1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học lý thường kiệt thành phố hạ long theo định hướng phát triển năng lực học sinh

165 95 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 3,36 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MAI THỊ MẬN

QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCỞ TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT -THÀNH PHỐ HẠ LONG THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MAI THỊ MẬN

QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCỞ TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT -THÀNH PHỐ HẠ LONG THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINHNgành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tình

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019

Tác giả luận văn

Mai Thị Mận

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Các thầy giáo, cô giáo Trường đại học Sư phạm Thái Nguyên.Các thầy giáo, cô giáo Trường đại học Sư phạm Hà Nội.

Các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long, SởGiáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh, Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên, nhân viênvà học sinh sinh viên Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long (nơi tôicông tác); gia đình và bạn bè đã hỗ trợ các tư liệu, góp những ý kiến quý báu vềchuyên môn, những ý tưởng mới cho tôi trong công tác quản lý và quá trình thực hiệnđề tài nghiên cứu khoa học này.

Cuối cùng tôi xin được dành trọn tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc

nhất với PGS.TS Nguyễn Thị Tình người trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình định hướng, chuẩn bị đề cương, viết, sửa chữa, hoàn chỉnh vàbảo vệ đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng tiếp thu những ý kiến phê bình vàđóng góp của các nhà khoa học và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn.

Quảng Ninh, tháng 6 năm 2019

Tác giả

Mai Thị Mận

Trang 5

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Đóng góp của luận văn 7

9 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 8

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 9

1.2 Phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học theo định hướngphát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học 12

1.2.1 Phương pháp dạy học ở trường tiểu học 12

1.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học theo định hướng pháttriển năng lực học sinh 14

1.3 Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học theo định hướngphát triển năng lực học sinh 33

1.3.1 Khái niệm 33

1.3.2 Nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng pháttriển năng lực ở trường Tiểu học 36

Trang 6

1.4 Các yếu tố ảnh hướng đến biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo định

hướng phát triển năng lực học sinh ở trong trường Tiểu học 39

1.4.1 Chủ trương, chính sách về đổi mới phương pháp giảng dạy 39

1.4.2 Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường 40

1.4.3 Gia đình và cộng đồng xã hội 40

1.4.4 Phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng 40

1.4.5 Phẩm chất và năng lực của của tổ trưởng chuyên môn 40

1.4.6 Phẩm chất và năng lực của giáo viên 41

1.4.7 Phẩm chất và năng lực của học sinh 42

Kết luận chương 1 44

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT - THÀNH PHỐ HẠ LONG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 45

2.1 Khái quát về trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long 45

2.1.1 Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long 45

2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhà trường 46

2.1.3 Quy mô trường lớp 46

2.1.4 Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên 46

2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 48

2.2.1 Mục đích khảo sát 48

2.2.2 Nội dung khảo sát 48

2.2.3 Đối tượng khảo sát 49

2.2.4 Phương pháp khảo sát 49

2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng 50

2.3.1 Thực trạng đổi mới PPDH ở trường tiểu học Lý Thường Kiệt- TP HạLong theo định hướng phát triển năng lực học sinh 50

2.3.2 Thực trạng quản lý đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh ở trường THLTK- Thành phố Hạ Long 55

2.3.3 Thực trạng chung về các nội dung quản lý đổi mới PPDH theo định hướngphát triển năng lực học sinh 66

2.3.4 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý đổi mới PPDH ở trường THLTK theo định hướng phát triển năng lực học sinh 67

Trang 7

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý đổi mới PPDH ở trường Tiểu họcLý Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý PPDH ở trường THLTK - TPHạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh 72

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục 72

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ 72

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 72

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 73

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 74

3.2 Các biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Lý ThườngKiệt- TP Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh 74

3.2.1 Biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL vàGV về đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- TP Hạ Longtheo định hướng phát triển năng lực học sinh 74

3.2.2 Biện pháp lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn

773.2.3 Biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụcho đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở TrườngTiểu học Lý Thường Kiệt- TP Hạ Long theo định hướng phát triển nănglực học sinh 79

3.2.4 Biện pháp quản lý việc lựa chọn và sử dụng hệ thống các PP và kỹ thuậtDH tích cực phát triển năng lực học sinh 82

3.2.5 Biện pháp quản lý đổi mới khâu thiết kế bài học và tổ chức các hoạt độngdạy học 87

3.2.6 Biện pháp quản lý đổi mới khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của GV 91

Trang 8

3.2.7 Biện pháp quản lý việc đổi mới kiểm tra, đánh giá KQHT của HS 94

Trang 9

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 97

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 98

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lýCNH : Công nghiệp hóaCSVC : Cơ sở vật chấtGV : Giáo viênHĐH : Hiện đại hóaHS : Học sinh sinh viênKT - XH : Kinh tế - xã hộiKTDH : Kỹ thuật dạy họcKTDH : Kĩ thuật dạy họcLLSX : Lực lượng sản xuấtPPDH : Phương pháp dạy họcQL : Quản lý

