4. Giải pháp mới cải tiến
4.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp mới và cải tiến giải pháp cũ
4.1.4. Quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn
4.14.1. Nguyên tắc quản lý
Nguyên tắc quản lý được hiểu là những yêu cầu, những quy định chung nhất, cơ bản phổ biến chỉ đạo hoạt động và tổ chức của hệ thống quản lý nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu quản lý. Do đó nguyên tắc phải đảm bảo thể hiện các mối quan hệ ổn định, bền vững tồn tại trong hệ thống quản lý, nhờ thực hiện nó các quy luật chi phối đối tượng quản lý được đảm bảo
Hệ thống các nguyên tắc :
+ Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng:
- Bảo đảm việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác giáo dục
- Xây dựng đội ngũ giáo viên trong tổ là: “ những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá”
+ Bản đảm tính khoa học, tính kế hoạch và tính thực tiễn trong công tác quản lý. Để đảm bảo nguyên tắc này người tổ trưởng chuyên môn phải biết nhìn biết dự báo, biết phân tích thực trạng, am hiểu sâu sắc đối tượng quản lý, biết lựa chọn phương án tối ưu và coi trọng tổng kết kinh nghiệm
+ Tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất về mặt tổ chức. Ý nghĩa của nó là tăng cường tính tập trung thống nhất ý chí và hành động của các thành viên trong tổ, phát huy cao nhất quyền chủ động, sáng tạo của các thành viên trong tổ, thể hiện quyền làm chủ của các thành viên trong tổ và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tổ chuyên môn.
+ Đảm bảo cho các thành viên trong tổ tham gia đông đảo vào công tác giáo dục: Yêu cầu của nguyên tác này là các tổ chuyên môn phải làm cho các thành viờn trong tổ của mỡnh nhận thức rừ trỏch nhiệm và nghĩa vụ tham gia cụng tỏc giáo dục của mình
+ Coi trọng công tác giáo dục, thuyết phục kết hợp với việc động viên khuyến khích về mặt tinh thần. Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên trong tổ chuyên môn.. Khi thực hiện nguyên tắc này cần coi trọng khen thưởng kết hợp với sự đánh giá công việc một cách công khai, công bằng.
4.1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động dạy học của TTCM 4.1.4.2.1. Quản lý kế hoạch, chương trình dạy học.
Kế hoạch dạy học là văn bản qui định thành phần các môn học trong nhà trường, trình tự dạy học các môn trong từng năm, từng lớp, số giờ dành cho từng môn học trong cả năm, trong từng tuần, cấu trúc và thời gian của năm học
Chương trình các môn học của các cấp học là văn bản quy định mục tiêu môn học, quan điểm chính của việc xây dựng chương trình môn học, chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, gợi ý cần thiết về phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh
Để quản lý kế hoạch, chương trình dạy học, TTCM cần nắm : - Nguyên tắc cấu tạo CT dạy học cấp học, lớp học.
- Nguyên tắc cấu tạo, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học đặc trưng của CTDH môn học
- Kế hoạch dạy học từng môn, lớp học (phân phối thời gian, quy định về hình thức DH, kiểm tra, ôn tập, thực hành…)
- Cập nhật những nội dung sửa đổi và cải cách theo chỉ thị, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT
- Phổ biến, tổ chức học tập, thảo luận về KH, CTDH, quy chế chuyên môn ở tổ chuyên môn
- Thông qua việc các buổi họp đầu năm học.
- Thông qua các văn bản của chủ thể quản lý quyết định
4.1.4.2.2. Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn:
Việc hướng dẫn xây dựng kế họach của chủ thể quản lý là hết sức quan trọng vì nó giúp giáo viên xây dựng được một kế hoạch, chương trình dạy học đúng trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình, yêu cầu đã được đề ra. Việc hướng dẫn phải được thực hiện một cách hợp lý, đúng đắn và nhanh chóng.
Các loại kế hoạch chuyên môn :
- Kế hoạch chuyên môn của nhà trường
- Kế hoạch dạy học (năm học, học kỳ, tháng, tuần…) của tổ chuyên môn
- Kế hoạch dạy học của giáo viên gồm: Kế hoạch DH năm học và hàng tuần và kế hoạch dạy học từng bài học cụ thể.
