1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu HÀNH VI CHUYÊN NGHIỆP của SINH VIÊN điều DƯỠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG y tế hà ĐÔNG và một số yếu tố LIÊN QUAN năm 2019

60 270 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 433,86 KB

Nội dung

Trang 1

TRẦN THỊ HƯƠNG

nghiên cứu hành vi chuyên nghiệp của sinh viên điều dỡng trờng cao đẳng y tế hà đông

và một số yếu tố liên quan năm 2019

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Trang 2

nghiên cứu hành vi chuyên nghiệp của sinh viên điều dỡng trờng cao đẳng y tế hà đông và

một số yếu tố liên quan năm 2019

Chuyờn ngành: Điều dưỡng Mó số : 60720501

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Trương Quang Trung 2 TS Nguyễn Đăng Trường

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Khái niệm cơ bản 3

1.1.1 Chuyên nghiệp 3

1.1.2 Tính chuyên nghiệp 3

1.1.3 Hành vi chuyên nghiệp 4

1.2 Đào tạo tính chuyên nghiệp 5

1.3 Nghiên cứu về tính chuyên nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam 7

1.3.1 Trên thế giới 7

1.3.2 Tại Việt Nam 13

1.4 Học thuyết nghiên cứu và ứng dụng 15

1.5 Vài nét về cơ sở nghiên cứu 19

1.6 Khung nghiên cứu 20

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21

2.1.1.Địa điểm nghiên cứu 21

2.1.2.Thời gian nghiên cứu 21

2.2 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 21

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ 21

2.3 Phương pháp nghiên cứu 22

2.4 Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu 24

2.4.1 Công cụ thu thập số liệu 24

2.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu 25

2.4.3 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 26

Trang 4

2.5.2 Biện pháp khắc phục sai số 28

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 29

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 29

3.2 Hành vi chuyên nghiệp của sinh viên 31

3.3 Một số yếu tố liên quan đến hành vi chuyên nghiệp 31

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 33

4.1 Mức độ hành vi chuyên nghiệp của sinh viên 33

4.2 Một số yếu tố liên quan đến hành vi chuyên nghiệp của sinh viên 33

4.3 Một số hạn chế của nghiên cứu 33

DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 34TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

NSPBS Nursing Students Professional Behaviors Scale –NSPBSThang đo hành vi chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡngBIPN Behavioral Inventory Form for Professionalism in Nursing

Mẫu kiểm kê hành vi cho tính chuyên nghiệp trong điều dưỡngIPASN Inventory to Measure Professional Attitudes in Student Nurses

Thang đo thái độ chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡngNPV The Nurses’ Professional Values Scale

Thang điểm giá trị chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng NPVS-R Revised Nursing Professional Values Scale

Thang đo giá trị chuyên nghiệp điều dưỡng sửa đổiSNPSCS Professional Self-Concept Scale for the Student Nurses

Thang đo tự khái niệm chuyên nghiệp của sinh viên điềudưỡng

Trang 6

Bảng 3.2: Đặc điểm về nhận thức nghề nghiệp 30Bảng 3.3: Điểm trung bình hành vi chuyên nghiệp 31Bảng 3.4: Mối liên quan giữa hành vi chuyên nghiệp với đặc điểm nhân khẩu học 31Bảng 3.5: Mối liên quan giữa hành vi chuyên nghiệp với đặc điểm nhận thức nghề nghiệp 32

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chuyên nghiệp là một khái niệm cơ bản trong điều dưỡng và phát sinh từnơi làm việc cá nhân, từ sự tương tác và mối quan hệ giữa các cá nhân [1].Điều dưỡng là thành viên quan trọng của đội ngũ y tế, chịu trách nhiệm quantrọng trong việc đưa ra các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Tính chuyên nghiệptrong nghề điều dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp một dịchvụ chăm sóc chất lượng và phát triển các tiêu chuẩn cho ngành nghề [2].Người điều dưỡng chứng minh tính chuyên nghiệp bằng kiến thức, thái độ vàhành vi, phản ánh cách tiếp cận đa diện đối với các quy định, nguyên tắc vàtiêu chuẩn làm cơ sở thực hành lâm sàng thành công [3]

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Trần Thụy Khánh Linh Trường Đại học Ydược Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay cả nước có 196 cơ sở đào tạo đang đàotạo ngành điều dưỡng Điều dưỡng là ngành mũi nhọn trong hệ thống chămsóc sức khỏe y tế Trong khi 75% điều dưỡng đang làm việc tại các cơ sở y tếhiện nay mới chỉ có trình độ trung cấp Theo quy định của Bộ Y tế, đến năm2025 sẽ không còn điều dưỡng có trình độ trung cấp, vì vậy nhu cầu giảngviên đào tạo cử nhân điều dưỡng rất lớn Muốn đào tạo cử nhân điều dưỡngphải có giảng viên trình độ thạc sĩ, và muốn đào tạo thạc sĩ phải có giảng viêntrình độ tiến sĩ [4]

Quy mô đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng có sự gia tăng nhanh chóngtương ứng với sự phát triển của các cơ sơ đào tạo Tổng chỉ tiêu tuyển sinhđào tạo điều dưỡng các trình độ năm 2010 là hơn 31 nghìn sinh viên, đến năm2015 đã lên đến hơn 35 nghìn sinh viên [5].Với một quy mô đào tạo nguồnnhân lực điều dưỡng ngày một gia tăng, đòi hỏi các cơ sở đào tạo khôngngừng cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy để có thể đào tạođược những sinh viên điều dưỡng chuyên nghiệp cho tương lai.

Trang 8

Hành vi chuyên nghiệp cần được hình thành và phát triển ngay từ khisinh viên được đào tạo trong các cơ sở đào tạo về y tế Một nghiên cứu gầnđây nhất của Esra Danaci và cộng sự (năm 2018) về hành vi chuyên nghiệpcủa sinh viên điều dưỡng trong thực hành lâm sàng cho thấy khả năng thựchiện hành vi chuyên nghiệp của các sinh viên điều dưỡng là cao, nhóm sinhviên có mức độ chuyên nghiệp cao là những sinh viên chọn nghề nghiệp củahọ tự nguyện, sinh viên yêu nghề nghiệp của họ, những sinh viên không muốnthay đổi nghề nghiệp của họ [2].

Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về tính chuyên nghiệp của điều dưỡngđược công bố trong thời gian gần đây Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông là mộttrong số các trường đào tạo chuyên ngành điều dưỡng trên địa bàn Thành phốHà Nội Với quy mô đào tạo hơn 4000 sinh viên trong đó sinh viên Cao đẳngĐiều dưỡng chính quy có tổng số hơn 1000 sinh viên Nhà trường đã trang bịkiến thức cho sinh viên về các lĩnh vực chăm sóc người bệnh qua các bàigiảng cụ thể Tuy nhiên để đánh giá hành vi chuyên nghiệp của sinh viêntrong chăm sóc người bệnh thì kể từ khi thành lập trường đến nay chưa tìm

thấy nghiên cứu nào được công bố Do đó đề tài nghiên cứu “Nghiên cứuhành vi chuyên nghiệp của sinh viên Điều dưỡng trường CĐYT Hà Đôngvà một số yếu tố liên quan năm 2019” được tiến hành với các mục tiêu cụ

Trang 9

Từ gốc của chuyên nghiệp hoặc tính chuyên nghiệp đến từ nghề nghiệp.Nghề nghiệp thường được định nghĩa là bất kỳ loại công việc nào cần một kỹnăng đặc biệt, thường là một công việc được tôn trọng vì nó liên quan đếntrình độ học vấn và kỹ năng cao.

Chuyên nghiệp được định nghĩa là liên quan đến công việc bạn làm nhưmột nghề nghiệp Nó thường được sử dụng để có nghĩa là có những phẩmchất kết nối với những người có kỹ năng và được đào tạo, chẳng hạn như hiệuquả, kỹ năng, tổ chức và nghiêm túc trong cách cư xử Nó cũng được dùng đểchỉ người có loại công việc được tôn trọng bởi vì nó liên quan đến trình độhọc vấn và kỹ năng cao [6].

Thuật ngữ “ chuyên nghiệp” dùng để chỉ hành vi, phẩm chất và mục tiêuđặc trưng cho một nghề nghiệp và thường mô tả các hành vi được mong đợicủa các thành viên của nghề nghiệp [3].

1.1.2 Tính chuyên nghiệp

Tính chuyên nghiệp có thể được định nghĩa chung là sự kết hợp của tất

Trang 10

cả các phẩm chất mà được kết nối với những người được đào tạo và có taynghề cao [6].

Tính chuyên nghiệp có thể được hiểu là các biểu hiện bên ngoài, hành vicủa sự tương tác của một tập hợp phức tạp các yếu tố nhận thức và thái độ vàđặc điểm tính cách, lẫn nhau và với môi trường Vì vậy khi đánh giá tínhchuyên nghiệp cần đánh giá toàn diện bao gồm kiến thức, thái độ, giá trị, vàkhả năng sử dụng các hành vi chuyên nghiệp trong các môi trường thực tiễn

Tính chuyên nghiệp cũng có nghĩa là tập hợp các hành vi và phản ứngvới hiện tượng tình huống và ngữ cảnh phát sinh trong quá trình học tập vàthực hành Việc đánh giá tính chuyên nghiệp do đó nên bao gồm cả đánh giácác quyết định, phản ứng và hành vi của tất cả các thành viên trong từng tìnhhuống ( giáo viên, sinh viên, người bệnh…) [7].

Với sự phát triển của tính chuyên nghiệp, vai trò của các điều dưỡng sẽmở rộng và kết quả là môi trường làm việc cũng sẽ thay đổi Chất lượng củaứng dụng điều dưỡng trong các bệnh viện sẽ tăng lên và sự an toàn của nhânviên và chăm sóc người bệnh sẽ được nâng cao Phát triển tích cực hướng vàongười bệnh và nhân viên cũng sẽ tăng sự hài lòng trong công việc [8].

1.1.3 Hành vi chuyên nghiệp

* Khái niệm

Hành vi được định nghĩa là cách hành động hoặc cư xử Hành vi đề cậpđến hành động hoặc phản ứng của một đối tượng thường liên quan đến môitrường và hành vi có thể có ý thức hoặc vô thức, công khai hoặc bí mật và tựnguyện hoặc không tự nguyện.

Hành vi chuyên nghiệp có thể được định nghĩa là sự phù hợp của hành

Trang 11

động hoặc phản ứng của ai đó hoặc cố ý hoặc vô ý đối với những thay đổi củamôi trường hoặc điều kiện hoặc tình huống phản ánh các phẩm chất liên quanđến trách nhiệm của người đó

Hành vi chuyên nghiệp là một lĩnh vực của tính chuyên nghiệp và nóphản ánh tính chuyên nghiệp Các yếu tố của tính chuyên nghiệp và đặc điểmcủa hành vi chuyên nghiệp được kết nối và tương quan với nhau [6].

* Phân loại hành vi chuyên nghiệp:

- Hành vi chuyên nghiệp đối với người bệnh.

- Hành vi chuyên nghiệp đối với các chuyên gia khác.

- Hành vi chuyên nghiệp đối với công chúng.

- Hành vi chuyên nghiệp đối với bản thân [6], [9].

* Các lĩnh vực của hành vi chuyên nghiệp:

Trang 12

- Đánh giá ngang hàng của sinh viên

- Đánh giá từ các người bệnh, người nhà người bệnh, điều dưỡng,giảng viên, người cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động của người học.

- Các kỳ thi lâm sàng có cấu trúc khách quan (OSCEs - Objectivestructured clinical exams) và đánh giá dựa trên người bệnh mô phỏng[6], [9], [11], [12]

1.2 Đào tạo tính chuyên nghiệp

Tính chuyên nghiệp trong giáo dục y tế đã trở thành một mối quan tâmquốc gia cấp bách[13] Giá trị của tính chuyên nghiệp được tích hợp vàochương trình giảng dạy điều dưỡng và dạy theo những cách khác nhau[14]

Mục đích của giáo dục điều dưỡng là giáo dục những sinh viên có đượckiến thức, kỹ năng thực tế và trách nhiệm xã hội cần thiết để chấp nhận vai tròcủa họ như một điều dưỡng chuyên nghiệp Chuyên nghiệp nhấn mạnh cácgiá trị và nghĩa vụ trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội Chuyên nghiệptrong điều dưỡng là rất quan trọng để tạo uy tín và một hình ảnh tích cực củanghề nghiệp [15].

Giá trị cốt lõi của thực hành điều dưỡng là xác định các ưu tiên trongchăm sóc sức khỏe và hình thành nền tảng của mối quan hệ với khách hàng.Các giá trị cụ thể đã được công nhận là cần thiết cho thực hành điều dưỡngchuyên nghiệp và được coi là nội dung trung tâm trong chương trình cử nhânđiều dưỡng Mặc dù các giá trị chuyên nghiệp này được xác định nhưng có rấtít hướng dẫn trong sư phạm điều dưỡng về phương pháp giảng dạy, phạm vivà độ sâu của nội dung và phương pháp đánh giá trong lĩnh vực này [16].