QLNT : Quản lý nhà trườngTBDH : Thiết bị dạy học

THLTK : Tiểu học Lý Thường KiệtTTCM : Tổ trưởng chuyên môn

Trang 11

đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Thành phốHạ Long 51Bảng 2.2 Bảng kết quả khảo sát thực trạng đổi mới PPDH theo định hướng phát

triển năng lực của đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long 53

Bảng 2.3 Bảng kết quả khảo sát thực trạng học tập của học sinh ở Trường Tiểuhọc Lý Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long 55Bảng 2.4 Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung quản lý đổi

mới PPDH ở trường THLTK- TP Hạ Long 56Bảng 2.5 Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện nội dung

tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL và GV vềđổi mới PPDH theo định hướng PTNL 57Bảng 2.6 Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện biện

pháp kế hoạch hoá và tổ chức các hoạt động đáp ứng yêu cầu quản lýđổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh 59Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các biện

pháp quản lý bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn 60Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện nội dung

quản lý sử dụng phối hợp các PPDH theo định hướng PTNL, cải tiếncác phương pháp truyền thống của GV 62Bảng 2.9 Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện nội dung

quản lý việc đổi mới khâu thiết kế bài học và tổ chức các hoạt độngdạy học 63Bảng 2.10 Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các nội

dung quản lý đổi mới khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của GV 64Bảng 2.11 Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các nội

Trang 12

Bảng 2.12 Mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới PPDH ở trường Tiểuhọc Lý Thường Kiệt- TP Hạ Long theo định hướng PTNL HS 66Bảng 2.13 Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đổi mới PPDH ở

trường TH Lý Thường Kiệt- thành phố Hạ Long theo định hướngphát triển năng lực học sinh 67Bảng 3.1 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp

quản lý đổi mới PPDH ở trường THLTK- thành phố Hạ Long theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh 99Bảng 3.2 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

PPDH ở trường THLTK- thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh 101Bảng 3.3 Kết quả phát triển năng lực học sinh khối 5- Trường tiểu học Lý

Thường Kiệt- Thành phố Hạ Long năm học 2017-2018 104Bảng 3.4 Kết quả phát triển năng lực học sinh khối 5- Trường tiểu học Lý

Thường Kiệt- Thành phố Hạ Long học kì I- năm học 2018-2019 104

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒBiểu đồ:

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ % tính khả thi của từng biện pháp 100

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1 Các thành phần cấu trúc của năng lực 14Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quản lý 35

Trang 14

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ trước cuộc cách mạng khoa học côngnghệ 4.0, một cuộc cách mạng có tốc độ phát triển nhanh chưa từng có trong lịch sử,tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống trong đó có giáo dục và Việt Nam khôngnằm ngoài quy luật phát triển đó Vấn đề này đòi hỏi là nền giáo dục Việt Nam phảinhanh chóng đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao với kỹ năng làm việcchuyên nghiệp, dễ thích ứng trong mọi môi trường để đáp ứng yêu cầu mới, đây làtrách nhiệm cốt lõi của ngành giáo dục và cũng là nền tảng ban đầu cho mọi thànhcông trong công tác giáo dục và đào tạo ở Tiểu học.

Vấn đề đặt ra cho giáo dục là phải đổi mới chiến lược đào tạo con người, đặcbiệt cần đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực, lấy người học làm trungtâm để đào tạo ra nguồn nhân lực năng động, sáng tạo góp phần thúc đẩy công cuộcCNH, HĐH của đất nước.

Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Tiếp tục phát triển chất lượng giáo

dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quảnlý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa - hiện đại hóa - xã hội hóa giáo dục” [12].

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo

hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹnăng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tựcập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếutrên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoạikhóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thôngtrong dạy và học” [13].

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định:

“Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến cănbản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạyngười và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụkiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hàihoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” (dẫn theo [10]).

Trang 15

Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúphọc sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đãhọc vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp,biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách vàđời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tíchcực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại Chương trình giáo dục tiểu học giúphọc sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự pháttriển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vàogiáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cầnthiết trong học tập và sinh hoạt [10].

Trong những năm vừa qua, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, góp phầnquan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ vàđổi mới đất nước thì nền giáo dục nước ta đang nhiều bất cập như nội dung, chươngtrình, phương pháp giáo dục Việt Nam còn lạc hậu, chậm đổi mới, chưa gắn chặt vớiđời sống xã hội và lao động nghề nghiệp; chưa phát huy tính sáng tạo và các năng lựcthực hành của học sinh Giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy kiến thức, coi nhẹ giáodục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năngthực hành, kỹ năng sống còn yếu kém; việc triển khai quản lí đổi mới PPDH theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh vẫn còn nhiều hạn chế Cụ thể: việc chỉ đạoGV chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp với các PPDH cũng như sử dụng cácPPDH theo định hướng phát triển năng lực còn nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều giáoviên chưa chú trọng tính thực tiễn trong giảng dạy, việc trang bị kỹ năng sống, kỹnăng giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng trithức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm do đó HS còn rất thụ động trong việc họctập, khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tìnhhuống thực tiễn cuộc sống còn nhiều yếu kém.

Tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Thành phố Hạ Long, việc quản lí đổimới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh vẫn còn nhiều hạn chế: nhàtrường chú trọng công tác dạy học, coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sốngcho học sinh, giáo viên chưa tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,cán bộ quản lí và giáo viên có ý thức đổi mới dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh nhưng thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng và các kĩ thuật dạy học theohướng đổi mới.

