1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự đời tư trong văn học việt nam từ sau 1986

201 350 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 1,99 MB
File đính kèm luan van full.rar (3 MB)

Nội dung

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường nhưngày nay, truyện ngắn phù hợp với thị hiếu của độc giả bận rộn khi họ không có nhiều thời gian dành cho việc nhâm nhi chiêm nghiệm một tác ph

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ

HỘI

TẠ HƯƠNG TRANG

PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN

THẾ SỰ - ĐỜI TƯ TRONG VĂN HỌC

VIỆT NAM TỪ SAU 1986

Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS LÊ QUANG HƯNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kếtquả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo tính chính xác và khoa học cao.Các tài liệu tham khảo, trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng Tôi xin chịu hoàntoàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2019

Tác giả luận án

Tạ Hương Trang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành, tôi muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc, chân

thành đến PGS.TS Lê Quang Hưng, người thầy hướng dẫn khoa học tận tình,

luôn sẵn sàng chia sẻ quan điểm, gợi mở nhiều ý tưởng hay, mới lạ, giúp tôi

có thêm nhiều tri thức lý luận và phương pháp tư duy, làm việc khoa học

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Học viện Khoahọc xã hội, phòng Quản lý Đào tạo, các thầy cô trong khoa Văn học đãthường xuyên động viên, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứucủa tôi

Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học HảiPhòng, Khoa Ngữ văn – Địa lí nơi tôi công tác đã giúp đỡ tôi rất nhiều về mặtthời gian để tôi hoàn thành chương trình học và luận án

Cảm ơn bố mẹ, những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạnbè, đã sẻ chia, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thànhluận án

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018

Tác giả luận án

Tạ Hương Trang

Trang 4

MỤC LỤC MỞ

ĐẦU 1

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

1.1 Quan niệm chung về phương thức trần thuật trong truyện ngắn thế sự - đời tư 8

1.2 Tình hình nghiên cứu phương thức trần thuật trong văn xuôi Việt Nam từ sau

1986 17

1.3 Tình hình nghiên cứu phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư từ

sau 1986 26

Chương 2 : TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ - ĐỜI TƯ TRONG SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU 1986 33

2.1 Những tiền đề cho sự phát triển của truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học

Việt Nam từ sau 1986 33

2.2 Khái quát truyện ngắn thế sự - đời tư trong nền văn xuôi Việt Nam từ sau 198656

Chương 3 : ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT, TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG VÀ KẾT CẤU TRONG TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ - ĐỜI TƯ TỪ SAU 1986 71

3.1 Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật 71

3.2 Tổ chức tình huống 92

3.3 Nghệ thuật tổ chức kết cấu 101

Chương 4 : NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ - ĐỜI TƯ TỪ SAU 1986 119

4.1 Ngôn ngữ trần thuật 119

4.2 Giọng điệu trần thuật 132

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Trong quan niệm của lí thuyết tự sự học hiện đại thì tiểu thuyết làthể loại tự sự cỡ lớn, có khả năng miêu tả bức tranh hiện thực rộng lớn và sốphận của một hay nhiều người Trong khi đó, điều làm nên nét khác biệt giữatruyện ngắn với tiểu thuyết hay những thể loại tự sự khác chính là ở chỗ dunglượng ngắn, tập trung miêu tả một sự kiện, một tình huống hoặc một khoảnhkhắc nào đó xảy ra trong cuộc đời của nhân vật Trong loại hình văn xuôi tự

sự, truyện ngắn được đánh giá là một thể loại có tính thích ứng cao với thờiđại nó tồn tại và phát triển Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường nhưngày nay, truyện ngắn phù hợp với thị hiếu của độc giả bận rộn khi họ không

có nhiều thời gian dành cho việc nhâm nhi chiêm nghiệm một tác phẩm.Những ưu điểm kể trên khiến cho truyện ngắn là một trong những thể loại cóthể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thời đại đổi mới, của độc giả sau 1986.Lựa chọn mốc 1986 chúng tôi không chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tácphẩm mà hơn hết đó là mốc thời gian quan trọng diễn ra Đại hội VI của Đảng.Bắt đầu từ đây văn nghệ thực sự được giải phóng kéo theo sự khai phóng cácthể loại khác về cả nội dung và hình thức biểu hiện Mặt khác, đây cũng làmốc thời gian ghi nhận những cách tân đáng chú ý của các thể loại văn học,những tác phẩm truyện ngắn thực sự có giá trị cũng bắt đầu ra đời từ đây

Văn xuôi nói chung, truyện ngắn giai đoạn sau năm 1986 nói riêng thực

sự đã tìm được cho mình một hướng đi mới dù đầy chông gai song lại đạtđược những thành tựu đáng ghi nhận Về nội dung, nó bắt đầu đi sâu vào thếgiới nội tâm của con người để tìm hiểu và khái quát thành tâm lí điển hình củathời đại Những mảng như chiều sâu tâm linh, cõi vô thức hay sự cô đơn bảnthể, cô đơn nghệ sĩ đều được nó nghiêm túc khám phá và sáng tạo Về hìnhthức, khác với quan niệm truyền thống, truyện ngắn sau 1986 không ngừng nỗlực kiếm tìm những phương thức biểu hiện phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của

Trang 6

văn học Bên cạnh những cây bút vẫn kiên trì cách viết truyện truyền thốngthì một loạt các cây bút với ý thức tự làm mới mãnh liệt đã ra đời như:Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương

1.2 Ở một phương diện khác, khi lựa chọn đề tài này, chúng tôi căn cứvào chủ đề và cảm hứng của văn xuôi sau 1986 nổi bật lên ba khuynh hướngchính, đó là: khuynh hướng sử thi, khuynh hướng thế sự - đời tư và khuynhhướng triết luận Trong ba khuynh hướng ấy thì khuynh hướng thế sự - đời tưđược đánh giá là khuynh hướng thu hút nhiều người tham gia viết nhất, trởthành niềm say mê hứng khởi sáng tác ở nhiều cây bút truyện ngắn xuất sắc

Văn học trước 1975 quan tâm đến nội dung “viết cái gì” của các nhàvăn Chính vì thế mà sự tỏa bóng của “chủ nghĩa đề tài” khá rộng lớn trongvăn xuôi Những đề tài như ca ngợi cuộc chiến vĩ đại của dân tộc, những tấmgương người tốt, việc tốt được đề cao còn những đề tài đi sâu vào miêu tả sốphận của cá nhân hay đời sống cá thể riêng biệt thì sẽ bị cấm đoán thậm chínhiều nhà văn bị treo bút trong một thời gian dài vì những gì họ viết ra khôngđúng với tinh thần của thời đại Song sang đến giai đoạn sau 1986, nhờ lờikêu gọi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh mà văn học được “cởi trói” Cảmhứng sử thi tồn tại trong suốt những năm tháng chiến tranh và một vài nămsau đổi mới đã nhường chỗ cho cảm hứng thế sự - đời tư khi con người dầntrở về với cuộc sống thường nhật Lựa chọn cảm hứng này trong sáng tác, cácnhà văn được mặc sức khám phá thế giới muôn hình muôn vẻ với những nhândạng tồn tại trong hiện thực đó Mặt khác, nó cũng chi phối đến các phươngdiện khác thuộc trần thuật học trong tác phẩm mà cụ thể là điểm nhìn trầnthuật, tổ chức tình huống, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu Có thể thấy đây

là một hướng đi dù không có nhiều cách tân quyết liệt về mặt hình thức nhưng

đã khắc tạc trên cây cổ thụ văn chương nỗi đằm sâu của những nhà văn sống

có trách nhiệm và nặng lòng với đời sống con người

1.3 Nếu như văn học giai đoạn trước năm 1975 quan tâm đến nhà văn

Trang 7

thể hiện nội dung gì trong sáng tác của mình, những nội dung ấy có phù hợpvới lí tưởng của thời đại hay không, có giá trị cổ vũ tinh thần và ý chí của conngười trong thời đại ấy như thế nào thì giai đoạn từ sau 1986, cái mà vănhọc và công chúng quan tâm là nhà văn - anh đã làm mới “đứa con tinh thần”của mình như thế nào, nói một cách khác là anh đã có thêm tiếng nói, cáchnói gì Trong xu thế đổi mới, những gì anh viết ra nếu bị coi là cũ kĩ sẽ không

có chỗ đứng trong lòng bạn đọc, vì thế nỗ lực cách tân và làm mới trở thànhtuyên ngôn trong sáng tác của họ Theo đó, nghệ thuật trần thuật trong tácphẩm được đề cao hơn bao giờ hết, nó là “sự trình bày liên tục bằng lời văncác chi tiết, sự kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật mộtcách cụ thể, hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định” (Trần ĐìnhSử) Trong cấu trúc tác phẩm văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng thìtrần thuật bao gồm các yếu tố cấu thành nên một tác phẩm hoàn chỉnh, đồngthời cũng tạo nên một “chất” khác lạ để phân biệt sáng tác của người này vớingười khác, góp phần tạo nên cái “tầm” của nhà văn Nhà văn nếu lựa chọnhình thức trần thuật phù hợp sẽ đem lại hiệu quả trong cách truyền tải nộidung, tư tưởng của tác phẩm

Với những lí do trên, tìm hiểu Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986 chính là một cách để phân

tích, đánh giá đầy đủ những đặc điểm, thành tựu của truyện ngắn Việt Namthời kì đổi mới trên các phương diện: đối tượng, nội dung phản ánh và hìnhthức nghệ thuật Bên cạnh đó chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu củaluận án này sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn đối với công tácnghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và phổ thông

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu, đánh giá đặc điểm phương thức trần thuật của truyện ngắnthế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986 để khẳng định sự thống

Trang 8

nhất biện chứng giữa đối tượng, nội dung biểu hiện với phương thức thể hiệntrong thể loại truyện ngắn, khẳng định rõ thêm thành tựu của văn học ViệtNam thời kì đổi mới.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Đưa ra quan niệm về truyện ngắn thế sự - đời tư từ góc nhìn của líthuyết tự sự học hiện đại, từ sự khu biệt giữa truyện ngắn thế sự - đời tư vớicác khuynh hướng truyện ngắn khác như truyện ngắn theo khuynh hướng sửthi, truyện ngắn theo khuynh hướng triết luận