Trong các cơ sở đào tạo, sự hình thành tính chuyên nghiệp của sinh viên

Trang 13

chịu ảnh hưởng của chương trình đào tạo chính thức, các chương trình đào tạokhông chính thức và ẩn [17].

Một nghiên cứu của Zohreh Karimi và cộng sự ( năm 2014 ) về đào tạotính chuyên nghiệp trong sinh viên điều dưỡng chỉ ra rằng: Theo quan điểmcủa sinh viên điều dưỡng, các yếu tố của chuyên nghiệp là "Học đạo đức nghềnghiệp" và "Học tập trung vào người bệnh", được học thông qua chương trìnhgiảng dạy ẩn bằng cách sử dụng các phương pháp có ảnh hưởng khác nhaubao gồm "học tập quan sát" và "học từ thông tin phản hồi ", và bị ảnh hưởngbởi các nhà giáo dục điều dưỡng, điều đưỡng, bác sĩ, đồng nghiệp và ngườibệnh [15].

Như vậy có thể nói rằng, đào tạo tính chuyên nghiệp cho sinh viên đượclồng ghép trong các môn học của chương trình đào tạo chính thức và đào tạobằng các phương pháp khác nhau Ngoài chương trình đào tạo chính thức việctham gia các chương trình đào tạo không chính thức cũng giúp sinh viên hìnhthành và phát triển tính chuyên nghiệp Và một phần tạo nên tính chuyênnghiệp này đến từ sự ảnh hưởng của các đối tượng giao tiếp trong môi trườngđào tạo.

Trang 14

1.3 Nghiên cứu về tính chuyên nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam

Cũng trong năm 2010 nghiên cứu của Filiz Hisaz và cộng sự về hành vichuyên nghiệp của 104 giám đốc điều hành điều dưỡng làm việc trong cácbệnh viện trường đại học, nhà nước và tư nhân Thổ Nhĩ Kỳ; với mẫu kiểm kêhành vi cho tính chuyên nghiệp trong điều dưỡng (BIPN - BehavioralInventory Form for Professionalism in Nursing), các câu hỏi được điền bởicác điều dưỡng cho thấy điểm trung bình của các giám đốc điều hành điềudưỡng là thấp, mặc dù điểm số của các giám đốc điều hành điều dưỡng đãhoàn thành nghiên cứu sau đại học về điều dưỡng là cao nhất và những ngườichỉ hoàn thành chương trình cử nhân là thấp nhất[19].

Trang 15

Kyung Sook Bang và cộng sự năm 2011 đã tìm hiểu nhận thức của 529 sinh viên điều dưỡng Đại học Hàn Quốc về giá trị chuyên nghiệp điều dưỡng (NPV - The Nurses’ Professional Values Scale): kết quả chỉ ra điểm NPV cao hơn đáng kể ở các sinh viên vào trường theo nguyện vọng so với các sinh viênvào trường vì đủ điểm xét tuyển, điểm NPV cũng cao hơn ở những sinh viên dự định theo đuổi nghiên cứu sau đại học, không có mối tương quan giữa điểm NPV với số năm học, giới tính hoặc kết quả học tập [20]

Năm 2012, Kivan Cevik và Leyla Khorshid triển khai nghiên cứu vềhành vi chuyên nghiệp của 286 sinh viên điều dưỡng năm thứ 3 và năm thứ 4của Khoa Điều dưỡng Đại học Ege cho thấy điểm trung bình NSPBS là116,73+ 13,62 ( thấp nhất là 40 điểm, cao nhất là 135 điểm), điểm trung bìnhcủa sinh viên năm thứ 4 cao hơn năm thứ 3, điểm cao hơn ở nhóm những sinhviên yêu nghề của họ, sinh viên không muốn thay đổi nghề nghiệp của họ [21]

Cùng thời gian này, Serpil Celik và cộng sự đã đánh giá về ảnh hưởngcủa hành vi chuyên nghiệp của điều dưỡng tới sự hài lòng công việc trên 531điều dưỡng làm việc tại các bệnh viện trường đại học, nhà nước và tư nhân ởThổ Nhĩ Kỳ: kết quả từ BIPN cho thấy số điểm trung bình của các điều dưỡnglà thấp; điểm số trung bình của sự hài lòng công việc là ở mức trung bình;mối quan hệ giữa sự hài lòng về công việc và tính chuyên nghiệp đã được tìmthấy là có ý nghĩa thống kê và theo hướng tích cực Sự hài lòng công việc củacác điều dưỡng làm việc tại các bệnh viện tư nhân và bệnh viện trường đạihọc là cao hơn so với những người làm việc tại các bệnh viện khác[8].

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Emine Geckil (năm 2012) đã tìm hiểu trên 385 ngườitham gia bao gồm sinh viên điều dưỡng và điều dưỡng lâm sàng nhằm đánhgiá độ tin cậy và tính hợp lệ của Thang đo giá trị chuyên nghiệp điều dưỡng

Trang 16

sửa đổi (NPVS-R - Revised Nursing Professional Values Scale) Bộ công cụNPVS-R là một công cụ năm lĩnh vực (chăm sóc, lòng tin, sự công bằng, hoạtđộng và tính chuyên nghiệp) bao gồm 26 câu được sử dụng để đo lường mứcđộ giá trị chuyên nghiệp của các sinh viên điều dưỡng Kết quả phiên bảnNPVS-R của Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực và độ tin cậy cao (giá trị Chronbachalpha = 0,92) Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: Hầu hết đối tượng tham gianghiên cứu là nữ ( 90,1%) và sinh viên năm cuối ( 85,2%) và nữ có số điểmcao hơn ( t= 2,904, p<0,001) [22]

