Cho nên môi trường sống củatrẻ hôm nay phụ thuộc nhiều vào người lớn, gia đình, trường lớp và cộng đồng xã hội, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đang trở thành một nhiệm vụ qua
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON NGA VĂN
Người thực hiện: Vũ Thị Loan Chức vụ: Giáo Viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Văn SKKN lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2019
Trang 22 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
2.3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện 62.3.1 Lập kế hoạch hoạt động kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4tuổi theo
2.3.2 Tạo môi trường thân thiện giáo dục trẻ kỹ năng sống theo
phương châm lấy trẻ làm trung tâm 82.3.3 Dạy trẻ kỹ năng sống thông qua hoạt động học 92.3.4.Kết hợp phương pháp dùng trò chơi tạo tình huống 112.3.5 Dạy trẻ kỹ năng sống thông qua mọi lúc mọi nơi và các ngày
2.3.6 Tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ về nội dung
và cách rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ trong gia đình 162.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18
Trang 31 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài :
“Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai”
Thế giới trẻ thơ ,một thế giới đã từng là đề tài của biết bao cuốn sách,nguồn cảm xúc của biết bao tác giả Nhiều công trình nghiên cứu của các nhàtâm lý học, giáo dục học đã cho chúng ta thấy rằng trong những năm đầu củacuộc đời đứa trẻ hệ thần kinh mềm mại hơn, non yếu hơn Trong khoảng thờigian đó rất dễ hình thành những nét cơ bản của cá tính và những thói quen nhấtđịnh.Vì vậy việc quan tâm, bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ làtrách nhiệm và nghĩa vụ chung mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặtnền móng đầu tiên cho việc giáo dục con người mới trong tương lai Trườngmầm non là môi trường thuật lợi nhất cho việc hình thành và phát triển toàn diện
về nhân cách ban đầu, cũng như phát triển các lĩnh vực giáo dục kĩ năng của trẻ.Muốn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt, phát triển cân đối, hài hoà vềmọi mặt thì nhà giáo dục phải tác động đến trẻ từ nhiều phía, bằng nhiều hìnhthức, thủ thuật, phương pháp khác nhau như tổ chức và thực hiện tốt, đầy đủ banội dung lớn đó là chăm sóc trẻ khoẻ mạnh thực hiện cân - đo - khám sức khoẻđúng theo định kỳ, được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng, vệ sinh cá nhân, vệsinh môi trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ Công tácnuôi dưỡng tốt chế biến thực phẩm theo đúng độ tuổi, ăn đủ chất, đủ lượng, đảmbảo định lượng Klo theo quy định Tổ chức các hoạt động giáo dục linh hoạt,sáng tạo, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung chương trình, xây dựng mạng nộidung, mạng hoạt động, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, xác định mục đích về kiếnthức, kỹ năng, thái độ phù hợp với đặc điểm, khả năng nhận thức của trẻ, tìnhhình thực tế của địa phương Trẻ được tham gia vào các hoạt động chơi - tập cóchủ định như làm quen với hoạt động tạo hình, âm nhạc, thể chất …và tổ chứccác chế độ, thời điểm trong ngày của trẻ như hoạt động góc, hoạt động đi dạo,
đi thăm,hoạt động các ngày hội, ngày lễ…Xác định được kĩ năng sống đóng vaitrò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ như vậy Nên tôi rấtbăn khoăn, làm thế nào để lựa chọn được nội dung, phương pháp phát triển kỹnăng sống cho trẻ đúng và phù hợp với lứa tuổi, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ
có nề nếp thói quen, kỹ năng giao tiếp trong mọi hoạt động cũng như thế giớixung quanh trẻ
Giáo dục mầm non giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáodục quốc dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân Vì vậy việc giáo dục trẻ làtrách nhiệm không phải của riêng ai mà là của toàn xã hội, trong đó gia đình vànhà trường là hai nhân tố quan trọng nhất.Bởi lẽ trẻ mầm non rất nhạy cảm vớinhững tác động xấu của môi trường xung quanh Cho nên môi trường sống củatrẻ hôm nay phụ thuộc nhiều vào người lớn, gia đình, trường lớp và cộng đồng
xã hội, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đang trở thành một nhiệm
vụ quan trọng đối với ngành học mầm non, là con đường, là tiền đề cơ bản hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách ban đầu và tạo nền móng cho sự phát
Trang 4triển về thể chất, tâm lý và chuẩn bị đầy đủ về tâm thế cho trẻ ở các bậc học tiếptheo.