Trang 16

Từ thực trạng giáo dục chung trên toàn quốc, đến thực trạng giáo dục tạiTrường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long, tác giả nhận thấy việc đổimới chưa đáp ứng được đầy đủ mục tiêu đề ra là giúp HS phát triển toàn diện về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,tính năng động và sáng tạo

Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý đổi mới PPDH ở trường tiểuhọc theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tác giả đã tập trung chỉ đạo đổi mớicác hoạt động dạy học nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạyhọc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, cụ thể như: Tổ chứccác lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên về PPDH, KTDHtích cực, quy trình KTĐG, CSVC, TBDH được tăng cường đầy đủ hơn; Tổ chức đổimới sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn, cụm chuyên môn, phối hợp với các trườngkhác tổ chức hội thảo cấp cụm và địa phương đề đổi mới PPDH theo định hướng pháttriển năng lực học sinh; ứng dụng CNTT vào dạy học, sử dụng TBDH ; tham gia cáchội thi GV giỏi các cấp và nhiều hoạt động hỗ trợ chuyên môn khác.

Với những tác động tích cực từ các cấp QLGD, nhận thức và chất lượng hoạtđộng đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh của đội ngũ GVtrường Tiểu học Lý Thường Kiệt đã có những chuyển biến tích cực, góp phần làmcho chất lượng giáo dục và dạy học từng bước được cải thiện, ở nhiều tiết dạy đã cósự kết hợp các PPDH khác nhau, tăng cường thực hành, làm việc nhóm, sử dụng cácPPDH tích cực.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, tác giả chọn đề tài “Quản lý đổi

mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Thành phố HạLong theo định hướng phát triển năng lực học sinh” để thực hiện luận văn.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đổi mới phương pháp dạy học vàquản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý đổi mới PPDHở trườngtiểu học Lý Thường Kiệt- thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực họcsinh nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học ở trường tiểu học.

Trang 17

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực ở trườngTiểu học Lý Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long.

4 Giả thuyết khoa học

Trong thời gian qua, quản lý đổi mới PPDH theo định hướng phát triển nănglực ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt đã đạt được một số kết quả nhất định Tuynhiên, đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục còn bộc lộ những hạn chế, bất cậpdo các nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân biện pháp quản lý chưa phùhợp Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo định hướng pháttriển năng lực học sinh ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long mộtcách khoa học, đồng bộ, khả thi, phù hợp với thực tiễn của nhà trường và người học,cũng như đáp ứng được những yêu cầu của việc lựa chọn và sử dụng các PPDHtheo định hướng PTNL HS, sẽ nâng cao được chất lượng dạy học ở trường Tiểu họcLý Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đổi mới PPDH ở trường tiểu học

theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường Tiểu học.

5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đổi mới PPDH ở

trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh.

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở trường Tiểu học Lý

Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung nghiên cứu

Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý đổi mới PPDH theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Thànhphố Hạ Long dựa vào chuẩn đầu ra học sinh tiểu học.

6.2 Về chủ thể quản lý

Hiệu trưởng trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Thành phố Hạ Long.

6.3 Về địa bàn nghiên cứu

Đề tài chỉ khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo địnhhướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Thành phố Hạ Long.

Trang 18

6.4 Về khách thể khảo sát

- Ban giám hiệu: 04 đồng chí.

- Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn: 12 đồng chí.- Giáo viên: 67 đồng chí.

- Học sinh: 900 em.

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng các nhómphương pháp sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu về quản lý, tài liệu liên quan đến đổi mới PPDH, quản lýtrường tiểu học, quản lý đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinhở trường tiểu học, các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó tiếnhành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu để xây dựng khung lý luận làm nền tảngcho quá trình nghiên cứu.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát các biểu hiện của hoạt động dạy học; đổi mới PPDH theo định hướngphát triển năng lực của GV và quản lý đổi mới PPDH ở trường THLTK theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh, các biểu hiện về thái độ và hành động của GV vàCBQL trong quá trình dạy học và thực hiện các hoạt động quản lý đổi mới PPDH;Quan sát sự phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua hoạt động học tập,vui chơi, qua đó đánh giá hiệu quả đổi mới PPDH và QL đổi mới PPDH ở trườngTHLTK - thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

7.2.2 Phương pháp điều tra

Để điều tra thực trạng biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở trường THLTK thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tác giả đã sử dụngcác bảng hỏi dành cho các đối tượng: HS; GV; CBQL.

-Mục đích: Tìm hiểu thực trạng của giáo viên về:

- Nhận thức ở về tầm quan trọng của công tác quản lý đổi mới PPDH ở trườngTiểu học Lý Thường Kiệt- Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực.

- Mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới PPDH ở trường Tiểu học LýThường Kiệt - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh;

Trang 19

mức độ thực hiện các biện pháp quản lý ở trong việc đổi mới PPDH ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Bổ sung, kiểm tra, làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua phươngpháp điều tra Qua đó tìm hiểu thêm những biện pháp quản lý đổi mới PPDH theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh Những thông tin này có giá trị là căn cứ đểnhận xét, khẳng định chính xác hơn thực trạng biện pháp quản lý đổi mới PPDH theođịnh hướng phát triển năng lực của cán bộ quản lý và các đồng chí tổ trưởng, tổ phótổ chuyên môn Ngoài ra, có thể tìm hiểu thêm các nhân tố ảnh hưởng tới thực trạngđó cũng như những khuyến nghị của họ Đồng thời những thông tin này cũng giúpcho nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để khẳng định tính trung thực, độ tin cậy của kếtquả nghiên cứu.

Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo phòng giáo dục, cán bộ quản lí, các tổ trưởngtổ chuyên môn trong nhà trường, các bậc cha mẹ học sinh và các em học sinh.

