1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ kén BAKER ở BỆNH NHÂN THOÁI hóa KHỚP gối BẰNG CHỌC hút DỊCH dưới HƯỚNG dẫn SIÊU âm và TIÊM CORTICOID nội KHỚP

45 364 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 432,9 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KÉN BAKER Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG CHỌC HÚT DỊCH DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM VÀ TIÊM CORTICOID NỘI KHỚP NHÓM NGHIÊN

Trang 1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KÉN BAKER

Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG CHỌC HÚT DỊCH DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM

VÀ TIÊM CORTICOID NỘI KHỚP

NHÓM NGHIÊN CỨU PGS.TS NGUYỄN VĨNH NGỌC

BS NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN

BS PHẠM HOÀI THU

BS ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

1.1 Kén Baker 2

1.1.1 Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán kén Baker 2

1.1.2 Chẩn đoán xác định 3

1.2 Điều trị kén Baker ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối 3

1.2.1 Nguyên tắc điều trị 3

1.2.2 Điều trị nội khoa 4

1.2.3 Điều trị ngoại khoa 4

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 5

2.2 Đối tượng nghiên cứu 5

2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 5

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 5

2.3 Phương pháp nghiên cứu 5

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 5

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 5

2.3.3 Các biến số nghiên cứu 5

2.4 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 8

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9

3.1 Đặc điểm lâm sàng, siêu âm của kén Baker ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát 9

3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 9

3.1.2 Đặc điểm lâm sàng kén Baker ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối 9

3.1.3 Đặc điểm siêu âm khớp gối, siêu âm kén Baker 10

Trang 3

3.2.3 Kết quả điều trị kén Baker trên siêu âm 17

3.2.4 Tác dụng không mong muốn của liệu pháp chọc hút dịch kén Baker dưới hướng dẫn siêu âm và tiêm corticosteroid nội khớp 21

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 22

4.1 Đặc điểm lâm sàng, siêu âm của kén Baker ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát 22

4.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 22

4.1.2 Đặc điểm lâm sàng kén Baker ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối 23

4.1.3 Đặc điểm siêu âm kén Baker 24

4.2 Kết quả điều trị 25

4.2.1 Kết quả điều trị kén Baker ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối trên lâm sàng 25 4.2.2.Kết quả điều trị thoái hóa khớp gối và kén Baker trên siêu âm 26

4.2.3 Tính an toàn của liệu pháp chọc hút kén Baker dưới hướng dẫn siêu âm và tiêm corticosteroid nội khớp 28

KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

Bảng 3.1: Đặc điểm lâm sàng của kén Baker 9

Bảng 3.2: Đặc điểm trên siêu âm khớp gối và siêu âm kén Baker 10

Bảng 3.3: Liên quan giữa kích thước của kén Baker với tuổi, giới, BMI và thời gian mắc bệnh 11

Bảng 3.4: Liên quan giữa kích thước của kén Baker với mức độ đau của khớp gối trên thang điểm VAS 12

Bảng 3.5: Liên quan giữa kích thước của kén Baker với chức năng vận động trên thang điểm WOMAC theo mô hình hồi quy đa biến 12

Bảng 3.6: Liên quan giữa kích thước của kén Baker với giai đoạn THK gối theo Kellgren và Lawrence 14

Bảng 3.7: Điểm VAS và WOMAC trung bình thay đổi sau điều trị 1 tháng 15

Bảng 3.8: Tỷ lệ cải thiện ≥ 30% điểm VAS và ≥ 50% điểm WOMAC theo giai đoạn của THK gối trên X quang 16

Bảng 3.9: Hiệu quả cải thiện triệu chứng của kén Baker theo điểm RLC 17

Bảng 3.10: Tỷ lệ tái phát theo nhóm thể tích dịch kén Baker 17

Bảng 3.11: Kích thước kén Baker trước và sau điều trị 18 Bảng 3.12:Tỷ lệ xuất hiện các biểu hiện không mong muốn sau khi tiêm thuốc 21

