1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ của “TAM ảo THANG” TRONG VIÊM mũi HỌNG cấp TÍNH ở TRẺ EM

86 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Theo y học cổ truyền thì 2 từ “khái” và “thấu” có nghĩa khác nhau: Khái là có tiếng mà không có đờm, còn thấu là có đờm mà không có tiếng, nhưng thường đi đôi với nhau có cả đờm và cả ti

Trang 1

ĐỖ BA KẾ

§¸NH GI¸ T¸C DôNG §IÒU TRÞ CñA “TAM ¶O THANG” TRONG VI£M MòI

HäNG CÊP TÝNH ë TRÎ EM

Trang 2

Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô trong Khoa Y học cổ truyền đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp, các Bác sỹ và nhân viên khoa Nhi và khoa Ngũ quan bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện khóa luận này.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân

thành tới TS Đặng Minh Hằng là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo

tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành khóa luận này Sự tận tâm và kiến thức của cô là tấm gương sáng cho em noi theo trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Cuối cùng, em xin cảm ơn những tình cảm chân thành, sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện tốt nhất của những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian qua.

Trong quá trình làm khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô, bạn bè để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Đỗ Ba Kế

Trang 3

Tôi là Đỗ Ba Kế bác sĩ nội trú khóa 41, chuyên ngành Y học cổ truyền –

Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan

1 Đây là Luận văn do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếpcủa TS Đặng Minh Hằng

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đãđược công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,trung thực và khách quan, đã được xác nhận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Người thực hiện

Đỗ Ba Kế

Trang 4

ALT Alanine aminotransferaseBN

C reactive proteinTrước 1 ngày điều trịNgày bắt đầu điều trịSau 3 ngày điều trịSau 7 ngày điều trịNhóm chứngNhà xuất bản

Y học cổ truyền

Y học hiện đại

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM MŨI HỌNG CẤP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 3

1.1.1 Giải phẫu mũi 3

1.1.2 Giải phẫu họng 5

1.1.3 Sinh lý mũi họng 6

1.1.4 Viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em 11

1.2 VIÊM MŨI HỌNG CẤP Ở TRẺ EM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN .14 1.2.1 Bệnh danh 14

Khái thấu là bệnh thường gặp, thường ở hệ thống hô hấp Theo y học cổ truyền thì 2 từ “khái” và “thấu” có nghĩa khác nhau: Khái là có tiếng mà không có đờm, còn thấu là có đờm mà không có tiếng, nhưng thường đi đôi với nhau có cả đờm và cả tiếng nên gọi là chứng “khái thấu” 15

Sách “Tố vấn” chương “Khái luận” viết rằng ho là do “bì mao tiên thụ tà khí, lúc phủ ngũ tạng giai lệnh nhân khái, phi độc phế dã”, chỉ ra ho là do ngoại tà phạm phế hoặc tạng phủ công năng mất điều hòa gây ra bệnh tại phế 15

Sách “Tố vấn” chia ra ho làm nhiều thể: phế khái, tâm khái, can khái, tỳ khái, thận khái,…có triệu chứng lâm sàng khác nhau 15 Trong sách “Chư bệnh nguyên hầu luận” chương “Khái thấu luận” viết:

Ho là do phong hàn xâm phạm vào phế khí Phế chủ khí, chủ bì

Trang 6

sinh ra ho [17] Sách “Hoạt ấu tâm thư” chương Khái thấu viết:Người bị ho có nhiều loại, nhưng phân hàn nhiệt hư thực có nhiềuloại, nhưng lúc đầu đều từ cảm mạo làm tổn thương phế mà gây rabệnh Sách “Ấu ấu tập thành” chương Khái thấu chính trị viết: dođàm làm ho thì đàm làm trọng, bệnh nên chữa ở tỳ Do ho màđộng đàm thì ho làm trọng, bệnh nên chữa ở phế 151.2.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo Y học cổ truyền 15

Ho chia thành hai loại: ho do ngoại cảm và nội thương Ho ngoại cảm

thường do ngoại tà lục dâm xâm phạm phế, ho nội thương thường

do tạng phủ công năng mất điều hòa, nội tà làm khô phế Bất luận

tà từ ngoài vào hay từ trong cơ thể sinh ra đều ảnh hưởng tới phế,làm phế mất tuyên phát túc giáng, phế khí thượng nghịch gây raho 15

- Cảm thụ ngoại tà: chủ yếu là ngoại cảm phong tà, phong tà vào cơ thể

gây bệnh, trước tiên phạm vào phế vệ, phế chủ khí, chủ hô hấp,khi phế bị tà xâm phạm sẽ làm tắc phế lộ, khí cơ không tuyên, mấtđiều hòa túc giáng, dẫn tới phế khí thượng nghịch, gây ra ho.Phong tà là chủ yếu, thường kết hợp với các tà khác, hiệp với hàn

tà gây ra tắc mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho nặng tiếng, hiệpvới nhiệt ta gây ra lỗ mũi khô hoặc chảy nước đục, hiệp với táo tàgây ra ho khan ít đờm, miệng khô khát 15

- Nội tà phạm phế: do công năng tạng phủ mất điều tiết làm ảnh hưởng

tới phế Có thể phân thành bệnh tại tạng phủ và bệnh do các tạngphủ truyền vào phế 16

Trang 7

tới tạng phế, âm thương khí hao, công năng phế chủ khí thấtthường, túc giáng không đủ mà gây ra ho Phế âm bất túc dễ dẫntới âm suy hỏa vượng, thiêu đốt tân dịch tạo ra đờm, phế mất nhunhuận, khí nghịch gây ra ho, hoặc phế khí lưỡng hư, không túcgiáng được, khí không hóa tân dịch, tân dịch kết thành đàm, khínghịch lên trên gây ra ho 16+ Đàm thấp ủng phế: do ăn uống đồ sống lạnh, uống rượu quá độ làm tổn

hại tỳ vị hoặc ăn uống quá nhiều đồ cay nóng làm tổn hại tỳ vị,dẫn đến tỳ mất kiện vận không thể thu nạp thủy cốc tinh chất, ủthấp sinh đàm, làm tắc nghẽn phế khí, phế khí bất lợi sẽ phát thànhbệnh Đàm thấp ủng phế, lâu ngày gây hóa nhiệt, đàm nhiệt uất kết

sẽ biểu hiện ra thể ho do đàm nhiệt 16+ Can hỏa phạm phế: do can mạch nằm ở mạn sườn, bên trên thông với

phế Can khí thăng phát, phế khí túc giáng, cùng nhau khắc chế,cùng nhau hiệp đồng làm cho khí cơ trong cơ thể thăng giáng bìnhthường Khi tình chí uất kết, can mất điều đạt, khí uất hóa hỏa, hỏakhí tuần kinh thượng nghịch phạm phế, phế khí mất túc giáng gâyho 16+ Thận hư suy: thận chủ nạp khí, là nguồn khí hóa Thận khí hư suy, khí

mất nhiếp nạp mà thượng nghịch, hoặc thận âm không đủ, khí hóabất lợi, thủy ẩm nội đình, bên trên phạm phế gây ra ho Thận âm

hư suy, hư hỏa thượng bốc sẽ dẫn đến tổn thương phế âm, thiêuđốt tân dịch tạp ra đàm, phế mất tư nhuận, túc giáng không đủ gây

ra ho 16

Trang 8

thực vì ngoại tà phạm phế, phế khí tắc nghẽn không thông, không thể kịp thời thúc tà ra ngoài dẫn tới ở biểu xuất hiện phong hàn hóa nhiệt, phong nhiệt hóa táo, hoặc phế nhiệt chưng đốt tân dịch thành đàm, đàm nhiệt ủng phế Ho thể nội thương thường do tà

