1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng tại làng nghề tái chế nhựa minh khai

19 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH BÀI TẬP MÔN HỌC SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG Đề tài: Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng tại khu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÀI TẬP MÔN HỌC

SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG

Đề tài: Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng tại khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh,

huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

LỚP QH-2017-SIS-KHBV Học viên: Nguyễn Hữu Mạnh

Hà Nội, năm 2018

Trang 2

2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC HÌNH VẼ 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Khái niệm phát triển bền vững 6

1.2 Quan niệm về sức khỏe 6

1.3 Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường 6

1.4 Dây chuyền sản xuất của làng nghề 7

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 8

2.1 Giới thiệu làng nghề nhựa Minh Khai 8

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 8

2.1.2 Dân số 8

2.1.3 Cảnh quan, môi trường 8

2.2 Hiện trạng tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu vực làng nghề Minh Khai 9

2.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực làng nghề Minh Khai 9

2.2.2 Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu vực làng nghề Minh Khai 12

2.3 Công tác quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa Minh Khai 13

2.3.1 Điểm mạnh 13

2.3.2 Điểm yếu 13

2.3.3 Cơ hội 14

2.3.4 Thách thức 14

2.4 Giải pháp giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng khu vực đô thị Việt Nam hướng tới PTBV 14

2.4.1 Giải pháp quản lý 14

2.4.2 Giải pháp quy hoạch 16

2.4.3 Giải pháp kỹ thuật 16

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa

BVMT Bảo vệ môi trường BĐKH Biến đổi khí hậu ONKK Ô nhiễm không khí PTBV Phát triển bền vững QLMTKK Quản lý môi trường không khí TNMT Tài nguyên và Môi trường UBND Uỷ ban nhân dân

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1 Quy trình sản xuất hạt nhựa kèm dòng thải……… 7 Hình 2.Biểu đồ so sánh thông số TSP trong không khí qua các năm………… 8 Hình 3.Biểu đồ so sánh thông số SO2 trong không khí qua các năm………… 11 Hình 4 Hệ thống xử lý nước thải làng nghề nhựa Minh khai (đề xuất)……… 11 Hình 5.Súng phun sương…… ……… 17

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.Tỉ lệ phát sinh nước thải của các nguồn…… …….……… 9 Bảng 2 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt ngày 23/12/2014……… 11 Bảng 3 Kết quả quan trắc môi trường nước thải ngày 23/12/2014………… 11 Bảng 4 Một số bệnh điển hình của người dân làng nghề tái chế nhựa Minh Khai mắc phải do ô nhiễm môi trường……… 13

Trang 4

4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài

Sự phát triển của làng nghề trong thời gian vừa qua đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề cũng kéo theo những mặt hạn chế, đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng Sự ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế

và sức khỏe cũng như đời sống của người dân và cần có những giải pháp giảm thiểu kịp thời Nằm trong xu hướng đó là làng nghề tái chế nhựa Minh Khai thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Minh Khai một làng nghề tái chế nhựa đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ theo

mô hình công nghiệp hóa, góp phần phát triển nền kinh tế-xã hội của địa phương giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động nâng cao đời sống cho nhân dân nhưng bên cạnh đó, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường do còn hạn chế về quy mô, công nghệ sản xuất, sự yếu kém trong khâu quản lý cũng như ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ môi trường của người dân còn yếu kém Do đó, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, cảnh quan môi trường và đặc biệt là sức khỏe của người dân nơi đây

Trước tình hình thực tế trên, việc phân tích tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng tại khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai để có cơ sở đưa ra các giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân nơi

đây, hướng tới phát triển bền vững là rất cấp thiết Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Phân tích

tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng tại khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” làm vấn đề nghiên

cứu cho môn học Sức khỏe và môi trường bền vững

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về sức khỏe và môi trường bền vững

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho công việc nghiên cứu và giả giảng dạy các vấn đề liên quan đến sức khỏe và môi trường bền vững ở các cơ

sở giáo dục và khoa học hiện nay; là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế nhựa hướng tới phát triển bền vững trong tương lai

