việc sinh hoạt chuyên đềhầu như không được đề cập đến trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn

Trang 24

3.2.7 Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn trong TCM ở nhà trườngđược thực hiện chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức, phiến diện, chưaphản ánh thực chất Do đó kết quả kiểm tra đánh giá không đầy đủ, thiếu chínhxác, dẫn đến việc xử lí thông tin không khách quan, thiếu công bằng.

3.2.8 Công tác tổ chức làm đồ dùng dạy học, sử dụng thiết bị dạy học đểnâng cao chất lượng dạy học chưa được quan tâm đúng mức, công tác QL việcgiáo viên sử dụng thiết bị dạy học chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng giáo viêncòn dạy chay nhiều, chưa có biện pháp mạnh để xử lí đối với những giáo viênkhông sử dụng thiết bị dạy học theo yêu cầu của nội dung chương trình

3.2.9 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý hoạt động dạyhọc ở trường THPT Yên Mô A chưa được áp dụng rộng rãi nên chưa phát huyđược tính hiệu quả, kịp thời và nhanh chóng đồng thời giảm được một số côngviệc cho GV Điều này là do chưa trang bị được hệ thống và mạng lưới quản lýđồng bộ giữa các trường, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các phần mềm về quản lýnhà trường chưa được áp dụng sâu rộng, triệt để

Trên cơ sở điều tra, khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động dạy học củaTTCM trong trường THPT Yên Mô A, chúng tôi đã làm rõ và phân tích đượcnhững điểm mạnh, những thành công và hạn chế trong việc quản lý hoạt độngdạy học trong 9 nội dung trên Nhìn chung các TTCM đã cố gắng đưa ra nhiềucách thức, biện pháp để quản lý hoạt động dạy học trong TCM, song cũng cònmột số biện pháp chưa phát huy được hiệu quả như đã nêu ở phần trên Các biệnpháp QL chưa nhất quán, đồng bộ và toàn diện, một số biện pháp QL của TTCMchưa được tiến hành triệt để

Để QL có hiệu quả HĐDH tại trường THPT Yên Mô A, cần xây dựng hệthống các biện pháp QL HĐDH hữu hiệu có tính khả thi cao để đáp ứng được yêucầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

4 Giải pháp mới cải tiến

4.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp mới và cải tiến giải pháp cũ

24

Trang 25

4.1.1 Quản lí hoạt động dạy học

* Khái niệm: Quản lý hoạt động dạy học là quản lý việc chấp hành các

quy định (điều lệ, quy chế, nội quy…) về hoạt động giảng dạy của GV và hoạtđộng học tập của HS, đảm bảo cho hoạt động đó được tiến hành tự giác, có nềnếp, ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao

Quản lý HĐDH còn là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủthể quản lý tới các đối tượng trong quá trình DH nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm

và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

* Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường có 3 cấp độ:

- Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng (BGH);

- Quản lý hoạt động dạy học của Tổ trưởng tổ chuyên môn;

- Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên

Mỗi cấp độ quản lý có những nội dung, cách thức, hình thức quản lý khác nhau

* Mục tiêu của quản lý HDDH: là nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục

tiêu, kế hoạch đào tạo và nội dung chương trình giảng dạy theo đúng tiến độ thờigian quy định, đảm bảo hoạt động dạy học đạt chất lượng cao (quản lý chất lượng)

* Nhiệm vụ của quản lý HDDH:

- Gắn hoạt động dạy học với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thựchiện đổi mới phương pháp dạy học Trong đó, quan trọng nhất là tạo động lực vàkích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên

Trang 26

- Kết hợp phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên trongtập thể với sự quản lý thống nhất của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường.

- Đảm bảo chất lượng dạy học một cách bền vững

- Xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tối đa nội lực điđôi với sự tranh thủ tiềm lực của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

* Nội dung QL HĐDH: Bao gồm:

+ Quản lý hoạt động dạy của người thày

+ Quản lý hoạt động học của HS

Trong quản lý hoạt động dạy học của người thày thường bao gồm nhữngnội dung sau:

- Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học;

- Quản lý phương pháp, phương tiện dạy học;

- Quản lý chất lượng dạy học;

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học;

- Quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động sư phạm trongnhà trường…

* Đặc điểm của quản lý HDDH:

- Thứ nhất, quản lý hoạt động dạy học mang tính chất quản lý hành chính

sư phạm, đặc điểm này thể hiện ở chỗ: Quản lý theo pháp luật, theo những nộiqui, qui chế, quyết định có tính bắt buộc trong hoạt động dạy học Đồng thời việcquản lý phải tuân thủ các qui luật của quá trình dạy học, giáo dục diễn ra trongmôi trường sư phạm, lấy hoạt động và quan hệ dạy - học của thầy và trò làm đốitượng quản lý

Thứ hai, quản lý hoạt động dạy học mang tính đặc trưng của khoa họcquản lý, bởi vì, nó phải vận dụng có hiệu quả các chức năng quản lý trong việcđiều khiển quá trình dạy học

Thứ ba, Quản lý hoạt động dạy học có tính xã hội hóa cao do chịu sự chiphối trực tiếp của các điều kiện kinh tế - xã hội và có mối quan hệ tương tácthường xuyên với đời sống xã hội

26

Trang 27

4.1.2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học là những cách thức tiến hành củachủ thể quản lý nhằm tác động vào đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đềtrong công tác quản lý hoạt động dạy học, làm cho việc quản lý hoạt động dạyhọc được vận hành và đạt được mục tiêu dạy học mà cấp học đã đặt ra

Nói cách khác, biện pháp quản lý hoạt động dạy học là tổ hợp tác động cóđịnh hướng của chủ thể quản lý (TTCM) đến tập thể giáo viên, học sinh và tậpthể cán bộ giáo dục khác, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lựcvốn có, tạo động lực đẩy mạnh qúa trình dạy học của nhà trường nhằm thực hiệnmục tiêu giáo dục của nhà trường theo yêu cầu trong năm học

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học chính là tác động lên đội ngũ giáoviên, học sinh qua việc thực thi các chức năng quản lý kế hoạch, tổ chức chỉ đạo,kiểm tra, điều chỉnh nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục của nhà trường

4.1.3 Tổ trưởng chuyên môn và quản lý hoạt động dạy học của người tổ trưởng chuyên môn trường THPT.

4.1.3.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường phổ thông.

Tổ trưởng chuyên môn ở trường Trung học theo quy định do Hiệu trưởng

bổ nhiệm vào đầu mỗi năm học Nhiệm kỳ của tổ trưởng chuyên môn theo từngnăm học, hết một năm học có thể bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới tùy theo điềukiện và yêu cầu của từng trường

Sau khi có quyết định bổ nhiệm của Hiệu trưởng, người tổ trưởng chuyênmôn là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sưphạm của giáo viên trong phạm vi các môn học của tổ chuyên môn được phâncông đảm trách

Tổ trưởng chuyên môn về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý là một cán bộ quản

lý được hưởng phụ cấp chức vụ theo các phân hạng loại trường và các văn bảnpháp luật hiện hành

Vai trò của người tổ trưởng mang tính quyết định cơ bản cho chất lượng vàhiệu quả hoạt động của tổ Do vậy, người tổ trưởng cần phải nhận thức sâu sắc,

Trang 28

đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm cao, có đầy đủ phẩm chất và năng lực trongquản lý tổ thật khoa học Vai trò của TTCM trong quản lý dạy học ở trường phổthông được thể hiện ở các khía cạnh cụ thể sau đây:

* Quản lý giảng dạy của giáo viên.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả nămhọc nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo

kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo

và kế hoạch năm học của nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồidưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng,

đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng

của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồidưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết

bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theophân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luậncác bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học,đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồidưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém );

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viênmới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạyhọc theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học,ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phươngpháp kiểm tra, đánh giá )

- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định vềhoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơcủa tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);

- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện

28

Trang 29

hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình,chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định;

kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ );

- Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết/giáo viên/năm học);

- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luậtgiáo viên Việc này đỏi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ viêncủa mình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy đượcphân công)

* Quản lý học tập của học sinh

- Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện phápnâng cao chất lượng giáo dục;

- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thựchiện mục tiêu giáo dục

- Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng)

4.1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của TTCM.

