1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng tuổi ở trường mầm non thiệu long, huyện thiệu hóa, tỉnh thanh hóa

21 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 240 KB

Nội dung

Trong quá trình giao tiếp với trẻ và qua giờ hoạt động nhận biết tập nói, tôi thấy các cháu rất thích được tròchuyện, thích được giao tiếp và thích được nói nhưng vì ngôn ngữ vốn từ cònh

Trang 1

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6

Giải pháp 1: Giáo viên cần nắm rõ đặc điểm phát triển

ngôn ngữ của trẻ từ đó có biện pháp phù hợp trong cách

giao tiếp với trẻ

6

Giải pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ hoạt

động chung nhận biết tập nói và làm quen với văn học

7

Giải pháp 3: Lấy trẻ làm trung tâm dựa vào khả năng của

trẻ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

9

Giải pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi

nơi, lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác

10

Giải pháp 5: Tạo môi trường giao tiếp gần gũi hấp dẫn

phong phú

13

Giải pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ. 14

Giải pháp 7: Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh

và cộng đồng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

14

4 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nhiệm đối với các hoạt động

giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Trang 2

cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực

và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứatuổi Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng choviệc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [1]

Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rấtmạnh mẽ, tạo điều kiện, cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xãhội của nền văn hoá loài người Nó giúp trẻ tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy,giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là phương tiện giúp trẻ điềuchỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực Ngày nay trongcông tác chăm sóc giáo dục trẻ , chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đốivới việc giáo dục – phát triển toàn diện nhân cách trẻ

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ , đạo đức, thẩm mĩ

và lao động cho trẻ Trước hết, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thếgiới xung quanh Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiệnđược khi không có ngôn ngữ

Đối với trẻ nhà trẻ muốn diễn đạt được những suy nghĩ của mình, trẻ phảidùng ngôn ngữ để trao đổi, và cũng nhờ ngôn ngữ mà người lớn giúp trẻ có nhậnthức đúng đắn, phân biệt được cái tốt cái xấu, có tình yêu đối với con người vàthế giới xung quanh quanh mình Khơi dậy ở trẻ lòng ham muốn làm những việctốt và ước mơ trong sáng

Ông bà xưa có câu “trẻ lên ba cả nhà học nói” thật đúng như thế, dạyngôn ngữ cho trẻ ở tuổi lên ba có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Đó là thời điểmnhạy cảm nhất đối với việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ Và đây chính là “thời kỳvàng” để trẻ tiếp thu ngôn ngữ cũng như trí tuệ một cách tốt nhất Là giai đoạn

có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ Vì thế cha mẹ vànhững người lớn gần gủi với trẻ cần dạy cho trẻ ngay từ lúc đầu cách nói chođúng cho hay phù hợp với chuẩn mực đạo đức và bản sắc dân tộc.Việc phát triểnngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi sẽ dễ dàng cho trẻ tiếp cận với các môn họckhác , đặc biệt là thông qua môn văn học- nhận biết tập nói giúp trẻ phát triểnkhả năng tư duy và ngôn ngữ cảm thụ cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ

Trẻ 24-36 tháng mới phát âm được rất ít từ, lời nói của trẻ còn chưa rõ ràngmạch lạc, vốn từ của trẻ còn ít, đa số các cháu còn nói ngọng, nói lắp, nói không

rõ chữ, rõ ý, hay lặp lại các câu nói của cô Mặt khác các cháu còn nhỏ nênthường có phản ứng chậm chạp hoặc rất khó khăn để hiểu những yêu cầu của côgiáo Vì bộ máy phát âm của trẻ còn yếu ớt rất nhạy cảm và còn tiếp tục hoànchỉnh cùng với sự phát triển chung của cơ thể Trong quá trình giao tiếp với trẻ

và qua giờ hoạt động nhận biết tập nói, tôi thấy các cháu rất thích được tròchuyện, thích được giao tiếp và thích được nói nhưng vì ngôn ngữ vốn từ cònhạn chế, các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều trẻ rất muốn nói những lạikhông thể diễn đạt được hết những suy nghĩ yêu cầu của mình dẫn đến tình trạng

cô hiểu sai ý trẻ, hoặc có một số cô không hiểu trẻ nói gì, không đáp ứng đượcnhu cầu của trẻ khiến trẻ sợ đến lớp