thực và chính suy 17

Nguyên nhân chủ yếu là đàm và hỏa Nhưng đàm có hàn nhiệt phân biệt, hỏa có hư thực Đàm có thể uất hóa nhiệt hóa hỏa Hỏa có thể thiêu đốt tân dịch thành đàm Người bệnh có bệnh ở các tạng và đa phần nguyên nhân là do thực tà rồi mới dẫn tới chứng hư Như can hỏa phạm phế là do khí hỏa tổn thương đến phế kim, thiêu đốt tân dịch thành đàm, thấp đàm phạm phế là do tỳ mất kiện vận, thủy cốc không thể hóa thành tinh chất, ngược lại kết thành đàm trọc, đi lên trên lưu giữ ở phế làm cho phế khí tắc nghẽn, nghịch lên trên gây ra ho Tỳ phế lưỡng hư lâu ngày, khí không hóa được thành tân thì đàm trọc càng dễ sinh ra Thậm chí các bệnh thận, thận âm hư suy, hư hỏa thượng viêm, tổn thương phế âm, túc giáng thất thường, hoặc thận dương không đủ, mất khả năng khí hóa, ẩm thủy nghịch lên trên phạm phế gây ra ho 17

1.2.3 Các thể lâm sàng và điều trị 17

Ho do ngoại cảm 17

1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ CHỨNG “KHÁI THẤU” BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG NƯỚC 18

1.4 TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC “TAM ẢO THANG” 19

1.4.1 Xuất xứ bài thuốc 19

1.4.2 Thành phần bài thuốc nghiên cứu 20

Trang 9

1.4.5 Các vị thuốc trong bài thuốc 20

Chương 2 23

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 23

2.1.1 Chất liệu nghiên cứu 23

2.1.2 Thuốc nền 24

2.1.3 Phương tiện nghiên cứu 25

2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25

Bệnh nhi từ 2-5 tuổi có chẩn đoán viêm mũi họng cấp tính do virus, đến khám và điều trị ngoại trú và nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương từ tháng 9/2017 đến 9/2018, đáp ứng tiêu chuẩn chọn bệnh nhi nghiên cứu 25

2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi theo YHHĐ 25

• Bệnh nhi từ 2 đến 5 tuổi, không phân biệt giới tính 25

2.2.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi theo YHCT 26

2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhi 26

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 27

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 27

2.3.3 Thời gian và địa điểm 28

2.3.4 Quy trình nghiên cứu 28

2.3.5 Chỉ tiêu nghiên cứu 29

2.3.6 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả 30

Trang 10

2.3.7 Xử lý số liệu 31

2.3.8 Đạo đức nghiên cứu 31

Chương 3 33

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 33

3.1.1 Đặc điểm về tuổi 33

33 3.1.2 Đặc điểm về giới 34

34 Nhóm nghiên cứu tỷ lệ nam nữ bằng nhau Nhóm chứng tỷ lệ nữ cao hơn nam Không có sự khác biệt về giới ở hai nhóm với p > 0,05 34

3.1.3 Đặc điểm lâm sàng trước điều trị theo YHHĐ 35

3.1.4 Đặc điểm lâm sàng trước điều trị theo YHCT 36

36 3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 39

3.2.1 Kết quả điều trị từng triệu chứng 39

Nhận xét: 43

3.2.2 Kết quả điều trị chung 43

Nhận xét 44 Sau 3 ngày điều trị, kết quả điều trị chung loại tốt ở nhóm nghiên cứu (53,3%) cao hơn nhóm chứng (43,3%) Kết quả điều trị chung xếp loại trung bình của nhóm nghiên cứu (13,3%) thấp hơn nhóm chứng

Trang 11

Nhận xét: 45 Sau 7 ngày điều trị, kết quả điều trị chung loại tốt ở nhóm nghiên cứu(86,7%) cao hơn so với nhóm chứng (66,7%) Kết quả điều trị chungloại trung bình của nhóm nghiên cứu (3,33%) thấp hơn nhóm chứng(10%) Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kế với p > 0,05 45Nhận xét: 46 Sau 7 ngày, tỷ lệ bệnh nhi thể phong hàn có kết quả điều trị tốt ở nhómnghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (53,3%) Tỷ lệ bệnh nhi thể phonghàn có kết quả điều trị khá ở nhóm chứng chiếm tỷ lệ cao nhất(16,7%) Tuy nhiên, sự khác biết không có ý nghĩa thống kê với p >0,05 463.3 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 473.3.2 Tác dụng không mong muốn qua một số chỉ tiêu cận lâm sàng .47

Chương 4 48 BÀN LUẬN 49

4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 49

Để nghiên cứu về tác dụng điều trị của bài thuốc cổ phương “Tam ảothang” trên bệnh nhi viêm mũi họng cấp chúng tôi tiến hành nghiêncứu trên 2 nhóm: nhóm điều trị bằng phác đồ của YHHĐ kết hợp bàithuốc “Tam ảo thang” và nhóm điều trị bằng phác đồ YHHĐ bằngphương pháp nghiên cứu lấy mẫu thuận tiện, có đối chứng, so sánh kếtquả trước và sau điều trị Chúng tôi chọn bệnh nhân ở 2 nhóm có đặc

Trang 12

4.1.1 Đặc điểm về tuổi 49 Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 60 bệnh nhi, tuổi từ 2 đến 5 tuổi.Theo biểu đồ 3.1, nhóm tuổi từ 24 – 36 tháng chiếm tỷ lệ nhiều nhấtchiếm 50% ở cả 2 nhóm 494.1.2 Đặc điểm về giới 49 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của nam giới là48,3%, nữ giới là 51,7% Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kêvới p > 0,05 Theo nghiên cứu của chúng tôi, giới tính không liên quanđến tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng cấp Kết quả này phù hợp với cácnghiên cứu trước đây là bệnh gặp ở mọi giới 494.1.3 Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng theo YHHĐ 49 Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng sốt gặp ở 60/60 bệnh nhichiếm tỷ lệ 100%, tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của Trần Thị Yến[26] với 60/60 bệnh nhân và của Trần Thúy với 30/30 bệnh nhân cótriệu chứng sốt chiếm 100% Theo nghiên cứu của Tạ Thanh Hà tỷ lệsốt chiếm 46,7%, của Phạm Tự Do tỷ lệ sốt chiếm 32,1%, của NguyễnNhược Kim có 16,67% trường hợp sốt Kết quả này thấp hơn so vớinghiên cứu của chúng tôi, có thể do cách chọn bệnh nhân khác nhau 49 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhi có triệu chứng ho chiếm85% Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Tạ Thanh Hà có59/60 bệnh nhân ho chiếm 98,3%,sự khác biệt này có thể do cáchchọn bệnh nhân khác nhau.Tạ Thanh Hà chọn những bệnh nhân viêmhọng đỏ cấp có triệu chứng ho,trong khi nghiên cứu của chúng tôi

Trang 13

chứng ho chiếm 63,3% 50 Theo nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi có triệu chứng ngạt mũi, chảynước mũi chiếm 85% trường hợp tương tự nghiên cứu của Trần ThịYến có 71,7% trường hợp ngạt mũi, chảy nước mũi 50 Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi có triệu chứng đờm chiếm 76,7%trường hợp Triệu chứng ho và đờm thường đi kèm với nhau 50 Nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng đau họng chiếm 35% trường hợpthấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Yến chiếm 100% 50Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhi có niêm mạc họng đỏ, phù

nề, xuất tiết chiếm 100% Kết quả này tương tự của Trần Thị Yến với100% trường hợp 50

