thương của những người lính, sự tàn bạo của kẻ thù,… Dòng ký sự chiếntranh ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt ấy mang đậm cảm hứng lịch sử dân tộc với âm điệu hùng tráng, lãng mạn đã thực s
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS BIỆN MINH ĐIỀN
Nghệ An, 2015
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 11
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn 13
Chương 1: VAI TRÒ VÀ VỊ THẾ CỦA THỂ TÀI KÝ SỰ CHIẾN TRANH TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975 14 1.1 Bối cảnh chiến tranh và sự vận động, phát triển của văn học Việt Nam 1945 - 1975 14
1.1.1 Bối cảnh chiến tranh của văn học Việt Nam 1945 - 1975 14
1.1.2 Sự chi phối của chiến tranh đến mọi phương diện của đời sống văn học 23
1.2 Bức tranh chung về thể loại văn học Việt Nam 1945 – 1975 và sự hình thành dòng Ký sự chiến tranh 27
1.2.1 Sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của các thể loại văn học 27
1.2.2 Sự hình thành dòng ký sự chiến tranh 31
1.3 Thể tài ký sự chiến tranh trong văn xuôi 1945 – 1975 33
1.3.1 Ưu thế và sức mạnh của thể loại ký trong phản ánh hiện thực và con người thời đại 33
1.3.2 Vai trò và vị thế đặc biệt của thể tài ký sự chiến tranh 35
Chương 2: KÝ SỰ CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 -1975 NHÌN TRÊN PHƯƠNG DIỆN CHỨC NĂNG VÀ NỘI DUNG CỦA THỂ LOẠI 38
Trang 42.1 Một số vấn đề lý thuyết về chức năng và nội dung của thể loại văn học 38
Trang 52.1.2 Về nội dung của các thể loại văn học 40
2.2 Chức năng và nội dung của ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 42
2.2.1 “Tái hiện”, “ghi lại” kịp thời hiện thực chiến tranh 42
2.2.2 Phản ánh chân thực con người trong chiến tranh 56
Chương 3: KÝ SỰ CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 – 1975 NHÌN TRÊN PHƯƠNG DIỆN THI PHÁP THỂ LOẠI 68
3.1 Một số vấn đề về thi pháp thể loại của ký và ký sự 68
3.1.1 Về thi pháp thể loại ký 68
3.1.2 Về thi pháp thể loại của ký sự và ký sự chiến tranh 73
3.2 Ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam 1945 - 1975 với nghệ thuật lựa chọn sự kiện, nghệ thuật trần thuật và kết cấu 76
3.2.1 Nghệ thuật lựa chọn sự kiện, chi tiết 76
3.2.2 Nghệ thuật trần thuật 81
3.2.3 Nghệ thuật kết cấu 85
3.3 Ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam 1945 – 1975 với nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn ngữ 90
3.3.1 Nghệ thuật tổ chức giọng điệu 90
3.3.2 Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ 97
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trên hành trình của văn học Việt Nam, giai đoạn văn học 1945 –
1975 có một vị trí đặc biệt – giai đoạn văn học ba mươi năm chiến tranh.Trong bối cảnh chiến tranh (chống hai “Đế quốc to” là Pháp và Mỹ), toànquân và dân ta đoàn kết, ra sức đánh giặc cứu nước, thực hiện lý tưởngđộc lập tự do, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội Đâycũng là giai đoạn nền văn học cách mạng đạt được nhiều thành tựu tolớn Cùng với nhiều thể loại văn học khác (thơ, truyện ngắn, tiểuthuyết), ký đã tỏ rõ ưu thế và sức mạnh của mình trong việc phản ánhhiện thực và con người thời chiến Sự phát triển của thể loại ký (vớinhiều thể: ký sự, phóng sự, bút ký, tùy bút…) góp phần làm phong phúdiện mạo văn học 1945 – 1975
1.2 Trong thành tựu kí văn học giai đoạn 1945 – 1975, ký sự là thể tài
tiêu biểu, gặt hái được nhiều thành công đáng kể, có đóng góp quan trọngvào sự phát triển của văn học cách mạng giai đoạn này Đặc biệt là bộ phận
ký sự chiến tranh đã góp một tiếng nói trong việc phản ánh chân thật hiện
thực chiến tranh lúc bấy giờ Dòng ký sự chiến tranh với các tác phẩm tiêu biểu như Trận Phố Ràng, Trong rừng Yên Thế (Trần Đăng), Ký sự Cao
Lạng (Nguyễn Huy Tưởng), Trận Thanh Hương (Nguyễn Khắc Thứ), Chúng tôi ở Cồn Cỏ (Hồ Phương), Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh và Vũ
Kỳ Lân), Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Bắc Hải Vân xuân 1975
(Xuân Thiều),… luôn luôn cập nhật những diễn biến phức tạp, gay go củacác trận đánh, các chiến dịch của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mĩ Ký sự phản ánh nhiều mặt của hiện thực đời sốnggian khổ nhưng hào hùng của dân tộc ta trong công cuộc chống giặc ngoạixâm giành lại độc lập và thống nhất đất nước Bên cạnh những kỳ tích,chiến công, ký sự đồng thời cũng thể hiện những hy sinh, mất mát, đau
Trang 7thương của những người lính, sự tàn bạo của kẻ thù,… Dòng ký sự chiến
tranh ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt ấy mang đậm cảm hứng lịch sử dân
tộc với âm điệu hùng tráng, lãng mạn đã thực sự khẳng định vị trí củamình, xứng đáng là “đội quân xung kích” của văn học thời kỳ chiến tranh.Thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ có điều kiện tìm hiểu sâu hơn những đặc
điểm của ký sự chiến tranh cũng như những thành tựu và quy luật vận động
của thể loại kí trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
1.3 Từ trước đến nay (thời điểm người làm luận văn), hầu hết các bàiviết, bài nghiên cứu chỉ nêu lên những đánh giá chung về thể loại kí hoặcmột số bút kí, tùy bút của một số tác giả tiêu biểu như Nguyễn Tuân,Hoàng Phủ Ngọc Tường,… Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về
thể tài ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam 1945 – 1975 Mặt khác,
công tác giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước cho thế
hệ trẻ hôm nay và mai sau, đặc biệt qua con đường văn học nghệ thuật(trong đó có sự tham gia của các tác phẩm ký sự chiến tranh) có vai tròquan trọng đặc biệt
Việc thực hiện đề tài này không chỉ có ý nghĩa góp thêm tiếng nói
khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của ký sự chiến tranh giai đoạn
1945 – 1975, mà còn có ý nghĩa thực tiễn, trước hết là giúp cho người viết
luận văn trong công tác chuyên môn, giảng dạy văn học trong nhà trườngphổ thông
Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn Thể tài ký sự chiến tranh
trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 làm đề tài nghiên cứu.
Trang 8tái tạo những hiện tượng mới, khắc họa những nét cơ bản nhất của nhữnghiện tượng đó Ký là một thể loại văn học mang tính thời sự, nhạy bén vàkịp thời Nó có khả năng ghi nhận và chuyển tải những sự kiện của đờisống và con người mới một cách nhanh nhạy và nóng hổi nhất Bên cạnhcác thể loại khác, ký là một thể loại thu hút được sự quan tâm của một bộphận lớn độc giả và giới nghiên cứu Trên diễn đàn văn học Việt Nam vàonhững năm 60, 70 của thế kỷ XX đã xuất hiện một loạt vấn đề về thể ký:
Ký có phải là văn học không? Đặc trưng của ký? Vấn đề giữa ký văn học
và ký báo chí… Trên phương diện lý luận có nhiều ý kiến khác nhau vềkhái niệm ký
Trong lịch sử văn học trung, cận đại, nội hàm khái niệm ký rất gầngũi với các thuật ngữ: chí, biên, lục, kỷ… Lịch sử văn học Trung Quốc ghinhận sự có mặt và vai trò quan trọng đặc biệt của thể loại ký, một thể loại
đã có cả một bề dày phát triển từ rất sớm ở Trung Quốc Sử ký của Tư MãThiên xuất hiện trước khi có sự thống nhất Trung Quốc cách đây mấy ngànnăm Thực chất các loại tiểu thuyết chí nhân, chí quái, thoại bản, tiểuthuyết lịch sử, tiểu thuyết dã sử trong văn học cổ trung đại Trung Quốc ítnhiều đều có tính chất ký
Ở Việt Nam, những tác phẩm ký nổi tiếng cũng đã xuất hiện từ sớm
như Thượng kinh ký sự, Vũ trung tùy bút,… Sang thời hiện đại, thể loại này
càng phát triển mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành công Thể loại kýngày càng được độc giả quan tâm cả trên hai phương diện lý thuyết và thựctiễn sáng tác
Theo Từ điển văn học (bộ mới), ký là “Thể văn tự sự viết về người thật,
việc thật, có ý nghĩa thời sự, trung thành với hiện thực ở mức cao”[17, 47]
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Ký là “một loại hình văn học trung
gian, nằm giữa báo chí và văn học gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sựnhư bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật kí, tùy bút…”[12, 162].Trong cuốn này các tác giả nhấn mạnh vai trò tôn trọng sự thật của thể loại
Trang 9ký “Nhà văn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thựcđời sống được phản ánh trong tác phẩm”[12].
Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học xác định: “Ký là tên gọi
chung của một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoàivăn học (báo chí, ghi chép…), chủ yếu là văn xuôi tự sự” [3, 179]
Theo Hà Minh Đức trong cuốn giáo trình Lý luận văn học, “Ký không
phải là một thể loại đồng nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép, miêu
tả và biểu hiện về cuộc sống trong văn xuôi từ ký sự, phóng sự, bút ký, du
ký đến nhật ký, tùy bút, tiểu phẩm văn học, bút ký chính luận”[9, 190].Căn cứ vào những cơ sở khác nhau, giới nghiên cứu đã đưa ra những
ý kiến đánh giá khác nhau về các thể ký Có người căn cứ vào phương thứcbiểu hiện và chất liệu kết cấu để chia ký thành ba loại: ký tự sự, ký trữ tình
và ký chính luận Lại có người căn cứ vào bút pháp và đối tượng được phảnánh để chia ký thành hàng chục tiểu loại như: phóng sự, ký sự, tùy bút, bút
ký, hồi ký, nhật ký, du ký, chính luận, tản văn…
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều quan niệm khác nhau về ký và cácthể ký Dù đứng ở góc độ nào các nhà nghiên cứu cũng khẳng định nhữngbiểu hiện của đời sống có thật Ký phản ánh những vấn đề, sự kiện, conngười thật điển hình, luôn cố gắng đảm bảo tính chân thực, chính xác củanội dung Ký có hình thức co giãn thể loại linh hoạt Chính những điều đó
đã tạo cho ký một diện mạo riêng, tiếng nói riêng trong việc phản ánh hiệnthực Cũng chính điều này đã giúp ký tạo ra một kênh giao tiếp riêng đốivới công chúng bạn đọc
Về cơ bản ký khác với truyện (truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết).Truyện thừa nhận vai trò của kết cấu và tưởng tượng, còn ký là một loạihình văn học bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch, ký phản ánh sự việc và conngười có thật trong cuộc sống Tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bảncủa ký, do đó sức hấp dẫn, sức thuyết phục của ký một phần lớn chính ở sựviệc được phản ánh trong tác phẩm
Trang 10Ký đa dạng về tiểu loại, chính điều này tạo ra đặc trưng riêng của ký tính nhanh nhạy, kịp thời, chính xác Sự phân loại của ký cũng có những phứctạp về cấu trúc cũng như việc xác định ranh giới thể loại Đối tượng phản ánhcủa ký đa dạng và phong phú, mỗi thể ký ứng với một đối tượng cụ thể.
-Với những đặc trưng riêng của mình, ký là một trong những thể loạinăng động của loại hình văn xuôi nghệ thuật Trong suốt cả thế kỷ XX, ký
đã có sự vận động và đổi mới Ký đã phát huy được sở trường ở các tiểuloại ký, đáp ứng được yêu cầu của công chúng và thời đại, gặt hái đượcnhiều thành tựu đáng kể Cùng với các loại hình văn xuôi khác, ký đãchiếm một vị trí xứng đáng trong đời sống văn học, trở thành một bộ phậnkhông thể tách rời trong tiến trình vận động và phát triển của văn học ViệtNam thế kỷ XX
2.1.2 Về thực tiễn sáng tác thuộc thể loại ký, ký sự trong văn học Việt Nam hiện đại
Ký ra đời rất sớm trong lịch sử văn học nhân loại nhưng phải đến thế
kỷ XIX ký mới thực sự phát triển mạnh mẽ Ở Việt Nam, những tác phẩm
ký nổi tiếng đã xuất hiện từ sớm Nhiều nhà văn Việt Nam đã thử sức mình
ở thể loại ký Những tác phẩm ký đầu tiên manh nha từ thế kỷ X dưới dạngvăn bản viết bằng dao, đúc trên bia và chuông khánh Đến thể kỷ XV, kýbắt đầu thể hiện dưới dạng các văn bản bằng chữ Hán Từ thế kỷ XVIII,
đặc biệt là thế kỷ XIX ký mới thực sự ra đời như Thượng kinh ký sự, Vũ
trung tùy bút…
Đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Tám, ký giữ một vai trò quan trọng.Nhiều tác phẩm ký lần lượt xuất hiện góp phần tạo nên bộ mặt đa dạng của
đời sống văn học: Việc làng, Tập án cái đình - Ngô Tất Tố, Ngõ hẻm ngoại
ô - Đình Lạp, Tôi kéo xe, Tam Lang - Vũ Trọng Phụng… Trong văn học
cách mạng, thể loại ký bắt đầu từ sáng tác của Nguyễn Ái Quốc những năm
20 của thế kỷ XX Sau Cách mạng tháng Tám đến nay có nhiều tác phẩm
ký có giá trị: ký sự của Trần Đăng, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy
Trang 11Tưởng, Trận Thanh Hương của Nguyễn Khắc Thứ, các tác phẩm ký sự của
Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Hoàng Phủ Ngọc Tường , những tác phẩm ấy
đã phản ánh kịp thời, nhiều mặt của hiện thực bộn bề nhưng phong phú.Bước vào công cuộc chống Mĩ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã
hội, ký luôn có mặt hàng đầu, trở thành vũ khí xung kích: Họ sống và chiến
đấu (Nguyễn Khải), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Chúng tôi ở Cồn
Cỏ (Hồ Phương), Sống như Anh (Trần Đình Vân), Ký sự miền đất lửa
(Nguyễn Sinh và Vũ Kỳ Lân), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (Nguyễn Tuân)…
Đặc biệt là hàng loạt ký sự về mùa xuân đại thắng 1975, ghi lại thời điểm
hào hùng của dân tộc ta trong công cuộc đánh Mĩ cứu nước: Tháng ba ở
Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Bắc Hải Vân xuân 1975 của Xuân Thiều, Nhật ký chiến dịch của Nguyễn Thành Vân – Nguyễn Trọng Oánh…
Sau năm 1975 đến nay, thể ký tiếp tục thể hiện vai trò của mình trongviệc tiếp cận đời sống thời hậu chiến Hàng loạt bài ký, phóng sự ra đời thu
hút sự quan tâm của công chúng bạn đọc: Cái đêm hôm ấy đêm gì (Phùng Gia Lộc), Chuyện ông vua lốp (Nhật Linh), Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn
Trực), ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, của Phan Quang… “Ký đã đáp ứngđược yêu cầu nào đó của nghệ thuật và tự khẳng định ký không phải thừa
so với truyện ngắn cũng không phải là thiếu so với tiểu thuyết” (Hoàng PhủNgọc Tường)
Ký là một thể loại văn học mang tính thời sự, nhạy bén và kịp thời nhất.Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cũng như trong côngcuộc đổi mới đất nước, ký đã xuất hiện kịp thời, mang hơi thở của đời sống,ghi lại khá đầy đủ diện mạo và tiến trình cách mạng, các thời đoạn, các sựkiện lịch sử chủ yếu của đời sống đất nước và con người Việt Nam
Ký sự là một thể của ký thiên về tự sự Ký sự ghi chép một câuchuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh Ký sự thiên về tái hiện sự việc
có thật, người viết tôn trọng tiếng nói khách quan của sự kiện Trong văn
học Việt Nam, ở thế kỷ XVIII, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác là tác
Trang 12phẩm tiêu biểu cho thể loại này Tác phẩm đã tái hiện chân thực, sinh động
bức tranh xã hội phong kiến lúc bấy giờ “Thượng kinh ký sự là tác phẩm
ký nghệ thuật đích thực đầu tiên của văn học Việt Nam, là đỉnh cao và là sựhoàn thiện thời trung đại”[7, 374]
Sau Cách mạng tháng Tám, hiện thực kháng chiến và công cuộc bảo
vệ tổ quốc là mảnh đất màu mỡ cho ký sự phát triển mạnh mẽ Những trang
ký sự của Trần Đăng, Nguyễn Khắc Thứ, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng PhủNgọc Tường, Xuân Thiều, Nguyễn Khải… đã ghi lại một cách trung thực,đầy xúc động những diễn biến của sự kiện vĩ đại trong lịch sử chống xâmlược của dân tộc Khẳng định vị trí của ký sự viết về chiến tranh trong thời
kỳ lịch sử đầy kỳ tích và bi tráng của dân tộc
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các tác phẩm ký sự của TrầnĐăng, Nguyễn Khắc Thứ, Nguyễn Huy Tưởng… là sự thể hiện nhanhnhạy, kịp thời về con người và các sự kiện lịch sử như chiến dịch Biên giớinăm 1950, chiến dịch Cao - Bắc - Lạng Những trận đánh quyết liệt giữa ta
và địch diễn ra trên những địa danh như Đông Khê, Thất Khê được tái hiệnchân thực và đầy cảm xúc
Bước sang giai đoạn chống Mĩ cứu nước, một số ký sự đã khẳng định
được vị trí xứng đáng của mình trong đời sống văn học lúc bấy giờ: Họ sống
và chiến đấu, Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Chúng tôi ở Cồn Cỏ
(Hồ Phương), Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh – Vũ Kỳ Lân)… Tháng ba
ở Tây Nguyên đã làm sống dậy những sự kiện lịch sử diễn ra trong thời điểm
cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Ở một phương diện
khác, Ký sự miền đất lửa đã ghi lại không khí của một thời kỳ chiến đấu kiên
cường, oanh liệt trên mảnh đất Vĩnh Linh anh hùng trong cuộc đọ sức trường
kỳ với đế quốc Mĩ
Các tác phẩm ký sự đã ghi lại một cách trung thực, đầy xúc độngnhững diễn biến của những sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Thực tế củađời sống cách mạng và kháng chiến, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
Trang 13quốc đã tạo điều kiện cho thể tài ký sự phát triển, đáp ứng được yêu cầu đặt
ra của thời đại
Do thực tiễn sáng tác theo thể loại ký ngày càng phát triển mạnh nênlịch sử nghiên cứu về ký cũng có một bề dày đáng kể Tuy nhiên các côngtrình nghiên cứu về ký cũng chủ yếu là từ những tác phẩm cụ thể Thànhtựu nghiên cứu về nó, trên phương diện lý thuyết còn hạn chế, chủ yếuđược nêu ở các bộ từ điển văn học, các công trình lịch sử văn học Có thể thấyHoàng Ngọc Hiến là người quan tâm nhiều đến thể loại này, thể hiện ở các
công trình của ông: Văn học - học văn (tiểu luận và phê bình, 1992), Văn học
và học văn (tiểu luận và phê bình, 1997), Văn học gần và xa (tiểu luận,
