0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Một số nét tổng quan về tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI BÁN LẺ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2013 (Trang 26 -26 )

1.9.1. Một số đặc điểm kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương

Hải Dƣơng là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dƣơng nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông giáo tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hƣng Yên. Hải Dƣơng còn là đô thị loại 2.

Năm 2012 Hải Dƣơng có 1.705.059 ngƣời với mật độ dân số là 1.033 ngƣời/km2

[14].

Toàn tỉnh có 10 huyện, 1 thành phố loại II, 1 thị xã, với 265 xã/phƣờng (năm 2012). Sự phân bố dân số tƣơng đối đều ở các huyện đồng bằng. Thành phố Hải Dƣơng có mật độ dân số cao nhất là 3.090 ngƣời/Km2. Thị xã miền

17

núi Chí Linh là huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh, chỉ có 573 ngƣời/Km2. Các huyện còn lại đều có mật độ dân số từ 1000- 1200 ngƣời/ Km2.

Trong những năm gần đây, cùng với phát triển kinh tế, Hải Dƣơng đã quan tâm và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đời sống của các tầng lớp nhân dân đƣợc cải thiện.

1.9.2. Hệ thống Ngành Y tế tỉnh Hải Dương

Hệ thống Quản lý nhà nƣớc về Y tế:

- Sở Y tế: Gồm các phòng chức năng, nghiệp vụ: Văn phòng, Thanh tra, Nghiệp vụ Y, Nghiệp vụ Dƣợc, Kế hoạch- Tài chình, Tổ chức cán bộ và Phòng Quản lý Hành nghề Y, dƣợc tƣ nhân.

- 2 Chi cục: Chi cục Dân số- kế hoạch hóa gia đình và Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm.

- Các huyện/thị xã/thành phố đều có các Phòng Y tế làm nhiệm vụ tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân tuyến huyện trong công tác quản lý nhà nƣớc về y tế trên địa bàn.

Hệ thống các đơn vị Y tế trực thuộc Sở Y tế:

- Các đơn vị sự nghiệp tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế gồm: + 6 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh.

+ 5 Trung tâm thuộc hệ dự phòng tuyến tỉnh: Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe.

+ Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc- Mỹ phẩm- Thực phẩm tỉnh. + Trƣờng Trung cấp Y tế tỉnh.

- Các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện thuộc Sở y tế gồm:

+ 13 bệnh viện đa khoa huyện/thành phố/thị xã. 12 Trung tâm Y tế và 12 Trung tâm dân số- kế hoạch hóa gia đình huyện/thành phố/thị xã.

18

+ 265 Trạm Y tế xã/phƣờng trực thuộc sự quản lý của các Trung tâm y tế huyện/thị xã/thành phố.

Hệ thống các cơ sở hành nghề Y, dƣợc tƣ nhân:

+ Hệ thống các cơ sở hành nghề y tƣ nhân: Bệnh viện tƣ; Phòng khám đa khoa, chuyên khoa; Các cơ sở dịch vụ y tế…

+ Hệ thống các cơ sở hành nghề dƣợc: Các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh Dƣợc, Chi nhánh CTCP Dƣợc- VTYT, Nhà thuốc, Quầy thuốc, Đại lý bán thuốc cho các Doanh nghiệp.

Các đơn vị Y tế trực thuộc Bộ Y tế và các ngành khác:

- Trƣờng Cao đẳng Dƣợc trung ƣơng, Trƣờng Đại học kỹ thuật Y tế trực thuộc Bộ Y tế. Bệnh viện Quân y 7 thuộc Quân khu III.

- Các đơn vị y tế do ngành khác quản lý: Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, trực thuộc sự quản lý của Tỉnh ủy. Các trung tâm cai nghiện, nuôi dƣỡng tâm thần…thuộc Sở lao động và thƣơng binh xã hội.

1.9.3. Nhân lực dược trên địa bàn tỉnh Hải Dương qua 3 năm

Theo mục tiêu của Chiến lƣợc quốc gia phát triển ngành dƣợc Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 68/2014/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Chính phủ: Phấn đấu đạt mức 2,5 DSĐH/10.000 dân, trong đó dƣợc sỹ lâm sàng chiếm 30% [11] .

Tỉnh Hải Dƣơng: Đến hết năm 2013, nếu tính tất cả số DSĐH đang làm việc trên địa bàn tỉnh thì có 219 DSĐH/1.735.084 dân, mới đạt mức 1,26 DSĐH/10.000 dân. Để đạt mục tiêu 2,5 DSĐH/10.000 dân thì tỉnh Hải Dƣơng cần có khoảng 435 DSĐH, nhƣ vậy so với mục tiêu thì tỉnh cần phải bổ sung khoảng 216 DSĐH trong những năm tới.

