1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp huyện điện biên, tỉnh điện biên

106 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 3,24 MB

Nội dung

Diện tích các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của 2 tiểu vùng .... Phân cấp mức độ tích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất được lựa chọn của huyện Điện Biên.. Kinh ngh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-*** -

Balloon HIENGKHAMBANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-*** -

Balloon HIENGKHAMBANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành : Khoa học Môi trường

Mã số : 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TSKH Nguyễn Xuân Hải

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc tới PGS TSKH Nguyễn Xuân Hải là người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này

Tôi xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe và thành công tới ThS Phạm Anh Hùng cùng các anh, chị công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Quan Trắc và Mô hình hóa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe và thành công tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội Tôi xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe và thành công tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kế hoạch Đô thị, Trường Đại học Kiến trúc - Đại học Quốc gia Lào

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong lớp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Balloon HIENGKHAMBANH

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Khái niệm về đất đai 3

1.1.1 Vai trò, ý nghĩa đất đai trong nông nghiệp 3

1.1.2 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp 4

1.1.3 Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp 5

1.2 Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp 7

1.2.1 Tình hình sử dung đất nông nghiệp trên thế giới 8

1.2.2 Tình hình sử dung đất nông nghiệp ở Việt Nam 9

1.2.3 Tổng quan về phương pháp đánh giá đất đai 11

1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 14

1.3.1 Điều kiện tự nhiên huyện Điện Biên 14

1.3.2 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội 20

1.4 Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 27

1.4.1 Kết quả 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 27

1.4.2 Các hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém 27

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.30 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30

2.2 Nội dung nghiên cứu 31

2.3 Phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích, sử lý số liệu 31

2.3.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 31

2.3.3 Phương pháp đánh giá đất đai 33

2.3.4 Phương pháp phân tích mẫu 31

2.3.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 32

2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu điều tra 31

2.3.7 Phương pháp xây dựng bản đồ 34

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Thực trạng sử dụng và biến động đất đai của huyện Điện Biên 35

3.1.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 35

Trang 5

3.1.2 Thực trạng loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên 41

3.1.3 Biến động sử dụng đất SXNN 46

3.2 Đánh giá đặc điểm tài nguyên đất của huyện 48

3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất SXNN 57

3.3.1 Những căn cứ và tiêu chuẩn để đánh giá 57

3.3.2 Đánh giá hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp 62

3.3.3 Đánh giá hiệu quả môi trường 64

3.3.4 Xác định các loại hình sử dụng đất bền vững và triển vọng 67

3.4 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Dự báo sử dụng đất Việt Nam đến năm 2020 9

Bảng 1.2 Dân số của huyện Điện Biên 25

Bảng 2.1 Các phương pháp phân tích mẫu đất 31

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất năm 2015 35

Bảng 3.2 Diện tích, cơ cấu đất SXNN năm 2015 theo mục đích sử dụng 37

Bảng 3.3 Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2016 40

Bảng 3.4 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện 41

Bảng 3.5 Diện tích các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của 2 tiểu

vùng 45

Bảng 3.6 Biến động sử dụng đất đai của huyện Điện Biên 47

Bảng 3.7 Phân loại đất huyện Điện Biên 48

Bảng 3.8 Kết quả phân tích phẫu diện ĐB60 51

Bảng 3.9 Kết quả phân tích phẫu diện ĐB50 51

Bảng 3.10 Kết quả phân tích phẫu diện ĐB72 52

Bảng 3.11 Kết quả phân tích phẫu diện ĐB94 53

Bảng 3.12 Kết quả phân tích phẫu diện ĐB100 53

Bảng 3.13 Kết quả phân tích phẫu diện ĐB83 54

Bảng 3.14 Kết quả phân tích phẫu diện ĐB1 54

Bảng 3.15 Kết quả phân tích phẫu diện ĐB15 55

Bảng 3.16 Kết quả phân tích phẫu diện ĐB30 56

Bảng 3.17 Kết quả phân tích phẫu diện ĐB116 56

Bảng 3.18 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá mức độ thích hợp 58

Bảng 3.19 Tiêu chuẩn đánh sử dụng đất đai 59

Bảng 3 20 Thống kê hiệu quả các loại hình sử dụng đất NN từ năm 2011 – 2015 59 Bảng 3 21 Hiệu quả kinh tế các LHSDĐ huyện Điện Biên 62

Bảng 3.22 Số công lao động trung bình của các LUT 62

Bảng 3.23 Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Điện Biên 64

Trang 7

Bảng 3.24 So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý 65 Bảng 3.25 Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất 66 Bảng 3.26 Tổng hợp đánh giá khả năng sử dụng bền vững của các LHSDĐ 67 Bảng 3.27 Phân cấp mức độ tích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất được lựa chọn của huyện Điện Biên 68 Bảng 3.28 Tổng hợp diện tích phân hạng thích nghi đất đai huyện Điện Biên 71 Bảng 3.29 Đề xuất cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên 75

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Biến động sử dụng đất Việt Nam (2015/2000) 10

Hình 1.2 Bản đồ hành chính thu từ bản đồ tỷ lệ 1/40.000 của huyện Điện Biên 17

Hình 2.1 Bản đồ vị trí của huyện Điện Biên trong tỉnh Điện Biên 30

Hình 3.1 Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất năm 2015 36

Hình 3.2 Diện tích, cơ cấu đất SXNN theo mục đích sử dụng năm 2015 38

Hình 3.3 Thống kê diện tích đất SXNN theo đơn vị hành chính năm 2016 41

Hình 3.4 Biến động sử dụng đất đai của huyện Điện Biên 46

Hình 3.5 Bản đồ đất huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 50

Hình 3.6 Bản đồ phân hạng thích nghi đất nông nghiệp huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 72

Hình 3.7 Bản đồ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 76

Trang 9

LMU Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)

LUR Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requairement)

LUS Hệ thống sử dụng đất đai (Land Use System)

LUT/LHSDĐĐ Loại hình sử dụng đất đai (Land Use Uniliztion)

MLM Phương pháp hạn chế nhiều nhất (Maximum Limiting Method)

NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QH & KTNN Quy hoạch và kinh tế nông nghiệp

UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc

WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

Trang 10

MỞ ĐẦU

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, là hợp phần quan trọng của môi trường, là tư liệu chủ yếu để sản xuất các sản phẩm của cây trồng Chính vì vậy, công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai rất được chú trọng nhằm mô tả các đặc trưng và giá trị sử dụng đất trên các vùng lãnh thổ khác nhau

Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy, cùng với quá trình công nghiệp hóa vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng, đặc biệt là vùng đất màu mỡ cho năng suất cao Và cùng với việc đánh giá đất đai kết hợp với kinh nghiệm sản xuất địa phương để sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp làm tăng sản lượng cây trồng, tăng thu nhập cho người sản xuất và khai thác tối ưu nguồn tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp này [2]

Huyện Điện Biên là huyện biên giới giáp với CHDCND Lào, có diện tích tự nhiên 163.972,85 ha nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc; huyện có 25 xã (trong đó có

09 xã biên giới), có chung đường biên giới với tỉnh Phông Sa Ly và tỉnh Luông Pra Bang (Lào) dài 154 km, có cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc và một số đường tiểu ngạch sang Lào

Thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ huyện lần thứ XVIII, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, giải pháp đồng

bộ kích thích tăng trưởng kinh tế Nhiều cơ chế, chính sách mới ưu tiên cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững và đảm bảo an ninh xã hội được thực hiện tạo động lực khuyến khích kính tế - xã hội phát triển, nhân dân tin tưởng vào Đảng và Nhà nước Bên cạnh đó, huyện Điện Biên còn gặp nhiều khó khăn, tình hình thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp; tiến độ triển khai một số công trình, dự án còn chậm; điều kiện kinh tế xã hội tại các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn; người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, số hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ cao Kết cấu hạ tầng còn thấp kém, nhất là hệ thống giao