2000), Các công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại, tiêu biểu
như: Văn học trên hành trình của thế kỷ XX (Phong Lê, 1997), Văn học Việt
Nam hiện đại - lịch sử và lý luận (Phong Lê, 2003), Lí luận và phê bình văn học (Trần Đình Sử, 1996), Những vấn đề thi pháp học hiện đại (Trần Đình
Sử, 1993), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Phan Cự Đệ chủ biên, 2004), Nhà
văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ
XX cho tới 1945 (Vương Trí Nhàn, 2005), v.v cũng có bàn đến thể loại ký ở
một số tác phẩm và giai đoạn văn học cụ thể,
2.2 Lịch sử nghiên cứu ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam 1945 – 1975
2.2.1 Về ký sự chiến tranh trong sáng tác của các tác giả tiêu biểu
Trong lịch sử văn học Việt Nam, kí là một thể loại ra đời tương đối
sớm Có nhiều tác phẩm kí ra đời trong thời trung đại như: Thượng kinh kí
sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Tây hành nhật kí
(Phạm Phú Thứ),… Bước sang thế kỷ XX, thời kỳ 1935 - 1940 có các kí sự
như: Việc làng, Tập án cái Đình của Ngô Tất Tố, các phóng sự khác của
Vũ Trọng Phụng…
Trong văn học cách mạng, thể loại kí bắt đầu từ sáng tác của Nguyễn
Ái Quốc những năm 1920 Đặc biệt là từ sau giai đoạn cách mạng tháng
Trang 14Tám, cùng với sự phát triển của nền văn học, đã có nhiều tác phẩm kí có
giá trị như Truyện và kí sự của Trần Đăng, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Họ sống và chiến đấu của Nguyễn Khải… Trong văn học giai
đoạn này thể loại kí nói chung, thể tài kí sự, hồi kí, bút kí nói riêng pháttriển mạnh mẽ, tạo nên một mảng văn học có vị trí đặc biệt trong nền vănhọc hiện đại
Cho đến nay (thời điểm người viết luận văn) chưa có công trình nào
đi sâu tìm hiểu Thể tài kí sự chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn
1945 - 1975, mà chỉ xuất hiện những ý kiến, những bài viết ngắn và thường
nói chung về thể loại kí
Cuốn Văn học Việt Nam 1945-1975 (tập II) có đề cập đến ký của
Nguyễn Khải: “Nguyễn Khải tập trung viết về cuộc chiến đấu chống Mỹcứu nước Ông theo dõi, khảo sát con người xã hội chủ nghĩa, ca ngợi nótrên đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng”[33, 258]
Hà Minh Đức trong cuốn Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trong mục nói về ký sự có đề cập đến ký sự của
Trần Đăng, Nguyễn Huy Tưởng… và khẳng định có nhiều đóng góp
Năm 2007, tác giả Hà Công Tài và Phan Diễm Hương tuyển chọn và
giới thiệu cuốn Nguyễn Khải về tác giả và tác phẩm, trong đó đã có những trang đánh giá về tác phẩm kí sự Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn
Khải: “Ghi lại một cách trung thực đầy xúc động những diễn biến của sựkiện lớn vào bậc nhất trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc ta… kí sự
Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải cũng như thiên hồi kí Đại thắng mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng là một trong những thể nghiệm
của thể loại này trong việc ghi lại những ngày, tháng, năm 1975 đầy biến
cố dân tộc”[50, 320]
Cuốn Từ điển văn học bộ mới của nhóm tác giả Đỗ Đức Hiểu,
Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá đồng chủ biên đề cập đến
các tác phẩm kí sự chống Mỹ giai đoạn 1954 - 1975 như Chúng tôi ở Cồn
Trang 15Cỏ, Sóng Hòn Mê… Ngoài ra các tác giả còn khẳng định những thành tựu
về thể kí sự mà Nguyễn Khải đã gặt hái được: “Bám sát cuộc sống hiện tại,hướng ngòi bút về những vấn đề thời sự của đời sống, tác phẩm củaNguyễn Khải có sức mạnh của lí trí tỉnh táo, nhạy bén, năng lực phân tíchtâm lý và diễn biến tư tưởng cùng với những nhận xét thông minh sắc sảo”[17, 1156]
Trong Văn học 1975 - 1985 tác phẩm và dư luận, nhóm tác giả Ngô
Trang, Vân Trang, Bảo Hưng sưu tầm và chủ biên, khi bàn về các tác phẩm
ký sự giai đoạn 1954 - 1975 có đánh giá về tác phẩm Ký sự miền đất lửa:
“Phản ánh hiện thực nóng bỏng và đầy tinh oanh liệt trên mảnh đất Vĩnh
Linh kỳ thú, anh hùng, ký sự Miền đất lửa có một sức hấp dẫn kỳ lạ Trước
hết là sự chân thật, sinh động, là điển hình của các sự kiện, nhân vật, sựphong phú của hiện thực đất nước”
2.2.2 Về ký sự chiến tranh với tư cách là một thể tài trong sáng tác của cả một giai đoạn hay một thời kỳ văn học
Từ năm 1966 đến 1968, khi tạp chí văn học mở đợt trao đổi ý kiến vềthể kí và vấn đề viết về người thật, việc thật đã có nhiều bài gửi đến Trongcác bài viết, các tác giả chủ yếu đề cập đến bút kí, tùy bút giai đoạn này
như bài viết của Phan Nhân – Suy nghĩ về khả năng của thể kí (Qua một số
bút kí ghi chép, hồi kí của miền Nam)
Trong công trình nghiên cứu Lý luận văn học (1998), Hà Minh Đức
cho rằng: “Các thể kí văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạttrong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện bình luận vềnhững sự kiện và con người có thật trong cuộc sống với nguyên tắc phải tôntrọng tính xác thực và chú ý tính thời sự của đối tượng miêu tả” [9, 217]
Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX Phan Cự Đệ chủ biên, nói
đến những thành tựu của kí sự Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm1945: “Kết thúc giai đoạn chống Mỹ cứu nước là một loạt kí sự về mùa xuânđại thắng năm 1975, ghi lại thời điểm hào hùng của một thời đánh Mỹ và
Trang 16thắng Mỹ: Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Bắc Hải Vân Xuân 1975 (Xuân Thiều), Xuân Lộc - Sài Gòn (Nam Hà)…”[7, 410 - 411).
Trong cuốn Giáo trình lí luận văn học (tập II) – tác phẩm và thể loại
văn học, nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa,
Phùng Ngọc Kiếm, Lê Lưu Oanh, ngoài việc đưa ra những nhận định mangtính khái quát về thể loại, các tác giả còn đánh giá cao sự đóng góp của thể
kí, đặc biệt là kí cách mạng trong nền văn học Việt Nam
Trong cuốn Văn học Việt Nam 1945 – 1975 (tập I) do Nguyễn Đăng
Mạnh chủ biên, các tác giả đã nêu lên những thành tựu của kí, kí sự chiến
tranh: “Đặc biệt là có sự bùng nổ của thể kí, ghi lấy bao nhiêu là sự tích
anh hùng, chia vui với quân dân cả nước và giữ lại tư liệu cho sáng tác dàihơi” [32, 146]
2.2.3 Vấn đề Thể tài ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975
Thể tài ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam 1945-1975 còn là
vấn đề mới trong nghiên cứu, tìm hiểu Đề tài không trùng với công trìnhhay luận án, luận văn, bài báo nào đã công bố
Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu (đã nêu trên đây) mặc dùchưa chuyên sâu về thể tài ký sự chiến tranh giai đoạn 1945 – 1975 nhưng
ít nhiều cũng đã đề cập đến một số tác phẩm cụ thể Đây là những đónggóp đáng quý Tiếp thu thành tựu của những người đi trước, luận văn này
đi sâu tìm hiểu thể tài ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn
1945 – 1975 với một cái nhìn toàn diện, hệ thống
3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Thể tài ký sự chiến tranh trong
văn học Việt Nam 1945 – 1975.
Trang 173.2 Giới hạn của đề tài
Đề tài bao quát tất cả các tác phẩm ký sự giai đoạn 1945 – 1975 viết
về chiến tranh
Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào bộ sách Ký sự
chiến tranh (2 tập), Nxb Văn học, Hà Nội, 2006.
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1 Đưa ra một cái nhìn chung về thể loại ký và ký sự chiến tranhtrong văn học Việt Nam thời hiện đại
4.2.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá nội dung, giá trị của ký sự chiếntranh trong văn học Việt Nam hiện đại (giai đoạn 1945 – 1975)
4.2.3 Khảo sát, phân tích, đánh giá những thành công (và cả hạn chế)
về nghệ thuật thể hiện của ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam hiệnđại (giai đoạn 1945 – 1975)
Cuối cùng rút ra một số kết luận về ký sự chiến tranh trong văn họcViệt Nam giai đoạn 1945 – 1975, đề xuất một số vấn đề về tiếp nhận vànghiên cứu thể tài ký sự trong văn học Việt Nam hiện đại
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau,trong đó có các phương pháp chủ yếu: Phương pháp thống kê – phânloại, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh – đốichiếu, phương pháp cấu trúc – hệ thống …
Trang 186 Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1 Đóng góp
Luận văn là công trình đầu tiên tìm hiểu thể tài ký sự chiến tranhtrong văn học Việt Nam 1945 – 1975 với cái nhìn tập trung và hệ thống.Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo choviệc tìm hiểu, nghiên cứu ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam 1945 –
1975 nói riêng, ký sự Việt Nam hiện đại nói chung
6.2 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển
khai trong ba chương:
Chương 1 Vai trò và vị thế của thể tài ký sự chiến tranh trong văn
học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
Chương 2 Ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 –
1975 nhìn trên phương diện chức năng và nội dung của thể loại
Chương 3 Ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 –
1975 nhìn trên phương diện thi pháp thể loại
Cuối cùng là tài liệu tham khảo.