- Chỉ ra những cơ sở cho sự phát triển của truyện ngắn theo khuynhhướng thế sự - đời tư, tái hiện diện mạo của truyện ngắn theo khuynh hướngnày trong văn học Việt Nam từ sau 1986

- Phân tích những đặc điểm của phương thức trần thuật qua các phươngdiện như: điểm nhìn trần thuật, cách tổ chức tình huống, kết cấu

- Phân tích những đặc điểm của phương thức trần thuật qua ngôn ngữ

và giọng điệu trần thuật

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án của chúng tôi tập trung nghiên cứu thể loại truyện ngắn trongvăn học Việt Nam hiện đại (từ sau 1986 đến nay) Từ những khảo sát trênthực tế tác phẩm, chúng tôi phân loại truyện ngắn thành 3 khuynh hướng: sửthi, thế sự - đời tư và triết luận Cảm hứng sáng tác chủ đạo là tiêu chí đểchúng tôi phân loại truyện ngắn thành các khuynh hướng như vậy Trong đóchúng tôi đặc biệt quan tâm tìm hiểu sự vận động và phát triển của truyệnngắn thế sự - đời tư, lí giải những đặc điểm riêng của thể tài truyện ngắn nàytrên cơ sở những lí thuyết chung về thể loại Luận án tập trung vào phươngthức trần thuật bao gồm: điểm nhìn trần thuật, tổ chức tình huống, kết cấu,ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

Trang 9

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi dành sự quan tâm đến một số tập truyệnngắn, tuyển tập truyện ngắn đã được xuất bản của các nhà văn tiêu biểu nhưNguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư,Nguyễn Thị Thu Huệ và một số cây bút trẻ có truyện ngắn đạt giải từ sau

1986 đến nay đã được in trong các tuyển tập

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, để thấy được sự vận động vàphát triển của truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986,chúng tôi mở rộng phạm vi nghiên cứu tới truyện ngắn trước và sau 1986 để

có cái nhìn đối sánh và sâu hơn về đối tượng

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận

Luận án của chúng tôi chủ yếu sử dụng lí thuyết tự sự học hiện đại Từ

cơ sở lí thuyết này, chúng tôi quan niệm truyện ngắn thế sự - đời tư như mộtthể tài cơ bản của thể loại truyện ngắn Ngoài ra chúng tôi tiếp cận truyệnngắn thế sự - đời tư từ góc độ trần thuật học trong khảo sát, phân tích, kháiquát hóa, làm rõ hơn các yếu tố về hình thức biểu hiện như điểm nhìn, tìnhhuống, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu Mỗi yếu tố cụ thể đó mang nét riêng,tạo ra đặc trưng khu biệt truyện ngắn thế sự - đời tư trong tiến trình vận động

và phát triển của văn học Việt Nam đương đại

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành các nhiệm vụ khoa học đã xác định trước, chúng tôi vậndụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

4.2.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để phân tích vị trí, nhữngđặc điểm thuộc phương thức trần thuật của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986trên cơ sở ấy đi đến những kết luận mang tính tổng hợp nhất, khái quát nhất

về truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986

Trang 10

4.2.2 Phương pháp hệ thống

Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu để xemxét, phân tích truyện ngắn về đề tài thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từsau 1986 trong hệ thống chung sự vận động, đổi mới của nền văn học ViệtNam đặc biệt của văn xuôi sau 1986 Đồng thời xem xét, nghiên cứu phươngthức trần thuật của truyện ngắn về đề tài này như một hệ thống

4.2.3 Phương pháp so sánh

Để khẳng định phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tưtrong văn học Việt Nam từ sau 1986 có những nét riêng, độc đáo, chúng tôi đốichiếu, so sánh với truyện ngắn cùng thể tài ở thời kì trước đó và so sánh vớitruyện ngắn thuộc các đề tài khác thời kì từ sau 1986

-4.2.6 Phương pháp thống kê - phân loại

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình khảo sát các tác phẩmtruyện ngắn thế sự - đời tư tiêu biểu từ sau 1986 nhằm có những cứ liệu xácđáng cho các luận điểm

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Luận án cung cấp cái nhìn hệ thống về truyện ngắn Việt Nam giaiđoạn sau 1986 trong bước chuyển của lịch sử văn học, góp phần khẳng địnhmối quan hệ biện chứng giữa nội dung phản ánh, kiểu nhân vật với phươngthức trần thuật trong thể loại này

Trang 11

- Luận án là công trình đầu tiên tìm hiểu và phân tích một cách tươngđối toàn diện, có hệ thống về đặc điểm phương thức trần thuật của truyệnngắn viết theo khuynh hướng thế sự - đời tư trong văn xuôi Việt Nam từsau 1986.

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lí luận

Bằng việc phân tích phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời

tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986, luận án góp phần làm sáng tỏ ý nghĩacủa lí thuyết tự sự học hiện đại

Xét về mặt cấu trúc loại hình, từ việc phân tích, đánh giá truyện ngắnthế sự - đời tư luận án góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa quan niệmnghệ thuật về hiện thực, con người với các phương diện thuộc thuộc phươngthức trần thuật của thể loại

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Với đề tài này, luận án đã khảo sát, khái quát, tổng kết bước đầu cáckhuynh hướng truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 trong đó nổi bật là khuynhhướng thế sự - đời tư Từ đó, làm sáng tỏ sự vận động, phát triển, thành tựu vàhạn chế của thể loại truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại

Bên cạnh đó, luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho nhữngngười làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập, những ai quan tâm

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án có nội dung chính gồm 4chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Truyện ngắn thế sự - đời tư trong sự vận động, phát triển của văn học Việt Nam từ sau 1986

Chương 3: Điểm nhìn trần thuật, tổ chức tình huống và kết cấu trong truyện ngắn thế sự - đời tư từ sau 1986

Chương 4: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật của truyện ngắn thế

sự - đời tư từ sau 1986

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự

cỡ nhỏ Nội dung của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đờisống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắnđược viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [94; tr.370]

Song hành cùng sự phát triển của xã hội, truyện ngắn là một trongnhững thể loại có lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp Sự biến động của xãhội qua từng thời kì lịch sử phát triển của loài người kéo theo sự vận động vàbiến đổi của truyện ngắn thế giới nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng

Từ đầu thế kỉ XX đến nay, truyện ngắn hiện đại Việt Nam có những thay đổitheo hướng tích cực để thích ứng với sự đổi thay của thời đại, đặc biệt từ thời

kì sau 1986, nó đã chứng tỏ là một thể loại có khả năng dung hòa được vớinhịp sống hối hả và bao quát được những vấn đề đặt ra trong xã hội ngày nay

1.1 Quan niệm chung về phương thức trần thuật trong truyện ngắn thế sự - đời tư

1.1.1 Khái niệm truyện ngắn thế sự - đời tư

Do tác động của hoàn cảnh chiến tranh, nội dung ưu tiên hàng đầu trongcác tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 là những biến cố lịch sửtrọng đại, nhiệm vụ của đời sống chính trị Khuynh hướng sử thi vì thế nổi lênnhư một khuynh hướng tiêu biểu và duy nhất của văn học giai đoạn này Sauđổi mới, văn xuôi từng bước thoát ra khỏi áp lực của “chủ nghĩa đề tài” bằngkinh nghiệm cá nhân đột phá vào các vùng hiện thực mới, chủ quan hóa cáchnhìn đối với những hiện thực vốn quen thuộc Giá trị tác phẩm bây giờ khôngcòn phụ thuộc vào đề tài nữa mà do cách xử lí nghệ thuật của nhà văn quyếtđịnh Tương ứng với các mảng hiện thực lớn cùng cảm hứng sáng tác của nhàvăn là những khuynh hướng: sử thi, thế sự - đời tư và triết luận Trong luận ánnày, chúng tôi đặc biệt dành sự quan tâm đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu truyện

Trang 13

ngắn thế sự - đời tư, lí giải những nguyên nhân hình thành, phát triển và sức hút mạnh mẽ của khuynh hướng này đối với các nhà sáng tác.

Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa thế sự là “việc

đời” Theo cách hiểu khái quát đó truyện ngắn thế sự là truyện ngắn viết vềcuộc sống đời thường, về thế thái nhân tình, về con người của thực tại.Những truyện ngắn viết theo khuynh hướng này chú ý khẳng định giá trị thẩm

mĩ của cái đời thường, khám phá mọi phức tạp, éo le và cả cái cao quý trênhành trình đi tìm sự sống và hạnh phúc của con người Thế sự làm cho truyệnngắn giàu tính thời sự, mở rộng phạm vi phản ánh của hiện thực đời sống.Đây là một thể tài đã có truyền thống trong lịch sử văn học dân tộc Từ cácbậc đại thi hào xưa như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến đãkhéo léo đưa vào trong sáng tác của mình bức tranh xã hội đương thời với sựthối nát của giai cấp thống trị và nỗi bi thương của những người dân nghèokhổ Khuynh hướng này chỉ bị chững lại những năm 1945 - 1975 do văn họcdành sự ưu tiên cho những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi, phù hợp vớihoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ Sang đến giai đoạn 1975, cảm hứng này tiếp

tục được “phục sinh” và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết Bàn về thế

sự là bàn đến các nội dung: đặc tả bức tranh hiện thực đời sống muôn mặt

(hiện thực lớn - cuộc sống lao động kiến thiết và khôi phục đất nước; hiệnthực nhỏ - cuộc sống hàng ngày của mỗi con người) đồng thời đặc sắc củanhững sáng tác viết theo khuynh hướng này còn ở chỗ nó phát hiện ra nhữngkhiếm khuyết trong cơ chế xã hội thời mở cửa, dóng lên hồi chuông cảnh báokịp thời qua những mảnh hiện thực bị cắt rời, nham nhở

