1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5

21 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 197,5 KB

Nội dung

Trong những năm được phân công giảng dạy Toán lớp 5, khi dạy đến giảitoán có lời văn, tôi thấy một bộ phận học sinh bắt đầu lúng túng và gặp khó khănkhi làm bài, rất nhiều em không đạt y

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HOÁ

**************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN

CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5

Họ tên: Lê Thị Huệ

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường Tiểu học Lê Tất Đắc

SKKN thuộc môn: Toán

HOẰNG HÓA NĂM 2019

MỤC LỤC

Trang 2

NỘI DUNG TrangPhần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU

Phần thứ hai: NỘI DUNG

Trang 3

Môn Toán là một trong chín môn học bắt buộc được dạy trong chương trìnhTiểu học Tuy nhiên, nếu xét về vị trí thì cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vịtrí hết sức quan trọng Các kiến thức và kĩ năng của môn Toán được ứng dụngnhiều trong cuộc sống, trong lao động cũng như trong quá trình học sinh học lêncác cấp học tiếp theo Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức và kĩ năng về toánhọc, môn Toán còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phươngpháp và kĩ năng suy luận logic, tập dượt khả năng phán đoán, tìm tòi, suy luận,sáng tạo

Mặt khác, thông qua học toán, học sinh còn được rèn luyện những đức tính vàphong cách làm việc của người lao động như ý chí khắc phục khó khăn, tính cẩnthận, chu đáo, sự cần cù, chăm chỉ, tính kiên trì, nhẫn nại,… Nhờ vậy mà mônToán đã góp phần hình thành nhân cách cho người học

Nội dung chương trình môn Toán ở Tiểu học được cấu trúc theo vòng trònđồng tâm và được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn lớp 1,2,3 và giai đoạn lớp 4,5

Vì thế, toán 4,5 nói chung và toán có lời văn lớp 5 nói riêng là giai đoạn mới củadạy toán ở tiểu học Giai đoạn này, việc giải toán đã có yêu cầu cao hơn như: họcsinh phải biết phân tích bài toán hợp thành các bài toán đơn, biết biến đổi bài toán,đưa bài toán từ phức tạp về các bài toán đơn giản hơn mà các em đã biết cách giải,biết vận dụng phép phân tích tổng hợp trong quá trình tìm, xây dựng kế hoạch giải

và thực hiện kế hoạch giải Đây là cơ sở ban đầu rất quan trọng của giai đoạn mớitrong quá trình học toán ở Tiểu học nói chung và giải toán có lời văn nói riêng.Dạy học giải Toán có lời văn ở Tiểu học nhằm giúp học sinh luyện tập,củng cố,vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kĩ năng tính toán,vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành vào thực tiễn Giúp học sinhtừng bước phát triển năng lực tư duy rèn luyện phương pháp và kĩ năng suy luận.Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai tròquan trọng Thông qua việc giải toán, học sinh tiểu học thấy được nhiều khái niệmtrong toán học như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của conngười, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cáiphải tìm Qua việc giải toán sẽ rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và nhữngđức tính của con người mới, có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc

có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việcmình làm và độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo giúp học sinh vận dụng các kiến thức,rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ Đồng thời qua việc giải toán củahọc sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các

em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt tích cực vàkhắc phục những mặt thiếu sót

Trong những năm được phân công giảng dạy Toán lớp 5, khi dạy đến giảitoán có lời văn, tôi thấy một bộ phận học sinh bắt đầu lúng túng và gặp khó khănkhi làm bài, rất nhiều em không đạt yêu cầu về kĩ năng giải toán Trong thực tế

Trang 4

giảng dạy ở các trường Tiểu học, yếu tố giải toán có lời văn là yếu tố tương đốikhó, nó được xen kẽ với các mảng kiến thức của số học, hình học, đại lượng và đođại lượng Hơn nữa, các bài toán có lời văn cũng có nhiều dạng khác nhau như bàitoán đơn, bài toán hợp,…

