1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Song tinh bất dạ dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại

71 103 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Sự phát triển của truyện Nôm bác học được đánh dấu bằng những dấu mốc cụ thể như sau: Truyện Song Tinh Bất Dạ ở Đàng Trong vàTruyện Hoa tiên Đàng Ngoài được xem là bước khởi đầu cho sự h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

- 

 -NGUYỄN THỊ THU

SONG TINH BẤT DẠ - DẤU MỐC CỦA SỰ

CHUYỂN ĐỔI TƯ DUY NGHỆ THUẬTTRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

- 

 -NGUYỄN THỊ THU

SONG TINH BẤT DẠ - DẤU MỐC CỦA SỰ

CHUYỂN ĐỔI TƯ DUY NGHỆ THUẬTTRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp em xin chân thành cảm ơn cácthầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu vàrèn luyện tại Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 Đặc biệt em xin gửi lời cảm

ơn sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Thị Việt Hằng đã tận tình giúp đỡ và hướng

dẫn em thực hiện khóa luận này.Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là kết quả

nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Việt Hằng.

Kết quả thu được hoàn toàn trung thực và không trùng khớp với các côngtrình nghiên cứu khác Nếu sai sót, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của khóa luận 7

7 Bố cục của khóa luận 7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8

1.1 Thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam 8

1.1.1 Thuật ngữ - khái niệm 8

2.2 Sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật của Song Tinh Bất Dạ 26

2.2.1 Thể hiện qua khát vọng tình yêu vượt qua lễ giáo phong kiến 26

2.2.2 Thể hiện qua khát vọng lứa đôi vượt qua các thế lực đen tối 35

Tiểu kết chương 2 40

Trang 6

Chương 3 NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 41

Trang 7

Theo những nguồn tư liệu hiện có, Song Tinh Bất Dạ của tác giả

Nguyễn Hữu Hào được coi là truyện Nôm bác học đầu tiên xuất hiện ở ĐàngTrong, và cũng là truyện Nôm bác học có tên tác giả đầu tiên trong nền vănhọc Việt Nam Sự phát triển của truyện Nôm bác học được đánh dấu bằng

những dấu mốc cụ thể như sau: Truyện Song Tinh Bất Dạ (ở Đàng Trong) vàTruyện Hoa tiên (Đàng Ngoài) được xem là bước khởi đầu cho sự hình thànhthể loại; Truyện Kiều là đỉnh cao, là kết tinh, đem lại niềm tự hào cho nghệthuật nước nhà; còn Truyện Lục Vân Tiên là dấu chấm, khép lại một thời vàng

son mà thể loại truyện Nôm từng ngự trị trên văn đàn dân tộc trong thế kỷXVIII - XIX

Đến thời điểm này, mặc dù Song Tinh Bất Dạ được đánh giá là giữ vị trí

quan trọng, là dấu mốc khởi đầu của dòng truyện Nôm bác học song trên thựctế vẫn có rất ít người biết đến sự tồn tại của tác phẩm Trong chương trình phổ

thông tên truyện Song Tinh Bất Dạ cũng chỉ được nhắc đến là ví dụ minh

chứng cho thể loại truyện Nôm trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 2

Trang 8

2Nâng cao, còn sách giáo khoa cơ bản không đề cập đến Ngay cả trong cácchương trình

Trang 9

giảng dạy ở bậc đại học, truyện này hầu như ít có cơ hội được nhắc đến, hoặc

nếu có thì cũng chỉ là điểm qua một cách sơ sài Vì vậy lựa chọn truyện SongTinh Bất Dạ để nghiên cứu là một cách để người viết bổ sung kiến thức về

truyện Nôm nói riêng và văn học trung đại nói chung.Là một sinh viên khoa Ngữ văn và một giáo viên tương lai, việc nắm

được một cách sâu rộng giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Song TinhBất Dạ nói riêng và thể loại truyện Nôm nói chung có ý nghĩa quan trọng

trong công việc và góp phần bổ sung kiến thức cá nhân

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Song Tinh Bất Dạ - dấumốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại” làm hướng

nghiên cứu chính trong luận văn tốt nghiệp này

2 Lịch sử nghiên cứu

Mặc dù là một truyện Nôm có vị trí đặc biệt là khởi đầu, nhưng hiện

nay không có nhiều công trình nghiên cứu về Song Tinh Bất Dạ Chủ yếu là

một số những bài giới thiệu về quá trình định danh cho tác phẩm trên tạp chí,lời dẫn đầu sách, hoặc nhắc đến trong một tiểu mục nghiên cứu về thể loại

Vào năm 1943, ông Trần Văn Giáp là người đầu tiên thấy ghi trong ĐạiNam thực lục tiền biên chép Nguyễn Hữu Hào là tác giả của Song Tinh Bất Dạ

[8; 220] Nhưng Đông Hồ Lâm Tấn Phát (1906 - 1969) ở Hà Tiên (nay tỉnhKiên Giang) mới là người đầu tiên có công lao to lớn Ông đã kiên trì suốt 50năm để tìm nguồn cội cho quyển truyện Nôm này Vào năm 1942, Đông Hồ

có viết một thiên khảo luận dài về Song Tinh Bất Dạ, gửi đăng nguyệt san của

Hội Khai Trí Tiến Đức ở Hà Nội, số 7 - 8, kể lại quá trình tìm thấy bản truyện,với mục đích thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với việc tìm tác

giả cho truyện Sau đó, Đông Hồ lại đăng một vài đoạn khảo cứu về TruyệnSong Tinh trên Tuần báo Nhân loại, từ số 15 năm 1953 đến số 22 năm 1954.

Nhưng mãi năm 1962, sau khi trải qua chín năm nghiên cứu, Đông Hồ mớicho công

Trang 10

bố toàn bộ văn bản lần đầu tiên Mặc dù đây chỉ là một bản phiên âm quốcngữ, và nội dung sao chép còn có một số nhầm lẫn, sửa chữa nhiều, văn bảnkhông được chú thích nhưng Đông Hồ đã chứng minh khá thuyết phục rằng

Truyện Song Tinh chính là văn bản truyện Nôm đầu tiên của văn học viết Việt

phẩm, cốt truyện của Song Tinh Bất Dạ Sau đó, tác giả đưa ra kết luận: “Có lẽ

đây là một trong những truyện Nôm đầu tiên trong văn học viết thế kỷ XVIIIđã lấy tình yêu tuổi trẻ làm chủ đề tác phẩm Gắn liền vào đó là một tinh thầntự do yêu đương có ý nghĩa chống lễ giáo phong kiến và một nội dung đề caophẩm chất tốt đẹp của con người, chống lại thói cưỡng bức hôn nhân củacường quyền phong kiến” [11; 58 - 59] Không những thế, tác giả còn nhậnđịnh: “với cốt truyện như trên, ta có thể thấy rõ tiếng nói báo hiệu cho cáctruyện Nôm sau này qua Truyện Song Tinh” [11; 60]

Năm 1984, tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân một lần nữa giới thiệu

Truyện Song Tinh đến độc giả và giới học thuật GS Lê Trí Viễn đã viết phần

“Cùng bạn đọc”, và một lời “Dẫn”, trình bày về tiểu sử tác giả và tình hìnhvăn bản tác phẩm, cùng mục đích và phương pháp hiệu đính văn bản Dù ngắngọn nhưng GS Lê Trí Viễn đã chỉ cho ta thấy được những nét tiêu biểu của:“Song Tinh là truyện tình yêu tự do”, “là truyện bác học mà khí vị lại rất dân

gian”, rồi cốt truyện của Truyện Song Tinh là công thức chung “muôn thuở”

của các truyện thơ Nôm [4; 8-9]

