Đồng thời, tác phẩm còn chongười đọc thấy khả năng sáng tạo của một phong cách đặc biệt: khắc họathành công hình ảnh của các bác sĩ với lối sống, cách suy nghĩ, kiểu tư duy vàhành vi đậm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
CỦA WATANABE DZUNICHI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Hà Nội, 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
CỦA WATANABE DZUNICHI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG
Hà Nội, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đãnhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn,trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tớicác thầy cô Đặc biệt là TS Nguyễn Thị Bích Dung – người đã trực tiếphướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này
Do khả năng có hạn nên những thiếu sót của khóa luận là điều khôngthể tránh khỏi Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy
cô và các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Nguyệt Anh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệpnày là thành quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS NguyễnThị Bích Dung Nội dung khóa luận không trùng lặp với các công trìnhnghiên cứu khác, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Nguyệt Anh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu 4
5 Phạm vi khảo sát 4
6 Phương pháp nghiên cứu……… 4
7 Cấu trúc của khóa luận 5
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT BÁC SĨ TRONG ĐÈN KHÔNG HẮT BÓNG CỦA WATANABE DZUNICHI 6
1.1 Khái niệm nhân vật và hình tượng nhân vật 6
1.1.1 Nhân vật văn học 6
1.1.2 Hình tượng nhân vật 8
1.2 Watanabe Dzunichi và con đường sáng tác văn chương 9
1.3 Đặc điểm hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng của Watanabe Dzunichi 11
1.3.1 Bác sĩ Naoe – lập dị, tài hoa với nỗi đau giấu kín 12
1.3.2 Bác sĩ Kobashi – ngay thẳng, bộc trực, nhiệt huyết nhưng non trẻ 20
1.3.3 Bác sĩ Yutaro - vụ lợi, dối trá 22
Trang 6CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
BÁC SĨ TRONG ĐÈN KHÔNG HẮT BÓNG CỦA WATANABE
DZUNICHI 26
2.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 26
2.2 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật 30
2.2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hoàn cảnh điển hình 30
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ 39
2.2.2.1 Thông qua ngôn ngữ đối thoại 39
2.2.2.2 Thông qua ngôn ngữ gián tiếp 48
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 7Trong lịch sử văn chương thế giới, đã có không ít tiểu thuyết lấy hìnhảnh người bác sĩ làm nhân vật trung tâm, qua đó để phản ánh hiện thực xã hội
như Thành trì, Những năm ảo mộng (Archibald Joseph Cronin), Thầy lang (Tadeusz Dolega Mostowicz), Không có gì là mãi mãi (Sydney Sheldon),
Những ngày thứ ba với thầy Morri (Mitch Albon)… Những câu chuyện viết
về bác sĩ không đơn thuần phản ánh những công việc, những vấn đề của họ
mà còn mô tả những mâu thuẫn, những khúc mắc xung quanh thế giới mà họđang sống Cùng viết về đề tài đó song Watanabe Dzunichi lại có cách thểhiện riêng mang màu sắc của đất nước Nhật Bản Vốn xuất thân là một bác sĩ,tiến sĩ y khoa nên nhà văn có nhiều điều kiện tiếp xúc với thế giới của cácnhân vật trong ngành y, từ đó có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về kiểu loạinhân vật này
Đèn không hắt bóng được coi là cuốn tiểu thuyết thành công nhất trong
sự nghiệp sáng tác văn chương của Watanabe Dzunichi Trong cuốn tiểuthuyết này, nhân vật bác sĩ là hình tượng trung tâm, là đối tượng mà nhà vănthể hiện quan niệm về nhân sinh, về thế sự Đồng thời, tác phẩm còn chongười đọc thấy khả năng sáng tạo của một phong cách đặc biệt: khắc họathành công hình ảnh của các bác sĩ với lối sống, cách suy nghĩ, kiểu tư duy vàhành vi đậm chất “Nhật Bản”… Vì vậy, thiết nghĩ, nhân vật bác sĩ xứng đángđược khảo sát trong một công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của nhà văn
Trang 8Hơn thế nữa trong tác phẩm văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng,nhân vật luôn đóng vai trò là yếu tố hạt nhân, kết đọng những tư tưởng, tìnhcảm của tác giả, giống như “đứa con tinh thần ” của tác giả Qua việc xâydựng các hình tượng nhân vật, bạn đọc có thể thấy được sự tìm tòi, cá tínhsáng tạo, tình cảm, tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm.Nhân vật càng được xây dựng chân thực, sống động bao nhiêu thì tác phẩmcàng có sức sống mạnh mẽ và lâu bền Văn học chính là “tấm gương phảnchiểu đời sống” thông qua phương tiện chủ yếu của nó là nhân vật Đọc tiểu
thuyết Đèn không hắt bóng, ta có thể thấy được những hình tượng nhân vật
rất chân thực, sinh động và gần gũi trong cuộc sống đời thường Việc tìm tòi
và khám phá hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Đèn không hắt bóng chính
là cơ hội để tiếp cận với giá trị nội dung, tư tưởng và giá trị nghệ thuật đặc sắccủa tác phẩm Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có bài viết nào nghiên cứu
sâu về hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng.
Vì những lý do nêu trên, có thể khẳng định, nghiên cứu đề tài Hình
tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng của Watanabe Dzunichi là
việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực để chúng tôi có thể tìm ra nhữngđiểm độc đáo trong tiểu thuyết của Watanabe Dzunichi và đánh giá đúngnhững đóng góp của nhà văn trong tiến trình tiểu thuyết Nhật Bản hiện đại
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiểu thuyết Đèn không hắt bóng được dịch và xuất bản ở Việt Nam từ
năm 1986 nhưng những bài nghiên cứu về nó tương đối ít Sau đây là một số
bài viết về Đèn không hắt bóng được đăng trên các tạp chí, báo và một vài
trang web:
h t t p: / / b a o v a nn g h e.c o m .v n / d e n - kh o n g - h a t - b on g - h a y - l a-c h u y e n - ca t - b u i - ki
e p - n g u o i - 15 8 1 2 h t m l ? v i p = b v n v ới bài viết Đèn không hắt bóng hay là
chuyện cát bụi kiếp người của tác giả Lê Hoài Nam đăng trên báo Văn nghệ
Trang 9số 47 năm 2016 Người viết khẳng định: “Đây là tác phẩm văn chương lớn
nhất trong di sản của Watanabe Dzunichi Nói đến văn chương hiện đại Nhật Bản người ta không thể bỏ qua tiểu thuyết này… tiểu thuyết “Đèn không hắt bóng”, có thể coi là tác phẩm thuần túy ngành y Tác phẩm viết về một bệnh viện tư nhân ở thủ đô Tokyo có cái tên Phương Đông (Oriental) rất bình thường, mang hơi hướng thực dụng, như bao bệnh viện tư nhân vào những năm 1969 - 1970, khi mà Nhật Bản đang lên cơn khát công nghiệp và cơn sốt
đô thị, với bao nhiêu tính tích cực và tiêu cực của một xã hội ít nhiều còn nhuốm màu hoang dại.”