Trang 19Chương 1 VAI TRÒ VÀ VỊ THẾ CỦA THỂ TÀI KÝ SỰ CHIẾN TRANH TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975
1.1 Bối cảnh chiến tranh và sự vận động, phát triển của văn học Việt Nam 1945 - 1975
1.1.1 Bối cảnh chiến tranh của văn học Việt Nam 1945 - 1975
Trong tiến trình của văn học Việt Nam, giai đoạn 1945 - 1975 có ýnghĩa đặc biệt quan trọng Đây là quá trình ba mươi năm phát triển của vănhọc cách mạng gắn liền với giai đoạn lịch sử có nhiều biến đổi quan trọng,nhiều sự kiện liên tiếp nổ ra đã tác động đến vận mệnh dân tộc cũng như mọimặt của đời sống xã hội lúc bấy giờ Những sự kiện lịch sử nổi bật có thểchia làm hai giai đoạn nhỏ: giai đoạn 1945 – 1954, và giai đoạn 1955 –1975
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công mở ra một kỷ nguyên mớicho đất nước Kỷ nguyên độc lập tự chủ Ngày 2-9-1945 tại quảng trường
Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, nước ViệtNam dân chủ cộng hòa ra đời Nhưng chính quyền cách mạng non trẻ ngaylúc đó đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, vừa phải đối mặt vớigiặc đói và giặc giốt, vừa phải đối mặt với giặc ngoại xâm và bọn phảnđộng Nền kinh tế kiệt quệ, ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng, chínhquyền cách mạng chưa quản lý được ngân hàng Đông Dương Trong lúc đóquân Trung Hoa Dân Quốc tung ra thị trường các loại tiền của Trung Quốc
đã mất giá càng làm cho nền tài chính thêm rối loạn Nông nghiệp lạc hậu,nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khắc phục, nạn lụt lớnlàm vỡ đê chín tỉnh Bắc Bộ, tiếp theo là hạn hán kéo dài làm cho hơn nửadiện tích ruộng đất không thể cày cấy Ngành công, thương nghiệp bị đìnhđốn hoặc phá sản Trình độ dân trí thấp, tàn dư văn hóa lạc hậu do chế độ
Trang 20thực dân phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ Các tệnạn cũ như mê tín dị đoan, cờ bạc… ngày đêm hoành hành.
Trong lúc đó các thế lực thù trong giặc ngoài lăm le chờ thời cơ đểgây rối, hòng làm suy yếu và lật đổ nhà nước cách mạng Quân đội cácnước đế quốc dưới danh nghĩa quân đồng minh giải giáp quân đội NhậtBản lũ lượt kéo vào Việt Nam Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có gần 20 vạnquân Trung Hoa dân quốc Theo sau quân Trung Hoa dân quốc là ViệtNam quốc dân đảng, Việt Nam cách mạng đồng minh hội với âm mưu xúctiến thành lập một chính phủ bù nhìn Dã tâm của chúng là tiêu diệt ĐảngCộng sản, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ củanhân dân Việt Nam
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có hơn một vạn quân Anh kéo vào tạođiều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam
Ngoài ra quân Nhật đang chờ để giải giáp, một bộ phận theo lệnh đếquốc Anh đánh lại lực lượng vũ trang cách mạng tạo điều kiện cho quânPháp mở rộng chiếm đóng Nam Bộ
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đứng trước tình thế hiểm nghèo
“ngàn cân treo sợi tóc” Trong hoàn cảnh đó ngày 25-11-1945, Trung ương
Đảng ra bản chỉ thị Kháng chiến kiến quốc Vượt qua mọi khó khăn Đảng
và nhân dân ta bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết “giặcđói”, “giặc giốt” và khó khăn về tài chính Ngày 6-1-1946, chính phủ nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội trong
cả nước Thắng lợi của tổng tuyển cử bầu quốc hội đã giáng một đòn mạnh
mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, tạo cơ
sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đốinội, đối ngoại Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòađược quốc hội thông qua góp phần củng cố xây dựng chính quyền cáchmạng
Trang 21Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước
tổ chức hũ gạo cứu đói Nhà nước tổ chức “ngày đồng tâm” để lấy gạo cứuđói, không dùng lương thực để nấu rượu Toàn dân hăng hái thi đua laođộng sản xuất, nạn đói được đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện, sảnxuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi Chính phủ phát động quyêngóp, thực hiện “Tuần lễ vàng”, xây dựng “Quỹ độc lập”, từng bước giảiquyết những khó khăn về tài chính Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
kí sắc lệnh thành lập “Nha bình dân học vụ”, kêu gọi mọi người đi học Saumột thời gian ngắn có trên 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ Việc bài trừ
mê tín dị đoan được quần chúng nhân dân hưởng ứng sôi nổi, kết hợp xâydựng nếp sống văn hóa mới
Những thế lực thù địch lần lượt bị khuất phục bằng chính sách ngoạigiao kiên quyết nhưng uyển chuyển của ta Khi mọi biện pháp ngoại giaokhông còn hiệu quả, trước dã tâm của Pháp nhằm áp đặt chế độ thuộc địalên nước ta một lần nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu Ngay sau khithực dân Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn cùng nhândân Nam Bộ đứng lên kháng chiến Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh cùng nhân dân cả nước hướng về ‘Thành đồng tổ quốc”, đồng thờitích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh ra Bắc của
thực dân Pháp Mặc dù đã ký hiệp định sơ bộ 6 – 3 và tạm ước 14 – 9,
thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược Hạtuần tháng 11 – 1946, quân Pháp tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, choquân đổ bộ lên Đà Nẵng, chiếm đóng Hải Phòng Tháng 12 – 1946, Phápgây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ tài chính, gây ra vụ thảm sát ở phốHàng Bún Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng
tự vệ chiến đấu, để cho Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội nếu không chúng
sẽ dành toàn quyền hoạt động vào sáng ngày 20-12-1946 Tình thế khẩncấp đã buộc Đảng và Chính phủ phải có quyết định kịp thời Ngày 18-
Trang 2212-1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương quyếtđịnh phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.
Đáp lời kêu gọi ngày 19-12-1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nướcđứng lên đoàn kết, vừa đánh giặc vừa củng cố lực lượng, huy động sứcmạnh dân tộc chống giặc cứu nước
Từ năm 1947 liên tiếp những chiến thắng quan trọng đã làm thay đổicục diện tương quan lực lượng giữa ta và địch Với chiến dịch Việt Bắcnăm 1947, chúng ta đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắngnhanh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.Tiếp theo, chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950, tiêu hao một bộphận sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới, củng cốcăn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộckháng chiến tiến lên Sau chiến dịch Biên giới dành thắng lợi là chiến thắngHòa Bình đã tạo bàn đạp cho cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953– 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) chấn động địacầu, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hếtquân đội về nước, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần mộtthế kỷ trên đất nước Việt Nam
Cuộc kháng chiến chín năm kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giảiphóng, chuyển sang giai đoạn Cách mạng xã hội chủ nghĩa… chính quyềnkiểu mới ở các cấp từng bước được củng cố, tổ chức Đảng vững mạnh hơn.Nhà nước tiến hành những biện pháp khắc phục khó khăn, văn hóa giáodục không ngừng được nâng cao, nạn mù chữ cơ bản được thanh toán,tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức giảng dạy trong tất cả các cấphọc Một số trường đại học được mở ra để đào tạo nhân tài cho đất nước.Sau năm 1954, với việc kí kết và thực hiện hiệp định Giơnevơ, nướcViệt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khácnhau Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa
Ở miền Nam, sau khi Pháp rút khỏi khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương
Trang 23tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc, (tháng 5 – 1956) Mỹ vàothay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chiacắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn
cứ quân sự của Mỹ
Từ năm 1954 – 1965, Đảng và nhân dân ta tiến hành xây dựng chủnghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền SàiGòn ở miền Nam
Đối với miền Bắc, nhiệm vụ cách mạng đặt ra là hoàn thành cải cáchruộng đất (1954 – 1957) Cuộc cải cách ruộng đất từ cuối năm 1953 đếnnăm 1956 đã thực hiện năm đợt cải cách, khẩu hiệu “người cày có ruộng”
đã hoàn thành Mặc dù còn nhiều hạn chế song sau cải cách bộ mặt nôngthôn miền Bắc có nhiều thay đổi, nền kinh tế dần được khôi phục và bướcđầu cải tạo xã hội chủ nghĩa Song song với cải cách ruộng đất là ổn địnhtrật tự xã hội, ổn định thị trường, từng bước phục hồi và nâng cao sản xuất,phục hồi kinh tế quốc dân mà then chốt là sản xuất nông nghiệp Cuối năm
1957, kế hoạch khôi phục kinh tế căn bản đã hoàn thành Nông nghiệp,công nghiệp, giao thông vận tải đã có những thay đổi Lĩnh vực văn hóa,giáo dục, y tế cũng phát triển nhanh chóng
Với những thành quả đạt được trong giai đoạn khôi phục kinh tế,miền Bắc bước vào giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế.Đây là nhiệm vụ quyết định nhất trong sự nghiệp cách mạng của cả nước
Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965) được đề ra và thực hiện với mụctiêu là bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.Nhiều phong trào thi đua yêu nước sôi nổi đã diễn ra trên miền Bắc như:Duyên hải, Đại phong, Thành công Đặc biệt là phong trào làm việc mỗingười bằng hai vì miền Nam ruột thịt đã huy động được mọi nguồn lực từnhân dân yêu nước để phát triển kinh tế Không khí thi đua diễn ra trêntoàn miền Bắc, ở tất cả các ngành từ nông nghiệp, công nghiệp, thươngnghiệp, giáo dục và y tế Công nghiệp được ưu tiên xây dựng, giá trị sản
Trang 24lượng ngành công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960 Cácngành công nghiệp như điện cơ, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xâydựng đã được hình thành và phát triển Nông nghiệp, thực hiện chủ trươngxây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao và nông trường quốcdoanh để làm cơ sở cho sự phát triển Hệ thống giao thông đường bộ,đường sắt, đường sông, đường hàng không được củng cố, việc đi lại trongnước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn Hệ thống giáo dục từ phổ thôngđến đại học phát triển nhanh Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất tạo bước chuyểnbiến mạnh cho nền kinh tế miền Bắc, góp phần thực hiện nhiệm vụ cáchmạng dân tộc ở miền Nam: “Thắng lợi đó đã tạo cho miền Bắc cơ sở chínhtrị, tinh thần và vật chất để bảo vệ, liên tiếp đánh thắng các cuộc chiếntranh phá hoại của đế quốc Mỹ sau này, đồng thời làm tròn nhiệm vụ cơ sởcủa cách mạng giải phóng miền Nam, làm hậu phương lớn của tiền tuyếnmiền Nam và là hậu phương lớn của cách mạng ba nước ĐôngDương”[14,179].