Tỷ lệ bệnh nhi có triệu chứng niêm mạc mũi xung huyết, sàn mũi có dịchnhầy trong trong nghiên cứu của chúng tôi là 60/60 bệnh nhi chiếm100% tương tự nghiên cứu của Trần Thị Yến 50 Trong bảng 3.1 cho thấy không có sự khác biệt về phân bố các triệu chứnglâm sàng của 2 nhóm với p > 0,05 Điều này cho thấy mức độ bị bênhcủa 2 nhóm là tương đương 514.1.4 Đặc điểm lâm sàng theo YHCT 51 Qua nghiên cứu sự phân bố kết quả chẩn đoán theo YHCT chia làm 2 thể;phong hàn và phong nhiệt Theo biểu đồ 3.6 số bệnh nhi thuộc thểphong hàn chiếm 66,7% ở nhóm nghiên cứu và 63,3% ở nhóm chứng.Thể phong nhiệt chiếm 33,3% ở nhóm nghiên cứu và 36,7% ở nhómchứng 51

Trang 14

Theo nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.8 sau 3 ngày điều trị tỷ lệ kếtquả điều trị xếp loại tốt (53,3%) ở nhóm nghiên cứ cao hơn nhómchứng (43,33%) 51 Sau 7 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhi có kết quả điều trị xếp loại tốt (86,7%) ởnhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng (66,7%) 514.2.2 Kết quả điều trị theo thể bệnh của YHCT 51 Trong nghiên cứu của chúng tôi sau 7 ngày điều trị, thể phong hàn củanhóm nghiên cứu có 16/18 bệnh nhi có kết quả điều trị tốt Như vậy,bài thuốc “Tam ảo thang” có các vị Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo

có tác dụng điều trị thể phong hàn tốt hơn 51 4.3 BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA BÀITHUỐC NGHIÊN CỨU 514.3.1 Trên lâm sàng 51 Sau khi so sánh hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng Trong 30 bệnh nhicủa nhóm nghiên cứu có 2 bệnh nhi xuất hiện triệu chứng nôn, buồnnôn sai khi uống bài thuốc “Tam ảo thang” 30 phút Điều này theochúng tôi do trẻ bị viêm mũi họng nên dễ bị kích thích và trẻ khôngthích uống thuốc thang Bài thuốc “Tam ảo thang” có tính an toàn khi

sử dụng 514.3.2 Trên cận lâm sàng 52 Các xét nghiệm cơ bản về huyết học và sinh hóa máu trước và sau điều trịcủa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng nằm trong giới hạn bình thường

và không có sự khác biết có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 52

KẾT LUẬN 53

Trang 16

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

Chương 2 23

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

Bảng 2.1 Bài thuốc Tam ảo thang 23

Bảng 2.2 Liều lượng thuốc cho trẻ em 23

Chương 3 33

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

Bảng 3.1 Triệu chứng lâm sàng trước điều trị của hai nhóm 35

Bảng 3.2 Tỷ lệ bệnh nhi hết sốt tại các thời điểm 39

Bảng 3.3 Diễn biến nhiệt độ trung bình trong thời gian điều trị 39

Bảng 3.4 Tỷ lệ bệnh nhi hết ho tại các thời điểm 39

Bảng 3.5 Tỷ lệ bệnh nhi hết đờm tại các thời điểm 40

Bảng 3.6 Tỷ lệ bệnh nhi hết ngạt mũi, chảy nước mũi tại các thời điểm.40 Bảng 3.7 Tỷ lệ bệnh nhi hết đau họng tại các thời điểm 42

Bảng 3.8 Tỷ lệ bệnh nhi hết triệu chứng niêm mạc mũi xung huyết, sàn mũi có dịch nhầy trong tại các thời điểm 42

Bảng 3.9 Tỷ lệ bệnh nhi hết triệu chứng niêm mạc họng đỏ, phù nề, tăng xuất tiết tại các thời điểm 43

Trang 17

Bảng 3.11 Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng nhóm nghiên cứu

47

Bảng 3.12 Sự thay đổi một số chỉ số huyết học trước và sau điều trị 47

Bảng 3.13 Sự thay đổi một số chỉ số sinh hoác máu trước và sau điều trị 48

Chương 4 48

BÀN LUẬN 49

KẾT LUẬN 53

KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 18

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

Chương 2 23

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

Chương 3 33

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

Biểu đồ 3.1 Tuổi bệnh nhi nghiên cứu 33

Biểu đồ 3.2 Đặc điểm về giới 34

Biểu đồ 3.3 Đặc điểm màu sắc lưỡi theo YHCT 36

Biểu đồ 3.4 Đặc điểm rêu lưỡi theo YHCT 36

Biểu đồ 3.5 Đặc điểm về mạch theo YHCT 37

Biểu đồ 3.6 Đặc điểm chỉ văn bệnh nhi ≤ 3 tuổi theo YHCT 37

Biểu đồ 3.7 Đặc điểm thể bệnh theo YHCT 38

Biểu đồ 3.8 Kết quả chung về lâm sàng theo YHHĐ sau 3 ngày điều trị 44 Biểu đồ 3.9 Kết quả chung về lâm sàng theo YHHĐ sau 7 ngày điều trị 45 Chương 4 48

BÀN LUẬN 49

KẾT LUẬN 53

KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 20

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

Hình 1.1 Giải phẫu của mũi 3

Chương 2 23

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

Chương 3 33

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

Chương 4 48

BÀN LUẬN 49

KẾT LUẬN 53

KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 21

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm mũi họng cấp là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc vùng mũi họng.Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 đến 5 tuổi, trung bình trẻ lứa tuổi này mắc 6-8lần/năm so với trẻ lớn là 4 lần/năm [1] Bệnh thường phổ biến vào mùa lạnh ởcác vùng có khí hậu thay đổi, tăng cao vào mùa thu- đông hoặc khi thay đổithời tiết đột ngột [2] Chủ yếu là do virus chiếm 80% [3], bệnh thường khôngnguy hiểm nhưng có nhiều triệu chứng gây khó chịu cho trẻ như ho, đờm,ngạt mũi, chảy nước mũi và làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ăn uống giảm sút,sụt cân Bệnh tái diễn nhiều đợt trong năm không những làm giảm chất lượngcuộc sống cho trẻ mà còn làm ảnh hưởng tới việc chăm sóc của bố mẹ và giađình

Y học hiện đại điều trị viêm mũi họng cấp tính thông thường do viruschủ yếu là điều trị triệu chứng bằng thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm đau, làmthông mũi, vệ sinh mũi họng [3] Tuy nhiên với trẻ nhỏ, việc sử dụng cácthuốc có nguồn gốc hóa học có thể có những tác dụng không mong muốn [4].Trong Y học cổ truyền, viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em do chủ chứng là

ho nên được xếp vào chứng “khái thấu” [5] [6] Trong các bài thuốc cổphương, “Tam ảo thang” là bài thuốc tuy ít vị thuốc nhưng điều trị có hiệuquả nên được sử dụng trên lâm sàng [7]

“Tam ảo thang” là bài thuốc cổ phương có xuất xứ từ “ Thái bình huệdân hòa tễ cục phương” [8], bao gồm các vị thuốc: ma hoàng, hạnh nhân,cam thảo có tác dụng tuyên phế tán hàn, chỉ khái, bình suyễn Bài thuốc đãđược ứng dụng trên lâm sàng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ

em đạt hiệu quả nhất định, song chưa được tìm hiểu và đánh giá khoa học.Điều trị thuốc thang cho trẻ em tuy chưa được thuận tiện nhưng đây là nghiêncứu bước đầu để sau này cải dạng thuốc sử dụng phù hợp cho trẻ em Với

Trang 22

mong muốn kết hợp Y học hiện đại và Y hoc cổ truyền, góp phần làm phongphú thêm phương pháp điều trị viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em nên nghiên

cứu “Đánh giá tác dụng điều trị của Tam ảo thang trong viêm mũi họng

cấp tính ở trẻ em” được đặt ra với mục tiêu sau:

1 Đánh giá tác dụng điều trị của “Tam ảo thang” trong viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi.