7.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các chuyên gia và chuyên viênSở giáo dục,… để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quảnghiên cứu Đặc biệt xin ý kiến đóng góp cho những đề xuất biện pháp nhằm quản lýcó hiệu quả việc đổi mới PPDH ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Thành phố HạLong theo định hướng phát triển năng lực.

7.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Từ kết quả hoạt động quản lý đổi mới PPDH theo định hướng phát triển nănglực của GV, phân tích làm rõ hiệu quả quản lý đổi mới PPDH ở trường THLTK.

7.2.6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Qua các hoạt động: viết sáng kiến kinh nghiệm về quản lý đổi mới PPDH; báocáo khoa học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PPDH và quản lý đổi mớiPPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thi giáo viên dạy giỏi… đề xuấtcác biện pháp quản lý phù hợp ở trong quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học LýThường Kiệt - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

7.2.7 Phương pháp khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm về nhận thức các biện pháp đã đề xuất để khẳng địnhtính khoa học, cần thiết, khả thi của các biện pháp đó.

Trang 20

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Dùng xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng quảnlý PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở dưới dạng: Bảng số liệu,biểu đồ giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy.

8 Đóng góp của luận văn

- Góp phần làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận khoa học giáo dục, về quản lýnhà trường và quản lý đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Lần đầu tiên trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Thành phố Hạ Long có đượcmột số liệu đáng tin cậy đánh giá thực trạng đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDHtheo định hướng phát triển năng lực học sinh, cũng như các nguyên nhân của thựctrạng đó Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo của nhà trường.

- Xây dựng, đề xuất một số biện pháp quản lý đổi mới PPDH của cán bộ quảnlý và các đồng chí tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả quảnlý, giáo dục và đào tạo.

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần: mở đầu; kết luận; tài liệu tham khảo; phụ lục, kí tự viết tắt nộidung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học theo

định hướng phát triển năng lực học sinh.

Chương 2: Thực trạng quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Lý Thường

Kiệt - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Chương 3: Biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Lý Thường

Kiệt - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Trang 21

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Lịch sử loài người gắn liền với tiến trình nhận thức thế giới khách quan bằngsự tiếp thu và làm phong phú kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của con người, chủyếu là thông qua các hoạt động giáo dục.

Ngay từ thời cổ đại, hoạt động dạy học và quản lý dạy học đã được nhiều nhàgiáo dục học, triết học phương Tây, phương Đông quan tâm nghiên cứu.

Socrates (469 - 399 TCN) nêu lên quan điểm: giáo dục là phải giúp con ngườitìm thấy, tự khẳng định chính mình Để nâng cao hiệu quả dạy học thì cần có phươngpháp giúp thế hệ trẻ từng bước tự khẳng định, tự phát triển tri thức mới phù hợp vớichân lý Ông đề xuất và thực hiện một phương pháp được gọi là “Phương PhápSocrates” (dẫn theo [35]).

Cuối thế kỷ XVI, vấn đề lý luận dạy học, quản lý dạy học đã được nhiều nhàgiáo dục quan tâm và lý luận dạy học đã hình thành có hệ thống hơn, tiêu biểu là nhàgiáo dục học người Nga J.A.Cô - men - xki (1592 - 1670), ông đã đưa ra quan điểm:giáo dục phải thích ứng với tự nhiên Theo Ông quá trình dạy học để truyền thụ và tiếpnhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩmà hiểu biết, không nên dùng uy quyền để bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kỳđiều gì (dẫn theo [9]).

Đến thế kỷ XVIII - XIX, các nhà giáo dục nổi tiếng của thế giới như: J.J Rutxô(1712-1778), J.H Petstalogi (1746-1827), A,L Dixtecvec (1790-1886), K.Đ Usinxky(1824-1890) trong các tác phẩm nghiên cứu của mình đã khẳng định: Tự mình giànhlấy tri thức bằng con đường tự khám phá, tự tìm tòi, tự suy nghĩ là con đường quantrọng để chiếm lĩnh tri thức.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục đã thực sự có những biếnđổi mới về lượng và chất Những vấn đề chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển của chủnghĩa Mác - Lênin đã thực sự định hướng cho hoạt động giáo dục, đó là các quy luậtvề “sự hình thành cá nhân con người”, về “tính quy luật về kinh tế - xã hội đối vớigiáo dục” Các quy luật đó đã đặt ra những yêu cầu đối với quản lý giáo dục và tính ưu

Trang 22

việt của xã hội đối với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục[6].

Trang 23

Trong những năm gần đây, các nước phương Tây nổi lên cuộc cách mạng tìmphương pháp giáo dục mới dựa trên cơ sở tiếp cận “lấy người học làm trung tâm” đểlàm sao phát huy hết năng lực nội sinh của người học, đại diện cho tư tưởng này làJ.Deway, ông cho rằng: “Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiệngiáo dục” (dẫn theo [35]).

Quản lý hoạt động dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của quản lý toànbộ hệ thống giáo dục đào tạo Các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục Xô - Viết chorằng kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào biện phápquản lý đúng đắn, hợp lí của người lãnh đạo nhà trường, trong đó có vai trò trực tiếpcủa hiệu trưởng và trưởng bộ môn Chức năng, nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởngvà trưởng bộ môn là phải xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV phát huy được tính sángtạo trong giảng dạy và tạo ra khả năng hoàn thiện tay nghề sư phạm của họ Trongcông tác quản lý ở trường tiểu học thì quản lý đổi mới PPDH là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục và đào tạo.