Chính vì vậy một giáo viên mầm non trực tiếp dạy trẻ 24-36 tháng tuổi tôiluôn mong muốn làm như thế nào để tìm ra giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Trang 3

một cách tốt nhất, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ chophù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi Chính vì vậy nên tôi đã mạnh dạn

chọn đề tài “Một số giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi

ở trường mầm non Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” nhằm

năng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất đáp ứng vớinhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong thực hiện chương trình giáo dục

mầm non mới hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ từ đó tìm ra một số giảipháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng, giúp trẻ có vồn từ phong phú, đadạng, giúp trẻ phát âm đúng, nói tốt tiếng việt, diễn đạt rõ dàng, mạch lạc là điềukiện tốt để chuẩn bị cho trẻ học đọc học viết sau này

Tuyên truyền rộng rãi đến bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việcphát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24

-36 tháng

Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 24-36 tháng tuổi trường mầm non Thiệu Long,Huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo chí, tạp chí, các giáotrình tài liệu có liên quan

- Phương pháp nghiên cứu lí luận trên cơ sở phân tích, tổng hợp qua cáctài liệu

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

- Phương pháp trực quan, quan sát

- Phương pháp trò chuyện, đàm thoại

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lí luận:

Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp vớimọi người xung quanh và ngôn ngữ chính là phương tiện cho việc dạy và học.Đối với trẻ mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được cáckinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ.cụ thể trẻ nhà trẻ thìnhận thức và ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nóiđược câu 2-3 từ ,có trẻ thì đã nói được câu 4-6 từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn đượccâu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản… chính

vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết Đối với trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng nghe, hiểu, nói của trẻ

Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập nói, tròchuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính

là việc làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.[2]

Như chúng ta đã biết những năm gần đây giáo dục mầm non đang tiếnhành đổi mới chương trình giáo dục mầm non trong đó luôn coi trọng việc pháttriển toàn diện nhân cách trẻ, trong đó ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng

Trang 4

là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh,khám phá môi trường xung quanh trẻ, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớntrẻ được làm quen với các sự vật, hiện tượng, trẻ hiểu được những đặc điểm,tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó, nhờ có ngônngữ trẻ nhận biết càng nhiều các sự vật hiện tượng mà trẻ tiếp xúc trong cuộcsống hàng này, ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm

mĩ, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ,

đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hìnhthành những cảm xúc tích cực, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ hòa nhập vớicộng đồng và trở thành thành viên của cộng đồng Trẻ dùng ngôn ngữ để bày tỏnhững nhu cầu mong muốn của mình với người lớn, nhờ ngôn ngữ mà trẻ dễdàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức xã hội, giúp trẻ hòa nhập với xã hộitốt hơn

Trẻ từ 18 tháng trẻ đã bắt trước người lớn nói được một số từ đơn giả nhưnhà, cha, bố đến 3 tuổi số lượng từ tăng nhanh nhất là trẻ từ 24 tháng tuổi đến

36 tháng tuổi vốn từ của trẻ phần lớn là danh từ và động từ, các loại khác nhưtính từ, đại từ… xuất hiện rất ít và được tăng dần theo độ tuổi của trẻ Ở lứa tuổinày trẻ không những hiểu các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và mốiquan hệ, tuy nhiên mức độ hiểu nghĩa của các từ này còn rất hạn chế, trẻ sửdụng các từ chỉ thời gian còn chưa chính xác, nhận thức về công cụ ngữ phápcòn rất hạn chế…Vì vậy đối với trẻ 24-36 tháng tuổi chúng ta cầ phải giúp trẻphát triển mở rộng vốn từ , biết sử dụng nhiều loại câu, bằng cách thường xuyêntrò chuyện với trẻ, cho trẻ được quan sát các sự vật, hiện tượng quanh trẻ trongsinh hoạt hàng ngày cung cấp cho trẻ biết về đặc tính, tên gọi, màu sắc, côngdụng…của chúng, để làm giàu vốn từ cho trẻ cũng như luyện phát âm, tập chotrẻ nói rõ ràng mạch lạc

