1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 5 ở trường tiểu học nga lĩnh

24 172 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 5,2 MB

Nội dung

TT MỤC LỤC Trang2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 32.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 52.3.1 Giải

Trang 1

TT MỤC LỤC Trang

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 32.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 52.3.1 Giải pháp 1: Lựa chọn và xây dựng giáo án điện tử vào bàidạy phù hợp 52.3.2 Giải pháp 2: Nắm vững quy trình và nguyên tắc khi thực hiệnbài giảng ứng dụng công nghệ thông tin 62.3.3 Giải pháp 3: tranh ảnh trong tiết dạyỨng dụng công nghệ thông tin với cách sử dụng 92.3.4 Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin với cách tích hợp video, băng hình, băng ghi âm trong tiết dạy 172.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18

Trang 2

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài:

Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng việt có nhiệm vụ hình thành vàphát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếptrong các môi trường của lứa tuổi Việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện

tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên, conngười của Việt Nam và nước ngoài Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hìnhthành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hìnhthành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ

và câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn Phân môn Tập đọc trongTiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng bởi có đọc tốt thì mới họctốt Tiếng Việt

Trong thời đại hiện nay CNTT là giải pháp quan trọng cần triệt để khaithác khi dạy và học CNTT có thể giúp con người chọn nhập và xử lý thông tinnhanh chóng để biến thành tri thức Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chúng tađang thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá khuyến khích giáo viên, học sinhhọc và sử dụng CNTT để nâng cao kỹ năng dạy và học, từ đó cải thiện chấtlượng giáo dục, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trườnggiáo dục mang tính tương tác cao

Đưa CNTT vào giảng dạy các môn học, đặc biệt là các môn sử dụngnhiều tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài giảng giúp học sinh hiểu và nắm vững kiếnthức Trong các môn học ở Tiểu học môn học nào cũng có thể sử dụng Ứngdụng CNTT vào dạy học Với phân môn Tập đọc là rất cần thiết Bởi vì phânmôn này chứa đựng một số kiến thức, hình ảnh trừu tượng cần minh hoạ để giúphọc sinh dễ tiếp thu bài hơn so với tiết dạy không ứng dụng CNTT Ngoài ra còntạo cho tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả cao

Năm học 2018-2019 tiếp tục thực hiện “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ

thông tin trong quản lý, dạy học và tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”.Vậy làm thế nào để ứng dụng Công nghệ thông tin vàotrong quá trình giảng dạy và mang lại hiệu quả cao là một vấn đề mà tôi rất quantâm, trăn trở Bởi lẽ, việc ứng dụng Công nghệ thông tin sẽ góp phần làm chogiờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tính tích cực, sáng tạo củahọc sinh Đồng thời giáo viên đỡ mất thời gian trong việc giảng giải, thuyết trìnhcác vấn đề mà học sinh cần tìm hiểu

Tuy nhiên trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trongquá trình giảng dạy của giáo viên cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, một bộphận giáo viên khả năng, kiến thức tin học hạn chế, một bộ phận chưa hiểu hết ýnghĩa, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mớiPPDH Vì vậy chất lượng giờ dạy các bài tập đọc hiệu quả chưa cao Học sinhtiếp thu bài còn chậm, chưa hiểu được nghĩa của một số từ khó có trong bài vàchưa nắm được nội dung của bài tập đọc

Xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, đồng thờinăm học 2018-2019, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5B, bản thân

Trang 3

đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh”

Với mong muốn giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, sángtạo trong học tập và trong giao tiếp Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả dạy học Tậpđọc nói riêng và dạy học môn Tiếng việt ở lớp 5 nói chung

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng Ứng dụng CNTT trong dạy học phân môn Tập đọclớp 5 của trường Tiểu học Nga Lĩnh để tìm ra các biện pháp dạy và học phânmôn Tập đọc lớp 5 đạt hiệu quả

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Lý luận về dạy và học phân môn Tập đọc.