Ở miền Nam, sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, Mỹ đã đưa NgôĐình Diệm lên làm thủ tướng bù nhìn, đưa lối sống Mỹ vào Việt Nam đểđồng hóa về mặt văn hóa đối vối từng lớp thanh - thiếu niên Việt Nam.Chúng vừa dụ dỗ, mua chuộc, vừa mị dân, vừa đàn áp trắng trợn, cưỡngbức dân ta trong các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, vu khống, tố cáo cộngsản… Với những thủ đoạn tàn ác và dã man chúng đã khiến cho cách mạngViệt Nam gặp không ít những khó khăn, tổn thất nặng nề Nhiều phong tràođấu tranh chống Mỹ - Diệm đã diễn ra, nhân dân miền Nam từ đấu tranhchính trị đòi thi hành hiệp định rồi phát triển lên đấu tranh chính trị có vũtrang tự vệ chống những chính sách khủng bố của kẻ thù Từ năm 1957 đếnnăm 1959, Mỹ và tay sai tăng cường dùng bạo lực khủng bố phong trào đấutranh của quần chúng cách mạng Tháng 5 – 1959, chính quyền Sài Gòn raluật 10 – 59, lê máy chém đi khắp nơi để tiêu diệt cộng sản làm cho lựclượng cách mạng bị tổn thất nặng nề Phong trào đấu tranh của nhân dân ta
Trang 25từ chỗ nhỏ lẻ ở từng địa phương sau đó lan nhanh, phá vỡ từng mảng lớnchính quyền của địch Tiêu biểu là ngày 17-1-1960, phong trào Đồng Khởi
nổ ra ở Mỏ Cày - Bến Tre sau đó lan nhanh khắp Nam Bộ, Tây Nguyên vàmột số nơi ở Trung Bộ Phong trào Đồng Khởi thắng lợi, nhân dân miềnNam làm chủ được nhiều thôn xã Thắng lợi của “Đồng Khởi” dẫn đến sự
ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (20-12-1960), đánh dấubước ngoặt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấncông, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng Từ cuốinăm 1960, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”(1961 – 1965) Chúng ra sức lập “ấp chiến lược” nhằm kìm kẹp và bóc lộtquần chúng, tách rời nhân dân với cách mạng Nhân dân miền Nam lại tiếptục đấu tranh đẩy lùi âm mưu của địch, nhiều phong trào nổi dậy chống vàphá “ấp chiến lược” diễn ra gay go và quyết liệt Nhất là các phong tràođấu tranh của học sinh, sinh viên, tiểu thương, phật tử Kết quả, nhân dânmiền Nam đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công, tiêu diệt nhiều đồn bốt của địch,đến cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70%
số dân Nội bộ Mỹ và tay sai lục đục, dẫn tới cuộc đảo chính, giết chết NgôĐình Diệm và Ngô Đình Nhu Cuối năm 1964, Mỹ thực hiện kế hoạchGiôn Xơn - Mac Na Ma Ra Kết hợp đấu tranh chính trị và binh vận các lựclượng vũ trang giải phóng đẩy mạnh tấn công địch Các Phong trào đô thị
và phong trào phá “ấp chiến lược” tiếp tục phát triển Đến tháng 6 – 1965xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” bị bẻ gãy Bước sang giai đoạn(1965 – 1968), nhân dân miền Nam tiếp tục chiến đấu chống chiến lược
“chiến tranh cục bộ” của Mỹ Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh, các nước thân
Mỹ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam Chúng tiến hànhhai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967)bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “đất thánhViệt Cộng” Kết hợp với việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắcnhằm phá hủy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và ngăn
Trang 26chặn sự chi viện vào miền Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dânmiền Nam phát động cao trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm Mỹ Ngụy mà diệt”,đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô của Mỹ Cuộc tiến công vànổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 diễn ra đồng loạt trên toàn miền Nam
đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố “Phi Mỹhóa chiến tranh”, ngừng ném bom miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán.Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, nhân dân miền Nam đãđưa cuộc kháng chiến chống Mỹ tiếp tục tiến lên
Ở miền Bắc, quân và dân ta vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoạilần thứ nhất của Mỹ vừa làm nghĩa vụ hậu phương (1965 – 1968) Mỹ dựnglên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” (tháng 8 – 1964), sau đó lấy cớ “trả đũa”quângiải phóng tấn công Mỹ ở Plâyku (tháng 2 – 1965), chính thức tiến hànhchiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất Chúng nhằm vào tất cả cácmục tiêu quan trọng như quân sự, giao thông, nhà máy, trường học, bệnhviện… để đánh phá Trong hơn bốn năm quân dân miền Bắc đoàn kết, triểnkhai cuộc chiến tranh nhân dân bắn rơi hàng nghìn máy bay, đánh chìmhàng trăm tàu chiến và bắt sống nhiều giặc lái Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bốngừng ném bom phá hoại miền Bắc Song song với chiến đấu chống chiếntranh phá hoại, miền Bắc vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ chi viện cho miềnNam Từ năm 1959 tuyến đường chiến lược Hồ Chí Minh trên bộ và trênbiển bắt đầu được khai thông Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đãđưa hơn ba mươi vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục tấn vũ khí, lương thực,thuốc men… vào chiến trường miền Nam
Bước sang giai đoạn 1969 – 1973, miền Nam chiến đấu chống chiếnlược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” Với âmmưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, Mỹ tăng cường xây dựng quân đội SàiGòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường thay cho quân Mỹrút dần về nước Chúng tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn vớiLiên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt
Trang 27Nam và sẵn sàng Mỹ hóa chiến tranh trở lại Trước tình hình đó quân và dân
ta phối hợp với quân dân các nước bạn như Campuchia, Lào lần lượt đập tancác cuộc hành quân xâm lược Campuchia, Lào của quân Mỹ và quân đội SàiGòn, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn quân địch, giải phóng nhiềuvùng đất đai rộng lớn, giữ vững đường hành lang chiến lược của cách mạngĐông Dương Thừa thắng tấn công, ngày 30-3-1972 quân ta mở cuộc tấncông chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, TâyNguyên, Đông Nam Bộ, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và đôngdân Cuộc tiến công đã giáng một đòn nặng vào chiến lược “Việt Nam hóachiến tranh”, buộc Mỹ phải thừa nhận thất bại
Thất bại ở chiến trường miền Nam, Mỹ phát động trở lại cuộc chiếntranh phá hoại miền Bắc, đặc biệt là cuộc tập kích bằng máy bay B52 vào
Hà Nội và Hải Phòng Quân và dân miền Bắc đã làm nên trận “Điện BiênPhủ trên không” Cùng với cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của
Mỹ, miền Bắc làm tròn nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến lớn miềnNam Hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ vào chiến trường Khối lượngvật chất đưa vào các chiến trường tăng lên 1,6 lần
Thắng lợi trên các mặt trận quân sự tạo tiền đề cho các thắng lợi vềchính trị và ngoại giao Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thờicộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận và 21nước đặt quan hệ ngoại giao Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về chấm dứtchiến tranh lặp lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết Đó là thắng lợi của sựkết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, mở ra bước ngoặt mớicho cách mạng dân tộc Ngày 29-3-1973, toán lính cuối cùng của Mỹ rútkhỏi miền Nam nhưng Mỹ vẫn để lại miền Nam “những người lính khôngmặc quân phục” cùng các nhân viên dân sự, duy trì một lực lượng hải quân
và không quân ở Vịnh Bắc Bộ và Thái Lan nhằm theo đuổi mục tiêu ViệtNam hóa chiến tranh Mỹ cùng với chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp địnhPari Thực hiện nghị quyết 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cuối
Trang 28năm 1973, quân và dân miền Nam đã chủ động mở các cuộc tấn công tiếntới kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam Cuối năm 1974 đầu năm
1975 tình hình có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị đã bàn kế hạch giảiphóng miền Nam Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 màtiêu biểu là chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc sự nghiệp chống Mỹ cứunước của dân tộc ta Cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm, dài hơn bất cứcuộc chiến tranh nào trong lịch sử và phải chống lại một đế quốc lớn mạnhnhất đó là đế quốc Mỹ Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi đãchấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cuộccách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất tổ quốc, mở ra kỷnguyên mới của lịch sử dân tộc – kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất,
đi lên chủ nghĩa xã hội
Hiện thực đất nước chiến tranh trong suốt thời gian dài đã được vănhọc tái hiện một cách chân thực và sinh động Văn học 1945 – 1975 đã theosát quá trình lịch sử hết sức hào hùng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thểloại ký với các thể như ký sự, bút ký, tùy bút,…
1.1.2 Sự chi phối của chiến tranh đến mọi phương diện của đời sống văn học
Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống nên hiện thực khách quanđược phản ánh chân thực, sinh động qua các tác phẩm văn học Lịch sửViệt Nam với những biến động lớn lao đã chi phối mạnh mẽ đến mọiphương diện của đời sống văn học Đặc biệt hai cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kỳ suốt ba mươi năm đã tác động sâusắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó cóvăn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hìnhthành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt
Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển, điều kiện giao lưuvăn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước
xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc) Ba mươi năm chiến
Trang 29tranh đã tàn phá bao nhiêu ruộng vườn, làng mạc, phố thị trên đất nước ta,hàng triệu người Việt Nam đã bị giết hại, để lại những bi kịch sâu sắc tronglòng dân tộc, gây mất mát đau thương cho người dân Việt Nam Trong hoàncảnh chiến tranh ác liệt, chỗ rung động nhất của văn chương vẫn là tiếngkêu, tiếng khóc về thân phận con người trong chiến tranh Chiến tranh là đềtài xuyên suốt trong văn học Việt Nam ở chặng đường này (1945-1975).Chiến tranh đã tác động trực tiếp đến mọi phương diện đời sống văn học.
