CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a Tác giả sáng kiến : Hạ Thị Thu Nga - Ngày th
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
4-5 tuổi tại trường mầm non”
Tác giả: Hạ Thị Thu Nga Đơn vị công tác: Trường mầm non Sơn Lôi Chức vụ: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: ĐHSP mầm non
Sơn Lôi, tháng 01 /2019
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến : Hạ Thị Thu Nga
- Ngày tháng năm sinh: 01/04/1992 Giới tính: Nữ
- Đơn vị công tác : Trường mầm non Sơn Lôi
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn; Đại học sư phạm mầm non
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100%
b) Chủ đầu tư:
Hạ Thị Thu Nga
c) Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Phát triển ngôn ngữ
- Mô tả sáng kiến:
Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ: phát âm đúng, nói đúng cấu trúc, diễn đạt mạch lạc Qua đó góp phần phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ
+ Về nội dung sáng kiến
Giáo dục phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ giáo dục hàng đầu cho trẻ mầm non Vì ngôn ngữ có liên quan mật thiết đến sự phát triển toàn diện của trẻ Trong đó có sự phát triển tư duy, nhận thức, sự phát triển thể chất,
Trang 3sự phát triển thẩm mỹ cũng như hình thành và định hướng cho sự phát triển nhân cách của trẻ
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng giúp trẻ trao đổi thông tin, thể hiện những nhu cầu, mong muốn và hiểu biết của mình Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn giúp trẻ chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của mình với mọi người xung quanh
Ngôn ngữ chính là phương tiện của sự phát triển tư duy, nhận thức của trẻ Thông qua ngôn ngữ trẻ thể hiện những hiểu biết của mình về thế giới vạn vật xung quanh Chính vì vậy mà tư duy, nhận thức của trẻ càng phát triển thì ngôn ngữ của trẻ cũng càng phát triển Và ngược lại, ngôn ngữ càng phát triển thì tư duy của trẻ cũng càng phát triển Có thể nói, tư duy và ngôn ngữ của trẻ có liên quan mật thiết đến nhau
Thông qua ngôn ngữ, cụ thể là việc làm quen với các tác phẩm văn học, qua các câu ca dao, tục ngữ có vần điệu trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong các ca
từ, vần điệu của các tác phẩm văn học Cũng nhờ đó, trẻ luôn có nhu cầu, mong muốn làm theo cái đẹp, hướng tới cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp
Đặc biệt, ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hình thành
và phát triển nhân cách cho trẻ Con người sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, truyền đạt những kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài người đã đúc kết được qua thời gian Qua giao tiếp bằng ngôn ngữ, trẻ được lĩnh hội những kinh nghiệm, xã hội của loài người Cũng thông qua đó mà nội dung truyền đạt cho trẻ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ
Hơn nữa, ngay từ những năm tháng đầu đời, ngôn ngữ của trẻ có sự phát triển rất mạnh mẽ, trẻ đã biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt những nhu cầu mong muốn của bản thân Bắt đầu là những ngôn ngữ cơ thể: Khóc khi đói, khuơ tay khuơ chân hay những âm thanh bập bẹ…nếu như ngay lúc này ngôn ngữ của trẻ không được chú trọng để trẻ phát triển ngôn ngữ sẽ dẫn đến sự phát triển ngôn ngữ lệch lạc cho trẻ sau này Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm với 32 học sinh, trong đó có đầy đủ các học sinh từ các thôn trong cùng 1 xã Tuy nhiên, với những cháu ở những thôn khác nhau lại có cách phát âm khác
Trang 4nhau Ví dụ: Những trẻ ở thôn A phát âm từ “n” thành “l”, số “năm” thành số
“lăm” Nhận thức được vấn đề cần thiết đó, bản thân tôi cho rằng: Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ Nó đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài và bền vững cho trẻ
Qua quá trình tìm hiểu cũng như quá trình giảng dạy bản thân tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển ngôn ngữ đối với sự phát triển toàn