Sau đó, năm 1987, ông Hoàng Xuân Hãn đã biên khảo, giới thiệu và

cho ấn hành lại Truyện Song Tinh Ông viết lời “Tựa”, “Dẫn” trình bày công

phu về tác giả, thời điểm sáng tác, lai lịch văn bản, tên truyện, nội dung,nguồn gốc,

Trang 11

cách hiệu đính và diễn nghĩa nội dung truyện… Với công trình này, ông làngười đầu tiên đề cập đến bản nguyên tác mà Nguyễn Hữu Hào dựa theo để

viết Truyện Song Tinh là tác phẩm Định tình nhân, ra đời trong khoảng cuối

Minh – đầu Thanh ở Trung Quốc Trong lời “Tựa”, Hoàng Xuân Hãn đã đưara vài lời so sánh với kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du Ông viết: “Vềcách diễn ca, Nguyễn Hữu Hào cũng như Nguyễn Du, đều theo mạch lạcnguyên tác, không thêm nhân vật hay hành động gì Trái lại, cả hai đều bỏnhững tiết đoạn rườm rà không cần cho cốt truyện Về sắc thái từ chương, haitruyện Nôm khác nhau nhiều Khi tả cảnh, Nguyễn Du chỉ phác họa để gợi ýtình; và khi tả tình thì lời sâu sắc, đằm thắm Còn Nguyễn Hữu Hào thì tả cảnhmột cách tỉ mỉ, cốt để xúc động tai mắt người đọc, chứ không khêu gợi đượctình sâu xa; và hầu như chỉ chú ý đến phần kể chuyện, đối thoại, chứ khôngphân tích tình cảm…” [5; 6-7]

Tiếp tục, Kiều Thu Hoạch trong Truyện Nôm - lịch sử phát triển và thipháp thể loại (Nxb Giáo dục, năm 2007), Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề thipháp văn học trung đại Việt Nam (Nxb Giáo dục, năm 1999),… đều nhắc tênTruyện Song Tinh là một tác phẩm có giá trị khởi đầu của thể loại truyện

Nôm Tuy nhiên, truyện này gần như chưa được khảo cứu kỹ lưỡng với tưcách là một đối tượng nghiên cứu độc lập

Mãi đến năm 2006, TS Lê Thị Hồng Minh mới cho công bố một công

trình nghiên cứu về Ngôn ngữ nghệ thuật “Truyện Song Tinh” Lần đầu tiên,Song Tinh Bất Dạ được nghiên cứu một cách công phu, tỉ mỉ về yếu tố ngôn

ngữ nghệ thuật Bà nghiên cứu khá kỹ về ngôn ngữ của truyện như: ngôn ngữước lệ tượng trưng, ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ hài hước, ngôn ngữ pha màusắc “sắc dục”, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại “giàu giọng điệu”,… Tác giả coi

Song Tinh Bất Dạ là “viên ngọc quý” [13; 165] trong kho tàng văn học trung

đại và đưa ra kết luận đây “không chỉ là một trong những tác phẩm đi đầu, mở

Trang 12

ra một trào lưu sáng tác truyện thơ Nôm trên văn đàn văn học viết (…) mà bảnthân nó còn là một đóng góp lớn, một thành công đáng kể về mặt ngôn ngữnghệ thuật trong nền văn học dân tộc” [13; 164].

Kế đó, năm 2009, Trần Thanh Thủy cũng là một trong số những học giảdành nhiều công sức nghiên cứu và đưa ra một công trình luận văn thạc sĩ

Song Tinh Bất Dạ và bước khởi đầu của truyện Nôm bác học đã góp phần vàolí giải sự xuất hiện và vai trò của truyện Song Tinh Bất Dạ trong dòng chảy của

truyện Nôm bác học Việt Nam, một lần nữa khẳng định truyện Song Tinh làmột trong số những tác phẩm có vai trò đi đầu trong việc hình thành thể loại

Bên cạnh đó, công trình còn tìm hiểu lý do vì sao sau Song Tinh Bất Dạ,

truyện Nôm tài tử - giai nhân không tiếp tục phát triển ở Đàng Trong mà lại bịgián đoạn một thời gian, rồi sau đó phát triển ở Đàng Ngoài và những tácphẩm đạt đỉnh cao, có thành tựu lại là sáng tác của tác giả Đàng Ngoài chứkhông phải Đàng Trong [24; 5]

Với việc điểm qua quá trình công bố, giới thiệu và nghiên cứu SongTinh Bất Dạ như trên, chúng tôi mong muốn làm rõ tính chất dấu mốc chuyển

đổi tư duy nghệ thuật của tác phẩm này trong dòng truyện Nôm bác học vàtrong văn học trung đại Việt Nam Tất cả những công trình, những bài viết,những ý kiến, nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu trên đây là nhữnggợi ý quý báu trong việc đi sâu khai thác tác phẩm về mặt nội dung và nghệthuật

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của khóa luận là hoàn thành một công trình nghiên cứu về vaitrò là dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại

Việt Nam của truyện Song Tinh Bất Dạ.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu về thuật ngữ - khái niệm, quá trình hình thành và phát triểncủa truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam

Trang 13

- Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Hữu Hào cùng những vấn đềliên quan đến tác phẩm.

- Làm rõ tính chất dấu mốc, bước chuyển đổi tư duy nghệ thuật củatruyện Song Tinh Bất Dạ dựa trên cơ sở những khía cạnh về nội dung và nghệ

thuật của tác phẩm Song Tinh Bất Dạ.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là truyện Song Tinh Bất Dạ Ở đâychúng tôi sử dụng văn bản trong cuốn Nguyễn Hữu Hào, Truyện Song Tinh,Hoàng Xuân Hãn biên khảo – giới thiệu, Nhà xuất bản Văn Học, 1987.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá trị nội

dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện Song Tinh Bất Dạ để làm sáng tỏ vai

trò là dấu mốc quan trọng trong bước chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong vănhọc trung đại Việt Nam

Trong quá trình đó, với chừng mực có thể, chúng tôi sẽ cố gắng so sánh,

đối chiếu cùng một số truyện Nôm bác học giai đoạn sau (như Truyện Kiều,Truyện Hoa tiên…) và một số tác phẩm khác để thấy được sự giao thoa, sự kế

thừa, phát triển của tác phẩm trong dòng chảy chung của thể loại

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng một số phương pháp sau:– Phương pháp nghiên cứu văn học Sử.– Phương pháp nghiên cứu liên ngành.– Phương pháp so sánh

– Các thao tác phân tích chứng minh, lập luận, phân tích tổng hợp

Trang 14

6 Đóng góp của khóa luận

Đưa ra một công trình nghiên cứu khái quát về giá trị nội dung và nghệ

thuật của truyện Song Tinh Bất Dạ, từ đó khẳng định được vai trò “dấu mốc”

trong sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật từ chữ “tâm” sang chữ “thân” trong vănhọc trung đại Việt Nam

7 Bố cục của khóa luận

Khóa luận được triển khai theo ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung được chia thành ba

chương:– Chương 1: Những vấn đề chung

– Chương 2: Song Tinh Bất Dạ - dấu mốc của bước chuyển từ phạm trù

chữ “tâm” sang chữ “thân”– Chương 3: Những phương diện nghệ thuật

Trang 15

NỘI DUNGChương 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam

1.1.1 Thuật ngữ - khái niệm

Truyện Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nềnvăn học trung đại Việt Nam Có nhiều tên gọi khác nhau được dùng như:truyện thơ, truyện dài, truyện thơ Nôm, truyện nôm na, truyện diễn ca, truyệnthơ bình dân, truyện quốc âm… Có thể gọi tên đầy đủ chính xác nhất cho thểloại văn học này là truyện thơ Nôm Tuy nhiên, nhìn chung và phổ biến nhấtvẫn là xu hướng gọi thể loại này là truyện Nôm

GS Trần Đình Sử đã có lần đề cập trong cuốn sách Mấy vấn đề thi phápvăn học trung đại, coi truyện Nôm “là cách rút gọn của khái niệm truyện thơ