2 Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp trên lâm sàng khi sử dụng cho trẻ em.

Trang 23

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM MŨI HỌNG CẤP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1.1.1 Giải phẫu mũi

Hình 1.1 Giải phẫu của mũiMũi là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp mà không khí phải đi qua để vào phổi

và là nơi bắt đầu của quá trình làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí [9]

1.1.1.1 Hốc mũi

Là hai ống dẹt nằm song song với nhau, hướng từ trước ra sau, đượcngăn cách bởi vách ngăn Hốc mũi gồm bốn thành: thành trong, thành ngoài,thành trên, và thành dưới Cụ thể:

- Thành trên: Chia 4 phần nhỏ gồm phần mũi, phần trán, phần sàng vàphần bướm Gồm mảnh sàng ở phía trong và phần ngang xương trán ở phíangoài, tạo thành trần các xoang sàng

Trang 24

- Thành dưới: Là sàn mũi, có hình máng chạy từ trước ra sau, dài 5cm.

- Thành trong: Là vách ngăn mũi, đó là vách xương sụn ngăn cách hai bênhốc mũi, được phủ niêm mạc với các tuyến tiết nhầy và mạch máu phong phú

- Thành ngoài: Là vách mũi xoang Thành này gồ ghề do sự hiện diệncủa các cuốn mũi và ngách mũi Thông thường có 3 cuốn mũi đi từ dưới lêntrên gồm: cuốn dưới, cuốn giữa, cuốn trên Cấu tạo của cuốn gồm có xương ởgiữa và bên ngoài được bao phủ bởi niêm mạc đường hô hấp

Các ngách mũi: Ngách mũi là phần thành bên nằm dưới cuốn mũi Nhưvậy ở thành bên luôn có ba ngách mũi: ngách mũi dưới, giữa và trên

+ Ngách mũi dưới: là ngách lớn nhất, chạy dọc theo chiều dài thànhngoài hốc mũi Lỗ thông của ống lệ mũi mở ra ở phần trước trên của ngáchmũi dưới

+ Ngách mũi giữa: giới hạn bởi cuốn giữa ở trong và khối bên xươngsàng ở ngoài Ngách giữa có các phần lồi lên lần lượt từ trước ra sau là gờ lệ,

đê mũi, mỏm móc và bóng sàng và giữa chúng có khe bán nguyệt, phễu sàng,

để lỗ thông xoang hàm, xoang trán và các tế bào xoang sàng trước thông vàođây Các cấu trúc này tạo nên phức hợp lỗ thông – ngách (còn gọi là phức hợp

lỗ ngách)

+ Ngách mũi trên: là khe hẹp giữa xoang sàng sau và cuốn trên Các lỗthông của xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào khe trên Ở tận cùng phíasau của ngách mũi trên có lỗ bướm khẩu cái để cho động mạch-thần kinhbướm khẩu cái vào mũi

1.1.1.2 Mạch máu và thần kinh của mũi

- Động mạch: Mũi được cung cấp máu bởi các nhánh của cả hệ cảnhtrong (động mạch mắt cho nhánh động mạch sàng trước và động mạch sàngsau) và hệ cảnh ngoài (động mạch hàm trong)

- Tĩnh mạch: Đổ vào tĩnh mạch hàm trong, tĩnh mạch mắt và tĩnh mạch mặt

Trang 25

- Thần kinh: Thần kinh giác quan là dây khứu giác Thần kinh cảm giác

là các nhánh của dây mắt và bướm khẩu cái (V2)

1.1.1.3 Các xoang cạnh mũi

Các xoang cạnh mũi là các hốc ở trong các xương xung quanh hốc mũi.Gồm 4 đôi xoang thông với hốc mũi qua các lỗ thông xoang và liên quan vớinhau Do niêm mạc mũi liên tục với niêm mạc xoang nên nhiễm trùng củamũi nếu không được điều trị thì sau 7 – 10 ngày có thể lan vào xoang gâyviêm xoang [9] [10]

1.1.2 Giải phẫu họng

Họng là ngã tư của đường hô hấp và tiêu hóa, cấu tạo như ống cơ – màngtrải dọc từ nền sọ xuống ngang mức đốt sống cổ 6, dài chừng 12 – 14 cm.Dựa vào liên quan ở phía trước của họng với mũi, miệng và thanh quản màngười ta chia họng làm 3 phần có giải phẫu và chức năng sinh lý khác nhau:họng mũi, họng miệng và họng thanh quản

1.1.2.1 Họng mũi

Là phần họng cao nhất, gồm 6 thành:

Thành trước: thông với lỗ mũi sau

Thành trên còn gọi là trần vòm, có tổ chức V.A

Hai thành bên: có loa vòi Éustachie nối thông từ họng lên tai giữa, giúp

sự cân bằng áp lực hòm tai, đây cũng là con đường lan truyền bệnh từ mũihọng lên tai giữa

1.1.2.2 Họng miệng

Giới hạn trên khi màn hầu nằm ngang và giới hạn dưới ở bờ trên xươngmóng Phía trước là eo họng Phía sau tương ứng với các đốt sống cổ 3, 4.Thành bên họng miệng có Amiđan khẩu cái, là tổ chức lympho lớn nhất trongvòng Waldayer

Trang 26

Hạch Gillet nằm ở thành sau họng dễ bị nhiễm trùng và gây ra áp xethành sau họng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.

1.1.2.4 Mạch máu và thần kinh của họng

- Động mạch: Họng được cấp máu bởi các nhánh của động mạch cảnhngoài, động mạch mặt và động mạch hàm trên

- Tĩnh mạch: Tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch mặt và đám rối hầu rồi đổ vềtĩnh mạch cảnh trong

- Thần kinh chi phối là các nhánh của dây thần kinh IX và X cảm giáccho hầu; các cơ họng do nhánh của thần kinh X vận động

- Đám rối họng

Vì thế viêm nhiễm vùng mũi họng có thể gây đau lan lên tai hoặc gâybiến chứng toàn thân

1.1.3 Sinh lý mũi họng

1.1.3.1 Cấu tạo niêm mạc mũi họng

Hốc mũi và các xoang cạnh mũi được phủ bởi niêm mạc đường hô hấp làbiểu mô trụ có lông chuyển, tuy nhiên niêm mạc vòm họng bao gồm cả biểu

mô đường tiêu hóa là biểu mô vảy lát tầng không sừng hóa hay một số vùng

có cả biểu mô chuyển tiếp

* Niêm mạc mũi: Gồm 3 lớp [11]

- Lớp biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển:

Gồm có 4 loại tế bào:

Trang 27

+ Tế bào trụ có lông chuyển: Chiếm khoảng 80% số lượng tế bào củabiểu mô đường hô hấp trên Đó là các tế bào hình trụ, bề mặt có khoảng 50– 200lông chuyển, mỗi lông chuyển dài 5 – 7 μm, rộng 0,2-0,3 μm Các lông chuyểnhoạt động trong môi trường dịch tạo nên sóng vận động lông chuyển với tần số

10 – 12 lần/giây ở nhiệt độ 37°C có tác dụng vận chuyển chất nhầy

+ Tế bào trụ không có lông chuyển: Bề mặt được bao phủ bởi 300 – 400nhung mao kích thước 2 x 0,1 μm, làm tăng diện tích bề mặt của biểu mô,giúp cân bằng dịch quanh các lông chuyển để đảm bảo độ ẩm trong hốc mũi,cung cấp năng lượng cho tế bào lông chuyển