Trang 11

thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, cơ sở vật chất các trường học, trạm y tế xã, trụ

sở UBND các xã mới chia tách chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn

sống - kinh tế - xã hội [13]

Vì thế việc “Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên” sẽ góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định đời sống cư dân, đảm

bảo an ninh quốc phòng, và có ý nghĩa về cơ sở lý luận, cũng như thực tiễn yêu cầu phát triển của huyện Đề tài được thực hiện với mục tiêu sau:

- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Điện Biên

- Đánh giá hiện trạng sản xuất nông nghiệp, phân tích thuận lợi, khó khăn của hoạt động sản xuất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp và định hướng sử dụng đất theo hướng bền vững

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Khái niệm về đất đai

- Đất (Soil): Là vật thể tự nhiên đặc biệt hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời gian và tác động của con người

- Đất đai (Land): Một vùng đất xác định về mặt địa lý, là một thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước đây của con người, ở chừng mục mà thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa với việc sử dụng vùng đất đó của con người hiện tại và trong tương lai

- Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit- LMU): Là một vùng đất đai với các tính chất riêng biệt được xác định trên bản đồ

- Đặc trưng đất đai (Land Quanlity - LQ): Là thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đất đai cho một loại sử dụng cụ thể

- Loại hình sử dụng đất đai chính (Major kind of land use): Là một phân chia chủ yếu đối với sử dụng đất ở nông thôn

- Loại hình sử dụng đất đai (Land Uniliztion Type - LUT): Là một kiểu sử dụng đất đai cụ thể được miêu tả và xác định theo mức độ chi tiết từ các loại hình sử dụng đất chính

- Hệ thống sử dụng đất đai (Land Use System – LUS): Là một tổ chức các loại sử dụng đất và đơn vị đất đai LUS = LUT + LMU

- Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirement – LUR): Yêu cầu sử dụng đất đai được định nghĩa như là những điều kiện cần thiết để thực hiện thành công và bền vững các loại hình sử dụng đất Những yêu cầu sử dụng đất đai thường được xem xét từ chất lượng đất đai của vùng nghiên cứu [3]

1.1.1 Vai trò và ý nghĩa đất đai trong nông nghiệp

Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế

hệ con người

Trang 13

Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng Nhưng đất đai

là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian Trong quan điểm của phát triển nông thôn, nông nghiệp có vai trò dẫn đến trong các phúc lợi kinh tế của một khu vực do tác động của nó đối với các lĩnh vực khác nhau: kinh tế (thu nhập), xã hội (việc làm, chất lượng cuộc sống, sức khỏe) và môi trường (cảnh quan, đa dạng sinh học , bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, và hấp thụ cacbon), ngoài tầm quan trọng đó là cung cấp nguyên liệu chính cho các thực phẩm và các ngành công nghiệp khác (thực phẩm, các loại sợi, nhiên liệu sinh học,

và gỗ [15] Đất đai là một trong bốn yếu tố của sản xuất và để phát triển sản xuất Tuy vậy, trong cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất, mà còn là vốn và được chuyển dịch theo cơ chế kinh tế Vì vậy, Nhà nước phải có những quy định chặt chẽ để không xảy ra những lộn xộn trong quản lý Đồng thời, thông qua quản lý để điều tiết những khoản thu nhập phát sinh từ giá trị sử dụng đất của từng thời điểm cụ thể

Nông nghiệp là chiến trường đầu tiên và quan trọng nhất, nông nghiệp và lâm nghiệp cũng vẫn là lĩnh vực cơ bản trong cơ cấu kinh tế quốc gia, việc chuyển đổi

từ nền kinh tế tự nhiên sản xuất thương mại là ưu tiên lớn của thời kỳ quá độ sang chủ nghĩa xã hội của Việt Nam [16]

Đất nông nghiệp thường là đất dành cho SXNN, việc sử dụng hệ thống và kiểm soát các hình thức khác của cuộc sống, đặc biệt là chăn nuôi gia súc và sản xuất các loại cây trồng để sản xuất thực phẩm cho con người, như vậy đồng nghĩa với đất nông nghiệp là đất trồng trọt [20]

1.1.2 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

Đất NN là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu sử dụng con người ngày càng tăng, mặt khác đất NN ngày càng bị thu hẹp do bị chuyên dùng sang các mục đích khác Vì vậy, sử dụng đất NN phải đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả KT -

XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới sản xuất hàng hóa Sử dụng đất trong sản xuất NN trên cơ

Trang 14

sở cân nhắc những mục tiêu phát triển KT - XH Nguyên tắc sử dụng đất NN là

“đầy đủ và hợp lý”, dựa trên quan điểm tiến bộ, phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,

xã hội cụ thể như sau:

- Sử dụng đất NN hợp lý sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông sản trên một đơn vị diện tích, có cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý góp phần bảo vệ độ phì nhiêu của đất

- Sử dụng đất NN đầy đủ và hợp lý là tiền đề để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khác, nâng cao đời sống của nông dân, cơ cấu kinh tế thị trường phù hợp với quy luật tự nhiên của nó, gắn với chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển nền NN bền vững [5]

1.1.3 Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp

Một vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn là sự cần thiết phải tăng cường sản xuất nông nghiệp để cung cấp đủ thức ăn cho dân số đang tăng

ở các vùng thiếu lương thực ở các nước đang phát triển Ngược lại, ở những vùng

có sản xuất thừa, thường được khuyến khích bởi các chính sách nông nghiệp và trợ cấp, những mối quan tâm là làm thế nào để cải cách các chính sách để cho phép tự

do thương mại hàng nông sản (và phát hành các đối tượng nộp thuế/người tiêu dùng

từ các chi phí liên quan đến cao), với một chính sách mới tập trung vào việc duy trì các khu vực nông thôn còn nguyên vẹn Khi năng lượng thế giới cuộc khủng hoảng được dự đoán sẽ còn ở mức cao

Trước đây chính sách nông nghiệp được coi là một chính sách ngành và mục tiêu chính của nó là sự gia tăng của sản xuất Tuy nhiên, gần đây, một số quốc gia

đã mạnh mẽ chỉ trích các chính sách nông nghiệp của các nước châu Âu và yêu cầu chấm dứt các khoản trợ cấp theo định hướng sản xuất cho ngành Đặc biệt, các nước này yêu cầu một phiên bản của "hộp xanh" ngoại lệ trong các quy định của WTO, cho rằng cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây cản trở cho sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp của các nước đang phát triển Do đó, một nhóm nước (chủ yếu là

EU, Nhật Bản, Na Uy và Thụy Sĩ) cho rằng nông nghiệp phải được xem xét từ quan điểm toàn diện, một cái nhìn hoàn toàn định hướng sản xuất nông nghiệp, ví dụ như một hoạt động chức năng điều khiển bởi các chuỗi cung cấp thực phẩm toàn cầu

Trang 15

hóa và cạnh tranh toàn cầu, là không đủ xem xét thực tế của nông nghiệp ở hầu hết các nước châu Âu, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa) [15]

Thực tế là đất NN bị thoái hóa đã đe dọa cuộc sống của con người, theo tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng thoái hóa đất gia tăng

đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe dọa tới an ninh lương thực đối với 1/4 dân số thế giới Năng suất cây trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói cho hàng triệu người ở các nước đang phát triển [12]

Kinh nghiệm của các nước châu Á vốn lấy cây lúa nước là cây lương thực chính cho thấy: qua mấy năm tiến hành công nghiệp hóa và đô thị hóa thì tỷ lệ mất đất canh tác từ 0,2- 2% /năm Tỷ lệ mất đất canh tác trong thập niên 1980 - 1990 của Trung Quốc là 0,5%/năm, Hàn Quốc 1,4%/năm, Nhật Bản 1,6%/năm Diện tích đất canh tác bị mất chủ yếu là đất canh tác đã de dọa đến an ninh lương thực