Một nghiên cứu khác tại Iran đã được Kobra Parvan và cộng sự (năm2012) tiến hành đánh giá các giá trị chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡngtốt nghiệp tại các trường đại học với các tiêu chuẩn khác nhau của dịch vụgiáo dục Điểm trung bình của điểm chuyên nghiệp theo NPV-R trên thangnăm điểm Likert-type cho sinh viên loại Ι dao động 2,79-4,08, điểm số trungbình của dành cho sinh viên loại III dao động 3,03-4,43 Các lĩnh vực quantrọng nhất xác định bởi những người tham gia của các trường đại học loại I là“duy trì năng lực trong lĩnh vực thực hành“và ‘tham gia đánh giá nganghàng’ Các lĩnh vực quan trọng nhất xác định bởi những người tham gia củacác trường đại học loại III là “duy trì tính bảo mật của người bệnh” và “thamgia vào các quyết định chính sách công cộng ảnh hưởng đến phân phối cácnguồn lực” Điều kiện kinh tế gia đình được tìm hiểu và cho thấy khác biệt cóý nghĩa thống kê liên quan đến mức độ chuyên nghiệp trên thang đo NPV-R(p < 0,05) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bất kỳ sự khác biệt không có ýnghĩa thống kê giữa các quan điểm của sinh viên của các trường đại học loại Ivà III liên quan đến giá trị nghề nghiệp điều dưỡng Hơn nữa, cả hai nhómsinh viên điều dưỡng đánh giá giá trị liên quan trực tiếp đến chăm sóc ngườibệnh là quan trọng nhất [23].

Trang 17

Panida Varachanon (năm 2015) nghiên cứu tại Trường Điều dưỡng HảiQuân Hoàng Gia Thái Lan nhằm mục đích nghiên cứu và so sánh hành vi họctập của sinh viên điều dưỡng trên 176 sinh viên đang theo học cho kết quảthấy: các hành vi học tập của sinh viên đều dưỡng ở mức trung bình (X´=3,4;SD=0,34); mức độ nghiên cứu hiện tại có liên quan đến hành vi học tập: cácsinh viên năm thứ 3 có sự lo lắng cao hơn đáng kể về việc học so với năm thứ1, năm thứ 2 và năm thứ 4 ( p< 0,05); sinh viên năm thứ 2 có sự tập trung vàchú ý cao hơn đáng kể so với các sinh viên năm thứ 1 và năm thứ 4 ( p< 0,05);sinh viên năm thứ 4 sở hữu khả năng xử lý kiến thức cao hơn đáng kể so vớisinh viên năm thứ 1 và năm thứ 3 ( p<0,05); sinh viên năm thứ 2 áp dụng cáckỹ thuật để thu thập và tìm kiếm kiến thức nhiều hơn những sinh viên nămthứ 1 và năm thứ 3( p<0,05) [24].

Thái độ chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng được Ayise Karadag vàcộng sự nghiên cứu năm 2016 tiến hành tại 25 trường điều dưỡng với tổng số1412 sinh viên năm cuối tham gia, dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụngbảng câu hỏi, trong đó bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học và thang đo tháiđộ chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng (Inventory to MeasureProfessional Attitudes in Student Nurses - IPASN) Kết quả cho thấy: điểmtrung bình của IPASN là 4,1 ± 0,5 và các vùng điểm trung bình cao nhất làđối với quyền tự chủ, năng lực và giáo dục thường xuyên trong khi nhữngđiểm thấp nhất là hợp tác, đóng góp vào tri thức khoa học và tham gia vào cáctổ chức chuyên nghiệp Trong nghiên cứu này 87,3% sinh viên tham gianghiên cứu là nữ, 70% hài lòng với lựa chọn nghề điều dưỡng và 44,1% họcho biết sẽ chọn nghề điều dưỡng một lần nữa; tổng số điểm của sinh viên nữ(114 ± 14,4) cao hơn so với nam giới (105,1 ± 16,4); điểm số IPASN trungbình cao nhất trong nhóm người đã hài lòng với sự lựa chọn nghề điều dưỡng

Trang 18

(116,1±14,0), tham gia vào các hoạt động chuyên nghiệp (115 ± 14,6), thamgia vào các hoạt động cộng đồng (118,1 ± 13,8), và sẽ chọn nghề điều dưỡngmột lần nữa(116,6 ± 14,6) Sự khác biệt giữa các nhóm đã được tìm thấy có ýnghĩa về mặt thống kê ( P < 0,05) [3].

Sandra L Chisholm-Ford và cộng sự (năm 2016) nghiên cứu về giá trịchuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng ở Jamaica được tiến hành trên 102sinh viên năm thứ 3 sử dụng thang đo giá trị chuyên nghiệp sửa đổi NPV-R.Kết quả cho thấy điểm trung bình NPV-R là cao (4,40 ± 0,51), niềm tin ghiđiểm cao nhất (4,62 ± 0,41) và chăm sóc ghi điểm thấp nhất (4,20 ± 0,52), giátrị của tính chuyên nghiệp tăng theo tuổi tác ( sự khác biệt có ý nghĩa thốngkê với p=0.03) [25].

Batool Poorchangizi và cộng sự (năm 2017) chỉ ra tầm quan trọng củagiá trị chuyên nghiệp từ quan điểm của điều dưỡng lâm sàng tại các bệnh việncủa một trường đại học y tế ở Iran Nghiên cứu được tiến hành trên 250 điềudưỡng lâm sàng của 4 bệnh viện với bộ công cụ NPVS-R, kết quả cho thấy:90% đối tượng tham gia là nữ, tổng trung bình điểm số về tầm quan trọng củacác giá trị chuyên ngiệp từ quan điểm của các điều dưỡng lâm sàng là cao(102,57±11,94), có mối tương quan giữa điểm NPVS-R và độ tuổi (r=0,162,p=0,010) và kinh nghiệm làm việc ( r=0,19, p=0,003), nói cách khác nhữngđiều dưỡng lớn tuổi và có kinh nghiệm thu được điểm số cao hơn; không cómối tương quan giữa điểm NPVS-R và các biến nhân khẩu học khác như tìnhtrạng hôn nhân, trình độ học vấn, dân tộc, mức thu nhập và loại việc làm(p>0,05) [26].

Tiếp sau đó, Mehtap Coplu và cộng sự (năm 2018) tiến hành tìm hiểutrên 619 sinh viên năm cuối của khoa điều dưỡng trong khu vực Anatonia Nội

Trang 19

nhằm xác định tự nhận thức chuyên nghiệp và giá trị chuyên nghiệp của sinhviên cho kết quả thấy: tổng số điểm và điểm số kích thước phụ từ thang đo tựkhái niệm chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng ( SNPSCS - ProfessionalSelf-Concept Scale for the Student Nurses ) và tổng điểm từ thang điểm giá trịchuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng (NPV - The Nurses’ ProfessionalValues Scale) ở mức tương đối cao Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên nữ nhậnđược số điểm cao hơn so với nam giới từ kích thước phụ thuộc tính chuyênnghiệp, những sinh viên có nhận thức tích cực về hình ảnh điều dưỡng và tựnguyện lựa chọn nghề điều dưỡng nhận được số điểm cao từ sự hài lòng nghềnghiệp, năng lực chuyên môn và các yếu tố phụ thuộc tính chuyên nghiệp củathang đo tự khái niệm chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng (p<0,001) [27].