Đời tư hay đời sống cá nhân được hiểu là “cuộc sống của một cá nhân,

đặc biệt được xem như toàn bộ sự lựa chọn cá nhân góp phần nhận dạng tính

cách một người” (Theo Từ điển Wikipedia tiếng Việt) Truyện ngắn mang cảm

hứng đời tư là truyện ngắn về số phận con người cá nhân Nó hướng đến đờisống tinh thần phong phú, phức tạp của con người với những ham mê, dục

Trang 14

vọng thường tình, những khắc khoải về số phận, những cảm xúc gần gũi, đờithường Những tác phẩm thuộc khuynh hướng này thường lấy đề tài trực tiếp

từ đời sống hiện tại Điểm tựa cho kết cấu không phải là các biến cố lịch sử

mà là những chuyện hàng ngày, những quan hệ nhân sinh muôn thuở, nhữngứng xử có tính phổ biến hay đột biến của con người Qua đó nhà văn săn tìm

ý thức về nhân cách Con người cá nhân, có lẽ, đã xuất hiện trong các thiphẩm của các thi nhân từ rất lâu và có thể xem giai đoạn 1930 - 1945 với sựxuất hiện của phong trào Thơ mới đã đánh dấu sự thức tỉnh và ý thức về bảnthể mạnh mẽ nhất: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất - Không có chi bè bạnnối cùng ta” (Xuân Diệu) Giai đoạn 1945 - 1975 do hoàn cảnh đặc thù conngười cá nhân chìm khuất nhường chỗ cho con người cộng đồng, lịch sử gọitên những người anh hùng mang những nét đẹp thời chiến trận, sử thi phủ lêncác sáng tác văn học tấm áo choàng của lịch sử, số phận của mỗi cá nhân nhưmột lẽ tất yếu, trùng khít với số phận của cộng đồng Câu hỏi “ta vì ai?” vì thếđược ưu tiên hàng đầu Khi cuộc sống trở về nhịp quay bình thường như nóphải có, văn học trở về với đời sống cá nhân đó là một quy luật tất yếu Vănhọc sau 1975 lấy con người làm tâm điểm soi chiếu lịch sử Con người từđiểm nhìn lí tưởng hóa được đặt vào điểm nhìn thế sự, đời tư Dòng chảy đờithường ở thời đại ý thức cá nhân phát triển tạo cho con người một diện mạomới; phong phú, phức tạp, nhiều bí ẩn và nhà văn trong nỗ lực khám phá,chiếm lĩnh đời sống nhận ra mỗi cá thể là “một tiểu vũ trụ” không thể biết hết,không thể biết trước Để con người hiện diện với các quan hệ nhân sinh cụthể, nhiều chiều, đó là cách xử lí phổ biến Con người đời thường với những

ẩn mật, khuất lấp hiện lên muôn màu muôn vẻ: thực trạng nhân tính suy thoái,con người ham mê dục vọng tầm thường, con người chìm sâu vào hào quangquá khứ nhưng tiêu biểu và nổi bật hơn cả chính là con người tìm được cáchkhẳng định giá trị tự thân của mình, nói khác đi là con người có giá trị tự thân.Đây được xem như là một trong những phát hiện mang tính nhân bản về con

Trang 15

người của các nhà văn giai đoạn này.

Từ những điều đã trình bày ở trên có thể hiểu truyện ngắn thế sự - đời

tư là truyện ngắn viết về cuộc sống hàng ngày và số phận của mỗi con người

cá nhân trong dòng chảy vô thường ấy Sáng tác theo khuynh hướng thế sự đời tư, người cầm bút xem cuộc sống hàng ngày đang diễn ra là đối tượngsinh động và thú vị, số phận con người cá nhân là một đích đến của vănchương Nói cách khác, nó chứng tỏ tinh thần nhân bản và ý thức dân chủ củanhà văn Sự phát triển của khuynh hướng văn học này gắn với những thay đổitrong quan niệm về đối tượng, chức năng của văn chương, những thay đổitrong hứng thú sáng tác của nhà văn và tâm thế tiếp nhận của công chúng.Thể tài này không phải đến văn học sau 1975 mới có mà nó đã manh nha hìnhthành thậm chí có thời kì phát triển đạt được nhiều thành tựu trước đó Tuynhiên sự vận động của thể tài truyện ngắn này thăng giáng theo nhịp chuyểndời của lịch sử và để đến thời kì sau đổi mới, hội tụ đầy đủ các yếu tố thuậnlợi, nó một lần nữa được phục hồi và hứa hẹn sẽ có những thành tựu đángmong đợi

-Trong luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm truyện ngắn thế sự - đời tưnhư một công cụ khảo sát diện mạo một thể loại văn học dưới góc nhìn thểtài Cho nên, truyện ngắn thế sự - đời tư trước hết cũng mang những đặc trưngthi pháp của thể loại truyện ngắn, một thể loại tự sự hiện đại độc đáo Thứnữa, nó khai thác thể tài thế sự - đời tư dưới một góc nhìn, cách tiếp cận riêng,mang hơi thở của lịch sử, thời đại, những tìm tòi, sáng tạo và tư tưởng riêngcủa nhà văn Xét đến cùng, truyện ngắn thế sự - đời tư cũng là một loại hìnhdiễn ngôn tự sự gắn liền với thế giới quan, nhân sinh quan, sản phẩm của mộthình thái ý thức xã hội, lịch sử mà nền tàng là tinh thần dân chủ, nhân văn, đốithoại, hoài nghi Thực tế đây không hẳn là một khái niệm mới mà chúng tôi đinghiên cứu một thể loại trong tiến trình lịch sử văn học, chịu ảnh hưởng trongcác tiêu chí phân chia của trường phái Pospelov Với khái niệm công cụ này,

Trang 16

chúng tôi sẽ có dịp tìm hiểu kỹ hệ thống thi pháp của thể tài truyện ngắn này

ở nhiều cấp độ, phương diện như trần thuật, kết cấu, ngôn ngữ, để thấy nhữngthành tựu, đóng góp, cả hạn chế, nhược điểm, nhưng quan trọng hơn là sự vậnđộng, phát triển của thể tài trong lịch sử văn học và sự sáng tạo của các nhàvăn đổi mới

1.1.2 Quan niệm chung về phương thức trần thuật

Với bất cứ tác phẩm nào thuộc loại hình tự sự (truyện) thì trần thuậtluôn là yếu tố then chốt, phương diện cơ bản Theo đó, trần thuật thường đượchiểu là “việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sựkiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định”[94; tr.364] Cho nên, có thể nói rằng trần thuật chính là việc tổ chức tácphẩm tự sự theo một điểm nhìn, cách nhìn nhất định Trần thuật gắn liền vớitất cả các yếu tố trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm như bố cục, kết cấu,

tổ chức không gian, thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu Nó là một hệ thống tổchức phức tạp “nhằm đưa hành động, lời nói của nhân vật vào đúng vị trí của

nó để người đọc có thể lĩnh hội theo đúng ý định tác giả (mối quan hệ giữacâu chuyện và cốt truyện)” [94; tr.364]

Việc trần thuật bao giờ cũng gắn với một người kể và điểm nhìn nhấtđịnh Một tác phẩm tự sự có thể được kể theo người kể chuyện ở ngôi thứ ba,đứng ngoài quan sát, ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ nhất, tự thuật Điểm nhìn trầnthuật có thể thay đổi linh hoạt, đan cài, di chuyển, luân phiên trong một tácphẩm Có nhiều cách trần thuật gắn với người trần thuật như trần thuật ở ngôithứ ba khách quan, trần thuật theo ngôi thứ nhất do một nhân vật trong tácphẩm đảm nhiệm, trần thuật bằng dòng ý thức, độc thoại nội tâm Mỗi điểmnhìn này gắn với một tọa độ không gian, thời gian tạo thành trường nhìn, thểhiện cách nhìn, cách cảm, lập trường, tư tưởng của người trần thuật và của tácgiả Mỗi sự thay đổi sẽ đem đến một sắc thái, bình diện miêu tả, tái hiện, haytái tạo thế giới khác nhau, đem đến cảm xúc, ý nghĩa đa tầng lớp Ngoài ra,

Trang 17

cách thành phần trần thuật còn gồm không gian, thời gian, giọng điệu, ngônngữ, tiết tấu, nhịp điệu… Những yếu tố này tương tác, kết hợp hài hòa tạo nêncấu trúc trần thuật nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Tuy nhiên, hai yếu tố thenchốt liên quan đến phương thức trần thuật là người kể chuyện và điểm nhìntrần thuật.

Người kể chuyện hiểu theo nghĩa đen chính là người kể câu chuyện chongười đọc nghe Đây là nhân vật trung tâm của tự sự vì trên danh nghĩa toàn

bộ văn bản tự sự là sản phẩm của họ tạo ra Bản thân người kể chuyện với cácyếu tố về chỗ đứng, điểm nhìn, cách thức kể lại câu chuyện sẽ tác động mạnhđến cấu trúc truyện kể cũng như mạch truyện trong tác phẩm Người kểchuyện có vị trí, vai trò đặc biệt trong nghệ thuật tự sự Nó chính là mộtphương diện quan trọng thể hiện chủ thể, bởi thái độ của người kể chuyện vớithế giới câu chuyện được kể thống nhất, hoặc ít nhất cũng thống nhất ở mộtphần, một phương diện nào đó với quan điểm, với lập trường tư tưởng của tácgiả Vì vậy, mỗi loại hình diễn ngôn tự sự đều phải xây dựng một người kểchuyện đặc thù để kể câu chuyện mà chủ thể muốn gửi tới đối tượng tiếpnhận R.Barthes từng nói “tự sự là cái có thể chuyển ngữ được mà không phảichịu một tổn hại cơ bản nào”, và vai trò chuyển ngữ ấy đặt lên người kểchuyện, điểm khác biệt cơ bản của tác phẩm tự sự với một bài thơ trữ tình haymột diễn ngôn triết học

Trong hệ thống trần thuật của một diễn ngôn tự sự, mối liên hệ giữa cácyếu tố người kể chuyện - nhân vật - người nghe được thiết lập trong mộtchỉnh thể của chiến lược giao tiếp thể loại Mối quan hệ hoàn chỉnh của bayếu tố đã đặt ra một vấn đề khác gắn bó chặt chẽ với người kể chuyện - vấn