Trong quá trình dạy học tôi thấy rằng kĩ năng giải toán có lời văn của họcsinh còn rất lúng túng, đặc biệt là cách tìm ra hướng giải và câu trả lời cho phéptính chưa nhanh và chưa chính xác Điều này đã làm mất thời gian trong các giờhọc và không tạo được hứng thú học toán cho học sinh Tuy nhiên trình độ nhậnthức của các em không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải Toán có lời văn cao hơnnhững lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xácvới phép tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra nên thường vướng mắc về vấn

đề trình bày bài giải

Vậy làm thế nào để có thể giúp các em học tốt môn toán nói chung và giải thành thạo các dạng bài giải toán có lời văn nói riêng là điều tôi luôn trăn trở

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp rèn kĩ năng giải

toán có lời văn cho học sinh lớp 5” với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học

phần giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5, giúp các em giải tốt các dạng bài

II Mục đích nghiên cứu

1 Nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh khối 5

2 Giúp học sinh hình thành kĩ năng, sử dụng thành thạo và vận dụng một cáchlinh hoạt các kiến thức toán học trong giải toán có lời văn

3 Khơi gợi trong các em lòng đam mê, hứng thú vươn lên khi học giải toán cólời văn

4 Tập dượt cho các em khả năng suy luận một cách có cơ sở, có căn cứ

III Đối tượng nghiên cứu.

Học sinh lớp 5A2 trường Tiểu học Lê Tất Đắc, huyện Hoằng Hoá

IV Phương pháp nghiên cứu.

1 Phương pháp quan sát

2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin

3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách báo

4 Phương pháp khảo sát trắc nghiệm

5 Phân tích số liệu

6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

II NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận:

Trang 5

Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môntoán ở bậc tiểu học Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nộidung của số học và số học tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và cácyếu tố đại số , hình học có trong chương trình.

Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểmsau:

2.1.1 Các khái niệm và các qui tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đềuđược giảng dạy thông qua việc giải toán Việc giải toán giúp học sinh củng cố vậndụng các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng tính toán Đồng thời qua việc giải toáncủa học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm hoặc thiếusót của các em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để giúp các em phát huy và khắcphục

2.1.2.Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiệnthông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cáchthích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kĩ năng thực hành càn thiếttrong đời sống hằng ngày giúp các em biết vận dụng những kĩ năng đó trong cuộcsống

2.1.3.Việc giải toán góp phần quan trong việc xây dựng cho học sinh những cơ

sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biệnchứng: Việc giải toán với những đề tài thích hợp, có thể giới thiệu cho các emnhững thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và cácnước bè bạn, trong công cuộc bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới, góp phầngiáo dục các em bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch…Việc giải toán

có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học Ví dụ: các số, các phéptính, các đại lượng… đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễnhoạt động của con người, thấy được các mối quan hệ biện chứng giữa các dữ kiện,giữa cái đã cho và cái phải tìm…

2.1.4.Việc giải toán góp phần quan trọng vào rèn luyện cho học sinh năng lực tưduy và những đức tính tốt của con người lao động mới Khi giải một bài toán, tưduy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì

dã cho và cái gì cần tìm, thiết lập mối quan hệ giữa các giữ kiện của bài toán giữacái đã cho và cái phải tìm Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kếtluận thực hiện phép tính cần thiết để giải quyết các vấn đề đặt ra…Hoạt động trítuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó khăn, đứctính cẩn thận, chu đáo, làm việc có hiệu quả, có kế hoạch, thói quen xem xét có căn

cứ, có thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, có óc độc lập, suy nghĩsáng tạo, tự tìm ra những lời giải mới hay và ngắn gọn…

*Nội dung chương trình toán lớp 5:

1 Ôn tập về số tự nhiên

2 Ôn tập về các phép tính số tự nhiên

3 ÔN tập dấu hiệu chia hết cho 2.3.5.9

4 Ôn tập và bổ sung về phân số

5 Ôn tập các phép tính về phân số

Trang 6

6 Số thập phân.

7 Các phếp tính về số thập phân

8 Hình học-chu vi, diện tích, thể tích của một hình

9 Số đo thời gian-Toán chuyển động đều

2.2 Thực trạng.

* Thuận lợi:

Đối với giáo viên:

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao và chỉ đạo,

tư vấn kịp thời về chuyên môn, về phương pháp dạy học cũng như những vướngmắc trong quá trình dạy học của giáo viên

- Giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, tích cực đổi mới phương pháp dạyhọc phù hợp với đối tượng học sinh, tích cực vận dụng phương pháp dạy học mớivào dạy học góp phần phát huy tối đa năng lực học tập của mỗi học sinh

Đối với học sinh:

- Qua thực tế giảng dạy môn Toán lớp 5 hiện nay, tôi nhận thấy nhiều họcsinh tiếp thu bài nhanh, kĩ năng thực hành tính toán tương đối tốt góp phần thuậnlợi cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như quá trình học tập của các em

- Học sinh học tập tích cực, chủ động chiếm lĩnh các kiến thức trong chươngtrình học, nắm được các kiến thức cơ bản và áp dụng công thức để giải toán thànhthạo

* Khó khăn:

Đối với giáo viên:

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy khối 5 nên bản thân tôi nhận thấy đôilúc chưa thật nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, khả năng ứng dụng, vận dụngcác phương pháp đặc trưng của Toán học, mức độ linh hoạt, sự sáng tạo trong sửdụng và lựa chọn phương pháp giảng dạy còn hạn chế

Đối với học sinh:

Trên thực tế hiện nay, không ít các em lớp 5 chưa chăm học, một số em bịmất kiến thức cơ bản từ lớp dưới Các dạng bài toán có lời văn hết sức khó với các

em, một số em chưa nắm chắc phương pháp để giải, chưa nắm vững kiến thức, kĩnăng toán học của cấp học mà cụ thể là của lớp 5 em đang học Khả năng tổnghợp, vận dụng kiến thức vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sự chú ý học tập của các emchưa cao, tư duy trừu tượng còn chậm, trí tưởng tượng còn hạn chế

Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều : một số học sinh còn chậm,nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểubài toán, dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai,chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính.Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên cònchóng quên các dạng bài toán Điều đáng nói ở đây là học sinh ngại làm các bàigiải toán có lời văn, đọc đề qua loa, không xác định được dạng bài để có cách giải

2.3 Phương pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn

2.3.1 Mục tiêu của dạy học “giải toán có lời văn” ở lớp 5

Trang 7

Dạy học giải toán có lời văn trong Toán lớp 5 nhằm giúp cho học sinh biết giải cácbài toán có đến 4 bước tính:

- Các bài toán liên quan đến tỉ số (ôn tập đầu năm)

- Các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ (Bổ sung ở phần ôn tập đầu năm)

- Các bài toán về tỉ số phần trăm

- Các bài toán về chuyển động đều

- Các bài toán có nội dung hình học

2.3.2 Nội dung dạy toán ở Tiểu học có 5 mạch kiến thức gồm:

- Yếu tố số học

- Yếu tố đại lượng và đo đại lượng

- Yếu tố hình học

- Yếu tố thống kê

- Yếu tố giải toán có lời văn

Môn toán ở Tiểu học là một môn thống nhất, không chia thành phân môn Hạtnhân của nội dung môn Toán là số học (bao gồm các số tự nhiên, phân số, số thậpphân) Những nội dung về đại lượng cơ bản, yếu tố đại số, yếu tố hình học, giảitoán có lời văn được gắn bó chặt chẽ với hạt nhân số học tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhaugiữa các nội dung đó của môn Toán

Các kiến thức kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học được hình thành chủ yếubằng thực hành luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát hiện, vậndụng trong học tập và đời sống Thông qua thực hành Toán học các em có thể bướcđầu hình thành được các khái niệm Toán học, các quy tắc tính toán, bằng thực hànhToán học sẽ giúp củng cố tri thức mới, rèn luyện các kĩ năng cơ sở, phát triển tưduy, trí thông minh