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hà viện khoa học giáo dục Việt Nam có viết: “
Để đứa trẻ trở thành cá thể độc lập tự chủ sống khỏe sống tốt và thành côngtrong tương lai thì ngay từ nhỏ cần giáo dục cho trẻ các kỹ năng sống, đó có thểcoi như chìa khóa cho sự sống còn và phát triển của con người” [1]
Trên thực tế lớp 3 tuổi B3 do tôi chủ nhiệm một số trẻ chưa mạnh dạn tựtin, chưa có khả năng thói quen tự phục vụ, trong khi tham gia các hoạt động trẻchưa biết đoàn kết hợp tác với bạn Vậy làm thế nào để giáo dục cho trẻ kỹ năngsống có hiệu quả và phát triển một cách toàn diện về mọi mặt, đó là câu hỏi luônđặt ra cho tôi Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi tại trường mầm
non Nga Văn” để nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng kỹ năng sống cho trẻ
nói riêng và chất lượng giáo dục trẻ toàn diện nói chung
- Kích thích được sự hứng thú của trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động
- Tạo cho trẻ có các mối quan hệ gần gũi, đầm ấm thân thiện với môi trườngxung quanh
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi lớp B3 trường mầm
non Nga Văn
1.4 Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Giáo viên lựa chọn, sưu tầm các nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến đềtài nghiên cứu, để vận dụng và đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Nhằm nắm bắt đặc điểm, tình hình của trẻ, giáo viên đi điều tra từng hộ giađình, gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, ghi chép đầy đủ các thông tin về trẻ
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Sau khi khảo sát tôi đã thiết lập biểu bảng điền đầy đủ và xử lý số liệu phùhợp với nội dung đề tài nghiên cứu
- Phương pháp sử dụng tình huống:
Đưa ra các tình huống cụ thể, kích thích trẻ tìm tòi suy nghĩ giải quyết vấn
đề đặt ra
- Phương pháp trò chơi:
Sử dụng các loại trò chơi để kích thích trẻ tự nguyện, hoạt động tích cực
- Phương pháp thực hành trải nghiệm:
Trang 5Tổ chức cho trẻ hành động thao tác trực tiếp đồ vật, đồ chơi, sử dụng cácyếu tố chơi, các trò chơi đơn giản thích hợp để khích lệ trẻ hoạt động
- Phương pháp nêu gương- đánh giá:
Nêu gương là hình thức khen, chê đúng lúc, đúng chỗ, biểu dương là chínhĐánh giá thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình trước việc làm,hành vi, cử chỉ,từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét, tình huống , hoàn cảnh cụ thể
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng thì đây làmột giai đoạn hết sức quan trọng “ khủng hoảng tuổi lên ba” Giai đoạn này trẻ
có những thay đổi lớn về tâm sinh lý, trẻ bướng bỉnh hơn, nghịch hơn…nhưngtrẻ cũng tò mò hơn, thích tự làm và thích thể hiện bản thân
Trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp với đặc điểm vàkhả năng nhận thức của trẻ trong độ tuổi Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chứcthực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo 3-4 tuổi.( Theo Thông tư28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung củachương trình Giáo dục mầm non) về sự phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,tình cảm, kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ của trẻ Tạo điều kiện, khuyếnkhích trẻ tự tin bày tỏ ý kiến, thể hiện thái độ, bộc lộ sở thích, và khả năng Trẻđược lựa chọn, được đưa ra quyết định, thực hành để trẻ cảm nhận về tình cảm
và rèn luyện kỹ năng hành vi
Thực hiện Kế hoạch số 56/KH - BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Chuyên đề “Xây dựng trường mầmnon lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020 Hình thành cho trẻ hệ thốngcác kỹ năng xã hội cần thiết trong cuộc sống của trẻ: kỹ năng tự phục vụ, kỹnăng giao tiếp, kỹ năng phối hợp hoạt động với người khác, kỹ năng tuân thủqui định ở những nơi sinh hoạt chung…[2]
Theo Modun 39 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non “ Chương trình bồidưỡng thường xuyên mầm non” Để giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hànhđộng của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc trẻ sẽ vận dụng những kỹnăng đó như thế nào trong cuộc sống Việc áp dụng một cách linh hoạt các kỹ năngsống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có những nền tảng vững chắc trongviệc tạo dựng tư thế chủ động sáng tạo của một đứa trẻ năng động.[3]