h t t ps : / / n e w s z i n g v n/ c o n - ng u o i - t r a n - t r u i - d u o i - n hu n g - n g o n - d e n - k ho n g -
h a t - bo ng - p o st 6 80 2 35 .h t m l v ới bài viết Con người trần trụi dưới những ngọn
đèn không hắt bóng của tác giả Phong Linh Tác giả viết: “Đèn không hắt bóng của Junichi Watanabe là một câu chuyện buồn bã về cuộc đời của những con người sống giữa thành thị với đủ đầy cung bậc xúc cảm Đèn không hắt bóng là tác phẩm lấy bối cảnh bệnh viện, xoay quanh đời sống của những bác sĩ và bệnh nhân, nhưng vượt lên trên bối cảnh ấy tác giả đã xoáy sâu vào ngóc ngách tâm hồn của mỗi người, để rồi từ đó khơi lên những nỗi lòng kín đáo.”
h t t p: / / t a i l i e u h o c t a p c o m /b a i v i e tg i o i th i e us ac h h a y /d e n - k h on g - h a t - b on g -
n o i - d a u - c h a t - n g a t- v a - t i n h - s i - ng a m - n g ui t 5 p 2 w q ht m l v ới bài viết Đèn không
hắt bóng: Nỗi đau chất ngất và tình si ngậm ngùi của tác giả Kiều Hoàng
Ngọc Tác giả viết: “Đèn không hắt bóng là một câu chuyện song hành giữa
một nỗi đau chất ngất và một tình si ngậm ngùi Đọc nó, ta có dịp để nhìn thấy cái cách một con người đối mặt với nỗi đau bi kịch của đời mình kiêu hãnh và dũng cảm dường nào, dẫu rằng không hề thiếu những khoảng lặng riêng tư đầy vật vã và rên xiết Sống một cách có ý nghĩa cho đến ngày cuối cùng và ra đi trong niềm kiêu hãnh và thanh thản có lẽ là thông điệp mà nhân
Trang 10vật Naoe muốn gởi đến những phận người kém may mắn Đọc "Đèn không hắt bóng" còn để học một cách yêu hồng hoang, thơ dại trong đó tình yêu trở lại với diện mục khởi thủy trinh nguyên của nó Cái diện mục ấy được tô điểm toàn bằng những cảm xúc thuần lương và hoàn toàn vắng bóng những đường tuyệt kiếm mưu đồ.”
Nhìn chung, những bài viết về Watanabe Dzunichi và Đèn không hắt
bóng ở Việt Nam cho đến nay, chúng tôi chưa thấy có tài liệu nào trực tiếp
nghiên cứu về Hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng của
Watanabe Dzunichi Các bài viết đều mới chỉ dừng ở việc giới thiệu và cảm
nhận về tác phẩm chứ chưa đi sâu nghiên cứu về hình tượng nhân vật mộtcách hệ thống Do vậy tiểu thuyết của Watanabe Dzunichi nói chung và tác
phẩm Đèn không hắt bóng nói riêng là một nguồn đề tài mới đang cần được
quan tâm nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những nét đặc sắc của hình tượng nhân
vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng của Watanabe Dzunich Qua đó khẳng
định tài năng và những đóng góp của Watanabe Dzunichi cho nền văn họcNhật Bản nói riêng và cho nhân loại nói chung
4 Đối tượng nghiên cứu
Hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng của Watanabe
Dzunichi
5 Phạm vi khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát trong tác phẩm Đèn không hắt bóng của
Watanabe Dzunichi do Cao Xuân Hạo dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn ấnhành năm 2017
Trang 116 Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp tổng hợp nâng cao vẩn đề
7 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dungcủa khóa luận gồm 2 chương:
- Chương 1: Đặc điểm hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt
bóng của Watanabe Dzunichi
- Chương 2: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn
không hắt bóng của Watanabe Dzunichi
Trang 12NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT BÁC SĨ TRONG
ĐÈN KHÔNG HẮT BÓNG CỦA WATANABE DZUNICHI
1.1 Khái niệm nhân vật và hình tượng nhân vật
1.1.1 Nhân vật văn học
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu và quan niệm khácnhau về nhân vật văn học Trong nghiên cứu lí luận văn học có nhiều quanniệm về nhân vật văn học như:
Trong Từ điển văn học (bộ mới), Lại Nguyên Ân đã định nghĩa: “Nhân
vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên
cơ sở quan niệm ấy Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể.” [2,1254]
“Nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thức Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống và của con người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, kì vọng về đời sống.”
Trang 13không tên như thằng bán tơ, mụ nào đó trong “Truyện Kiều”… Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả thần linh, ma quỷ những con người mang nội dung và ý nghĩa con người… Khái niệm
“nhân vật” có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng cụ thể trong tác phẩm… Nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con người trong tác phẩm… Nhân vật văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ có những dấu hiệu để nhận ra” [5,277-278]
Trong giáo trình Lí luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên: “Nhân vật
văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra.” [7,114]
Trong giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên định nghĩa
về nhân vật văn học: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang
tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người
mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp tính cách,…” [2,126]
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên đã định nghĩa: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ
thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người trong đời sống Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách con người Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật cũng mang tính lịch sử Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn
về con người” [3,235]
Trang 14Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận: nhân vậttrong tác phẩm văn học chính là con người hoặc các loài cây, các sinh thểhoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người Nhân vật ấy
là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quanniệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người Cácnhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật vănhọc Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vìchúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằngcác phương tiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật củanhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật Đã là tác phẩmvăn học thì không thể thiếu nhân vật văn học
Như vậy nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu
tả đời sống một cách hình tượng Bản chất của văn học là có quan hệ mật thiếtvới đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vaitrò tấm gương phản chiếu cuộc sống Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệthuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộcđời Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệthống nhỏ hơn Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một
hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉbằng tiến trình các sự kiên miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nộidung nghệ thuật của nhà văn
Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm một
sự thống nhất, đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trong mỗi hệ thống ít haynhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của con người
1.1.2 Hình tượng nhân vật
Trang 15Theo góc độ văn học và nghệ thuật, hình tượng được hiểu là sự phảnánh hiện thực một cách khái quát về nghệ thuật dưới hình thức những hiệntượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính.