- Thực tiễn việc ứng dụng CNTT vào dạy phân môn Tập đọc nói chung và

dạy tập đọc lớp 5 nói riêng

- Học sinh lớp 5B trường Tiểu học Nga Lĩnh.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu nói

về dạy phân môn Tập đọc

- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát bằng thực tế trên các tiết học

và thông qua bài khảo sát về phân môn Tập đọc của học sinh lớp 5 trường Tiểuhọc Nga Lĩnh

- Phương pháp thống kê: Thống kê, phân loại số học sinh theo một số kỹ

năng đối với phân môn Tập đọc

- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: Phân tích lý luận và thực

tiễn dạy học Ứng dụng CNTT đối với phân môn Tập đọc lớp 5 Tổng hợp kếtquả khảo sát phân môn Tập đọc đối với học sinh lớp 5B trường Tiểu học NgaLĩnh trước và sau khi thực hiện đề tài

- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số giải pháp ứng dụng

công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 ở trường Tiểu họcNga Lĩnh để rút kinh nghiệm

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học là cả một vấn đề rất quan trọng,đây là con đường giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới, nhằm thay đổi phươngpháp học tập Theo quan niệm dạy học mới, dạy học là quá trình phát triển, quátrình học sinh tự khám phá, tự tìm ra chân lí

Đối với ngành giáo dục Công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ làmthay đổi nội dung và phương pháp dạy học Mặt khác ngành giáo dục và đào tạođóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT Hơnnữa, Công nghệ thông tin là phương tiện để giúp chúng ta hòa nhập toàn thế giớitrong mọi lĩnh vực Nhận thức được tầm quan trọng của ngành giáo dục, Đảng

và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh ứng dụng Côngnghệ thông tin trong dạy và học:

Trang 4

+ Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07/10/2001 chỉ rõ: “Trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo”

[1]

+ Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 giai đoạn 2001-2005 nêu

rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập ”[2]

+ Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019 của ngành Giáo dục

“Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền” [3].

Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới cácphương pháp và hình thức dạy học Những phương pháp dạy học theo cách tiếpcận kiến thức, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện đểứng dụng rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theonhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thôngtin và truyền thông

Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môitrường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc,trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện đểchủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện củabản thân mình

Do đặc thù của môn học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, quá trình nhậnthức của học sinh cần phải gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể Vì vậy cácphương tiện trực quan rất cần thiết cho quá trình giảng dạy Đặc biệt là cácphương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh.Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét hiển thị dưới các dạngkhác nhau, phù hợp với thực tế, học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, nhớ lâuhơn

Ở bậc Tiểu học thì môn Tiếng Việt lớp 5 là một trong những môn cần cónhiều đồ dùng trực quan đa dạng để dẫn dắt học sinh tiếp thu bài, thực hành, làmbài tập nhanh và hiệu quả

Mặc dù tranh ảnh đã được cung cấp nhưng còn hạn chế Phần tìm hiểunghĩa các từ chỉ có kênh chữ để minh họa cho một số từ cần giảng, thiếu nhữnghình ảnh trực quan để giờ dạy đạt hiệu quả Mặt khác việc ứng dụng Công nghệthông tin vào giảng dạy sẽ giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trình bày bài giảng,dành lượng thời gian này cho học sinh rèn thêm kiến thức kỹ năng Vì vậy, đưaứng dụng này vào giảng dạy là cần thiết

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

*Về phía giáo viên:

Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, màn chiếu…

và được giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học từ nhiều năm qua

Trang 5

Hầu hết giáo viên đã biết sử dụng máy vi tính và biết ứng dụng CNTT vàodạy học Tuy nhiên giáo viên còn chưa coi trọng việc ứng dụng CNTT vào dạyhọc nên việc đầu tư để có một bài giảng điện tử hay chưa nhiều Một số giáoviên đã tải các bài giảng điện tử trên mạng Internet về tham khảo nhưng chưachỉnh sửa cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh của lớp mình.