đề điểm nhìn Mỗi nhân vật người kể chuyện bao giờ cũng gắn với một vị trí,một chỗ đứng nhất định trong không, thời gian, trong mô hình cấu trúc truyện

kể của thể loại, tạo nên những điểm nhìn khác nhau Như vậy, điểm nhìn nghệthuật gắn liền với người kể chuyện Nó thể hiện rõ vị trí của người kể với câu

Trang 18

chuyện được kể, từ đó xác định quyền năng của người kể chuyện trong tácphẩm Do đó, điểm nhìn nghệ thuật gắn với cái nhìn của chủ thể, mối quantâm của anh ta với các vấn đề được kể, tạo ra cái nhìn nghệ thuật cho tácphẩm Mỗi điểm nhìn thể hiện một vai, vị thế phát ngôn nào đó của chủ thể.Trong nghệ thuật tự sự, vấn đề điểm nhìn thuộc về các kỹ thuật, nguyên tắc tự

sự Nó là một trong những vấn đề then chốt của kết cấu tác phẩm, “cung cấpmột phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và nhận ra đặcđiểm phong cách ở trong đó” [94; tr.113] Tuy nhiên, nhìn từ hệ hình cấu trúcvăn bản tự sự, nghệ thuật kể chuyện có ba điểm nhìn: điểm nhìn nhân vật,điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn của người đọc Khi truyện kể trởnên phức tạp hơn thì điểm nhìn thứ tư nảy sinh từ sự khác biệt rõ rệt giữangười kể chuyện và tác giả

Trong tác phẩm tự sự, điểm nhìn có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố cơbản nhất tạo nên phương thức trần thuật của văn bản, là phương tiện để tổchức, kết cấu văn bản nghệ thuật Do đó, dựa vào việc sử dụng điểm nhìn mà

người ta phân chia ra nhiều phương thức tự sự/ trần thuật khác nhau Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “phương thức trần thuật được cấu thành bởi sự

phối hợp giữa tiêu cự trần thuật và cách kể” [94; tr.267] Tiêu cự trần thuật cóthể chia thành hai loại: trần thuật biết hết - điểm nhìn toàn tri vầ trần thuậttheo điểm nhìn nhân vật - điểm nhìn hạn tri Còn tư cách kể gắn với người kểchuyện nên có thể chia thành người kể lộ diện (kể theo ngôi thứ nhất) hoặcngười kể ẩn tàng (kể theo ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ hai)

Có rất nhiều quan niệm chia phương thức trần thuật thành nhiều loạihình khác nhau Song trên những điểm dị biệt vẫn có nét đại đồng là chủ yếudựa vào cách kể ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, gắn với cái nhìn toàn tri vàhạn tri, người kể lộ diện và ẩn tàng Theo đó, nhìn chung, chúng ta có thể chiathành một số phương thức sau:

1 Kể theo ngôi thứ ba, khách quan, người kể biết hết, tiêu cự bằng

Trang 19

không.

Trang 20

2 Kể theo ngôi thứ ba, người kể biết hết, có bình luận.

3 Kể theo ngôi thứ ba, chủ quan do vận dụng điểm nhìn của nhân vật(tiêu cự bên trong)

4 Kể theo ngôi thứ nhất của người kể bàng quan, đứng ngoài

5 Kể theo ngôi thứ nhất có bình luận

6 Kể theo ngôi thứ nhất mang điểm nhìn của người trong cuộc [94;tr.267-268]

Bản thân sự phân chia thành các phương thức trần thuật trên đây đã thểhiện quá trình vận động, phát triển của thể loại tự sự trong lịch sử văn học.Khảo sát nghệ thuật tự sự trong tiến trình văn học chúng tôi nhận thấy phươngthức trần thuật theo ngôi thứ ba xuất hiện khá sớm, từ trong văn học dân gian

và trung đại, còn phương thức trần thuật theo ngôi thứ nhất, từ điểm nhìn bêntrong xuất hiện muộn hơn, bắt đầu từ các tác phẩm văn học hiện đại Ngaytrong cùng một phương thức trần thuật theo ngôi thứ ba thì các tác phẩm tự sựdân gian, trung đại chủ yếu theo các phương thức 1 và 2, phương thức 3 đếnthời cận, hiện đại mới có Bởi chỉ khi xuất hiện ý thức cá nhân mạnh mẽ, rõrệt, biểu hiện trực tiếp, cụ thể thì điểm nhìn bên trong mới được sử dụng trongnghệ thuật tự sự, để kể truyện đời và truyện của mình bằng góc nhìn, kinhnghiệm, tư tưởng của cá nhân Khái niệm “tiêu cự” trong phương thức trầnthuật giúp khu biệt được đặc trưng của từng thời kỳ, giai đoạn văn học khácnhau có cùng một hình thức trần thuật: ví dụ như việc trần thuật theo ngôi thứ

ba trong văn học trung đại và hiện đại

1.1.3 Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, đời tư

Tìm hiểu phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư, chúngtôi vẫn sử dụng khái niệm phương thức trần thuật và các hình thức phươngthức trần thuật của tự sự nói chung Tuy nhiên, khảo sát một thể loại tự sự cỡnhỏ là truyện ngắn, gắn với thể tài thế sự - đời tư trong bối cảnh văn học ViệtNam những năm đổi mới (từ sau 1986), chúng tôi xem xét những phương

Trang 21

thức trần thuật đặc trưng được sử dụng, lý giải cặn kẽ hơn về các phương thứctrần thuật đó Từ đó, chúng tôi sẽ bước đầu nhận diện đặc trưng thể loại gắnvới thể tài sẽ chi phối đến hệ thống thi pháp, ngôn ngữ nghệ thuật, mà với tự

sự thì quan trọng bậc nhất vẫn là trần thuật, sự kể, cách kể, chiến lược kể

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mở rộng khảo sát, tìm hiểu mọi yếu tố chiphối đến các phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư như tìnhhuống/ sự kiện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu… để có cái nhìn toàn tri, đachiều, thấu đáo, đặt phương thức trần thuật trong chỉnh thể tổ chức nghệ thuậtcủa tác phẩm tự sự Do đó, khái niệm phương thức trần thuật của truyện ngắnthế sự - đời tư được hiểu linh động, mang tính chất công cụ như một cách tiếpcận thể loại văn học này trong giai đoạn văn học đổi mới Từ đó, chúng tôi đikhu biệt, chỉ ra những đặc điểm riêng, mang tính đặc thù trong nghệ thuật trầnthuật của truyện ngắn thế sự - đời tư với các kiểu thể tài khác như lịch sử, khubiệt trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư trong giai đoạn văn học đổi mớisau 1986 với truyện ngắn nói riêng và các thể loại tự sự nói trong trong giaiđoạn văn học sử thi 1945-1975

Vì thế, chúng tôi không định nghĩa duy danh hay đưa ra khái niệm mới.Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư là yếu tố hạt nhân, đặctrưng nổi bật để chúng tôi tìm hiểu, khảo sát, diễn giải và tái hiện một phầndiện mạo của thể loại trong sự vận động của một giai đoạn văn học có nhiềubiến đổi mang tính bước ngoặt Và việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu cácphương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư thời kỳ từ sau 1986 đếnnay cũng là một cách thay đổi tọa độ, điểm nhìn, phương pháp tiếp cận cáchiện tượng trong lịch sử văn học: không đi theo lối mòn của lý thuyết phảnánh mà tìm hiểu bề sâu cấu trúc thể loại trong sự phát triển, thay đổi Do đó,trần thuật là một cách thức đặc sắc, đặc thù và hữu dụng nhất để tái tạo hiệnthực trong các truyện ngắn, thể loại vẫn được coi là khái quát thế giới từ mộtlát cắt, khoảnh khắc

Trang 22

1.2 Tình hình nghiên cứu phương thức trần thuật trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1986

Vào những năm đầu của thế kỉ XX, phương thức trần thuật trong cáctác phẩm tự sự đã được giới nghiên cứu nước ta quan tâm và chú ý Theo cách

hiểu truyền thống mà Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa, phương thức trần

thuật được hiểu là: “Phương thức trần thuật được cấu thành bởi sự phối hợpgiữa tiêu cự trần thuật và tư cách kể Tiêu cự trần thuật có thể chia thành hailoại: trần thuật biết hết và trần thuật theo điểm nhìn nhân vật Tư cách kể cóthể chia thành người kể lộ diện (kể theo “ngôi thứ nhất”) hoặc người kể ẩntàng (kể theo “ngôi thứ ba” hoặc “ngôi thứ hai”) Hai yếu tố này kết hợp vớinhau tạo thành các phương thức tự sự khác nhau theo quan điểm của từngchuyên gia ” [94; tr.267] Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôithấy phương thức trần thuật được phát triển theo nghĩa rộng hơn chứ không

chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của “ngôi kể” mà Từ điển thuật ngữ văn học đã

nêu Khái niệm phương thức trần thuật mà chúng tôi sử dụng là một phươngdiện cơ bản của tự sự, bao gồm rất nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức và cấutrúc một văn bản Ở đây, chúng tôi bước đầu ghi nhận một số xu hướng nghệthuật trần thuật của truyện ngắn đương đại như sau: sự đa dạng hóa điểm nhìntrần thuật; sự gia tăng hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất; ngôn ngữ trầnthuật giàu chất hiện thực đời thường; nhịp điệu trần thuật nhanh, tính thôngtin cao; truyện ngắn vận dụng nhiều hình thức trần thuật, trong đó tính chất đathanh của giọng điệu trần thuật biểu hiện ở sự đan cài các giọng điệu khácnhau Khác với văn học các giai đoạn trước, ta sẽ bắt gặp trong truyện ngắn từsau 1986 đến nay những chất giọng đặc biệt, đặc trưng như: giọng điệu mỉamai, châm biếm, giọng điệu hoài nghi bên cạnh những chất giọng truyềnthống như giọng khách quan, giọng ngợi ca,

Trong lí thuyết tự sự học thì phương thức trần thuật là một phạm trùnghiên cứu khá phức tạp Nó bắt đầu manh nha từ chủ nghĩa hình thức Nga,