+ Tế bào Goblet (Tế bào tuyến): có chức năng chính là tiết dịch giàu carbonhydrate, là thành phần chủ yếu tạo nên lớp màng nhầy ở trên lông chuyển

+ Tế bào đáy: khi các tế bào trên lớp biểu mô bị bong ra, các tế bào này

đi lên bề mặt niêm mạc, biệt hóa để chuyển thành tế bào trụ có lông chuyểnhoặc tế bào khác để thay thế

- Tổ chức liên kết dưới biểu mô:

+ Lớp lympho bào: có nhiều tế bào lympho, tương bào và đại thực bàogiữ vai trò miễn dịch

+ Tuyến tiết: có 3 loại tuyến tiết dịch, tiết nhầy và hỗn hợp Các tuyếntiết hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh phó giao cảm

- Lớp dịch nhầy:

Niêm mạc mũi được bao phủ bởi lớp chất nhầy mỏng độ 10μm, do các tếbào chế tiết và tuyến dưới niêm mạc tiết ra, thành phần gồm 95% nước, 3%chất hữu cơ và 2% muối khoáng Lớp chất nhầy này có vai trò quan trọng,làm trung gian giữa niêm mạc và không khí được hít vào, và là nơi diễn ra cáchoạt động trao đổi chất và loại bỏ ngoại vật

Tính chất đặc biệt nhất của dịch nhầy mũi là khả năng thay đổi độ pH rấtnhanh, từ dung dịch acid pH=3 hoặc pH=4, nó có thể trở về pH=7 chỉ trong

Trang 28

vài phút, bình thường chất nhầy là dung dịch kiềm nhẹ, sự thay đổi pH có thểkéo theo sự chuyển dạng tức thì của chất nhầy từ gel sang sol và ngược lại.Các nghiên cứu cho thấy rằng, chất nhầy có độ nhớt thấp và độ đàn hồi cao sẽđược niêm mạc mũi vận chuyển nhanh hơn Dịch nhầy mũi chứa mucin, cóvai trò chính là giữ và loại bỏ các dị vật nhỏ không qua hoạt động thanh thảilông nhầy hoặc bằng các cơ chế bảo vệ khác như xì mũi, hắt hơi Mucin còn

có tác dụng bảo vệ niêm mạc trong trường hợp nhiệt độ, độ ẩm thấp hoặc hítphải khí lạ, thêm nữa nó có thể làm vô hiệu hóa virus bằng cách giữ chúng lại

* Niêm mạc họng

Thuộc loại tế bào gai với biểu bì nhiều tầng trong lớp đệm có nhiềutuyến nhầy và nang lympho

1.1.3.2 Các hoạt động chức năng của niêm mạc mũi họng

- Vận động của lông chuyển: Lông chuyển trên bề mặt niêm mạc mũivận động không ngừng trong lớp thảm nhầy Đó là chuyển động tròn của cáclông chuyển theo chiều kim đồng hồ, mỗi lông sẽ tạo nên một sóng kích thíchđối với các lông bên cạnh làm cho nó chuyển động theo, sau đó các lông căng

ra và quét theo cùng một hướng tạo nên một làn sóng liên tục vận chuyển chấtnhầy Độ đàn hồi và độ nhớt của lớp chất nhầy là hai yếu tố cơ bản quyết địnhhoạt động của lông chuyển

- Hoạt động thanh thải: Là một quá trình sinh lý cơ bản của niêm mạcmũi, nó chỉ hoạt động có hiệu quả khi có hoạt động của lông chuyển và mộtthảm chất nhầy tương ứng Có 3 yếu tố chính quyết định sự di chuyển bìnhthường của chất nhầy đó là: số lượng, chất lượng dịch nhầy và vận động lôngchuyển Về lý thuyết, lớp sol quá mỏng hoặc ngược lại quá dầy đến mức cácđầu mút của lông chuyển không tới được lớp gel, đều ảnh hưởng đến hoạtđộng thanh thải Ngoài ra, cấu trúc lông chuyển và chất lượng của lớp niêmdịch quanh lông cũng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của dịch nhầy

Trang 29

1.1.3.3 Chức năng sinh lý mũi họng

* Chức năng của mũi:

- Chức năng hô hấp: Là chức năng cơ bản của mũi họng Không khí khiqua mũi sẽ được làm sạch, làm ấm và bão hòa hơi nước trước khi tới phổi.+ Thông khí: Không khí hít vào và thở ra đập vào đầu và đuôi cuốnmũi tạo các luồng khí đi qua các ngách mũi hình thành dòng xoáy khôngkhí ở các ngách mũi tạo nên lực ly tâm đẩy những hạt bụi dính vào màngnhầy của niêm mạc và nhờ hoạt động của màng nhầy bụi bị đẩy ra sau vàxuống họng [12]

+ Làm sạch:

Không khí thở vào có các hạt hữu hình hữu cơ và vô cơ; các hạt khí vàlỏng, các vi sinh vật có độ pH kiềm hoặc acid Mũi có chức năng lọc để làmsạch tối đa không khí bảo vệ đường hô hấp dưới của cơ thể

Vô hiệu hóa virus – vi khuẩn: Nhờ các thành phần protein như albumin,glucoprotein, các Ig ở lớp dịch nhầy và quanh lông chuyển đặc biệt là IgA1 vàIgA2 có vai trò quan trọng trong chống virus, vi khuẩn Các IgE và tế bàolimpho T trong vai trò dị ứng

+ Làm ấm không khí:

Niêm mạc mũi có hệ thống mạch phong phú và nhạy cảm do thần kinhgiao cảm chi phối Các mao mạch giãn, nở để đảm bảo sưởi ấm không khí vàophổi ở nhiệt độ tương đối ổn định

+ Làm ẩm không khí:

Không khí hít vào theo nhiều luồng nhỏ được tiếp xúc với dịch mũixoang qua hệ thống niêm mạc mũi xoang làm ẩm không khí thở vào đến mứcgần như bão hòa (độ ẩm 95 – 100%) [13], [14]

-Dẫn lưu

Trang 30

Niêm mạc mũi có khả năng tống các chất tiết và vật hữu hình ra ngoàigọi là sự dẫn lưu.

Dẫn lưu phụ thuộc vào 2 yếu tố:

+ Yếu tố vật lý: Nó tuân theo quy luật trọng lượng

+ Yếu tố sinh học: vai trò của hệ thống lông nhầy là phương thức dẫn lưuthường xuyên, chủ yếu của mũi

- Các chức năng khác

+ Chức năng ngửi: Vùng khứu giác gồm các thụ cảm thần kinh nằm ởtrên cao hốc mũi Không khí thở vào một phần nhỏ sẽ lên vùng khứu giác.+ Chức năng miễn dịch: Qua miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào+ Chức năng phát âm: Tác dụng cộng hưởng âm [15]

* Chức năng của họng

+ Họng có tầm quan trọng khác nhau trong chức năng nuốt, thở, phát

âm, bảo vệ và nghe

+ Vai trò của vòng Waldayer:

Họng có rất nhiều tổ chức lympho, những lympho này tập trung thànhđám gọi là các Amiđan và hình thành vòng bạch huyết Waldayer gồm:

Amiđan vòm – Amiđan vòi – Amiđan khẩu cái – Amiđan đáy lưỡi vàhạch Gillet

Amiđan là nơi sản xuất ra bạch cầu đơn nhân, các bạch cầu này chui qualớp biểu bì vào các khe kẽ của Amiđan cùng với bạch cầu đa nhân thoát ra từmạch máu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng nguyên do niêm mạc mũihọng chặn lại Đồng thời Amiđan còn là nơi tạo ra các loại kháng thể dịch thể

đó là các Ig [16]