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ Bộ giáodục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 về
Trang 6việc phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”trong đó có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.[4]
Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng sống lành mạnh, trong sáng, trẻ nhận biết
và phân biệt được những hành vi, thái độ, việc làm đúng, sai, những khó khăntrong cuộc sống hàng ngày.Trẻ biết vận dụng những kiến thức của mình để thựchiện theo cái đúng, cái hay, cái đẹp và biết giải quyết những khó khăn trongcuộc sống cho phù hợp Muốn vậy, phải tạo cho trẻ có môi trường để trảinghiệm, thực hành Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinhnghiệm sống của người lớn.Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các giađình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến pháttriển các kỹ năng sống cho trẻ Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ
ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rấthạn chế Vì vậy giáo dục kỹ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xãhội tích cực, giúp nâng cao chất lượng của cuộc sống xã hội, trẻ có được những
kỹ năng cơ bản tạo điều kiện cho quá trình phát triển của trẻ sau này
Nắm bắt được rõ đặc điểm của lứa tuổi, người giáo viên sẽ dễ dàng hiểutrẻ, có cách giao tiếp phù hợp với trẻ, hay lựa chọn nội dung, phương pháp, hìnhthức, tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục phù hợp nhằmnângcao chất lượng toàn diện cho trẻ
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Thuận lợi:
*Về cơ sở vật chấ,trang thiết bị: Trường mầm non Nga Văn nằm ngay
khu trung tâm của xã, là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, có đầy đủ phònghọc và một số phòng chức năng rộng rãi, khang trang, có các khu vườn cổ tích,vườn rau, khu vui chơi vận động của trẻ…có khuôn viên sư phạm xanh - sạch -đẹp, có đồ chơi ngoài trời đạt từ 5 loại trở lên Nhà trường luôn đầu tư mua sắmđầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáodục trẻ
Phòng học của lớp rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ các tủ góc đồ dùng đồchơi phục vụ cho việc dạy học và rèn kỹ năng sống cho trẻ
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, đạt trình độ chuyênmôn trên chuẩn, năng động có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt độngcho trẻ Bản thân tôi là một giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn trên chuẩn (Đạihọc Sư phạm Mầm non), có niÒm đam mê với công tác chăm sóc giáo dục trẻ,điều đặc biệt tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 3 - 4tuổi, rõ nét nhất vẫn là d¹y kü n¨ng sèng cho trÎ Tôi luôn được sự quan tâm chỉđạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ giúp đỡ của tập thể giáoviên nhà trường; sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của các cấp ủy Đảngchính quyền địa phương và nhất là các bËc cha mẹ học sinh, tạo điều kiện vềkinh phí cũng như đồ dùng, đồ chơi Nên ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựnglịch trình d¹y kü n¨ng sèng cho trÎ lớp mình
Trang 7*Đối với giáo viên: Trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có tâm huyết với
nghề.Tôi đã được phân công dạy lớp mẫu giáo 3 tuổi B3, được nhà trường tạođiều kiện cho đi dự các giờ dạy tốt, các tiết dạy mẫu,tham khảo các sách báo tậpsan, tài liệu chuyên ngành Được tham gia các chuyên đề do Phòng giáo dục tổchức đã giúp tôi có thêm kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động cho trẻ đạthiệu quả cao
*Đối với học sinh: Trẻ đến trường được học chương trình theo từng độ
tuổi, ngoan ngoãn, mạnh dạn tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động giáodục
Hầu hết là các cháu đều ăn bán trú tại trường nên các hoạt động lồng ghéptích hợp dạy trẻ hình thành kỹ năng sống vào tất cả các thời điểm trong ngày củatrẻ được đảm bảo chất lượng và tất cả các trẻ đều được tham gia
*Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục con em
mình, luôn phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên, ủng hộ các họat động do nhàtrường tổ chức, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ tham gia một cách tích cựctrong mọi hoạt động, luôn phối kết hợp với giáo viên trong giáo dục kỹ năngsống cho trẻ
2.2.2 Khó khăn:
:* Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi của nhà trường còn chưađồng bộ như các thiết bị công nghệ thông tin vào các hoạt động như: máy chiếu,máy ghi hình và còn thiếu một số phòng học, nên cũng ảnh hưởng đến việc tổchức các hoạt động