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trong năm học 2018-2019 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân côngdạy lớp 24-36 tháng chương trình giáo dục mầm non mới Trong quá trình trựctiếp giảng dạy giao tiếp với trẻ trong các hoạt động trên lớp tôi có gặp nhữngthuận lợi và khó khăn như sau:

+ Bản thân tôi là giáo viên được phân công được phụ trách lớp 24-36tháng tôi luôn cố gắng học tập rèn luyện đổi mới các phương pháp khác nhau đểthu hút sự chú ý của trẻ để đạt hiệu quả tốt nhất Bản thân có trình độ nghiệp vụtốt luôn yêu thương tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ yêu trẻ như con em mình

vì vậy luôn được sự tin yêu tín nhiệm của phụ huynh

+ Được nhà trường và tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ thăm lớp vàgóp ý kiến trong các giờ lên lớp giúp chuyên môn của tôi ngày càng tiến bộ hơn

Trang 5

chưa biểu đạt được hết ý trong lời nói

- Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

- Trí nhớ của trẻ còn hạn chế chính vì vậy mà trẻ chưa biết cách sắp xếptrật tự các từ trong câu nên khi phát âm trẻ thường bỏ bớt từ Cách diễn đạt lờinói của trẻ chưa tốt

- Phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới trẻ

* Thực trạng ban đầu của nhóm/ lớp:

- Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều (vì có trẻtrong lớp sinh tháng 1-2 nhưng có trẻ trong lớp sinh tháng 10 -11-12) Thángtuổi của trẻ chênh lệch nhau về tháng sinh quá xa ở lứa tuổi này sẽ dẫn đến sựchênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu biết, ngôn ngữ…

- Đặc điểm của trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng rất thích được trò chuyện,giao tiếp, thích được nói, nhưng ngôn ngữ, vốn từ của trẻ còn rất hạn chế, còn sửdụng ngôn ngữ thụ động nhiều, khả năng phát âm chưa đạt nhiều trẻ còn nóingọng nói lắp, nói tiếng địa phương…

- Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

*Kết quả cụ thể như sau:Bảng thực trạng đầu năm học 2018-2019

TT Nội dung Số trẻ đạt Tỷ lệ % Số trẻ chưa đạt Tỷ lệ %

Nhìn vào bảng khảo sát trên chúng ta thấy :

- 52,4 % khả năng giao tiếp chưa đạt

- 42,9 % vốn từ của trẻ chưa đạt

- 47,6% khả năng phát âm chưa đạt

Qua khảo sát, tôi thấy vốn từ của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ chưamạnh dạn tự tin, nhiều trẻ phát âm chưa chuẩn

Từ thực trạng trên tôi chăn trở và đưa ra một số giải pháp giúp trẻ 24-36tháng phát triển ngôn ngữ tốt hơn ở trường mầm non Thiệu Long, huyện ThiệuHóa, Tỉnh Thanh Hóa

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

* Giải pháp 1: giáo viên cần nắm rõ đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ từ đó có giải pháp phù hợp trong cách giao tiếp với trẻ.