Hình tượng văn học trong tác phẩm luôn là phương tiện hình thức đểnhà văn bộc lộ giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mình Mỗi nhàvăn khi cầm bút phải không ngừng sáng tạo tìm tòi để xây dựng hình tượngnhân vật trở nên tiêu biểu và đặc sắc
Không phải tác phẩm văn học nào cũng có hình tượng văn học, khôngphải nhân vật nào trong tác phẩm văn học đều trở thành hình tượng nhân vậtvăn học Để trở thành hình tượng nhân vật phải là: “tính cách điển hình tronghoàn cảnh điển hình” Nghĩa là nhân vật văn học ấy phải có sức tập trung kháiquát cao Nhân vật ấy phải có những nét chung nhất của tầng lớp, giai cấp…
mà mình đại diện Và bối cảnh xã hội mà nhân vật ấy xuất hiện phải là bốicảnh điển hình của một vùng, một nơi nào trong một thời điểm nhất định
Như vậy, hình tượng nhân vật là nhân vật điển hình trong tác phẩm vănhọc, mang đậm nét khái quát của tầng lớp, giai cấp của nhân vật ấy, đồng thời
là nhân vật có những nét riêng đặc biệt, xuất hiện trong bối cảnh điển hình màtác phẩm văn học ấy thể hiện
1.2 Watanabe Dzunichi và con đường sáng tác văn chương
Nhà văn Nhật Bản Watanabe Dzunichi sinh ngày 24 tháng 10 năm
1933 trong một gia đình giáo viên dạy Toán ở Hokkaido Ông bắt đầu hứngthú với văn chương từ những năm trung học Ông tập tành cộng tác viết bàicho các tờ báo địa phương khi học đại học ở Đại học Y Sapporo, Hokkaido.Năm 1958, ông tốt nghiệp đại học Y khoa ở Sapporo rồi ở lại giảng dạy tạitrường và nghiên cứu về khoa phẫu thuật tạo hình Ông là tiến sĩ y khoa vềchuyên ngành ghép mô xương Watanabe vừa làm bác sĩ vừa viết văn trướckhi quyết định chuyển tới Tokyo để theo đuổi con đường văn chương chuyên
Trang 16nghiệp năm 1969 Watanabe Dzunichi mất do căn bệnh ung thư tuyến tiền liệtngày 30 tháng 4 năm 2014 tại Tokyo.
Watanabe Dzunichi viết tổng cộng hơn 50 tiểu thuyết và kịch bản Năm
1956 vở kịch Hành lang trắng được giải thưởng trong một cuộc thi kịch
truyền thanh Tác phẩm có ý nghĩa quan trọng đầu tiên mang đến cho ông sự
nổi tiếng là Sự hóa trang của cái chết (1965) Các truyện ngắn Tuyết ẩm (1967), Cuộc viếng thăm (1967) và Ghép tim (1969) đều được các nhà phê bình văn học khen ngợi Tiểu thuyết Đèn và bóng (1970) được giải thưởng văn học Naoki Sau tiểu thuyết Ôm hoa (1970), ở đây nhân vật chính là nữ bác sĩ, và Thành phố hoa tử đinh hương băng giá (1970), từ tháng 1 năm
1971 trong tờ tuần báo Sunday Mainichi khởi đăng cuốn tiểu thuyết Đèn
không hắt bóng, miêu tả cuộc sống thường ngày ở một bệnh viện Đèn không hắt bóng được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông Về sau, Watanabe
Zunichi vẫn tiếp tục sáng tác, nhưng không tác phẩm nào có thể vượt qua dấu
ấn Đèn không hắt bóng Nhiều thế hệ độc giả thuộc lòng tiểu thuyết độc đáo
này, bởi không khí xám bạc dịu dàng đặc trưng Nhật Bản, bởi sự dằn vặtmuôn thuở trước sự sống và cái chết Và trước hết, đây là một câu chuyệnsong hành giữa sự cô độc và tình yêu Đến phút chót, tình yêu đã cất lên tiếngnói cuối cùng, tràn đầy an ủi và vị tha
Bên cạnh các tác phẩm liên quan đến lịch sử và y học, WatanabeDzunichi cũng sáng tác một số câu chuyện tình yêu thuần túy bắt đầu từ
những năm 1980 Cuốn tiểu thuyết Thiên đường đã mất (Shitsurakuen) được
viết năm 1997 được coi là một sự kiện chấn động văn học Nhật Bản với biểutượng của sex, tình ái và những bế tắc trong những quan hệ đan xen conngười giữa đô thị, trong một xã hội Nhật Bản hiện đại Ngay trong năm 1997,sau khi ra đời, bản in đầu của cuốn sách bằng tiếng Nhật đã bán hết ba triệu
cuốn tại Nhật Năm 1998, khi bản dịch Thiên đường đã mất bằng tiếng Trung
Trang 17được phát hành, chỉ tính riêng tại Hồng Kông và Đài Loan đã tái bản hai mươilần trong năm, chưa tính con số được độc giả Trung Quốc đón nhận Bản dịch
tiếng Anh của nó (A lost paradise) đã được xuất bản năm 2000 và hiện đang
bán trên eBay
Tài năng của Watanabe Dzunichi đã mang lại cho ông nhiều giải
thưởng danh giá: Giải Naoki Prize 1970 cho tác phẩm Đèn và bóng, giải New Current Coterie magazine cho tác phẩm Tử hóa trang, giải Yoshikawa Eiji năm 1979 cho tác phẩm Mặt trời lạnh phương xa.
Các tác phẩm của Watanabe Dzunichi được chuyển thể thành nhiềuphim truyền hình và điện ảnh rất được yêu thích tại Nhật Bản Nhiều tácphẩm của ông được mua bản quyền và dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới,
thành công nhất phải kể tới Đèn không hắt bóng và Thiên đường đã mất.
Thành phố Sapporo đã thành lập một viện bảo tàng mang tên WatanabeDzunichi nhằm tưởng niệm nhà tiểu thuyết gia Hokkaido ưu tú này
1.3 Đặc điểm hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng
Các nhà văn Nhật Bản dường như thích thú với việc đặt nhân vật củamình vào trong những nỗi cô đơn khủng khiếp Từ Tanizaki, Kawabata đếnMishima, rồi Yoshimoto, Murakami ta nhận thấy nhiều nhân vật trong tácphẩm của họ đã phải sống trong một tâm trạng cô đơn Họ đều là những sinhlinh cô độc, họ khép mình trước thế giới, tự dựng nên những hàng rào tâm lý,
tự buộc mình cách ly với cộng đồng, luẩn quẩn trong dằn vặt, tự vấn bản thânkhông dễ gì giải tỏa Watanabe Dzunichi cũng không nằm ngoài thói quen ấy,ông đặt các nhân vật của mình giữa vô vàn các mối quan hệ đan xen, tiếp xúcvới nhiều hạng người thế nhưng nhân vật của ông vẫn cô đơn giữa bao người,hoặc là từ chối được chia sẻ như bác sĩ Naoe, hoặc là khát khao được thấuhiểu nhưng chẳng được đáp lại như bác sĩ Kobashi và thậm chí đầy đủ cả giađình, bạn bè nhưng chẳng có ai thật lòng yêu thương mình như bác sĩ trưởng