- TTCM trong trường THPT, nhiệm vụ chính vẫn là dạy học, nhiệm vụ kiêm

nhiệm là quản lí và điều hành hoạt động của tổ Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm

vụ quản lí của người tổ trưởng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chấtlượng GD của nhà trường

- TTCM là người có uy tín nhất định về chuyên môn trong tổ, nhóm chuyênmôn Có khả năng tập hợp quần chúng, điều hành các hoạt động chuyên môn của

tổ TTCM là người luôn gương mẫu thực hiện quy chế chuyên môn

TTCM có các quyền như:

- Quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ: lập kế hoạch, phân công nhiệm

vụ, triệu tập, hội ý, họp tổ

- Quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch

- Quyền theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện các nhiệm

vụ của các thành viên trong tổ, giúp Hiệu trưởng có cơ sở đánh giá giáo viên mộtcách chính xác

Trang 30

- Quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn có liên quan đếnchương trình của các môn của tổ khi cấp trên tổ chức.

- Quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn do Sở, Phòng tổ chức, đượchưởng các chế độ chính sách về mặt vật chất và tinh thần theo các văn bản phápluật hiện hành

- Quyền tư vấn, kiến nghị cho Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn Yêucầu Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc dạy - học của các mônhọc mà tổ phụ trách

- Quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là một trongnhững thành viên chính thức của hội đồng

Trách nhiệm của TTCM:

- TTCM là người trợ giúp cho BGH nhà trường về các hoạt động chuyên

môn của tổ, nhóm do mình phụ trách Tổ chức xây dựng kế hoạch giảng dạy của

tổ, nhóm Tổ chức các hoạt động chuyên đề, tiết dạy mẫu … trong tổ, nhómchuyên môn

- Chịu trách nhiệm trước BGH nhà trường về các hoạt động chuyên môn,cũng như chất lượng giảng dạy của tổ, nhóm do minh phụ trách

4.1.3.3 Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người TTCM.

TTCM là người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của

tổ chuyên môn nên TTCM cần phải có những phẩm chất, năng lực cơ bản sau:

- Có uy tín đối với đồng nghiệp, nhất là đối với giáo viên trong tổ

- Có khả năng tập hợp GV trong tổ, đoàn kết tốt nội bộ, biết lắng nghe, chia sẻ

và hợp tác với đồng nghiệp

- Kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp

30

Trang 31

- Gương mẫu, công bằng, trung thực.

* Về năng lực

- Có năng lực quản lý

- Có khả năng xây dựng kế hoạch, tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển

- Biết tổ chức, điều hành hoạt động của tổ chuyên môn

- Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, giảng dạy đạt từ khá trở lên

- Có kinh nghiệm sư phạm

- Có năng lực kiểm tra đánh giá chuyên môn

- Có năng lực tư vấn chuyên môn cho lãnh đạo trường

4.1.4 Quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn

4.14.1 Nguyên tắc quản lý

Nguyên tắc quản lý được hiểu là những yêu cầu, những quy định chungnhất, cơ bản phổ biến chỉ đạo hoạt động và tổ chức của hệ thống quản lý nhằmbảo đảm thực hiện mục tiêu quản lý Do đó nguyên tắc phải đảm bảo thể hiệncác mối quan hệ ổn định, bền vững tồn tại trong hệ thống quản lý, nhờ thực hiện

nó các quy luật chi phối đối tượng quản lý được đảm bảo

Hệ thống các nguyên tắc :

+ Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng:

- Bảo đảm việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vềcông tác giáo dục

- Xây dựng đội ngũ giáo viên trong tổ là: “ những chiến sĩ trên mặt trận tưtưởng văn hoá”

+ Bản đảm tính khoa học, tính kế hoạch và tính thực tiễn trong công tác quản

lý Để đảm bảo nguyên tắc này người tổ trưởng chuyên môn phải biết nhìn biết

dự báo, biết phân tích thực trạng, am hiểu sâu sắc đối tượng quản lý, biết lựachọn phương án tối ưu và coi trọng tổng kết kinh nghiệm

+ Tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất về mặt tổ chức Ý

nghĩa của nó là tăng cường tính tập trung thống nhất ý chí và hành động của cácthành viên trong tổ, phát huy cao nhất quyền chủ động, sáng tạo của các thành

Trang 32

viên trong tổ, thể hiện quyền làm chủ của các thành viên trong tổ và trách nhiệmcủa mỗi cá nhân trong tổ chuyên môn.