Trang 6

Để phát triển ngôn ngữ một cách có hiệu quả thì việc đầu tiên tôi làm đó

là nắm bắt đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi 25-36 tháng để tìm racác giải pháp tốt nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ từ khoảng 20 đến 30 từ , nhưng đến

24 tháng tuổi trẻ có vốn từ khoảng 200 đến 300 từ thường dùng là danh từ vàđộn từ những từ gần gủi với cuộc sống của trẻ, giai đoạn này trẻ tiếp thu ngônngữ một cách trực quan gắn liền với hình ảnh đồ vật, hiện tượng mà trẻ có thểnhìn thấy, sờ thấy, chơi cùng trong các hoạt động hàng ngày “ mới đầu là kinhnghiệm sau đó là hiểu và cuối cùng là dùng từ” Trẻ đã biết sử dụng câu có 2thành phần “Bà ơi, bế con” , “mẹ ơi, con đói” mặc dù có thể trật tự câu còn sailệch, thời kỳ này trẻ quan quan tâm đến tên gọi của đồ vật mà trẻ nhìn thấy, trẻthường hỏi những câu như “cái gì đây” “con gì kia” trẻ muốn bạn nhắc lạinhiều lần để nghi nhớ

Trẻ bắt đầu hiểu được tính khái quát của từ khi phát hiện ra rằng một têngọi có thể gọi cho rất nhiều con vật chúng có tính tương đồng ví dụ trẻ thấy từcái bàn được gọi cho cái bàn học của trẻ, cái bàn uống nước trong phòng kháchcủa bố, hay cái bàn ăn dưới bếp, trẻ cũng hiểu được khái niệm số nhiều mặc dùchưa sử dụng đúng danh từ số nhiều, thời gian này trẻ đã hứng thú với sách vởnhất là sách tranh, vì vậy cô giáo cần phải sưu tầm các loại sách có hình ảnhđẹp, phù hợp với trẻ để cho trẻ xem Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ chúng taphải cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, các con vật dễ thương , màu sắc âmthanh và sự linh hoạt sống động của chúng sẽ lôi cuốn trẻ giúp trẻ rất nhiềutrong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Lên ba tuổi trẻ thích nói và nói rất nhiều, nó gắn liền với nhu cầu tìmhiểu về thế giới của trẻ, trẻ hỏi nhiều các câu “Tại sao”, “ thế nào” Nhờ có sựhoàn thiện của trung khu ngôn ngữ ở vỏ não, tai nghe-cơ quan tiếp nhận ngônngữ và cơ quan phát âm đến thời kỳ phát triển hoàn thiện nhiều trẻ nói rõràng,mạch lạc, tròn vành rõ tiếng các từ kể cả từ khó, vốn từ của trẻ tăng nhanhgấp 5 lần năm thứ 2 khoảng 1000 từ trong đó có 60 % là danh từ, 20% là động

từ và 10% là danh từ riêng và một số từ khác như đại từ… Từ “tôi” xuất hiệnđánh dấu một bước phát mạnh của trẻ về cá nhân về bản thân và về nhân cách Đến ba tuổi trẻ “đọc” được một số ký hiệu thông thường trong cuộc sốngnhư biển báo nguy hiểm, lối ra vào trong nhà vệ sinh, lối ra, một số biển báogaio thông, việc đọc những ký hiệu này rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ vìvậy cô cần chú ý hướng dẫn trẻ “đọc” khi có cơ hội (Khi cho trẻ đi dạo chơithăm quan cho trẻ quan sát các biển báo giao thông có ở bên đường giai đoạnnày trẻ “đọc” sách cũng có nhiều tiến bộ, đối với những câu chuyện trẻ đã đượcnghe kể nhiều lần, trẻ có thể “đọc” vẹt một cách dễ dàng, chú ý dạy trẻ theo trật

tự từ và câu của tiếng việt cúng như cấu trúc của một rang sách, một cuốn sách

Ba tuổi trở đi trẻ đã nói được câu câu 2 thành phần, nhiều khi mở rộng các thànhphần khác như trạng ngữ, bổ ngữ…[3]

Ví dụ: con đi chợ với bà ngoại, hay mẹ mua cho con quả bóng màu đỏnhé…

Trang 7

Bên cạnh đó trẻ còn sáng tác ra những từ mới, những câu chuyện, bài hátbằng vốn ngôn ngữ mà trẻ tích lũy được, ví dụ cháu chào mẹ…