2.3.3 Các phương pháp dùng để giải toán có lời văn

* Phương pháp trực quan:

Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hìnhảnh và hiện tượng cụ thể, trong khi đó kiến thức của môn toán lại có tính trừutượng và khái quát cao Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa chohoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết, phát triển tư duy trừu tượng và vốn hiểubiết Đối với học sinh lớp 5, việc sử dụng đồ dùng trực quan ít hơn các lớp trước

và bớt dần đi việc đồ vật thật Ví dụ: Khi dạy giải toán ở lớp 5, giáo viên có thểcho học sinh quan sát mô hình hoặc hình vẽ, sau đó lập tóm tắt đề bài rồi mới đếnbước chọn phép tính

* Phương pháp gợi mở-vấn đáp:

Đây là phương pháp cần thiết và thích hợp với học sinh ở tiểu học, rèn luyệncho học cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập củatừng học sinh Để sử dụng tốt phương pháp này, giáo viên cần lựa chọn hệ thốngcâu hỏi chính xác và rõ ràng, nhờ thế mà học sinh có thể nắm được ngay nội dungkiến thức từ đầu và giúp các em dễ dàng trả lời các câu hỏi

* Phương pháp thực hành và luyện tập:

Sử dụng phương pháp này thực hành luyện tập kiến thức, kĩ năng giải toán

từ đơn giản đến phức tạp (chủ yếu ở các tiết luyện tập) Trong quá trình học sinh

Trang 8

luyện tập, giáo viên có thể phối hợp các phương pháp như: Gợi mở, vấn đáp vàgiảng giải minh hoạ.

* Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng:

Giáo viên sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng đã cho trongbài và mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng đó Giáo viên phải chọn độ dàiđoạn thẳng một cách thích hợp để học sinh dẽ dàng quan sát và thấy được mối liên

hệ phụ giữa các đại lượng tạo ra hình ảnh cụ thể để giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòigiải toán

* Phương pháp giảng giải-minh hoạ:

Khi cần giảng giải- minh hoạ, giáo viên cần nói gọn, rõ và kết hợp với gợimở-vấn đáp Giáo viên nên phối hợp giảng giải với hoạt động thực hành của họcsinh (Ví dụ: Bằng hình vẽ, mô hình, vật thật ) Để học sinh phối hợp nghe, nhìn

và làm, nên hạn chế sử dụng phương pháp này vì sẽ làm hạn chế khả năng tư duylôgic và suy nghĩ sáng tạo của học sinh

2.3.4 Hướng dẫn học sinh:

Trong quá trình dạy học giải các bài toán có lời văn Giáo viên cần hướng dẫnhọc chu đáo, tỉ mỉ, chú ý hướng dẫn học sinh chú trọng đến các bước trong giải

toán:

Bước 1: Tìm hiểu đề bài:

Đây là bước đầu tiên có vai trò lớn trong việc quyết định giải bài đúng haysai Yêu cầu của bước này là học sinh phải hiểu kĩ nội dung của bài toán Hiểu kĩ

được thể hiện là: Học sinh đọc được đề toán bằng lời của mình và giải thích các

yếu tố cơ bản của bài toán Những cái cần tìm, tức quan hệ giữa các dữ kiện từ đó

xác định được phương pháp giải bài toán

Để đạt được các yêu cầu trên, giáo viên có thể cho học sinh đọc đề bài mộtđến hai lần, vừa đọc vừa gạch chân các yếu tố quan trọng Nếu trong bài toán cónhững thuật ngữ khó hiểu thì giáo viên phải giải thích cho học sinh để tránh tìnhtrạng hiểu sai nội dung bài toán Việc giải thích các thuật ngữ có ý nghĩa rất lớntrong việc giúp học sinh xác định phương pháp giải toán