* Đối với giáo viên:
- Kiến thức về dạy trẻ kỹ năng sống để vận dụng vào trrong giảng dạy cònhạn chế nên chưa cuốn hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động còn nhiều hạn chếnhư:máy chiếu
*Đối với học sinh:
- Tổng số lớp có 38 cháu nhưng trong đó có một số cháu đi học khôngqua độ tuổi nhà trẻ nên khi trẻ đến trường trẻ còn sợ sệt, nhút nhát kỹ năng tựphục vụ và một số kỹ năng khác còn nhiều hạn chế, vì vậy các cháu chưa thật sự
tự tin để hòa nhập cùng bạn bè
- Một số cháu chưa có thói quen tốt trong hoạt động vui chơi, ý thức chăm sóc
và bảo vệ cây xanh còn kém, còn có các cháu vẫn còn tình trạng ngắt lá, bẻ cành,vứt rác bừa bãi hoặc có thái độ thờ ơ, vô cảm trước môi trường chưa tốt
*Đối với phụ huynh:
- Có một số phụ huynh quá chú trọng đến việc phát triển kinh tế, chưa chútrọng đến con cái, ít quan tâm đến việc học của con cái, chưa thực sự coi trọnggiáo dục mầm non
- Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều về kiến thức giáo dục kỹ năngsống cho trẻ, một số còn nặng giáo dục con theo quan điểm truyền thống
Trang 8- Còn một số phụ huynh chưa gương mẫu trong thực hiện hành vi lễ giáo
trước trẻ như: nói tục, nói trống không làm ảnh hưởng đến nề nếp của trẻ
* KÕt qu¶ cña thùc tr¹ng:
Qua khảo sát thực trạng trên trẻ đầu năm về việc thực hiện hoạt động cho thấykết quả như sau:
Phụ lục 1- Bảng 1 (kết quả khảo sát trẻ đầu năm học tháng 9/2018)
Từ kết quả đánh giá ban đầu cho thấy tỉ lệ trẻ đạt chưa cao và chưa đạt cònchiếm nhiều, làm thế nào để giúp trẻ kĩ năng sống được tốt nhất, hiệu quả nhất,tôi đã quyết định lựa chọn một số giải pháp
2.3 Các giải pháp tổ chức thực hiện.
Việc bồi dưỡng kinh nghiệm sống, rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hìnhthành kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tínhđộc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo: biết yêu thương, chia sẻ, biếtlắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn,ngoài ra còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin khi tiếp nhận thử thách mới
Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trường mầm non NgaVăn, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
2.3 1 Lập kế hoạch hoạt động kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi theo các chủ đề năm học 2018 – 2019
Lập kế hoạch hoạt động kỹ năng sống theo chủ đề là việc làm cần thiết đểgiáo viên lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức các hoạt động để phùhợp với đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ, chủ đề để tôi xâydựng kế hoạch và từ đó để thực hiện
Kế hoạch tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi,
lớp mẫu giáo B3 Giáo viên chủ nhiệm :Vũ Thị Loan
Tháng Chủ đề Nội dung giáo dục kỹ năng
sống trọng tâm Mục tiêu giáo dục
9 Trường mầm
non
- Trẻ đến lớp biết cất đồ dùng
cá nhân đúng nơi qui định
- Biết lấy đồ chơi và cất đồ chơiđúng nơi qui định
- Trẻ biết chào hỏi lễ phép vớiphụ huynh và cô giáo trước khivào lớp và ứng xử với bạn bè
- 100% trẻ biết cất đồdùng cá nhân đúng nơiqui định
- 100% trẻ lấy đồ chơi
và cất đồ chơi đúng nơiqui định
- 100% trẻ có lễ phéptrước khi vào lớp
10 Bản thân Rửa tay bằng xà phòng trước
khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Giữ gìn thân thể sạch sẽ
- Biết mặc quần áo hoặc cởiquần áo mỗi khi nóng lạnh, cất
100% trẻ biết rửa tay
100% trẻ biết giữ thânthể sạch sẽ
- 100% trẻ biết mặcquần áo hoặc cởi quần
áo mỗi khi nóng lạnh
Trang 9đúng nơi qui định
11 Gia đình
- Trẻ biết kính trọng ông, bà, bốmẹ lễ phép người lớn
- Trẻ biết giúp đỡ bố mẹ nhưtưới cây, quyét nhà, chơi vớiem
- 100% trẻ biết kínhtrọng ông, bà, bố mẹ lễphép người lớn
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ một
số công việc phù hợp với độtuổi, sắp xếp bàn ghế, cất gối,chiếu, sạp ngủ cùng với bạntrong lớp
- 90% Trẻ biết quí trọngngười lao động và nướctrong sinh hoạt
- 87% trẻ biết giúp đỡmột số công việc phùhợp với độ tuổi, sắp xếpbàn ghế, cất gối, chiếu,sạp ngủ
2 Động vật - Trẻ biết chăm sóc bảo vệ vậtnuôi trong gia đình -100% trẻ biết cho vịt,gà ăn, giúp đỡ bố mẹ
3 Giao thông
- Đội mũ bảo hiểm khi tham giagiao thông và nhắc nhở bố mẹ
đội mũ bảo hiểm
- Biết một số luật giao thôngđơn giản
-100% trẻ tham giaothông phải đội mũ bảohiểm
-100% trẻ biết luật giaothông