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Trong thế kỷ XX, kế thừa những tinh hoa của ở Việt Nam, quan điểm vềPPDH lấy học sinh làm trung tâm cũng được đề cập đến từ thời phong kiến.

Chu Văn An (1292 - 1370) là người đi tiên phong trong việc mở trường dạyhọc “học trò đẩy cửa”, hoàn chỉnh lối học, lối thi cử cho nền giáo dục Việt Nam thờikỳ Trung Đại Tư tưởng “học đi đôi với hành” của Chu Văn An cũng được thể hiện rấtrõ: học mới chỉ là có mắt, hành mới có chân, có mắt có chân mới tiến bước được, cóbiết mới làm, có làm mới biết, có biết trong làm mới là biết thực sự, cái biết sâu sắcnhất.

Các tư tưởng giáo dục tiên tiến và vận dụng sáng tạo phương pháp lập luận củachủ nghĩa Mác - Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những nền tảnglý luận về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội, phát triển con người, địnhhướng phát triển dạy học, mục đích dạy học… Hệ tư tưởng của Người rất có giá trịtrong quá trình phát triển lý luận dạy học và lý luận giáo dục của nền giáo dục cáchmạng Việt Nam.

Trong bức thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa (9/1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Từ giờ phút này

trở đi, các cháu bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam… được

Trang 24

hấp thụ nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các emnên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát

Trang 25

triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” [26] Bức thư như một định

hướng cho sự phát triển của PPDH.

Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vậndụng các tư tưởng giáo dục tiến bộ trên thế giới vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam,trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận giáo dục, quản lýgiáo dục Đó là các công trình khoa học, các tác phẩm, các bài viết của các tác giả: VũNgọc Hải, Đặng Bá Lâm, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền, NguyễnNgọc Quang, Phan Thị Hồng Vinh, Thái Duy Tuyên, Vũ Duy Yên, Trần Bá Hoành,…

Về đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH có thể kể đến một số công trìnhnghiên cứu sau:

Tác giả Trần Bá Hoành (2007): đổi mới PPDH, chương trình và sách giáo

khoa, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội có nêu rõ: PPDH tích cực là “PPDH

coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học thông qua thảo luận, thínghiệm, hoạt động tập dượt, tìm tòi, nghiên cứu, quan tâm vận dụng vốn hiểu biết vàkinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể học sinh Giáo án được thiết kế nhiềuphương án theo kiểu phân nhánh, được giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn biếncủa tiết học với sự tham gia tích cực của học sinh Hình thức bố trí lớp học được thayđổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học, trong đó giáo viên làngười tổ chức, hướng dẫn, điều tiết; học sinh tự giác chịu trách nhiệm về kết quả họctập của mình, tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau” [20].

Tác giả Vũ Duy Yên trong cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về PPDH tích

cực” (2012) lại một lần nữa đề cập đến đổi mới PPDH: “PPDH lấy học sinh làm

trung tâm với mục tiêu đào tạo trẻ em thành những người có khả năng giải quyết mọivấn đề mới do cuộc sống năng động, hiện đại đặt ra Để có được những con ngườinhư vậy việc dạy học phải lấy phương pháp hành động làm mục tiêu chính, chứkhông phải là kiến thức như trước kia Muốn vậy, trước hết phải trang bị cho mỗithầy giáo tương lai một học vấn công cụ để đến lượt mình họ sẽ trao lại cho học sinh”

Trang 26

+ Phân hóa dạy học theo đặc điểm của đối tượng.

Trang 27

+ Tăng cường dạy cách tự học, tự hoàn thiện mình cho học sinh.+ Tạo điều kiện cho người học hoạt động thực hành.

+ Sử dụng tối đa kinh nghiệm của người học.

+ Tạo điều kiện cho thông tin phản hồi hai chiều (từ người dạy đến người họcvà ngược lại).

+ Hình thành năng lực tự quản cho người học [39].

Tác giả Thái Duy Tuyên (2010), trong “PPDH - Truyền thống và đổi mới”Nhà xuất bản Giáo dục: “Tổ chức hoạt động đổi mới PPDH là quá trình phân phối vàsắp xếp nguồn lực theo những cách nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu

về đổi mới PPDH đã đề ra” hay “Chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH là quá trình tác

động cụ thể của Hiệu trưởng đến mọi thành viên trong nhà trường nhằm biến nhữngnhiệm vụ chung về đổi mới PPDH của nhà trường thành hoạt động thực tiễn củatừng người” [38].

Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên còn có mộtsố luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục nghiên cứu về vấn đề quản lý đổi mới PPDH:

“Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trườngTHCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” (2007) của tác giả Ngô Hoàng Gia.

“Biện pháp quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng trường THPT ở thành phốĐà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” (2009) của tác giả Đào Quang Hưng.

“Biện pháp quản lý đổi mới PPDH môn ngữ văn của Hiệu trưởng trườngTHCS Phúc Thọ - Hà Nội” (2009) của tác giả Nguyễn Mạnh Cường.