Trong quá trình dạy giáo viên còn lạm dụng CNTT, trình chiếu quá nhiềuSlide kể cả kênh chữ và kênh hình khi không cần thiết Điều đó làm cho họcsinh chỉ chăm chú nhìn trên màn hình mà không tập trung làm việc cá nhân hoặchoạt động nhóm

Một bộ phận giáo viên quan niệm sử dụng công nghệ thông tin tronggiảng dạy chỉ là trình chiếu những hình ảnh, video, bảng biểu, kí tự… người học

“thưởng thức” những thông tin đó một cách thụ động mà không có sự gợi ýhướng khai thác các kiến thức, hình thành các kĩ năng khai thác kênh hình, tạotình huống có vấn đề… cho người học Giáo viên chưa hiểu hết, chưa nghiêncứu kĩ mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ thông tin là nhằm đổi mới phươngpháp dạy học

Giáo viên chưa coi trọng việc ứng dụng CNTT vào dạy học phân mônTập đọc cho rằng đối với phân môn Tập đọc không cần thiết mà chỉ cần cho họcsinh đọc bài là được

Giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy vì cho rằng sẽ tốnthời gian để chuẩn bị bài giảng Bởi vì để tạo được những hình ảnh đẹp, sốngđộng trên các Slide đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị và đây chính làđiều mà giáo viên rất ái ngại Chính vì thế giáo viên chủ yếu chỉ ứng dụng Côngnghệ thông tin trong các tiết thao giảng, còn ngoài ra rất ít khi sử dụng nó trongcác tiết dạy thông thường

* Về phía học sinh:

- Các em đã được tiếp xúc với các môn học qua việc ứng dụng CNTT

trong giờ học Tuy nhiên đối với phân môn Tập đọc việc ứng dụng CNTT trongtiết học chưa được nhiều Bên cạnh đó còn rụt rè, thiếu tự tin trong học tập

- Học sinh phần đa là con em nhà nông nên việc được tiếp xúc với CNTT

rất ít Các em mới chỉ được tiếp xúc gián tiếp với CNTT qua tivi, đài, báo

- Việc giao tiếp “thân thiện” giữa học sinh với giáo viên còn hạn chế.

Nhiều em còn đọc chậm và chưa hiểu được nội dung của bài tập đọc nên chấtlượng trong việc dạy học phân môn Tập đọc nói riêng và học bộ môn Tiếng Việtnói chung là chưa cao

Kết quả khảo sát tháng 9/2018 tại lớp 5B Trường Tiểu học Nga Lĩnh:

Trang 6

bài dẫn đến việc cảm thụ bài học chưa sâu, chưa rút ra được ý của đoạn, nộidung bài tập đọc một cách cụ thể và nhanh chóng Tỉ lệ học sinh đạt điểm 9, 10còn thấp, tỉ lệ học sinh đạt điểm 5, 6 và điểm dưới 5 còn nhiều Để nâng caochất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5, sau khi thực hiện tương đối thànhcông, tôi xin đề xuất các giải pháp sau:

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Qua nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng, bản thân đưa ra các giảipháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 5nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế để nâng cao chấtlượng dạy học phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung:

2.3.1 Giải pháp 1: Lựa chọn và xây dựng giáo án điện tử vào bài dạy phù hợp:

Không phải bài học nào cũng làm được đồ dùng dạy học và ứng dụngCNTT vào giảng dạy Vì vậy, giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài dạy cụ thể, chọnlựa nội dung, kiến thức phù hợp trong việc ứng dụng CNTT để tiết học mạng lạihiệu quả cao, học sinh luyện đọc tốt, hiểu từ ngữ khó, hiểu nội dung bài mộtcách cụ thể Tránh tình trạng lạm dụng và làm nhiễu tiết học với những nội dungkhông cần thiết