Trang 31

1.1.4 Viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em

1.1.4.1 Định nghĩa

Viêm mũi họng cấp tính là viêm cấp tính niêm mạc vùng mũi và họng,thường kết hợp với viêm amiđan, VA, thuộc vòng bạch huyết Waldeyer khibệnh nhân còn các tổ chức lympho này Đây là một bệnh lý cấp tính hay gặptrong chuyên khoa tai mũi họng

+ Virus chiếm đến 80% ở trẻ nhỏ: có rất nhiều loại virus gây viêm mũi

họng cấp ở trẻ em như Rhinovirus, Picornavirus, Coronavirus, virus

Influenza, Parainfluenza, Respiratory Syncytial Virus, Coxackievirus, Enterovirus, Adenovirus , Metapneumovirus, virus Epstein- Barr…

+ Vi khuẩn: chiếm khoảng 20% chủ yếu do liên cầu tan huyết nhóm A,

ho khan Đôi khi có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy

+ Dấu hiệu thực thể: Khám niêm mạc họng xung huyết đỏ, niêm mạcmũi xung huyết, phù nề, xuất tiết

• Trẻ trên 5 tuổi:

+ Dấu hiệu toàn thân: không rõ ràng, sốt có thể có hoặc không

+ Dấu hiệu cơ năng:

Trang 32

Do virus: Hắt hơi, ngạt mũi hoặc chảy mũi cả hai bên khởi đầu dịchtrong, sau 3-4 ngày dịch mũi đục hơi vàng, khàn tiếng, ngứa họng, nuốtvướng, ho khan thường vào ngày thứ 3-4 sau nhiễm virus Một số dấu hiệuđặc thù của nhiễm các loại virus: nhiễm Rhinovirus thường không có dấu hiệutoàn thân, tuy nhiên nhiễm Adenovirus thường có dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi,đau cơ, viêm họng và dấu hiệu đường tiêu hóa như tiêu chảy.

Do vi khuẩn: Viêm họng do vi khuẩn thì các dấu hiệu cơ năng thường gặpnhư trẻ đau rát họng, có thể gây khó ăn khó nuốt hoặc dễ bị nôn, miệng hôi + Dấu hiệu thực thể:

Do virus: Niêm mạc họng đỏ, amiđan khẩu cái có thể phù nề sưng tohơn Một số trường hợp nguyên nhân do Coxackie virus, vùng họng có thể cómụn nhỏ vơi chân bám đỏ, sau đó bị loét và lan dần đến trụ trước amiđan

Nhiễm Adenovirus có thể kèm theo viêm kết mạc

Do vi khuẩn: Nguyên nhân do vi khuẩn có thể thấy chấm xuất huyết ởvòng khẩu cái, thành sau họng xuất tiết nhầy, hạch cổ hai bên sưng đau

− Triệu chứng thực thể: niêm mạc họng đỏ, xuất tiết Niêm mạc mũixung huyết, xuất tiết nhầy, có thể có sưng hạch góc hàm, ấn đau nhẹ

• Cận lâm sàng:

Trang 33

Thông thường viêm mũi họng cấp không cần xét nghiệm cận lâm sàng vìchỉ cần dựa vào triệu chứng toàn thân, cơ năng và đặc biệt khám thực thểvùng mũi họng là đủ, nhưng nếu viêm mũi họng có xu hướng nặng kéo dài dễgây biến chứng thì phải xét nghiệm:

− Dịch mũi họng: Xác định nguyên nhân virus hoặc vi khuẩn bằng test

nhanh hoặc cấy dịch mũi họng và làm kháng sinh đồ thì điều trị có hiệu quảhơn Đặc biệt nếu nghi các bệnh lây nhiễm nguy hiểm thì bắt buộc phải xétnghiệm để phòng dịch như bạch hầu, lao, giang mai,…

− Xét nghiệm công thức máu: Bạch cầu, CRP nếu số lượng bạch cầu

giảm và tăng lympho thì có thể nhiễm virus, số lượng bạch cầu tăng chủ yếubạch cầu đa nhân trung tính và CRP tăng trong nhiễm vi trùng hay giai đoạnbội nhiễm của nhiễm virus

− Xquang: Xác định viêm xoang hoặc viêm phổi.

⃰ Chẩn đoán phân biệt

− Dị ứng: dấu hiệu viêm long đường hô hấp thường liên quan đến mùa dịứng, tiền sử dị ứng và không có sốt

− Dị vật đường mũi: thường một bên mũi

1.1.4.5 Điều trị

⃰ Nguyên tắc điều trị:

− Điều trị giảm các triệu chứng

− Điều trị theo nguyên nhân khi xác định được

− Điều trị biến chứng nếu có

⃰ Điều trị cụ thể

- Điều trị triệu chứng:

+ Hạ sốt: Uống khi sốt >38,5 dùng paracetamol hoặc ibuprofen liều

theo khuyến cáo theo lứa tuổi

+ Vệ sinh mũi họng: Súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9%, nhỏ mũihoặc xịt mũi bằng nước muối biển nhỏ giọt hoặc phun sương

Trang 34

+ Làm thông mũi: Xịt nước muối biển ưu trương 3%, nhỏ hoặc xịt cácthuốc co mạch tại chỗ như Xylomethazolin 0,05% (lưu ý không dùng cho trẻ

< 3 tháng tuổi và không dùng quá 7 ngày)

- Điều trị nguyên nhân:

Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng về nhiễm khuẩn như: bạchcầu cao, CRP cao, xét nghiện dịch mũi họng có vi khuẩn Kháng sinh lựachọn đầu tiên là nhóm β-lactam

+ Peniciline V uống 50-100 UI/kg cho trẻ kéo dài trong 10 ngày

+ Peniciline chậm loại Benzathin-Peniciline G liều 600.000UI cho trẻ <30kg, 1,2 triệu UI cho trẻ > 30kg

+ Amoxicilline liều 40 - 80mg/kg trong 5-7 ngày

+ Trường hợp bệnh nhân dị ứng với Peniciline thì có thể thay thế nhómMacrolid trong 5-7 ngày

+ Tốt nhất là điều trị theo kháng sinh đồ nếu có kết quả xét nghiệm sớm,phải thay đổi thuốc kịp thời

Biện pháp nhằm tăng cường hệ miễn dịch nói chung như: chế độ dinhdưỡng tốt, nhiều chất, dễ tiêu hóa, giàu năng lượng, đặc biệt cung cấp các loạitrái cây, nhiều vitamine C, B1

1.1.4.6 Biến chứng

− Áp xe quanh amidan, áp xe thành sau, thành bên họng

− Viêm mũi xoang cấp

− Viêm tai giữa cấp

− Viêm phổi: Dấu hiệu nghĩ đến là tình trạng trẻ sốt cao, ho nhiều, khóthở, mệt, dấu hiệu nhiễm trùng

Trang 35

Khái thấu là bệnh thường gặp, thường ở hệ thống hô hấp Theo y học cổtruyền thì 2 từ “khái” và “thấu” có nghĩa khác nhau: Khái là có tiếng màkhông có đờm, còn thấu là có đờm mà không có tiếng, nhưng thường đi đôivới nhau có cả đờm và cả tiếng nên gọi là chứng “khái thấu”.

