Các điều kiện hành nghề của cơ sở bán lẻ thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh hải dương năm 2013 (Trang 58 - 62)

Theo quy định, đến hết 31/12/2013 tất cả các quầy thuốc và nhà thuốc phải đạt tiêu chuẩn GPP. Tuy nhiên đến thời điểm đó, vẫn còn 135 quầy thuốc và 11 nhà thuốc chƣa đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn GPP. Qua việc khảo sát

49

thực trạng về điều kiện hành nghề của các 30 quầy thuốc và 11 nhà thuốc chƣa đƣợc công nhận GPP cho thấy các cơ sở này còn nhiều khó khăn, chƣa đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn về GPP.

* Về nhân sự :

Nhân sự là một nhân tố quan trọng nhất trong quá trình thực hiện GPP, đặc biệt ngƣời PTCM phải thƣờng xuyên có mặt tại cơ sở khi cơ sở hoạt động. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi có 03 nhà thuốc (chiếm 27,3%) PTCM không có mặt thƣờng xuyên khi cơ sở hoạt động. Riêng với quầy thuốc thì không có cơ sở nào (0,0%) ngƣời PTCM vắng mặt khi đang hoạt động. Tỷ lệ này có sự khác biệt rất lớn (thấp hơn) so với nghiên cứu của tác giả Vũ Tuấn Cƣờng thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, năm 2010 (94,9% ngƣời PTCM vắng mặt khi NT đang hoạt động và tỷ lệ này của QT là 20,9%) [15]. Sự khác biệt này, theo chúng tôi có thể là do sự khác nhau về thời gian và địa điểm nghiên cứu (trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có 02 trƣờng đƣợc đào tạo DSTH). Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà thuốc ngƣời PTCM vắng mặt khi cơ sở đang hoạt động, đồng thời qua phân tích chúng tôi thấy đây cũng chính là các cơ sở mà ngƣời PTCM không tham gia vào việc kiểm soát chất lƣợng thuốc, nên đây cũng là một vấn đề đáng lƣu tâm.

Đối với nhân sự một ngoài việc có số lƣợng, cơ cấu phù hợp thì một nội dung quan trọng đối với nhân sự trong triển khai và thực hiện theo GPP là kiến thức của các nhân viên trong cơ sở (bao gồm ngƣời PTCM và ngƣời giúp việc) về các quy chế chuyên môn và sự hiểu biết, thực hiện theo GPP. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 46,7% quầy thuốc và 36,4% nhà thuốc nhân viên của cơ sở chƣa đƣợc huấn luyện để hiểu rõ và thực hiện theo nguyên tắc GPP. Đồng thời có 70,0% quầy thuốc và 9,1% nhà thuốc ngƣời PTCM không thƣờng xuyên cập nhật các qui chế chuyên môn. Các cơ sở này chủ yếu là các cơ sở đóng trên địa bàn xa thành phố, thị xã, thị trấn và hầu hết

50

những nhân viên này có độ tuổi cao (trên 50 tuổi). Vì vậy, các cơ sở này gặp khó khăn khi cập nhật các văn bản pháp qui mới ban hành.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị :

Sau nhân sự thì cơ sở vật chất có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai áp dụng GPP đối với các cơ sở bán lẻ thuốc. Theo kết quả nghiên cứu đa số cơ sở đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu cơ bản theo nguyên tắc GPP: Bố trí tại nơi cao giáo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm; khu trƣng bày bảo quản tối thiểu 10m2; có khu vực riêng để ra lẻ; thuốc đƣợc để ở khu tách biệt với thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế. Theo chúng tôi, đây là điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để các hộ kinh doanh có thể triển khai thực hiện GPP. Tuy nhiên, do có nhiều cơ sở kinh doanh còn thiếu một số điều kiện vật chất nhỏ lẻ khác dễ khắc phục: bố trí khu ngồi chờ cho khách hàng, vòi nƣớc rửa tay, biển hiệu ghi dúng, đủ nội dung thì Sở Y tế cũng cần phối hợp xem xét hƣớng dẫn vận dụng để các cơ sở này thuận tiện thực hiện.

Với trang thiết bị bảo quản và dụng cụ, bao bì ra lẻ, ghi nhãn thuốc: theo kết quả nghiên cứu có một số nội dung thuộc điểm không chấp thuận còn nhiều cơ sở chƣa đạt đƣợc: trang thiết bị để duy trì nhiệt độ, độ ẩm (80,0% số quầy thuốc; 54,5% nhà thuốc); có tủ lạnh, tủ mát để bảo quản các thuốc có yêu cầu (76,7% quầy thuốc, 27,3% nhà thuốc). Tuy nhiên, qua phỏng vấn trao đổi chúng tôi thấy thiếu sót này của các cơ sở không phải do vấn đề tài chính mà chủ yếu là do các cơ sở chƣa nhận thức đƣợc sự cần thiết phải trang bị các thiết bị này. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp vì tiến hành phân tích chúng tôi thấy hầu hết các cơ sở này là các cơ sở có ngƣời PTCM không thƣờng xuyên cập nhật các quy chế chuyên môn hiện hành và các nhân viên trong cơ sở chƣa đƣợc đào tạo, tập huấn về GPP, triển khai áp dụng GPP.

Với nội dung nhiệt kế, ẩm kế (đã hiệu chuẩn) và có ghi chép: trong nghiên cứu của chúng tôi không có cơ sở nào đạt đƣợc yêu cầu này. Tiến hành phân tích chúng tôi thấy việc trang bị nhiệt, ẩm kế là vấn đề không khó

51

đối với các cơ sở, thậm chí chúng tôi cũng thấy có khoảng 70% cơ sở trang bị. Tuy nhiên, các cơ sở không đạt đƣợc do yêu cầu phải hiệu chuẩn. Đây là một khó khăn rất lớn đối với cơ sở bán lẻ thuốc vì trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cho đến nay vẫn chƣa có đơn vị nào có đủ năng lực hiệu chuẩn thiết bị này.

* Về hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn :

Với nội dung đa số các tiêu chí các cơ sở đã đạt đƣợc tuy nhiên vẫn còn 04 tiêu chí có tới trên 50% cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc: Hồ sơ theo dõi liên quan đến thuốc, ngƣời bệnh, xây dựng qui trình thao tác chuẩn, việc áp dụng thực hiện đầy đủ các quy trình. Riêng với quầy thuốc còn thêm 02 tiêu chí nữa là: tài liệu hƣớng dẫn sử dụng thuốc, các văn bản pháp quy về dƣợc hiện hành. Theo chúng tôi việc các tiêu chí này đạt thấp là do các cơ sở khó khăn về việc tiếp cận các tài liệu, văn bản pháp quy vì ở xa các trung tâm huyện thị (đặc biệt với đa số là các quầy thuốc); ngoài ra cũng có thể do các cơ sở gặp khó khăn trong việc đọc và hiểu các qui định về GPP, về phƣơng pháp viết và ban hành các qui trình thao tác chuẩn nên khó triển khai áp dụng. Để giúp đỡ các cơ sở tháo gỡ vấn đề này SYT nên tăng cƣờng mở các lớp tập huấn, đào tạo về GPP nhất là với nội dung ban hành các qui trình thao tác chuẩn để các cơ sở có thể triển khai áp dụng.

52

KẾT LUẬN

Căn cứ vào mục tiêu của Luận văn và kết quả nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi có một số kết luận nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh hải dương năm 2013 (Trang 58 - 62)