Chúng ta cần phải hiểu đúng về “bài giảng điện tử” là để hỗ trợ trong dạyhọc chứ không phải dùng “bài giảng điện tử” biến thành một buổi trình chiếucho học sinh xem Qua thực tế tiến hành các bài giảng điện tử cho thấy rằng việc

sử dụng các bài giảng điện tử cũng cần có những thiết bị truyền thống hỗ trợ nhưbảng viết, lời giải thích, lời liên kết, chuyển ý hay những câu hỏi nhỏ Vì khôngphải những gì diễn ra trong giờ học đều được đưa vào “bài giảng điện tử

Từ việc lựa chọn bài dạy có sử dụng CNTT, để xây dựng bài dạy có hiệuquả, từ những đoạn clip, thông tin, tư liệu, hình ảnh giáo viên tạo các slide hình,slide chữ sinh động, hấp dẫn phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh, với nội dungbài học và đạt mục tiêu bài dạy, làm tăng thêm tính thuyết phục đối với học sinh

Và làm cho tiết học sinh động, phong phú hơn Đặc biệt có tác dụng tích cựctrong việc đổi mới PPDH Việc xây dựng các giáo án điện tử chúng ta cần chú ýđến việc tìm kiếm sử dụng hình ảnh, tư liệu thực tế về cảnh đẹp thiên nhiên, vănhoá lịch sử địa phương gắn với từng bài học tạo mối quan hệ thân thiện, nhẹnhàng, gần gũi với cuộc sống học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết cáctruyền thống lich sử, vẻ đẹp của dân tộc qua các thời kỳ Làm cho các em nhưđang được đi du lịch tham quan các vùng quê của đất nước mình Cảm nhậnđược sâu sắc nội dung bài học sẽ giúp các em thể hiện bài đọc tốt hơn qua việcthể hiện giọng điệu, sắc thái và biểu cảm Qua các bài học còn giúp các em có kĩnăng sống, có vốn hiểu biết sơ giản về những nét đẹp văn hoá, lịch sử, conngười và thiên nhiên đất nước, cũng như những tập tục của từng địa phương Đây là phân môn Tập đọc nên ngoài việc xây dựng các hình ảnh, tư liệuphục vụ cho bài dạy được tốt giáo viên cần phải cố gắng tạo và rèn cho mìnhmột tác phong nhẹ nhàng, gần gũi Ngôn ngữ trong sáng, truyền cảm, cử chỉ dịudàng, thân thiện, thực hiện đánh giá học sinh trong tiết học một cách có hiệu quảnhằm động viên, khuyến khích học sinh kịp thời để các em cố gắng phát huy khảnăng của mình hơn nữa

Trang 7

Như vậy: Nếu giáo viên chịu khó nghiên cứu bài dạy để lựa chọn việc sửdụng CNTT sao cho hợp lý thì hiệu quả giờ học sẽ được nâng cao Đồng thời sẽtạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn, giúp học sinh chủ động, tích cực học tập, lĩnh hộikiến thức.

2.3.2 Giải pháp 2: Nắm vững quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin:

Để thực hiện ứng dụng CNTT trong các bài giảng giáo viên cần phải nắmđược quy trình và nguyên tắc khi thực hiện để xây dựng, thiết kế các bài dạymột cách hợp lý, có tác dụng cao trong việc đổi mới PPDH

a Thiết lập các Slide trên một bài giảng:

Trong các tiết dạy giáo viên cần lưu ý không mang tư tưởng áp đặt nhữngkiến thức vào bài giảng Có nghĩa là giáo viên nói những gì, giảng những gì, hỏinhững gì không cần thiết phải thể hiện toàn bộ trong Slide Chúng ta cần nhớ:Slide (một trang màn hình của một phần mềm nào đó) là nơi chỉ chứa tên bàihọc, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng.Tùy theo từng nộidung của bài chúng ta có thể bổ sung các hình ảnh minh họa một cách hợp lý.Khi dạy một bài tập đọc chúng ta chỉ cần đưa một số hình ảnh minh họa để giớithiệu bài hoặc giảng các từ ngữ khó có trong bài tập đọc, hoặc một số kiến thứccần chốt trong bài