Trang 23

ngôn ngữ học Saussure, trường phái Praha, trường phái Tân Aristotle, triết học phân tích, kí hiệu học, hậu cấu trúc chủ nghĩa

Vào những năm 1960 - 1970 ở Pháp được ghi nhận là mốc thời gianđánh dấu lĩnh vực nghiên cứu về tự sự học Là một phương diện cơ bản củaloại hình tự sự, việc tìm hiểu phương thức trần thuật giúp chúng ta hiểu đượcphương diện cấu trúc của tác tác phẩm Về bản chất, đó là việc giới thiệu kháiquát, miêu tả đối với một sự kiện, hoàn cảnh và nhân vật theo cách nhìn củamột người trần thuật nhất định

Nghệ thuật trần thuật là một hiện tượng lý thuyết khá phức tạp cầnnhiều sự kiến giải thỏa đáng Từ thế kỉ XIX về trước thường xuất hiện trongvăn bản tự sự là kiểu trần thuật khách quan, do một người trần thuật “toàn tri”

kể theo ngôi thứ ba Bắt đầu sang thế kỉ XX ghi nhận thêm kiểu trần thuậttheo ngôi thứ nhất xưng “tôi” kể chuyện mình hoặc chuyện mà mình đượcchứng kiến

Phương thức trần thuật là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phầnnhưng do điều kiện thời gian và giới hạn của đề tài nên chúng tôi sẽ tìm hiểunghệ thuật tổ chức trần thuật ở các phương diện và hình thức trần thuật như:ngôi kể và điểm nhìn trần thuật; cách tổ chức tình huống, kết cấu; ngôn ngữ

và giọng điệu trần thuật

Phương thức trần thuật là một vấn đề quan trọng của lý thuyết tự sự đã

và đang thu hút và nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong vàngoài nước Ở đây, trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi xin được đềcập đến một vài công trình nghiên cứu của các lí thuyết gia nổi tiếng có ýnghĩa định hướng về mặt lí thuyết đối với công trình của chúng tôi

Một số nghiên cứu ngoài nước

Trước hết, ở nước ngoài, người có công đầu trong việc nghiên cứu nghệthuật tự sự phải kể đến là P.Lubbock, một nhà nghiên cứu người Anh Trong

tác phẩm Nghệ thuật văn xuôi, ông đã đưa ra bốn hình thức trần thuật cơ bản.

Trang 24

Hình thức trần thuật thứ nhất có tên gọi: “toát yếu toàn cảnh” có đặc điểm là

sự xuất hiện của người trần thuật toàn tri, có quyền quyết định số phận cácnhân vật của mình Hình thức trần thuật thứ hai có tên gọi là: “người trầnthuật kịch hóa” có đặc điểm người trần thuật đứng ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”

kể lại câu chuyện mà mình được chứng kiến hoặc chính bản thân mình đã trảiqua Hình thức trần thuật thứ ba có tên gọi: “ý thức kịch hóa” cho phép miêu

tả đời sống nội tâm phức tạp, sự giao tranh những xúc cảm tâm lí của nhânvật Cuối cùng là hình thức trần thuật thứ tư có tên: “kịch thực thụ” gần vớitrình diễn sân khấu bởi vì ở đây trần thuật được đưa ra dưới dạng một cảnhdiễn trên sân khấu, người đọc chỉ có thể thấy được nhân dạng và các cuộc đốithoại của nhân vật mà không hiểu gì về đời sống nội tâm Và trong quan niệmcủa mình, P.Lubbock coi hình thức trần thuật này là hình thức hoàn hảo nhất

N.Fridman trong tác phẩm Điểm nhìn trong tiểu thuyết đã đưa ra một

sự phân loại tương đối chi tiết về người kể chuyện Thứ nhất là hình thứcngười kể chuyện “toàn năng biên tập”, người kể chuyện xuất hiện trong vai

“nhà xuất bản - nhà biên tập”, họ biết tất cả và có khả năng xâm nhập vào câuchuyện dưới dạng những trao đổi về cuộc sống, phong tục và đạo đức Thứhai là hình thức người kể chuyện “toàn năng trung tính”, không có sự canthiệp trực tiếp của người kể chuyện Thứ ba là hình thức trần thuật “tôi lànhân chứng”, người kể chuyện kể từ ngôi thứ nhất, là một nhân vật trongtruyện nhưng không tham gia vào câu chuyện mà chỉ hiểu biết ít ỏi về cácnhân vật Hình thức trần thuật thứ tư là hình thức “tôi là vai chính”, người kểchuyện là nhân vật chính trong câu chuyện Thứ năm là hình thức trần thuật

“toàn năng cục bộ đa bội”, người kể chuyện đứng bên ngoài câu chuyện, căn

cứ vào điểm nhìn của nhiều nhân vật để kể chuyện Thứ sáu là hình thức trầnthuật “toàn năng cục bộ đơn bội”, người kể chuyện đứng bên ngoài và dựavào điểm nhìn của một nhân vật trong truyện để kể Thứ bảy là hình thức trầnthuật theo “mô thức kịch” và cuối cùng là trần thuật theo kiểu “camera” Ở

Trang 25

hai hình thức sau này hầu như người kể chuyện chỉ khách quan ghi lại các sựviệc, hiện tượng mà không tỏ bất cứ một thái độ chủ quan nào.

Pospelov, một nhà nghiên cứu Liên Xô trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học cũng bàn về vị trí người trần thuật trong nghệ thuật trần thuật đã

phát biểu: “Trần thuật tự sự bao giờ cũng được tiến hành từ phía một ngườinào đó Trong sử thi, tiểu thuyết, cổ tích, truyện ngắn trực tiếp hay gián tiếpđều có người trần thuật” [136; tr.88] Theo Pospelov thì “người trần thuật làloại người môi giới các hiện tượng được miêu tả và người nghe hoặc ngườiđọc là người chứng kiến và người cắt nghĩa các sự việc xảy ra” Ở đây,Pospelov đã đặc biệt quan tâm đến vai trò của người kể chuyện trong nghệthuật trần thuật Ông cũng cho rằng có hai kiểu người trần thuật phổ biến:

“Hình thức thứ nhất của miêu tả tự sự là trần thuật từ ngôi thứ ba không nhânvật hóa mà đằng sau là tác giả Nhưng người trần thuật cũng hoàn toàn có thểxuất hiện trong tác phẩm dưới hình thức một cái “tôi” nào đó” [136; tr.88]

Một số nghiên cứu trong nước

Bên cạnh các nhà nghiên cứu nước ngoài, các nhà nghiên cứu trong

nước cũng dành sự quan tâm đến nghệ thuật trần thuật Trong cuốn Tự sự học tập 1, Lại Nguyên Ân với bài viết “Về việc mở ra môn Trần thuật học trong

ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam” đã đồng nhất trần thuật học với tự sựhọc và cho rằng: “Thực chất hoạt động trần thuật là kể, là thuật; cái đượcthuật, được kể, trong tác phẩm văn học tự sự là chuyện” [141; tr.132] và

“Trần thuật học hiện đại quan niệm tác phẩm nghệ thuật như một hiện tượnggiao tiếp nghệ thuật” [141; tr.139]

Trần Đình Sử trong Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra ý kiến khá hệ

thống và sâu sắc về vấn đề này Nhà nghiên cứu cho rằng: “Người trần thuật

là một nhân vật hư cấu hoặc có thật, mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữcủa anh ta tạo thành” [94; tr.221] Ông chỉ ra năm chức năng của người trầnthuật: “1) chức năng kể chuyện, trần thuật; 2) chức năng truyền đạt, đóng vai

Trang 26

một yếu tố của tổ chức tự sự; 3) chức năng chỉ dẫn, thuộc phương pháp trầnthuật; 4) chức năng bình luận; 5) chức năng nhân vật hóa” [94; tr.223] Nhànghiên cứu còn phân biệt người trần thuật với bản thân tác giả: “trong trầnthuật viết phi văn học (như báo chí, lịch sử), người trần thuật nói chung đồngnhất với tác giả Nhưng trong tác phẩm trần thuật mang tính chất văn học thìngười trần thuật lại khác, nó bị trừu tượng hóa đi, trở thành một nhân vật hoặc

ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sự” [94; tr.222]

Trong Tự sự học tập 2, Phương Lựu lại đưa ra vấn đề về phân loại góc

nhìn trần thuật Ông cho rằng “góc nhìn (perspective), cũng nhiều khi đượcgọi là điểm nhìn (point of view), theo thu hoạch còn hạn hẹp vốn có củachúng tôi, thì có ba loại khác nhau Một là “góc nhìn hiểu biết” rất biến hóa,

có mặt khắp nơi, hầu như không bị hạn chế nào, thí dụ trong Hội chợ phù hoa

của W.M.Thackeray Hai là “góc nhìn bên trong” tức là nhìn theo tri thức, tưtưởng, tình cảm của một hay nhiều nhân vật để trần thuật một sự kiện haytoàn bộ câu chuyện Ba là “góc nhìn bên ngoài” là góc nhìn không phải củabất cứ nhân vật nào trong truyện, gần giống với loại một, nhưng không đi sâubiểu hiện tư tưởng, tình cảm, nội tâm v.v , mà chỉ tả hoặc kể lại sự kiện hoặcngôn ngữ, cử chỉ, hành động, ngoại hình và hoàn cảnh của nhân vật trong

truyện như Rặng đồi tựa đàn voi trắng của Hemingway” [143; tr.190] Như

vậy, nhà nghiên cứu đã chỉ ra một phương diện trong nghệ thuật trần thuật đó

là điểm nhìn trần thuật

Trần Huyền Sâm cũng trong cuốn chuyên luận này có bài viết “Kiểu tự

sự đánh tráo chủ thể trần thuật trong tiểu thuyết hậu hiện đại”, Trần MạnhTiến có bài “Nghệ thuật trần thuật trong một số tự truyện tiêu biểu giai đoạn

1930 – 1945”, Nguyễn Việt Hà có bài “Hoạt lực trần thuật trong tiểu thuyếtTình ơi là tình của Elfied Jelinek” Các nhà nghiên cứu này lần lượt đưa ranhững cách hiểu của mình về lí thuyết trần thuật

Như vậy qua sự trình bày ở trên, có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu

Trang 27

trong và ngoài nước đều rất quan tâm đến nghệ thuật trần thuật Chúng tôinhận thấy những ý kiến trên đều đi đến sự nhất quán khi cho rằng có hai kiểungười trần thuật: trần thuật ngôi thứ nhất và trần thuật ngôi thứ ba Nhìnchung, các nhà nghiên cứu tỏ ra quan tâm nhiều đến người kể chuyện cònphương thức trần thuật biểu hiện ra sao thì chưa có công trình nghiên cứu nàochỉ ra một cách hệ thống và cụ thể.