Trang 18Yutaro… Các nhân vật bác sĩ chủ yếu được đặt trong bối cảnh của bệnh viện
tư Oriental được coi là khá lớn ở Tokyo lúc bấy giờ Tuy lớn như vậy nhưng
số bác sĩ không lấy gì làm nhiều nhặn chỉ có bác sĩ nội khoa Tamagawa, haibác sĩ phẫu thuật là Naoe và Kobashi, bác sĩ nhi khoa Murayama, kể cả bác sĩtrưởng Yutaro nữa là năm người Trong đó nhà văn tập trung chủ yếu mô tả
ba nhân vật bác sĩ Naoe, Kobashi và Yutaro Ba vị bác sĩ, ba độ tuổi khácnhau, ba cách suy nghĩ khác nhau nên dù cùng là bác sĩ lại công tác trongcùng một bệnh viện nhưng giữa họ dường như thiếu sự thấu hiểu Họ có giaotiếp với nhau nhưng dường như mỗi người chỉ tự đang băn khoăn với nhữngsuy nghĩ của chính mình chứ không phải nói để tìm sự thấu hiểu ở người kia.Tất cả điều này đã hình thành ở mỗi bác sĩ những đặc điểm riêng không hề lẫnlộn với nhau
1.3.1 Bác sĩ Naoe – tài hoa, lập dị với nỗi đau giấu kín
Bác sĩ Naoe là một bác sĩ phẫu thuật tài năng đang ở nửa sau của lứatuổi ba mươi với một tương lai xán lạn đầy hứa hẹn Ở tuổi ba mươi bảy màanh đã được phong hàm phó giáo sư, từng giảng dạy tại trường Đại học Y vàcông tác ngay tại bệnh viện trường Không chỉ còn trẻ đã có học hàm học vịcao, Naoe còn thực sự là một bác sĩ tài hoa trong công việc của mình Nhữngđộng tác phẫu thuật của anh thuần thục, điệu nghệ đến mức hoàn mĩ mà
Watanabe Dzunichi phải gọi là: “một kỹ thuật thực sự tài hoa, không ai bì
kịp” Ngay từ tuần đầu phụ mổ cho Naoe, cô y tá Noriko đã phải kinh ngạc
trước vẻ đẹp tinh vi và chính xác trong cách làm việc của anh Tài năng củaNaoe không chỉ thể hiện ở đường chỉ khâu nhỏ, gọn gàng, cũng không phải ởchỗ toàn bộ cuộc phẫu thuật có khi chỉ hoàn thành trong vài phút, mà ở đâyNaoe không có một động tác thừa, không bao giờ con dao mổ ấn xuống mộtcách ngập ngừng Những ngón tay dài và thon của Naoe như có ma thuật, baogiờ cũng đặt đúng phóc vào nơi cần thiết Noriko là một y tá chuyên phụ mổ,
Trang 19cô đã từng chứng kiến khá nhiều ca phẫu thuật của những bác sĩ trước đó,nhưng chưa bao giờ cô thấy một sự hoàn bích như trong những ca phẫu thuậtcủa Naoe Không những có tài năng hơn người, Naoe lúc nào cũng giữ đượccho mình phong thái bình tĩnh, điềm đạm vốn rất cần thiết đối với một bác sĩ.Khi đối mặt với những tên đầu trộm đuôi cướp là bạn của bệnh nhân như chựcnhảy xổ vào mình, Naoe vẫn bình tĩnh như không hỏi han trình trạng bệnhnhân, đưa ra quyết định xử lí đúng đắn Kết thúc công việc cứu chữa, dù được
mọi người tán thưởng: “Bác sĩ xử lí giỏi quá…” cũng không tự kiêu mà chỉ
mỉm cười lịch sự coi đó là một việc hết sức bình thường Đồng nghiệp và cácbệnh nhân, kể cả các bệnh nhân chưa hề biết quá khứ vẻ vang của anh đềuđánh giá rất cao phẩm chất ưu tú của người bác sĩ phẫu thuật này
Nhưng cuộc đời trớ trêu và nghiệt ngã biết bao, anh phát hiện ra rằngmình mắc bệnh ung thư cột sống, một căn bệnh nan y mà anh vốn đã đangnghiên cứu từ lâu nhưng vẫn chưa tìm ra biện pháp điều trị Như một sự đùagiỡn của số phận, căn bệnh ấy đã đột nhiên lặng lẽ bước vào đời anh, biến anhthành nạn nhân của nó Anh nhìn nó từng bước tiến sâu hơn vào trong cơ thểmình, vào trong cuộc đời mình với đầy đủ những giác quan tỉnh thức nhất Và
bi kịch lớn nhất là ở chỗ đó: Những giác quan tỉnh thức ấy đã bắt anh phảicảm nhận đến tận cùng nỗi đớn đau thể xác vượt qua mọi giới hạn ấy
Cái điều kinh khủng nhất của một đời người có lẽ là cái việc biết trướcđược ngày mình phải chết Vốn là một bác sĩ, Naoe biết và biết rất rõ cái ngày
mà căn bệnh ung thư cột sống đó sẽ biến anh thành một kẻ tàn phế, không cònkhả năng để điều khiển bản thân, cái ngày mà anh sẽ phải từ giã cuộc đời này.Hơn thế nữa, song hành với bước chân thần chết đang từng ngày tiệm cận ấylại là một cơn đau tàn khốc, thử thách khủng khiếp tra tấn từng tế bào thầnkinh, khiến cho mỗi ngày sống còn lại còn đau khổ hơn cả cái chết Nhưng cáicách nhân vật này đối đầu với tấn bi kịch của cuộc đời anh, cái cách anh nhận
Trang 20thức về sự sống và cái chết, cái cách anh đối xử với con người ngay chính trênngưỡng cửa của sự sống và cái chết, cộng với vẻ lạnh lùng quyến rũ cố hữu,dường như đã thông đồng với nhau để biến nhân vật này thành một mộthuyền thoại được ngưỡng mộ Anh tự mình lựa chọn lối sống cô đơn trongkiêu hãnh, dựng lên một hàng rào vô hình ngăn cản những tình cảm đờithường rất có thể sẽ làm sụp đổ những cố gắng mà anh đang gồng mình chịu
đựng: “Anh không để cho một ai nhìn vào tâm hồn mình Có một đường biên
giới mà không ai có thể bước qua được Đường biên giới ấy rất rõ.” Anh
giống như một con thú hoang bị thương nặng cố giấu mình trong hang sâu tựliếm láp vết thương của mình để tránh ánh nhìn thương hại của những kẻxung quanh
Bác sĩ Naoe đã chịu đựng nỗi đau định mệnh trong một sự câm lặngtuyệt đối đầy kiêu hãnh chẳng phiền lụy đến ai, dù rằng chính sự câm lặngnày đã mang đến cho anh nhiều hiểu lầm phiền toái Những bạn đồng ngiệptrước đây cùng giảng dạy với anh tại trường đại học không thể hiểu được tại
sao anh lại thay đổi quá nhanh đến vậy: “Naoe tiên sinh đã thay đổi rất
nhiều” Những đồng nghiệp mới ở bệnh viện tư Oriental coi anh là kẻ lập dị,