- Trẻ biết một số hiện tượngthời tiết thay đổi bất thường saumưa, sấm, sét, cầu vòng
-100% trẻ mặc quần áotheo thời tiết
-100% trẻ biết thời tiếtsau mưa
-100% trẻ biết các anhhùng quên mình bảo vệ
tổ quốc-100%trẻ biết bảo vệquần đảo trường sa,hoàng sa
BGH duyệt GVCN
Trang 10Để thực hiện biện pháp này tôi đã tích cực:
+ Sưu tầm tìm tài liệu, sách báo, tập san, truy cập những tranh ảnh, đồdùng, nội dung hay trên mạng Itenet, băng đĩa chiếu để học về giáo dục kỹ năngsống cho trẻ…để tích luỹ thêm kinh nghiệm, kiến thức tổ chức giáo dục kỹnăng sống cho trẻ
+ Tham gia đầy đủ các chuyên đề do nhà trường và phòng giáo dục mởthảo luận về nội dung thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
+ Tham gia dự các giờ dạy mẫu có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
* Kết quả: Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý khả năng nhận thức và nội dung
yêu cầu của chương trình tôi đã tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống vào trongcác thời điểm trong ngày của trẻ và trẻ lớp tôi đã có nhiều tiến bộ, có hiệu quả vàđược nhà trường phê duyệt phù hợp với nội dung ,đạt kết quả cao
2.3.2 Tạo môi trường thân thiện giáo dục trẻ kỹ năng sống theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tựnhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáodục trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phầnthực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ Môi trường giáo dụcgồm có môi trường vật chất và môi trường xã hội Có thể nói việc xây dựng môitrường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng Nóđược ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻnhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cáchcủa trẻ được hình thành và phát triển toàn diện
Sau khi khảo sát xác định được những kỹ năng mà trẻ đang có tôi nhậnthấy những kỹ năng sống của trẻ còn rất hạn chế Việc rèn kĩ năng sống cho trẻkhông chỉ thông qua các hoạt động, mà môi trường thân thiện cũng giúp trẻ tiếpnhận những kỹ năng sống một cách thân thiện, tự nhiên, thoải mái Vậy môitrường thân thiện là gì? Phải làm như thế nào để có được môi trường thân thiện
để giáo dục kỹ năng sống tốt nhất cho trẻ?
- Trang trí môi trường lớp học: Trường lớp học an toàn, sạch sẽ, thoángmát, ánh sáng đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi là những điều kiệnthuận lợi giúp trẻ hoạt động Chính vì vậy môi trường học tập là yếu tố khôngthể thiếu trong quá trình hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Vì vậygiải pháp không thể thiếu là tạo môi trường phù hợp để giáo dục Môi trườngtrong nhà trường phải theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biếtcách giải quyết vấn đề.Môi trường hoạt động để giáo dục trẻ ở đó người lớn phảiluôn mẫu mực và làm gương cho trẻ noi theo Tạo môi trường thân thiện với trẻ,gần gũi thương yêu và luôn giúp đỡ để trẻ thấy tự tin, thoải mái,cụ thể tôi đã xâydựng như sau:
Đối với góc văn học tôi đã xây dựng và tạo ra các kệ để nhiều sách báo kếthợp trang trí theo nhiều chủ đề khác nhau: “Thư viện trường mầm non”, “tủ sáchgia đình”, “mùa hè của bé” Tôi thiết kế nhiều ngăn để sách, truyện nhiều kích
cỡ vừa tầm tay với của trẻ, xây dựng thư viện cho bé tại nhóm lớp Khuyến
Trang 11khích các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho trẻ nghe Thiêt kế, bố trí tạokhông gian hợp lý ở các góc chơi, xây dựng nội dung chơi cụ thể ở các góc theotừng chủ đề, đặt tên góc sao cho dễ hiểu nhưng lại hấp dẫn, như “ họa sỹ týhon”, “ bé tập làm bác sỹ”, “ bé kể chuyện sáng tạo ” sau mỗi chủ đề tôi thayđổi cách trang trí và hoạt động của các góc để tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn.Cùng các cô giáo trong trường tham gia tổng vệ sinh môi trường, dọn dẹptrường lớp vào chiều thứ 2 và thứ 6 hàng tuần, thường xuyên vệ sinh lớp học, đồdùng cá nhân của trẻ theo đúng lịch vệ sinh của nhà trường Tôi dành thời gianlàm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu của phụ huynh ủng hộ để phục vụcho các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ Ngoài ra tôi thường động viên cáccháu tham gia làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo và trang trí góc cùng cô Qua đógiúp trẻ cảm thấy mình là người có ích, vui vẻ tự hào khi giúp đỡ được chongười khác, đó cũng chính là một hình thức truyền tải kỹ năng sống cho trẻ nhẹnhàng mà lại hiệu quả.