điện của trẻ nên tôi xin mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số
biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non”
Biện pháp 1 Biện pháp trực quan
Là phương pháp mà tôi cho trẻ được tiếp xúc với từng vật cụ thể bằng tất
cả các giác quan như: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác…để trẻ được tìm hiểu và khám phá đối tượng 1 cách chân thực nhất Qua đó giúp trẻ dễ dàng nhận biết 1 cách khái quát đến cụ thể từng chi tiết đặc điểm của vật Tôi vừa chỉ vào đặc điểm của vật vừa đọc và nói để giúp trẻ hình thành mối quan hệ giữa lời nói với đặc điểm của đối tượng
Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu “quả cam”, tôi vừa giới thiệu quả cam có màu cam
và chỉ vào màu của qủa cam, hay tôi sẽ cho trẻ được sờ trực tiếp vỏ quả cam để trẻ phát hiện ra vỏ quả cam sần sùi Như thế trẻ sẽ dễ dàng khắc sâu và ghi nhớ được từ “ sần sùi” và sẽ được sử dụng để miêu tả những đối tượng có đặc điểm như thế nào
Qua quan sát, tôi luôn hướng tới giúp trẻ hình thành kĩ năng quan sát: Dạy trẻ sử dụng các giác quan cũng như bộ máy vận động của mình để tích lũy, dần những biểu tượng, vốn kiến thức cũng như ngôn ngữ Khi tổ chức quan sát tôi luôn chú ý giới thiệu đến mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng để trẻ thấy được mối quan hệ ấy Qua đó, góp phấn phát triển suy nghĩ, tư duy mạch lạc, logic và thể hiện ra bên ngoài bằng lời nói mạch lạc, rõ ràng
* Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu về cây hoa hồng, cô sẽ giới thiệu cho trẻ những điều kiện cần để cây sống và phát triển Qua đó, trẻ thấy được mối quan hệ mật thiết của cây với môi trường xung quanh cũng như cách chăm sóc và bảo vệ cây
Trang 5Biện pháp 2: Biện pháp kể chuyện sáng tạo
Trong các phương pháp kể chuyện: kể chuyện với đồ dùng, đồ chơi, kể
chuyện theo trí nhớ thì tôi luôn chú ý đến phương pháp kể chuyện sáng tạo Vì
kể chuyện sáng tạo đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, kể chuyện sáng tạo lấy trẻ làm nòng cốt và phát huy tính sáng tạo triệt
để cho trẻ ( sáng tạo từ ngữ, sáng tạo tư duy, logic)
+ Cô giới thiệu các bức tranh
+ Tên các nhân vật trong tranh
+ Cho trẻ thảo luận theo nhóm để sáng tạo nội dung, đặt tên cho câu chuyện mình sắp kể
Nhờ phương pháp này mà giúp trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, rèn luyện cho trẻ kĩ năng trình bày trước đám đông, qua đó ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc, vốn từ được củng cố và mở rộng
Kể chuyện sáng tạo là phương pháp đạt hiệu quả cao nhất trong việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, năng lực tư duy, óc sáng tạo, biết yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp và có kĩ năng trình bày trước đám đông
Vì vậy có thể nói, kể chuyện sáng tạo là 1 phương pháp giáo dục trẻ 1 cách toàn diện nhất về các mặt: Đạo đức, tư duy, nhận thức, chuẩn mực hành vi văn hóa và đặc biệt là ngôn ngữ
Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen với sách.
* Đối với ngôn ngữ lời nói:
Thông qua việc đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe trẻ cảm nhận được vần, điệu của bài thơ, câu chuyện Cũng qua việc đọc thơ, kể chuyện phát triển ở trẻ ngôn ngữ nghệ thuật, mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết cho trẻ thông qua việc giáo viên giải thích các từ khó, các từ mới cho trẻ
Sau khi đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe tôi sử dụng hệ thống các câu hỏi, đàm thoại theo một trình tự từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp, cụ thể đến chi tiết nhằm mục đích củng cố và khắc sâu kiến thức cho trẻ về những biểu tượng
mà trẻ thu lượm được Trẻ phải dùng tư duy, trí nhớ để trả lời các câu hỏi của
cô, qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc
Trang 6Ví dụ: sau khi đọc cho trẻ nghe bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” tôi sẽ hỏi trẻ:
+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do tác giả nào sáng tác?
+ Bài thơ nói về nội dung gì?