+ Đảm bảo cho các thành viên trong tổ tham gia đông đảo vào công tác giáo dục: Yêu cầu của nguyên tác này là các tổ chuyên môn phải làm cho các thành

viên trong tổ của mình nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia công tácgiáo dục của mình

+ Coi trọng công tác giáo dục, thuyết phục kết hợp với việc động viên khuyến khích về mặt tinh thần Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành

viên trong tổ chuyên môn Khi thực hiện nguyên tắc này cần coi trọng khenthưởng kết hợp với sự đánh giá công việc một cách công khai, công bằng

4.1.4.2 Nội dung quản lí hoạt động dạy học của TTCM

4.1.4.2.1 Quản lý kế hoạch, chương trình dạy học.

Kế hoạch dạy học là văn bản qui định thành phần các môn học trong nhàtrường, trình tự dạy học các môn trong từng năm, từng lớp, số giờ dành cho từngmôn học trong cả năm, trong từng tuần, cấu trúc và thời gian của năm học

Chương trình các môn học của các cấp học là văn bản quy định mục tiêumôn học, quan điểm chính của việc xây dựng chương trình môn học, chuẩn kiếnthức, kỹ năng môn học, gợi ý cần thiết về phương pháp, phương tiện dạy học vàkiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh

Để quản lý kế hoạch, chương trình dạy học, TTCM cần nắm :

- Nguyên tắc cấu tạo CT dạy học cấp học, lớp học

- Nguyên tắc cấu tạo, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học đặc trưngcủa CTDH môn học

- Kế hoạch dạy học từng môn, lớp học (phân phối thời gian, quy định vềhình thức DH, kiểm tra, ôn tập, thực hành…)

- Cập nhật những nội dung sửa đổi và cải cách theo chỉ thị, hướng dẫn của

Bộ GD&ĐT

- Phổ biến, tổ chức học tập, thảo luận về KH, CTDH, quy chế chuyên môn ở

tổ chuyên môn

32

Trang 33

- Thông qua việc các buổi họp đầu năm học.

- Thông qua các văn bản của chủ thể quản lý quyết định

4.1.4.2.2 Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn:

Việc hướng dẫn xây dựng kế họach của chủ thể quản lý là hết sức quantrọng vì nó giúp giáo viên xây dựng được một kế hoạch, chương trình dạy họcđúng trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình, yêu cầu đã được đề ra Việchướng dẫn phải được thực hiện một cách hợp lý, đúng đắn và nhanh chóng

Các loại kế hoạch chuyên môn :

- Kế hoạch chuyên môn của nhà trường

- Kế hoạch dạy học (năm học, học kỳ, tháng, tuần…) của tổ chuyênmôn

- Kế hoạch dạy học của giáo viên gồm: Kế hoạch DH năm học và hàngtuần và kế hoạch dạy học từng bài học cụ thể

+ Duyệt kế hoạch, chương trình dạy học của tổ chuyên môn và giáo viên, cónhững phân tích, trao đổi, thống nhất và chấp thuận kế hoạch, chương trình dạyhọc của các đối tượng

- Thông qua việc phê chuẩn vào văn bản kế hoạch, chương trình dạy họccủa các đối tượng

- Thông qua các văn bản thông báo công nhận được đưa ra

+ Chỉ đạo việc xây dựng thời khóa biểu: Thời khóa biểu là sự cụ thể hoá thờilượng PPCT trên thời khoá biểu của đơn vị mình Do vậy cần :

- Đảm bảo thời gian cho GV thực hiện đúng, đủ CT

- Phân công trách nhiệm cho tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn theo dõi,đôn đốc, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện CTDH

- Kịp thời xử lý các sự cố ảnh hưởng tới việc thực hiện CT

4.1.4.2.3 Quản lý phân công giảng dạy cho GV.

+ Nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác phân công giảng dạy

+ Nắm vững tình hình đội ngũ giáo viên: năng lực, trình độ, hòan cảnh…

+ Xác định các hình thức phân công

Trang 34

- Chuyên dạy một khối lớp trong nhiều năm

- Dạy mỗi năm một khối lớp

- Mỗi năm dạy nhiều khối lớp

+ Định ra chuẩn phân công phù hợp:

- Yêu cầu của HĐ dạy

- Năng lực và sở trường

- Thâm niên nghề nghiệp

- Hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân

- Nguồn đào tạo

+ Xây dựng qui trình phân công và biện pháp thích hợp đảm nguyên tắc tậptrung dân chủ