- Môi trường thân thiện giữa cô giáo và phụ huynh: Thông tin thườngxuyên, kịp thời với cha mẹ trẻ Phối hợp để tạo sự thống nhất trong chăm sóc vàgiáo dục Tìm hiểu thông tin về trẻ tạo mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên vàcha mẹ Tạo sự an tâm cho cha mẹ đó là vai trò dẫn dắt của giáo viên Thườngxuyên tổ chức các hoạt động chung với phụ huynh trong lớp để tăng thêm sựhiểu biết và sự gần gũi Thu hút, mở rộng sự tham dự của phụ huynh vào quátrình giáo dục Không nhận xét sự tiêu cực cuả trẻ với cha mẹ Thông báo tìnhhình và cùng đưa ra giải pháp tích cực
- Môi trường thân thiện giữa cô giáo và học sinh: tôi luôn nhẹ nhàng, gầngũi trẻ Là người bạn thân thiết của trẻ, quan tâm, luôn lắng nghe và chia sẻ vớitrẻ Tôn trọng sở thích riêng của trẻ Động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ làm sai
- Môi trường thân thiện giữa trẻ với trẻ: Tạo môi trường cho trẻ giao tiếpthông qua các giờ học, giờ chơi Trẻ được giao lưu với nhau.Tạo nhiều tìnhhuống, tổ chức các trò chơi giúp trẻ gần gũi với nhau
*Kết quả: Thông qua việc xây dựng môi trường dạy cho trẻ kỹ năng ngăn
nắp, gọn gàng, kỹ năng tự phục vụ, thân thiện với bạn bè , trẻ hứng thú tham gia
vào các hoạt động, có sáng tạo
Phụ lục 2: Ảnh 1: Môi trường lớp học 2.3.3 Dạy trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động học
Hoạt động học là một trong những hoạt động cơ bản trong trường mầmnon, thông qua hình thức hoạt động này, giáo viên cung cấp, hướng dẫn và khắcsâu những kiến thức, kỹ năng cho tất cả trẻ trên nhóm Trong hoạt động học, tôithực hiện đúng mục đích, có kế hoạch, nội dung của hoạt động đưa ra, tổ chứchoạt động có hiệu quả là góp phần thực hiện tốt nội dung chương trình giáo dụcmầm non và phát triển toàn diện trên các mặt nhận thức,thể chất, ngôn ngữ, tìnhcảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ Xuất phát từ đặc điểm, khả năng nhận thứccủa trẻ
Trang 12Để tổ chức tốt giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi đạt kết quả cao, tôicần phải xác định rõ mục đích yêu cầu của đề tài các hoạt động để áp dụng hìnhthức nào cho phù hợp với trẻ , chuẩn bị và sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cóhiệu quả, sử lý tình huống linh hoạt, trong hoạt động học tôi đã lồng ghép đưanội dung rèn luyện kỹ năng sống vào các hoạt động học cho phù hợp Vì vậy màphải có sự lựa chọn đề tài hợp lý, có nội dung phù hợp với trẻ và cũng chọn thờiđiểm thích hợp.
Ví dụ 1: Thông qua hoạt động khám phá khoa học:
Qua hoạt động này rèn cho trẻ sự tự tin, ý thức về bản thân, rèn khả nănggiao tiếp
Trong chủ đề “ Bản thân”
Đề tài “ Trò chuyện một số bộ phận trên cơ thể”
Cô và trẻ quan sát bức tranh và cùng trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể
- Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
- Trên cơ thể có những bộ phận nào?
