3.1. Những thành công
3.1.1. Các TTCM đã nhận thức đúng ý nghĩa, vai trò, chức năng và nhiệm vụ trong công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường, coi đây là một trong những vấn đề hạt nhân để thúc đẩy chất lượng dạy học. Do đó đã đưa ra nhiều biện pháp thiết thực để quản lý hoạt động này.
Dựa trên hệ thống các chế định về giáo dục và đào tạo, TTCM đã xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp chỉ đạo để QL HĐDH của TCM đạt được mục tiêu ở mức độ cao nhất trong điều kiện thực tế của nhà trường. Đồng thời, TTCM luôn chú ý cải tiến các biện pháp sao cho phù hợp với từng thời điểm, QL chặt chẽ HĐDH, từng bước nâng cao hiệu quả QL HĐDH của TCM đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.1.2. Việc quản lý hoạt động dạy học của TTCM đã tạo nên một bước chuyển biến về nề nếp trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.1.3. TTCM trong nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tập thể sư phạm đoàn kết, giáo viên yên tâm công tác. Trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên ngày càng được nâng cao, năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhìn chung đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
3.1.4. Trường THPT Yên Mô A đã có đội ngũ cán bộ QL đoàn kết, nhiệt tình, có phẩm chất tốt, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, có tinh thần trách nhiệm cao với tập thể và công việc, được tập thể sư phạm tin tưởng.
3.2. Những hạn chế và khó khăn.
3.2.1. TTCM trong nhà trường chưa được đào tạo cơ bản về QL, không được bồi dưỡng thường xuyên về công tác QL. Trong quá trình thực hiện công tác QL, các TTCM chủ yếu tự học, tham khảo kinh nghiệm là chính, hầu hết còn thiếu cơ sở khoa học QL. Công tác kế hoạch hóa mặc dù đã tuân thủ đúng các bước, song các TTCM chưa vận dụng hết trí tuệ tập thể, vì vậy còn mang tính chủ quan cá nhân.
3.2.2. Tầm nhìn, năng lực chuyên môn và năng lực quản lý của một số TTCM chưa vượt trội để dẫn dắt, chỉ đạo, bồi dưỡng cho GV nên việc quản lý thường chỉ thực hiện tốt các công việc quản lý hành chính, sự vụ, chưa đưa ra được những việc làm sáng tạo, linh hoạt hoặc chủ động giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, còn phụ thuộc vào cấp trên. Việc xử lý một số sai phạm trong quy chế chuyên môn còn mang tính nể nang hoặc thiếu triệt để (cải lương).
3.2.3. Việc quản lý bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho GV trong TCM để nâng cao năng lực dạy học mới dừng lại ở mức động viên, khuyến khích và đưa ra các yêu cầu để tự GV học tập, bồi dưỡng chứ chưa có những hình thức tổ chức hoạt động này một cách hiệu quả. Việc thực hiện bồi dưỡng chủ yếu trông đợi vào các kỳ tập huấn của nhà trường hay của Sở Giáo dục và Đào tạo.
3.2.4. Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, số giáo viên giỏi chưa nhiều, sự hợp tác của giáo viên chưa cao, chậm đổi mới phương pháp, chưa tích cực khai thác sử dụng thiết bị dạy học. Còn nhiều giáo viên chưa tự giác trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.
3.2.5. Các TCM đã tổ chức các hoạt động thao giảng, dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm ở tổ chuyên môn nhưng còn bị động, ít, hạn chế, nặng về hình thức, còn nể nang trong đánh giá và mang tính chất phong trào ở từng thời điểm. Việc dự giờ đột xuất rất ít.
3.2.6. Việc xây dựng tiêu chuẩn giờ dạy, giờ học để kiểm tra đánh giá chư- a thực sự được chú trọng. Công tác tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn còn đơn điệu nặng nề về hành chính chưa thực sự có hiêu quả. Việc sinh hoạt chuyên đề hầu như không được đề cập đến trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.
3.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn trong TCM ở nhà trường được thực hiện chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức, phiến diện, chưa phản ánh thực chất. Do đó kết quả kiểm tra đánh giá không đầy đủ, thiếu chính xác, dẫn đến việc xử lí thông tin không khách quan, thiếu công bằng.
3.2.8. Công tác tổ chức làm đồ dùng dạy học, sử dụng thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học chưa được quan tâm đúng mức, công tác QL việc giáo viên sử dụng thiết bị dạy học chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng giáo viên còn dạy chay nhiều, chưa có biện pháp mạnh để xử lí đối với những giáo viên không sử dụng thiết bị dạy học theo yêu cầu của nội dung chương trình.
3.2.9. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Yên Mô A chưa được áp dụng rộng rãi nên chưa phát huy được tính hiệu quả, kịp thời và nhanh chóng đồng thời giảm được một số công việc cho GV. Điều này là do chưa trang bị được hệ thống và mạng lưới quản lý đồng bộ giữa các trường, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các phần mềm về quản lý nhà trường chưa được áp dụng sâu rộng, triệt để.
Trên cơ sở điều tra, khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động dạy học của TTCM trong trường THPT Yờn Mụ A, chỳng tụi đó làm rừ và phõn tớch được những điểm mạnh, những thành công và hạn chế trong việc quản lý hoạt động dạy học trong 9 nội dung trên. Nhìn chung các TTCM đã cố gắng đưa ra nhiều cách thức, biện pháp để quản lý hoạt động dạy học trong TCM, song cũng còn một số biện pháp chưa phát huy được hiệu quả như đã nêu ở phần trên. Các biện pháp QL chưa nhất quán, đồng bộ và toàn diện, một số biện pháp QL của TTCM chưa được tiến hành triệt để.
Để QL có hiệu quả HĐDH tại trường THPT Yên Mô A, cần xây dựng hệ thống các biện pháp QL HĐDH hữu hiệu có tính khả thi cao để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.