1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

18 160 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH BÀI TẬP MÔN HỌC PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN Đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÀI TẬP MÔN HỌC

PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG

CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN

Đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN KHU VỰC

BÃI BỒI VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH

LỚP QH-2017-SIS-KHBV

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Hoàng Hà Học viên: Nguyễn Hữu Mạnh

Hà Nội, năm 2018

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC HÌNH VẼ 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài 4

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 4

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6 Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5

7 Câu hỏi nghiên cứu 5

8 Danh sách chương 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

Nguyên tắc PP&SDBV tài nguyên 6

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 7

2.1 Giới thiệu khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình 7

2.2 Hiện trạng phân phối tài nguyên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn 7

2.3 Hiện trạng sử dụng tài nguyên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn 9

2.4 Các vấn đề bất cập, thách thức trong PP&SDBV tài nguyên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn 10

2.5 Giải pháp PP&SDBV tài nguyên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn 12

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

PP&SDBV Phân phối và sử dụng bền vững BĐKH Biến đổi khí hậu

SNN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn

UBND Ủy ban nhân dân

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu

………

7

Hình 2.Hiện trạng phân phối theo loại hình sử dụng đất ở khu vực bãi bồi

đê

BM1-BM2……… 8 Hình 3.Rác thải được đốt và xả thẳng ra nguồn nước

Hình 4.Nước giếng khoan bị vẩn đục, có mùi tanh……… 11 Hình 5.Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng tới hoạt

động nuôi trồng thủy

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại khu vực đê BM1-BM2………

9

Bảng 2 Hiệu quả kinh tế trong sử dụng bãi bồi ven biển huyện Kim

Sơn……

10

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài

Tài nguyên vùng bãi bồi ven biển Việt Nam có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, đây cũng là khu vực dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng Trong khi đó, việc quản lý, phân phối và

sử dụng chưa hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến sự suy thoái về tài nguyên, môi trường, nảy sinh mâu thuẫn, xung đột cao giữa các bên liên quan trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điển hình là bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn có nguồn tài nguyên đất, nước, rừng phong phú và có tầm quan trọng trong đảm bảo sinh kế người dân nơi đây và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng những nguồn tài nguyên này đang được quản lý, phân phối và sử dụng chưa bền vững Do đó, việc tìm ra giải pháp phân phối và sử dụng tài nguyên nơi đây một cách bền vững là rất cần thiết Vì vậy, tôi đã chọn đề tài:

“Nghiên cứu và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về phân phối và sử dụng bền vững tài nguyên

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho công việc nghiên cứu và giả giảng dạy các vấn đề liên quan đến phân phối và sử dụng bền vững tài nguyên ở các cơ sở giáo dục và khoa học hiện nay; là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách phân phối và sử dụng bền vững tài nguyên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn trong tương lai

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất giải pháp phấn phối và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nêu trên Đề tài cần nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về phấn phối và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

- Đánh giá thực trạng phấn phối và sử dụng tài nguyên thiên nhiên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn;

- Đề xuất các giải pháp phấn phối và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

Trang 7

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng phân phối và sử dụng tài nguyên thiên nhiên

khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: Thông tin, tài liệu, dữ liệu nghiên cứu tính đến thời điểm khảo sát địa bàn;

+ Về không gian: Tài nguyên bãi bồi ven biển thuộc 3 xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình từ đê Bình Minh 1 (BM1) đến Bình Minh 3 (BM3) và từ đê BM3 ra Cồn Nổi tính đến cao trình - 1,5m

6 Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

- Cách tiếp cận liên ngành;

- Cách tiếp cận Văn hóa;

- Cách tiếp cận Kinh tế;

- Cách tiếp cận Chính trị học;

- Cách tiếp cận Sử học

6.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đi từ lý luận đến thực tiễn và từ thực tiễn trở về với lý luận, phương pháp phân tích - tổng hợp;

- Phương pháp đối chiếu - so sánh,

- Khảo cứu tài liệu trong và ngoài nước;

7 Câu hỏi nghiên cứu

Giải pháp phấn phối và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là gì?