+ Duyệt kế hoạch, chương trình dạy học của tổ chuyên môn và giáo viên, có những phân tích, trao đổi, thống nhất và chấp thuận kế hoạch, chương trình dạy học của các đối tượng
- Thông qua việc phê chuẩn vào văn bản kế hoạch, chương trình dạy học của các đối tượng.
- Thông qua các văn bản thông báo công nhận được đưa ra.
+ Chỉ đạo việc xây dựng thời khóa biểu: Thời khóa biểu là sự cụ thể hoá thời lượng PPCT trên thời khoá biểu của đơn vị mình. Do vậy cần :
- Đảm bảo thời gian cho GV thực hiện đúng, đủ CT
- Phõn cụng trỏch nhiệm cho tổ phú, nhúm trưởng chuyờn mụn theo dừi, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện CTDH
- Kịp thời xử lý các sự cố ảnh hưởng tới việc thực hiện CT 4.1.4.2.3. Quản lý phân công giảng dạy cho GV.
+ Nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác phân công giảng dạy + Nắm vững tình hình đội ngũ giáo viên: năng lực, trình độ, hòan cảnh…
+ Xác định các hình thức phân công
- Chuyên dạy một khối lớp trong nhiều năm - Dạy mỗi năm một khối lớp
- Mỗi năm dạy nhiều khối lớp + Định ra chuẩn phân công phù hợp:
- Yêu cầu của HĐ dạy - Năng lực và sở trường - Thâm niên nghề nghiệp
- Hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân - Nguồn đào tạo
+ Xây dựng qui trình phân công và biện pháp thích hợp đảm nguyên tắc tập trung dân chủ
4.1.4.2.4. QL việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của GV.
+ Hướng dẫn các qui định, yêu cầu về lập kế hoạch bài dạy + Qui định mẫu và chất lựơng đối với kế hoạch từng loại bài dạy
+ Chỉ đạo, hương dẫn GV ở tổ CM lập kế hoạch bài dạy thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức...
+ Đảm bảo đủ SGK, TLDH, các điều kiện về CSVC – KT, thời gian… cho GV + Tổ chức thảo luận, trao đổi tổ, nhóm CM về lập kế hoạch bài dạy:
- Lập KH bài dạy mẫu, bài dạy khó
- Thống nhất mục tiêu, đổi mới nội dung, PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học - Trao đổi kinh nghiệm chuẩn bị bài dạy tốt….
+ Thường xuyên kiểm tra, kí duyệt giáo án định kì, nắm tình hình bài soạn của GV 4.1.4.2.5. Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy trên lớp của GV.
+ Sử dụng thời khoá biểu, kế hoạch DH, sổ báo giảng của GV để quản lí giờ dạy + Qui định chế độ thông tin, báo cáo, sắp xếp, thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp vắng GV
+ Xây dựng chuẩn giờ lên lớp, căn cứ:
- Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của các môn học qui định trong chương trình
- Tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy (Bộ, Sở) qui định;
- Những qui định về các loại bài (Bài mới, luyện tập, thực hành...);
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Tình hình riêng của địa phương.
- Các PPDH mới.
+ Tổ chức dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên, yêu cầu:
- Nắm vững lý luận dạy học nói chung và lý thuyết về bài học nói riêng;
- Hiểu bản chất cấu trúc - chức năng của giờ lên lớp
- Phải có kiến thức về phương pháp phân tích sư phạm và kỹ năng sử dụng vào việc dự giờ
Các hình thức:
- Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn - Tổ chức thao giảng trong trường hoặc cụm trường - Tổ chức dự giờ thi đua, đăng ký giờ dạy tốt
- HT, PHT, TTCM dự giờ kiểm tra chuyên môn và dự giờ rút kinh nghiệm dạy của GV
+ Xử lí việc thực hiện không đúng yêu cầu giờ lên lớp của GV 4.1.4.2.6. Quản lý phương pháp dạy học, phương tiện DH.