Trang 5

Biểu đồ 3.1: Mức độ sưng, đau và hạn chế vận động của kén Baker theo thang

điểm RLC 10Biểu đồ 3.2: Liên quan giữa chiều dài và triệu chứng lâm sàng của kén Baker

theo thang điểm RLC 13Biểu đồ 3.3: Liên quan giữa chiều ngang và triệu chứng lâm sàng của kén

Baker theo thang điểm RLC 13Biểu đồ 3.4: Liên quan giữa thể tích dịch và triệu chứng lâm sàng của kén

Baker theo thang điểm RLC 13Biểu đồ 3.5: Liên quan giữa thể tích dịch kén Baker với bề dày lớp dịch khớp

gối trên siêu âm 14Biểu đồ 3.6: Cải thiện triệu chứng của kén Baker trên lâm sàng 16Biểu đồ 3.7: Mối tương quan giữa hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS

với giảm chiều dài kén Baker 18Biểu đồ 3.8: Mối tương quan giữa cải thiệnchức năng vận động theo thang

điểm WOMAC với giảm chiều dài kén Baker 19Biểu đồ 3.9: Mối tương quan giữa cải thiện triệu chứng của kén Baker theo

thang điểm RLC với giảm chiều dài kén Baker 19Biểu đồ 3.10: Mối tương quan giữa hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS

với giảm chiều ngang kén Baker 20Biểu đồ 3.11: Mối tương quan giữa cải thiện chức năng vận động theo thang

điểm WOMAC với giảm chiều ngang kén Baker 20Biểu đồ 3.12: Mối tương quan giữa cải thiện triệu chứng của kén Baker theo

thang điểm RLC với giảm chiều ngang kén Baker 21

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoái hóa khớp (THK) là bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý cơxương khớp [1],[ 2] Năm 2005, có khoảng 26 triệu người tại Mỹ được chẩnđoán THKvà con số này còn tiếp tục tăng lên [3].Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhânTHK chiếm 34,2%, trong đó nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam và tăng dần theotuổi [4] Thoái hóa khớp là nguyên nhân gây tàn tật đứng thứ hai trên thế giới,sau các bệnh lý tim mạch, ảnh hưởng tới 10 - 15% bệnh nhân trên 60 tuổi [5].Kén Baker là một triệu chứng thường gặp trong THK gối chiếm 6% -45% các trường hợp, thường gặp trong độ tuổi từ 35-70 tuổi[6],[ 7] Tại ViệtNam, kén Baker gặp ở 17,7% số bệnh nhân THK gối [8]

Chọc hút kén Baker dưới hướng dẫn siêu âm là phương pháp can thiệptối thiệu, an toàn, giảm nhanh triệu chứng Corticosteroid tiêm nội khớp cótác dụng chống viêm, giảm đau và cải thiện chức năng vận động của khớp gốimột cách rõ rệt, nhất là trong vòng 2 tuần sau tiêm và tác dụng có thể kéo dàitới 6 tuần sau đó[9],[ 10].Tác dụng phụ ngắn hạn thường thoáng qua và khôngtrầm trọng [11]

Tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, kén Baker ở bệnh nhânTHK gối thường được điều trị bằng chọc hút dịch kén Baker kết hợp dướihướng dẫn của siêu âm kết hợp với tiêm corticosteroid nội khớp Tuy nhiên,chưa có nghiên cứu nào đánh giá về hiệu quả điều trị của phương pháp này

Vì thế chúng tôi làm đề tài nghiên cứu này với 2 mục tiêu:

1 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm của kén Baker ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát.

2 Đánh giá kết quả điều trịkén Baker ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng chọc hút dịch kén Baker dưới hướng dẫn của siêu âm và tiêm corticosteroid nội khớp.