Hành vi chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng trong thực hành lâmsàng và các yếu tố liên quan được tiến hành nghiên cứu trên 274 sinh viên bởiEsra Danaci và cộng sự (năm 2018) Các dữ liệu được thu thập bằng cách sửdụng bảng câu hỏi gồm 18 câu hỏi và NSPBS kết quả: độ tuổi trung bình củacác sinh viên điều dưỡng tham gia nghiên cứu là 20,67 ± 1,88 năm và 81,8%sinh viên là nữ trong khi 18,2% là nam giới Trong đó, 78,5% yêu nghềnghiệp của họ, 60,9% chọn nghề nghiệp của họ tự nguyện, 67,5% khôngmuốn thay đổi nghề nghiệp của họ và 9,5% trong số họ là thành viên của cáchiệp hội chuyên nghiệp Cũng trong kết quả của nghiên cứu này cho thấy tổngđiểm trung bình của NSPBS là 119,37 ± 14,55 và điểm trung vị được tìm thấylà 122,0; điểm trung bình của các lĩnh vực chuyên nghiệp của điều dưỡng(NSPBS) gồm thực hành chăm sóc sức khỏe, thực tiễn hoạt động và báo cáođược xác định lần lượt là 81,06 ± 9,85; 30,14 ± 4,28; 8,17 ± 1,96 và điểmtrung vị được tìm thấy lần lượt là 84,0; 31,0 và 8,0 Điểm số trung bìnhNSPBS được tìm thấy là cao hơn trong những sinh viện chọn nghề nghiệp của

Trang 20

họ tự nguyện, sinh viên yêu nghề nghiệp của họ, những sinh viên không muốnthay đổi nghề nghiệp của họ Tổng số điểm trung bình của NSPBS không cósự khác biệt tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, năm theo học, tình trạng hônnhân, nghề nghiệp và trình độ học vấn của bố mẹ, nơi ở của gia đình, là mộtthành viên của hiệp hội chuyên nghiệp Nghiên cứu đã đưa ra kết luận khảnăng thực hiện hành vi chuyên nghiệp của các sinh viên điều dưỡng được tìmthấy trong nghiên cứu là cao [2].

1.3.2 Tại Việt Nam

Trong các nghiên cứu của ngành điều dưỡng hiện nay chưa có nghiêncứu nào đánh giá toàn diện các lĩnh vực của hành vi chuyên nghiệp Tuynhiên có một số nghiên cứu đánh giá về các yếu tố liên quan tới hành vichuyên nghiệp góp phần làm nền tảng khi chúng tôi phân tích đánh giá hànhvi chuyên nghiệp và có cái nhìn tổng quát hơn khi nghiên cứu hành vichuyên nghiệp.

Nghiên cứu của Mai Thị Thu Hằng (năm 2007) về hứng thú nghề điềudưỡng của sinh viên Đại Học điều dưỡng Nam Định được thực hiện trên 250sinh viên hệ cao đẳng và đại học cho kết quả: Phần lớn sinh viên Trường Đạihọc điều dưỡng Nam Định có mức độ hứng thú nghề chưa cao Thực trạngtrên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo nên như phương phápgiảng dạy, động cơ học tập, nội dung chương trình, cơ sở vật chất nhưngnguyên nhân chủ quan cơ bản là do động cơ học tập còn chưa đủ sức thúc đẩysinh viên có thái độ tích cực với nghề; còn nguyên nhân khách quan chủ yếulà phương pháp giảng dạy của giáo viên còn chưa lôi cuốn mạnh sinh viên vớinghề này Mặc dù vậy vẫn có sự khác nhau trong mức độ hứng thú nghề củasinh viên theo hướng năm sau cao hơn năm trước Về mặt nhận thức: Phầnlớn sinh viên đều nhận thức được giá trị của nghề điều dưỡng và mức độ cần

Trang 21

thiết của nghề trong công việc chăm sóc sức khoẻ toàn diện; nhận thức đượcsự cần thiết, tầm quan trọng của các môn học chuyên ngành đối với hoạt độnghọc tập hiện tại và đối với nghề nghiệp của họ trong tương lai Về mặt cảmxúc : Phần lớn sinh viên không có cảm xúc tích cực với nghề điều dưỡng vàđồng thời cũng chỉ có cảm xúc trung bình đối với những môn học cơ bảntrong chương trình đào tạo Về mặt hành vi học tập: Phần lớn sinh viên chưathể hiện được tính tích cực trong học tập; biểu hiện thường xuyên học tậptrong các môn chuyên ngành còn ở mức tương đối thấp và chưa đồng đều ởcác hành vi Tổng hợp mức độ hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên: Kếtquả nghiên cứu cho thấy có tới 96% sinh viên có hứng thú nghề điều dưỡng ởmức trung bình, thực trạng trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và kháchquan tạo nên nhưng nguyên nhân chủ yếu khiến sinh viên không yêu thíchnghề điều dưỡng là do họ chưa có động cơ học tập đúng đắn, chưa có sự yêuthích nghề điều dưỡng [28].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy (năm 2010) về hứng thú học tậpcủa sinh viên năm nhất trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minhđược tiến hành trên 315 sinh viên cho kết quả thấy: Sinh viên nhận thức đúngđắn về mục đích học tập; so với kết quả biểu hiện hứng thú học tập qua nhậnthức, biểu hiện ở mặt thái độ của sinh viên đối với các môn học chưa tích cực,chỉ “thích thú, say mê một số môn học” và vẫn còn một bộ phận sinh viên cóthái độ tiêu cực là “không thích môn học nào cả”; biểu hiện hứng thú học tậpqua hành vi thấp, chưa chủ động sáng tạo trong khi học tập ngoài lớp; hành vihọc tập trên lớp đạt mức khá, hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc đạt mứctrung bình, hành vi học tập ngoài lớp không bắt buộc thể hiện hứng thú họctập phát triển cao và bền vững, chỉ đạt mức thấp Hứng thú học tập của sinhviên chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau (Trong

Trang 22

đó những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tích đến hứng thú học tập của sinh viên làtừ phía giảng viên; bản thân sinh viên ít hiểu biết về ngành nghề đang theohọc; chưa hiểu vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong chươngtrình học; chưa có phương pháp học tập hợp lý; sách, giáo trình, tài liệu thamkhảo ở thư viện chưa nhiều; trang thiết bị dạy học, phòng thực hành, thínghiệm còn thiếu) và yếu tố có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là ít hiểu biết về ngànhnghề đang theo học [29].