khó hiểu và chính anh cũng không bao giờ thèm giải thích hay làm thân vớibất kì ai Chính Noriko – người vốn rất yêu Naoe những ngày đầu tiên tiếp
xúc cũng thấy anh là một người: “khô khan và khó gần Một ông thầy thuốc
lạnh lùng, không cảm xúc… ít khi nói chuyện, có chăng cũng chỉ nói những điều cần thiết nhất; thái độ lãnh đạm của anh nhiều khi gần như thô lỗ.” Anh
bị hiểu nhầm là làm cao và quá kiêu ngạo Cuộc sống hàng ngày phải tiếp xúcvới rất nhiều bệnh nhân và đồng nghiệp nhưng Naoe vẫn cô đơn đến đáng sợ.Anh tự ngăn mình đến gần hơn với mọi người đồng thời cũng vạch ra ranhgiới ngăn mọi người lại gần mình
Trang 21Và trong những tháng ngày sống hiếm hoi còn lại, thật đáng kinh ngạcthay, anh vẫn điềm nhiên làm hết những gì mình có thể làm được cho cácngười bệnh với ý thức trách nhiệm cao nhất, anh vẫn đã biểu lộ một lòng nhân
ái bao la đến xốn xang lòng người đối với con người nhưng vẫn với một thái
độ hoàn toàn xa cách: “Naoe có một kĩ thuật thực sự tài hoa, không ai bì kịp,
nhưng lại lạnh lùng một cách kì quặc với những người xung quanh Hình như anh chân thành quan tâm đến các bệnh nhân, nhưng đồng thời lại giữ một khoảng cách khá xa với họ.” Cái cách anh xoa dịu tinh thần của lão bệnh
nhân già mắc bệnh nan thật đáng cảm động Lão bệnh nhân Ishikura vốn mắcbệnh ung thư dạ dày, cụ chả sống được bao lâu nữa Tuy nhiên vì không rõbệnh tình của mình cụ vẫn thiết tha được làm phẫu thuật để có thể kéo dài sựsống Trước hoàn cảnh đó Naoe đã quyết định phẫu thuật cho cụ nhưng khôngphải cắt bỏ khối u mà chỉ là rạch da bụng để bệnh nhân tưởng như đã đượcphẫu thuật hẳn hoi Đối với một số người như vậy là nói dối bệnh nhân,nhưng với Naoe anh hiểu để cho cụ Ishikura được sống trong những ngày
cuối cùng thật bình tâm mới là điều cần thiết nhất: “Xét cho cùng, chết trong
khi vẫn tin vào một sự dối trá đầy sức an ủi cũng không có gì là quá tệ” Sau
khi cụ Ishikura ra khỏi phòng phẫu thuật anh vẫn luôn quan tâm hỏi thăm sứckhỏe, trả lời cặn kẽ và xoa dịu những nỗi lo lắng của cụ Một trong những nụcười thật lòng hiếm hoi trong suốt truyện của Naoe đã dành cho bệnh nhânIshikura Nó làm ta liên tưởng tới nỗi đau của anh và khiến ta tự hỏi: Anh xoadịu người khác, còn ai xoa dịu anh đây? Bản thân đang mắc bệnh ung thư nênhơn ai hết Naoe hiểu nhưng cơn đau khủng khiếp đến chết đi sống lại màbệnh nhân phải chịu đựng Ở đây ta thấy thấp thoáng nỗi cảm thông mà anhhiếm hoi để lộ ra ngoài
Có một điều rất có ý nghĩa là ngay giữa biên giới mơ hồ giữa sự sống
và cái chết, anh đã học được cách nhìn con người và sự việc với đúng bản
Trang 22chất thực của chúng, không bị bóp méo bởi sự xâm lấn của cảm tính Điềunày đã giúp anh thực sự trưởng thành trong nghề nghiệp và nhận thức về đờisống Trong công việc, anh đã có một cách giải quyết vấn đề thật sáng suốt vàlinh hoạt, không bị giới hạn bởi những giáo điều cũ kỹ, lỗi thời Anh hướngbệnh nhân nhìn thẳng vào thực tế và đối diện nó, thay vì lẩn trốn Trong khibác sĩ Kobashi, nhiệt thành và nông nổi, hăm hở nói dối bệnh nhân về bệnhtình của họ nhằm vực dậy tinh thần của họ, thì anh lại xoa dịu tinh thần bệnhnhân và giúp họ chấp nhận sự thật không thể lẩn tránh.
Tuy nhiên, lúc cần nói dối thì anh cũng chẳng một phút do dự Che giấuviệc cô ca sĩ ngôi sao truyền hình vào bệnh viện để nạo thai và nói dối vớigiới báo chí rằng cô mổ ruột thừa là một việc làm đầy bản lĩnh của bác sĩNaoe trong việc đối phó với giới truyền thông Có lẽ nhân vật bác sĩ Kobashimới ra trường, tốt bụng và non nớt đã được Watanabe cấu tạo nên để cànglàm rõ hơn hình ảnh một bác sĩ Naoe nhân ái và bản lĩnh Với một nhận thứcsâu sắc và chính xác hơn về con người và cuộc sống, sẵn sàng chấp nhận hìnhảnh của một "bad guy" trong những xung đột với bác sĩ Kobashi, Naoe đã chothấy lòng nhân ái của anh đã đạt đến được một đỉnh mới cao hơn, vượt xa hẳnmột lòng thương người thuần túy vốn đôi khi ngô nghê và vụng dại
Naoe là một bác sĩ phẫu thuật có tài và thông minh nhưng trớ trêu thayanh lại không thể chữa được căn bệnh mà chính mình mắc phải Anh lựa chọngiữ kín căn bệnh của mình Và cũng chỉ một mình anh sẽ quyết định số phậncủa mình Bây giờ phải làm thế nào: nhẫn nhục đợi chết hay tìm cách tự chữabằng ảo giác, bằng những cố gắng thảm hại nhằm tự khuây khỏa để đừng nghĩđến cái chết sắp tới? Hay là cố gắng đừng suy nghĩ, đi tìm sự quên lãng trongnhững khoái cảm tình dục, dìm nỗi buồn trong rượu mạnh, trong tình yêu xácthịt, trong cuộc vật lộn với bệnh tật của người khác, để rồi đến khi sự kết thúc
đã đến gần thì chủ động tự kết liễu những nỗi đau khổ của mình và bằng cách
Trang 23đó tự cứu mình lần cuối? Nếu như chỉ đứng ở trên cao lấy đạo đức mà phánxét có nhiều người sẽ không đồng tình thậm chí ác cảm với cách lựa chọn củaNaoe Nhưng nếu nhìn từ góc độ Naoe cũng là một bệnh nhân mắc bệnh nan y