4.1.4.2.4 QL việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của GV.

+ Hướng dẫn các qui định, yêu cầu về lập kế hoạch bài dạy

+ Qui định mẫu và chất lựơng đối với kế hoạch từng loại bài dạy

+ Chỉ đạo, hương dẫn GV ở tổ CM lập kế hoạch bài dạy thống nhất về mục tiêu,nội dung, phương pháp, hình thức

+ Đảm bảo đủ SGK, TLDH, các điều kiện về CSVC – KT, thời gian… cho GV + Tổ chức thảo luận, trao đổi tổ, nhóm CM về lập kế hoạch bài dạy:

- Lập KH bài dạy mẫu, bài dạy khó

- Thống nhất mục tiêu, đổi mới nội dung, PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học

- Trao đổi kinh nghiệm chuẩn bị bài dạy tốt…

+ Thường xuyên kiểm tra, kí duyệt giáo án định kì, nắm tình hình bài soạn của GV

4.1.4.2.5 Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy trên lớp của GV

+ Sử dụng thời khoá biểu, kế hoạch DH, sổ báo giảng của GV để quản lí giờ dạy + Qui định chế độ thông tin, báo cáo, sắp xếp, thay thế hoặc dạy bù trong trườnghợp vắng GV

+ Xây dựng chuẩn giờ lên lớp, căn cứ:

- Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của các môn học qui địnhtrong chương trình

34

Trang 35

- Tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy (Bộ, Sở) qui định;

- Những qui định về các loại bài (Bài mới, luyện tập, thực hành );

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học

- Tình hình riêng của địa phương

- Các PPDH mới

+ Tổ chức dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên, yêu cầu:

- Nắm vững lý luận dạy học nói chung và lý thuyết về bài học nói riêng;

- Hiểu bản chất cấu trúc - chức năng của giờ lên lớp

- Phải có kiến thức về phương pháp phân tích sư phạm và kỹ năng sử dụngvào việc dự giờ

Các hình thức:

- Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn

- Tổ chức thao giảng trong trường hoặc cụm trường

- Tổ chức dự giờ thi đua, đăng ký giờ dạy tốt

- HT, PHT, TTCM dự giờ kiểm tra chuyên môn và dự giờ rút kinh nghiệmdạy của GV

+ Xử lí việc thực hiện không đúng yêu cầu giờ lên lớp của GV

4.1.4.2.6 Quản lý phương pháp dạy học, phương tiện DH.

+ Quán triệt cho GV về định hướng đổi mới PPDH

+ Tổ chức, hướng dẫn GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững PPDH tích cực, PTDH+ Tổ chức thao giảng, rút kinh nghiệm PPDH tích cực, ứng dụng CNTT vào DH+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn GV vận dụng PPDH tích cực, PTDH phù hợp vớimôn học

+ Cung cấp tài liệu, sách báo khoa học về PPDH, ứng dụng CNTT vào DH

+ Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH

+ Đưa việc đổi mới PPDH, sử dụng phương tiện, đồ dùng DH thành một tiêu chíthi đua

+ Trang bị đầy đủ các PTDH hỗ trợ PPDH

+ Tổ chức học tập, bồi dưỡng, thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học

Trang 36

4.1.4.2.7 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

+ Nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa tầm quan trọng, chức năng và các

yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh;

+ Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững qui định về kiểm tra, thi, ghi điểm, cộng điểm, đánh giá, xếp loại học lực của học sinh;

+ Tổ chức kiểm tra, thi đúng qui chế;

+ Qui định giáo viên chấm bài, trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chung cho toàn

lớp và lời phê riêng cho từng bài kiểm tra, khi trả bài cần yêu cầu học sinh tự sửalỗi trong bài kiểm tra;

+ Qui định giáo viên thực hiện đúng việc ghi điểm, sửa chữa điểm trong sổ điểm,

chế độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm lớp, việc ghi điểm, ghi nhận xét vào học bạ của học sinh Đây là công việc đòi hỏi chính xác và nghiêm túc, cần qui định trách nhiệm rõ ràng

4.1.4.2.8 Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV.