1.4 Học thuyết nghiên cứu và ứng dụng

Tiến sĩ Patricia Benner là một nhà lý luận điều dưỡng, người đầu tiênphát triển mô hình cho các giai đoạn của năng lực lâm sàng trong cuốn sáchkinh điển “ Từ người mới đến chuyên gia: sự xuất sắc và sức mạnh trong thựchành điều dưỡng lâm sàng” Mô hình của cô là một trong những khuôn khổhữu ích nhất để đánh giá nhu cầu của các điều dưỡng ở gia đoạn phát triểnchuyên nghiệp khác nhau Cô là Giám đốc phát triển Khoa Giáo dục điềudưỡng, Giám đốc Quỹ Carnegie vì sự tiến bộ của Giáo dục điều dưỡng và làthành viên danh dự của Đại học Điều dưỡng Hoàng Gia.

Lý thuyết điều dưỡng này đề xuất rằng các Điều dưỡng chuyên gia phattriển các kỹ năng và sự hiểu biết về chăm sóc người bệnh theo thời gian thôngqua một nền tảng giáo dục thích hợp cũng như vô số kinh nghiệm Lý thuyếtcủa tiến sĩ Benner không tập trung vào cách trở thành một điều dưỡng, mà làcách các điều dưỡng tiếp thu kiến thức điều dưỡng – người ta có thể có đượckiến thức và kỹ năng (“ biết cách”), mà không bao giờ học lý thuyết (“ biếtđiều đó”) Cô đã sử dụng mô hình thu nhận kỹ năng của Dreyfus làm nềntảng cho công việc của mình Mô hình Dreyfus, được mô tả bởi anh emStuart và Hubert Dreyfus, là mô hình dựa trên quan sát ở người chơi cờ, phicông của Không quân, chỉ huy quân đội và lái xe tăng Anh em nhà Dreyfus

Trang 23

tin rằng học tập là kinh nghiệm (học thông qua trải nghiệm) cũng như dựatrên tình huống.

Benner đã tìm thấy sự tương đồng trong điều dưỡng, trong đó thực hànhcải thiện phụ thuộc vào kinh nghiệm và khoa học, và phát triển những kỹnăng đó là một quá trình lâu dài và tiến bộ Các điều dưỡng tham gia vào cáctình huống khác nhau và học hỏi, họ đã phát triển “kỹ năng tham gia” vớingười bệnh và gia đình Mô hình cũng đề cập đến sự phát triển đạo đức củacác điều dưỡng vì nhận thức về các vấn đề đạo đức cũng phụ thuộc vào trìnhđộ chuyên môn của điều dưỡng Mô hình này đã được áp dụng cho một sốngành học ngoài điều dưỡng lâm sàng và thông qua năm giai đoạn củanăng lực lâm sàng giúp các điều dưỡng hỗ trợ lẫn nhau và đánh giá caorằng chuyên môn trong bất kỳ lĩnh vực nào là một quá trình được học theothời gian.

Năm giai đoạn phát triển năng lực lâm sàng trong mô hình củaBenner gồm:

Giai đoạn 1: Người mới (Novice).Đây sẽ là một sinh viên điều dưỡng

trong năm đầu tiên của giáo dục lâm sàng, hành vi trong môi trường lâm sànglà rất hạn chế và không linh hoạt Người mới có khả năng rất hạn chế để dựđoán những gì có thể xảy ra trong một tình huống người bệnh cụ thể Các dấuhiệu và triệu chứng, chẳng hạn như thay đổi trạng thái tâm thần, chỉ có thểđược nhận ra khi một điều dưỡng mới làm quen có kinh nghiệm với các ngườibệnh có triệu chứng tương tự.

Giai đoạn 2: Người mới bắt đầu (Beginner) Đó là sinh viên mới tốt

nghiệp trong công việc đầu tiên của họ, các điều dưỡng đã có kinh nghiệm

Trang 24

hơn cho phép họ nhận ra các thành phần có ý nghĩa thường xuyên của tìnhhuống Họ có kiến thức và bí quyết nhưng không đủ kinh nghiệm chuyên sâu.

Giai đoạn 3: Năng lực (Competent) Những điều dưỡng này thiếu tốc độ

và sự linh hoạt các các điều dưỡng thành thạo, nhưng họ có một số thành thạovà có thể dựa vào kế hoạch trước và các kỹ năng tổ chức Các điều dưỡng cónăng lực nhận ra các mô hình và bản chất của các tình huống lâm sàng nhanhchóng và chính xác hơn so với những người mới bắt đầu nâng cao.

Giai đoạn 4: Thành thạo (Proficient) Ở cấp độ này, các điều dưỡng có

khả năng xem các tình huống là “toàn bộ” chứ không phải là các bộ phận Cácđiều dưỡng thành thạo học hỏi kinh nghiệm từ những sự kiện thường xảy ravà có thể sửa đổi kế hoạch để đáp ứng với các sự kiện khác nhau.

Giai đoạn 5: Chuyên gia (Expert) Các điều dưỡng có khả năng nhận ra

nhu cầu và nguồn lực trong các tình huống và đạt được mục tiêu của họ.Những điều dưỡng biết những gì cần phải được thực hiện Họ không còn chỉdựa vào các nguyên tắc để hướng dẫn hành động của mình trong nhừng tìnhhuống nhất định Họ có một nắm bắt trực quan về tình huống dựa trên kiếnthức và kinh nghiệm sâu của họ Tập trung vào các vấn đề có liên quan nhấtđịnh và không liên quan Các công cụ phân tích chỉ được sử dụng khi chúngkhông có kinh nghiệm với một sự kiện hoặc khi các sự kiện không xảy ra nhưmong đợi.

Các điều dưỡng mới bắt đầu tập trung vào các nhiệm vụ và làm theodanh sách “phải làm” Các điều dưỡng chuyên gia tập trung vào các bức tranhngay cả khi thực hiện nhiệm vụ Họ có thể nhận thấy những dấu hiệu tinh tếcủa một tình huống như một người bệnh khó khơi dậy hơn một chút so vớinhững lần gặp trước.