và hậu quả mà căn bệnh đó mang lại cho anh thì người đọc có thể cắt nghĩađược và tha thứ được Thực ra, với tư cách là một con người, một mặt ta thấyrằng đó không phải là một điều gì mà chúng ta có thể hãnh diện, nhưng ở mộtmặt khác, cũng với tư cách là một con người, ta cũng cho rằng, đó cũng làđiều mà không phải là chúng ta hoàn toàn không thể chấp nhận được Chínhbản thân việc đắm mình triền miên vào những hoạt động tình dục đó đã tự nónói lên hết nỗi đau đớn thấu trời mà nhân vật đã phải chịu đựng, nỗi tuyệtvọng khốn cùng mà anh ta đã ngập chìm vào và chính điều đó làm cho nhữngsuy nghĩ và hành động của anh ta ở những ngày tháng cuối cùng càng trở nêncao thượng và con người hơn bao giờ hết Là một người bác sĩ đã chứng kiếnrất nhiều cái chết và chính mình cũng đang từ từ tiến đến bờ vực của cái chết,anh hiểu thấu nỗi cô đơn và lo sợ khi cái chết đang tiến đến gần mình Chẳngphải hình phạt khủng khiếp nhất mà xã hội loài người nghĩ ra được, cái biệnpháp cao nhất mà con người dùng để trừng trị đồng loại là cho hắn biết ngàygiờ và cách chết Người bị xử tử biết cái chết của mình sẽ đến lúc nào và nhưthế nào Bác sĩ Naoe được đặt vào địa vị của người được biết nên đã có nhữngkhi anh đã níu kéo, gần như là van xin các cô gái hãy ở lại bên mình, anh đã
quỳ sụp xuống và van nài Mayumi: “Đừng đi” để anh không quá cô đơn
trong việc đối chọi với những cơn đau kinh khủng mà bệnh ung thư xươngmang lại Và Mayumi một người đàn bà sẽ chỉ thoảng qua trong cuộc đời
Naoe bỗng thấy hiểu hơn về anh: “Xưa nay Mayumi vẫn có cảm giác là cái vẻ
điềm tĩnh, lạnh lùng ấy che giấu một cái gì khác hẳn – sự cô đơn Một sự cô đơn đắng cay không lối thoát Một nỗi buồn tuyệt vọng cần được cảm thông, thương xót Đối với một người bàng quan, có thể tưởng đâu đó là sự cao
Trang 24ngạo.” Thế nhưng cũng chính Naoe đã cắt đứt mọi nỗ lực đến gần hơn tâm
hồn anh của mọi người, tự giấu mình trong hồ băng cô đơn lạnh giá, mọingười có thể nhìn thấy anh, giao tiếp ngôn ngữ bình thường nhưng mãi mãikhông cách nào hiểu thấu con người anh Chỉ đến khi thân xác Naoe chìm vàocõi vĩnh hằng, tâm hồn anh mới chịu mở ra cho người thân yêu bên mình
Và khi cảm thấy cái chết đã đến gần… Naoe đã chọn cho mình mộtcách quyết liệt, dứt khoát: tự kết liễu đời mình, dìm mình xuống đáy hồShikotsu lạnh lẽo ở miền Bắc nước Nhật vào một ngày tuyết phủ trắng xóa.Nơi đáy hồ kia đã gìn giữ bao cái chết ẩn sâu và bí ẩn để không một chútvương vấn nào còn lại nơi cõi trần Đối với người đọc, cái chết của anh có thể
là sự hèn nhát, chạy trốn định mệnh Tuy nhiên trong văn hóa Nhật Bản, cáichết là một thách thức mĩ lệ, là vẻ đẹp tuyệt đối Với những não trạng nhạycảm và ưu tú đặc biệt, những nhà văn Nhật Bản đã đưa vào tác phẩm củamình “mỹ học về cái chết” thể hiện qua nhiều hình ảnh khác nhau, hay dùngchính cuộc đời của mình để thể hiện Chưa có một đất nước nào mà các nhàvăn, nhà thơ lại tự sát nhiều như Nhật Bản Chỉ tính từ thời Minh Trị (từ năm1868) đến nay, ta đã có Kawakami Bizan, Kitamura Tokoku, AkutagawaRyunosuke, Dazai Osamu, Kawabata Yasunari, Mishima Yukio, ArishimaTakeo, Hara Tamiki chọn con đường tự sát bằng đủ cách từ treo cổ, bật hơi
ga, uống thuốc độc, trầm mình xuống sông, nhảy vào đầu máy xe lửa, và đặcbiệt cái chết mổ bụng tự sát (seppuku) theo kiểu samurai nổi tiếng của vănhào Mishima Yukio Trong các tác phẩm văn chương Nhật Bản, cái chếtnhiều khi được miêu tả rất mỹ lệ mà trường hợp tự lựa chọn cái chết trầmmình xuống hồ có một rừng cây dưới đáy để xác không bao giờ nổi lên, đểhoàn toàn biến mình vào cõi hư vô hoang hoải cũng không có gì lấy làm khó
hiểu Trong một tác phẩm khác cũng của Watanabe Gặp lại người xưa cũng
có cảnh một người phụ nữ đẹp tuyệt trần khi biết mình bị bệnh phải phẫu
Trang 25thuật bỏ một bên mắt mới sống được đã chọn con đường nhảy xuống biển tựsát để chết nguyên vẹn, chết đẹp đẽ Naoe lặng lẽ biến mất tuyệt tích, khôngdấu vết Một thứ mỹ học cao sang lạnh lùng và đẹp đẽ vô song chỉ có thể có ởngười Nhật Bản Việc hiểu thấu và vượt qua cái chết chính là để có thể sốngtrọn vẹn, tận tụy và thiết tha hơn Biết chết đẹp thì sẽ biết sống đẹp Một cuộcđời thành công là một cuộc đời là một cuộc đời không có gì phải hối tiếc.
Thanh thản rơi như hoa anh đào Đức Phật đã nói: “trong tất cả những loại
tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất” Naoe đã cống hiến cả đời mình cho khoa học, lấy chính bản thân đang
gánh chịu nỗi đau bệnh tật khôn nguôi của mình làm thí nghiệm để nghiêncứu căn bệnh u tủy sống, để lại một công trình nghiên cứu cực kì có giá trịkhoa học và ứng dụng Naoe đã sống giống như biểu tượng đèn không hắtbóng – một loại đèn chuyên dụng trong phòng phẫu thuật Đèn phẫu thuật sửdụng công nghệ Eliptical Reflectors hội tụ ánh sáng thành tia đồng nhất nênkhông hắt bóng vật bị chiếu Đây là một loại đèn được tác giả ví như chínhNaoe, một bác sĩ tài năng nhưng vẫn không thể vượt qua được căn bệnh hiểmnghèo anh đang nghiên cứu Đèn không hắt bóng biểu tượng cho một thứ ánhsáng cô độc, thứ ánh sáng chẳng để lại dấu vết, thứ ánh sáng lạnh băng khôngthể ngưng nghỉ mà chỉ có thể vụt tắt Và Naoe chính là thứ ánh sáng đó, thứánh sáng nội tâm đứng ở ngưỡng huy hoàng hoặc lụi tàn, rực rỡ hoặc tắt lịm.Quan trọng hơn việc sống hay chết, chính là cách chúng ta sống (hoặc chết)như thế nào
Naoe là nhân vật chính của Đèn không hắt bóng Anh là một bác sĩ tài
hoa, tính cách có phần lạnh lùng, lập dị nhưng nói chung người đọc có thểhiểu được – hiểu được không có nghĩa là đồng tình – với tính cách của Naoe,một bác sĩ tài năng lâm vào bi kịch Vượt qua nỗi đau khủng khiếp của cănbệnh nan y, anh đã sống trọn vẹn những ngày cuối cùng của mình chăm sóc
Trang 26tận tình cho bệnh nhân, cống hiến nghiên cứu quý giá cho khoa học Bác sĩNaoe là một hình tượng đẹp, mang lại nhiều cảm xúc thẩm mĩ cho độc giảnhiều thế hệ.