Khi giúp học sinh tìm hiểu và phân tích bài, giáo viên luôn tạo tình huống cóvấn đề Quá trình tìm hiểu lập kế hoạch giải toán có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau Khi xác định các yếu tố trong bài toán cũng là lúc học sinh hình dung đượcphần nào những kiến thức cần sử dụng để giải toán Nhiều trường hợp khi giải toángặp tình huống khó khăn, học sinh phải trở lại việc tìm hiểu đề bài, phân tích điềukiện, dữ liệu

Bước 2: Tóm tắt đề bài toán:

Trang 9

Đây là bước thứ hai trong giải toán.Khi tiến hành giải toán học sinh phảitóm tắt đề bài, có 2 loại tóm tắt thường gọi là tóm tắt bằng lời và tóm tắt bằng sơ

đồ đoạn thẳng có chia tỉ lệ hoặc không chia tỉ lệ Việc tóm tắt bằng sơ đồ đoạnthẳng đã được học sinh làm quen từ lớp 1 nên không gặp nhiều khó khăn Tuynhiên, có nhiều bài toán vẽ nhiều sơ đồ nhiều yếu tố hình học Giáo viên cần tạotình huống có vấn đề để các em làm quen và tìm ra sơ đồ biểu thị rõ nhất mối quan

hệ giữa các yếu tố trong bài toán

Bước 3: Lập kế hoạch giải toán:

Hoạt động tìm cách giải bài toán với việc phân tích các dữ liệu, điều kiện vàcâu hỏi của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phéptính số học phù hợp, hoạt động này diễn ra khi học sinh đã tóm tắt đề toán

Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải toán Xuất phát từcâu hỏi của đề toán và ngược lại những cái đã cho gọi là phân tích Hình thức nàytương đối dễ hiểu với học sinh

Xuất phát từ các yếu tố của đề bài còn gọi là tổng hợp Đối với học sinh ởTiểu học, việc hướng dẫn các emn lập kế hoạch giải toán được thực hiện qua hệthống câu hỏi và các tình huống giáo viên cần đặt ra

Bước 4: Thực hiện giải bài toán:

Sau khi lập kế koạch giải, học sinh tiến hành giải các bài toán theo kế hoạch

đã lập Giáo viên cần chú ý nhắc nhở cho học sinh trình bày lời giải một cách rõràng, mạch lạc, khoa học Đặc biệt khi giải các yếu tố hình học cần chú ý đến đơn

vị số đo, hướng dẫn để các em không nhầm các đơn vị đo

Bước 5: Kiểm tra cách giải:

Sau khi kiểm học sinh giải xong, giáo viên yêu cầu học sinh kiểm tra lại cácyếu tố đã làm, hướng dẫn cách sửa Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy họchiện nay nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học giảitoán Giáo viên cần tổ chức giờ học theo nhiều hình thức khác nhau: Dạy học theolớp, dạy học theo nhóm hợp tác, dạy học cá nhân, dạy học bằng phiếu giao việcđồng thời thực hiện tốt phương pháp làm bài Điều quan trọng là học sinh phảiđược hoạt động theo năng lực của chính bản thân mình và tìm cách giải tốt nhất

2.3.5.Mức độ, yêu cầu của Giải toán có lời văn ở lớp 5.

Cũng như các lớp khác, yêu cầu của dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5 chủyếu là rèn kĩ năng về phương pháp giải toán (cách đặt vấn đề, tìm hiểu vấn đề, giảiquyết vấn đề); rèn khả năng diễn đạt (trình bày vấn đề bằng lời nói, bằng chữ viết).Không yêu cầu học sinh phải làm những bài toán khó, phức tạp (mức độ giải toánkhông quá 4 bước tính) và học sinh không phải làm quá nhiều bài toán (mỗi tiếthọc thường chỉ có từ 1,2 bài toán có lời văn)

- Dạy học toán về “quan hệ tỉ lệ”: Trong toán lớp 5, các bài toán về quan hệ

tỉ lệ được xây dựng từ những bài toán liên quan đến tỉ số mà cách giải quyết chủyếu dựa vào phương pháp “rút về đơn vị” (học ở lớp 3) và phương pháp tìm tỉ số(học ở lớp 4) Chẳng hạn bài toán:

Trang 10

Muốn đắp xong nền nhà trong 2 ngày, cần có 12 người Hỏi muốn đắp xong nềnnhà đó trong 4 ngày thì cần có bao nhiêu người?