Khi đọc thơ, kể chuyện tôi sử dụng ngữ điệu nhịp nhàng, diễn cảm, phù hợp với từng nhân vật, qua đó cũng giúp trẻ lĩnh hội được cách diễn đạt lời nói diễn cảm, có vần, có nhịp điệu và phù hợp
Ngoài ra, đọc sách mỗi ngày sẽ giúp trẻ có cơ hội được phát triển trí tưởng tượng, khả năng phán đoán các sự kiện, sử dụng được vốn từ vựng phong phú và phù hợp với ngữ cảnh, trả lời được các câu hỏi khó hơn, phức tạp hơn Tôi thường đọc sách cho trẻ nghe vào giờ đón, trả trẻ, trong hoạt động góc thư viện
và hay sưu tầm những cuốn sách hay để đọc cho trẻ nghe và giới thiệu cho phụ huynh đọc cho con nghe ở nhà
* Đối với ngôn ngữ chữ viết:
Cô vừa đọc vừa chỉ tay vào các chữ để giúp trẻ hiểu được chữ viết ghi lại
lời nói, qua đó trẻ biết được cách viết Tiếng Việt: Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, các nét viết chữ cái và các nét cơ bản
Trước khi đọc tôi sẽ giới thiệu các bộ phận của cuốn sách
Biện pháp 4: Trẻ học bằng chơi _ chơi mà học
Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo chính là vui chơi, vì thế trò chơi là sự sống còn với trẻ, nó chiếm 1 vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ của trẻ nói riêng Đối với việc dạy nói cho trẻ thì điều này thể hiện càng rõ ràng Tôi đã dạy trẻ nói, phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ nhiều trò chơi như:
- Trò chơi luyện phát âm: máy bay ù ù ù, ngửi hoa, thổi nơ…
- Trò chơi phát triển vốn từ như: kể đủ ba thứ, chiếc túi kì diệu…
- Trò chơi phát triển kĩ năng nói mạch lạc, giao tiếp ngôn ngữ như: Trò chơi đóng vai theo chủ đề ( Mẹ con, bán hàng, bác sĩ, )
Trang 7Thông qua trò chơi, trẻ sẽ được trực tiếp thực hành ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt những hiểu biết, nhu cầu, mong muốn cũng như chia
sẻ những kinh nghiệm của bản thân
Trò chơi là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tạo cho trẻ trạng thái học tự nhiên nhất, giúp trẻ bắt chước, học nói và ghi nhớ từ ngữ 1 cách hiệu quả nhất
Ví dụ: qua trò chơi đóng vai “bán hàng”: Trẻ được củng cố và mở rộng vốn ngôn ngữ có liên quan đến hành động bán hàng như: Đặc điểm hàng hóa, hỏi giá rồi mặc cả Qua đó trẻ cũng có kĩ năng giao tiếp, cụ thể là kĩ năng mua hàng, mặc cả, và hơn thế nữa trẻ còn học được sự văn minh, lịch sự trong giao tiếp
Biện pháp 5: Tích hợp các môn học khác nhau
Thông qua các giờ học có chủ đích tôi đã khéo léo lồng ghép nội dung giáo dục ngôn ngữ cho trẻ để đạt hiệu quả cao nhất
Ví dụ: trong tiết dạy khám phá “ Cho trẻ làm quen với 1 số con vật nuôi trong gia đình” cô cho trẻ quan sát hình ảnh con gà trống, sau đó cho trẻ nói ra những hiểu biết của mình về con vật đó Sau đó cô khái quát, phát âm và cho trẻ phát âm lại Qua đó, giúp trẻ phá triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn, củng cố
và khắc sâu vốn từ ngữ cho trẻ
Mặt khác, trong tất cả các hoạt động phương pháp dùng lời nói (đàm thoại, chỉ dẫn, giải thích) luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tiết học Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động này đạt kết quả cao, tôi luôn chú ý đến lời nói, ngôn ngữ của mình phải đúng chuẩn mực, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và phù hợp với nhận thức của trẻ
Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin
Vào giai đoạn này tư duy trực quan hành động của trẻ đang phát triển ở
mức độ mạnh mẽ, nên việc trẻ học qua hình ảnh ngộ nghĩnh, âm thanh sống động sẽ giúp trẻ hứng thú hơn, chú ý hơn và việc học đạt hiệu quả hơn Và ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì các phần mềm ứng dụng hoàn toàn đáp ứng được điều đó Vì dụ: Chương trình phầm mềm Kidsmart,
Trang 8Nắm rõ được điều này nên tôi đã xây dựng góc tin học ở lớp để trẻ được sử dụng các ứng dụng này trong giờ hoạt động góc
Ngoài ra, tôi luôn đề cao và chú trọng đến công tác tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh sử dụng phần mềm này ở gia đình thay cho việc trẻ xem các chương trình đơn thuần khác
Biện pháp 7: Sửa sai cho trẻ mọi lúc, mọi nơi
Không chỉ sửa sai cho trẻ trong các tiết học văn học mà tôi luôn chú ý phát hiện những lỗi phát âm và sử dụng từ ngữ sai cho trẻ mọi lúc mọi nơi để những lỗi sai đó không thể trở thành một thói quen khó sửa
Khi trò chuyện với trẻ trong giờ đón, trả trẻ, hay ngay cả khi trẻ giao tiếp, trò chuyện với bạn bè tôi cũng giúp trẻ sửa sai kịp thời Những lỗi mà trẻ hay mắc phải trong khi giao tiếp đó chính là lỗi nói ngọng,nhầm “l” với “n” Lúc ấy,