1.3.2 Bác sĩ Kobashi – ngay thẳng, bộc trực, nhiệt huyết nhưng non trẻ
Bác sĩ Kobashi còn rất trẻ, trong truyện anh mới vừa “hai năm trước
kết thúc thời gian thực tập và nhận một chỗ trong khoa phẫu thuật trong bệnh viện trường đại học, thực tập nửa năm ở bệnh viện Oriental” Vừa mới bước
ra khỏi môi trường đại học, bước ngay vào môi trường bệnh viên tư nhiềuphức tạp chứ không phải bệnh viên Đại học Y “vô trùng” nơi bác sĩ chỉ cầntập trung cứu chữa bệnh nhân mà không mấy khi phải băn khoăn về hoàncảnh hay số phận của bệnh nhân Kobashi hăm hở lao vào cuộc sống bác sĩngoài đời thực mà không chuẩn bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết.Anh mang trong mình nhiệt huyết và hoài bão lớn lao, lí tưởng hóa sứ mệnhcủa một người bác sĩ Kobashi rất ham học hỏi, anh ngưỡng mộ gần như thầntượng bác sĩ Naoe, anh có thể đọc thuộc lòng luận án tiến sĩ của Naoe, sẵnsàng chứng minh tính ứng dụng lớn lao của công trình nghiên cứu này Điềukhiến anh mừng nhất khi về làm việc tại bệnh viện này là được gặp thầntượng của mình, anh hi vọng mình sẽ học tập được nhiều điều bổ ích Tronganh luôn trào dâng khát khao học tập để nâng cao tay nghề của mình Đối mặtvới hiện thực Naoe luôn lạnh lùng với mình nhưng Kobashi không hề nản chí:
“Dù sao chăng nữa thì mình được làm việc với một bác sĩ lỗi lạc như vậy cũng là một điều may mắn lớn lao!” – Kobashi tự thuyết phục mình một cách
nhiệt thành
Anh tốt bụng, nhiệt thành giúp đỡ tất cả các bệnh nhân có hoàn cảnhkhó khăn Có lẽ xuất thân từ con nhà lao động nên anh dễ thông cảm, gần gũivới những bệnh nhân nghèo khó Khi điều trị cho một bệnh nhân là một tên
du đãng vì say rượu đánh nhau mà phải vào bệnh viện, Kobashi sẵn sàng ứng
Trang 27trước tiền viện phí cho hắn thậm chí không có ý định đòi lại nếu hắn “bùng”không trả lại tiền cho mình Khi giúp đỡ được bệnh nhân anh cảm thấy vô
cùng nhẹ nhõm và vui mừng: “anh làm việc đã đến năm thứ ba, nhưng hôm
này là lần đầu anh thực sự thấy mình là người thầy thuốc” Ở trường hợp
bệnh nhân bị chứng mất máu ác tính Kokichi Ueno cũng vậy, vì tiền truyềnmáu quá đắt đỏ mà bệnh nhân không thể qua khỏi nên bên bảo hiểm từ chối
chi trả, Kobashi đã kiêu hãnh ưỡn ngực mà nói: “Tiếp tục truyền máu Chính
tôi sẽ trả tiền” Anh kiên quyết giữ vững lí tưởng: “Người thầy thuốc trước hết phải là một con người nhân đạo” tức là phải duy trì sự sống cho bệnh
nhân bằng bất cứ giá nào không quan tâm đến hoàn cảnh, số phận riêng tư củabệnh nhân Kobashi giống như mang trên mình ngọn lửa sục sôi của tuổi trẻnhưng nếu không cẩn thận anh có thể làm bỏng chính mình và những ngườixung quanh
Vốn ngay thẳng, bộc trực anh căm ghét những cái xấu xa, ti tiện anhdám chê trách cả bác sĩ trưởng, người thực chất đang là ông chủ của mình:
“Tôi ghê tởm cái tinh thần vụ lợi mà bác sĩ trưởng đã gieo rắc trong bệnh viện này” Anh sẵn sàng lao vào tranh luận với bác sĩ Naoe – người hơn mình
rất nhiều về tuổi nghề và tuổi đời – để bảo vệ ý kiến của mình đến cùng
Bên cạnh những đức tính đáng quý, Kobashi cũng mắc phải những lỗilầm do lí tưởng hóa nghề nghiệp quá mức Anh quá cứng nhắc trong việc đối
xử với bệnh nhân mà không hiểu tùy trạng huống mỗi ca bệnh lại cần có cáchđối xử khác nhau Điển hình là việc ngôi sao Junko đến bệnh viện phá thainhưng được bác sĩ Naoe che giấu bằng lí do là mổ ruột thừa Khi có phóngviên mạo danh là người quen của Junko hỏi thăm qua điện thoại về tình hìnhsức khỏe của cô thì chàng bác sĩ trẻ thật thà kể hết tình trạng của bệnh nhân
ra Điều này không chỉ mang lại rắc rối cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến thanhdanh của bác sĩ điều trị chính là Naoe mà còn ảnh hưởng đến uy tín của bệnh
Trang 28Kobashi chỉ khăng khăng bám chặt đến cái gọi là sự thật, sự ngay thẳng chính
trực của mình mà quên mất một điều cơ bản: “Mỗi bệnh nhân có quyền giữ bí
mật với về bệnh trạng của mình và bổn phận thiêng liêng của một người thầy thuốc là không để lộ điều bí mật ấy ra” Vậy là sự ngay thẳng, bộc trực không
đặt đúng chỗ đã không đem lại ích lợi cho bệnh nhân mà có khi còn đem lạicái hại không ngờ Và cũng vì quá ít tuổi nên anh không đủ “lịch duyệt” đểhiểu những éo le trong cuộc đời, anh đã đau khổ biết bao nhiêu khi phải nóidối người nhà bệnh nhân, coi việc nói dối bệnh nhân là việc làm bất lương,không xứng đáng với y đức của người bác sĩ Kobashi suy nghĩ về nghềnghiệp thật tươi đẹp Thế nhưng, cái lý tưởng quá đẹp đẽ lại là rào cản, khiếnanh không thể tương thích với thực tế nghiệt ngã
Một bác sĩ còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm như Kobashi cần phải cóthời gian và trải nghiệm cuộc đời để biến những biểu hiện thô sơ của tìnhthương yêu thành lòng nhân ái ở tầm mức cao hơn, sâu sắc hơn Đó mới làđích đến của sự trưởng thành, trong cả công việc và nhận thức cuộc đời
1.3.3 Bác sĩ Yutaro - vụ lợi, dối trá
Bác sĩ Yutaro đã ngoại ngũ tuần là bác sĩ trưởng của bệnh viện Orientalchuyên về nội khoa thế nhưng công việc hàng ngày của ông hầu như khôngliên quan đến y học Mấy năm gần đây ông hầu ít xuất hiện ở các phòng bệnhnhân, giao hết công việc cho bác sĩ Kawabara vốn là bạn thân của ông Hàngngày ông chỉ đến bệnh viện hỏi han qua loa những người thầy thuốc lấy lệ,mục đích chính của ông là xem cái khoản lợi nhuận hàng tháng ông thu được
là bao nhiêu Ông không hề để tâm đến bất kỳ một bệnh nhân nào, dù họ đang
trong cơn hấp hối Trong con mắt của nhà văn, tác giả tiểu thuyết thì: “đối với
một nhà kinh doanh như Yutaro, lòng trắc ẩn là một xa xỉ phẩm không thể dung thứ được” Bác sĩ trẻ Kobashi thì đã có lần nói thẳng ra với bạn bè: “Tôi
Trang 29ghê tởm cái tinh thần vụ lợi mà bác sĩ trưởng đã gieo rắc trong bệnh viện này”.