Các công trình nghiên cứu khoa học trên tập trung vào một số nội dung đổimới PPDH và quản lý đổi mới PPDH, có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn ở loạihình nhà trường THPT, THCS Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu mộtcách toàn diện và có hệ thống về quản lý đổi mới PPDH ở bậc Tiểu học Đặc biệt làviệc ứng dụng PPDH mới vào trường Tiểu học, có đặc thù riêng như Trường Tiểuhọc Lý Thường Kiệt - Thành phố Hạ Long thì chưa ai nghiên cứu Vì vậy, tác giả lựachọn đề tài “Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Tiểu học Lý ThườngKiệt - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh” để nghiêncứu nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Trang 28

1.2 Phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

1.2.1 Phương pháp dạy học ở trường tiểu học

1.2.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học

Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Mesthodos” có nghĩa là conđường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định Vì vậy, phương pháplà hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợpvới mục đích đã định.

Tùy theo quan niệm về mối quan hệ trong quá trình dạy học, đã có nhiều cáchnhìn khác nhau về PPDH.

- Có quan niệm cho rằng: PPDH là hệ thống các cách thức và phương phápkhác nhau của thầy nhằm hướng dẫn người học lĩnh hội bài dạy thông qua việc sửdụng phù hợp các phương tiện dạy - học.

- Phương pháp dạy học là những hình thức là những cách thức, thông qua đóvà bằng cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hộixung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể (Meyer, H.1987).

- PPDH là những hình thức, là những cách thức hoạt động của GV và học sinhtrong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.

Hà Thế Ngữ đã định nghĩa PPDH dưới góc độ dạy học tích cực như sau:

“PPDH là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt độngnhận thức và thực hành của học sinh để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phầncủa nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định” [29].

- Phương pháp là cách thức tiến hành để có hiệu quả cao Phương pháp lànhững kế hoạch được tổ chức hợp lý trong quản lý là tổ hợp những cách thức hoạtđộng dạy của giáo viên nhằm chỉ đạo, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh đạtmục tiêu dạy học.

Với những góc nhìn về PPDH như nêu trên; ở luận văn này tôi đồng tình với

quan điểm “PPDH là phương thức và cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của

GV và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định, được tiến hành dưới vai tròchủ đạo của GV nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và nhiệm vụ dạy học”.

Trang 29

1.2.1.2 Các phương pháp dạy học ở tiểu học

- Nhóm phương pháp dạy học dùng lời và chữ: thuyết trình, vấn đáp,

+ Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh độngcủa giáo viên để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học sinhđã thu lượm được một cách có hệ thống.

+ Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câuhỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phánhững tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệmđã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu,tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra,đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.

Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phươngpháp vấn đáp:

Vấn đáp tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thứcđã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Vấn đáp tái hiện không đượcxem là phương pháp có giá trị sư phạm Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mốiliên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.

Vấn đáp giải thích - minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó,giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinhdễ hiểu, dễ nhớ Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của cácphương tiện nghe - nhìn.

Vấn đáp tìm tòi: Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý đểhướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiệntượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết Giáo viên tổ chức sự trao đổiý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giảiquyết một vấn đề xác định.

- Nhóm phương pháp dạy học thực hành như thí nghiệm, luyện tập, trò chơiđóng vai…

- Nhóm phương pháp dạy học tích cực như động não, dạy học nêu vấn đề, dạyhọc dự án,

Trang 30

1.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

1.2.2.1 Phát triển năng lực học sinha) Khái niệm năng lực:

Thuật ngữ năng lực có nguồn gốc tiếng Latinh là “competentia”, có nghĩa làgặp gỡ Trong tiếng Anh, "năng lực" có thể được dùng với những thuật ngữ như

capability, ability, competency, capacity Capability: Khả năng mà cá nhân thể hiện

khi tham gia một hoạt động nhất định; Competency - Năng lực hành động: Khả năng

thực hiện hiệu quả các hành động, các vấn đề liên quan đến một lĩnh vực nhất vựcnhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động;

Attribute: Phẩm chất cá nhân (quality of person): cá tính hay nhân cách.

Khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Tuy nhiên, có thể

hiểu và khái quát: Năng lực là tổng hợp những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động

nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.Năng lực được hiểu là kĩ năng biết làm thành thạo và có hiệu quả, mà không chỉ cóbiết và hiểu của một cá nhân.

- Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các

nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độclập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Trong đó bao gồm cả khả

Trang 31

năng tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình.

- Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những

hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ vàvấn đề Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phươngpháp chuyên môn.

- Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong

những tình huống xã hội xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sựphối hợp sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác.

- Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá

được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năngkhiếu cá nhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm,chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các ứng xử và hành vi.

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng PTNLkhông chỉ nhằm mục tiêu PTNL chuyên môn bao gồm tri thức, kĩ năng chuyên mônmà còn PTNL phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể Những năng lực nàykhông tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ Năng lực hành động được hìnhthành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.

c) Khái niệm phát triển năng lực học sinh

Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ

năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vàothực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra chochính các em trong cuộc sống.

Từ định nghĩa này, có 3 dấu hiệu quan trọng cần được lưu ý:

- Năng lực của học sinh phổ thông không chỉ là khả năng tái hiện tri thức,thông hiểu tri thức, kỹ năng học được, mà quan trọng là khả năng hành động, ứngdụng/vận dụng tri thức, kỹ năng học được để giải quyết những vấn đề của cuộc sốngđang đặt ra với chính các em.

- Năng lực của học sinh không chỉ là vốn kiến thức, kỹ năng, thái độ sống phù

hợp với lứa tuổi mà là sự kết hợp hài hòa của cả 3 yếu tố này thể hiện ở khả năng

hành động (thực hiện) hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mụcđích đề ra (gồm động cơ, ý chí, tự tin, trách nhiệm xã hội ).