Để tăng sản lượng, nhiều nước đã tăng năng suất bằng cách sử dụng phân bón hóa học với số lượng cao và làm cho ô nhiễm môi trường [10] Trung Quốc: Trong những năm 1990, thời kỳ đầu của quá trình cải cách, mở cửa, tốc độ đô thị hóa diễn đến rất nhanh chóng, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, ước tính diện tích mất 1trệu ha/ hàng năm, trong khi dân số Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng Theo dự đoán năm 2015, dân số Trung Quốc sẽ đạt 1,4 tỷ người Để giải quyết vấn đề này chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các mô hình xí nghiệp Hương trấn (xí nghiệp hoạt động ở nông thôn) hoạt động như các danh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm chuyển giao các thành tựu công nghệ sinh học (lai tạo giống lúa, cây trồng và vật nuôi), thủy lợi hóa, cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp tại vùng nông nghiệp ven đô nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao phục vụ cho dân

cư đô thị và xuất khẩu

Nhật Bản: Quá trình CNH diễn ra trong thời gian dài trước khi trở thành một vương quốc về công nghiệp Tài nguyên đất đai của Nhật Bản hạn hẹp với diện tích đất canh tác nông nghiệp chưa đầy 14% lãnh thổ và chỉ có khoảng 0,8 ha trên một

hộ gia đình Vào giai đoạn năm 1979 - 1999, diện tích đất nông nghiệp giảm bình quân 1%/năm (tương lương với 48,7 nghìn ha/năm), diện tích này chuyển sang mục đích phát triển đô thị và hình thành các khu công nghiệp Theo thống kê, diện tích

Trang 16

đất nông nghiệp giảm từ 5,4 triệu ha xuống còn 4,9 triệu ha, và tỷ trọng nông nghiệp của Nhật Bản chiếm chưa đầy 1% tổng giá trị sản suất hàng năm (số liệu 2007) Để đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn là những người bị mất đất canh tác, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng đường lối phát triển trong nông nghiệp để củng cố và xây dựng một hệ thống nông nghiệp bền vững hướng tới xuất khẩu các mặt hàng với giá trị kinh tế cao ra nước ngoài [1]

Việt Nam: Theo khảo sát của Bộ NN&PTNT trong 5 năm từ 2001 - 2005 diện tích đất NN bị thu hồi để phục vụ cho xây dựng các khu công nghiệp và mở rộng đô thị đã lên tới 336.440 ha, chiếm 4% diện tích đất sản xuất NN Và đã tác động đến đời sống của 672.485 hộ nông dân, 950.000 lao động Trung bình cứ thu hồi 1 ha đất NN là khiến cho 10 lao động mất việc làm Sau khi bị thu hồi, 60% số hộ vẫn chủ yếu sống bằng NN, 9% số hộ làm dịch vụ, 6% số hộ sinh kế bằng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, còn lại là các ngành nghề khác Đáng chú ý là chỉ có 13% số

hộ có thu nhập tăng hơn trước, trong khi có tới 53% số hộ thu nhập giảm so với trước [7]

1.2 Nghiên cứu sử dụng đất NN

Diện tích đất đai có hạn trong dân số ngày càng tăng, việc nâng cao sử dụng đất NN để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới Các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất NN được tiến hành ở nước Đông Nam Á như: Phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia Bằng những phương pháp

đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng Hàng năm, các Viện nghiên cứu NN ở các nước đã đưa ra nhiều giống cây trồng, công thức luân canh mới giúp sử dụng đất càng ngày có hiệu quả hơn Viện nghiên cứu quốc

tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên các loại đất canh tác [5]

Trang 17

Một số những chính sách nhằm tập trung vào hỗ trợ phát triển NN quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất NN, ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% tổng thu nhập NN), Canada là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Australia là 1,7 tỉ USD (chiếm 14,5%), Cộng động châu Âu là 67,2 tỉ USD (chiếm 42,1%), Nhật Bản

là 42,3 tỉ USD (chiếm 68,9%)

Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sử phát triển đồng ruộng đi từ đất cao đến đất thấp Nhà khoa học Otak TANAKA đã nêu lên những vấn đề cơ bản

về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của

hệ thống NN và sự thay đổi về kỹ thuật, KT - XH Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng, hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên các loại đất canh tác là

sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hóa của sản phẩm [10]

Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Chính phủ Trung Quốc đã đưa

ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nhân dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất Thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương” (Hoàng Đạt, 1995), đã thúc đẩy phát triển KT- XH nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao sử dụng đất NN

Ở Thái Lan, Ủy ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý sử dụng bảo vệ đất tốt hơn [5]

1.2.1 Tình hình sử dung và nhu cầu đất NN trên thế giới

Theo báo cáo của World Bank, hàng năm sản xuất lương thực trên toàn thế giới so với nhu cầu sử dụng vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn nhưng có từ 6 -7 triệu ha đất NN đã bị loại bỏ do thoái hóa Trong số 1.200 triệu ha đất bị thoái hóa hiện nay có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không hợp lý [17]

Trang 18

Hiện nay, trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2 Nhưng loại đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6% Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5% Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng số diện tích tự nhiên Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đai Dương chiếm 6% [9] Bình quân diện tích đất NN trên đầu người toàn thế giới

là 12.000 m2/người (Mỹ 2.000 m2/người, Bungary 7.000 m2/người, Nhật 650

m2/người ) Theo báo cáo của UNDP năm 1995, khu vực Đông Nam Á, bình quân diện tích đất NN trên đầu người các nước như sau: Indonasia 0,12 ha/người, Malaysia 0,27 ha/người, Philippin 0,13 ha/người, Thái Lan 0,42 ha/người

1.2.2 Tình hình sử dung đất NN ở Việt Nam

Việt Nam có diện tích đất tự nhiên cả nước là 33.121,2 nghìn ha (theo số liệu kiểm kê năm 2005), trong đó có 24.822 nghìn ha là đất nông nghiệp, 3.335 nghìn ha

là đất phi nông nghiệp, 5.016 nghìn ha là đất chưa sử dụng Diện tích đất của Việt Nam đứng thứ 58 trên thế giới nhưng do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp là vào loại thấp, là một trong 40 nước có diện tích đất đai theo đầu người thấp nhất trên thế giới hiện nay (1/1/2007), diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người ở nước ta thuộc 0,11 ha/người Tại đồng bằng sông Hông quân đạt 0,04 ha/người, tại đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 0,15 ha/người [11,8]

Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2010 của cả nước so với năm 2005 tăng 1.277.600 ha, trong đó tăng chủ yếu ở loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, tình hình tăng giảm các loại đất nông nghiệp cụ thể như ở bảng 1.1

Bảng 1.1 Dự báo sử dụng đất Việt Nam đến năm 2020

STT Chỉ tiêu sử dụng Năm 2015 Năm 2020 So sánh Tỷ lệ

(%)

1000 ha (%) 1000 ha (%) 1000 ha

1 Đất nông nghiệp 26.792 80,87 26.732 80,77 -60 -0,22 1.1 Đất trồng lúa 4.031 155,04 3.812 14,26 -219 -5,43 Đất chuyên trồng lúa nước 3.275 12,22 3.222 12,05 -53 -1,62 1.2 Đất rừng phòng hộ 5.649 21,08 5.842 21,85 193 3,42

Trang 19

1.3 Đất rừng đặc dụng 2.210 8,25 2.271 8,5 61 2,76 1.4 Đất rừng sản xuất 7.841 29,27 8.132 30,42 291 3,71

2 Đất phi nông nghiệp 4.049 12,22 4.880 14,85 831 20,52

Hình 1.1 Biến động sử dụng đất Việt Nam (2015/2000)

Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc Trong đó trên 5 triệu ha đất chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hóa nặng

và 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao Nước ta đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa cục bộ tại các giải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung [18]

ha

Trang 20

Một ví dụ cụ thể, hai thành phố lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn thì hầu hết sông ngòi đều bị ô nhiễm, chất lượng không khí suy giảm Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3/ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các sông lớn tại vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông

1.2.3 Tổng quan về phương pháp đánh giá đất đai

Năm 1976, FAO đã đề xuất định nghĩa “ĐGĐĐ là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vật, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai

mà hình sử dụng đất yêu cầu phải có” Theo FAO, mục tiêu đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp (Suitability) các dạng đất khác nhau đối với các loại sử dụng đất riêng biệt đã lựa chọn các dạng đất đai thường được mô tả và phân lập thành các đơn vị trên bản đồ, gọi là đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit) (trích dẫn

từ [5])

Thuật ngữ đánh giá đất đai (ĐGĐĐ) được sử dụng từ năm 1950 tại Hội nghị các nhà khoa học đất thế giới ở Amsterdam (Hà Lan) Năm 1968, tại hội nghị chuyên đế về đánh giá đất tại Canbera, khái niệm đánh giá đất đai được đưa ra tương tự như định nghĩa của Stewart (1968) như sau: Đánh giá đất đai là “Sự đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng của con người vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, kế hoạch sử dụng đất đai…” Hay nói cách khác là “ Đánh giá đất đai nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định cho việc sử dụng và quản lý đất đai”

Trong sản xuất NN, việc đánh giá đất NN được dựa theo các yếu tố đánh giá đất đối với những mức độ khác nhau Mức độ khác nhau của các yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên cơ sở khách quan, phản ánh các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây trồng nhiều năm Nói cách khác, đánh giá đất đai trong sản xuất NN thường dựa vào chất lượng (độ phì tự nhiên và độ phì hữu

hiệu) của đất và mức sản phẩm mà độ phì đất tạo nên (trích dẫn từ [5]) Trong đánh

giá đất đai có hai khái niệm cụ thể như sau:

Trang 21

- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai: là việc phân chia hay phân hàng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày, tầng đất, đã lẫn, tình trạng xói mòn, ngập ứng, khô hạn, trên cơ sở đó

có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp

- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai Theo FAO, mục tiêu chính của đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp (Suitability) các dạng đất khác nhau đối với các loại hình sử dụng đất riêng biệt đã lựa chọn Các dạng đất đai thường được mô tả và phân lập thành các đơn vị trên bản

đồ, được gọi là đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)

Như vậy, trong đánh giá phân hạng đất đai người ta yêu phải có hai nguồn thông tin: Những kết quả của công tác điều tra khảo sát đất đai xác định theo hệ thống phân loại đất và những khoanh đất, từ đó xác định được đặc tính, tính chất vốn có của từng khoanh đất Còn qua việc đề xuất những loại hình sử dụng đất, người ta sẽ nêu được đặc tính, tính chất đất đai ấy hoạt động có kết quả Đánh giá đất đai được tiến hành xem xét trên phạm vi rất rộng, bao hàm cả không gian, điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội và môi trường Những đặc điểm của đất đai sử dụng trong đánh giá đất đai là những tính chất mà ta có thể đo lường hay ước lượng được những thuận lợi khó khăn, đề xuất được những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng đất hợp lý và đạt hiệu quả

Từ những thập niên 50 của thế kỳ XX, đánh giá khả năng sử đất được xem là bước kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất Xuất phát từ những nỗ lực riêng

lẻ của từng quốc giá, về sau phương pháp đánh giá đất đai được nhiều nhà khoa học trên thế giới và các tổ chức quốc tế quan tâm Những thành tựu nghiên cứu và hệ thống đánh giá đất đai dưới đây được sử dụng trên thế giới

Ở Hoa Kỳ: Phân loại khả năng thích nghi đất đai có trước của Cục cải tạo đất

đai thuộc bộ NN Hoa Kỳ biên soạn năm 1951 Phân loại theo khả năng đất đai, phương pháp này do Klingebiel và Montgomery đề nghị năm 1961 Trong đó, các nhóm đơn vị đất đai được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng đối với

Trang 22

cây trồng cụ thể Phân hạng được thược hiện trên cơ sở thống kê năng suất cây trồng trên các loại đất khác nhau, thống kê chi phí và lợi nhuận thu được Kết quả ở Hoa Kỳ đã phân ra 8 hạng đất dùng cho NN Trong đó, đất sử dùng cho sản xuất

NN được phân thành 4 hạng chính còn đất hạng 5,6,7 dùng cho đất lâm nghiệp và đất hạng 8 là đất hoàn toàn không sử dùng được vào mục đích nông - lâm nghiệp

Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực

hiện từ những năm 1960, đánh giá được dựa vào quy luật phát sinh của thổ nhưỡng Nguyên tắc trong đánh giá đất đai là yếu tố đất xác định phải ổn định và phải nhận biết được rõ ràng, phải khách quan và có cơ sở khoa học Phải có những đánh giá về kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc để ra những biện pháp sử dụng đất tối ưu

Việc phân hạng và đánh giá đất được thực hiện theo 3 bước chính như sau:

- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (theo yếu tố tự nhiên)

- Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (kết hợp giữa lớp phủ thổ nhưỡng với khí hậu, độ ẩm , địa hình)

- Đánh giá kinh tế đất (đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất)

Phương pháp này chủ yếu chỉ thuần túy quan tâm đến khía cảnh tự nhiên với đối tượng đất đai mà chưa xem xét đầy đủ đến các khía cạnh kinh tế - xã hội trong việc sử dụng đất đai

Ở Việt Nam: Phân hạng đánh giá đất đai đã có từ lâu, phân hạng điền thu thuế

là một trong những phương pháp được thực hiện đầu tiên và đã đưa ra khái niệm phân hạng ruộng tốt, ruộng xấu (nhất đẳng điền, nhị đẳng điền ) nhưng chưa xác định được nội dung, phương pháp cụ thể Về cơ bản có thể hiểu là: việc phân hàng theo phương pháp chủ quan, kinh nghiệm và bình chọn

Từ những đầu năm 1970, công tác đánh giá đất mới được xem là một môn khoa học với các công nghiên cứu phân hạng đất lúa Tác giả Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của Viện thổ nhưỡng Nông hóa đã nghiên cứu và thực hiện công tác đánh giá đất, phân hạng đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh Năm 1981, thực hiện chỉ thị của thủ tướng chính phủ, Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành dự thảo phương pháp phân hạng đất Đây là tài liệu hướng dẫn vừa

Trang 23

mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn có thể áp dụng trên một diện rộng nhưng không trách khỏi mang tính chủ quan

Phân loại khả năng thích hợp đất đai (Land suitability classification) của FAO

đã được áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu “đánh giá và kế hoạch sử dụng Hoang Việt Nam” (Bùi Quang Toản và nnk, 1985) Tuy nhiên, trong nghiên cứu này việc đánh giá chỉ dựa vào các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, điều kiện thủy văn, khả năng tưới tiêu và khí hậu NN) và việc phân cấp dừng lại ở lớp phân vị cấp thích hợp (Suitable-class)

Năm 1986, đánh giá phân hạng đất toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nnk, 1986) được thực hiện ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000 dựa trên khả năng thích hợp đất đai của Bộ

NN Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình

Với mục tiêu nhằm sử dụng đất tổng hợp, có 7 nhóm đất đai được phân lập cho sản xuất NN (4 nhóm đầu), cho sản xuất lâm nghiệp (2 nhóm kế tiếp) và (1 nhóm cuối cùng) mục đích khác Năm 1989, trong chương trình 48C, Viện thổ nhưỡng Nông hóa do Vũ Cao Thái chủ trì đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè, dâu tằm Đề tài đã vận dụng phương pháp khái quyết

Năm 1992, phương pháp đánh giá của FAO và các hướng dẫn tiếp theo (1983,1985,1987,1992) được Viện Quy hoạch và Thiết kế NN áp dụng rộng rãi trong các dự án quy hoạch phát triển Nhìn chung, trong nhiều công trình, căn cứ để xác định phân hạng đất đai thường gồm 5 yếu tố: vị trí, địa hình, chất đất, điều kiện thời tiết khí hậu và điều kiện tươi tiêu