Sách “Tố vấn” chương “Khái luận” viết rằng ho là do “bì mao tiên thụ tàkhí, lúc phủ ngũ tạng giai lệnh nhân khái, phi độc phế dã”, chỉ ra ho là dongoại tà phạm phế hoặc tạng phủ công năng mất điều hòa gây ra bệnh tại phế Sách “Tố vấn” chia ra ho làm nhiều thể: phế khái, tâm khái, can khái, tỳkhái, thận khái,…có triệu chứng lâm sàng khác nhau

Trong sách “Chư bệnh nguyên hầu luận” chương “Khái thấu luận” viết:

Ho là do phong hàn xâm phạm vào phế khí Phế chủ khí, chủ bì mao, du huyệt

ở lưng Khi trẻ mắc bệnh là do phong hàn vào qua bì mao, từ phế du nhập vàolàm tổn thương phế, phế cảm hàn mà sinh ra ho [17] Sách “Hoạt ấu tâm thư”chương Khái thấu viết: Người bị ho có nhiều loại, nhưng phân hàn nhiệt hưthực có nhiều loại, nhưng lúc đầu đều từ cảm mạo làm tổn thương phế mà gây

ra bệnh Sách “Ấu ấu tập thành” chương Khái thấu chính trị viết: do đàm làm

ho thì đàm làm trọng, bệnh nên chữa ở tỳ Do ho mà động đàm thì ho làmtrọng, bệnh nên chữa ở phế

1.2.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo Y học cổ truyền

Ho chia thành hai loại: ho do ngoại cảm và nội thương Ho ngoại

cảm thường do ngoại tà lục dâm xâm phạm phế, ho nội thương thường dotạng phủ công năng mất điều hòa, nội tà làm khô phế Bất luận tà từ ngoài vàohay từ trong cơ thể sinh ra đều ảnh hưởng tới phế, làm phế mất tuyên phát túcgiáng, phế khí thượng nghịch gây ra ho

- Cảm thụ ngoại tà: chủ yếu là ngoại cảm phong tà, phong tà vào cơ thể

gây bệnh, trước tiên phạm vào phế vệ, phế chủ khí, chủ hô hấp, khi phế bị tàxâm phạm sẽ làm tắc phế lộ, khí cơ không tuyên, mất điều hòa túc giáng, dẫntới phế khí thượng nghịch, gây ra ho Phong tà là chủ yếu, thường kết hợp với

Trang 36

các tà khác, hiệp với hàn tà gây ra tắc mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho nặngtiếng, hiệp với nhiệt ta gây ra lỗ mũi khô hoặc chảy nước đục, hiệp với táo tàgây ra ho khan ít đờm, miệng khô khát.

- Nội tà phạm phế: do công năng tạng phủ mất điều tiết làm ảnh hưởng

tới phế Có thể phân thành bệnh tại tạng phủ và bệnh do các tạng phủ truyềnvào phế

+ Tạng phế hư nhược: thường do bệnh ở phế kéo dài không khỏi, tạngphế hư nhược hoặc do các tạng phủ khác có bệnh mà ảnh hưởng tới tạng phế,

âm thương khí hao, công năng phế chủ khí thất thường, túc giáng không đủ

mà gây ra ho Phế âm bất túc dễ dẫn tới âm suy hỏa vượng, thiêu đốt tân dịchtạo ra đờm, phế mất nhu nhuận, khí nghịch gây ra ho, hoặc phế khí lưỡng hư,không túc giáng được, khí không hóa tân dịch, tân dịch kết thành đàm, khínghịch lên trên gây ra ho

+ Đàm thấp ủng phế: do ăn uống đồ sống lạnh, uống rượu quá độ làmtổn hại tỳ vị hoặc ăn uống quá nhiều đồ cay nóng làm tổn hại tỳ vị, dẫn đến tỳmất kiện vận không thể thu nạp thủy cốc tinh chất, ủ thấp sinh đàm, làm tắcnghẽn phế khí, phế khí bất lợi sẽ phát thành bệnh Đàm thấp ủng phế, lâungày gây hóa nhiệt, đàm nhiệt uất kết sẽ biểu hiện ra thể ho do đàm nhiệt.+ Can hỏa phạm phế: do can mạch nằm ở mạn sườn, bên trên thông vớiphế Can khí thăng phát, phế khí túc giáng, cùng nhau khắc chế, cùng nhauhiệp đồng làm cho khí cơ trong cơ thể thăng giáng bình thường Khi tình chíuất kết, can mất điều đạt, khí uất hóa hỏa, hỏa khí tuần kinh thượng nghịchphạm phế, phế khí mất túc giáng gây ho

+ Thận hư suy: thận chủ nạp khí, là nguồn khí hóa Thận khí hư suy, khímất nhiếp nạp mà thượng nghịch, hoặc thận âm không đủ, khí hóa bất lợi,thủy ẩm nội đình, bên trên phạm phế gây ra ho Thận âm hư suy, hư hỏathượng bốc sẽ dẫn đến tổn thương phế âm, thiêu đốt tân dịch tạp ra đàm, phếmất tư nhuận, túc giáng không đủ gây ra ho

Trang 37

Phế rất dễ bị ngoại tà xâm nhập gây ra bệnh, dẫn tới tuyên phát thấtthường, phế khí thượng nghịch, phát ra ho Ho thể ngoại cảm do tà thực vìngoại tà phạm phế, phế khí tắc nghẽn không thông, không thể kịp thời thúc tà

ra ngoài dẫn tới ở biểu xuất hiện phong hàn hóa nhiệt, phong nhiệt hóa táo,hoặc phế nhiệt chưng đốt tân dịch thành đàm, đàm nhiệt ủng phế Ho thể nộithương thường do tà thực và chính suy

Nguyên nhân chủ yếu là đàm và hỏa Nhưng đàm có hàn nhiệt phân biệt,hỏa có hư thực Đàm có thể uất hóa nhiệt hóa hỏa Hỏa có thể thiêu đốt tândịch thành đàm Người bệnh có bệnh ở các tạng và đa phần nguyên nhân là dothực tà rồi mới dẫn tới chứng hư Như can hỏa phạm phế là do khí hỏa tổnthương đến phế kim, thiêu đốt tân dịch thành đàm, thấp đàm phạm phế là do

tỳ mất kiện vận, thủy cốc không thể hóa thành tinh chất, ngược lại kết thànhđàm trọc, đi lên trên lưu giữ ở phế làm cho phế khí tắc nghẽn, nghịch lên trêngây ra ho Tỳ phế lưỡng hư lâu ngày, khí không hóa được thành tân thì đàmtrọc càng dễ sinh ra Thậm chí các bệnh thận, thận âm hư suy, hư hỏa thượngviêm, tổn thương phế âm, túc giáng thất thường, hoặc thận dương không đủ,mất khả năng khí hóa, ẩm thủy nghịch lên trên phạm phế gây ra ho

+ Pháp điều trị: sơ phong tán hàn, tuyên phế chỉ khái

- Phong nhiệt phạm phế

+ Triệu chứng: ho thành cơn, ho không thành tiếng, họng khô, đau họng,khó khạc đờm, đờm dày dính hoặc vàng dày Kèm theo ra mồ hôi lúc ho, chảy

Trang 38

nước mũi vàng, miệng khát, đau đầu, đau mỏi tay chân, sợ gió, người nóng,chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác hoặc phù hoạt.