Nôm, và cũng do điều kiện lịch sử văn xuôi Nôm không phát triển, nghĩa làvăn Nôm chỉ tồn tại dưới dạng văn vần và biền ngẫu” [20; 395] Cho nên,chúng tôi chọn dùng thuật ngữ truyện Nôm như nhiều nhà nghiên cứu đã sửdụng mà không sợ nhầm lẫn với truyện văn xuôi Nôm

Qua cách định nghĩa của Đặng Thanh Lê (“Truyện Kiều” và thể loạitruyện Nôm), Kiều Thu Hoạch (Truyện Nôm, lịch sử phát triển và thi pháp thểloại), Trần Đình Sử - Lê Bá Hán - Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ vănhọc), Trần Thị Khang (Văn học trung đại Việt Nam, tập 2, Trần Đăng Na chủbiên)… về cơ bản, truyện Nôm là loại hình tác phẩm tự sự bằng thơ, phản ánh

về cuộc đời số phận, về khát vọng hạnh phúc, công lý mang tính nhân bản củacon người trong đời sống hiện thực đầy éo le, phức tạp; tác phẩm được viếtbằng ngôn ngữ của dân tộc là chữ Nôm (có tác phẩm được viết bằng thểĐường

Trang 16

luật như truyện: Tô Công phụng sứ, Vương Tường, Lâm tuyền kì ngộ) …

nhưngphổ biến là những tác phẩm viết bằng thể lục bát

tú của văn học thời kỳ này đều làm nhiều thơ Nôm Nguyễn Trãi có Quốc âmthi tập, gồm trên 250 bài thơ Nôm Tao Đàn Nhị thập bát tú do vua Lê ThánhTông làm chủ soái có Hồng Đức quốc âm thi tập với hơn 300 bài thơ Nôm.

Thơ quốc ngữ thời kỳ này khá phổ biến với thể thất ngôn xen lục ngôn, tự do,phóng khoáng, không bị gò bó về niêm luật như thơ Đường Tuy nhiên, vănhọc Nôm thời này vẫn có phần đơn điệu về thể loại

Có nhiều ý kiến cho rằng các truyện Nôm làm theo lối Đường luật cũngxuất hiện vào thế kỷ này Hình thức ban đầu của truyện Nôm có lẽ là từ mộtsố bài thơ Nôm Đường luật xâu chuỗi lại, vịnh về một nhân vật nào đó theo

diễn biến cuộc đời của họ Chẳng hạn như cụm bài vịnh “Truyện VươngTường” in trong Hồng Đức quốc âm thi tập (gồm 45 bài thơ, trong đó có 35

Trang 17

làng làm theo thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể đã góp phần cung cấpcho thể loại

Trang 18

truyện Nôm một nguồn đề tài, cốt truyện hấp dẫn và cả những tiền đề nghệthuật cần thiết để góp phần hình thành thể loại.

Giai đoạn thứ hai: Thế kỷ XVII - truyện Nôm lục bát chính thức ra đời.Lúc này, nhu cầu phán ánh cuộc sống bằng phương thức tự sự dài hơi ngàycàng lớn, mà thể thơ Đường luật với cấu trúc ổn định với yêu cầu khắt khe vềniêm luật, vần đối, mang tính cô đọng, hàm súc lại không đáp ứng được Hơnnữa, sử dụng thể thơ này để tự sự làm cho cốt truyện rời rạc, không thể hiệnđược nội dung dài và liên tục Từ đó, các tác giả phải đi tìm một thể loại mới.Đầu thế kỉ XVII, Đào Duy Từ có nhiều sáng tác bằng chữ Nôm, nổi tiếng là

hai tác phẩm Ngọa Long cương vãn gồm 136 câu lục bát và Tư Dung vãn gồm

236 câu Nôm lục bát Đặc biệt, thời kỳ này có ba tập diễn ca lịch sử dài bằng

chữ Nôm, rất gần gũi với thể truyện Nôm, là: Việt sử diễn âm, dài 2.332 câuthơ lục bát; Thiên Nam minh giám, gồm 936 câu thơ song thất lục bát; vàThiên Nam ngữ lục, dài hơn 8136 câu lục bát Với Thiên nam ngữ lục, một sử

ca đại trường thiên, thơ Nôm lục bát mới thực sự được sử dụng để viết nên tácphẩm có nội dung tự sự

Cũng trong thế kỉ XVII, có sự ra đời của của một số tác phẩm khuyết

danh gồm truyện Nôm lịch sử và diễn ca tôn giáo như Quan Âm tống tử bảnhạnh, Địa Tạng bản hạnh, Liễu Hạnh công chúa diễn âm, Ông Ninh cổ truyện,Chúa Thao cổ truyện, Ngoài ra còn một số những truyện Nôm về đề tài xãhội như Lý Công, Thoại Khanh – Châu Tuấn, Phạm Tải – Ngọc Hoa, TốngTrân – Cúc Hoa, Ở giai đoạn này, truyện Nôm đã khẳng định việc sử dụng

thành công thơ lục bát để kể lại một cốt truyện hoàn chỉnh với hình thức mộttác phẩm độc lập

Giai đoạn thứ ba: Thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX - giai đoạn pháttriển rực rỡ nhất của truyện Nôm, thời kỳ hoàng kim của thể loại Từ thế kỷXVIII, chữ Nôm với tư cách ngôn ngữ văn học thứ hai ở Việt Nam đã trởthành một

Trang 19

công cụ sáng tạo chiếm ưu thế hơn so với chữ Hán, mà bằng chứng là sự xuấthiện của các kiệt tác, các tác giả lớn sáng tác bằng chữ Nôm và hơn thế là sựhình thành của cả một trào lưu văn học Truyện nhiều về số lượng, phong phúvề nội dung, có nhiều tác phẩm xuất sắc Truyện Nôm nhiều nhất và cũng nổibật nhất là những truyện nói về tình yêu tự do, hạnh phúc lứa đôi; đấu tranhcho quyền sống của con người; vấn đề số phận con người mà đặc biệt là sốphận người phụ nữ trong xã hội phong kiến Giai đoạn này, bên cạnh nhữngtác phẩm thuộc truyện Nôm bình dân, có sự hiện diện của hàng loạt truyệnNôm bác học, làm nên những gương mặt tiêu biểu của thể loại Nhưng truyện

Nôm có tên tác giả đầu tiên có thể được kể đến như Truyện Song Tinh của

Nguyễn Hữu Hào (?- 1713) Sau đó nở rộ với hàng loạt tác phẩm như khác

như Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790), Đoạn trường tânthanh của Nguyễn Du (1765 - 1820), Sơ kính tân trang của Phạm Thái (1777- 1813), truyện Tây Sương của Lí Văn Phức (1785 - 1849), cùng hàng loạtcác tác phẩm khuyết danh được ưa chuộng như Phan Trần, Nữ tú tài, Nhị độmai, Lưu Bình Dương Lễ, Hoàng Trừu, Truyện Nôm giai đoạn này thật sự

khẳng định được sức mạnh của thể loại, tạo được dấu ấn đặc biệt, có nhữngđóng góp lớn trên bước đường phát triển văn học dân tộc ở cả phương diệnnội dung và hình thức nghệ

thuật

Giai đoạn thứ tư: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - thời kỳ nhườngbước, giã từ văn đàn, kết thúc sứ mạng lịch sử của thể loại Lúc này, hoàncảnh lịch sử xã hội nước nhà có nhiều biến động, vấn đề sống còn của dân tộclà chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp Nền giáo dục của Tây học dầnthay thế Nho học truyền thống Chữ Quốc ngữ hiện đại thắng thế, hệ thống trithức mới, thế hệ trí thức mới hình thành, thế giới quan nghệ sĩ thay đổi ChữNôm mất vị thế bởi không đáp ứng được nhu cầu diễn đạt nội dung mới củathời đại Bởi vậy, những vấn đề riêng tư của cá nhân - chủ đề chính vàcũng là thế mạnh của