Từ sau năm 1945, với chế độ mới, nước ta có một nền văn nghệ mới,tuy nhiên nền văn nghệ mới ấy ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh nên chịu
sự chi phối của chiến tranh Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đếquốc Mỹ là hoàn cảnh trực tiếp để văn học phát triển và có những biến đổitiến bộ Trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt kéo dài từ năm 1945 đến năm
1975, văn học đặc biệt quan tâm viết về chiến tranh và chịu sự chi phối củachiến tranh về mọi mặt từ nội dung, đề tài, cảm hứng… đến phương tiệnsáng tác
Trong bối cảnh chung thời chiến tranh, văn học chín năm kháng chiếnchống Pháp gặp không ít khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt: điều kiện in
ấn, phát hành rất hạn chế, thời gian và công sức của các nhà văn dành chosáng tác không nhiều, bên cạnh đó còn chịu sự khủng bố của kẻ thù, nhiềucây bút đã ngã xuống đương độ sung sức gây mất mát lớn cho nến văn họcnước nhà (Nam Cao, Thôi Hữu, Trần Đăng,…) Mặt khác về chủ quan hầuhết các văn nghệ sĩ đã tán thành quan niệm sáng tác mới nhưng bên cạnh
đó không ít các cây bút sáng tác có biểu hiện hoang mang, dao động trướcnhững khúc quanh của lịch sử
Hoàn cảnh chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã tác độngđến đời sống văn học làm cho văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 cónhững biến đổi sâu sắc về mọi mặt như nội dung, đề tài, quan niệm sángtác, lực lượng sáng tác…Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước được độclập, Đảng đã đề ra chủ trương chính sách tích cực giúp chấn chỉnh kịp thời
Trang 30những lệch lạc, phát động những cuộc thi kích thích phong trào sáng tác,động viên văn nghệ sĩ thâm nhập thực tế (Hội văn nghệ Việt Nam đượcthành lập, ra tạp chí văn nghệ, tổ chức giải thưởng văn nghệ…).
Cách mạng tháng Tám giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng chovăn học khỏi những trói buộc của quan niệm cũ, tính dân chủ được nângcao, văn học là của mọi người Quan niệm nghệ thuật tiến bộ được khẳngđịnh, đưa văn học trở về với nhân dân: “Văn học nghệ thuật là một mặttrận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” Khuynh hướng tư tưởng chủđạo của nền văn học mới là tư tưởng cách mạng, văn học phục vụ cáchmạng Ý thức trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ được nâng cao Vănhọc gắn bó với dân tộc, nhân dân và đất nước, dùng ngòi bút để phục vụkháng chiến, cổ vũ chiến đấu và chính hiện thực đời sống cách mạng vàkháng chiến đã đem đến nguồn cảm hứng lớn, những phẩm chất mới chovăn học: “văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem
đến cho văn nghệ một sức sống mới”(Nguyễn Đình Thi, Nhận đường).
Bước sang giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mĩ, thống nhất đấtnước ngày càng ác liệt làm cho đời sống văn học có những chuyển bước rõrệt Văn học ở miền Nam Việt Nam thời kỳ này chịu sự kiểm soát gắt gaocủa kẻ thù và bọn tay sai, tuy nhiên báo chí và nhà xuất bản vẫn phát triểnđột biến về số lượng làm cho đời sống văn học thêm phong phú và đa dạng.Văn học chặng đường này tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ.Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cáchmạng Từ tiền tuyến lớn, các tác phẩm truyện, ký viết về máu lửa của chiếntranh đã phản ánh cuộc chiến đấu của quân và dân miền Nam anh dũng như
Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Chiến sĩ, Bão biển,…
Gắn bó với vận mệnh chung của đất nước nên quá trình vận động,phát triển của nền văn học 1945 – 1975 ăn nhịp với từng chặng đường lịch
sử của dân tộc, bám sát từng nhân vật chính trị của đất nước Văn học ViệtNam giai đoạn 1945 – 1975 tập trung về đề tài tổ quốc: Bảo vệ đất nước,
Trang 31đấu tranh chống giặc và thống nhất đất nước Toàn bộ nền văn học ViệtNam lúc bấy giờ từ thơ ca đến truyện, kí, kịch… đều tập trung khai thácmâu thuẫn giữa ta và địch Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặttrận và các lực lượng cách mạng như du kích, thanh niên xung phong… Tổquốc trở thành nguồn cảm hứng lớn, một đề tài xuyên suốt trong sáng táccủa các nhà thơ, nhà văn như Tố Hữu, Giang Nam, Thu Bồn, Phạm TiếnDuật, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Nguyễn MinhChâu,
Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm, vănhọc Viêt Nam tất yếu đề cập tối số phận chung của cả cộng đồng, của toàndân tộc Văn học mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.Đây là văn học của những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử của chủnghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Nhân vật chính thườngtiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó với số phận của đất nước,kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng như chị Út Tịch trongsáng tác của Nguyễn Thi; chị Trần Thị Lý trong thơ Tố Hữu; Núp, Tnútrong tác phẩm của Nguyên Ngọc,…
Chiến tranh nhưng con người vẫn luôn lạc quan, yêu đời, hướng tớitương lai tươi sáng Đó chính là cảm hứng lãng mạn trong văn học ViệtNam giai đoạn 1945 – 1975 Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủđạo trong thơ và nhiều thể loại văn học khác như truyện ngắn, bút ký…Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam vượt lên thử tháchtrong máu lửa chiến tranh để hướng tới ngày chiến thắng cho nên nhữngcuộc chia ly cũng “chói ngời sắc đỏ”
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Namgiai đoạn này xuất phát từ yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quátrình vận động và phát triển của cách mạng Hầu hết các thể loại đều thốngnhất với nhau trong phương hướng miêu tả đời sống Hướng vận động củacốt truyện, xung đột nghệ thuật, số phận, tính cách nhân vật… nói chung
Trang 32đều từ hiện tại vươn tới tương lai, từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ hysinh đến niềm tin chiến thắng.