Cách 1: Rút về đơn vị

Bài giải:

Muốn đắp xong nền nhà trong một ngày, cần số người là:

12 x 2 = 24 (người)Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày, cần số người là:

12 : 2 = 6 (ngày)

Đáp số: 6 ngườiTrong Toán lớp 5 có xây dựng 2 dạng quan hệ tỉ lệ của 2 đại lượng (dạng quan hệ tỉ lệ thứ nhất: “Nếu đại lượng này tăng (giảm) bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng (giảm) đi bấy nhiêu lần”; dạng quan hệ thứ hai: “Nếu đại lượng này tăng (giảm) bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm (tăng) bấy nhiêu lần” Thực chất của dạng toán này chính là các bài toán mà các em sẽ được học ở bậc học sau, gọi tên là “tỉ lệ thuận”, “tỉ lệ nghịch” nhưng ở Toán lớp 5 không dùng thuật ngữ này đểgọi tên

Ở mỗi bài toán cụ thể đối với mỗi dạng quan hệ tỉ lệ, SGK Toán 5 đưa ra đồng thời cả 2 cách giải Khi làm bài học sinh chọn 1 trong 2 cách giải để làm, song phải tuỳ thuộc vào tình huống của bài toán đặt ra

Ví dụ: Bài 1 trang 21

10 người làm xong một công việc phải hết 7 ngày Nay muốn làm xong công việc

đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau).Đối với bài tập này, học sinh chỉ có thể làm bằng cách “rút về đơn vị” để tìm ra số người làm xong công việc trong vòng 5 ngày Bài giải được trình bày như sau:

Bài giải:

Muốn làm xong công việc trong một ngày cần:

10 x 7 = 70 (người)Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần:

70 : 5 = 14 (người)

Đáp số: 14 người

- Dạy học các bài toán về tỉ số phần trăm:

Các bài toán về “tỉ số phần trăm” thực chất là các bài toán về “tỉ số” Do đó, trong Toán 5 các bài toán về phần trăm được xây dựng theo 3 bài toán cơ bản về tỉ số

Bài toán 1: Cho a và b Tìm tỉ số phần trăm của a và b

Ngày đăng: 08/08/2019, 16:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Toán 5 (NXB GD). Đỗ Đình Hoan (chủ biên) – Nguyễn Áng – Đỗ Trung Hiệu – Vũ Dương Thụy Khác
2. Thiết kế bài giảng Toán lớp 5 (NXB Hà Nội). Nguyễn Tuấn (chủ biên) - Lê Thu Huyền – Nguyễn Thị Hương - Đoàn Thị Lan Khác
3. Toán nâng cao lớp 5 (NXB GD).Vũ Dương Thụy (chủ biên) - Nguyễn Danh Ninh Khác
4. Toán bồi dưỡng học sinh lớp 4 - 5 (NXB GD). Nguyễn Áng (chủ biên) - Dương Quốc Ấn - Hoàng Thị Phước Hảo - Phan Thị Nghĩa Khác
5. Tuyển chọn 400 bài tập toán lớp 5 (NXB Đà Nẵng). Huỳnh Minh Chiến – Tô Hoài Phong – Trần Huỳnh Thống Khác
6. 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4 -5 (NXB GD). Trần Diên Hiển Khác
7. Giáo trình chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi toán Tiểu học (NXB ĐHSP) Trần Diên Hiển Khác
8. Giáo Dục học môn Toán (NXBGD). Phạm Văn Hoan - Trần Thúc Trinh - Nguyễn Gia Cốc (1989) Khác
9. Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu Học(NXBGD) .Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan - Vũ Dương Thụy - Vũ Quốc Trung (1995) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w