8 Danh sách chương

Các chương chính:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết

Chương 2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

5

Trang 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Nguyên tắc PP&SDBV tài nguyên

- Phân phối tài nguyên:

Việc ra quyết định về phân phối quyền sử dụng tài nguyên giữa các đối tượng sử dụng cạnh tranh (Salmon và nnk, 2005)

Căn cứ quy hoạch phân phối:

- Đánh giá: Hiện trạng phân phối TN, quyền sử dụng, quyền sở hữu, kết quả thực

tế sử dụng phân phối SDTN và theo nguyên tắc SDBV

- Các căn cứ khác: Phù hợp với đặc thù từng loại TNTN, mục tiêu sử dụng theo SDBV, thể chế chính sách chung, văn hoá truyền thông, kinh nghiệm quản lý, sử dụng bền vững TNTN và kinh nghiệm quốc tế

- Sử dụng bền vững tài nguyên

Việc sử dụng mang lại lợi ích cho con người nhưng không ảnh hưởng đến việc duy trì đặc trưng tự nhiên của hệ sinh thái (Ramsar, 1987);

Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên

là việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái cốt lõi nhằm duy trì chức năng của sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học (Brundtland và Khalid, 1987)

- Nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên theo Satoyama – Nhật Bản; Takeuchi, 2011:

+ Sử dụng tài nguyên trong khả năng chống chịu và phục hồi của môi trường; + Luân chuyển sử dụng tài nguyên;

+ Nhận thức giá trị và tầm quan trọng của truyền thống và văn hóa địa phương; + Phối hợp sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan;

+ Đóng góp tích cực vào kinh tế - xã hội

- Nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên theo Australia (Natural Resource Management Ministerial Council (NRMMC): Australia and New Zealand):

+ PTBV hệ sinh thái đảm bảo nguyên tắc quản lý bền vững TNTN và PTBV; + Nâng cao khả năng chống chịu của hệ sinh thái;

+ Đảm bảo nguyên tắc phòng ngừa phải được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu tối đa suy thoái môi trường;

+ Phòng ngừa suy thoái tài nguyên luôn luôn hiệu quả hơn khắc phục những hậu quả do suy thoái tài nguyên và môi trường;

+ Chủ sở hữu TNTN chịu trách nhiệm chính trong quản lý bền vững TNTN phù hợp với quy định pháp luật hiện hành;

+ Tham kiến chủ sở hữu TNTN, người quản lý, người sử dụng, người dân bản địa, cộng đồng dịa phương và những bên liên quan trong xây dựng các chiến lược phát triển liên quan

Trang 9

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.1 Giới thiệu khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình

Vị trí địa lý: Vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn được hình thành do sự bồi tụ của

hai cửa sông chính là sông Đáy ở phía Đông, sông Càn ở phía Tây (Hình 1) Vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn nằm ở đỉnh điểm phía Đông Nam của vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Đông giáp sông Đáy, phía Tây giáp sông Càn, phía Bắc giáp đê Tùng Thiện và đê Cồn Thoi, cách trung tâm huyện Kim Sơn

khoảng 20 km

Hình 1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu

Dân cư: dân cư ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh Dân số toàn huyện Kim Sơn

khoảng 163.500 người, mật độ khoảng 788 người/km2 Nghề chính là nuôi trồng thuỷ sản và một số làm việc trong các hợp tác xã, cơ sở sản xuất chế biến nông sản, thuỷ sản

Hoạt động kinh tế: Các xã vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn đã khai thác

thế mạnh là nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, du lịch, đây là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, an ninh chính

trịnh được giữ vững.

Văn hoá xã hội: Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực đất lấn biển mới được

mở rộng nên không có các trường đào tạo chuyên nghiệp mà chỉ có hệ thống các trường giáo dục phổ thông Toàn vùng có một trường trung học phổ thông ở thị trấn Bình Minh Tất cả các xã trong vùng đều có các trường tiểu học và trung học cơ sở, 100% trẻ em đều được đến trường đi học Ở các khu thị tứ, thị trấn đều có hệ thống trạm xá từ 5- 10 giường bệnh để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân

2.2 Hiện trạng phân phối tài nguyên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

2.2.1 Tài nguyên đất

a Từ đê BM1-BM2

7

Trang 10

Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực này là 1932 ha (theo Quyết định số

2231/QĐ-UBND ngày 30/10/2001 của UBND tỉnh Ninh Bình) Trong đó rộng nhất

là xã Kim Đông với 652,67ha, sau đó đến Kim Hải 485,02ha và Kim Trung

439,79ha

Hiện trạng phân phối theo loại hình sử dụng đất ở khu vực bãi bồi đê BM1-BM2 như Bảng 1 và Hình 2 dưới đây:

Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại khu vực đê BM1-BM2 (ha)

1 Đất nông nghiệp: 1194,28ha 287,64 460,08 294,56 1.1

Đất sản xuất nông nghiệp –

đất trồng cây hàng năm:

93,62ha

29,26 28,28 36,08

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản: 1100,62ha 258,38 431,80 258,48