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Kén Baker

Kén Baker được đặt theo tên của bác sĩ phẫu thuật William Baker, ngườiđầu tiên mô tả nó vào năm 1877[12].Kén Baker được hình thành do sự tích tụdịch ở bao hoạt dịch trong hoặc xung quanh hố khoeo mà chủ yếu là ở baohoạt dịch bụng chân - bán màng, nơi nằm giữa hai cơ trên ở phía trong của hốkhoeo [6] Kén Baker thường gặp ở người lớn với tỷ lệ tăng dần theo tuổi, tỷ

lệ cao nhất là ở độ tuổi từ 35 - 70 tuổi [6] THK gối là nguyên nhân thườnggặp nhất, chiếm 50,6% các nguyên nhân gây ra kén Baker[13]

Đặc điểm lâm sàng của kén phụ thuộc vào kích thước của kén Baker,bệnh lý tại khớp và các biến chứng của kén Baker như chèn ép dây thần kinh,mạch máu, nhiễm trùng hay vỡ kén Baker[6] Hầu hết những kén nhỏ làkhông có triệu chứng, khi có triệu chứng, các biểu hiện thường gặp như đau ởvùng sau gối, cứng khớp, sờ khối sưng đau sau đầu gối (đặc biệt khi khớp gối

ở tư thế duỗi) [6]

1.1.1 Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán kén Baker

Siêu âm khớp gối là một phương pháp không xâm lấn, không có cácchất phóng xạ, dễ dàng thực hiện và có thể chẩn đoán kén Baker có kíchthước nhỏ từ 1 - 2 cm một cách đáng tin cậy [14], với độ nhạy 85,8% [15] và

độ đặc hiệu lên tới 100% [6]

Trên siêu âm, kén Baker là một khối trống âm, thường nằm ở phíatrong của khoeo chân, giữa cơ bụng chân và gân cơ bán màng, có đườngthông với ổ khớp Trên siêu âm Doppler, kén Baker không có hiện tượng tăngsinh mạch Dựa vào siêu âm ta có thể đo được kích thước của kén Baker,quan sát mối liên quan với cấu trúc xung quanh [16]

Trang 8

- Chẩn đoán hình ảnh:

+ Siêu âm khớp gối:

Kén Baker trên siêu âm có hìnhảnh trống âm, bờ đều, rõ, có đường thôngvới ổ khớp và không có tăng sinh mạch trên siêu âm Doppler Kén Bakerthường nằm ở vị trí phía trong của khoeo chân

+ Xquang khớp gối:

X quang ít có giá trị trong việc chẩn đoán và đánh giá kén Baker Tuynhiên nó có thể cung cấp những hình ảnh cần thiết trong chẩn đoán bệnh lýcủa xương khớp liên quan tới sự hình thành kén Baker[18]

+ Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác ít khi được sử dụng đểchẩn đoán kén Baker như MRI, nội soi ổ khớp và CLVT[6],[ 19]

1.2 Điều trị kén Baker ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối

1.2.1 Nguyên tắc điều trị

Chỉ định điều trị được đặt ra khi kén Baker có triệu chứng,gây đau, làm giảm chức năng khớp gối của người bệnh hoặc cóbiến chứng do kén Baker như vỡ kén Baker, chèn ép mạch máu,

Trang 9

dây thần kinh.Trường hợp kén Baker không có triệu chứng, đượcphát hiện tình cờ thì không yêu cầu điều trị vì nguy cơ vỡ nang làrất thấp Bệnh nhân nên theo dõi và quay lại khám nếu có triệuchứng tại vùng khoeo chân và kiểm tra định kì.

1.2.2 Điều trị nội khoa

- Điều trị nguyên nhân

+ Chọc hút dịch khớp gối giúp làm giảm áp lực trong ổkhớp, làm giảm lượng dịch từ khớp gối thoát vị xuống kénBaker, từ đó làm giảm các triệu chứng của kén Baker[6],[ 16].+ Tiêm corticosteroid nội khớp: sử dụng tương tự như trongđiều trị THK giúp làm giảm các triệu chứng tại khớp[6],[ 14].Ngoài ra, tiêm corticosteroid nội khớp cũng có hiệu quả trongđiều trị kén Baker mà không có dịch khớp [6] Corticosteroidtiêm nội khớp giúp làm giảm viêm, giảm tiết dịch tại ổ khớp,giúp làm giảm nguy cơ tái phát kén Baker [20]