3 Mục tiêu nghiên cứu

Hiện trạng và giải pháp khắc phục tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nêu trên Đề tài cần nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế nhựa hướng tới phát triển bền vững

- Hiện trạng tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, tỉnh Hưng Yên;

Trang 5

5

- Giải pháp khắc phục tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, tỉnh Hưng Yên

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng

khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: Thông tin, tài liệu, dữ liệu nghiên cứu tính đến thời điểm khảo sát địa bàn;

+ Về không gian: Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

6 Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

- Cách tiếp cận liên ngành;

- Cách tiếp cận Văn hóa;

- Cách tiếp cận Kinh tế;

- Cách tiếp cận Chính trị học;

- Cách tiếp cận Sử học

6.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đi từ lý luận đến thực tiễn và từ thực tiễn trở về với lý luận, phương pháp phân tích - tổng hợp;

- Phương pháp đối chiếu - so sánh,

- Khảo cứu tài liệu trong và ngoài nước;

7 Câu hỏi nghiên cứu

Hiện trạng và giải pháp khắc phục tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, tỉnh Hưng Yên hướng tới PTBV

là gì?

8 Danh sách chương

Các chương chính:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết

Chương 2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 6

6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm phát triển bền vững

Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hộị nghị Rio – 92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg – 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có

sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: Phát triển kinh

tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” Ngoài ba mặt chủ yếu này, còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể để vượt qua những thách thức khó khăn mà con người đang phải đối mặt

1.2 Quan niệm về sức khỏe

Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế (theo Tổ Chức Y tế Thế Giới - WHO)

Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất: hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục,… tất cả các hoạt động sống trên đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần: Bình an trong tâm hồn, biết cách chấp nhận

và đương đầu với các căng thẳng trong cuộc sống

Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội: có nghề nghiệp với thu nhập đủ sống, an sinh

xã hội được đảm bảo

Không có bệnh tật hay tàn phế: là không có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội và sự an toàn về mặt xã hội

1.3 Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:

- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối

với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp

với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật

- Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện

trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm

- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc

hoạt động khác

- Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm

đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác

Trang 7

7

1.4 Dây chuyền sản xuất của làng nghề

Hình 1 Quy trình sản xuất hạt nhựa kèm dòng thải

Thuyết minh:

- Thu gom nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu này được nhập từ mọi nơi trên cả nước Hàng ngày,trong thôn có đến hàng tram xe tải, xe công nông chở phế liệu là túi nilon bỏ,

vỏ chai nhựa, túi nhựa, tấm nhựa vào trong thôn

- Phân loại nguyên liệu: Sau khi được thu mua, phế liệu được tập trung đổ về các xưởng sản xuất Tại đây, những nguồn nguyên liệu sẽ được phân loại thành các loại khác nhau như vỏ nilon, nhựa dẻo, nhựa cứng

- Giai đoạn sàng và gia công cơ học: Sau khi phân loại, chúng được cung cấp nước rửa sạch để sàng và chọn lọc Tiếp theo, chúng được gia công cơ học (xay, nghiền) để đạt được kích thước phù hợp đối với từng loại nhựa Nhựa sau khi nghiền được phơi khô qua công đoạn tạo hạt bằng phương pháp đùn Sau đó, chúng được kéo sợi và đưa vào máy cắt để tạo ra các sản phẩm khác nhau như các loại túi nilon, dây nilon, ống nhựa…

Trang 8

8

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.1 Giới thiệu làng nghề nhựa Minh Khai

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh HưngYên cách Hà Nội 20km về phía Bắc, cách quốc lộ 1A khoảng 1km

Vị trí địa lý của thôn nằm ở phía Tây Nam của thị trấn Như Quỳnh,có ranh giới cụ thể là:

- Phía Bắc giáp với xã Dương Quang - Gia Lâm - Hà Nội

- Phía Nam giáp thôn Ngô Xuyên - Văn Lâm - Hưng Yên

- Phía Đông giáp xã Lạc Đạo - Văn Lâm - Hưng Yên

- Phía Tây giáp xã Tân Quang - Văn Lâm - Hưng Yên

Vị trí của thôn rất thuận lợi cho giao thông góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh

tế - xã hội và giao lưu văn hóa của thôn với các địa phương khác trong vùng của tỉnh và trong cả nước Đặc biệt lại gần thủ đô Hà Nội nên rất thuận lợi trong quá trình buôn bán, vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sản phẩm ra thị trường

b Điều kiện khí hậu

- Nhiệt độ: Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai thị trấn Như Quỳnh nằm trong huyện Văn Lâm thuộc vùng châu thổ Sông Hồng nên khí hậu thời tiết của làng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ dao động từ 25-280C

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhiệt độ dao động từ 15-210C Trong

đó, tháng nắng nhất là tháng 6 nhiệt độ lên tới 300C có ngày lên tới 370C

- Lượng mưa: Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 Lượng mưa trong những mùa mưa đạt từ 1200mm- 1300mm còn mùa khô đạt từ 200mm- 300mm

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm khoảng từ 85% Độ ẩm cao nhất trong năm xuất hiện vào tháng 2 Độ ẩm nhỏ nhất trong năm xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12

2.1.2 Dân số

Thôn Minh Khai có 1000 hộ dân 4200 nhân khẩu Minh khai có số dân thuộc loại khá đông của thị trấn Như Quỳnh Minh Khai có lực lượng lao động khá dồi dào, bao gồm cả lao động trong thôn và lao động ngoài thôn, toàn thôn ở độ tuổi lao động chiếm khoảng 67% dân số thôn (theo số liệu thống kê của UBND thị trấn Như Quỳnh năm 2014)

2.1.3 Cảnh quan, môi trường

Cùng với công trình di tích lịch sử (đình, đền, chùa) có kiến trúc cổ độc đáo, xen lẫn các công trình xây dựng mới nên diện mạo của thôn Minh Khai ngày càng được đổi thay Tuy vậy,vấn đề môi trường sinh thái chung cần phải được quan tâm đúng mức, nhất

là trong các hoạt động sản xuất nhựa trong khu dân cư đã ảnh hưởng đến môi trường cũng như vấn đề sức khỏe của nhân dân, mặc dù đã có nhiều biện pháp xử lý nhằm giảm thiếu

sự ô nhiễm môi trường, nhưng những hệ quả tất yếu của quá trình sản xuất chưa được xử

Trang 9

9

lý bằng công nghệ phù hợp đó là: Ô nhiễm không khí do bụi khói công nghiệp, do các

hóa chất độc hại trong quá trình luyện xay nhựa các chất thải rắn đặc thù ảnh hưởng đến

môi trường sinh thái trong khu vực đến mức phải cảnh báo nghiêm trọng Mặt khác, lượng

rác thải, nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình không được thu gom, xử lý kịp thời, đã

ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất và nguồn nước ngầm mạch nông Thực trạng

trên đòi hỏi phải có sự chuyển biến sâu rộng về nhận thức trong mọi tầng lớp dân cư, sự

quan tâm đầu tư đúng mức về kinh phí và giải pháp công nghệ phù hợp của các cấp chính

quyền và mọi người dân trên địa bàn

2.2 Hiện trạng tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu

vực làng nghề Minh Khai

2.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực làng nghề Minh Khai

a Đặc trưng chất thải tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai

Hiện nay, làng nghề có 1000 hộ dân với 4000 nhân khẩu, có khoảng 900 hộ số hộ

tham gia hoạt động tái chế nhựa còn lại 100 số hộ trong thôn tham gia hoạt động kinh

doanh và dịch vụ và các lĩnh vực khác

Các loại sản phẩm chính tại làng nghề rất đa dạng bao gồm: Móc áo, ống nhựa PVC,

túi xách, túi nilon, chai nhựa đồ chơi trẻ em… Khoảng 350 hộ sản xuất hạt nhựa, 300 hộ

sản xuất túi bóng, 250 hộ sản xuất ống nhựa PVC

Quá trình sản xuất tại làng nghề phát sinh lượng lớn nước thải chủ yếu là nước làm

mát và các chất ô nhiễm không khí Do đặc thù công nghệ sản xuất cũ và lạc hậu; thêm

vào đó chất thải không được xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí của

làng nghề và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân

- Tiếng ồn: Sinh ra chủ yếu trong quá trình vận hành máy (máy nghiền, máy ép,

máy cắt )