Trang 20

truyện Nôm - đã nhường bước cho những vấn đề quan trọng và cần thiết hơncủa dân tộc, như tiếng nói đòi độc lập, tự chủ… Vì vậy, truyện Nôm vớinhững chủ đề nóng bỏng của một thời đã lùi vào “hậu trường” Vào giai đoạn

này, Dương Từ Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu,Giai nhân kỳ ngộ diễn ca của Phan Châu Trinh, tuy vẫn viết theo tư duy tự

sự trung đại nhưng đã phản ánh vấn đề mới của xã hội, chưa kể còn có một sốtác phẩm được viết bằng chữ quốc ngữ theo phương thức tư duy trung đại như

Trạng Lợn tân truyện của Nguyễn Thúc Khiêm, Truyện trạng ăn diễn ca,Truyện Trạng Trần diễn ca của Vũ Như Do Đó là những tác phẩm cuối

cùng của truyện Nôm, để rồi từ đó thể loại tự sự này giã từ văn đàn nhườngchỗ cho tiểu thuyết văn xuôi hiện đại

Như vậy, truyện Nôm đã trải qua quá trình hình thành và phát triểntrong khoảng bốn thế kỉ và đạt được đỉnh cao ở giai đoạn thế kỉ XVIII đếnnửa đầu thế kỉ XIX Sự ra đời của thể loại này trong đời sống nghệ thuật trungđại cùng với những thành tựu đạt được đã khẳng định sự ra đời của chúng làsản phẩm tất yếu

1.2 Tác giả và tác phẩm

1.2.1 Thân thế tác giả

Theo Đại Nam liệt truyện tiền biên và Đại Nam thực lục tiền biên thì

Nguyễn Hữu Hào chưa rõ năm sinh Tuy nhiên, Hoàng Xuân Hãn phỏng đoántác giả sinh chừng năm 1647 (?) Ông xuất thân trong gia đình thuộc dòng dõivõ tướng nhưng có truyền thống văn học và đều là những bậc công thần củatriều Nguyễn Đàng Trong Tổ tiên của ông ở trang Gia Miêu, huyện TốngSơn, Thanh Hóa, theo chúa Nguyễn vào Nam

Cha ông là Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, một danh thần bậc nhất củachúa Nguyễn, văn võ kiêm toàn Nguyễn Hữu Hào là con đầu và có em nốilòng là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, một trong những danh nhân “manggươm

Trang 21

đi mở cõi” của triều Nguyễn, mang về cho giang sơn Việt Nam một vùng đấtNam Bộ rộng lớn, giàu có như hôm nay Chính truyền thống gia đình như vậyđã bồi dưỡng ở ông một tài năng quân sự mưu dũng và một tấm lòng nhânnghĩa cao cả.

Ngay từ thời trai trẻ, ông thường theo cha dự các trận đánh lớn, bộc lộnhiều dũng lược và tài dùng binh Cho nên vào năm Kỷ Tỵ 1689, ông được bổlàm Cai cơ, Thống binh Xuân Canh Ngọ (1690), Nguyễn Hữu Hào giữ chứcthống suất, lãnh trách nhiệm đi bình định phía Nam Tướng quân Hào Lươnghầu muốn dùng chính sách ngoại giao hơn là quân sự, với lòng nhân ái, yêumến binh lính, săn sóc dân chúng Ông không muốn lấy thế thắng để trấn ápkẻ đã quy phục mình “Thừa lúc chi nguy mà làm điều phi tín nghĩa, rất khôngphải đạo” Với chính sách ôn hòa đó, mà biên cảnh được yên bình, quân línhđược vẹn toàn, thế nhưng Nguyễn Hữu Hào lại bị dèm pha, ông bị chúaNguyễn Phúc Trăn kết tội “đã trù chừ làm hỏng việc quân”, cách chức, truấttước hầu, về làm dân thường Trở lại với cuộc sống thứ dân, Nguyễn Hữu Hàovẫn bình thản, vui vẻ, thong dong ngắm cảnh, đọc sách, ngâm vịnh thơ phú…Năm Tân Mùi (1961), ông được chúa Nguyễn Phúc Chu mười bảy lên tuổi nốingôi, phục chức Cai cơ rồi dần lên chức Chưởng cơ Đến năm 1704, NguyễnHữu Hào được bổ nhậm chức trấn thủ Quảng Bình, đóng tại Dinh trấn Võ Xá.Trong khi cầm quân cũng như lúc làm quan, ông lo việc quân sự, huấn luyện

quân đội, săn sóc đời sống dân chúng nên ai nấy đều kính mến Đại Nam thựclục tiền biên khi chép về ông đã khen rằng biết “vỗ yên trăm họ, yêu nuôi sĩ

tốt, được quân dân mến phục”, chủ trương dùng y đức quy phục nhân tâm,ngoại giao hòa hiếu, không muốn động binh, không dùng hình phạt Bởi vậymà mùa thu năm Qúy Tỵ (1713) sau khi ông mất đã được nhà chúa ban hiệu“Đôn hậu công thần” và tên thụy là “Nhu Từ”

Trang 22

Triều chúa Nguyễn Phúc Chu văn học và Phật học được chú trọng.Nguyễn Hữu Hào là một nhà quân sự tài ba nhưng cũng là một người am hiểu

văn học và là một người mộ đạo Phật Không chỉ để lại tác phẩm Song TinhBất Dạ, ông còn có một bài thơ, một bức thư, một tờ khải bằng chữ Hán, ghi

lại những trao đổi tranh luận giữa ông và sư Thích Đại Sán về giáo thuyết của

nhà Phật Cả ba đều chép trong Hải ngoại kỷ sự.

Từ những văn phẩm còn lại cho đến ngày nay, có thể nói Nguyễn HữuHào là một người tài năng uyên bác, lại có nhiều trải nghiệm thực tiễn Ông“am hiểu cả Phật, Nho và Lão, thể hiện một vũ trụ thanh thoát, không gò bótheo kinh viện Khổng giáo và một học phong độc lập trên tinh thần phê phánlối cố chấp, giáo điều…” [3; 12] Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân đánh giáNguyễn Hữu Hào là người tiêu biểu cho tầng lớp “trí thức hiếm” [3; 12] ởĐàng Trong

1.2.2 Tác phẩm

Qua tài liệu ghi lại, Song Tinh Bất Dạ được Nguyễn Hữu Hào viết trong

những năm làm trấn thủ Quảng Bình (1704 - 1713), thuộc văn học xứ Đàng

Trong Hầu hết các nhà nghiên cứu, trong nhiều năm qua đều khẳng định SongTinh Bất Dạ dựa theo cốt truyện một cuốn tiểu thuyết đô thị “thường thường

bậc trung”, ít được biết đến của một tác giả khuyết danh, của Trung Quốc thờiMinh – Thanh , gồm 16 hồi “dài độ tám vạn chữ, gấp năm lần truyện Nôm”

Người đầu tiên tìm ra tác phẩm mà Nguyễn Hữu Hào phỏng theo - Định tìnhnhân (nghĩa là truyện những người có tình gắn bó) là Hoàng Xuân Hãn Theo

ông suy đoán, “Trong đám Hoa thương và người Minh di tản sang đất ta, chắccó kẻ đã mang theo những tiểu thuyết dan gian khác chừng 50 năm trước đó

Trong số tiểu thuyết ấy có sách Định Tình Nhân, bán ở đàng Trong.( )

Nguyễn Hữu Hào đã chọn truyện Định Tình Nhân có kết thúc trung hậu, tốtđẹp và thích thú Vì vậy, ông đem ra diễn ca để ngâm nga” [5; 9] Và HoàngXuân Hãn đã

Trang 23

đưa ra ý tưởng, nên đặt tên cho cuốn truyện Nôm này là “Định tình nhân diễnca”.