Trẻ nói được một số câu đơn câu phức, lời nói của trẻ rõ ràng mạch lạchơn…

Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt thì cô giáo cần nắm vững đặc điểmphát triển ngôn ngữ của trẻ để từ đó tìm tòi đưa ra các giải pháp hay phù hợp với

độ tuổi của trẻ mà mình đang phụ trách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cahs tốtnhất

* Giải pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ hoạt động chung nhận biết tập nói và làm quen với văn học.

Đối với trẻ nhà giờ hoạt động chung Nhận biết tập nói và làm quen vớivăn học là hai hoạt động quan trọng nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốtnhất Thông qua hoạt động này trẻ được luyện phát triển ngôn ngữ một cáchkhoa học và bài bản nhất, từ mục đích yêu cầu của hoạt động cô có thể vân dụngcác phương pháp giảng dạy một cách hài hòa, phù hợp với lứa tuổi thông quahoạt động nhu cầu giao tiếp của trẻ với cô được phát huy tối đa Thông qua hoạtđộng cô có thể phát hiện cháu có khả năng giao tiếp đến đâu, vốn từ của cáccháu nhiều hay ít, cháu có thể nói được câu dài hay ngắn, cháu phát âm cóchuẩn không? Để có biện pháp rèn luyện tốt nhất cho trẻ

*Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ nhận biết tập nói.

Ở độ tuổi nhà trẻ các hoạt động chung để phát triển ngôn ngữ tốt nhất chotrẻ đó là hoạt động nhận biết tập nói Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻnhà trẻ từ 24 đến 36 tháng, hoạt động nhận biết tập nói giúp trẻ nhận biết và tậpnói về tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi xung quanh

để tăng thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh Những kiếnthức mà trẻ nắm được ở hoạt động này là một quá trình quan sát, ghi nhớ, tưduy, tưởng tượng, thông qua những tiết dạy mà cô mang đến cho trẻ lượng kiếnthức nhất định, và cũng từ đấy cô cung cấp thêm cho trẻ rất nhiều vốn từ, nhưcác từ khó, từ mới, từ láy, từ ghép và dạy trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, trả lờicâu hỏi của cô đầy đủ cấu trúc ngữ pháp, phát triển khả năng giao tiếp của trẻ,

và cô phát hiện ra cháu nào yếu kém để có biện pháp kèm cặp, chú ý đến cháunhiều hơn

Nhận thức được tầm quan trọng của của hoạt động nhận biết tập nói nêntôi luôn chú ý nâng cao chất lượng của hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ, đểgiờ hoạt động nhận biết tập nói có hiệu quả thì phần không thể thiếu được đó làphần giới thiệu vào bài gây hứng thú cho trẻ nó gần như là khâu quyết định đếnchất lượng của giờ học vì khi chúng ta thu hút được sự chú ý của trẻ vào hoạtđộng thì trẻ mới chú ý vào những điều chúng ta cần truyền đạt trẻ mới ghi nhớđược, vì vậy tôi luôn thay đổi cách lôi cuốn trẻ vào giờ học

Ví dụ: như khi dạy bài “nhận biết tập nói quả xoài, quả cam” tôi sẽ tổchức cho trẻ chơi hái quả, xong tôi nhận xét và khen ngợi trẻ và cho trẻ về chỗngồi để tiếp tục cho trẻ nhận biết tập nói về quả xoài, quả cam trẻ rất chú ý quansát và trả lời các câu hỏi của cô về đặc điểm, hình dạng, màu sắc… của quả cam,quả xoài, qua đó luyện phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ qua hình thức này trẻ

Trang 8

rất hứng thú và chú ý vào hoạt động, vừa để trẻ tự lên lấy đồ dùng rèn luyện kỹnăng lao động tự phục vụ cho trẻ …