19

Bảng 1.2. Phân bố nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ Dược

STT Trình độ chuyên môn (TĐCM) phân theo lĩnh vực công tác

Số lƣợng qua 3 năm 2011 2012 2013 1 Dƣợc sĩ sau đại học

- Hành chính sự nghiệp 17 17 17

- Sản xuất- kinh doanh 11 5 8

2 Dƣợc sĩ đại học (DSĐH)

- Hành chính sự nghiệp 28 28 38

- Sản xuất- kinh doanh 104 100 156

3 Trung cấp dƣợc (TCD)

- Hành chính sự nghiệp: 245 245 301

- Sản xuất- kinh doanh: 496 202 507

4 Dƣợc tá

- Hành chính sự nghiệp: 14 14 158

- Sản xuất- kinh doanh: 500 310 283

Cộng: 1415 921 1468

Nguồn: Sở Y tế Hải Dương (2011,2012,2013) [21], [22],[20]

Qua bảng trên ta thấy, số lƣợng cán bộ Dƣợc tăng qua các năm ở cả lĩnh vực hành chính sự nghiệp và sản xuất- kinh doanh. Trong đó, số lƣợng DSĐH năm 2013 tăng 56,0% so với năm 2011 ở lĩnh vực sản xuất- kinh doanh. Đây là điều kiện thuận lợi để Hải Dƣơng đạt mức chỉ tiêu theo quy định.

1.9.4. Mạng lưới kinh doanh về dược

Tính đến hết năm 2013 toàn tỉnh có [22] :

+ Bán buôn: Gồm 24 cơ sở (21 cơ sở đạt tiêu chuẩn GDP) + Bán lẻ gồm 821 cơ sở. Trong đó:

20

- Quầy thuốc: 238 cơ sở (103 cơ sở đạt GPP). - Đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp: 209 cơ sở.

- 265 Trạm Y tế xã đều có tủ thuốc đáp ứng nhu cầu về thuốc thiết yếu cho nhân dân.

1.9.5. Công tác quản lý hành nghề Dược tư nhân

Qua thanh tra hành nghề Dƣợc tƣ nhân, phòng chống thuốc giả và gian lận thƣơng mại năm 2013 của 71 cơ sở, kết quả nhƣ sau:

Bảng 1.3. Kết quả thanh tra hành nghề Dược tư nhân, phòng chống thuốc giả và gian lận thương mại 2013

TT Nội dung Cơ sở hành nghề dƣợc

1 Số cơ sở đƣợc kiểm tra 71

2

Số cơ sở bị xử lý 20

- Đình chỉ 8

- Phạt tiền 15

Số tiền phạt (nghìn đồng) 53.500

Nguồn: Sở Y tế Hải Dương (2013)

Sở Y tế là cơ quan tham mƣu cho UBND tỉnh về quản lý y tế trên địa bàn tỉnh. Qua kết quả kiểm tra của Sở Y tế cho thấy, số cơ sở đƣợc kiểm tra 71/821 cơ sở, còn quá ít, cần tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra trong những năm tiếp theo, đặc biệt là kiểm tra về việc duy trì các điều kiện hoạt động của cơ sở.

Theo báo cáo định kỳ hàng năm của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc- mỹ phẩm- thực phẩm tỉnh về tình hình chất lƣợng thuốc lƣu hành trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng tại một số nhà thuốc và quầy thuốc trong 3 năm từ 2011-2013 nhƣ sau [25], [26], [27]:

21

Bảng 1.4. Chất lượng thuốc tại nhà thuốc và quầy thuốc trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong 3 năm.

Năm Tổng số mẫu lấy Mẫu đạt Không đạt Tỷ lệ (%) mẫu không đạt

2011 42 38 4 0,095

2012 46 45 1 0,022

2013 98 98 0 0

Nguồn: Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh (2011, 2012,2013)

Tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng không lớn: Năm 2011 chiếm 0,095%, năm 2012 chiếm 0,022% và năm 2013 100% số mẫu đạt chất lƣợng.

Những thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng hàng năm chủ yếu là thuốc Đông dƣợc, không đạt tiêu chuẩn về độ ẩm trong Dƣợc liệu.