Đã mấy năm nay, phần lớn thì giờ và sức lực của Yutaro không đượcdành cho y học nữa, mà cho cái ghế Hội đồng dân biểu thành phố và cho côngviệc quản trị ở Hội liên hiệp Lương y Ông ta muốn tiến xa hơn nữa trên bậcthang danh vọng Để thực hiện điều này khi ra ứng cử ở Hội đồng đô thị ông
nêu lên một đề xướng hứa hẹn rất hoa mỹ: “Xây dựng một xã hội của phúc lợi
toàn dân” tức là mọi người đều có quyền tương đương nhau khi thăm khám
chữa bệnh Ấy vậy mà ngay tại cái bệnh viện mà ông quản lí cái lí tưởng ấylại chưa bao giờ được ông áp dụng, ông vô cùng khó chịu khi nhận khám
chữa bệnh cho người nghèo: “Bác sĩ trưởng vô cùng ghét người nghèo, nhất
là người sống bằng trợ cấp… Một bệnh nhân sống bằng trợ cấp thì nằm ở phòng chung tốt hơn Không nên để cho hắn ta nằm ở một phòng đắt tiền hơn,
vì hắn ta không bù được số tiền chênh lệch” đó là suy nghĩ của bác sĩ Yutaro
khi phải nhận bệnh nhân Kokichi Ueno bị bệnh thiếu máu ác tính, nếu khôngđược tiếp máu kịp thời bệnh nhân có thể chết bất cứ lúc nào Nhưng lươngtâm của Yutaro chẳng quan tâm hoặc ông ta mất nó từ lâu rồi, ông chỉ tínhtoán làm sao bản thân có lợi là được Chỉ qua đây thôi đã thấy bộ mặt giả trácủa vị bác sĩ này rồi Bác sĩ Yutaro là một điển hình của bác sĩ đang bị bănghoại cả về đạo đức nghề nghiệp và con người Ông ta đã và đang phản bội lờithề Hippocrates – kim chỉ nam trong đạo đức nghề nghiệp của một bác sĩchân chính Yutaro không đặt lợi ích của bệnh nhân lên đầu tiên mà lấy lợinhuận thu được làm mục tiêu hướng tới
Trong đời tư của mình, bác sĩ trưởng cũng không phải là tấm gươngsáng chói để mọi người noi theo Khi lưng vốn đã kha khá, có của ăn của để,Yutaro nảy ra một sự ham muốn: Cặp bồ! Ông cặp với Mayumi, một nhânviên ở quán giải khát, em gái của anh kỹ thuật viên Xquang của bệnh viện
Trang 30Mayumi mới hai mươi ba tuổi, còn Yutaro thì đã quá ngũ tuần, nhưng túi tiềncủa Yutaro hoàn thoàn có thể bù lại cho Mayumi sự chênh lệch lớn về tuổi tác
này Thêm vào đấy “Mayumi với vẻ đẹp trang nhã, một thân hình rắn chắc,
cái mũi hơi hếch, hoàn toàn hợp với khẩu vị của ông” Nhược điểm duy nhất
- nếu có thể coi là nhược điểm - là ở chỗ Mayumi vừa đúng bằng tuổi Mikiko,con gái Yutaro Ông ta đã phản bội lại cả gia đình mình để chạy theo dụcvọng cá nhân
Luôn thể hiện mình là một người yêu thương và chiều chuộng con gáihết mực nhưng đến việc chung thân đại sự của con gái Yutaro lại chả thèm đểtâm đến cảm xúc của con mà khăng khăng bắt con lấy người mà mình lựachọn sẵn Không quan tâm đến hạnh phúc con mà thực lòng chỉ vì muốn cóđược một chàng rể là bác sĩ nhằm có người thừa kế chính thức bệnh viện của
mình sau này Chính cô con gái Mikiko đã nói về cha mẹ mình: “Đối với bố
mẹ em, cái quan trọng không phải là em, mà là bệnh viện… Em không muốn làm một thứ đồ phụ tùng cho cái bệnh viện.”
Để có thời gian đi với người tình trẻ đẹp, vị bác sĩ trưởng nghĩ ra trămphương ngàn kế để qua mặt vợ mình Ông ta mời nhân viên của hãng dượcđến nhà để đóng kịch nhằm được đi ra khỏi nhà sớm hơn một ngày, dạy vợchơi mạt chược với danh nghĩa để vợ mình không buồn chán nhưng thực chất
để trốn tránh làm tròn bổn phận của một người chồng Nghĩ ra trong nhiềutrường hợp ông ta khá thông minh trong mấy trò khôn vặt đấy nhưng tiếc làtrí thông minh chỉ để phục vụ cho những khát vọng tầm thường của ông ta
Một bác sĩ trưởng như Yutaro đại diện cho rất nhiều những bác sĩ biếnchất ở ngoài đời thực, ta tự hỏi số phận của những bệnh nhân nghèo không cótiền khám chữa bệnh sẽ đi về đậu khi gặp những “gã lang băm” như thế này.Qua nhân vật Yutaro, nhà văn đã đề cập đến những mặt tối của ngành y, giúp
Trang 31độc giả có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống, nhận thức được những điềuchưa tốt đẹp để có ý thức sống tích cực hơn.
Tiểu kết
Nhân vật bác sĩ được xem là hình tượng trung tâm, trở đi trở lại trongnhiều sáng tác của Watanabe Dzunichi Ở đây, Watanabe Dzunichi đã tạo racác phiên bản từ đời sống với mối quan hệ gia đình và xã hội Ông chú ý khaithác hình tượng nhân vật bác sĩ trên nhiều bình diện để có cái nhìn mới mẻ
hơn Đèn không hắt bóng được xem là tác phẩm thành công nhất của
Watanabe Dzunichi về đề tài y khoa Với sự đa dạng của hình tượng nhân vậtbác sĩ, Watanabe Dzunichi đã mang đến cho văn học Nhật Bản những đứa con
tinh thần có màu sắc khác lạ Trong thế giới của Đèn không hắt bóng, có kiểu
bác sĩ với tính cách giản đơn nhưng cũng có kiểu bác sĩ với tính cách phứctạp, có kiểu bác sĩ nhiệt thành, bộc trực hết lòng vì bệnh nhân nhưng cũng cókiểu bác sĩ vụ lợi chẳng màng sống chết của người bệnh Những mảng đờiriêng, những tính cách riêng càng làm cho người đọc thấy rõ hơn đời sống
người bác sĩ Watanabe Dzunichi qua Đèn không hắt bóng đã phần nào hé mở
cho người đọc bức tranh xã hội Nhật Bản những năm 70 của thế kỷ XX