Ví dụ: Khi dạy bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa

Giáo viên thiết kế Slide hình ảnh như sau để giới thiệu bài:

Quang cảnh làng mạc ngày mùa

Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu ý về số lượng chữ,màu sắc, kích thước trên một Slide Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốntrình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu Nhìn vào Slide giáo viên có nhiệm vụ giảithích kĩ càng và mở rộng nó ra chứ không phải đọc các dòng chữ trên Slide.Hình ảnh được đưa vào bài giảng phải đúng với yêu cầu của nội dung bài dạy,tránh những hình ảnh, tư liệu lòe loẹt không nhìn thấy rõ Tránh những tiết dạygiáo viên muốn lôi cuốn học sinh nhìn lên màn hình bằng cách thêm vào những

Trang 8

hình ảnh động hấp dẫn, điều này là chúng ta đã sai lầm Bởi vì nếu thiết kế nhưthế học sinh sẽ bị cuốn hút bởi những hình ảnh mà không chú tâm vào nội dung,yêu cầu của câu hỏi đặt ra Cần nên tránh sử dụng hình ảnh động trong nhữnghoạt động tìm hiểu kiến thức, chỉ được sử dụng trong những trò chơi học tập.

Ví dụ: Khi thiết kế bài: Hành trình của bầy ong:

Với phần hướng dẫn học sinh luyện đọc câu chỉ cần thiết kế các Slide đơn giảnnhư sau:

Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2018

Tập đọc

Hành trình của bầy ong

Luyện đọc:

Chắt trong v t trong v ị ngọt mùi hương

Trải qua mưa nắng vơi đầy

Những mùa hoa/đã tàn phai tháng ngày.

Từ Slide thiết kế này giáo viên kết hợp với cách hướng dẫn và các hiệuứng để dễ dàng hướng dẫn học sinh cách đọc một số câu khó như đã nêu về cáchngắt, nghỉ, nhấn giọng ở các từ ngữ Như vậy các em sẽ biết cách đọc để đọc bàiđược tốt hơn

b Về màu sắc của nền hình:

Màu sắc không lòe loẹt, đồ họa vui nhộn gây mất tập trung cho học sinh.Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu nhạt (trắng, xanhnhạt…) trên nền trắng hay nền màu sáng Ngược lại, khi dùng màu nền nhạt thìchỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay màu đậm

c Về font chữ và cỡ chữ:

- Dùng các font chữ, khung, nền hợp lí (ví dụ: nền màu trắng, màu xanh

cho các đề mục có vai trò ngang nhau “cỡ chữ, kiểu chữ giống nhau)

- Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, Time New

Roman…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khitrình chiếu

- Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay

có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trênmàn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projectorchiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trởlên mới đọc rõ được

Trang 9

d Về trình bày nội dung trên nền hình:

Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trênxuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dướitheo tỷ lệ thích hợp, để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiếtkhi chiếu lên màn Các dạng đồ họa (hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng…) cần phảiđược lựa chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng, tư duy lệchlạc trong học sinh Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờnhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấpthông tin xác định cho học sinh như ta mong muốn

đ Trình chiếu bài giảng:

Trong khi thực hiện tiết dạy ứng dụng CNTT giáo viên phải thực hiện tốt ở

ba khâu: soạn bài giảng, trình chiếu và truyền thụ kiến thức trọng tâm mà họcsinh cần nắm

Trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT cần phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa

sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn Nên chúng ta cầnphải lưu ý những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém

sẽ khó khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết trên màn chiếu Do đó để học sinh

có thể quan sát được bài học chính xác từ màn chiếu khi xây dựng bài giảngđiện tử cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau:

- Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng.

- Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào

mỗi trang trình diễn

- Khi giáo viên trình chiếu một bài giảng điện tử để học sinh có thể quan

sát kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc Nênphân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tươngứng Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc,

ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về trang có nội dung tổngthể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn

Trong bài giảng điện tử chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa từ khóa,

hình ảnh… nên để giáo viên có thể quan sát hết các vấn đề cần được trình bàytrước lớp Giáo viên cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch bài dạy cụ thể.Trong đó ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với tiết học,nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong tiết học, vấn đề nào trình bày trước, vấn

đề nào trình bày sau, Vấn đề nào là trọng tâm cần nhấn mạnh, cần khắc chốt Dựkiến thời gian cho từng nội dung… Giáo viên phải chuẩn bị kỹ để khi lên lớp sẽchủ động được về mọi mặt tránh tình trạng như: chưa nói hết nội dung các slidehoặc đã trình bày hết nhưng thời gian còn thừa tức là đồng nghĩa với việc “cháygiáo án” và không đảm bảo được yêu cầu của bài dạy

Như vậy: Nắm vững quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài giảng ứngdụng công nghệ thông tin giúp giáo viên hoàn toàn chủ động trong tiết dạy và có

kĩ năng thành thạo khi thực hiện một bài giảng điện tử Do đó chất lượng giờdạy đạt hiệu quả tốt, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học

Trang 10

2.3.3 Giải pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin với cách sử dụng tranh ảnh trong tiết dạy:

Tranh ảnh đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong các phương tiện dạy họcbởi lẽ tranh ảnh mang lại cái nhìn trực quan và cụ thể nhất đến với học sinh Họcsinh dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảmtính trừu tượng của kiến thức Tranh ảnh có tác dụng minh họa cho các kháiniệm, quá trình Nó hỗ trợ và phát huy mọi giác quan của người học, tăng độ tincậy và khắc sâu kiến thức, góp phần không nhỏ trong việc cải tiến phương phápdạy học của giáo viên và thay đổi hình thức học của học sinh theo hướng tíchcực Trong hệ thống SGK Tiếng Việt lớp 5, chủ yếu là các tranh minh họa cònlại là một số ít các ảnh chụp Để giới thiệu bài tập đọc, tôi sử dụng hệ thốngtranh, ảnh trong SGK Tuy nhiên để mở rộng kiến thức cho học sinh, để khaithác các từ ngữ trong các bài Tập đọc, sử dụng ảnh sẽ giúp các em tiếp cậnthông tin một cách cụ thể, rõ ràng hơn Sử dụng tranh ảnh trưng bày theo cáchtruyền thống sẽ khó bảo quản, tốn kém và cồng kềnh Việc ứng dụng CNTT,trình chiếu các hình ảnh trên slide sẽ giúp tôi sưu tầm được nhiều hình ảnh đẹp,sinh động, hấp dẫn mà dễ dàng lưu trữ, bảo quản Trong hoạt động luyện đọc,sau khi yêu cầu học sinh đọc phần chú thích, tôi minh họa các chú thích để họcsinh hiểu rõ hơn về những sự vật ở trong bài Tôi thường chọn các từ ngữ khóhiểu, cần trực quan hóa đối với học sinh Ngoài những từ ngữ được giải thích ởphần chú thích, ở phần tìm hiểu bài tôi cũng cũng làm rõ các chi tiết, hình ảnhđắt trong bài tập đọc để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nghệ thuật bài đọc

Ví dụ: Bài “ Sắc màu em yêu”- SGK Tiếng Việt 5-Tập 1 (Trang 19, 20)

Ngay hoạt động giới thiệu bài, tôi đã sử dụng slide hình ảnh những sự vật

và con người được nói tới trong bài thơ Từ đó, học sinh bước đầu có cái nhìnkhái quát về nội dung bài đọc

Trang 11

Ở phần tìm hiểu bài tôi cũng cũng làm rõ các chi tiết, hình ảnh đắt trongbài tập đọc để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nghệ thuật bài đọc qua việc tạocác slides hình ảnh chụp lại màu sắc của các sự vật đó để học sinh quan sát:

Màu vàng của hoa cúc mùa thu, lúa đồng chín rộ

Màu trắng của đóa hoa hồng bạch, mái tóc của bà

Ngày đăng: 08/08/2019, 14:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w