Qua quá trình dạy trẻ, tôi thấy trẻ lớp tôi phụ trách phát âm sai rất nhiều từnhư con lợn phát âm thành con nợn hoặc quả xoài thành quả oài vì vậy vớinhững trẻ phát âm sai, ngay giờ học đó tôi đã chú ý sửa sai cho trẻ Tôi phát âmtrước rõ lời, chậm để cho trẻ phát âm theo khuyến khích động viên trẻ đứng lênphát âm đúng, rõ ràng, nói từ từ, chính xác từng chữ một, có thể cho trẻ nói hai

ba lần để trẻ nhớ Khi học tôi chia trẻ thành từng tổ, trong từng tổ có các cháutiếp thu bài khác nhau: giỏi có, khá có, trung bình có, yếu có, để dễ ràng bồidưỡng cũng như hướng dẫn trẻ giúp bạn của mình tập phát âm, tập nói theo trẻ Qua giờ hoạt động nhận biết tập nói cô cung cấp cho trẻ từ chỉ đồ vật: cái bàn, cái ghế, cái áo, cái mũ, từ chỉ con vật : con bò, con chó, con mèo….,màu sắc: xanh, đỏ, vàng… hay những người thân trong gia đình: ông, bà, bố,mẹ trong hoạt động nhận biết tập nói cô cần cho trẻ được quan sát và tập nóinhiều lần cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân nhiều lần từ mà cô cung cấp cho trẻ

để trẻ được luyện phát âm và ghi nhớ các từ cô vừa cung cấp cũng như luyệncho trẻ cách trả lời rõ ràng mạch lạc các câu hỏi của cô tăng hiệu quả phát triểnngôn ngữ cho trẻ

Đối với các giờ học, cô sử dụng đồ dùng trực quan phải đẹp lôi cuốn trẻvào giờ học, hệ thống câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu Trong khi trẻ trả lời côhướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói cụt lủn hoặc cộc lốc

Ví dụ: cô đưa cái ca hỏi trẻ đây là cái gì? Cô dạy trẻ nói đủ câu “con thưa

cô đây là cái ca ạ”…

Kết thúc tiết học tôi tiếp tục sử dụng các biện pháp tích hợp, múa hát đọcthơ, trò chơi…để cũng cố luyện tập phát tiển ngôn ngữ cho trẻ Vì vậy tiết hoạtđộng nhận biết tập nói của lớp tôi đạt hiệu quả rất tốt vốn từ của trẻ được tănghơn nhiều, trẻ phát âm chuẩn hơn

*Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ hoạt động văn học (Truyện, thơ)

Như chúng ta đã biết các câu chuyện bài thơ có ý nghĩa rất quan trọng vớitrẻ, thông qua câu chuyện bài thơ giáo dục trẻ về tình cảm gia đình, tình yêu quêhương đất nước, yêu cảnh đẹp thiên nhiên… giúp con người sống với nhau tốthơn, không những thế thông qua các câu truyện bài thơ còn giúp phát triển ngônngữ cho trẻ như qua các câu chuyện bài thơ cung cấp tên bài thơ, tên câuchuyện, tên nhân vật, những vần thơ hay, lời đối thoại của nhân vật….rèn kỹnăng nghe, nói, hiểu lời nói, rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc cho trẻ.Thông qua câu chuyện bài thơ dạy trẻ cách diễn tả cảm xúc tâm trạng của từngnhân vật giúp trẻ thể hiện đúng giọng điệu của nhân vật qua đó giúp trẻ thể hiệnđược các biểu cảm của mình với mọi người

Ví dụ: Cô kể chuyện và tập cho trẻ kể câu chuyện “Đôi bạn tốt” Trẻ biếttên các nhân vật trong chuyện có bạn Gà, bạn Vịt, Cáo, trẻ biết gà và vịt là bạntốt khi thấy Gà gặp nạn Vịt đã ra cứu giúp, con Cáo gian ác muốn bắt gà ăn thịtnhưng không được trẻ thể hiện thái độ yêu bạn gà và vịt nhưng khi nói đến cáotrẻ tỏ thái độ tức giận…