- Năng lực của học sinh được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiệncác nhiệm vụ học tập ở trong lớp học và ngoài lớp học Nhà trường được coi là môi

Trang 32

trường giáo dục chính thống giúp học sinh hình thành những năng lực chung, nănglực chuyên biệt phù hợp với lứa tuổi, song đó không phải là nơi duy nhất Những môitrường khác như: gia đình, cộng đồng, cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện cácnăng lực của các em.

Phát triển năng lực cho HS, là quá trình thay đổi, chuyển hóa đi lên của nănglực theo hướng hình thành, tăng cường và nâng cao hệ thống năng lực của người họcmột cách hiệu quả làm cho quá trình đào tạo đạt được mục tiêu.

1.2.2.2 Các năng lực cần được phát triển ở học sinh tiểu học

Theo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới, năng lực cần đạt ở họcsinh tiểu học đó là:

a) Các năng lực chung:

Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các mônhọc và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Cụ thể:

* Năng lực tự chủ và tự học

- Tự lực: Tự làm được những việc của mình ở nhà, ở trường theo sự phân công

và hướng dẫn;

- Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: Có ý thức về quyền,

mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiện một số quyềnlợi, thực hiện nhu cầu chính đáng.

- Tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành vi của mình: Nhận biết và bày tỏ được

tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân vớingười khác; Đối xử hòa nhã với mọi người; không nói hoặc làm những điều xúcphạm người khác; Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không mải chơi, làmảnh hưởng đến việc học hành và các việc khác.

- Tự định hướng nghề nghiệp: Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân;

Biết tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ được những hiểubiết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình của các em.

- Tự học, tự hoàn thiện: Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã

học; Nhận ra, sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của thầy cô; Có ý

Trang 33

thức học hỏi thầy cô, bạn bè và học hỏi người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết; Có ý thức học tập, có ý thức làm theo những gương người tốt.

* Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiế: Nhận ra được ý

nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân; Tiếp nhận đượcnhững văn bản về đời sống, tự nhiên& xã hội có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hìnhảnh như truyện tranh, bài viết đơn giản; Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp vớihình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và các ý tưởng; Tập trung chú ý khi giao tiếp;nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp.

- Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu

thuẫn: Biết cách kết bạn và giữ gìn tình bạn; Nhận ra được những bất đồng, xích

mích giữa bản thân với bạn hoặc xích mích giữa các bạn với nhau; biết nhường bạnhoặc thuyết phục bạn.

- Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ

nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫncủa các thầy cô giáo.

- Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Hiểu được nhiệm vụ của

nhóm, trách nhiệm, hoạt động của mình trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phâncông.

- Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác: Nhận biết được một số đặc

điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để đề xuất phương án phân công côngviệc phù hợp.

- Tổ chức và thuyết phục người khác: Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình

được phân công, biết chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc đượcphân công.

- Đánh giá hoạt động hợp tác: Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của

cả nhóm; biết tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn củagiáo viên.

- Hội nhập quốc tế: Có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực và trên

thế giới; Biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế theo hướng dẫn của giáoviên.

Trang 34

- Nhận ra ý tưởng mới: Biết xác định, làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với

bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.

Trang 35

- Phát hiện và làm rõ vấn đề: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra

những vấn đề đơn giản, đặt được câu hỏi.

- Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình

thành ý tưởng mới đối với bản thân, dự đoán được kết quả khi thực hiện.

- Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản

theo hướng dẫn.

- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Biết tiến hành giải quyết

vấn đề theo hướng dẫn.

- Tư duy độc lập: Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng; không e ngại nêu

ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật và các hiện tượng; sẵn sàngthay đổi khi nhận ra sai sót.

b) Các năng lực chuyên môn (năng lực đặc thù)

Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một sốmôn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lựcthể chất Các năng lực cần đạt của học sinh được quy định cụ thể trong từng môn học.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáodục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh [10].

1.2.2.3 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

a) Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học theo định hướng pháttriển năng lực học sinh

Đổi mới mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực họcsinh là đổi mới các phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hoạtđộng học của học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn vớicác tình huống của cuộc sống, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thựctiễn, tăng cường hoạt động trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên- học sinh theohướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việchọc tri thức và học các kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung cácchủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp,

Trang 36

b) Đặc điểm của dạy học ở trường tiểu học

Học sinh tiểu học là người học đầu tiên của bậc học phổ thông, có lứa tuổi từ 11 tuổi, lứa tuổi hình thành và phát triển mạnh mẽ về tính cách Đặc điểm nổi bật nhấtcủa tư duy học sinh tiểu học là chuyển dần từ tính trực quan, cụ thể sang tính trừutượng, khái quát Điều này biểu hiện trên tất cả các mặt của tư duy: trong khi tiến hànhcác thao tác tư duy; lĩnh hội khái niệm; phán đoán và suy luận Cho nên người giáoviên cần phải quan tâm đến việc hình thành các yếu tố tư duy lý luận cho học sinh tiểuhọc trí tưởng tượng Tình cảm có ảnh hưởng lớn đến độ bền vững và độ nhanh của sựghi nhớ Học sinh tiểu học chưa biết sử dụng các biện pháp ghi nhớ đặc biệt là ghinhớ ý nghĩa Vì vậy, người thầy quan tâm đến việc hình thành và phát triển trí nhớ ýnghĩa cho học sinh tiểu học Ở lớp 1- 2- 3 học sinh được hình thành cách học vớinhững thao tác trí óc cơ bản Học sinh lớp 4 - 5 các em đã có thể định hình được cáchhọc.