Theo Hoàng Xuân Hãn, thì tác phẩm có 2396 câu thơ lục bát, xen kẽ cảbài thơ Vịnh yến, bức thư của Nhụy Châu viết cho Song Tinh và bài văn điếumà chàng Song đọc tế Nhụy Châu bên bến Thiên Tân Truyện chia thành 18tiết, nội dung truyện như sau:

Song Tinh tên chữ là Bất Dạ, người quê Tứ Xuyên, thuộc dòng dõi quýtộc Từ nhỏ chàng được ông bà họ Giang, bạn của cha, sống ở Triết Giangnhận làm con nuôi Sau khi Song Ông mất, Song Tinh về sống cùng mẹ ở TứXuyên Đến tuổi học hành, Song Tinh giã biệt gia đình đi tầm sư học đạo vàcầu duyên Trên đường, chàng gặp lại Giang Ông, người bạn tâm giao đồngtriều năm xưa của cha Giang Ông nhận ra, đưa chàng về chăm nuôi và dạyhọc Chàng được gặp Nhụy Châu, người con gái tài sắc tuyệt vời Đem lòngyêu nhưng lại sợ tiếng “loạn luân” (vì là con nuôi) nên chàng ốm tương tư.Rồi được nàng trao tình thề bồi gắn bó và gia đình ưng thuận gả người con gái“kim chi ngọc diệp” cho, hẹn ngày bảng vàng xướng tên sẽ là ngày chàng -nàng nên duyên vợ chồng Nào ngờ, khi chàng lên kinh ứng thí thì ở quê nhà,có tên công tử bột Hách Sinh, con quan đại tướng Hách nguyên nhung, cầuhôn nàng bị khước từ, bèn nuôi hận sắp đặt mưu kế tiến nàng vào cung để vuachọn phi cho thái tử Trước khi xuống thuyền vào cung, nàng thuyết phục chamẹ nhận người hầu gái thân tín là Thể Vân làm con nuôi phụng dưỡng về già,viết di thư khuyên chàng Song nối duyên cùng em nuôi Gần đến đất kinh kỳ,thuyền dừng ở bến Thiên Tân nàng nhảy xuống sông tự tận Thần Sông báomộng cho người đày tớ của Song Tinh cứu nàng, đưa về quê ở với mẹ chàng ởThục Xuyên Còn Song Tinh thi đỗ trạng nguyên, có gã phò mã họ Đồ muốngả con gái cho chàng nhưng bị từ chối nên bày mưu đẩy chàng đến vùngphong cương để trả thù Chàng dẹp yên biên giới và được vua ban khen Khibiết tin nàng đã tự tận, chàng cũng

Trang 24

nghe lời nàng ký thác, sánh đôi cùng Thể Vân song không chung chăn gối đểtrọn nghĩa với nàng Chàng lại lên kinh đô, lúc về quê thăm mẹ, chàng bất ngờđược gặp mặt cả hai người vợ và rước họ về sum họp, cùng hưởng hạnh phúcđoàn viên.

1.2.3 Tình trạng văn bản

Văn bản Song Tinh Bất Dạ không có nhiều, cho đến nay, chỉ có ba văn

bản chữ quốc ngữ được lưu hành Đó là:

– Truyện Song Tinh, Đông Hồ khảo cứu và sao lục, Nxb Bốn Phương,

Viện Văn nghệ - Hiên cổ lục, Sài Gòn, 1962

– Truyện Song Tinh, Nguyễn Thị Thanh Xuân khảo đính, phiên âm và chú

Một vấn đề nữa mà học giả Hoàng Xuân Hãn đã đưa ra trong lời Dẫn,trên thực tế, văn bản Nôm nay còn thấy không mang tên truyện Tên SongTinh Bất Dạ được xem là không ổn, “vì Song Tinh là họ và tên vai chủ động

trong truyện, mà Bất Dạ chỉ là tự của y mà thôi” [5; 21] Theo Đông Hồ thìcũng có một cơ sở ở Hà Tiên, khi tìm thấy văn bản Nôm in năm Gia Long thì

người ta đã gọi là “Truyện Song Tinh” Trong khóa luận này, chúng tôi chọngọi tên tác phẩm là Song Tinh Bất Dạ, theo cách ghi trong Đại Nam liệt truyệntiền biên - tài liệu cổ nhất ghi chép về tác phẩm.

Trang 26

Chương 2

SONG TINH BẤT DẠ - DẤU MỐC CỦA BƯỚC CHUYỂN ĐỔI TỪ

PHẠM TRÙ CHỮ “TÂM” SANG CHỮ “THÂN”

2.1 Sự chuyển đổi tư duy từ phạm trù chữ “tâm” sang chữ “thân” trongvăn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại Việt hình thành và phát triển là một hành trình dài từhế kỷ X đến hết thế kỷ XIX Trong suốt hành trình đó, các tác giả văn học cónhững bước chuyển về tư duy nghệ thuật Theo nhà nghiên cứu GS Trần ĐìnhSử, tư duy văn học là một tiêu chí để phân kì văn học và thế kỷ XVIII là mộtdấu mốc quan trọng Bởi vậy, ông phân chia văn học trung đại thành hai giaiđoạn lớn: từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII và từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX.Ông khẳng định rằng, cách chia này, phù hợp với tiến trình tự ý thức của conngười trong văn học: “Trước thế kỷ XVIII con người trong văn học chủ yếuđược khẳng định trong các lý tưởng lớn, vì dân tộc, trong đạo đức phong kiếntheo quan điểm Nho giáo hay trong sự siêu thoát với đạo lão, đạo thiền; từ thếkỷ XVIII trở đi con người trong văn học tự khẳng định mình qua các nhu cầusống trần tục” [20; 56] Như vậy, có thể thấy giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỷXVII, tư duy nghệ thuật của các tác giả trung đại hướng đến vấn đề lý tưởnglớn lao về đạo đức, nghĩa vụ hay nói cách khác là hướng đến vấn đề chữ“tâm”; còn giai đoạn sau đó, các tác giả đã chuyển sang vấn đề chữ “thân” tứclà hướng đến ý thức về thân phận khổ đau của cá nhân và những khát vọng vềtình yêu hạnh phúc đôi lứa, nhu cầu trần tục, đời thường nhất của con người

Giai đoạn thế kỉ X – XVII có thể nói là giai đoạn văn học hướng về chữ“tâm” Cái “tâm” của con người thời này phản ánh là lương tâm, nghĩa vụ,trách nhiệm, đạo lí, là hướng tới những vấn đề tư tưởng lớn lao của xã hội,dân tộc, thậm chí là cái tâm siêu nghiệm, đứng ngoài sinh diệt, đau khổ.Những nhu cầu,

Trang 27

khát vọng đời thường thường không được chú trọng, ít nhắc đến mà có nhắcđến cũng không thoát ra được khỏi vòng của chữ “tâm” lí tưởng.

Theo quan điểm của đạo Thiền, thân xác con người chỉ là pháp tướng,là một dạng thức tồn tại của bản thể, thân xác có chết đi cũng chỉ là kết thúcmột dạng thức tồn tại, còn bản thể thì không mất Cái “tâm” của nhà Phật làcái tâm thanh tịnh, hư không, vạn vật, kể cả thân xác mình dầu có hay khôngcũng không quan hệ gì:

“Thân như điện ảnh, hữu hoàn vô,Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô”.

(Thân người như bóng chớp, có rồi lại không,Cây cối đến tiết xuân thì tươi, đến tiết thu lại héo.)