Trang 9

Xong hoạt động cô treo tranh các con vật có trong câu chuyện cô vừa kể

và tập cho trẻ kể để xung quanh lớp, khi treo các nhân vật lên trẻ nhận biết đượctên các con vật trong chuyện trẻ nhìn vào tranh và kể lại chuyện theo tranh vàmột số trẻ thông minh còn biết xắp xếp trình tự vừa giúp trẻ nhớ chuyện vừaluyện phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ

Để các câu chuyện bài thơ hay luôn cuốn được trẻ tôi áp dụng các hìnhthức như thủ thuật lôi cuốn trẻ vào hoạt động, áp dụng công nghệ thông tin vàohoạt động sử dụng các hình ảnh động lôi cuốn trẻ vào hoạt động kể truyện cũngnhư đọc các bài thơ ca dao, đồng dao

Giải pháp 3: Lấy trẻ làm trung tâm dựa vào khả năng của trẻ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Phương pháp này làm phát triển tính độc lập và tự tin của trẻ Trẻ có khảnăng suy nghĩ, khám phá mà mà không cần tuân theo bất kì sự chỉ dẫn nào Vìvậy mà trẻ độc lập, có chứng kiến riêng và sẽ hoàn thành công việc sau khi đãtrải qua một quá trình liên tục của những cố gắng của trẻ

Nhà trường ở cạnh khu dân cư, cạnh ngay xưởng mộc,đồng lúa,…nên tôicho trẻ được trải nghiệm thực tế bằng việc cho trẻ đi tham quan, ngoài trời khutrồng rau nhà Ông Thoáng, thăm qua xưởng mộc, thăm quan cánh đồng lúa, qua

đó phát triển vốn từ cho trẻ, tăng khả năng giao tiếp và giúp trẻ mạnh dạn tự tinhơn trong giao tiếp

Trong giờ học cô luôn là người đưa ra vấn đề để trẻ được thực hành trảinghiệm cô động viên, khuyến khích trẻ đưa ra câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và

áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, độngviên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ Hãy để tự trẻmiêu tả những gì trẻ biết và có thể làm Nhằm giúp trẻ tăng trí thông minh, khảnăng ghi nhớ, nhận biết môi trường tự nhiên Không những thế qua những bàitập trẻ có cơ hội khám phá, học hỏi những kiến thức căn bản Từ đó một số tínhcách của trẻ như sự kiên trì, nhẫn nại, ham học học và đặc biệt là ngôn ngữ dầnhình thành phát triển

Ví dụ: Khi cho trẻ thăm quan vườn rau bắp cải nhà Ông Thoáng, tôi gợihỏi trẻ các con nhìn xem đây là gì? Các con có biết là rau gì không? Cô cho trẻnêu nhận xét về rau bắp cải như tên gọi, màu sắc lá to, dùng nấu ăn vậy cáccon nhìn xem trong luống rau còn có cây gì đây? Cỏ, vậy các con phải làm gì đểluống rau không còn cỏ? Phải nhổ cỏ ạ, vậy các con giúp ông nhổ cỏ cho raunào qua đó trẻ biết thêm từ nhổ cỏ và được trải nghiệm lao động giúp pháttriển thêm về thể chất cho trẻ

Hoặc đến giờ ăn cô hỏi trẻ bây giờ đến giờ ăn rồi chúng mình phải làm gìnào? Trẻ trả lời Lấy bát, thìa và ngồi vào bàn ăn như vậy vừa phát huy đượctính tích cực hoạt động của trẻ vừa giúp trẻ luyện tập nghe, nói trả lời câu hỏi rõràng mạch lạc của trẻ

Tạo môi trường trong lớp học và tận dụng tất cả không gian trong vàngoài lớp học nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học, được trải nghiệm, được