6-Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học có nhiệm vụ dạy học toàn diện các môn bắtbuộc cho một lớp học được phân công giảng dạy Với đặc trưng trên thì giáo viên tiểu

học “người thầy tổng thể” nắm vững lượng kiến thức các môn học, phương pháp,

hình thức tổ chức tương ứng, đặc trưng môn học Dạy học tiểu học theo phương châm“thầy tổ chức, trò hoạt động” sao cho phát huy tính độc lập, tự giác và tính tích cực

học tập nhưng phù hợp với “lứa tuổi tiểu học” Giáo viên tiểu học là “thần tượng” của

học sinh Vì vậy, các em luôn nghe theo thầy cô Trong tâm trí các em người thầy là

“đúng nhất” nên lao động của giáo viên tiểu học phải có tính khoa học, tính nghệ

thuật cũng như tính sáng tạo.

c) Yêu cầu đổi mới PPDH ở trường Tiểu học

Khi thực hiện đổi mới PPDH ở trường tiểu học, cần bám sát các yêu cầu như sau:

- Yêu cầu chung:

+ Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS;Dạy học kết giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, giữa hình thức học cá nhân vớihình thức học theo nhóm, theo lớp.

+ Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS.+ Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực, tăng cường thựchành, đặc biệt là gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.

Trang 37

+ Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học,tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong họctập cho các em HS.

Trang 38

+ Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện, TBDHđược trang thiết bị hoặc do GV tự làm, đặc biệt lưu ý đến ứng dụng của công nghệthông tin trong giảng dạy.

+ Dạy học chú trọng đến việc đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánhgiá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.

- Yêu cầu đối với HS.

+ Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phávà lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ đúng đắn và các hành viđúng đắn.

+ Tích cực sử dụng thiết bị, ĐDDH; thực hành thí nghiệm; thực hành vận dụngkiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ratừ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng vàđiều kiện thực tế.

+ Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận,tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn.

+ Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt độnghọc tập của bản thân và bạn bè.

- Yêu cầu đối với giáo viên

+ Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với cáchình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặcđiểm và trình độ của HS, phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp, của nhà trường và củađịa phương.

+ Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tìm kiếnthức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng sẵn có của HS; tạo niềmvui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp cácem phát triển tối đa các năng lực, các tố chất tiềm năng.

+ Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tưduy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, ĐDDH; tổ chức có hiệuquả các giờ thực hành; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vàogiải quyết các vấn đề thực tiễn.

+ Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý,hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất

Trang 39

của bài học; đặc điểm và trình độ HS; phù hợp với thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.

- Yêu cầu đối với cán bộ QLGD:

+ Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương trình,Giáo trình, PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị, hình thức tổ chức dạy học và đánhgiá kết quả giáo dục.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện đổi mới PPDH.

+ Có biện pháp quản lý, chỉ đạo đổi mới PPDH trong nhà trường một cáchhiệu quả; thường xuyên tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy vàhọc theo định hướng đổi mới PPDH.

+ Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả việc đổi mớiPPDH, đồng thời phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực trong đổi mới PPDH.

d) Nội dung đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển nănglực học sinh

Thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học,giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dụctin học, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục nghệ thuật, giáodục thể chất, giáo dục hướng nghiệp chương trình giáo dục phổ thông thực hiện mụctiêu giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Mỗi nộidung giáo dục đều được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, trongđó có một số môn học và hoạt động giáo dục đảm nhiệm vai trò cốt lõi.

Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ở từnggiai đoạn giáo dục và từng cấp học, chương trình mỗi môn học và hoạt động giáo dụcxác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục củamôn học, hoạt động giáo dục đó[10].

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phươngpháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổchức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện vànhững tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào cáchoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thóiquen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tíchlũy được để phát triển.

Trang 40

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề,hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để pháthiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗtrợ của Thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng học tập và công cụ khác, đặc biệt làcông cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kỹ thuật số Các hoạt động họctập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một sốhình thức chủ yếu sau: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóngvai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạttập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng Tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất củahoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làmviệc chung cả lớp Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp,mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tậpvà trải nghiệm thực tế.

Có thể nói cốt lõi của đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS là hướng tớihoạt động học tập chủ động Muốn đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS phảiđược thực hiện từ các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo, các em HS và các lựclượng giáo dục khác trong cộng đồng.

Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy Cách dạy quyết định cách học,tuy nhiên thói quen học tập thụ động của HS cũng ảnh hưởng đến cách dạy của thầy.Bên cạnh đó, cũng có trường hợp HS mong muốn được học theo hướng tích cựcnhưng GV chưa đáp ứng được Cho nên, GV cần được bồi dưỡng, phải kiên trì cáchdạy theo PPDH tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp,từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho HS Trong đổi mới PPDH phải có sự hợptác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới có kết quả.PPDH tích cực hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học Để đạt hiệu quảcao trong thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS , cần tập trung ở 7 nộidung sau:

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ GV về đổi mới PPDH theo định hướngPTNL HS.

- Kế hoạch hoá và tổ chức các hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầuđổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS.

Ngày đăng: 11/09/2019, 09:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w