2 Đất phi nông nghiệp:

699,03ha

144,61 189,33 161,97

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Sơn, 2010

Đất sản xuất nông nghiệp ; 4.94%

Đất nuôi trồng thủy sản; 58.13%

Đất phi nông nghiệp; 36.92%

b Từ đê BM2-BM3

Sau khi đê BM3 được xây dựng thì tổng diện tích đất tự nhiên khu vực bãi bồi 3

xã nghiên cứu đã tăng thêm 1463ha tính từ đê BM2 đến đê BM3 (theo Quyết định số 1329/QĐ-UBND ngày 23/06/2006 của UBND tỉnh Ninh Bình) Khu vực này được chính quyền cho người dân đấu thầu nuôi trồng thủy sản, một số hộ tận dụng, xây dựng chuồng trại để chăn nuôi dê, bò, gia cầm

c Từ đê BM3 ra Cồn nổi tính đến cao trình -1,5m

Hình 2 Hiện trạng phân phối theo loại hình sử dụng đất

ở khu vực bãi bồi đê BM1-BM2

Trang 11

Diện tích đất tự nhiên là 4060ha, diện tích có khả năng nuôi ngao là 1814ha, diện tích đang nuôi ngao là 636.4ha Đây là khu vực mới được bồi tụ thêm, nhiều diện tích đất chưa có kế hoạch sử dụng, phần lớn diện tích là sử dụng cho mục đích nuôi ngao (tự nhiên, thương phẩm) và trồng rừng ngập mặn

9

Trang 12

2.2.2 Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu là 1233,92

(SNN&PTNT Ninh Bình 6/2008) Diện tích đất rừng ngập mặn được giao cho 3 đơn vị quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kim Sơn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình

2.3 Hiện trạng sử dụng tài nguyên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn 2.3.1 Tài nguyên đất

Tài nguyên đất tại khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn giữa đê BM1 và BM3 được sử dụng vào mục đích trồng lúa, trồng cây hoa màu và phục vụ cho nuôi trồng thủy hải sản Đất trồng lúa và đất trồng hoa màu tập trung ở khu dân cư phía trong đê BM1, chiếm diện tích nhỏ, và ngày càng thu hẹp Bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để phát triển vùng nuôi trồng thủy sản Người dân nơi đây đã nắm bắt được lợi thế đó để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ trồng lúa, cói, hoa màu sang nuôi trồng thủy sản Khu vực ngoài

đê BM3 được sử dụng để nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng RNM

Ngoài những vùng đất ngập nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, những vùng đất trống còn lại được sử dụng để canh tác hoa màu với một số loại cây trồng như trồng ngô, dưa lê, dưa hấu, thanh long Mặc dù đã đưa xen canh, luân canh vào canh tác nhưng hiệu quả chưa cao do trình độ canh tác thấp, còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên mà chưa có giải pháp để thích nghi, ứng phó

Công tác quy hoạch sử dụng đất còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế khi nhiều diện tích đất thu hồi cho dự án (nghĩa trang, đất cho doanh nghiệp) không

được triển khai Mặc dù đã được chính quyền cho người dân thuê lại để nuôi chồng thủy sản nhưng hiệu quả không cao do chưa yên tâm đầu tư canh tác

2.3.2 Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt tại các kênh mương được lấy từ sông Đáy và sông Càn dẫn qua hệ thống kênh và được điều tiết qua các cống trên kênh, các cống qua đê biển phục

vụ nuôi trồng thủy sản và hoạt động tưới tiêu phục vụ trồng trọt, chăn nuôi Hiệu quả

sử dụng nước chưa cao do công ty thủy nông và người dân chưa có sự phối hợp trong việc điều tiết nước, chưa có sự cân đối hài hòa giữa các đối tượng sử dụng Công tác quy hoạch thủy lợi chưa được quan tâm đúng mức, khi bản đồ quy hoạch thủy lợi chung của tỉnh từ năm 2003 không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, sản xuất thời điểm hiện tại Mặc dù trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, quy hoạch thủy lợi là một trong những tiêu chí quan trọng nhưng tại địa phương, nhất là những địa phương ven biển công tác lập quy hoạch thủy lợi gặp nhiều khó khăn khi chưa có cơ sở để thực hiện tiêu chí này Chính vì thế quy hoạch thủy lợi trở nên chồng chéo, bất hợp lý, không có mối liên hệ giữa các xã và các vùng có cùng tuyến sông chính đi qua