Luận án của chúng tôi trước hết xác định vai trò của phương thức trầnthuật trong tác phẩm tự sự Chúng tôi quan niệm trần thuật trong truyện ngắn

là một phương diện thuộc đặc trưng thi pháp thể loại Trần thuật tồn tại vớinội dung trần thuật và hình thức trần thuật Theo chúng tôi, phương thức trầnthuật trong văn chương có quan hệ mật thiết, chịu sự chi phối của nội dungphản ánh, kiểu nhân vật Phương thức trần thuật ấy là một hệ thống bao gồmnhiều phương diện đó là: điểm nhìn trần thuật, tổ chức tình huống, kết cấu,ngôn ngữ, giọng điệu

Về phương thức trần thuật của truyện ngắn giai đoạn từ sau 1986 chođến nay từng có khá nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu Các ý kiến thườngtập trung đánh giá về một hay một vài phương diện nghệ thuật Bích Thutrong bài “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975” cho rằng: “Trong mộtthời gian không dài truyện ngắn đã làm được nhiều vấn đề mà tiểu thuyếtchưa kịp làm, đã tạo ra nhiều phong cách sáng tạo có giọng điệu riêng Xéttrong hệ thống chung của các loại hình văn xuôi, nghệ thuật truyện ngắn đãđạt được những thành tựu đáng kể trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, trongcách nhìn nghệ thuật về con người và trong sáng tạo ngôn từ” [219] Theo nhànghiên cứu, truyện ngắn “có xu hướng tự nới mở, đa dạng hơn trong cáchthức diễn đạt Có sự tác động, hòa trộn giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữngười kể chuyện” [219] Biện giải về điều này theo nhà nghiên cứu là donhững biến động xảy ra trong đời sống xã hội, yêu cầu của thời đại, sự thayđổi ý thức thẩm mỹ của cả nhà văn và độc giả

Trang 28

Nguyễn Văn Long trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn

đề nghiên cứu và giảng dạy khẳng định: “từ bỏ sự áp đặt một quan điểm được

cho là đúng đắn nhất vì đó là quan điểm của cộng đồng, ngày nay người viết

có thể đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, chính kiến khác nhau Để làm đượcđiều đó, cách tốt nhất là chuyển dịch điểm nhìn vào nhiều nhân vật để mỗinhân vật có thể tự nói lên quan điểm, thái độ của mình và để cho các ý thứccùng có quyền phát ngôn, cùng đối thoại” [110; tr.20] Bên cạnh đó là “sựthay đổi vai kể, cách đưa truyện lồng trong truyện, sự đảo ngược và xen kẽvào các tình tiết, sự việc không theo một trật tự thời gian duy nhất” [110,tr.20] là những nét mới trong nghệ thuật biểu hiện

Cùng quan tâm tới hình thức biểu hiện của truyện ngắn, Thái PhanVàng Anh qua bài nghiên cứu “Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đươngđại” đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ truyện ngắn đương đại,

đó là tính chất hiện đại, tính chất văn hóa vùng miền và tính chất đa thanh Từviệc đi nghiên cứu ngôn ngữ trong truyện, tác giả đã phác họa những nét khá

cơ bản về diện mạo của truyện ngắn thời kì sau đổi mới đến nay

Hỏa Diệu Thúy thông qua bài viết “Sự vận động của truyện ngắn ViệtNam sau 1975 qua những cách tân về hình thức” đã mang đến một cái nhìnkhái quát về những nỗ lực cách tân nhằm đổi mới thể loại của nhiều cây búttruyện ngắn Theo nhà nghiên cứu, về mặt hình thức, truyện ngắn Việt Namsau 1975 có những thay đổi ở các phương diện như: tổ chức cốt truyện, trầnthuật và ngôn ngữ và khẳng định giai đoạn sau 1975 “là giai đoạn mà truyệnngắn Việt Nam có dạng thức thể loại phong phú và đa dạng nhất so với từtrước đến giờ với các dạng thức tiêu biểu: truyện cực ngắn, truyện ngắn ngắn,truyện siêu ngắn (truyện mi ni); truyện trong truyện và truyện liên hoàn; truyệngiả thể loại (giả ngụ ngôn, giả cổ tích, giả truyền thuyết, giả truyền kỳ)” [226]

Lê Hương Thủy trong “Một góc nhìn truyện ngắn 2008” nhận định:

“Thực tế cho thấy trong năm vừa qua, số lượng các tập truyện ngắn được in ra

Trang 29

rất nhiều Theo thống kê chưa thật đầy đủ thì số các tập truyện ngắn của từngtác giả in và lưu chiểu ở Thư viện Quốc gia năm 2008 lên đến 50 đầu sách” và

“một số cây bút vẫn tiếp tục xu hướng cách tân, đổi mới lối viết” [227].

Lý Hoài Thu khi tổng kết sự vận động của các thể loại văn xuôi trongthời kì đổi mới đã có những kiến giải: “Bên cạnh tiếu thuyết, truyện vừa vàtruyện ngắn (trung thiên tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết) trong các thậpniên qua phát triển mạnh mẽ, có thể gọi là rực rỡ Không phải ngẫu nhiên màngười ta gọi đây là thời kì “lên ngôi” của truyện ngắn Điều này hoàn toàn cóthể cắt nghĩa được bởi trong nhịp độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dướisức ép từ phía các phương tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy được ưuthế của mình một cách hiệu quả” [222]

Phùng Gia Thế trong bài viết “Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học ViệtNam sau 1986” đã bày tỏ quan điểm của mình: “Sự đa dạng và dịch chuyểnliên tục điểm nhìn nghệ thuật, không có nhân vật trung tâm, lý tưởng; sự vặngẫy vai nhân vật và vai tính cách trong hình tượng; vô số các hình tượng nhại;nhiều kết thúc; có thể “tháo dỡ” được; sự chuyển dịch, pha trộn làm đứt gãynhững giới hạn thể loại truyền thống; một “cuộc chơi” thể loại, kiểu truyệnngắn - tư liệu, truyện ngắn - nhật kí, truyện ngắn - dòng ý thức, truyện ngắn -chân dung” [217]

Ở một bài viết khác, Nguyễn Thành nhận định: Truyện ngắn đương đạiđang diễn ra sự thay đổi thi pháp thể loại, trong đó “một số nhà văn đương đạithường sử dụng lối kết cấu lắp ghép, phân mảnh Kiểu kết cấu này dựa trên kĩthuật lắp ghép (collage) của nghệ thuật điện ảnh” và “hình thức truyện lồngtruyện được nhiều nhà văn đương đại sử dụng” [216] Ngoài sự đổi mới kếtcấu, các nhà văn hiện nay còn thay đổi cách thức trần thuật bằng cách “lựachọn hai phương thức trần thuật từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba” và “các nhàvăn đương đại thường vận dụng tối đa sự luân phiên điểm nhìn trong cùngmột tác phẩm để tạo cho cái thế giới được viết ra đa thanh, phức hợp” [216]

Trang 30

Bên cạnh đó, một số bài viết trong những năm gần đây lại hướng sựchú ý của mình về sáng tác của thế hệ nhà văn mới thuộc thế hệ 198x Lối viết

“lạ” cùng với sự cách tân tiến dần đến hậu hiện đại đã góp phần không nhỏtrong việc đổi mới nghệ thuật trần thuật

Bùi Thị Quỳnh Biển qua bài viết “Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắncủa thế hệ (nhà văn) 198x”, đã chỉ ra một số những hướng thay đổi trong ngônngữ truyện ngắn đương đại Tác giả đã chỉ ra sự tác động qua lại của bối cảnh

xã hội đã thúc đẩy các nhà văn trẻ không ngừng nỗ lực làm mới cách viết của

mình.Tiếp theo Trần Quang Thưởng với bài “Truyện ngắn 198x, nhữngthành tựu bị bỏ lỡ” đã nhấn mạnh những điều sau: “Những đóng góp củatruyện ngắn 198x là khá đáng kể Đó là việc mở rộng phạm vi, quan niệm vềthể loại bằng cách tạo ra sự kéo dãn dung lượng trang viết, gia tăng hàmlượng hiện thực được phản ánh, tạo ra sự hỗn dung thể loại bằng cách chophép thâm nhập vào truyện ngắn hình bóng của tiểu thuyết, thậm chí đượcphân chia chương hồi một cách khá mạch lạc Bên cạnh việc kéo dãn dunglượng là một phép ngược lại: co hẹp dung lượng truyện, mỗi truyện ngắn cokhi chỉ gồm 1 hoặc 2 trang in Sự khẳng định bản ngã hiện sinh của các nhàvăn thế hệ 198x được thể hiện bởi việc chủ yếu sử dụng điểm nhìn hiện tại.Ngôn ngữ truyện ngắn là thứ ngôn ngữ đậm chất đời thường, thậm chí là thứngôn ngữ chát, ngôn ngữ blog đang ngổn ngang, trần trụi” [229]

Nguyễn Hoài Thu qua bài viết “Truyện ngắn 8x - một thái độ sống vàsáng tạo” đã cho rằng: “Những truyện ngắn 8x có phần non nớt, vụng dạitrong cách nghĩ cũng như trong cách viết Nhưng chính trong các sáng tác đócác cây bút lại tỏ ra dày dặn, tỏ ra trải nghiệm, tỏ ra hiểu biết về cuộc đời,nhân thế, về những quy luật sáng tạo văn chương và kỹ thuật ngôn từ” [221]

Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều luận văn, luận án khoa họccũng đề cập đến vấn đề đổi mới thi pháp thể loại truyện ngắn đương đại ở

Trang 31

nhiều khía cạnh khác nhau Có thể kể tên các tác giả luận văn tiêu biểu như

Trang 32

Lê Thị Thanh Huyền với Ý thức về nhịp điệu trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời đổi mới, Lưu Thị Thu Hà với Sự vận động của truyện ngắn Việt Nam

từ 1986 đến nay, nhìn từ góc độ hình thức thể loại, Nguyễn Thị Minh Nguyệt với Nghệ thuật kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Khải, Vũ Đình Phùng với Tìm hiểu nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn đương đại (qua truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp), Một số vấn đề đổi mới thi pháp thể loại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại của Trần Thanh Việt, Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX (1900 - 1932) của Hoàng Thị Thu Giang, nghiên cứu sinh Hoàng Dĩ Đình với đề tài Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Trên tư liệu truyện ngắn ba nhà văn nữ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị

Hảo)

Các luận văn, luận án trên đã đề cập đến vấn đề đổi mới thi pháp thểloại truyện ngắn thông qua việc đi sâu tìm hiểu các kiểu cốt truyện và kết cấumang tính cách tân như cốt truyện phân mảnh, cốt truyện có cấu trúc lỏng, cốttruyện đảo lộn thời gian sự kiện, kết cấu tâm lý, kết cấu mở Trong nhữngcông trình này, các tác giả cũng đề cập đến sự thay đổi giọng điệu, sự lên ngôicủa giọng giễu nhại, giọng hài hước, giọng chiêm nghiệm ; đề cập đến tácđộng của việc tổ chức không gian với việc hình thành tính cách nhân vật

Kế thừa, tiếp thu những thành quả nghiên cứu nói trên, chúng tôi thực

hiện đề tài: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986, chúng tôi hi vọng qua cách tiếp cận, phân tích,

đánh giá của mình sẽ góp thêm một tiếng nói khiêm tốn khẳng định những giátrị, thành tựu của mảng truyện ngắn thế sự - đời tư trong dòng chảy chung củavăn học Việt Nam

1.3 Tình hình nghiên cứu phương thức trần thuật của truyện ngắn

Trang 33

thế sự - đời tư từ sau 1986

Trang 34

Sau 1986, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng “cởi trói” cho văn nghệ,các văn nghệ sĩ cũng đã tự tìm cách cởi trói cho chính mình Mảng hiện thực

đổ vỡ của thời chiến tranh nhường chỗ cho hiện thực phồn tạp của thời hậuchiến Những mảng màu tranh tối tranh sáng của cuộc sống hiện thời cầnngòi bút khám phá, thể hiện của người nghệ sĩ tài hoa hơn bao giờ hết Nếunhư giai đoạn trước 1975 hiện thực là cái đã biết trước thì sang giai đoạnnày, hiện thực lại là cái chưa thể biết trước và không thể biết hết Nhà văngiai đoạn trước 1975 là những nhà tiên tri trong tác phẩm của mình, họ cóquyền quyết định số phận của nhân vật đồng thời đưa ra những dự đoánchính xác về sự phát triển của nhân vật trong hiện thực “hoàn nguyên” ấy.Sau 1986, cùng với sự mở rộng biên độ của cái nhìn, hiện thực lúc này đâykhông còn là một hiện thực duy nhất, rộng lớn, có thể đoán định mà lànhững gì không còn nguyên phiến, thậm chí bị cắt rời nham nhở Đó có thể

là một không gian bé nhỏ: khu phố, trong căn nhà thậm chí căn phòng bémọn Ở đó, con người cá nhân được mặc sức sống đúng với bản ngã củachính mình Nhà văn chỉ đóng vai trò là người kể chuyện, đôi khi tham giavào câu chuyện nhưng anh ta không có vai trò quyết định số phận nhân vậthay phán truyền một chân lí nào cả Anh ta chỉ đưa ra định hướng và kêu gọinhân vật, bạn đọc đối thoại cùng với mình

Người ta nói nhiều đến sự khuôn hẹp của đề tài những năm đất nướcphải oằn mình chống chọi trong đạn bom Những năm tháng ấy là sự lên ngôicủa “chủ nghĩa” đề tài Những tác phẩm được ghi nhận và được công chúng

hồ hởi đón nhận phải là những sáng tác viết về hiện thực chiến tranh, kêu gọi

và cổ vũ tinh thần chiến đấu; những tác phẩm ngợi ca người anh hùng dân tộc,những cá nhân kiệt xuất góp phần đưa đất nước thoát khỏi cảnh mưa bom bãođạn Những tác phẩm viết về cái bi sẽ không có chỗ đứng trong hoàn cảnhnhư vậy, nó sẽ bị người ta lạnh lùng gạt phắt Khuynh hướng sử thi với giọngđiệu ngợi ca hiện thực và con người trở thành khuynh hướng chủ đạo của văn

Trang 35

học giai đoạn này Sự đổ bóng của nó xuống các sáng tác thông qua việc táihiện lại lịch sử với những người anh hùng đại diện cho tinh thần quyết chiến

quyết thắng của cả dân tộc (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu ).

Văn xuôi sau 1986 từng bước thoát khỏi từ trường của chủ nghĩa “đềtài’, thay vào đó là sự mở đường để tìm tòi những vùng hiện thực mới và đivào đời sống cá thể của mỗi con người Những năm đầu sau đổi mới, dư âmcủa hai cuộc chiến tranh vệ quốc vẫn còn cho nên đâu đó trong văn xuôi vẫncòn có những nhà văn miệt mài theo đuổi khuynh hướng sử thi như một cách

để ngợi ca và vãn hồi quá khứ Tuy nhiên, từ những năm 1990 trở đi, ý thức

về sự không hợp thời của những tác phẩm chỉ chuyên chú đi ngợi ca lịch sử,khuynh hướng thế sự - đời tư như một sự tất yếu quay trở lại trong đời sốngvăn học Nó góp phần giải quyết những băn khoăn, trăn trở của người nghệ sĩkhi sống trong một hiện thực mới đa dạng và phồn tạp Những nhà văn thànhcông khi viết về khuynh hướng này có thể kể đến Nguyễn Minh Châu, BảoNinh, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ,

Lê Minh Khuê, Nguyễn Ngọc Tư Chính họ đã đem đến cho văn xuôi nóichung, truyện ngắn nói riêng thời kì này một hơi thở mới lạ và thu hút đôngđảo bạn đọc đón nhận

Điểm qua tình hình nghiên cứu về văn học Việt Nam từ sau năm 1986đến nay chúng tôi nhận thấy số lượng các công trình, bài viết trực tiếp đề cậpđến vấn đề thế sự - đời tư trong mảng văn xuôi mà cụ thể hơn là truyện ngắnViệt Nam từ sau 1986 còn ít ỏi so với những thành tựu mà khuynh hướng nàyđạt được

Đề cập tới nội dung phản ánh của truyện ngắn sau 1986, Phạm XuânNguyên trong bài “Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay” viết năm 1994 đánhgiá: “Truyện ngắn hôm nay tiếp xúc, xới lật các mảng hiện thực ở cả hai chiềuquá khứ và hiện tại để mong góp một tiếng nói định vị cho người đọc, một thái

Trang 36

độ nhìn nhận, đánh giá những việc, những người của bây giờ, nơi đây” [207].

Trang 37

Năm 2000, Bùi Việt Thắng trong chuyên luận Truyện ngắn, những vấn

đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, đã không trở lại những vấn đề như đề tài, chủ

đề, nhân vật, ngôn ngữ mà đi từ định nghĩa, nguồn gốc để xác định các yếu tốđặc trưng, các kiểu truyện ngắn Từ đó ông cung cấp một cái nhìn khái quát

về sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam thế kỉ XX Đây có thể xem nhưmột công trình nghiên cứu toàn diện, công phu về các vấn đề lý thuyết của thểloại văn học này, có ý nghĩa định hướng lý luận quan trọng với công trình củachúng tôi

Năm 2011, Lê Huy Bắc trong bài viết “Khái niệm chủ nghĩa hậu hiệnđại và truyện ngắn hậu hiện đại”, khi xác định khái niệm “chủ nghĩa hậu hiệnđại”, tác giả đồng thời xem xét truyện ngắn hậu hiện đại với quan điểm “thếgiới truyện ngắn hậu hiện đại đa dạng hơn bất cứ một biểu hiện đa dạng nàokhác Có bao nhiêu kiểu dạng sáng tạo nghệ thuật ngôn từ văn xuôi được conngười biết đến thì đều lộ diện trong kho tàng truyện hậu hiện đại” [168] Theonhà nghiên cứu, truyện ngắn là thể loại thể hiện sự năng động nhất trong việcthể hiện những cách tân cả về nội dung và hình thức Tác giả khẳng định vănhọc Việt Nam sau 1975, đặc biệt sau 1986 có những “dấu hiệu” của chủ nghĩahậu hiện đại, việc nghiên cứu về đặc điểm truyện ngắn Việt Nam theo hướnghậu hiện đại là rất cần thiết

Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài viết “Văn xuôi sau 1975 - thử thăm dòđôi nét về quy luật phát triển”, thừa nhận vai trò tiên quyết của truyện ngắn.Theo ông, “truyện ngắn hiện nay đang vượt qua tiểu thuyết Nó sớm đạt đếntính khách quan xã hội cao hơn, nó đi thẳng vào vấn đề thân phận con người,thế giới bên trong của con người, ý nghĩa nhân sinh, lẽ sống, con người ở đờisâu và sắc hơn” [204]

Xu thế mới này cũng được tác giả Bùi Việt Thắng khẳng định và lí giải:

“Truyện ngắn sau 1975 tập trung nghiên cứu hiện trạng tinh thần xã hội sauchiến tranh - đó là hiện trạng phức tạp và đa dạng đan xen các mặt tích cực và

Trang 38

tiêu cực Nhìn chung các nhà văn đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, không

né tránh và viết về sự thật Chuyện đời thường vì thế nổi trội trong đa sốtruyện ngắn trong giai đoạn này, thậm chí đã trở thành một quan niệm vănhọc đời thường” [147]

Nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu trong bài viết “Sự vận động của các thểvăn xuôi trong văn học thời kì đổi mới” đã chỉ ra: “Cùng với sự gia tăng củanhững tên tuổi mới và số lượng tác phẩm, truyện ngắn thời kì này đã mở ranhiều tìm tòi cả trong tiếp nhận hiện thực lẫn thi pháp thể loại Đó là chiềusâu triết lý và những cảm nhận về sự cô đơn của thân phận con người, là sựđan cài giữa cái ảo và cá thực, giữa chất thơ và văn xuôi” [222]

Bài viết năm 2010, tác giả Hỏa Diệu Thúy đi sâu tìm hiểu “Về một sốkhuynh hướng thể tài của truyện ngắn Việt Nam sau 1975”, đó là: khuynhhướng sử thi; khuynh hướng thế sự, đời tư; khuynh hướng triết lí, triết luận

Ba khuynh hướng này vừa thể hiện diện mạo, vừa bộc lộ sự vận động củatruyện ngắn từ sau 1975 đến nay Và dù cho có đề cập đến thì nó cũng chỉ ởmột bình diện hay một biểu hiện nhỏ của khuynh hướng này như bài viết:

“Diễn ngôn thế sự - đời tư trong truyện ngắn Lê Minh Khuê thời kì đổi mới”của Cao Thị Hồng; “Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê” của

Lê Hồ Quang;

Có thể thấy, phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tưcũng giống như các phương thức trần thuật trong tự sự nói chung Tuy nhiên,đây là loại hình truyện ngắn tiếp cận đời sống theo kiểu thể tài riêng nên cácphương thức trần thuật cũng được sử dụng sáng tạo, kết hợp linh hoạt, gắnliền với cách nhìn, tiếp cận hiện thực cuộc sống và con người riêng Mặt khác,các phương thức trần thuật trong truyện ngắn thế sự - đời tư còn chịu sự chiphối của đặc trưng thể loại truyện ngắn với hệ thống thi pháp, cách tiếp cậnđời sống riêng, phù hợp với dung lượng ngắn, lối viết súc tích Do đó, khikhảo sát các phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn

Trang 39

học Việt Nam sau 1986, chúng tôi đi sâu vào những phương thức chính, đặctrưng trong tổng thể tổ chức cấu trúc nghệ thuật tự sự của tác phẩm và mốiquan hệ tương tác với bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của thời đại.

Bên cạnh đó, phương thức trần thuật cũng được chúng tôi sử dụng nhưmột khái niệm lý thuyết công cụ để đi sâu nghiên cứu, khảo sát diện mạotruyện ngắn thế sự - đời tư sau 1986 Tuy trần thuật là thành phần then chốtcủa nghệ thuật tự sự song các yếu tố khác như kết cấu, sự kiện, tình huống,ngôn ngữ, giọng điệu cũng có ý nghĩa quan trọng Chúng tôi sẽ phân tích mốiquan hệ tương tác giữa các phương thức trần thuật với các yếu tố đó, tạo nêncái nhìn toàn diện, hệ thống, trên mọi phương diện trong thế giới nghệ thuậtcủa truyện ngắn thế sự - đời tư giai đoạn này Đồng thời, khi khảo sát khíacạnh các phương thức trần thuật, chúng tôi cũng đặt truyện ngắn thế sự - đời

tư sau 1986 như một lát cắt trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc Từ đó, sựbiến động, phát triển của truyện ngắn nói chung, truyện ngắn thế sự - đời tưnói riêng, nhất là trong cấu trúc trần thuật sẽ được làm sáng rõ trong cái nhìn

so sánh, đối chiếu ở các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, khoa học

Như vậy, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: Nguồn tư liệu về truyệnngắn sau 1986 ở Việt Nam khá phong phú và đa dạng từ những chuyên luậngiàu chất lí thuyết cho đến những công trình nghiên cứu cụ thể song mới chỉđược nhìn nhận ở những khía cạnh mang tính bao quát, thiên về lý thuyết thểloại nhiều hơn là ứng dụng những lý thuyết đó vào sáng tác thực tế của thế hệcác nhà văn sau đổi mới Những tài liệu trên đã gợi mở cho chúng tôi mộthướng đi mới trong việc tiếp cận sáng tác của các nhà văn sau 1986 nóichung, truyện ngắn nói riêng Hướng triển khai của chúng tôi là rút nhận, kháiquát tinh thần cơ bản của truyện ngắn sau 1986 và vận dụng khảo sát sáng táctruyện ngắn theo khuynh hướng thế sự - đời tư của một số cây bút văn xuôitiêu biểu trưởng thành sau 1986 trên cái nhìn so sánh với các cây bút trước đó

và đương thời

Trang 40

Tiểu kết chương 1

Khi bàn về truyện ngắn từ sau 1986 nói chung, phương thức trần thuậtcủa truyện ngắn từ sau 1986 nói riêng, sự thật hiển nhiên là những nghiêncứu, quan niệm thể loại đã bao hàm truyện ngắn theo khuynh hướng thế sự -đời tư Mỗi nghiên cứu, công trình, bài viết đã đề cập đến một khía cạnh nào

đó của khuynh hướng truyện ngắn này trong quá trình vận động, phát triểncủa văn học Việt Nam từ sau 1986 Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhậnthấy chưa có một công trình nào mang tầm phổ quát thâu tóm những thànhtựu về truyện ngắn thế sự - đời tư sau 1986 nói chung, đi sâu nghiên cứuphương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư từ sau 1986 nói riêng.Trên tinh thần tiếp thu các công trình đã công bố trước đó cùng với sự tìm tòi,

sáng tạo chúng tôi mạnh dạn triển khai công trình Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986 hi vọng sẽ

đóng góp thêm một cách nhìn tổng quan, toàn diện về một khuynh hướng vănhọc lớn cũng như thành tựu trên phương diện trần thuật của truyện ngắn thuộckhuynh hướng này dựa trên những lý thuyết thể loại nền tảng

Với mục đích nêu trên, trong luận án này, khái niệm truyện ngắn thế sự

- đời tư chúng tôi sử dụng như một công cụ để khảo sát một xu hướng thể tàigắn với hình thức thể loại trong giai đoạn văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.Tìm hiểu các phương thức trần thuật trong truyện ngắn thế sự - đời tư chúngtôi tiếp tục sử dụng những công cụ lý thuyết nền tảng trong tự sự học hiện đại,đặc biệt là về trần thuật và các phương thức trần thuật trong mối quan hệtương tác của người kể chuyện - điểm nhìn mà quan trọng nhất là cự ly vàcách kể Việc đi sâu nghiên cứu phương thức trần thuật cũng là cách thức tiếpcận trọn vẹn một khuynh hướng thể loại từ cấu trúc bên trong, bằng cái nhìn

đa chiều Bởi trần thuật là nhân tố nền tảng chi phối đến cả không gian, thờigian nghệ thuật, sự kiện, kết cấu, ngôn từ, giọng điệu trong tác phẩm Với góctiếp cận này, truyện ngắn thế sự - đời tư vừa được khảo sát trên diện rộng -đặt trong tiến trình vận động, phát triển của nền văn học hiện đại; vừa đượcphân tích, lý giải ở chiều sâu - trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm

Ngày đăng: 21/02/2019, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thị Vàng Anh (2012), Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh
Tác giả: Phan Thị Vàng Anh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2012
2. Phan Thị Vàng Anh (1993), Khi người ta trẻ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khi người ta trẻ
Tác giả: Phan Thị Vàng Anh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1993
3. Phan Thị Vàng Anh (1995), Hội chợ, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội chợ
Tác giả: Phan Thị Vàng Anh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1995
4. Tạ Duy Anh (2014), Bước qua lời nguyền, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước qua lời nguyền
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2014
5. Y Ban (2005), Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ
Tác giả: Y Ban
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2005
6. Y Ban (2005), Cưới chợ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cưới chợ
Tác giả: Y Ban
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2005
7. Y Ban (2005), Iam Đàn bà, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Iam Đàn bà
Tác giả: Y Ban
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2005
8. Y Ban (2015), Cuối cùng thì đàn bà muốn gì, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuối cùng thì đàn bà muốn gì
Tác giả: Y Ban
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2015
9. Nguyễn Minh Châu (2006), Nguyễn Minh Châu tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu tuyển tập truyện ngắn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
10. Đỗ Hoàng Diệu (2006), Bóng đè – Tập truyện ngắn, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bóng đè – Tập truyện ngắn
Tác giả: Đỗ Hoàng Diệu
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2006
11. Phong Điệp (2015), Biên bản bão - Tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên bản bão - Tập truyện ngắn
Tác giả: Phong Điệp
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2015
12. Nguyễn Việt Hà (2016), Buổi chiều ngồi hát – Tập truyện ngắn tinh tuyển và mới nhất, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buổi chiều ngồi hát – Tập truyện ngắn tinh tuyển và mới nhất
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2016
13. Tô Hoài (2011), Tô Hoài truyện ngắn chọn lọc, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài truyện ngắn chọn lọc
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2011
14. Tô Hoài (2014), Truyện cũ Hà Nội tập 1 (tái bản lần 2), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cũ Hà Nội tập 1
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2014
15. Tô Hoài (2014), Truyện cũ Hà Nội tập 2 (tái bản lần 2), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cũ Hà Nội tập 2
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2014
16. Tô Hoài (2015), Tuyển tập truyện ngắn Chiếc áo xường xám màu hoa đào, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập truyện ngắn Chiếc áo xường xám màu hoa đào
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2015
17. Nguyễn Thị Thu Huệ (2003), Nào ta cùng lãng quên, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nào ta cùng lãng quên
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huệ
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
18. Nguyễn Thị Thu Huệ (2013), Thành phố đi vắng, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phố đi vắng
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huệ
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2013
19. Nguyễn Thị Thu Huệ (2017), Của để dành tuyển tập truyện ngắn, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Của để dành tuyển tập truyện ngắn
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huệ
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2017
20. Quế Hương (2018), Nước mắt hạt bụi, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước mắt hạt bụi
Tác giả: Quế Hương
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2018

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w