- Các bộ phận đó dùng để làm gì?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con bịt tai lại?…
Sau khi trò chuyện, tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể, để rèn luyện kỹnăng tự chăm sóc bản thân
Tôi đã hỏi trẻ : Chúng mình phải làm gì để cơ thể luôn khỏe mạnh?
Sau khi trẻ đưa ra các ý kiến của mình, cô có nhận xét chung:
Để có cơ thể khỏe mạnh ngoài việc ăn đầy đủ các chất, ăn chín uống sôi,tập thể dục thường xuyên thì phải chú ý đến công tác vệ sinh thân thể như tắmrửa thay quần áo hàng ngày, mặc quần áo phù hợp thời tiết…
Cũng thông qua câu hỏi đàm thoại rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp tự tin Khi trảlời phải đứng thẳng, ánh mắt trìu mến, nói đủ nghe rõ lời…
tuân thủ theo sự hướng dẫn của cô, trẻ tự tin trả lời câu hỏi, trẻ biết tự chăm sócbản thân, biết lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định
Ví dụ 2: Thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học:
Trong chủ đề “ Thế giới động vật”
Đề tài: Truyện “Cáo, thỏ và gà trống”
Cô trò chuyện cùng trẻ
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào?…
- Cáo đã làm gì?
- Ai đã giúp thỏ?
- Gà trống đã làm điều gì?
- Qua câu chuyện các con học được điều gì?
Ví dụ 3: Thông qua hoạt động âm nhạc:
Những bài hát thể hiện tình cảm gia đình như “ Cháu yêu bà” “Cả nhàthương nhau” “Cháu yêu cô chú công nhân”….trẻ thể hiện tình cảm yêu thươngthông qua nội dung bài hát Trẻ cũng có ý thức bảo vệ môi trường, thông qua
Trang 13các bài hát “ Bé yêu biển lắm” Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh thông quanội dung bài hát“ Em yêu cây xanh” “ Cho tôi đi làm mưa với” ….
Chủ đề “gia đình”:
Đề tài: Dạy hát: Quà mùng 8 tháng 3
+ Cô cho các con tặng mẹ cái gì?
+ Khi tặng mẹ con nói với mẹ điều gì?
+ Khi tặng hoa cho mẹ con tặng như thế nào?
* Kết quả: Thông qua các hoạt động học, các nội dung của đề tài giáo dục
cho trẻ các kỹ năng sống : Biết tuân thủ quy tắc trong giờ học, tự tin mạnh dạntrả lời câu hỏi,biết tự chăm sóc bản thân, biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúngnơi quy định Giáo dục trẻ kỹ năng biết giúp đỡ yêu thương bạn bè và nhữngngười thân của mình, biết điều hay lẽ phải, biết chăm sóc cây cối xung quanhmình
2.3.4.Kết hợp phương pháp dùng trò chơi, tạo tình huống
Trẻ học được các kỹ năng bằng cách tham gia vào các trò chơi Thông quatrò chơi, giúp cháu có sự tự tin, biết phối hợp chơi cùng bạn và có trách nhiệmvới nhóm chơi của mình Nên tôi đã tìm và cho trẻ chơi nhiều trò chơi như: Tròchơi đóng vai, khi đóng vai trẻ được hòa nhập vào xã hội thu nhỏ, biết bản thânmình thể hiện vai gì và có những ứng xử và hành động phù hợp
Hoặc các trò chơi có luật như: Trò chơi vận động, trò chơi dân gian giúp trẻ
có sự hợp tác với nhau trong nhóm chơi, biết phối hợp và đoàn kết chơi vớinhau Qua đó tôi giáo dục các cháu các kỹ năng sống như: Nhường nhịn, chia sẽ,mạnh dạn, tự tin thể hiện mình
Ví dụ: Trong giờ hoạt động giao lưu tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “độinào chiến thắng”, trò chơi kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột…Qua trò chơinày tôi rèn cho trẻ kỹ năng hợp tác, tinh thần đoàn kết
Phụ lục 3: Ảnh 2: Trẻ chơi trò chơi “bịt mắt bắt dê”
Ví dụ: Trong một ca hoạt động lao động của lớp tôi có 38 trẻ Với buổi
hoạt động lao động gồm có các nội dung lau lá cây, tưới cây Khi chuẩn bị đồcùng cho hoạt động lao động tôi cố tình chuẩn bị không đủ đồ dùng cho trẻ sửdụng Khi xảy ra tình huống đó tôi thấy các nhóm trẻ đã bàn bạc, thỏa thuận vàđưa ra các giải quyết khác nhau: - Trẻ có thể nhường nhau