+ Pháp: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái

- Phong táo phạm phế

+ Triệu chứng: ho khan, tiếng ho vang, không có đờm hoặc ít đờm dính,khó khạc Kèm theo ngứa họng, mũi khô, khi ho ngực đau hoặc trong đờm cótia máu, miệng khô, họng khô đau, Hoặc ngạt mũi, đau đầu, sợ lạnh ít, ngườinóng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, khô ít tân dịch, mạch phùsác hoặc sác

+ Pháp: Sơ phong thanh phế, nhuận táo chỉ khái

1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ CHỨNG “KHÁI THẤU” BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG NƯỚC

Năm 1995, Hoàng Bảo Châu và cộng sự nghiên cứu tác dụng chữa hotrẻ em bằng thuốc “Bổ phế chỉ khái lộ” do liên hiệp dược Hà Nam sản xuất.Kết quả 83,16% xếp loại tốt, 16,84% xếp loại khá, không có trường hợp nàoxếp loại kém [18]

Năm 1995, Phạm Xuân Sinh và cộng sự nghiên cứu tác dụng chữa ho củaphương thuốc cổ truyền “Nhị trần thang” kết quả 84,37% xếp loại tốt [19]

Năm 1997, Đỗ Việt Hương đã đánh giá tác dụng của siro CT có tác dụnggiảm ho, long đờm trong viêm họng cấp Ho giảm vào ngày thứ 2 Ngày thứ 3

ho mức độ vừa từ 86,67% giảm xuống còn 26,67% Đến ngày thứ 6 còn6,67% ở nhóm nghiên cứu [20]

Năm 2002, Bùi Tiến Hưng, Nguyễn Nhược Kim bước đầu đánh giá tácdụng điều trị viêm họng đỏ cấp tính thông thường bằng bài thuốc gia truyềncủa lương y Nguyễn Hữu Ba gồm thuốc lào thành phẩm, lá trầu không, nướcvôi đặc, đất sét gan gà khi dùng hòa vào rượu trắng, lấy dịch trong súc họng.Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân sau 3 ngày điều trị kết quả là: tốt: 1,67%, khá:

Trang 39

85%, không kết quả: 13,33% Bài thuốc chưa thấy tác dụng không mongmuốn trên lâm sàng [21]

Năm 2002, Phạm Thị Lý và công sự, nghiên cứu cao Ma hạnh có thànhphần : Ma hoàng, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo.Tác dụng chữa ho đạt65,22%; chảy nước mũi khỏi 65,02% trên những bệnh nhân viêm họng tạibệnh viện YHCT Việt Nam [22]

Năm 2003, Trần Thúy nghiên cứu điều trị 30 bệnh nhân viêm họng đỏcấp tính thông thường bằng kích thích điện các huyệt ngư tế, hợp cốc, phù độttrên kinh phế và kinh đại trường có kết quả điều trị: tốt: 16,67%, khá: 70,0%,không kết quả 13,33% và không có loại kém [23]

Năm 2010,Tạ Thanh Hà điều trị 30 bệnh nhân viêm họng đỏ cấp bằngdung dịch xịt họng HL thấy sau 7 ngày điều trị hiệu quả giảm ho đạt 90%,hiệu quả long đờm đạt tỷ lệ 77,27%, triệu chứng niêm mạc họng hết xuất tiếtđạt 83,3% [24]

Năm 2011, Phạm Tự Do nghiên cứu tác dụng bài thuốc “Đoạt mệnh tángia vị” dạng siro điều trị viêm họng đỏ cấp tính thông thường, kết quả sau 7ngày điều trị có 83,02% khỏi (tốt), 15,09% đỡ (khá), 1,89% không có kết quả,không có trường hợp nào xếp loại kém [25]

Năm 2015,Trần Thị Yến nghiên cứu tác dụng của bài thuốc ”Thanh hầulợi cách thang ” trong điều trị bệnh nhân viêm mũi họng cấp thông thường dovirus, kết quả sau 7 ngày điều trị có 83,3% khỏi (tốt), 16,7% đỡ (khá), không

có trường hợp nào xếp loại kém [26]

1.4 TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC “TAM ẢO THANG”

1.4.1 Xuất xứ bài thuốc

"Tam ảo thang ” là bài thuốc cổ phương có xuất xứ từ ” Thái bình huệ dânhòa tễ phương ” được tác giả Trần Sư Văn xuất bản năm 1151 đời Tống TrìnhNhư Hải, Lý Gia Canh trích dẫn trong ” Trung quốc danh phương toàn tập ”

Trang 40

1.4.2 Thành phần bài thuốc nghiên cứu

Ma hoàng 09g

Hạnh nhân 09g

Cam thảo 09g

Tất cả làm thang sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 lần sáng-chiều

1.4.3 Tác dụng: sơ phong,tuyên phế, chỉ khái bình suyễn

1.4.4 Phân tích bài thuốc

Ma hoàng tác dụng sơ phong tán hàn, tuyên phế kết hợp với Hạnh nhântác dụng chỉ khái, bình suyễn và Cam thảo tác dụng nhuận phế, chỉ khái,thanh nhiệt giải độc

1.4.5 Các vị thuốc trong bài thuốc

• Ma hoàng (Herba Ephedrae)

- Bộ phận dùng: Ma hoàng là bộ phận trên mặt đất phơi khô của nhiều

loại Ma hoàng: Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf), Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bunge), Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Scherenk

et Mey.) đều thuộc họ Ma hoàng (Ephedraceae)

- Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ấm Quy kinh phế, bàng quang

- Tác dụng: Phát hãn, bình suyễn, lợi niệu

- Ứng dụng lâm sàng

+ Phát hãn: Chữa cảm mạo do lạnh, làm ra mồ hôi

+Thông phế khí, bình suyễn: Ma hoàng có tác dụng tuyên phế, chữa hensuyễn: ho hen do cảm lạnh, ho kèm viêm mũi dị ứng

+ Chữa phù thũng, hoàng đản do tác dụng lợi niệu

- Liều lượng: 4-12g/ngày

- Kiêng kỵ: Người biểu hư, nhiều mồ hôi, phế hư có sốt cao

- Thành phần hóa học: ancaloit chiếm 1,155-1,315%, chủ yếu là ephedrinchiếm 80-85%

Ngày đăng: 06/08/2019, 11:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Zenkel J.A (2000). Filtration of particulates in the human nose. The laryngoscope, 1, 120-124 Khác
16. Boies (1988). Sinus anatomy and funtion, Boies’s fundementals of otolaryngology, WB. Saunders company, 342-349 Khác
17. Sào Nguyên Phương (2011), Chư bệnh nguyên hầu luận, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật trung dược Trung Quốc Khác
18. Hoàng Bảo Châu và cộng sự (1995). Đánh giá tác dụng chữa ho trẻ em của thuốc Bổ phế chỉ khái lộ. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1995-1996, 177-178 Khác
19. Phạm Xuân Sinh và cộng sự (1995). Nghiên cứu phương thuốc cổ truyền Nhị trần thang. Tạp chí Y học Việt Nam, 5, 20-23 Khác
20. Đỗ Việt Hương (1997). Nghiên cứu tác dụng của thuốc chỉ khái theo phân loại Y học cổ truyền và ứng dụng lâm sàng, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội Khác
21. Nguyễn Nhược Kim, Bùi Tiến Hưng (2002). Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị viêm họng đỏ cấp tính thông thường bằng bài thuốc gia truyền của lương y Nguyễn Hữu Ba. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2002, 226-240 Khác
22. Phạm Thị Lý (2002). Đánh giá tác dụng lâm sàng chữa ho của cao Ma hạnh trong viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em . Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2002, 165-167 Khác
23. Trần Thúy và cộng sự (2003). Đánh giá tác dụng điều trị viêm họng đỏ cấp tính thông thường bằng kích thích điện trên các huyệt kinh phế và kinh đại trường, Tạp chí châm cứu Việt Nam, 51, 23-27 Khác
25. Phạm Tự Do (2011). Nghiên cứu tác dụng bài thuốc Đoạt mệnh tán gia vị dạng siro trong điều trị viêm họng đỏ cấp tính thông thường. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2010-2011, 165-168 Khác
26. Trần Thị Yến (2015). Đánh giá tác dụng của bài thuốc Thanh hầu lợi cách thang trong điều trị bệnh nhân viêm mũi họng cấp thông thường do virus, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội Khác
27. Đỗ Tất Lợi (2003). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Khác
28. Bộ Y tế (2009). Dược học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. . 29. Bộ Y tế (2002). Dược điển Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. . 30. Nguyễn Gia Khánh (2009). Bài giảng nhi khoa tập 1, NXB Y học HàNội, 51 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w