Về mặt kỹ thuật, đánh giá đất ở Việt Nam chủ yếu sử dụng các tính chất đất đai để xây dựng đơn vị đất (Land Units) và phổ biến sử dụng phương pháp hạn chế nhiều nhất (Maximum Limiting Method-MLM) để phân cấp thích hợp đất đai

1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.3.1 Điền kiện tự nhiên huyện Điện Biên

Trang 24

- Phía Nam giáp huyện Mường Ngòi, huyện Viêng Khăm tỉnh Luông Pra Bang (Lào);

- Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên, huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La;

- Phía Tây giáp huyện Mày, tỉnh Phông Sa Ly (Lào)

Huyện có 25 đơn vị hành chính xã (trong đó có 09 xã biên giới), có chung đường biên giới với tỉnh Phông Sa Ly và tỉnh Luông Pra Bang (Lào) dài 154 km, có cửa khẩu Quốc tế Tây trang, cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc và một số đường tiểu ngạch sang Lào, đây là một lợi thế to lớn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển, giao lưu kinh tế - văn hóa của huyện Điện Biên với các huyện trong, ngoài khu vực

và quốc tế Huyện có diện tích tự nhiên 163.972,85 ha (đất sản xuất nông nghiệp 74.208,05 ha, đất lâm nghiệp 70.612,57 ha, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên); dân số 108.389 người, gồm 8 dân tộc (dân tộc Thái 53,72%, dân tộc Kinh 27,6%, dân tộc Mông 8,51%, dân tộc Khơ Mú 5%, dân tộc Lào 3,17%, còn lại là các dân tộc khác);

b Địa hình, địa mạo

Dựa vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cho thấy đất đai huyện Điện Biên có thể chia làm 2 vùng sản xuất nông nghiệp như sau:

- Vùng lòng chảo gồm 10 xã: Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Yên, Noong Luống, Sam Mứn, Noong Hẹt, Thanh An và xã Thanh Xương nằm trên cánh đồng Mường Thanh Khu vực này có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 450 - 550 m so với mực nước biển, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và thấp dần từ 2 bên chân núi xuống sông Nậm Rốm, có độ dốc từ 3 -

50 Đây là vùng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (nhất là sản xuất lúa ruộng), phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, là nơi tập trung dân

cư, trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Điện Biên Vùng này có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.902,43 ha chiếm 20,68% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng là 8.355,42 ha chiếm 33,48% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện

- Vùng ngoài gồm 9 xã: Mường Phăng, Nà Tấu, Nà Nhạn, Mường Pồn, Núa Ngam, Pa Thơm, Na Ư, Mường Nhà và xã Mường Lói (trong đó có 8 xã đặc biệt

Trang 25

khó khăn), phân bố xung quanh vùng lòng chảo, có địa hình chủ yếu là núi cao, chia cắt mạnh Xen giữa các dãy núi cao là vùng đất bằng nhỏ hẹp hình thành nên các khu dân cư và vùng sản xuất của nhân dân, với địa hình chủ yếu là đồi, núi cao

và đất dốc thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển thuỷ điện và xây dựng các hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vùng lòng chảo Vùng này có tổng diện tích đất tự nhiên là 130.023,6

ha chiếm 79,32% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng này là 16.600,9 ha chiếm 66,52% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện

Trang 26

Hình 1.2 Bản đồ hành chính thu từ bản đồ tỷ lệ 1/40.000 của huyện Điện Biên

Trang 27

c Đặc điểm địa chất

Điện Biên nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và cấu trúc kiến tạo phức tạp Sau pha ổn định về địa chất kiến tạo tương đối vào Pliocen và giai đoạn Đệ tứ, địa hình núi phân cách được thiết lập Do nâng cao các dòng chảy diễn ra quá trình đào xẻ lòng làm cho các thung lũng sông ngày càng sâu với các sườn dốc 300 - 400 Các quá trình ngoại sinh xảy ra mạnh mẽ dẫn đến hình thành hàng loạt các vạt sườn - lũ tích, quá trình đổ lở đất… Mà bản chất của chúng chính là những đới phá huỷ đứt gãy kiến tạo hoạt động

Tại Điện Biên có nhiều đứt gãy sâu phân đới: Đứt gãy sông Đà, đứt gãy Điện Biên- Lai Châu, đứt gãy Sơn La Trong đó đứt gãy Lai Châu - Điện Biên hoạt động tách giãn mạnh, tạo ra sụt lún dạng địa hào và nâng mạnh ở hai bờ đông tây, mật độ dập vỡ vỏ trái đất cũng tăng cực đại Những yếu tố trên cùng một lúc tác động cộng hưởng mạnh mẽ tạo ra các khu vực trượt lở và lũ bùn đá điển hình có quy mô vào loại lớn đặc trưng được biết trên thế giới Đó chính là nguyên nhân khiến cho các hiện tượng như lũ lụt, động đất… xảy ra Đồng thời các đứt gãy này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phân bố khoáng sản, động đất cũng như phân

bố các vùng trượt lở trên địa bàn tỉnh

Sự đa dạng và phức tạp về điạ chất đã tạo sự phong phú về loại hình khoáng sản Đó là năng lượng, khoáng chất công nghiệp, kim loại, nước khoáng và nước khoáng nóng… Trong đó đặc biệt trữ lượng về than, vật liệu sản xuất xi măng, nguồn nước khoáng chất lượng cao có thể khai thác với quy mô lớn Nguồn than

mỡ khu vực huyện Điện Biên và Điện Biên Đông; khoáng sản thuộc các nhóm vật liệu xây dựng thông thường, làm nguyên liệu sản xuất xi măng Các kim loại màu như chì, kẽm, nhôm, sắt, đồng …phân bổ nhiều nơi trên địa bàn của huyện Hiện nay đã xác định 83 mỏ, điểm mỏ khoáng sản và biểu hiện khoáng sản trên địa bàn huyện, nếu được đầu tư, khai thác thì thực sự sẽ đưa công nghiệp của huyện nói

riêng và của tỉnh nói chung sẽ phát triển mạnh mẽ hơn [19]

d Khí hậu Thủy văn

Huyện Điện Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc; mùa đông tương đối lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hóa đa

Trang 28

dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,60 C, cao nhất 360 – 370 C, thấp nhất dưới 100 C Lượng mưa hàng năm trung bình khoảng 1,500 mm, độ ẩm trung bình 84 - 85%; số giờ nắng 1.900 – 2.000 giờ/ năm Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô kéo dài từ tháng

11 đến tháng 3 năm sau Điện Biên hay có gió lốc cục bộ, đầu mùa mưa thường có mưa đá xảy ra

Số giờ nắng trong các tháng: là tổng số giờ năng trong các ngày trong tháng cộng lại Số giờ nắng là số có cường độ bức xạ mặt trời trực tiếp với giá trị bằng hay lớn hơn 0,1 Kw/m2 (≥ 0,2 calo/cm2 phút) Thời gian nắng được đo bằng mật quang ký

e Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt huyện Điện Biên thuộc lưu vực sông Mê Kông và sông Đà, với 2 hệ thống sông chính là hệ thống sông Nậm Rốm và sông Nậm Núa Ngoài ra trên địa bàn có nhiều hồ chứa, công trình thuỷ lợi như: Hồ Pa Khoang, hồ Hồng Khếnh, hồ Pe Luông, hồ Hồng Sạt, hồ Bó Hóng, hệ thống đại thuỷ nông Nậm Rốm…

- Hồ Pa Khoang là hồ chứa nước lớn nhất của huyện Điện Biên với diện tích

6 km2, dung tích khoảng 37,2 triệu m3, góp phần điều tiết nước sông Nậm Rốm, cung cấp nước tưới cho cánh đồng Mường Thanh, bổ sung nước cho thuỷ điện Thác Bay và đảm bảo cung cấp nước cho toàn huyện

- Hồ Hồng Sạt thuộc xã Sam Mứn có chiều dài 2 km, rộng trung bình 200 m, diện tích lưu vực khoảng 9 km2, cung cấp nước tưới cho 360 ha ruộng lúa và hoa màu của xã Sam Mứn