Tài nguyên nước ngầm chủ yếu là nước giếng khoan dùng để sinh hoạt Chất lượng nước kém, nhiều nơi có vẩn đục, có mùi tanh Xây dựng bể lọc chỉ xuất hiện tại các gia đình có điều kiện và trình độ học vấn cao

Nguồn nước sử dụng Khu vực này lại chưa có công trình, hệ thống cấp nước sạch tập trung nào Nhiều gia đình chưa ý thức được tầm quan trọng của nước sạch trong sinh hoạt, vẫn hài lòng với nguồn nước hiện tại Chính vì thế cần có sự quan tâm hơn

Trang 13

từ chính quyền, các hội, tổ chức chính trị trong công tác tuyên truyền sử dụng nước sạch và đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch tại khu vực này

2.3.3 Tài nguyên rừng, đa dạng sinh học

Với đặc thù là vùng bãi bồi ven biển, rừng ngập mặn có vai trò vô cùng quan trọng trong ứng phó với BĐKH với chức năng là “lá phổi xanh” giúp điều hòa khí hậu, trong lành không khí Ngoài ra RNM còn góp phần làm duy trì và phát triển đa dạng sinh học, là môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài thủy hải sản Hiện nay, diện tích RNM đang bị suy giảm, gây ra thiệt hại đối với khu vực bãi ngang huyện Kim Sơn

2.4 Các vấn đề bất cập, thách thức trong PP&SDBV tài nguyên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

- Hiệu quả trong sử dụng tài nguyên chưa cao:

Mặc dù diện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng ngày càng tăng do hầu hết các hộ gia đình đều chuyển đổi từ đất 313 là đất nông nghiệp, trồng lúa, cói sang đất nuôi trồng thủy sản nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao

Diện tích RNM đang bị suy giảm, gây ra thiệt hại đối với khu vực bãi ngang huyện Kim Sơn

Hiệu quả sử dụng nước chưa cao do công ty thủy nông và người dân chưa có sự phối hợp trong việc điều tiết nước, chưa có sự cân đối hài hòa giữa các đối tượng sử dụng Quy hoạch thủy lợi chồng chéo, bất hợp lý, không có mối liên hệ giữa các xã và các vùng có cùng tuyến sông chính đi qua

Từ kết quả đánh giá định lượng hiệu quả kinh tế trong sử dụng bãi bồi ven biển khu vực nghiên cứu dựa vào kết quả điêu tra, phỏng vấn hộ gia đình ở Bảng 2, ta thấy nhìn chung hiệu quả kinh tế ở khu vực nghiên cứu còn thấp, điều này chứng tỏ việc sử dụng tài nguyên chưa mang lại hiệu quả cao, đặc biệt ở xã Kim Trung 0,32/1, Kim Hải

có hệu quả sử dụng tài nguyên cao hơn nhưng vẫn nằm trong mức thấp (0,35/1)

Bảng 2 Hiệu quả kinh tế trong sử dụng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

Hiệu quả kinh tế Năng xuất

(%)

Thu nhập (%)

Sinh kế chính tạo thu nhập

Hiệu quả nuôi trồng

Tổng

Nguồn: Lê Anh Tuấn, (2016)

- Vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu

Vấn đề ô nhiễm môi trường làm xu hướng sản lượng giáp xác những năm gần đây giảm đáng kể khiến hoạt động nuôi trồng thủy sản khu vực trong đê BM2 gặp rất nhiều khó khăn [2]

Rác thải của hộ gia đình chủ yếu không qua xử lý mà gom lại rồi đốt, nhiều gia đình thải trực tiếp ra nguồn nước gây ảnh hưởng tới môi trường nước, đất, không khí Phân thải từ hoạt động chăn nuôi cũng thải trực tiếp ra môi trường xung quanh (Hình 3) Chất lượng nước sinh hoạt thì kém, nhiều nơi bị vẩn đục, có mùi tanh (Hình 4)

11

Ngày đăng: 07/08/2019, 09:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4] Lê Anh Tuấn (2016). Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Khoa học bền vững, Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Tác giả: Lê Anh Tuấn
Năm: 2016
[1] Nguyễn Thị Hoàng Hà. Bài giảng môn học Phân phối và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên Khác
[2] UBND huyện Kim Sơn (2012). Báo cáo dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 Khác
[3] Phòng thống kê huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (2010). Niên giám thống kê huyện Kim Sơn năm 2010 Khác
[5] UBND tỉnh Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường (2013). Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020 Khác
[6] Nguyễn Ngọc Quỳnh (2008). Phương pháp luận và những luận cứ khoa học để khai thác và sử dụng hợp lý vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w