Trang 25

Ý nghĩa của học thuyết này là cấp độ này phản ánh một sự chuyển độngtừ quá khứ, khái niệm trừu tượng đến quá khứ, kinh nghiệm cụ thể Mỗi bướcđược xây dựng từ bước trước vì những nguyên tắc trừu tượng này được mởrộng bằng kinh nghiệm và điều dưỡng có được kinh nghiệm lâm sàng Lýthuyết này đã thay đổi nhận thức về ý nghĩa của một chuyên gia Chuyên giakhông còn là điều dưỡng với công việc đã được trả lương cao nhất, mà là điềudưỡng cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng tinh thế nhất [30]

Mô hình Benner mô tả rằng thời gian và kinh nghiệm cho phép chuyểnđổi sinh viên điều dưỡng từ người quan sát sang người tham gia tích cực Mộtphần cơ bản của việc chuyển đổi thành một điều dưỡng với các giá trị chuyênnghiệp là các nhà giáo dục hỗ trợ sinh viên phát triển các khả năng của giáodục để tích hợp một nền tảng kiến thức vững chắc, bí quyết lành nghề, lý luậnlâm sàng và ý thức về sự ép buộc đạo đức trong kinh nghiệm học tập của họ

Sự hỗ trợ được đề cập trong giảng dạy và học tập, trên thực tế, là mộtcách hiệu quả mà các giá trị có thể có được, cho dù chúng được dạy trực tiếphoặc từ các cá nhân quan sát hành vi của người khác Mô hình người mới đếnchuyên gia cũng giải thích cách tăng trưởng giá trị được phát triển thông quatrải nghiệm học tập cũng được hỗ trợ khi sinh viên xác định các tiêu chuẩnđiều dưỡng, cũng như triết lý đằng sau lý luận đạo đức.

Dựa trên mô hình từ người mới đến chuyên gia của Benner, người tamong đợi sự gia tăng các giá trị điều dưỡng chuyên nghiệp với từng cấp độcủa giáo dục đại học bởi vì theo lý thuyết, việc chuyển đổi các giá trị điềudưỡng chuyên nghiệp được hỗ trợ đáng kể theo thời gian và kinh nghiệmtrong giáo dục điều dưỡng [31].

Như vậy, chúng ta có thể ứng dụng mô hình từ người mới đến chuyên

Trang 26

gia của Benner làm khuôn khổ cho nghiên cứu này.

Nguồn: Patricia Benner Novice To Expert Nursing Theory

1.5 Vài nét về cơ sở nghiên cứu

Trường CĐYT Hà Đông là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trựcthuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, chịu sự quản lý nhà nước về giáodục nghề nghiệp của Bộ Lao động Thương binh và xã hội;

Trường CĐYT Hà Đông được thành lập và hoạt động theo Quyết định số6874/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạotrên cơ sở trường Trung học Y tế Hà Tây (tiền thân là trường Y sĩ Hà Đôngđược thành lập ngày 26/10/1960), có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồnnhân lực y tế có trình độ Cao đẳng và thấp hơn

Trang 27

Cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm: Ban giám hiệu, 7 phòng chức năng, 10bộ môn và 4 trung tâm Tổng số công chức, viên chức, hợp đồng lao độnghiện có: 161 người Trình độ chuyên môn gồm 04 tiến sỹ, CKII; 07 nghiêncứu sinh, 66 thạc sỹ và chuyên khoa I và 67 người có trình độ đại học (Bácsỹ, Dược sỹ, Cử nhân Điều dưỡng và đại học khác), còn lại là trình độ caođẳng, trung cấp Ngoài ra nhà trường có đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm đãnghỉ hưu và giáo viên thỉnh giảng là Tiến sĩ, Thạc sĩ, Chuyên khoa I,II, Bácsĩ, Dược sĩ,… đang công tác tại Bệnh viện, các cơ sở y tế, các trường học cóuy tín trên địa bàn thành phố nâng tổng số giảng viên cơ hữu là 156 người

Trường CĐYT Hà Đông có 04 ngành đào tạo Cao đẳng: Điều dưỡng,Dược, Hộ sinh, Xét nghiệm và 5 ngành trung cấp gồm : Điều dưỡng, Y sỹ,Dược, Hộ sinh, Xét nghiệm Ngoài ra nhà trường đào tạo các ngành ngắn hạnđáp ứng nhu cầu của Xã hội như: ngành chăm sóc thẩm mỹ da, Điều dưỡngNha khoa, chuyển đổi điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…

Quy mô đào tạo của nhà trường duy trì lưu lượng trên 4000 học sinh –sinh viên Trong đó số lượng sinh viên điều dưỡng chính quy là trên 1000sinh viên Hiện tại tính đến tháng 5 năm 2019 nhà trường có số lượng sinhviên điều dưỡng chính quy theo học 3 năm là: Năm thứ nhất: 333 sinh viên;Năm thứ 2: 370 sinh viên; Năm thứ 3: 779 sinh viên

Trải qua 59 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã từng bướclớn mạnh và trưởng thành trên mọi mặt, về cả quy mô đào tạo, đội ngũ viênchức và cơ sở vật chất được đầu tư đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường,tiếp tục khẳng định là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe nhândân cho thủ đô, cả nước và hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực vào sự pháttriển của ngành Y tế Việt Nam.

Trang 28

1.6 Khung nghiên cứu

Đặc điểm nhân khẩu học

- Tuổi- Giới

- Số năm theo học- Nơi ở

- Tình hình tài chính

Nhận thức nghề nghiệp

- Tự nguyện chọn nghề- Hài lòng với nghề - Yêu nghề

- Mong muốn tiếp tục họcnghề điều dưỡng

- Ý định thay đổi nghề nghiệp

Hành vi chuyên nghiệp

- Lĩnh vực thực hành chăm sócsức khỏe

- Lĩnh vực hoạt động thực tiễn- Lĩnh vực báo cáo

Trang 29

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Trường CĐYT Hà Đông.

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2019 đến tháng 2/2020.

Trong đó:

- Thời gian viết đề cương nghiên cứu từ tháng 3 /2019 đến tháng 5 /2019

- Thời gian thu thập số liệu được tiến hành từ tháng 8/2019 đến tháng12/2019.

- Thời gian viết báo cáo và xử lý số liệu từ tháng 12/2019 đến tháng 4/2020.

2.2 Đối tượng nghiên cứu

- Sinh viên điều dưỡng chính quy tại Trường CĐYT Hà Đông bắt đầutham gia các môn chuyên ngành thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu.