(Thị đệ tử - Vạn Hạnh)“Thân như tường bích dĩ đồi thi,Cử thế thông thông thục bất bi”

(Thân người ta khi đã thành cái xác chết giống như tường vách đổ,

Thì ai đời mà chẳng hoảng hốt, buồn đau.)

(Tâm không - Viên Chiếu)

Người ta coi vô thân mới là chân thân, coi mọi biến đổi của vạn vật nhưkhông, không cần sợ, không kinh ngạc, hơn nữa là có thái độ điềm nhiên, bìnhthản trước cái chết của chúng sinh và của chính mình Thái độ của Phật giáoxem bản thân, cuộc đời con người như huyễn ảnh, không có thực Như vậy, làđã phủ nhận cái thân của chính mình mà chỉ chú trọng đến cái tâm siêunghiệm, hướng đến thoát tục lên với cõi niết bàn

Cũng có khi, người ta thấy văn học Phật giáo cũng có con người giảiphóng cá tính khỏi các giáo điều của Thiền tông như Trần Tung (1230 – 1291)khi trả lời em gái hỏi tại sao ông lại ăn thịt, đã nói : “Phật là Phật, anh là anh.Anh không cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh” Ý nói không cần theo giới

Trang 28

luật quá cứng nhắc, Phật là tâm, tâm là Phật, mình phải an nhiên theo conđường của mình, theo cái tâm của mình Mọi thứ đều xuất hiện với “tâm” và

mất đi với “tâm” Đó là con người “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “Đói thì ănchừ, cơm tuỳ ý/ Mệt thì ngủ chừ, làng không làng! ” làm chủ trong mọi biến

đổi Có thể nói đó là con người tự do nhưng tự do này là tư do hướng nội, tựdo vứt bỏ tất cả để tạo lập một thế giới riêng trong tâm tưởng của riêng mìnhchứ chưa gắn với đời sống thực tại

Đậm đặc hơn, văn học thời kì này chủ yếu phản ánh ý thức của conngười là hướng đến vấn đề đạo đức, lí tưởng lớn theo tư tưởng của Nho giáo.Con người được thể hiện với cái tâm lớn lao là trách nhiệm, nghĩa vụ với đấtnước độc lập, dân chủ, tâm thế sánh ngang tầm vũ trụ thể hiện được chí nợ

tang bồng, công danh “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa/ Gieo thai sơn nhẹtựa hồng mao”, xả thân vì nghĩa lớn:

“Hoành sóc giang san cáp kỷ thuTam quân tỳ hổ khí thôn ngưu Nam nhi vị liễu công danh tráiTu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

(Thuật hoài- Phạm Ngũ Lão)

Tư duy của con người trung đại hướng đến những vấn đề đạo đức nhưchữ “trung” – trung quân ái quốc, cái chí của nhà nho, “Trai thời trung hiếulàm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” (Nguyễn Đình Chiểu) Trongđó không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi, một con người nhân nghĩa, yêu

nước, thương dân Là một nhà nho đích thực nặng mối tiên ưu, “lòng hãy lobền đạo Khổng môn”, ông luôn đeo đẳng lí tưởng: “Bui có một niềm chăngnỡ trễ – Đạo làm con với đạo làm tôi”, mong được đem sức tàn giúp việc đời,trọn đạo vua tôi:

Trang 29

- “Bui một tấc lòng ưu ái cũ,Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.”

(Thuật hứng - IV)- “Còn có một lòng âu việc nước,Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.”

(Thuật hứng - XXIII)Hay như Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà nho cũng mang nặng một “Tấmlòng tiên ưu đến già chưa thôi” Cả cuộc đời vẫn muốn giúp nước, giúp dân

nhưng cuối cùng chỉ biết “thẹn già không có tài”, không đem được tài, sức rađể thực hiện lí tưởng, đạo lí

Xuyên suốt trong văn học trước thế kỉ XVIII, các tác giả là các nhà nhomang trong mình những lý tưởng lớn lao, vĩ đại của xã hội, vấn đề thân phậnvà những khát vọng cá nhân thường không được nhắc đến Con người sốngtheo luân lí đạo đức, theo lí tưởng thời đại thì được coi là chân chính; cònnhững người sống theo xúc cảm, theo những ước muốn trần thế, nhân bản thìbị coi thường, chê trách

Nói như vậy, không có nghĩa là văn học thời kì này không nhắc đến conngười đời thường nhưng nó chỉ xuất hiện như những chấm sáng nhỏ bé Đó là

những lúc Nguyễn Trãi muốn “lại tu thân khác, mặc thi thư” (Mạn thuật XII), muốn an phận, an lòng trở về với thiên nhiên để hưởng thân nhàn “Lềunhàn vô sự ấy lâu đài” (Tự thán - XIV) Hoặc như Nguyễn Bỉnh Khiêm chọnlối sống ẩn dật, khép kín, yên phận “Yên đòi phận, dầu tự tại/ Lành dữ khenchê cũng mặc ai”, tự nhận mình là ngu dại, kém cỏi “Ta dại ta tìm nơi vắngvẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao” Mặc dù, các nhà nho dần ý thức về

-số phận cá nhân, về bản lĩnh con người, muốn được -sống thảnh thơi chomình Song, thân muốn nhàn nhưng tâm không nhàn, họ vẫn bắt buộc mìnhđi theo

Trang 30

khuôn khổ lễ giáo với đạo vua tôi, làm việc lớn, ích quốc lợi dân, chứ khôngphải đi tìm cái lợi cho con người cá nhân của mình.

Sang Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, con người của hoài bão, lí

tưởng cao siêu theo quan niệm Nho giáo dần bị phai nhạt, con người không đitheo lí tưởng, hoài bão lớn lao nữa mà đã hướng đến thể hiện tình yêu trai gái,hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, đời sống và lý tưởng của kẻ sĩ Mặcdù đã hướng tới nhu cầu cơ bản của con người nhưng lại được biểu hiện vớinhững mặt phản diện tiêu cực như: Trình Trung Ngộ tham dục với hồn macây gạo (Nhị Khanh); chàng Hà Nhân đắm chìm với hai hồn hoa Liễu Nương,Đào Nương; Đào Hàn Than với sư Vô Kỷ tham dục sau biến thànhThuồng luồng; Lý tướng quân làm ác bị Diêm Vương trị tội; người con gáiNam Xương chết oan vì chồng ghen bóng ghen gió, v.v Tức là, đã táo bạotrong việc thể hiện cuộc sống cũng như quan niệm cá nhân về con người, lêntiếng đấu tranh cho quyền sống, khát khao hạnh phúc, tự do cá nhân nhưng vềcơ bản quan niệm chủ đạo của Nguyễn Dữ là bảo vệ lễ giáo phong kiến.Những nhu cầu, khát vọng đời thường nhất của con người như tình yêu và chữ“dục” vẫn bị xem khinh, lên án qua các cuộc tình của những giống yêu ma,những kẻ đa dục

Bước sang thế kỷ XVIII đã xảy ra một bước ngoặt lớn trong tư duy, tưtưởng con người, làm nở rộ một dòng văn học nhân đạo, khác với văn họcnhân nghĩa làm chủ đạo trước đó Bước ngoặt làm đổi thay tư duy của conngười ấy là: Trước thế kỷ XVIII con người chỉ được đánh giá trong thang bậccủa đạo lý và ở sức mạnh tinh thần, con người lý trí càng vươn lên khắc phụcđược cá nhân nhỏ bé, phàm tục thì càng có giá trị Sang thế kỷ XVIII tình hìnhđổi thay, dần hướng đến quyền sống của con người đời thường, giá trị conngười thân xác với bao thứ “dục” chính đáng được xem là trung tâm

Khác với con người tinh thần trong văn học mấy thế kỷ trước không biết

đến chữ “thân”, nên không ý thức được rõ rệt ý nghĩa của tuổi trẻ, lúc nào họ

Trang 31

cũng hướng đến một cái tâm cống hiến cho lí tưởng, con người trong văn học

thế kỷ XVIII bắt đầu tự ý thức từ chữ thân, từ tuổi trẻ, từ quyền được sốngcuộc đời thường ân ái vợ chồng Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (bản