Trang 10

khám phá mọi lúc, mọi nơi giúp phát tiển ngôn ngữ cho trẻ khi cho trẻ thamquan vườn cổ tích cho trẻ quan sát các câu truyện “Bảy chú lùn”, câu chuyện

“Tấm cám” cô kể cho trẻ nghe…đàm thoại với trẻ về các nhân vật trong truyện

Cần phải xây dựng tổ chức môi trường giáo dục, tạo nhiều cơ hội cho trẻhọc bằng nhiều cách khác nhau để trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi,khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” phù hợpvới từng độ tuổi khác nhau

Ví dụ: Khi cho trẻ dạo chơi thăm quan ngoài sân trường nhìn thấy lá vàngrơi tôi sẽ chỉ cho trẻ xem và hỏi trẻ lá bị làm sao kìa con, trẻ trả lời lá vàng dụng

cô ạ, hoặc khi cho trẻ chơi với cát nước khi thấy trẻ lấy tay ngoặc trên cát tôi hỏitrẻ “con đang làm gì thế”? để trẻ tự nói con đang vẽ ạ, con vẽ gì vậy? luyện việcnghe hiểu lời nói của người lớn Để tập cho trẻ cách trả lời đủ câu rõ ràng mạchlạc ở trẻ….Bằng giải pháp Lấy trẻ làm trung tâm dựa vào khả năng của trẻ đểphát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ rất tích cực hoạt động trẻ chủ động tự tin tronggiao tiếp không còn ngại giao tiếp như trước đây nữa khả năng phất âm của trẻchuẩn hơn

* Giải pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác.

Ngoài việc phát triển ngôn ngữ ở họạt động học ở lĩnh vực phát triểnngôn ngữ cho trẻ, tôi còn lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọinơi

*Trong giờ đón, trả trẻ: Ở trường tôi vì còn thiếu nhiều giáo viên nên

chỉ nhận trẻ độ tuổi nhà trẻ từ 24-36 tháng tuổi vì vậy mà là lần đầu tin trẻ đếntrường đi học, nên muốn tạo ấn tượng tốt với trẻ, lôi cuốn trẻ đến trường lớp ấntượng ban đầu rất quan trọng cho dù là ngày đầu tin của năm học hay ngày giữanăm học thì thái độ của cô đối với trẻ trong giờ đón trẻ là rất quan trọng cô cầnniềm nở ân cần với trẻ, ôm ấp vỗ về trẻ khi nhận trẻ từ tay cha, mẹ trẻ, tạokhông khí vui vẻ, thân thương gần gủi, trò chuyện nhẹ nhàng với trẻ về tên trẻ,tên bố mẹ trẻ, hỏi trẻ xem trước khi đi học con ăn gì…, vừa tạo sự gần gủi vớitrẻ để giúp trẻ mạnh dạn giao tiếp với cô đó là hình thức đơn giản nhất để cungcấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc.Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp mở rộng vốn từ cho trẻ

Ví dụ: cô trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình trẻ, vềchủ đề đang học, hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản như “ ai đưa con đi học?”, “ aimua áo đẹp cho con?” khuyến khích trẻ kể về những gì mà trẻ thích, cho trẻ đọcthơ, hát dạy trẻ trả lời câu hỏi của cô đầy đủ cấu trúc ngữ pháp như “ con thưacô ”, nói mạch lạc, rõ dàng, dạy trẻ biết chào cô chào bạn, ông bà bố mẹ khivào lớp hay khi ra về

Hoặc khi trả trẻ cô hỏi trẻ bây giờ về nhà con làm gì? Hôm nay ai sẽ làngười đi đón con? Hôm nay về con sẽ ăn cơm với gì? Để trẻ trả lời … Như vậykhi trò chuyện với trẻ, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp làm tăng vốn từ cho trẻ, từ

đó được vốn từ của trẻ mở rộng và phát triển hơn

*Hoạt động với đồ vật:

Ngày đăng: 08/08/2019, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w