Như vậy, có thể coi văn học như một tấm gương phản chiếu những vấn
đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945– 1975 Chính điều này đã làm nên diện mạo riêng của văn học giai đoạn này
1.2 Bức tranh chung về thể loại văn học Việt Nam 1945 – 1975 và
sự hình thành dòng Ký sự chiến tranh
1.2.1 Sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của các thể loại văn học
Văn học Việt Nam 1945 – 1975 rất đa dạng và phong phú về thể loại
Có thể nói, ở giai đoạn này văn học Việt Nam không thiếu một thể loạinào: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài Các loại ký bao gồm bút ký, tùybút, truyện ký, ký sự Các thể thơ, có thơ trữ tình, thơ trào phúng, trườngca ngoài ra còn có lý luận phê bình xuất hiện và có nhiều công trìnhnghiên cứu có giá trị
Ngay từ đầu thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, thơ đã pháttriển mạnh mẽ với những cây bút tiêu biểu như Tố Hữu, Hoàng Cầm,Nguyễn Đình Thi, Hữu Loan… Thơ cách mạng đã mang một diện mạo mớikhác xa với thơ trữ tình ở giai đoạn trước đó Thơ ca phát triển thành caotrào mạnh hơn cả với nhiều thành tựu nổi bật Từ sau Cách mạng thángTám, thơ không còn là của riêng của các nhà thơ chuyên nghiệp, giờ đây
“anh cán bộ chính trị, anh cán bộ quân sự, anh công an, anh bình dân học
vụ, anh thông tin, anh hỏa lực, các chị phụ nữ, các em thiếu nhi, hết thảy
đều làm thơ” (Hoài Thanh – Nói chuyện thơ kháng chiến) Cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc đã tạo điều kiện khách quan cho sự xuất hiện hình mẫungười nghệ sỹ kiểu mới Ở những năm đầu cách mạng, thơ tập trung thểhiện niềm vui lớn của dân tộc, ca ngợi Đảng và Bác Hồ, ca ngợi chế độ mớitiêu biểu như thơ Tố Hữu, thơ Hồ Chí Minh, thơ Xuân Diệu… Kháng chiếntoàn quốc bùng nổ, các nhà thơ cũng hăng hái ra mặt trận Chính thực tếcách mạng đã tác động đến lập trường tư tưởng của các nhà thơ, đã xuất
Trang 33hiện các tác phẩm có giá trị: Việt Bắc – Tố Hữu; Nhớ, Đất nước – Nguyễn Đình Thi; Đồng chí – Chính Hữu; Nhớ máu – Trần Mai Ninh… Các thi sĩ
đã đưa không khí mới mẻ, khỏe khoắn vào thơ tạo nên diện mạo mới trongthơ Khuynh hướng sử thi là khuynh hướng chính của thơ giai đoạn này.Thơ chủ yếu tập trung thể hiện tâm tình phơi phới, niềm tin, sự lạc quancủa người dân Việt Nam lúc bấy giờ Đó là những ước mơ, khát vọng cháybỏng, những tình cảm lớn lao, cao cả trong cuộc chiến đấu chống giặcngoại xâm
Hiện thực cách mạng là mảnh đất màu mỡ, mẫu người lý tưởng cửathời đại mới dần được khẳng định trên khắp các lĩnh vực đời sống Vănxuôi phát triển mạnh mẽ tạo nên một nền văn xuôi kiểu mới như nhữngtrang bút ký, ký sự, truyện ngắn của Trần Đăng, Nguyễn Huy Tưởng, Nam
Cao, Kim Lân Từ năm 1946 đến năm 1948 sáng tác chủ yếu là ký: Nhật ký – Nguyễn Huy Tưởng; Ở rừng, Đôi mắt – Nam Cao… Bước sang giai đoạn
1949 – 1954, thời kỳ được mùa, đánh dấu bằng nhiều tác phẩm đặc sắc ở
nhiều thể loại Ký: Trận Phố Ràng – Trần Đăng, Đường vui, Tình chiến
dịch – Nguyễn Tuân, Ký sự Cao Lạng – Nguyễn Huy Tưởng Truyện ngắn: Thư nhà – Hồ Phương, Truyện Tây Bắc – Tô Hoài, Xây dựng – Nguyễn
Khải… Tiểu thuyết Xung kích – Nguyễn Đình Thi, Vùng mỏ - Võ Huy
Tâm… Truyện, ký thời kỳ này thể hiện một khuynh hướng tiếp cận, khámphá đời sống mới mẻ cả bề rộng lẫn bề sâu Những năm đầu cách mạngnhiều vấn đề thời sự được đặt ra như sự thay đổi về quan niệm sống và
sáng tác (Lột xác – Nguyễn Tuân); Cuộc đấu tranh giằng co giữa hai khuynh hướng cũ mới trong việc nhận đường (Đôi mắt – Nam Cao); một số tác phẩm trở lại với đề tài trước năm 1945 như Vợ Nhặt – Kim Lân, Truyện
Tây Bắc – Tô Hoài … Càng về sau đề tài văn xuôi càng phong phú hơn
nhưng nổi cộm là cuộc chiến đấu và sản xuất, tiền tuyến và hậu phương,nổi mất mát và niềm vui chiến thắng Trong đó nổi bật lên là hình tượngngười lính Cụ Hồ Vẻ đẹp chân chính toát ra từ hình tượng là chủ nghĩa yêu
Trang 34nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng (Một lần tới thủ đô, Trận Phố Ràng,
Một cuộc chuẩn bị - Trần Đăng; Ký sự Cao Lạng – Nguyễn Huy Tưởng; Xung kích – Nguyễn Đình Thi…) Hình tượng con người mới trong văn
xuôi có những đặc điểm khá nổi bật Hình ảnh những con người bìnhthường, chân chất, xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau (trí thức, nôngdân, công nhân) được xây dựng thành nhân vật trung tâm Hình tượng đámđông cũng được khai thác, thông qua hình tượng đám đông, văn học làm rõnhững nét tính cách, tâm lý chung rất dân tộc và cách mạng Mối quan hệgiữa con người với hoàn cảnh đã khác trước Con người không còn là nạn
nhân đáng thương mà đã xuất hiện trong tư thế chủ nhân chân chính (Xung
kích, Vùng mỏ, Truyện Tây Bắc) Các thể loại văn xuôi cũng có những phát
triển đáng ghi nhận Nếu trong những năm đầu kháng chiến ký và truyệnngắn chiếm ưu thế thì dần về sau xuất hiện những thể loại dài hơi hơn nhưtruyện vừa, tiểu thuyết
Nhưng phải sau năm 1954 các thể loại văn học mới phát triển rực rỡ,
nó được góp sức từ nhiều thế hệ cầm bút Giai đoạn từ năm 1958 – 1964được gọi là thời kỳ hồi sinh của hàng loạt nhà thờ tiền chiến như Huy Cận,Chế Lan Viên, Xuân Diệu… Nhiều tác phẩm thơ xuất sắc đã kết hợp hàihòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn Thơ đã có một mùa gặt bộithu với các tác phẩm của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận.Ngay trên tuyến đầu chống Mỹ đã xuất hiện những bài thơ hay và xúc động
như Quê hương của Giang Nam, Mồ anh hoa nở của Thanh Hải.
Văn xuôi phát triển mạnh mẽ với nhiều thế hệ nhà văn khác nhau:Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Thế Phương, Vũ Tú Nam, Nguyễn Khải,
Lê Khâm, Hữu Mai… Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được nhiều vấn
đề của hiện thực Các tác phẩm viết về sự đổi đời của con người, sự biến
đổi tính cách của con người trong hoàn cảnh mới như Mùa lạc của Nguyễn Khải, Anh Keng của Nguyễn Kiên… Một số tác phẩm khai thác những hy
sinh gian khổ, những tổn thất và số phận con người trong chiến tranh như
Trang 35tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Trước giờ nổ
súng của Lê Khâm.
Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc đã thu hút sự quantâm của nhiều nhà văn Nhiều chuyến đi thực tế đã tạo điều kiện cho các
nhà văn thâm nhập cuộc sống mới: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Bốn năm
sau của Nguyễn Huy Tưởng, Mùa lạc của Nguyễn Khải,…
Văn học được coi như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớnlao, trọng đại nhất của đất nước Văn học Việt Nam từ năm 1965 – 1975tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chủ đề bao trùm là
ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Từ sau năm
1965 một cao trào sáng tác phục vụ kháng chiến chống Mỹ được phátđộng Đây là thời kỳ xuất hiện hàng loạt các nhà thơ trẻ có giọng điệu riêngcủa một thế hệ mới: Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, HữuThỉnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ,… Về văn xuôi, bên cạnhcác nhà văn như Nguyên Ngọc, Phan Tứ… còn nổi lên Nguyễn MinhChâu, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Đặc biệt từ tiền tuyến lớn, nhữngtác phẩm truyện, ký viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh
nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân và dân miền Nam: Người mẹ
cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Hòn đất
của Anh Đức, Mẫn và tôi của Phan Tứ Ở miền Bắc, truyện, ký cũng phát
triển mạnh như truyện, ký chống Mỹ của Nguyễn Tuân, truyện ngắn của
Nguyễn Thành Long, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu Có thể
nói ký, ký sự chiến tranh đã lên ngôi và khẳng định được ưu thế của mình:Ghi lấy biết bao sự tích anh hùng chia vui với quân dân cả nước và giữ lạilàm tư liệu cho những sáng tác về sau
Thơ những năm chống Mỹ thể hiện rất rõ khuynh hướng mở rộng vàđào sâu chất liệu hiện thực đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy
tưởng, chính luận Nhiều tập thơ lớn tạo ra được tiếng vang: Ra trận, Máu
và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên,
Trang 36Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Mặt đường khát vọng của
Nguyễn Khoa Điềm,… Những đóng góp của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳchống Mỹ đã tạo cho thơ ca giai đoạn này một sinh khí mới mẻ: trẻ trung,sôi nổi mà vẫn thấm đượm chất triết luận, suy tư Phần lớn họ là nhữngngười vừa trực tiếp cầm súng đánh giặc vừa làm thơ Thơ của họ giàu chitiết chân thực của hiện thực cuộc sống kháng chiến chống Mỹ Đó là PhạmTiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lưu Quang Vũ, Thanh Thảo, XuânQuỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ,…
Thể loại kịch cũng phát triển mạnh với những tác phẩm như Quê
hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đôi mắt của Vũ
Dũng Minh, Nổi gió của Đào Hồng Cẩm,
Thể loại lý luận phê bình xuất hiện với những công trình của ĐặngThai Mai, Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ Phong Lê, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ,
… cũng có những bước tiến mới trong phương pháp tiếp cận, bao quát đốitượng nghiên cứu phê bình