Hán văn) và của Đoàn Thị Điểm (bản dịch Nôm) tập trung biểu hiện khátvọng được hưởng hạnh phúc tuổi trẻ, cái phần vật chất nhất của con người.Giờ đây không phải là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ đất nước trướcgiặc ngoại xâm, con người không mang khí thế hào hùng của chí làm traiquyết xả thân vì độc lập tự do của dân tộc nữa Cuộc chiến phi nghĩa của nhànước phong kiến đàn áp khởi nghĩa nông dân khiến con người chỉ thấy sự mấtmát hy sinh, để lại sự cô đơn sầu muộn cho những người vợ ở hậu phương.Người phụ nữ lúc này lên tiếng oán trách, than thở về cuộc sống lẻ loi cô đơnvà thể hiện khao khát tình hạnh phúc gia đình Bao nhiêu chờ mong, khắckhoải đều tập trung vào nỗi lo sợ lỡ tuổi xuân thì, khi nhan sắc đang chừnghoa nở:

- “Gió xuân ngày một vắng tin,Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.”

-“ Thoi đưa ngày tháng ruổi mau,Người đi thấm thoắt qua màu xuân xanh.”

Người phụ nữ ý thức được tuổi trẻ, sắc đẹp của bản thân nên lúc nào

cũng “nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa”, sợ “Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng”,

sợ lỡ mất xuân xanh

Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều vừa là tiếng nói lên án, tố

cáo tính chất vô nhân đạo của chế độ cung nữ trong xã hội phong kiến, vừa làý thức về số phận của người phụ nữ Tác phẩm thể hiện số phận bi thảm củamột người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc nhưng thực chất lại đang chết dầnchết mòn trong bức tường lạnh lẽo của cung vua phủ chúa Họ bị rơi vào cảnh

ngộ “Bỗng không mà hóa ra người vị vong”, có chồng mà sống như một

người góa bụa nên lúc nào cũng xót thương cho số phận bạc bẽo của mình

“Hoa này

Trang 32

bướm nỡ thờ ơ/ Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng” Cô cung nữ ấy luôn

khao khát hạnh phúc ái ân, lo sợ cho nhan sắc, tuổi xuân của mình sẽ tàn tạ và

nguyệt tàn hoa rụng, bị bỏ rơi nàng than thở cho số phân mình: “Nghĩ mình lạingán cho mình/ Cái hoa đã trót gieo cành xiết bao” Nàng lên tiếng căm hờnmột cách đanh thép, mạnh mẽ: “Trên chín bệ có hay chăng nhẽ?/ Khách quầnthoa mà để lạnh lùng” Cung oán ngâm khúc không chỉ là một tiếng nói tố

cáo xã hội phong kiến mà còn là tiếng nói mạnh mẽ đòi cho con người quyềnđược yêu đương, thỏa mãn cuộc sống ân ái riêng tư

Một biểu hiện hiếm có, độc đáo trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIIIlà con người bản trần tục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương Bà là một cá nhân,

cá tính mạnh mẽ, ngang tàng, tự khẳng định mình “Thân này đâu đã chịu giàtom” Thơ bà thể hiện một cách chân thực những khát khao cháy bỏng của

người phụ nữ trong hạnh phúc ái ân Ở đâu, đi đâu bà cũng thấy những quảmít, con ốc nhồi, chiếc quạt, đến việc dệt cửi, đánh đu ngày tết, đến đèo BaDội, mang một ý nghĩa khác của chuyện riêng trong buồng kín của vợchồng:

- “Hai chân đạp xuống năng năng nhắcMột suốt đâm ngang thích thích mau”

(Dệt cửi đêm)- “Quân tử có yêu thì đóng cọc,

Xin đừng mân mó nhựa ra tay.”

(Quả mít)

Bà còn là một người ý thức rất rõ về thân phận và nỗi khổ của ngườiphụ nữ trong xã hội phong kiến Đó là nỗi khổ trong tình cảnh éo le bi kịchcủa những người “lấy chồng chung”, hay “không chồng mà chửa”, Bà đãthét lên một cách mạnh mẽ đòi quyền sống hạnh phúc cho người phụ nữ:

-“Chém cha cái kiếp lấy chồng chungNăm thì mười họa hay chăng chớ,

Trang 33

Một tháng đôi lần có cũng không.Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,

Cầm bằng làm mướn, mướn không công”

(Làm lẽ)- “Quản bao miệng thế lời chênh lệch,Không có, nhưng mà, có mới ngoan.”

(Không chồng mà chửa)

Từ những sự cảm thông, thấu hiểu thân phận khổ đau của người phụ nữtrong xã hội phong kiến và cá tính mạnh mẽ, táo bạo Hồ Xuân Hương đã nóilên khát vọng chính đáng của cá nhân Con người không chịu nhẫn nhục, bịchà đạp, coi thường khi làm trái với khuôn khổ của luật lệ hà khắc nữa màvươn lên đòi hỏi những nhu cầu ái ân, hạnh phúc rất đời thường

Có thể thấy vấn đề chuyển từ chữ “tâm” của lý tưởng sang chữ “thân”của khát vọng đời thường trong văn học trung đại Việt Nam là cả một hànhtrình dài Để tạo được một dòng văn học nhân đạo, hướng đến những khátkhao tình yêu, hạnh phúc cá nhân trần tục trong suốt cả thế kỷ như vậy cần có

một tác phẩm mở màn Song Tinh Bất Dạ với tư cách là một truyện Nôm tài

tử - giai nhân xuất hiện những năm đầu của thế kỷ XVIII, viết về đề tài cangợi tình yêu nam nữ có thể coi là tác phẩm mở đầu và là dấu mốc đánh dấubước chuyển đổi tư duy nghệ thuật của các tác giả trung đại Văn học Việt

Nam từ thế kỉ XVIII bắt đầu từ Truyện Song Tinh Bất Dạ, Truyện Hoa Tiênđến Truyện Kiều là cả một dòng văn học chữ thân mà khởi đầu là Song TinhBất Dạ và Truyện Kiều của Nguyễn Du là sự thể hiện đầy đủ nhất, sâu sắc

nhất Những con người trong truyện Nôm thời kì này không còn là những conngười như văn học chính thống là con người của nghĩa vụ, không có quyềntồn tại như một cá nhân, cá thể với những ham muốn trần thế, mà nó đã phávỡ tính quy phạm để trở thành con người tài tử - giai nhân, chủ động nói lênnhững tâm tư tình cảm hạnh phúc

Trang 34

riêng tư của mình Truyện Song Tinh Bất Dạ hiện diện có vai trò như một dấu

gạch nối, một dấu mốc quan trọng trong trong bước chuyển đổi trong tư duytừ hệ tư tưởng cũ sang hệ tư tưởng mới

2.2 Sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật của Song Tinh Bất Dạ2.2.1 Thể hiện qua khát vọng tình yêu vượt qua lễ giáo phong kiến

Như đã nói ở trên, thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX - giai đoạn pháttriển rực rỡ nhất của truyện Nôm, thời kỳ hoàng kim của thể loại Bên cạnhnhững tác phẩm truyện Nôm bình dân, thời kì này xuất hiện hàng loạt truyệnNôm bác học tài tử - giai nhân mà nội dung chủ yếu là hướng đến chữ “thân”tức là nói về khát vọng tình yêu nam nữ, hạnh phúc lứa đôi; đấu tranh choquyền sống chính đáng của con người; vấn đề số phận con người mà đặc biệtlà số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Trước cuộc sống bị bó buộc trong những khuôn khổ khắc chế của chếđộ phong kiến, con người luôn khát khao được giải phóng để có một tình yêutự do, được hạnh phúc và sống cuộc sống bình đẳng Nhất là trong giai đoạnđất nước xảy ra rất nhiều biến động với những cuộc khởi nghĩa nông dân nổra khắp nơi chống lại chế độ phong kiến mục ruỗng đã thúc đẩy sự vùng lêncủa ý thức cá nhân tự do dân chủ Văn học không còn xuất hiện những conngười lớn lao của lí tưởng đạo đức, hay trốn tránh thực tại mà thay vào đó làcon người sống với hiện thực, với những mong muốn trần tục đời thường, cụthể là khát vọng tình yêu nam nữ vừa truyền thống vừa táo bạo, mạnh mẽ