- Chọc hút dịch kén Baker

Chọc hút dịch kén Baker để làm giảm các triệu chứng khóchịu như đau tức vùng khoeo, hạn chế vận động khớp gối hoặcgiải phóng chèn ép cho người bệnh một cách nhanh chóng [6],[ 16],[ 21]

Sử dụng máy siêu âm trong việc chọc hút dịch và tiêm dướihướng dẫn của siêu âm giúp làm tăng độ chính xác của thủ thuậtlên tới 90 - 100% so với chọc hút và tiêm mù với độ chính xácchỉ từ 50 - 60% [22]

1.2.3 Điều trị ngoại khoa

Trang 10

Đa số các phẫu thuật kén Baker được thực hiện với đường

mổ mở phía sau khoeo chân, phẫu tích cắt nang và khâu tạo hìnhbao khớp Tỷ lệ tái phát trong các nghiên cứu đã được báo cáo daođộng từ 5% tới 71% [23],[ 24], nguyên nhân là vì chất lượng baokhớp kém do tổn thương trên nền khớp gối thoái hóa.Ngoài ra, việc

mổ mở với đường mổ lớn, ở khu vực có nhiều mạch máu thần kinhcũng có nguy cơ cao gây biến chứng trong và sau mổ[16]

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2017

Địa điểm: Khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai

2.2 Đối tượng nghiên cứu

2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

- Bệnh nhân được chẩn đoán THK gối theo tiêu chuẩn của Hội Thấpkhớp học Mỹ ACR 1991, có kén Baker có triệu chứng và không có chống chỉđịnh cho việc điều trị được thực hiện như trong nghiên cứu

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- Chống chỉ định chọc hút dịch và tiêm corticosteroid: nhiễm khuẩn tạikhớp, hoặc toàn thân, u xương khớp, tổn thương da tại vị trí chọc hút và tiêm,rối loạn đông máu, chảy máu, suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp, đái tháođường, tiền sử dị ứng với thuốc gây tê hay corticosteroid

- Bệnh lý nội khoa nặng: suy tim, suy thận, xơ gan

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

Trang 11

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu : tiến cứu, can thiệp điều trị, theo dõidọc

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu: Phần mềm SPSS 16.0

2.3.3 Các biến số nghiên cứu

2.3.3.1 Thông tin chung

Tuổi, giới, nghề nghiệp, các hoạt động thể thao, thói quen sinh hoạt cóthể ảnh hưởng tới khớp gối

Thời gian bị bệnh (tính từ khi có triệu chứng đau khớp gối đầu tiên.Các thuốc bệnh nhân đã sử dụng trong điều trị trước đây: thuốc giảmđau, thuốc chống viêm không steroid

Chiều cao (m), cân nặng (kg), tính chỉ số khối cơ thể BMI (Body MassIndex) theo công thức: BMI = cân nặng/(chiều cao)2 = kg/m2

2.3.3.2 Lâm sàng

Đánh giá tại thời điểm T0 (trước can thiệp) và T1 (sau can thiệp 1 tháng)

- Dấu hiệu cơ năng:

+ Đau: sử dụng thang điểm cường độ đau dạng nhìn VAS (VisualAnalog Scales) [25] (phụ lục 2)

+ Khả năng vận động của khớp gối: sử dụng thang điểm WOMAC(Western Ontario and McMaster Universities) [26](phụ lục 3)

- Khám thực thể:

+ Tiếng lục khục khi cử động khớp

+ Tràn dịch khớp gối: dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè dương tính.+ Vận động khớp gối: đo góc vận động bằng thước đo chuyên dụng, cóvạch đo góc chia độ từ 00-1800

+ Kén Baker: sờ thấy khối căng phồng ở sau khoeo chân, không đập theonhịp mạch

Trang 12

+ Đánh giá triệu chứng kén Baker: thang điểm Rauschning và Lindgren(RLC) (phụ lục 2)

2.3.3.3 Cận lâm sàng

- Chụp Xquang khớp gối:

Chụp X- Quang và đọc kết quả tại khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh việnBạch Mai, chẩn đoán giai đoạn THK trên Xquang theo Kellgren vàLawrence [37]:

- Siêu âm khớp gối:

Đươc thực hiện ở tất cả các bệnh nhân trước và sau khi điều trị bởi bác

sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, sử dụng đầu dò 2D,tần số 7.5 MHz, đầu dò thẳng Xác định các đặc điểm:

 Phát hiện dịch khớp: có tràn dịch khớp gối khi bề dày dịch> 3 mm

 Đánh giá tình trạng màng hoạt dịch, đo bề dày màng hoạt dịch Viêmmàng hoạt dịch làm tăng sinh màng hoạt dịch và có bề dày lớn hơn 3mm

 Phát hiện gai xương tại hai vị trí khe đùi chày trong và khe đùi chàyngoài Gai xương là phần tân tạo nhô ra > 2 mm sơ với đường liên khớp

 Đánh giá sụn khớp

 Phát hiện kén Baker vùng khoeo chân: hình ảnh khối trống âm vùngkhoeo chân, thông với ổ khớp và không đạp theo nhịp mạch Đo kíchthước kén theo 2 chiều ngang và dọc, đánh giá đặc điểm của dịch

2.3.3.4.Liệu trình điều trị bằng chọc hút dịch kén Baker và tiêm corticosteroid nội khớp.

- Chọc hút dịch:

Kiểm tra kén Baker dưới siêu âm và chọn vị trí đặt đầu dò thích hợp đểhút Bác sĩ tiến hành hút dịch, hút tới khi quan sát trên màn hình bao hoạt dịch

đã xẹp hết Nhận xét số lượng dịch, màu sắc và tính chất dịch của kén Baker

- Tiêm corticosteroid nội khớp:

Lấy 1 ml Depo-medrol tiêm vào khớp gối tại vị trí túi cùng ngoài cơ

Trang 13

tứ đầu đùi khớp gối tổn thương theo kỹ thuật tiêm khớp gối đường trướcngoài (theo Hướng dẫn quy trình kỹ thuật tiêm khớp - Bộ Y tế, Bệnh việnBạch Mai) [27].

2.4 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

75 bệnh nhân có kén Baker do THK gối nguyên

phátChẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn ACR 1991

X quang khớp gối,xét nghiệm sinh hóa,công thức máu

(Đánh giá giai đoạnTHK và tình trạngviêm)

Chọc hút dịch kén Baker vàtiêm corticoid nội khớp

So sánh, đánh giá hiệu quảđiều trị của phương phápĐánh giá lại sau điều trị 1 tháng (T1): lâm sàng, siêu âm,

tác dụng không mong muốn

Trang 14

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm lâm sàng, siêu âm của kén Baker ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát

3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu

Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là: 58,52 ± 7,96 tuổi

Tỷ lệ gặp chủ yếu ở nữ (93,3%) Thời gian mắc bệnh trung bình là: 7,19 ±5,12 năm Nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ 77,3%

Bệnh nhân thừa cân ( BMI > 23) chiếm tỷ lệ cao nhất (54,7%)

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của THK gối bao gồm: đau khớp(100%), lục khục khớp (89,3%), phá gỉ khớp (69,3%) và bào gỗ (53,3%)

Tổn thương khớp gối trên X- Quang ở giai đoạn II, III chiếm tỷ lệ cao,lần lượt là 46,7% và 32% theo phân loại của Kellgren và Lawrence

3.1.2 Đặc điểm lâm sàng kén Baker ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối

3.1.2.1 Đặc điểm lâm sàng của kén Baker

Bảng 3.1: Đặc điểm lâm sàng của kén Baker

1,3Cứng và hạn chế vận

động

4Hạn chế góc vận động

(độ)

15,31

Trang 15

Thể tích dịch kén Baker

(ml)

75 13,11 ± 10,97

Nhận xét: Các triệu chứng thường gặp là sờ thấy khối vùng khoeo chân (85,3%),

bệnh nhân đau vùng khoeo (61,3%) và cứng và hạn chế vận động (44%)