+ Văn bản chỉ thị, hướng dẫn về nhiệm vụ năm học của các cấp chỉ đạo

chuyên môn;

+ Các loại kế hoạch của tổ;

+ Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn;

+ Bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh;

+ Tư liệu về các hoạt động của tổ ;

Tổ trưởng cần hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt các hồ sơ chuyên môn (kế hoạch của tổ và cá nhân, giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ, sổ ghi điểm cá nhân,

sổ tư liệu, sổ họp chuyên môn )

4.1.4.2.9 Quản lý việc bồi dưỡng GV.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, nội dung bồi dưỡng

36

Trang 37

gồm những kiến thức liên quan đến môn dạy, ngoại ngữ, tin

học, các kiến thức về phương pháp dạy học …

Hình thức bồi dưỡng chủ yếu trong tổ chuyên môn là hội thảo, thao giảng chuyên đề, tự học

4.1.4.3 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của TTCM.

+ Biện pháp quản lí: Là tổ hợp cách thức tiến hành của chủ thể quản línhằm tác động đến đối tượng quản lí để đạt mục tiêu quản lý

+ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học: là cách thức tổ chức, điều hành,kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm đạtđược kết quả cao nhất

TTCM giỏi sẽ biết đề ra các biện pháp quản lí hiệu quả, giúp cho các tácđộng quản lí phát huy được mọi nguồn lực GD và đảm bảo các HĐDH đạt đượcmục tiêu

Biện pháp quản lí chính là yếu tố then chất quyết định đến hướng đi vàhiệu quả dạy học của nhà trường Bởi một nhà trường dù có đội ngũ GV đủ về sốlượng, mạnh về chuyên môn, đủ CSVC và các trang thiết bị dạy học hiện đạinhưng hiệu quả GD vẫn có thể không cao nếu như biện pháp quản lý của BGH( mà trực tiếp là TTCM) không phù hợp, không đúng hướng, không thực tế vàđặc biệt không kích thích được động lực làm việc, cống hiến của GV trong côngtác GD học sinh

4.1.4.4 Vai trò, ý nghĩa của việc quản lý hoạt động dạy học của TTCM.

Hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếmhầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó làmnền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhàtrường phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường Hoạt động dạy học còn là hoạt động đặc thù của nhà trường phổ thông, nó đượcqui định bởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên Vì vậy, nó cũng quiđịnh tính đặc thù của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động

Trang 38

dạy học nói riêng Người hiệu trưởng cũng như TTCM phải nhận thức đúng vị tríquan trọng và tính đặc thù của hoạt động dạy học để có những biện pháp quản lýkhoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Công tác quản lý hoạt động dạy - học giữ vị trí quan trọng trong công tácquản lý nhà trường Mục tiêu quản lý chất lượng đào tạo là nền tảng, là cơ sở đểnhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lýcủa nhà trường Quản lý hoạt động dạy - học là nhiệm vụ trọng tâm của TTCM

và người hiệu trưởng Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy học,TTCM phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt độngdạy học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của xã hội

Nếu việc quản lý hoạt đông dạy học trong nhà trường không tốt sẽ dẫn đếnnhiều hệ lụy trong các hoạt động khác của nhà trường và không thể có phongtrào: “dạy tốt-học tốt” trong nhà trường

4.1.5 Mối quan hệ và sự khác biệt giữa quản lý hoạt động dạy học của Tổ trưởng chuyên môn với Hiệu trưởng (BGH)

4.1.5.1 Mối quan hệ của TTCM với hiệu trưởng.

- TTCM là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ CM về thông tin 2 chiềunhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục Hiệu trưởng có thông tin

để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phâncông giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt TTCM chuyển tải cho giáo viên trong tổ cácchỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên;

- TTCM tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản

lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch, chươngtrình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mớikiểm tra, đánh giá…qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh,

dự giờ, thăm lớp…

4.1.5.2 Sự khác biệt giữa quản lý hoạt động dạy học của Tổ trưởng chuyên môn với Hiệu trưởng (BGH)

38

Trang 39

Hiệu trưởng là người đứng đầu ban lãnh đạo nhà trường, chịu trách nhiệmcao nhất quản lý mọi hoạt động dạy học - GD chung trong phạm vi toàn trường,mang tính chất vĩ mô TTCM là người giúp việc cho hiệu trưởng, là cầu nối giữacác thành viên trong tổ chuyên môn với hiệu trưởng, là người quản lý trực tiếphoạt động DH trong các tổ chuyên môn Bảng so sánh dưới đây có thể cho chúng

ta thấy rõ sự khác biệt này:

TTCM

1 Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch HĐDH

+ Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch chuyên môn

của nhà trường

+ Chỉ đạo việc xây dựng thời khóa biểu

+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế

+ Phân công giữa hiệu trưởng và phó hiệu

trưởng chuyên môn để quản lý HĐDH.