- Trẻ có thể thưa cô để cô giải quyết
- Cố thể trẻ tranh giành đồ dùng của nhau Như vậy chỉ với một tình huống rất nhỏ mà tôi đưa ra tôi đã rèn cho trẻcách xử trí thông minh, nhanh nhẹn và tìm giải pháp đúng đắn nhất
Ngoài hoạt động trên tôi thường tạo tình huống cho trẻ xử lý để tập tínhnhanh nhẹn, bình tĩnh tìm giải pháp đúng đắn nhất
*Kết quả: Đây là phương pháp có hiệu quả nhất Bởi qua trò chơi trẻ sẽ có
được những thái độ, hành vi tích cực, những kỹ năng ứng xử đúng đắn, phù hợp,nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với tập thể Và đặc biệt trò chơicòn giúp cho trẻ tăng cường khả năng giao tiếp với bạn, với cô, với người lớndần mang đến sự tự tin mạnh dạn cho trẻ Như vậy qua hoạt động này, tôi thấy
Trang 14trẻ lớp tôi đã trưởng thành hơn hẵn Trẻ độc lập chủ động giải quyết các tìnhhuống có vấn đề và hơn hết là biết giải quyết cùng nhau, biết bàn luận, mạnhdạn đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn và lựa chon giải pháp phùhợp
2.3.5 Dạy trẻ kỹ năng sống thông qua mọi lúc mọi nơi và các ngày hội, ngày lễ
Việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ không phải một sớm một chiều mà nóphải có quá trình thời gian để rèn luyện Đó là sự lặp một thao tác, một hành vinào đó, dần dần nó sẽ trở thành kỹ năng đối với trẻ Những kỹ năng sống đầutiên và quan trọng nhất của đứa trẻ luôn được tiếp nhận và rèn luyện trong mộtmôi trường tự nhiên, đó chính là môi trường gia đình và xã hội
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo cần được tiến hành thường xuyên,thông qua các hoạt động khác và mọi lúc, mọi nơi ở trường mầm non một cáchnhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, không gò bó, áp đặt trẻ, không làm ảnh hưởng tớinội dung chính của hoạt động giáo dục khác
- Thông qua hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ là thời điểm cô trao đổi với cha mẹ trẻ một số điều cần thiết choviệc theo dõi, chăm sóc trẻ Để tạo không khí cũng như niềm vui cho trẻ khi tớitrường, cô đón trẻ với thái độ niềm nở ân cần, trong khi đón trẻ
Để trẻ có kỹ năng giao tiếp, lịch sự, lễ phép, thân thiện, gẫn gũi Đối với trẻcòn nhút nhát, hàng ngày trong giờ đón trẻ tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ
Ví dụ:
+ Cô chào Linh Đan
+ Linh Đan chào cô chưa? Con chào cô ạ
+ Hôm nay ai đưa con đi học? Mẹ con ạ
+ Khi mẹ về con phải làm gì ? Con chào mẹ
+ Ai buộc tóc cho mà xinh thế này ?Mẹ con ạ
Ngay từ đầu năm học tôi đã rèn thói quen cho trẻ khi tự để đồ dùng vào tủ
cá nhân, để giầy dép vào đúng nơi quy định, tự đi giày dép…
Bằng những lời trò chuyện trong giờ đón trẻ, trẻ cởi mở hơn, tự tin tròchuyện hơn Trong khi giao tiếp nhắc trẻ nên sử dụng những từ “ạ”, “vâng”, Côđặt những câu hỏi rõ ràng, tránh nói trống không với trẻ Trẻ đang tuổi mau lớn
và rất mau quên, nên thường xuyên nhắc nhở trẻ hàng ngày để hình thành thóiquen đi hỏi về chào để tạo nên thói quen chào hỏi cho trẻ
Phụ lục 4: Ảnh 3: Trẻ đến lớp biết chào cô.
- Thông qua hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là một môi trường cho trẻ vui vẻ chơi, tìm tòi khámphá thoải mái nhất giúp trẻ hoạt động sáng tạo để từ đó trẻ thể trải nghiệm lạinhững kỹ năng của cuộc sống thực tế
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ hoạt động lao động, tôi không để trẻ làm tậptrung về một công việc mà tôi phân công tổ 1 tưới cây, tổ 2 nhổ cỏ, toor3 nhặtrác và lá vàng rơi Khi trẻ đang làm, tôi cùng làm với trẻ và trò chuyện với trẻ:Tại sao các con lại tưới nước cho cây? Nhổ cỏ để làm gì? Sao lại phải nhặt rác