3.1.2.2 Mức độ sưng, đau và hạn chế vận động của kén Baker theo thang điểm RLC

0204060

Nhận xét:96% bệnh nhân có triệu chứng của kén Baker theo thang điểm RLC

ở giai đoạn 2 và 3, trong đó điểm RLC ở giai đoạn 3 chiếm tới 57,3%

3.1.3 Đặc điểm siêu âm khớp gối, siêu âm kén Baker

3.1.3.1 Đặc điểm siêu âm khớp gối và siêu âm kén Baker

Bảng 3.2: Đặc điểm trên siêu âm khớp gối và siêu âm kén Baker

Gai xương Khe đùi chày

trong

7

Trang 16

Khe đùi chày ngoài

7Chiều ngang kén Baker (cm) 75 0,3 4 1,54 ±

1,40Chiều dài kén Baker (cm) 75 1,63 7,5 3,85 ±

1,38

Nhận xét:62,7% khớp có tràn dịch khớp gối, gai xương chủ yếu ở khe

đùi chày trong (74,7%) Kén Baker có chiều dài trung bình là 3,85 ±1,38 cm, chiều ngang trung bình là 1,54 ± 1,40 cm

3.1.3.2 Liên quan giữa kích thước kén Baker với một số đặc điểm lâm sàng, X quang và siêu âm

a Liên quan giữa kích thước của kén Baker với tuổi, giới, BMI và thời gian mắc bệnh

Bảng 3.3: Liên quan giữa kích thước của kén Baker với tuổi, giới, BMI và

Thể tích dịch (hút từ kén Baker) (ml)

3,75 ±3,10

Trang 17

I ±

0,92Thừa cân (n = 41) 3,96 ± 1,44 1,54 ± 0,34 13,5 ± 11,31

8,57 ± 4,04

1 - 5 năm (n = 26) 3,97 ± 1,71 1,75 ± 0,76 15,23 ± 14,43

> 5 năm (n = 42) 3,81 ± 1,24 1,48

±0,91

13,11 ± 10,97

Nhận xét:Chưa thấy sự khác biệt về kích thước của kén Baker giữa các

nhóm tuổi, giới, BMI và thời gian mắc bệnh

b Liên quan giữa kích thước của kén Baker với các triệu chứng lâm sàng củathoái hóa khớp gối

Bảng 3.4: Liên quan giữa kích thước của kén Baker với mức độ đau của

khớp gối trên thang điểm VAS

Mức độ đau

Đặc điểm

Đau nhẹ (VAS : 1 - 3)

Đau vừa (VAS:

4 - 6)

Đau nặng (VAS:

7-10)

p

Chiều dài (cm)

3,27 ±1,06

4,06 ±1,48

3,78 ±1,30

>0,05Chiều ngang

(cm)

1,35 ±0,66

1,66 ±0,82

1,43 ±0,93

>

0,05Thể tích dịch

(hút từ kén 9,44 ±7,49 15,32 ±11,62 11,17± >

Trang 18

Baker) (ml)

10,84

0,05

Nhận xét:Chưa thấysự khác biệt về kích thước của kén Bakergiữa các

nhóm bệnh nhân theo thang điểm VAS

Bảng 3.5: Liên quan giữa kích thước của kén Baker với chức năng vận động trên thang điểm WOMAC theo mô hình hồi quy đa biến