Truyện Song Tinh Bất Dạ của Nguyễn Hữu Hào được xem là sự khởi đầu của

thể loại truyện Nôm trong thế kỉ XVIII, thể hiện sự thay đổi trong tư duy nghệthuật của các tác giả trung đại

Ở giai đoạn đầu của sự hình thành thể loại, Song Tinh Bất Dạ mang

đúng tính chất của một truyện Nôm tài tử - giai nhân, có nghĩa là mọi biến cốvà kết thúc của truyện đều xoay quanh một chữ “tình” Các tác giả ĐặngThanh Lê,

Trang 35

Bùi Duy Tân, Hoàng Xuân Hãn khi bàn về truyện Song Tinh đều khẳng định:“Truyện miêu tả một cuộc tình duyên tự do vượt ra khỏi sự ràng buộc của lễgiáo phong kiến hẹp hòi và cường quyền cuối cùng kết thúc bằng sự thắnglợi của tình yêu chung thủy”.

Tác giả Nguyễn Hữu Hào đã thành công khi xây dựng mối tình giữa hainhân vật Song Tinh và Nhụy Châu Mặc dù, trong lời Tựa, Hoàng Xuân Hãnđánh giá là “truyện Song Tinh không uyển khúc như Truyện Kiều của NguyễnDu về tình cảm, để lại cho độc giả ấn tượng kém sâu sắc” nhưng mối tình ấyvẫn là một mối tình đẹp, thể hiện khát vọng trong yêu đương rất mạnh mẽ

Thực tế, đến thế kỷ XVII Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã có 5/20

truyện gián tiếp ca ngợi tình yêu tự do nhưng thế giới ấy vẫn là thế giới củanhững con người sống chìm đắm trong bể dục ma quái, mộng mị chưa thực sự

gắn với con người trần tục đời thường Truyện Song Tinh Bất Dạ là truyện mở

đầu của dòng truyện Nôm bác học, hơn nữa lại là truyện tài tử - giai nhân nóichuyện nam nữ yêu nhau, khẳng định khát vọng hạnh phúc lứa đôi theo mộtcách khác gần với cuộc sống thực hơn, qua đó, phần nào thẳng thắn, trực tiếpthể hiện tư tưởng tiến bộ chống lại lễ giáo phong kiến

Trong Song Tinh Bất Dạ, chữ “thân” thể hiện trước hết ở khát vọng về

một tình yêu tự do không theo quan niệm của lễ giáo Nói như vậy, không thểkhẳng định ngay rằng truyện đã phủi sạch trơn hết những vấn đề của đạo đứcNho giáo Vì xuất hiện ở thời kì đầu, trong sự giao thoa giữa hệ tư tưởng cũ và

mới cho nên Song Tinh Bất Dạ vẫn còn dấu ấn truyền thống bởi vẫn học hành

thi cử đậu đạt làm quan, theo chí hướng nam nhi, vẫn làm trọn đạo vua tôi,hoàn thành nghĩa vụ với đất nước, nhưng cái chính là trong tư tưởng của conngười đã dần thay đổi, thoát li, luôn luôn hướng đến tình yêu, hạnh phúc cánhân Điều đó, ngay từ đầu một phần đã thể hiện qua cuộc đối thoại giữa Song

Bà và Song Tinh Nho giáo luôn quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”,

theo ý

Ngày đăng: 11/09/2019, 11:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Du (1984), Truyện Kiều, Đào Duy Anh khảo chứng, hiệu đính và chú giải, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều
Tác giả: Nguyễn Du
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1984
2. Nguyễn Dữ (2001), Truyền kỳ mạn lục, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền kỳ mạn lục
Tác giả: Nguyễn Dữ
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
4. Nguyễn Hữu Hào (1984), Truyện Song Tinh, Nguyễn Thị Thanh Xuân khảo đính, phiên âm và chú thích, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Song Tinh
Tác giả: Nguyễn Hữu Hào
Nhà XB: Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1984
5. Nguyễn Hữu Hào (1987), Truyện Song Tinh, Hoàng Xuân Hãn giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Song Tinh
Tác giả: Nguyễn Hữu Hào
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1987
6. Nguyễn Ngọc Hiền (1998), Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh 1650 - 1700 (Với công cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ 17, trang 267).[Phần phụ lục Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào], Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh 1650 - 1700(Với công cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ 17, trang 267)
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hiền
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
7. Nguyễn Văn Hoa, Thi sĩ Đông Hồ (Hà Tiên) đã có công “phục sinh” tác phẩm lục bát thế kỷ 18 (Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào). URL:h t t p: / / n e w vi e t a r t . c o m / i n d e x 4 . 87 . ht m l Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi sĩ Đông Hồ (Hà Tiên) đã có công “phục sinh” tácphẩm lục bát thế kỷ 18 ("Truyện Song Tinh "của Nguyễn Hữu Hào)
8. Kiều Thu Hoạch (2007), Truyện Nôm - Lịch sử và thi pháp thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Nôm - Lịch sử và thi pháp thể loại
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2007
9. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
Tác giả: Trần Đình Hượu
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1999
10. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1998), Văn học Việt Nam(thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam"(thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII)
Tác giả: Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
11. Đặng Thanh Lê (1979), “Truyện Kiều” và thể loại truyện Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Truyện Kiều” và thể loại truyện Nôm
Tác giả: Đặng Thanh Lê
Nhà XB: Nxb Khoahọc xã hội
Năm: 1979
12. Nguyễn Lộc (2012), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷXIX
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
13. Lê Thị Hồng Minh (2006), Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Song Tinh, Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Song Tinh
Tác giả: Lê Thị Hồng Minh
Nhà XB: NxbĐại học Quốc gia
Năm: 2006
14. Lê Thị Hồng Minh (2008), Đối thoại của nhân vật Truyện Song Tinh, URL:h t t p: // www . l u c b a t . c o m /n e w s .ph p ? i d = 11 0 0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối thoại của nhân vật Truyện Song Tinh
Tác giả: Lê Thị Hồng Minh
Năm: 2008
15. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Văn học trung đại Việt Nam tập 2, Nxb ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trung đại Việt Nam tập 2
Nhà XB: Nxb ĐHSP
16. Nguyễn Thị Nhàn (2006), Nghiên cứu mô hình kết cấu cốt truyện truyện thơ Nôm, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mô hình kết cấu cốt truyện truyệnthơ Nôm
Tác giả: Nguyễn Thị Nhàn
Năm: 2006
20. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
23. Nguyễn Huy Tự - Nguyễn Thiện (1978), Truyện Hoa tiên, Đào Duy Anh khảo đính, chú thích, giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Hoa tiên
Tác giả: Nguyễn Huy Tự - Nguyễn Thiện
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1978
24. Trần Thanh Thủy (2009), Song Tinh Bất Dạ và bước khởi đầu của truyện Nôm bác học, Luận văn thạc sĩ văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Song Tinh Bất Dạ và bước khởi đầu của truyệnNôm bác học
Tác giả: Trần Thanh Thủy
Năm: 2009
17. Nguyễn Thị Nhàn (2009), Thi pháp truyện thơ Nôm và Truyện Kiều, Nxb Đại học Sư phạm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w