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 gắn với hoàn cảnh chiếntranh khốc liệt, song thành tựu của văn học giai đoạn này là cơ bản và tolớn Hướng vào đời sống hiện thực chiến tranh rộng lớn với nhiều biến cố,
sự kiện trọng đại, văn học đã phản ánh được hiện thực của đất nước trongmột thời kì lịch sử đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng hết sức vẻ vang Vớihai cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại, văn học là tấm gương phản chiếu nhữngphương diện cơ bản nhất của tâm hồn dân tộc Văn học đã góp phần quantrọng trong việc động viên, cổ vũ chiến đấu, có tác dụng to lớn trong việcxây dựng tư tưởng, bồi đắp tâm hồn, phát triển nhân cách con người ViệtNam Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 “xứng đáng đứng vàohàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốctrong thời đại ngày nay”
1.2.2 Sự hình thành dòng ký sự chiến tranh
Trang 37Trong dòng chảy của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 với sựphát triển mạnh mẽ, đa dạng của các thể loại văn học, thể loại ký đã phảnánh hiện thực chiến tranh một cách chân thực và rõ nét nhất Các tiểu loạinhư tùy bút, bút ký,… phát triển rầm rộ với nhiều tác phẩm, tác giả tên tuổinhư tùy bút của Nguyễn Tuân, các tác phẩm kí và bút kí của Tô Hoài,Hoàng Phủ Ngọc Tường…
Khác với các tiểu loại khác trong thể loại ký, ký sự ghi chép lại câuchuyện, sự kiện tương đối hoàn chỉnh khi nó mới xảy ra Ký sự thiên về tự
sự, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướngcủa tác giả toát ra từ tình thế và hành động, yếu tố phi cốt truyện khôngnhiều Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông
thường của một tác phẩm nghệ thuật Tác giả cuốn Lí luận văn học cho
rằng: “Ký sự là bức tranh toàn cảnh, trong đó sự việc và con người đanchéo với nhau, nhưng gương mặt của nhân vật không thật rõ nét”[29, 436]
Ở Việt Nam, thể tài ký sự xuất hiện từ rất sớm ở thế kỷ XVIII với tác
phẩm Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tùng ký của Lê
Quýnh,… Ký sự Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong hai cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ Trong thành tựu văn học giai đoạn 1945 – 1975,
ký sự là thể tiêu biểu của thể loại ký, có đóng góp quan trọng vào sự pháttriển của văn học cách mạng giai đoạn này Hoàn cảnh chiến tranh đòi hỏiluôn cập nhật những diễn biến phức tạp, gay go của các trận đánh, cácchiến dịch và ký sự ra đời đã đáp ứng yêu cầu của thời đại Dòng ký sự
chiến tranh với các tác phẩm tiêu biểu như Trận Phố Ràng, Trong rừng
Yên Thế, Một lần thới thủ đô (Trần Đăng), Ký sự Cao Lạng (Nguyễn Huy
Tưởng), Trận Thanh Hương (Nguyễn Khắc Thứ), Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Bắc Hải Vân Xuân 1975 (Xuân Thiều)… đã khẳng định
được vị thế của tiểu loại này trong sự phát triển mạnh mẽ của các thể loạivăn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 Các tác phẩm ký sự của TrầnĐăng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khắc Thứ, Xuân Thiều, Nguyễn
Trang 38Khải… đã ghi lại một cách chân thực, xúc động những diễn biến, sự kiệnlịch sử trọng đại trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Các tác phẩm ký sự đã tạo nên dấu ấn và có nhiều đóng góp cho thểloại ký nói riêng và văn học Việt Nam nói chung Ký sự đã khẳng địnhđược vị trí của mình khi viết về chiến tranh trong thời kì lịch sử đầy kì tích
và bi tráng của dân tộc
1.3 Thể tài ký sự chiến tranh trong văn xuôi 1945 – 1975
1.3.1 Ưu thế và sức mạnh của thể loại ký trong phản ánh hiện thực
và con người thời đại
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thể loại ký có ưu thế và sức mạnhriêng trong việc phản ánh hiện thực cách mạng Tùy theo từng giai đoạnlịch sử cụ thể mà ưu thế và sức mạnh thể hiện ở những mức độ khác nhau
Sự phát triển của thể loại ký đã làm phong phú, đa dạng của diện mạo vănhọc Việt Nam 1930 – 1945 Bước sang giai đoạn kháng chiến chống thựcdân Pháp, thể ký phát triển mạnh mẽ và đến giai đoạn 1954 – 1975, ký thực
sự phát triển nở rộ, ngày càng tỏ rõ ưu thế và sức mạnh phản ánh hiện thực
và con người thời đại Ký bám sát và phản ánh hiện thực một cách chânthực, rõ nét Cùng với các thể loại khác, ký đã góp phần tạo nên diện mạomới cho đời sống văn học lúc bấy giờ
Trong loại hình văn xuôi nghệ thuật, ký là một thể loại văn học năngđộng, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống Tác phẩm ký vừađáp ứng được yêu cầu của thời đại vừa thể hiện được tính nghệ thuật Thểloại ký thu hút được rất nhiều sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu
“Ký là tên gọi chung của một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa vănhọc và ngoài văn học (báo chí, ghi chép…), chủ yếu là văn xuôi tự sự Kýkhác với truyện ở chỗ trong tác phẩm ký không có một xung đột thống
nhất, phần khai triển của tác phẩm chủ yếu mang tính miêu thuật” [3,179].
Ký mang tính thời sự, phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thực,phơi bày hiện thực xã hội Quan điểm thể loại là tôn trọng sự thật khách
Trang 39quan của đời sống, không hư cấu Sự việc con người trong thể loại ký phảithật cụ thể, đạt tính chính xác cao Người viết ký cần tôn trọng sự thậtkhách quan của đời sống Đề tài chủ đề của ký thường không phản ánh vấn
đề sự hình thành tính cách của cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh Kýcho phép tái hiện những giai đoạn lịch sử đã qua trong tiến trình phát triển
xã hội qua những bình diện mà nó đã đề cập Nhiều tác phẩm ký mang đậmtính chất tư liệu, hướng vào tái hiện chính xác thực tại với những chi tiết,
sự kiện có thật, thường kèm theo sự lý giải, đánh giá của từng nhà văn.Với đặc tính linh hoạt, năng động, dễ luồn lách, ký đã tỏ rõ được tínhxung kích, tiên phong trong việc phản ánh hiện thực chiến tranh và conngười thời đại lúc bấy giờ Với tính nhanh nhạy, kịp thời, các thể ký, đặcbiệt là ký sự, phóng sự, bút ký, đã phản ánh những thực tế đời sống đangnóng hổi, mang tính thời sự, xã hội, chính trị, đồng thời ghi lại những cảmxúc và nhận thức tức thời của nhà văn về thực tế mới mẻ Hầu hết các nhàvăn đều có thể viết ký, đặc biệt là thế hệ nhà văn đã trải nghiệm qua haicuộc kháng chiến của dân tộc Họ trưởng thành về cả tuổi đời và tuổi nghề
và đặc biệt là những người nếm trải hiện thực chiến tranh nên việc tái hiệnlại sự thật lịch sử hào hùng của dân tộc có phần sinh động và sắc sảo Mỗikhi bước vào giai đoạn mới, có những biến động mới của cách mạng thì sốlượng tác phẩm ký và ký sự xuất hiện nhiều lên rõ rệt Bước vào giai đoạnkháng chiến chống Mỹ, thể loại ký luôn có mặt hàng đầu, trở thành vũ khíxung kích Một số lượng tác phẩm ký ra đời đã phản ánh kịp thời những sự
kiện quan trọng của lịch sử: Họ sống và chiến đấu, Hòa vang của Nguyễn Khải; Chúng tôi ở Cồn Cỏ của Hồ Phương; Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi; Sống như anh của Trần Đình Vân; Ký sự miền đất lửa của Nguyễn Sinh – Vũ Kỳ Lân; Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải; Bắc
Hải Vân Xuân 1975 của Xuân Thiều.
Ký là thể văn nhạy bén, có khả năng to lớn ghi chép kịp thời để tácđộng trở lại quần chúng cách mạng, làm cho họ thấm nhuần chủ nghĩa anh
Trang 40hùng cách mạng, hoàn thành sự nghiệp mà thời đại đặt trên vai Sức mạnhcủa thể ký là sức thuyết phục đanh thép của nhân chứng, vật chứng, của chân
lý cuộc sống, đó là sức mạnh lôi cuốn, cổ vũ của những tấm gương sống,
“Khả năng của nó về mặt giáo dục, về mặt tư liệu, về mặt nghệ thuật còn rấtbao la” Ký có khả năng giáo dục trở lại bản thân người viết ký: tính tự giác
và trách nhiệm, tạo đức tính chăm chỉ, tháo vát Ký góp phần nâng cao tính
tư tưởng, tính hiện thực và tính nghệ thuật của các tác phẩm văn học Thế hệsau sẽ tìm thấy ở những tác phẩm ký những tư liệu lịch sử về quá khứ anhhùng của dân tộc
Như vậy có thể thấy những sáng tác thuộc thể loại ký là một bộ phậnkhông thể tách rời của nền văn học Việt Nam Nó đã góp phần tạo nên diệnmạo của văn học giai đoạn chiến tranh Ký có đóng góp không nhỏ đối vớinền văn học cách mạng nói riêng, nền văn học nước nhà nói chung
1.3.2 Vai trò và vị thế đặc biệt của thể tài ký sự chiến tranh
Trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam 1945 – 1975, ký nói chung
và ký sự nói riêng đã thể hiện tốt vai trò và vị thế đặc biệt của mình Ký sựchiến tranh đã bám sát hiện thực và kịp thời nói lên tiếng nói nóng hổi củaquần chúng cách mạng, làm tròn vai trò tuyên truyền cổ vũ chiến đấu củanhân dân Các nhà văn viết ký sự đã “thâm nhập sâu vào cuộc đời, đã cảmxúc và suy nghĩ đến tận cùng xương thịt với nhân dân và đã bắt gặp đượcnhững vấn đề chung của thời đại” Các nhà văn - chiến sĩ, vừa cầm bút vừacầm súng, những tác phẩm của họ viết ra là những tiếng kèn xung trận, làtiếng trống giục quân, có sức cổ vũ lớn lao, mạnh mẽ, tác động đến mọingười, đặc biệt là quần chúng cách mạng
Có thể nói các tác phẩm ký sự chiến tranh trong văn học Việt Namgiai đoạn 1945 – 1975 là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quân và dân ta trong suốthai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Đọc ký sự chiếntranh, người đọc có thể thấy được không khí cách mạng sục sôi, tinh thầnbất khuất, anh dũng của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ Thấy được điều đó