Các hệ số hồi quy: B: độ dốc, r: hệ số tương quan

Nhận xét: Chưa thấy có mối liên quan giữa kích thước của kén Baker

với chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC

c Liên quan giữa kích thướcvới các triệu chứng lâm sàng của kén Baker

- Liên quan giữa chiều dài vàtriệu chứng lâm sàng của kén Baker

Biểu đồ 3.2: Liên quan giữa chiều dài và triệu chứng lâm sàng của kén

Baker theo thang điểm RLC

Nhận xét:Có liên quan giữa chiều dài và triệu chứng lâm sàng của kén

Baker

Trang 19

- Liên quan giữa chiều ngang vàtriệu chứng lâm sàng của kén Baker

Biểu đồ 3.3: Liên quan giữa chiều ngang và triệu chứng lâm sàng của kén

Baker theo thang điểm RLC

Nhận xét:Có liên quan giữa chiều ngang và triệu chứng lâm sàng của kén

Baker

- Liên quan giữa thể tích dịch kén Baker với triệu chứng lâm sàng của kén Baker

Biểu đồ 3.4: Liên quan giữa thể tích dịch và triệu chứng lâm sàng của kén

Baker theo thang điểm RLC

Nhận xét:Có liên quan giữa thể tích dịch và triệu chứng lâm sàng của kén Baker.

- Liên quan giữa kích thước của kén Baker với giai đoạn thoái hóa khớp gối theo Kellgren và Lawrence

Bảng 3.6: Liên quan giữa kích thước của kén Baker với giai đoạn THK gối

theo Kellgren và Lawrence (N = 75)

Giai đoạn

Đặc điểm

1 (n = 5)

2 (n = 35)

3 (n = 24)

4 (n = 11) p

Chiều dài (cm) 3,95 ± 1,15 3,61 ± 1,14 4,12 ± 1,62 3,86 ± 1,60 > 0,05Chiều ngang (cm)

1,71 ± 1,18 1,54 ± 0,88 1,52 ± 0,81 1,50 ± 0,62 > 0,05Thể tích dịch

(hút từ kén Baker)

10,33 ±6,23

10,24 ±8,03

14,96 ±13,68

19,43 ±11,29

> 0,05

Trang 20

Nhận xét: Chưa thấy có sự khác biệt về kích thước của kén Bakergiữa

các nhóm bệnh nhân THK gối theo phân loại của Kellgren vàLawrence

d Liên quan giữa kích thước của kén Baker với bề dày dịch khớp gối trên siêu âm

Biểu đồ 3.5: Liên quan giữa thể tích dịch kén Baker với bề dày lớp dịch

khớp gối trên siêu âm

Nhận xét:Thể tích dịch kén Baker có xu hướng tăng khi bề dày dịch

khớp gối tăng nhưng mối tương quan là không có ý nghĩa thống kê (p >0,05)

3.2 Kết quả điều trị

3.2.1 Kết quả điều trị thoái hóa khớp gối trên lâm sàng

3.2.1.1 Cải thiện mức độ đau và chức năng vận động qua thang

điểm VAS và WOMAC

a Điểm VAS và WOMAC trung bình thay đổi sau điều trị 1 tháng

Trang 21

Bảng 3.7: Điểm VAS và WOMAC trung bình thay đổi sau điều trị 1 tháng

Nhận xét: Sau điều trị 1 tháng, điểm VAS trung bình VAS giảm từ 5,41 ±

1,82 điểm xuống còn 2,12 ± 1,83 điểm; WOMAC tổng thể giảm từ 38,52 ±13,82 điểm xuống còn 15,68 ± 13,86 điểm

b Phân loại kết quả điều trị sau 1 tháng theo thang điểm VAS

Sau 1 tháng điều trị, 56% bệnh nhân đáp ứng mức độ khá theothang điểm VAS (VAS: 1 - 3) và 24% bệnh nhân đáp ứng mức độtốt (VAS = 0)

c Cải thiện ≥ 30% điểm VAS và ≥ 50% điểm WOMAC theogiai đoạn của THK gối trên X quang

Trang 22

Bảng 3.8: Tỷ lệ cải thiện ≥ 30% điểm VAS và ≥ 50% điểm WOMAC theo

giai đoạn của THK gối trên X quang

Giai đoạn trên X quang

theo Kellgren và Lawrence

Cải thiện ≥ 30%

điểm VAS

Cải thiện ≥ 50% điểm WOMAC

Nhận xét:57,3% bệnh nhân cải thiện điểm VAS ≥ 30%; 65,3%

bệnh nhân cải thiện điểm WOMAC ≥ 50%

3.2.2 Kết quả điều trị kén Bakerở bệnh nhân thoái hóa khớp gối trên lâm sàng

3.2.2.1 Cải thiệncác triệu chứng lâm sàng của kén Baker

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Triệu chứng lâm sàng của kén Baker