- Hồ Pe Luông, Hồng Khếnh, Bó Hóng… chất lượng nước tương đối tốt và ít

ô nhiễm

- Hệ thống đại thuỷ nông Nậm Rốm cung cấp nước tưới cho vùng lòng chảo Nhìn chung, nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào, đây là một điều kiện thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp, giúp cho việc tưới tiêu nước được chủ động, tăng khả năng mở rộng diện tích canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất Tuy nhiên,

Trang 29

do khả năng tập trung nước biến động theo mùa, vào mùa mưa, lượng mưa lớn kéo theo dòng chảy mạnh dễ gây lũ quét cục bộ, xói mòn mạnh; ngược lại vào mùa khô, mưa ít, độ ẩm thấp, tình trạng khô hạn, thiếu nước thường xảy ra gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt và sản xuất của người dân Do đó, trong quá trình sản xuất, cần chú ý hoàn thiện hệ thống mương thủy lợi, xây kè, đập… đảm bảo sử dụng hợp

lý, hiệu quả nguồn tài nguyên nước

Nước ngầm Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn huyện tương đối dồi dào, chủ yếu tập trung ở vùng ven sông suối và vùng thấp (vùng lòng chảo)

- Đất rừng đặc dụng có diện tích 3.228,57 ha, chiếm 4,59% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó, đất có rừng tự nhiên đặc dụng 653,44 ha, đất trồng rừng đặc dụng

là 100,34 ha Rừng đặc dụng chỉ có ở xã Mường Phăng

- Đất rừng sản xuất có diện tích 19.579,03 ha, chiếm 27,98% diện tích đất lâm nghiệp, gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất 13.004,55 ha, đất có rừng trồng sản xuất 1.333,42 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 5.756,13 ha, đất trồng rừng sản xuất 9.563,8 ha Rừng sản xuất phân bố tập trung ở các xã Mường Nhà, Mường Lói, Núa Ngam, Sam Mứn…

1.3.2 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội và hoạt động sản xuất của con người

Kinh tế tập thể và hộ kinh doanh tiếp tục được khuyến khích phát triển Năm

2011, toàn huyện có 42 hợp tác xã, trong đó: 28 HTX nông nghiệp, 14 HTX thương mại, dịch vụ, CNXD; Cấp và đổi giấy phép kinh doanh cho 214 hộ cá thể; Năm

2015, toàn huyện hiện có 58 các hợp tác xã (tăng 16 HTX so với năm 2011), trong đó: 28 HTX nông nghiệp, 25 HTX thương mại du lịch, 5 HTX công nghiệp xây dựng, tổng vốn đăng ký 61.095 triệu đồng (các xã viên cùng góp vốn), với trên

Trang 30

1,000 lao động Đăng ký kinh doanh mới cá thể đạt 300 hộ, với tổng vốn ĐKKD: 45.000 triệu đồng, 300 lao động; số hộ đăng ký đổi 70 hộ với tổng vốn ĐKKD:

39.880 triệu đồng Nhìn chung các HTX ngày càng được củng cố và phát triển

Thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ huyện lần thứ XVIII, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, giải pháp đồng

bộ kích thích tăng trưởng kinh tế Nhiều cơ chế, chính sách mới ưu tiên cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững và đảm bảo an ninh xã hội được thực hiện tạo động lực khuyến khích kính tế xã hội phát triển, nhân dân tin tưởng vào Đảng và Nhà nước [13]

Đất đai ở Điện Biên thích hợp cho việc sản xuất lâm nghiệp; chăn nuôi đại gia súc (trâu bò, dê), chăn nuôi thuỷ sản (tôm càng xanh, cá); phát triển thuỷ điện; trồng các loại cây ăn quả (cam, nhãn, vải, bưởi diễn, đào Pháp, hồng không hạt), trồng rau màu, tre Bát độ, ngô, cao su…

Huyện Điện Biên đã định hướng và chỉ đạo các doanh nghiệp, tố chức, cá nhân sang nghiên cứu thị trường tại huyện Phông thong, huyện Mày (Lào) để đầu tư phát triển kính tế Chỉ đạo các xã biên giới phối hợp với cụm bản biên giới huyện Phông Thong làm tốt các tuyên truyền nhân dân thực hiện nghiêm túc Quy chế biên giới, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới

a Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

 Sản xuất nông nghiệp

Nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ: Năm 2011 lần lượt là 65%, 31%, 4%; năm 2015 lần lượt là 50%, 35%, 15%, đạt chỉ tiêu của

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII [14]

Phát triển khu kinh tế công nghiệp

- Công nghiệp chế biến: Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm năm 2011 là 2.120 tấn; năm 2015 đạt 2.713 tấn (tăng 593 tấn), đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển chăn nuôi trên địa bàn

- Công nghiệp khai thác: Tiếp tục được duy trì phát triển cả về số lượng và giá trị; việc đầu tư khai thác:

+ Về than: Năm 2011 là 11.940 tấn; năm 2015 đạt 14 nghìn tấn (tăng 2.060 tấn);

Trang 31

+ Đá xây dựng: Năm 2011 là 294.564 m3; năm 2015 đạt 417.330 m3

, tăng 122.766 m3

+ Xi măng: Năm 2011 là 200 nghìn tấn; năm 2015 đạt 341 nghìn tấn (tăng 141 nghìn tấn), góp phần thúc đẩy công nghiệp địa phương, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa bàn, tham gia tích cực vào thị trường trong và ngoài tỉnh; sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng tiếp tục được duy trì và phát triển

- Công nghiệp sản xuất điện, nước: Sản lượng điện phát ra năm 2011 là: 23,8 triệu kw/h; năm 2015 là 54,91 triệu kw/h; Nước máy sản xuất: năm 2011 đạt 0,09 triệu m3; năm 2015 đạt 0,43 triệu m3

Phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ

- Hoạt động thương mại: Đã tổ chức tốt việc cung ứng hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, gắn với tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, nâng cao chất lượng các dịch vụ thương mại đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế và người dân Giá cả hàng hóa tương đối ổn định

- Hoạt động dịch vụ xuất, nhập khẩu qua 2 cửa khẩu Quốc tế Tây Trang và cửa khẩu Huổi Puốc diễn ra bình thường Trong đó: năm 2015 đạt tổng số lượt phương tiện xuất nhập cảnh 7.008 lượt; tổng số lượt hành khách xuất nhập cảnh 22.156 lượt; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 30.629,433 USD (trong đó: xuất khẩu đạt 17.577.779 USD; nhập khẩu đạt 13.114.654 USD) Thu thuế xuất nhập khẩu và thu đạt 28,94 triệu đồng

Các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống thiết

bị, mở rộng dung lượng và đầu tư xây dựng thêm các trạm thu phát sóng thông tin

di động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân Tiếp tục mở rộng diện phủ sóng di động đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, đáp ứng tốt yêu cầu dịch vụ thông tin, liên lạc trên địa bàn

Lĩnh vực đầu tư phát triển

Tình hình thực hiện nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển năm

2015 nguồn vốn giải ngân cho các dự án 694,1 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 539 tỷ đồng chiếm 77,7%

so với tổng số nguồn vốn

Trang 32

- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (Chương trình xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ cho giáo viên (năm 2011, 2012 tiếp chi) thực hiện 104 tỷ đồng chiếm 14,9% so với tổng số nguồn vốn

- Vốn tín dụng đầu tư Nhà nước đạt 28,1 tỷ đồng chiếm 4% so với tổng số nguồn vốn

- Nguồn vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân (Nhân dân đóng góp Chương trình xây dựng NTM) đạt 11,5 tỷ đồng chiếm 1,7% so với tổng số nguồn vốn

- Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân) đạt 11,5 tỷ đồng chiếm 1,7% so với tổng số nguồn vốn

b Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải

Các tuyến giao thông chủ yếu của huyện bao gồm:

- Tuyến Quốc lộ 279: Đoạn đi qua huyện có tổng chiều dài 54 km, đường cấp

VI miền núi Đây là tuyến nằm trên đường xuyên Á nối sang Lào tại cửa khẩu quốc

tế Tây Trang, nối thông với các tuyến đường tỉnh 139.141

- Tuyến Quốc lộ12: Đoạn đi qua huyện có chiều dài 29 km, đường cấp VI miền núi

- Đường tỉnh lộ139 và 141 có chiều dài đi qua huyện 24 km, đường cấp IV miền núi

- Tuyến đường vành đai biên giới phía Nam đoạn Pom Lót - Núa Ngam - Mường Nhà - Mường Lói dài 68 km đang xây dựng đạt cấp V miền núi

- Hệ thống đường huyện, tổng chiều dài 219,50 km, trong đó đá dăm láng nhựa dài 109,40 km, đường cấp phối dài 42,10 km, đường đất dài 68 km

- Hệ thống đường xã có tổng chiều dài 27,20 km, trong đó đường láng nhựa

là 19,20 km, đường cấp phối dài 3,5 km

- Hệ thống đường thôn, xóm có chiều dài 452,80 km, trong đó đường láng nhựa dài 8,90 km, bê tông xi măng dài 15,80 km, đường cấp phối 81,50 km, đường đất 346,60 km

- Hệ thống đường dân sinh trên địa bàn huyện có chiều dài 449,20 km

Trang 33

 Thủy lợi

Việc phát triển thuỷ lợi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong sản xuất nông nghiệp Huyện Điện Biên có hệ thống đại thuỷ nông tự chảy rất thuận lợi cho việc tưới tiêu bao gồm: Hai kênh chính với chiều dài 25,24 km đã được kiên cố hoá bao quanh lòng chảo Cùng với hệ thống thuỷ nông Nậm Rốm, xung quanh vùng lòng chảo còn có hồ chứa nước lớn như: hồ Pe Luông, Hồng Khếnh, Hồng Sạt Các công trình thuỷ lợi này có thể chủ động cung cấp nước sản xuất cho 4.500 ha

Hệ thống kênh cấp II, III tương đối hoàn chỉnh và đang từng bước được kiên

cố hoá Đây là hệ thống mương nội đồng quan trọng, giúp chủ động tưới tiêu cho các vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất lúa thâm canh cao sản

Điện

Hệ thống cung cấp điện sản xuất và sinh hoạt của huyện có 111 trạm biến áp

Hệ thống lưới điện hạ thế 270 km với 250 tuyến Số hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện là 24.016 hộ, tỷ lệ hộ được sử dụng điện an toàn đạt 94%

Hiện tại lưới điện nông thôn do doanh nghiệp Nhà nước quản lý và một phần

do các hợp tác xã quản lý tại các xã Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Hưng, Thanh Chăn và Thanh Yên, phần còn lại do điện lực huyện quản lý

c Dân số và lao động

- Tình hình lao động, giải quyết việc làm: Số người trong độ tuổi lao động: Năm 2011 là: 64.112 người Năm 2015 là: 68.338 người, tăng 4.226 người so với năm 2011 Số lao động được giải quyết việc làm năm 2011 là 980 lao động; năm

2015 đạt 1.200 lao động được giải quyết việc làm (tăng 20% so với NQ XVIII)

- Xóa đói giảm nghèo: Năm 2011 toàn huyện có 6.420 hộ nghèo theo tiêu

chuẩn mới, tỷ lệ hộ nghèo còn 25,2%; năm 2015 là 7.943 hộ (theo QĐ 59/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015, giảm nghèo đa chiều GĐ 2016-2020), tỷ lệ hộ nghèo 29,03%,

tăng 15,03% so với NQ XVIII

Trang 34

Bảng 1.2 Dân số của huyện Điện Biên

36%

Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tổ chức khám bệnh, điều trị nội trú và điều trị ngoại trú cấp phát thuốc cho nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS Duy trì số giường bệnh tại Trung tâm y tế huyện và phòng khám đa khoa khu vực là là 195 giường

- Kết quả các chỉ tiêu sự nghiệp y tế của huyện Điện Biên đã đạt được năm 2015:

+ 01 Trung tâm y tế huyện

+ 03 phòng khám ĐKKV 21 trạm y tế xã

+ Tỷ lệ đạt 4,1 bác sỹ/1 vạn dân;

+ Tỷ lệ bản có nhân viên y tế thôn bản lên 96,1%

- Chăm sóc trẻ em: Chỉ đạo các xã thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc trẻ

em Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động và chính sách đối với trẻ em như: Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; Quỹ bảo trợ trẻ em của huyện tặng quà cho các cháu, thăm hỏi và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo nhân dịp Tết nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6; chỉ đạo triển khai rà soát, quy hoạch các điểm vui chơi cho trẻ em tại các xã; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho trẻ em từ huyện đến cơ sở, vận động xây dựng quỹ Bảo trợ trẻ em huyện

Trang 35

- Cai nghiện ma túy và phòng chống HIV/AIDS: Tiếp tục duy trì xã điểm lành

mạnh không có tệ nạn xã hội; tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền phòng chống tệ nạn

ma túy, mãi dâm tại một số xã; Năm 2015: Tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng

và Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – LĐXH tỉnh cho 180 đối tượng nghiện ma tuý Điều trị thay thế cho 810 người nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại cơ sở điều trị của Trung tâm y tế huyện Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, kế hoạch hoạt động tuyên truyền phòng chống lạm dụng ma túy, HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình

Thực hiện các hình thức truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ, nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện chính sách Dân số KHHGĐ; tổ chức tốt chiến dịch tăng cường đưa dịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ xuống cơ sở; tổ chức khám phụ khoa, điều trị phụ khoa, khám thai và cấp viên sắt Đến năm 2015 tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 73,8%; dân số trung bình đến năm 2015 là 114.957 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 11,6% Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 19,2% năm 2011 xuống còn 14,48 % vào năm 2015

e Giáo dục và đạo tạo

- Quy mô trường lớp, học sinh: Năm 2015: có 99 trường, 1,230 lớp, 29.915 học sinh (tăng 10 trường; 2.140 học sinh so với năm 2011) Toàn huyện có 80/98 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 81,6% (tăng 31 trường đạt chuẩn so với năm 2011)

- Tỷ lệ huy động năm 2015: MN: huy động trẻ 0 đến 5 tuổi ra lớp đạt 69,3% (tăng 10,2% so với năm 2011); Tiểu học: tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi ra lớp đạt 100%; THCS: huy động học sinh 11 - 14 tuổi đạt 99,2% (tăng 4,2% so với 2011)

- Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực; tỷ lệ học sinh chuyển lớp thẳng tăng, năm 2015: TH đạt 99%; THCS đạt 96%; học sinh 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%

+ Phổ cập giáo dục giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: năm 2011 số xã được công nhận phổ cập giáo dục giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là 13/19 xã đạt tỷ lệ 68,4%; năm 2015 tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi;

Trang 36

+ Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: năm 2011 số xã được công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 là 19/19 xã đạt tỷ lệ 100%, đến năm 2013, tăng 6

xã mới chia tách, có 23/25 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức

độ 2 năm 2014; năm 2015 duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2

+ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Năm 2011, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 19/19 xã, đạt 100%; năm 2015 đạt chuẩn phổ cập giáo dục

THCS ở 25/25 xã

1.4 Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

1.4.1 Kết quả 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015

Trong 5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII và đạt được nhiều kết quả quan trọng:

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng xác định, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ Bình quân lương thực đạt 790 kg/người/năm Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm, thủy sản đạt kết

quả khá Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 2.3 lần so với năm

2010 Thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 10 - 15%/năm Tổng mức bán lẻ hàng hóa

và kinh doanh dịch vụ tăng bình quân 20,4%/năm Tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng 11,5 lần so với năm 2010 Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khả quan

Các mặt văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển, đạt nhiều kết quả tích cực; an ninh

xã hội đảm bảo; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên

Chính trị ổn định, khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững; QP - AN được tăng cường, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia Quan hệ đối ngoại và hợp tác phát triển tiếp tục mở rộng theo đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước

1.4.2 Các hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém

Nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp chưa thật sự bền vững,

chưa tương xứng với tiềm năng Tổ chức thực hiện một số chương trình, dự án còn chậm Bên cạnh những chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đạt được vẫn còn một số chỉ tiêu chưa hoàn thành

Trang 37

Lâm Nghiệp: Công tác quản lý bảo vệ rừng chưa chặt chẽ, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừng của người dân chưa cao; cấp ủy, chính quyền một

số xã còn coi nhẹ công tác quản lý bảo vệ rừng, tỷ lệ che phủ rừng còn thấp, kế hoạch trồng rừng không đạt chỉ tiêu (do không có kinh phí)

Công tác xây dựng quy hoạch: Quy hoạch chi tiết của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chưa được quan tâm đúng mức; quy hoạch còn chồng chéo, chất lượng quy hoạch còn thiếu đồng bộ, tính khả thi chưa cao Công tác quản lý quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

Công tác môi trường, tài nguyên, khoáng sản: Việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai tồn tại từ các năm trước chưa dứt điểm Công tác xử lý về

vi phạm khai thác cát, sỏi của các tổ chức và cá nhân còn chưa triệt để

Đầu tư phát triển: Tiến độ triển khai một số công trình, dự án còn chậm Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn chế, dàn trải; thu nhập của người dân còn thấp Việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức, các thành phần kinh tế, nguồn vốn trong dân để đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho phát triển sản xuất còn gặp nhiều khó khăn

Văn hóa, thể thao: Phong trào văn hóa thể dục thể thao một số môn chưa phát triển đồng đều giữa các xã vùng lòng chảo và xã vùng ngoài; chất lượng hoạt động của một số bản văn hóa còn thấp

Y tế: Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân còn thấp; tỷ lệ người dân khám, chữa bệnh vượt tuyến còn cao

Công tác chỉ đạo, điều hành: Năng lực lãnh đạo quản lý, điều hành của một số phòng ban, cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở còn hạn chế, chưa chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp để quản lý, chỉ đạo điều hành; nghiệp vụ chuyên môn của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

Kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ; nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Các văn bản hướng dẫn chi tiết để thi hành còn chưa kịp thời; do thay đổi về cơ chế chính sách, Luật xây dựng, Luật đầu tư công, Luật đất đai; trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn thấp cùng với những tác động của thời tiết khí hậu diễn biến bất thường đã tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong 5 năm vừa qua

Trang 38

- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở cơ sở về thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để nhân dân đồng thuận, ủng hộ còn hạn chế Chưa huy động được nhiều nguồn lực để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo

- Sự đôn đốc, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị có lúc chưa cao, còn tư tưởng ngại va chạm, sợ sai, điều hành chưa cụ thể, chưa bám sát Tính chủ động xử lý của cấp cơ sở còn yếu, huy động nguồn lực của một số cơ sở còn khó khăn Trách nhiệm của một số người đứng đầu các đơn vị còn hạn chế Chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở một số xã còn yếu

- Một bộ phận nhân dân còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; chưa thực sự cầu thị và vươn lên để thoát nghèo, làm giàu chính đáng

- Kỹ năng hành chính một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu; phương thức,

kỷ cương và lề lối làm việc ở một số cơ quan, đơn vị chậm được đổi mới

- Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các cấp, các ngành chưa nghiêm túc, một số báo cáo của các ngành không đánh giá được nguyên nhân các chỉ tiêu còn tồn tại, hạn chế, những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện; không đề xuất được phương án tham mưu giải quyết theo thẩm quyền, còn đùn đẩy lên cấp trên giải quyết

Trang 39

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Điện Biên:

- Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Bao gồm các loại đất nông nghiệp theo diện tích

tự nhiên trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đánh giá tài nguyên đất và đề xuất sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nhằm xác định khả năng đất đai cho các loại hình sử dụng đất đai (LHSDĐĐ), trong đó chú trọng các yếu tố địa mạo và thổ nhưỡng Nội dung đánh giá theo hướng đánh giá bán định lượng phản ánh các yêu cầu của LHSDĐĐ với đặc điểm của đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) và được xét trên quan điểm địa lý tự nhiên ứng dụng

Hình 2.1 Bản đồ vị trí của huyện Điện Biên trong tỉnh Điện Biên

Huyện Điện Biên

Trang 40

2.2 Nội dung, nghiên cứu

- Điều tra thực trạng và biến động sử dụng đất chính của huyện Điện Biên

- Đánh giá đặc điểm tài nguyên đất của huyện Điện Biên

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất chính (hiệu quả kinh tế, hiệu

quả xã hội, hiệu qủa môi trường)

- Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên cơ sở kết quả

nghiên cứu đánh giá LHSDĐ của huyện Điện Biên

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập tổng hợp, phân tích, kết quả các nghiên cứu liên quan

Đề tài phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan về ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội đến chất lượng, số lượng đất sản xuất nông nghiệp và chính sách của nhà nước, của địa phương có liên quan Sử dụng để đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất và đánh giá thích nghi đất đai cũng như đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý đất đai của huyện

2.3.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (Particpatory Rural Appraisal, PRA): Sử dụng 50 phiếu điều tra hiệu quả kinh tế sử dụng đất để phỏng vấn và khảo sát tình hình sản xuất nông nghiệp cùng với người dân

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu điều tra

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê và sử dụng phần mềm Excel

2.3.4 Phương pháp phân tích mẫu đất

Đào và lấy mẫu đất theo và TCVN 9487 : 2012, tiến hành lấy 10 phẫu diện, lựa chọn các chỉ tiêu phân tích theo các phương pháp phân tích theo bảng sau:

Bảng 2.1 Các phương pháp phân tích mẫu đất

TT Chỉ tiêu/đơn vị tính Phương pháp phân tích

Ngày đăng: 18/01/2018, 14:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tuấn Anh (2010), Báo cáo “Ảnh hưởng của quá trình CNH, ĐTH đến số lƣợng, chất lƣợng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở vùng kính tế trọng điểm phía Bắc”, Viện QH &TKNN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của quá trình CNH, ĐTH đến số lƣợng, chất lƣợng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở vùng kính tế trọng điểm phía Bắc
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Năm: 2010
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999), “Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp”, Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 343 - 98, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1999
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp. “Tập 2. Phân hạng đánh giá đất đai”, NXB khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập 2. Phân hạng đánh giá đất đai
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật
Năm: 2009
8. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng đất tổng hợp và bền vững
Tác giả: Nguyễn Xuân Quát
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 1996
9. Nguyễn Xuân Thành (2001) “Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường vá sản xuất nông nghiệp”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (4), trang 199 – 200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường vá sản xuất nông nghiệp”
16. Ministry of Agriculture and Forestry (2015), “Agriculture Development Strategy to 2025 and Vision to the year 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agriculture Development Strategy to 2025 and Vision to the year 2030
Tác giả: Ministry of Agriculture and Forestry
Năm: 2015
4. Trần Thị Hồng (2013), Nguyên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh Khác
5. Hoàng Văn Luyện (2011), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trần địa bành huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ Khác
6. Niên giám thống kê (2015), Cục thống kê tỉnh Điện Biên Khác
10. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
11. Trung tâm tƣ liệu tổng cục thống kê Việt Nam (12/2008) Khác
12. Trường đại học Cần Thơ (2012), Giáo trình Hệ thống canh tác, NXB ĐH Cần Thơ Khác
13. UBND huyện Điện Biên (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 huyện Điện Biên Khác
14. UBND huyện Điện Biên (2016), Báo cáo tình hình hợp tác 6 tháng đầu năm 2016.Tiếng Anh Khác
15. Food and Agriculture Organization of the United Nations (2006), The Role of Agriculture and Rural Development in Revitalizing Abandoned/Depopulated Areas Khác
17. Word Bank (1995), World development report Development and environment, World Bank Washington Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w