2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy năm thứ 2, năm thứ 3 cómặt tại thời điểm thu thập số liệu từ 8/2019 – 12/2019.

- Nhập học năm 2017- 2018, 2018 - 2019.

Trang 30

- Hoàn thành toàn bộ các môn của năm học thứ 1.- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Sinh viên cao đẳng điều dưỡng hệ liên thông.

- Sinh viên bảo lưu kết quả học tập, sinh viên bị buộc thôi học, tạmngừng tiến độ học tập.

- Không có mặt tại thời điểm nghiên cứu.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.3.1.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu* Nghiên cứu định lượng

Phương pháp chọn mẫu phân tầng hệ thống được sử dụng Tổng số sinhviên cao đẳng điều dưỡng chính quy năm thứ 2 và năm thứ 3 là: 703 sinh viên(Năm thứ 2: 333 sinh viên; năm thứ 3: 370 sinh viên) Dự kiến mỗi nhóm sẽlấy 50% số lượng sinh viên của từng lớp/ từng khóa được mời trả lời bộ câuhỏi Số lượng sinh viên được mời tham gia khoảng 350 người.

Ngày đăng: 24/08/2019, 16:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. W. Rogers và A. Ballantyne (2010). Towards a practical definition of professional behaviour. Journal of Medical Ethics, 36 (4), 250-254 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Medical Ethics
Tác giả: W. Rogers và A. Ballantyne
Năm: 2010
11. W. Ramsey và C. Owen (2006). Is there a role for peer review in performance appraisal of medical students? Medical education, 40 (2), 95-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Medical education
Tác giả: W. Ramsey và C. Owen
Năm: 2006
12. W. N. van Mook, S. J. van Luijk, H. O'Sullivan và cộng sự (2009).General considerations regarding assessment of professional behaviour.European Journal of Internal Medicine, 20 (4), e90-e95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Journal of Internal Medicine
Tác giả: W. N. van Mook, S. J. van Luijk, H. O'Sullivan và cộng sự
Năm: 2009
13. G. F. Blackall, S. A. Melnick, G. H. Shoop và cộng sự (2007).Professionalism in medical education: the development and validation of a survey instrument to assess attitudes toward professionalism. Med Teach, 29 (2-3), e58-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: MedTeach
Tác giả: G. F. Blackall, S. A. Melnick, G. H. Shoop và cộng sự
Năm: 2007
14. J. Lyneham và T. Levett-Jones (2016). Insights into Registered Nurses' professional values through the eyes of graduating students. Nurse education in practice, 17, 86-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nurseeducation in practice
Tác giả: J. Lyneham và T. Levett-Jones
Năm: 2016
15. Z. Karimi, T. Ashktorab, E. Mohammadi và cộng sự (2014). Using the hidden curriculum to teach professionalism in nursing students. Iranian Red Crescent Medical Journal, 16 (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: IranianRed Crescent Medical Journal
Tác giả: Z. Karimi, T. Ashktorab, E. Mohammadi và cộng sự
Năm: 2014
16. T. M. Vezeau (2006). Teaching professional values in a BSN program.Int J Nurs Educ Scholarsh, 3, Article25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int J Nurs Educ Scholarsh
Tác giả: T. M. Vezeau
Năm: 2006
18. F. Goz và E. Geckil (2010). Nursing students professional behaviors scale (NSPBS) validity and reliability. Pak J Med Sci, 26 (4), 938-941 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pak J Med Sci
Tác giả: F. Goz và E. Geckil
Năm: 2010
19. F. Hisar và A. Karadağ (2010). Determining the professional behaviour of nurse executives. Int J Nurs Pract, 16 (4), 335-341 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int J Nurs Pract
Tác giả: F. Hisar và A. Karadağ
Năm: 2010
20. K. S. Bang, J. H. Kang, M. H. Jun và cộng sự (2011). Professional values in Korean undergraduate nursing students. Nurse education today, 31 (1), 72-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nurse education today
Tác giả: K. S. Bang, J. H. Kang, M. H. Jun và cộng sự
Năm: 2011
21. K. Cevik và L. Khorshid (2012). Determination of status of applying the professional behaviors of nursing students. Journal of Ege University Faculty of Nursing, 28 (2), 23-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Ege UniversityFaculty of Nursing
Tác giả: K. Cevik và L. Khorshid
Năm: 2012
22. E. GeÇkil, E. Ege, B. Akin và cộng sự (2012). Turkish version of the revised nursing professional values scale: Validity and reliability assessment. Japan Journal of Nursing Science, 9 (2), 195-200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Japan Journal of Nursing Science
Tác giả: E. GeÇkil, E. Ege, B. Akin và cộng sự
Năm: 2012
23. K. Parvan, V. Zamanzadeh và F. A. Hosseini (2012). Assessment of professional values among Iranian nursing students graduating in universities with different norms of educational services. Thrita, 1 (2), 37-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thrita
Tác giả: K. Parvan, V. Zamanzadeh và F. A. Hosseini
Năm: 2012
24. P. Varachanon (2015). Study of Learning Behaviors of Nursing Student at The Royal Thai Navy College of Nursing. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 197, 1043-1047 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Procedia-Social andBehavioral Sciences
Tác giả: P. Varachanon
Năm: 2015
25. S. L. Chisholm-Ford, P. Anderson-Johnson, M. J. Waite và cộng sự (2016). Professional values of baccalaureate nursing students in Jamaica.Journal of Nursing Education and Practice, 7 (3), 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Nursing Education and Practice
Tác giả: S. L. Chisholm-Ford, P. Anderson-Johnson, M. J. Waite và cộng sự
Năm: 2016
27. M. ầửplỹ và P. Tekinsoy Kartın (2018). Professional self-concept and professional values of senior students of the nursing department. Nursing ethics, 0969733018761171 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nursingethics
Tác giả: M. ầửplỹ và P. Tekinsoy Kartın
Năm: 2018
28. M. T. T. hằng (2007). Hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên Đại Học điều dưỡng Nam Định, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên Đại Họcđiều dưỡng Nam Định
Tác giả: M. T. T. hằng
Năm: 2007
29. N. T. B. Thủy (2010). Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học sư phạm Thành phố Hồ chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhấttrường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: N. T. B. Thủy
Năm: 2010
30. N.Theories.http://currentnursing.com/nursing_theory/ Patricia_Benner_From_Novice_to_Expert.html, 9/5/2019 Link
31. H. E. Caldwell và K. L. Miller (2016). Professional Values in Baccalaureate Nursing Students Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w