Biểu đồ 3.6: Cải thiện triệu chứng của kén Baker trên lâm sàng

Nhận xét:Sau 1 tháng,triệu chứng sờ thấy khối vùng khoeo chân

giảm từ 85,3% xuống chỉ còn 22,5%, đau khoeo chân giảm từ

Ngày đăng: 06/08/2019, 20:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Fritschy. D et al (2006), The popliteal cyst. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 14(7): p. 623-8 Khác
17. Dash. S.R. Bheemreddy, and Tiku M.L., (1991), Posterior tibial neuropathy from ruptured Baker's cyst. Semin Arthritis Rheum, 1998.27(5): p. 272-6 Khác
18. Frush. T.J. and Noyes F.R., (2015), Baker’s Cyst: Diagnostic and Surgical Considerations. Sports Health, 7(4): p. 359-65 Khác
19. Torreggiani. W.C et al, (2002), The imaging spectrum of Baker's (Popliteal) cysts. Clin Radiol, 57(8): p. 681-91 Khác
20. Acebes. J.C et al (2006), Ultrasonographic assessment of Baker's cysts after intra-articular corticosteroid injection in knee osteoarthritis. J Clin Ultrasound, 34(3): p. 113-7 Khác
21. Bandinelli. F et al (2012), Longitudinal ultrasound and clinical follow- up of Baker’s cysts injection with steroids in knee osteoarthritis.Clinical rheumatology, 31(4): p. 727-731 Khác
22. Sibbitt. W.L et al (2009), Does sonographic needle guidance affect the clinical outcome of intraarticular injections? J Rheumatol, 36(9): p.1892-902 Khác
23. Newsham. K.R (2009), Recurrent popliteal cyst in an adult: a case report and review. Orthop Nurs, 28(1): p. 11-4; quiz 15-6 Khác
24. Rupp. S., et al (2002), Popliteal cysts in adults. Prevalence, associated intraarticular lesions, and results after arthroscopic treatment. Am J Sports Med, 30(1): p. 112-5 Khác
25. Huskisson. E (1974), Measurement of pain. The lancet, 304(7889): p.1127-1131 Khác
26. Theiler. R et al (2002), Clinical evaluation of the WOMAC 3.0 OA Index in numeric rating scale format using a computerized touch screen version. Osteoarthritis and cartilage, 10(6): p. 479-481 Khác
27. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. 2016: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Khác
28. Hasan. M and Shuckett, (2010), Clinical features and pathogenetic mechanisms of osteoarthritis of the hip and knee. BC Med J, 52(8): p.393-8 Khác
29. Felson et al (2000), Osteoarthritis: new insights. Part 1: the disease and its risk factors. Annals of internal medicine, 133(8): p. 635-646 Khác
30. Bùi Hải Bình, Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. 2016, Trường đại học Y Hà Nội Khác
32. Đỗ Thị Lan, Đánh giá kết quả của phương pháp chọc hút dịch kết hợp tiêm corticosteroid nội khớp trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát có phản ứng viêm. 2016, Trường Đại học Y Hà Nội Khác
33. Cao. Y et al (2014), Popliteal cysts and subgastrocnemius bursitis are associated with knee symptoms and structural abnormalities in older adults: a cross-sectional study. Arthritis Res Ther, 16(2): p. R59 Khác
34. Acebes. J.C et al, (2006). Ultrasonographic assessment of Baker's cysts after intra-articular corticosteroid injection in knee osteoarthritis.Journal of Clinical Ultrasound, 34(3): p. 113-117 Khác
35. Caglayan. G et al (2016), Effects of Sono-feedback during aspiration of Baker's cysts: A controlled clinical trial. J Rehabil Med, 48(4): p. 386- 9 Khác
36. Liao. S.T, Chiou, and Chang, (2010), Pathology associated to the Baker's cysts: a musculoskeletal ultrasound study. Clin Rheumatol, 29(9): p. 1043-7 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w