- Khí thải: Thành phần bụi được sinh ra trong quá trình vận chuyển các phương tiện

giao thông và bụi trong quá trình sản xuất như chọn lọc,phân loại và sản xuất ra các sản

phẩm nhựa như: VOC, CO2, SO2, NO2

- Nước thải: Lượng nước thải chủ yếu từ hoạt động tái chế nhựa, sản xuất nông

nghiệp (chủ yếu là chăn nuôi) và sinh hoạt của người dân

Bảng 1 Tỉ lệ phát sinh nước thải của các nguồn

STT Nguồn Thành phần gây ô nhiễm Tỉ lệ (%)

1 Hoạt động tái chế

nhựa

Nước thải từ các công đoạn

rửa, xay, nghiền phế liệu, làm mát

50,8%

2 Sản xuất nông

nghiệp Chủ yếu nước thải chăn nuôi 2,2%

3 Sinh hoạt Nước thải từ quá trình sinh hoạt 47%

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên 2013

Trang 10

10

b Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh

Trong vài năm gần đây, hàm lượng TSP, SO2, CO, NO2 đang có xu hướng tăng

mạnh, đặc biệt hiện nay hàm lượng TSP, SO2 đã vượt ngưỡng cho phép Hàm lượng các

chất này tăng mạnh như vậy do quy mô sản xuất tại làng nghề ngày càng tăng nhưng lại

không có hệ thống xử lý khí thải tại làng nghề Điều này, đang báo động mức độ ô nhiễm

hàm lượng TSP tại làng nghề ngày càng cao gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của

người dân trong làng

Hinh 2 Biểu đồ so sánh thông số TSP trong không khí qua các năm [1]

Hình 3 Biểu đồ so sánh thông số SO 2 trong không khí qua các năm [1]

b Hiện trạng chất lượng môi trường nước

Hầu hết các chỉ tiêu đều bị ô nhiễm nặng và vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

và ngày càng có xu hướng tăng mạnh do quy mô sản xuất tại làng nghề ngày càng tăng

nhưng lại không có hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề cũng như việc quản lý và ý

thức của người dân không tốt đã ảnh hưởng tới môi trường nước Điều này, đang báo

động mức độ ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề ngày càng cao gây ảnh hưởng không

tốt tới sức khỏe của người dân trong làng cũng như cảnh quan môi trường

Ngày đăng: 07/08/2019, 09:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4] UBND tỉnh Hưng Yên (2017). Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên. Quyết định 28/2017/QĐ-UBND. Hưng Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 28/2017/QĐ-UBND
Tác giả: UBND tỉnh Hưng Yên
Năm: 2017
[10] Đặng Kim Chi, Trần Đức Viên và Nguyễn Thanh Lâm (2011). Cơ sở khoa học và thực tiễn trong lập kế hoạch và quản lý môi trường tại Việt Nam. NXB: Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học và thực tiễn trong lập kế hoạch và quản lý môi trường tại Việt Nam
Tác giả: Đặng Kim Chi, Trần Đức Viên và Nguyễn Thanh Lâm
Nhà XB: NXB: Nông nghiệp
Năm: 2011
[2] Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam (2018). Ô nhiễm làng nghề tái chế nhựa ở Hưng Yên: Cần sớm kiểm soát và có phương án cụ thể Khác
[3] Báo Tài nguyên và Môi trường (2018). Bộ trưởng Trần Hồng Hà thị sát làng nghề tái chế nhựa ô nhiễm tại thị trấn Như Quỳnh Khác
[5] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh Khác
[6] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Khác
[7] Bộ Tài nguyên và môi trường (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Khác
[8] Bộ Tài nguyên và môi trường (2011). Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề Khác
[9] Bộ Tài nguyên và môi trường (2011). Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w