22

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Các loại hình bán lẻ thuốc bao gồm: Nhà thuốc, Quầy thuốc, Đại lý bán thuốc, Tủ thuốc trạm y tế phân bố trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng tính đến năm 2013.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Mô tả hồi cứu và mô tả cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Mục tiêu 1: Khảo sát thực trạng phân bố mạng lƣới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong năm 2013. Mẫu nghiên cứu là toàn bộ các loại hình bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng năm 2013.

- Mục tiêu 2: Khảo sát các điều kiện hành nghề của một số cơ sở bán lẻ thuốc chƣa đạt GPP trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng năm 2013.

+ Đối với loại hình nhà thuốc: còn 11 cơ sở chƣa đạt GPP. Chọn toàn bộ (n=11).

+ Đối với loại hình quầy thuốc: Dựa vào các nghiên cứu trƣớc, cỡ mẫu tối thiểu (n=30).

Cách chọn: Sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn ra các cơ sở đƣa vào trong nghiên cứu. Lập danh sách các QT chƣa đạt GPP tính đến 31/12/2013, sắp xếp theo thứ tự ABC, sau đó tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên ra 30 cơ sở, đƣợc danh sách nghiên cứu (Phụ lục 3).

Trong đề tài này, chúng tôi khảo sát, đánh giá các điều kiện hành nghề đối với các đối tƣợng là nhà thuốc và quầy thuốc chƣa đạt GPP trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Còn đối với các đại lý, tủ thuốc các trạm Y tế xã/phƣờng do điều kiện về cơ sở hạ tầng có nhiều hạn chế, nhân sự phụ trách chủ yếu là dƣợc tá nên việc áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc rất khó khăn. Do vậy sẽ không xét tới.

23

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng biểu mẫu và phiếu điều tra có cấu trúc đƣợc thiết kế sẵn.

Mục tiêu 1: Các bảng biểu đƣợc thiết kế sẵn theo các nội dung cần

nghiên cứu, danh sách các đối tƣợng cần nghiên cứu (Biểu mẫu 1-4). Thực hiện nghiên cứu hồi cứu các số liệu từ hệ thống báo cáo, sổ sách tƣơng ứng có liên quan đến nội dung nghiên cứu đến hết năm 2013 từ các phòng chuyên môn- Sở Y tế. Cụ thể nhƣ sau:

 Để khảo sát về phân bố các CSBL trên địa bàn các huyện/ thành phố/ thị xã. Tiến hành thu thập số liệu từ hệ thống sổ sách thống kê các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn từng huyện/ thành phố/ thị xã sau mỗi đợt xét duyệt hành nghề hàng tháng từ phòng Quản lý hành nghề Y, Dƣợc tƣ nhân - Sở Y tế. Các thông tin cần nghiên cứu đƣợc thống kê theo Biểu mẫu 1: Danh sách các cơ sở hành nghề trên địa bàn các huyện/ thành phố/ thị xã.

 Hình thức hoạt động của các cơ sở và triển khai thực hiện GPP: Thống kê từ Danh sách đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc hàng tháng từ phòng Quản lý hành nghề Y, dƣợc tƣ nhân- Sở Y tế theo Biểu mẫu 2. Hình thức đăng ký hoạt động và triển khai GPP.

 Mỗi cơ sở có hoặc không có ngƣời giúp việc và đều phải đăng ký trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc của cơ sở. Hồi cứu hồ sơ đăng ký này tại phòng Quản lý hành nghề Y, dƣợc tƣ nhân- Sở Y tế để thống kê theo Biểu mẫu 3 thu thập các thông tin liên quan đến người giúp việc.

 Biểu mẫu 4 nhằm thu thập số liệu về diện tích và dân số trên các địa bàn tỉnh 2012 từ “Niên giám thống kê tỉnh Hải Dƣơng 2012” để tính toán các chỉ tiêu của mạng lƣới phân bố các CSBL trên địa bàn theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế (Phụ lục 1)

24

Mục tiêu 2: Nghiên cứu mô tả cắt ngang (thời gian tiến hành điều tra từ ngày 03/12/2013 đến hết ngày 20/12/2013): Trong tiến hành điều tra khảo sát có sự tham gia của 01 cán bộ phòng Quản lý hành nghề Y, dƣợc tƣ nhân- Sở Y tế. Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn, quan sát, đo lƣờng số liệu, chụp ảnh, ghi âm quá trình phỏng vấn và điền vào phiếu điều tra (Phụ lục 4).

2.2.4. Công cụ nghiên cứu

- Các biểu mẫu.

- Phiếu khảo sát (đƣợc xây dựng căn cứ vào bản hƣớng dẫn chấm điểm GPP theo Thông tƣ số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y tế).

- Nhiệt kế, ẩm kế (chuẩn).