+ Xây dựng tổ chuyên môn

+ Hiệu trưởng phân công giảng dạy và chủ

nhiệm

+ Hiệu trưởng sắp xếp học sinh vào các lớp học

3 Hiệu trưởng điều hành, lãnh đạo hoạt

động DH của GV và hoạt động học tập của

HS.

+ Hiệu trưởng điều hành, lãnh đạo hoạt động

giảng dạy của giáo viên.

+ Hiệu trưởng quản lý hoạt động học của học

6 QL sinh hoạt tổ chuyên môn

7 QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh của bộ môn trong TCM mình phụ trách.

8 Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV.

9 Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng GV

Trang 40

4 Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động dạy học

+ Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động giảng dạy của

4.2.1.1 Mục đích của biện pháp.

Giúp GV trong TCM thấy được yếu tố sống còn của nhà trường, của giáodục là vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học Một cơ sở GD có tồn tại được, cóphát triển bền vững được hay không là vấn đề chất lượng Do đó nâng cao nhậnthức cho GV về việc nâng cao chất lượng dạy học là việc làm đầu tiên, có yếu tốnền tảng trong việc quản lý

Biện pháp này sẽ tác động làm thay đổi và nâng cao nhận thức cho đội ngũgiáo viên về việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường

4.2.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.

Nội dung cơ bản của biện pháp này là:

- Làm cho GV hiểu được chất lượng GD - dạy học là yếu tố quyết định thànhbại của nhà trường, nó là vị thế, là hình ảnh và là thương hiệu của nhà trường

- Hiểu được các yếu tố tạo nên chất lượng dạy học;

- Các con đường, biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học;

- Các điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học

40

Ngày đăng: 17/08/2016, 20:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thị Kim Anh, “Vấn đề bồi dưỡng GV phổ thông hiện nay -Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí giáo dục & xã hội tháng 10/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vấn đề bồi dưỡng GV phổ thông hiện nay -Thực trạng và giải pháp”
6. Phạm Văn Công, “ Quản lý chuyên môn qua việc dự giờ của giáo viên”, báo Giáo dục & Thời đại omline ngày 15.6.2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chuyên môn qua việc dự giờ của giáo viên
7. Nguyễn Văn Khôi, “Tôi được trải nghiệm, hiểu và học hỏi được những gì từ sinh hoạt chuyên môn-nghiên cứu bài học ?” Hội thảo quốc gia về đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, Bắc Giang, tháng 3 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi được trải nghiệm, hiểu và học hỏi được những gì từ sinh hoạt chuyên môn-nghiên cứu bài học
8. Phan ngọc Quang (2013), “Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Bài cuối: Tiết dạy là công trình tập thể”. (Báo online giáo dục TP HCM) 9. Vũ Thị Sơn, Nguyễn Duân, ”nghiên cứu bài học” - một cách tiếp cận năng lựcnghề nghiệp của giáo viên. Tạp chí khoa học giáo dục số 52, tháng 1-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: "Bài cuối: Tiết dạy là công trình tập thể”". (Báo online giáo dục TP HCM)9. Vũ Thị Sơn, Nguyễn Duân, ”nghiên cứu bài học
Tác giả: Phan ngọc Quang
Năm: 2013
12.Phạm Quang Huân, Trần Thị Hải Yến (2012), "Tổ trưởng chuyên môn trường phổ thông tổ chức tự học cho đội ngũ giáo viên", Tạp chí giáo dục số 286 (kỳ 2-5/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ trưởng chuyên môn trường phổ thông tổ chức tự học cho đội ngũ giáo viên
Tác giả: Phạm Quang Huân, Trần Thị Hải Yến
Năm: 2012
2. Bộ GD&ĐT, Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009, V/v Ban hành Quy định vế chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông Khác
3. Bộ GD&ĐT, Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 về việc Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông Khác
4. Bộ GD&ĐT, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư số Khác
5. Bộ GD&ĐT, “Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường THCS và THPT (2011) Khác
10.Tài liệu hướng dẫn Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học của Tổ chức Plan Việt Nam Khác
11.Hồ Cẩm Hà, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Chí Trung, Phạm Tuấn Anh, Đặng Tuyết Anh, ”Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
13.Sở GD & ĐT Ninh Bình (2012), tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trường THPT, THCS, Ninh Bình Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w