cô phải phát hiện kịp thời và nhẹ nhàng sửa lỗi cho trẻ
Biện pháp 8: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh
Tuyên truyền với phụ huynh về chương trình học của trẻ, phối hợp với giáo viên cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học : Bài thơ, ca dao, đồng dao, các câu chuyện ở góc tuyên truyền và trong các giờ đón - trả trẻ
Bản thân tôi thường xuyên tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh tổ chức cho trẻ các hoạt động ngoại khóa: Tham quan, du lịch, trải nghiệm Vì thông qua các hoạt động tham quan, trải nghiệm trẻ được đến gần các sự vật, hiện tượng và được khám phá nó trực tiếp Qua đó, kích thích sự tò mò, khám phá, ham hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh Qua việc tham gia các hoạt động tham quan, ngoại khóa trẻ dần tích lũy được những kinh nghiệm, hình ảnh, biểu tượng về thế giới xung quanh và dùng ngôn ngữ để củng cố và diễn đạt lại
Sau buổi tham quan, dã ngoại tôi sẽ tổ chức các biện pháp củng cố các nhận thức cũng như các ấn tượng mà trẻ có được sau khi tham quan
Sau khi xây dựng các biện pháp tôi đã tiến hành áp dụng vào việc giảng dạy tại lớp 4 tuổi trường mầm non nơi tôi công tác
Trang 9Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn:
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên cùng với sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp cũng như sự quan tâm, phối hợp của các bậc phụ huynh, sự hợp tác của trẻ và những nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã thu hoạch được kết quả sau:
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động phát triển ngôn ngữ hơn
- Vốn từ vựng của trẻ được củng cố và mở rộng đáng kể
- Trẻ nói đúng cấu trúc câu hơn
- Trẻ nói và trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc hơn
- Trẻ kể chuyện diễn cảm, đọc thơ có vần điệu hơn
- Giảm tỉ lệ trẻ nói ngọng, nói lắp
- Ngôn ngữ của trẻ rõ ràng, mạch lạc hơn
- Trẻ biết sử dụng các câu khác nhau để diễn đạt những nhu cầu, mong muốn, hiểu biết của bản thân
- Trẻ chia sẻ với cô và bạn bè nhiều hơn
Kết quả tiến bộ của trẻ được thể hiện qua bảng sau:
Tổng
số trẻ Các tiêu chí
Trước khi áp dụng
Sau khi áp
32
1 Phát âm đúng 25/32 = 78,1% 31/32 = 96,8% Tăng 18,7%
2 Nói đúng cấu trúc 23/32 = 71,8% 31/32 = 96,8% Tăng 25%
3 Diễn đạt mạch lạc 22/32 = 68,7% 30/32 = 93,7% Tăng 25%
- Bản thân tôi tìm ra được các biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
- Bản thân luôn được trẻ yêu quý, phụ huynh tin tưởng và ủng hộ
+ Mang lại hiệu quả kinh tế: Khi thực hiện những biện pháp trên sẽ huy động được sư ủng hộ của phụ huynh cả về mặt tinh thần lẫn kinh tế sẽ giúp giảm chi phí Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giảm thiểu việc mua đồ dùng đồ chơi sẽ giúp tiết kiệm được chi phí hơn
+ Mang lại lợi ích xã hội: Khi giáo viên vận động phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia phát triển ngôn ngữ cho trẻ sẽ giúp cộng đồng xã hội nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ nói chung và việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng Từ đó, phụ huynh cũng có cái nhìn sâu sắc hơn
Trang 10và hiểu hơn về việc giáo dục trẻ mầm non Và khi ngôn ngữ của trẻ phát triển cũng sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu những chuẩn mực của xã hội
- Các thông tin cần được bảo mật: Không có
d) Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên cần có những hiểu biết nhất định về các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi mầm non
- Có hiểu biết về mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non
- Cần nắm vững được đặc điểm nhận thức của trẻ từng lứa tuổi
- Giáo viên cần có kiến thức phương pháp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ tích cực, ngoan ngoãn nghe lời cô
- Lớp học sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị đầy đủ
- Phụ huynh có những hiểu biết về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ đối với trẻ
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài sáng kiến có thể áp dụng vào thực tế dễ dàng hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non
Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào thực tiễn vẫn còn có nhiều thiếu sót, hạn chế bản thân tôi luôn mong nhận được sự tận tình giúp đỡ và đóng góp
ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn Lôi, ngày 5 tháng 1 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
Hạ Thị Thu Nga