- Thƣớc đo, máy tính (calculator). - Máy ảnh, máy ghi âm.

2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá

Trong tất cả các quy định từng phần một nếu cơ sở không đạt một tiêu chuẩn nào đều coi là không đạt.

Một số tiêu chuẩn và cách đánh giá:

- Đánh giá thực hiện qui định về nhân sự và cơ sở vật chất. Quy ƣớc phân loại:

+ Tại thời điểm khảo sát cơ sở đang hoạt động nếu ngƣời PTCM không có mặt đƣợc coi là không có mặt thƣờng xuyên khi cơ sở hoạt động.

+ Nhà thuốc có diện tích khu trƣng bày, bảo quản dƣới 10m2

đƣợc coi là không đạt.

- Đánh giá thực hiện một số qui định khác về HNDTN. Quy ƣớc phân loại:

+ Niêm yết giá thuốc: lấy bất kỳ 20 loại thuốc đang bày bán và kiểm tra việc niêm yết giá trên từng đơn vị bán lẻ, nếu có 1 loại thuốc chƣa đƣợc niêm yết giá trên từng đơn vị bán lẻ đƣợc coi là niêm yết giá đạt 95% và tƣơng tự với tỷ lệ đƣợc tính nhƣ trên.

25

+ Việc ghi chép sổ sách theo dõi mua bán, xuất nhập theo mẫu qui định có ghi thông tin đầy đủ ở các cột, mục đƣợc coi là đạt nếu lấy bất kỳ 20 loại thuốc đang bày bán và kiểm tra việc ghi chép sổ sách theo dõi mua bán, xuất nhập theo mẫu qui định có ghi thông tin đầy đủ ở các cột, mục, nếu có 1 loại thuốc chƣa đƣợc ghi chép sổ sách theo dõi mua bán, xuất nhập đƣợc coi là không đạt.

+ Việc ghi chép sổ kiểm soát theo dõi số lô, hạn dùng của thuốc đƣợc coi là đạt nếu lấy bất kỳ 20 loại thuốc đang bày bán và kiểm tra việc ghi chép sổ sách theo dõi số lô, hạn dùng của thuốc theo mẫu qui định có ghi thông tin đầy đủ ở các cột, mục, nếu có 1 loại thuốc chƣa đƣợc ghi chép sổ sách theo dõi số lô, hạn dùng của thuốc đƣợc coi là không đạt.

+ Việc lƣu hóa đơn mua hàng hợp lệ là đạt nếu lấy bất kỳ 20 loại thuốc đang bày bán, cơ sở xuất trình đƣợc đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ, nếu có 1 loại thuốc thiếu hóa đơn chứng từ hợp lệ đƣợc coi là không đạt.

2.2.6. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu

Chọn điều tra viên:

- Điều tra viên (ĐTV) là cán bộ Phòng Quản lý hành nghề Y, dƣợc tƣ nhân - Sở Y tế có kinh nghiệm trong việc thẩm định các cơ sở theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP.

- Nghiên cứu viên chính (ngƣời thực hiện đề tài) sẽ trực tiếp thu thập số liệu cùng cán bộ SởY tế (100% số phiếu).

- Thống nhất kỹ lƣỡng về phƣơng pháp phỏng vấn, cách đánh giá các chỉ số và thông tin thu thập cho nghiên cứu.

Thử nghiệm và chỉnh sửa bộ công cụ thu thập:

- Trƣớc khi tiến hành điều tra chính thức, điều tra thử (pretest để kiểm tra tính logic và sự phù hợp của phiếu điều tra.Chỉnh sửa bộ tiêu chí khảo sát theo các phát hiện trong quá trình thử nghiệm để phiếu điều tra hoàn chỉnh.

26

- Các đối tƣợng đƣợc lựa chọn vào nghiên cứu sau khi đƣợc giải thích, nếu đồng ý tự nguyện tham gia trong nghiên cứu sẽ đƣợc phỏng vấn; trong trƣờng hợp cơ sở nào đó không tự nguyện tham gia vào nghiên cứu hoặc khi đến khảo sát 3 lần mà không gặp chủ cơ sở, danh sách đƣợc bổ sung bằng cách lấy sang phải cơ sở đã chọn 1 chữ số từ danh sách đã chọn.

- Nhóm điều tra viên thống nhất về cách phỏng vấn và về bộ câu hỏi. Giải thích mục đích điều tra khảo sát nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, không tiến hành thanh kiểm tra. Mặc trang phục áo blouse và tiến hành

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI BÁN LẺ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2013 (Trang 26 -26 )

×