+ Quán triệt cho GV về định hướng đổi mới PPDH
+ Tổ chức, hướng dẫn GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững PPDH tích cực, PTDH + Tổ chức thao giảng, rút kinh nghiệm PPDH tích cực, ứng dụng CNTT vào DH
+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn GV vận dụng PPDH tích cực, PTDH phù hợp với môn học
+ Cung cấp tài liệu, sách báo khoa học về PPDH, ứng dụng CNTT vào DH + Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH
+ Đưa việc đổi mới PPDH, sử dụng phương tiện, đồ dùng DH thành một tiêu chí thi đua
+ Trang bị đầy đủ các PTDH hỗ trợ PPDH
+ Tổ chức học tập, bồi dưỡng, thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học 4.1.4.2.7. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
+ Nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa tầm quan trọng, chức năng và các
yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh;
+ Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững qui định về kiểm tra, thi, ghi điểm, cộng điểm, đánh giá, xếp loại học lực của học sinh;
+ Tổ chức kiểm tra, thi đúng qui chế;
+ Qui định giáo viên chấm bài, trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chung cho toàn
lớp và lời phê riêng cho từng bài kiểm tra, khi trả bài cần yêu cầu học sinh tự sửa lỗi trong bài kiểm tra;
+ Qui định giáo viên thực hiện đúng việc ghi điểm, sửa chữa điểm trong sổ điểm,
chế độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm lớp, việc ghi điểm, ghi nhận xét vào học bạ của học sinh. Đây là công việc đòi hỏi chính xác và nghiêm túc, cần qui định trách nhiệm rừ ràng.
4.1.4.2.8. Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV.
+ Văn bản chỉ thị, hướng dẫn về nhiệm vụ năm học của các cấp chỉ đạo chuyên môn;
+ Các loại kế hoạch của tổ;
+ Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn;
+ Bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh;
+ Tư liệu về các hoạt động của tổ...;
Tổ trưởng cần hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt các hồ sơ chuyên môn (kế hoạch của tổ và cá nhân, giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ, sổ ghi điểm cá nhân, sổ tư liệu, sổ họp chuyên môn...).
4.1.4.2.9. Quản lý việc bồi dưỡng GV.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, nội dung bồi dưỡng gồm những kiến thức liên quan đến môn dạy, ngoại ngữ, tin
học, các kiến thức về phương pháp dạy học …
Hình thức bồi dưỡng chủ yếu trong tổ chuyên môn là hội thảo, thao giảng chuyên đề, tự học.
4.1.4.3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của TTCM.
+ Biện pháp quản lí: Là tổ hợp cách thức tiến hành của chủ thể quản lí nhằm tác động đến đối tượng quản lí để đạt mục tiêu quản lý.
+ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học: là cách thức tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm đạt được kết quả cao nhất.
TTCM giỏi sẽ biết đề ra các biện pháp quản lí hiệu quả, giúp cho các tác động quản lí phát huy được mọi nguồn lực GD và đảm bảo các HĐDH đạt được mục tiêu.
Biện pháp quản lí chính là yếu tố then chất quyết định đến hướng đi và hiệu quả dạy học của nhà trường. Bởi một nhà trường dù có đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chuyên môn, đủ CSVC và các trang thiết bị dạy học hiện đại nhưng hiệu quả GD vẫn có thể không cao nếu như biện pháp quản lý của BGH ( mà trực tiếp là TTCM) không phù hợp, không đúng hướng, không thực tế và đặc biệt không kích thích được động lực làm việc, cống hiến của GV trong công tác GD học sinh.
4.1.4.4. Vai trò, ý nghĩa của việc quản lý hoạt động dạy học của TTCM.
Hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó làm nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.
Hoạt động dạy học còn là hoạt động đặc thù của nhà trường phổ thông, nó được qui định bởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên. Vì vậy, nó cũng qui định tính đặc thù của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng. Người hiệu trưởng cũng như TTCM phải nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù của hoạt động dạy học để có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Công tác quản lý hoạt động dạy - học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng đào tạo là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường. Quản lý hoạt động dạy - học là nhiệm vụ trọng tâm của TTCM và người hiệu trưởng. Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy học, TTCM phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động dạy học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Nếu việc quản lý hoạt đông dạy học trong nhà trường không tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong các hoạt động khác của nhà trường và không thể có phong trào: “dạy tốt-học tốt” trong nhà trường.
4.1.5. Mối quan hệ và sự khác biệt giữa quản lý hoạt động dạy học của Tổ